Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Công tác xã hội với người già neo đơn tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật thụy an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.35 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MƠN CƠNG TÁC XÃ HỘI
-------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI GIÀ NEO ĐƠN TẠI
TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ VÀ TRẺ EM
TÀN TẬT THỤY AN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: BÙI NGỌC ANH

MÃ SINH VIÊN

: A28022

CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MƠN CƠNG TÁC XÃ HỘI
-------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI GIÀ NEO ĐƠN TẠI
TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ VÀ TRẺ EM
TÀN TẬT THỤY AN

Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS Đặng Cảnh Khanh

Sinh viên thực hiện

: Bùi Ngọc Anh

Mã sinh viên

: A28022

Chuyên ngành

: Công tác xã hội

Hà Nội – 2019

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Để khóa luận có thể được thực hiện tốt và hồn thành đúng thời hạn, trước tiên, tơi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Thăng Long.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Gs.Ts Đặng Cảnh Khanh - ngườiđã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện bài
khóa luận tốt nghiệp của mình..
Tơi xin chân thành cảm ơn q Thầy, Cô thuộc Bộ môn Công Tác Xã Hội - Đại
học Thăng Long đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong các năm học tại
trường đã tạo nên nền tảng cho quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận mà cịn là
hành trang để giúp tơi vững bước trên con đường lập nghiệp sau này.
Ngồi ra, tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung Tâm đã nhiệt tình hỗ
trợ, giúp đỡ tơi được tiếp cận các bệnh nhân cũng như chỉ bảo về mặt lý thuyết chun
mơn trong q trình thu thập thơng tin, chương trình can thiệp phục vụ cho đề tài này.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên ủng hộ, động viên tôi
trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do
buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của q Thầy, Cơ giáo
và các bạn để bài khóa luận được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2019
Sinh viên

Bùi Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan nội dung khóa luận tốt nghiệp: “Công tác xã hội với người già
neo đơn tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật Thụy An” là cơng trình
nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là GS.TS Đặng Cảnh Khanh.
Những nội dung được sử dụng thuộc về các tôi, cơ quan, tổ chức khác đã được nêu rõ

trong danh mục tài liệu tham khảo. Các thông tin, kết quả trình bày trong khóa luận là
hồn tồn trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2019
Sinh viên

Bùi Ngọc Anh

Thang Long University Library


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................... 2
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: ................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: ................................................................... 4
4.1. Ý nghĩa khoa học: ............................................................................................ 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:............................................................................................. 4
5. Đóng góp mới của khóa luận: ................................................................................... 5
5.1. Đóng góp về mặt lý luận ..................................................................................5
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ...............................................................................5
6. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 5
7. Khách thể nghiên cứu: .............................................................................................. 5
8. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................. 5
9. Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................................. 6
10.

Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 6
10.1.


Phạm vi không gian: ..................................................................................6

10.2.

Phạm vi thời gian: ...................................................................................... 6

11. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 6
11.1. Phương pháp phân tích tài liệu: .....................................................................6
11.2. Phương pháp điều tra xã hội học: ..................................................................7
11.3. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân: ......................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG ..................... 8
1. Khái niệm nghiên cứu: .............................................................................................. 8
1.1. Khái niệm Công tác xã hội: .............................................................................8
1.2. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân: ................................................................ 8
1.3. Khái niệm về Nhân viên công tác xã hội: ........................................................ 9


1.4. Khái niệm Công tác xã hội với người già neo đơn: .........................................9
1.5. Khái niệm về người già:.................................................................................10
2. Phương pháp luận: .................................................................................................. 10
2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng: ......................................................................11
2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử: .............................................................................11
2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu: ...........................................................................12
3. Các lý thuyết vận dụng trong khóa luận: .............................................................. 13
3.1. Thuyết hệ thống sinh thái: .............................................................................13
3.2. Thuyết nhu cầu của Maslow: .........................................................................18
4. Chính sách, pháp luật của nhà nước: .................................................................... 20
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 22

1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu: ............................................................................... 22
1.1. Vài nét về trung tâm Thụy An: ......................................................................22
1.1.1. Sơ lược hình thành trung tâm .................................................................22
1.1.2. Mơ hình tổ chức trung tâm: ....................................................................23
1.1.3. Đối tượng ................................................................................................ 24
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của phịng Cơng tác xã hội. ................................ 25
1.1.5. Những thành tích nổi bật: .......................................................................26
2. Thực trạng việc chăm sóc, chữa bệnh cho người già neo đơn tại trung tâm Thụy An
....................................................................................................................................... 27
3. Vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ bệnh nhân bị trầm cảm
neo đơn không nơi nương tựa .................................................................................... 30
4. Thực hành Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ và kết nối nguồn lực cho
người già có hồn cảnh khó khăn: ............................................................................. 31
CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ............................. 33
1. Mô tả sơ lược thân chủ ............................................................................................ 33
2. Tiến trình thực hành CTXH cá nhân: ................................................................... 36
2.1. Bước 1: Tiếp cận địa bàn, tìm kiếm thân chủ: ...............................................36

Thang Long University Library


2.2. Bước 2: Thu thập thông tin và bước đầu xác định vấn đề của thân chủ ........37
2.3. Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề........................................................ 39
2.4. Bước 4: Triển khai các hoạt động giúp thân chủ giải quyết vấn đề. .............41
2.5 Bước 5: Lượng giá về các hoạt động và kết quả đạt được: ............................ 42
2.6. Bước 6: Kết thúc: ........................................................................................... 43
3. Đánh giá: .................................................................................................................. 44
3.1. Kỹ năng áp dụng ............................................................................................ 44
3.2. Đánh giá bản thân trong quá trình trợ giúp:................................................... 44
3.3. Thuận lợi và khó khăn: ..................................................................................45

3.4. Bài học kinh nghiệm cho bản thân: ............................................................... 46
PHẦN KẾT LUẬN &KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 47
1. Kết luận .................................................................................................................... 47
2. Khuyến nghị ............................................................................................................. 47
a)

Đối với Đảng và Nhà nước: .........................................................................48

b)

Cơ sở thực tập – Phòng CTXH trung tâm Thụy An Hà Nội:...................... 48

c)

Gia đình người bệnh: .................................................................................... 48

d)

Đối với bản thân bệnh nhân: ........................................................................48

PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................... 49
PHỤ LỤC 1.MỘT SỐ BUỔI PHÚC TRÌNH................................................................


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi .......................................................................28
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính.....................................................................28
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian điều tri tại trung tâm .................................29
Bảng 4. Điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ .................................................................35
Bảng 5. Mục tiêu hoạt động .......................................................................................... 39

Bảng 6. Kế hoạch trợ giúp thân chủ ..............................................................................52
Hình 1. Sơ đồ phả hệ của thân chủ ................................................................................33
Hình 2. Sơ đồ sinh thái ..................................................................................................34
Hình 3. Cây vấn đề ........................................................................................................38
Sơ đồ 1. Sơ đồ SWOT ..................................................................................................50

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên cơng tác xã hội

CTXHCN

Cơng tác xã hội cá nhân

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

TC

Thân chủ


NGNĐ

Người già neo đơn

SV

Sinh viên

KHV

Kiểm huấn viên

KCB

Khám chữa bệnh


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội hiện đại có nhiều vấn đề nảy sinh như là hệ lụy tất yếu của việc phát
triển kinh tế xã hội.Điều này cũng giống như các căn bệnh của một thực thể xã hội và
địi hỏi phải có sự giải quyết của nhiều ngành, nhiều cấp độ khác nhau.
Người già neo đơn là một trong nhóm đối tượng yếu thế cần được giúp đỡ của xã
hội. Người già neo đơn ít có cơ hội tiếp xúc với các chính sách xã hội,các dịch vụ y
tế,vui chơi giải trí, tham gia các câu lạc bộ các hoạt động đoàn thể và ít được thể hiện
vai trị của mình . Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp tích cực nhằm ổn định và
nâng cao chất lượng của người già neo đơn ở trung tâm
Từ việc triển khai những chính sách dự án các chính sách an sinh xã hội nhằm tăng
cường sự bảo vệ ,chăm sóc và phụng dưỡng người già neo đơn trong cộng đồng nói

chung và trung tâm Thụy AN nói riêng,
Cho đến nay, ngành Cơng tác xã hội (CTXH) đang là một ngành khoa học có nhiều
ưu điểm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các
nhóm dễ bị tổn thương v.v… Công tác xã hội thực hiện trợ giúp đối với các nhóm đối
tượng thơng qua 4 chức năng cơ bản: phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển.
Được sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, kiểm huấn viên cơ sở và trải nghiệm tại
trung tâm Thụy An, tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều người già neo đơn hơn do rất
nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một bà cụ có hồn cảnh khó khăn và tình trạng
bệnh phức tạp. Chính những điều này đã thôi thúc tôi nghiêm túc trong việc hỗ trợ, trợ
giúp cho bệnh nhân theo một kế hoạch can thiệp của công tác xã hội cá nhân. Lý do cho
sự lựa chọn vấn đề nghiên cứu này là bởi vì tôi hiểu được tầm quan trọng của CTXH
đối với người già neo đơn tại trung tâm Thụy An
Tôi nhận thấy tính cấp thiết của việc cần có một nghiên cứu trên quy mô nhỏ về
việc can thiệp và hỗ trợ theo phương pháp Công tác xã hội cá nhân, tôi đã lựa chọn đề
tài “ Công tác xã hội với người già neo đơn tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ
em khuyết tật Thụy An ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tơi mong muốn đề
tài sẽ là một đóng góp nhỏ trong việc hỗ trợ các cụ ở trung tâm đang điều trị để giúp họ
có nghị lực và có thể sống một cuộc sống bình thường nhất trong hồn cảnh của họ.

1

Thang Long University Library


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động Công tác xã hội cá nhân đối với
người già neo đơn
Cần cải thiện đời sống vật chất trong sinh hoạt hằng ngày của đối tượng người già
neo đơn trong trung tâm, gắn kết tạo sự hịa đồng trong nhóm thân chủ , nâng cso sự

hiểu biết của người dân , đặc biệt là những người neo đơn không nơi nương tựa ở trung
tâm , ngăn chặn và hủy bỏ thái độ hắt hiu, đối xử tệ bạc xui đuổi người già neo đơn thay
vào đó là có thái độ ân cần, tôn trọng họ , lắng nge nhưng ý kiến của họ. Chăm sóc tốt
cho các đối tượng người già neo đơn tại trung tâm để họ có cuộc sống lạc quan và yêu
đời hơn.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác xã hội với người già neo đơn. Từ việc
tìm hiểu mơ hình chất lượng cuộc sống của người già neo đơn và những vấn đề liên quan
mà người già ở trung tâm Thụy An. Từ đó tìm hiểu sâu hơn về chất lượng cuộc sống
của họ, tiếp xúc , làm quen và lắng nghe nguyện vọng của người già ở trung tâm Thụy
An, tìm hiểu nguyên dẫn vấn đề nhóm thân chủ đang gặp phải hiểu được những quan
điểm biểu hiện, thái độ, cách nhìn nhận và đặc điểm của nhóm thân chủ , đưa ra những
ý kiến đóng góp tạo mơ hình làm việc cho những người già ở trung tâm các mơ hình
hoạt động nhẹ phù hợp với sức khỏe của người già để tạo điều kiện cho họ có thu nhập
và để họ thấy được sự hi vọng tiếp tục để mình tồn tại. Cải thiệt vật chất và tinh thần
của họ. Tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe tập thể dục buổi sáng cho người già
nhằm nâng cao sức khỏe của họ tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ cho họ để họ thấy
yêu đời hơn và vui vẻ hòa đồng với các thành viên trong trung tâm , xác đinh nhu cầu
của người già trong trung tâm là điều kiện cần thiết nhất để tơi hồn thành bài khóa luận
tốt nghiệp để phục vụ cho nhu cầu học tập và ra trường đạt kết quả cao.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Tổng quan nghiên cứu về Công tác xã hội với người già neo đơn:
Ở Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vừa mang ý nghĩa kinh
tế, chính trị, xã hội vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Từ xưa nhân dân ta đã có những
câu ca dao, tục ngữ như: “uống nước nhớ nguồn” hay “công cha như núi Thái sơn, nghĩa

2


mẹ như nước trong nguồn chảy ra...”. Người già neo đơnlà tầng lớp đã có nhiều cống

hiến cho xã hội vì vậy cần phải có những chính sách phù hợp chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi. Nhà nước ta đã có những chính sách, sự quan tâm đến đời sống, sức khỏe của
người cao tuổi. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người già neo đơnở thành thị và nông
thôn khác nhau do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất. Mơ hình gia đình hạt
nhân ngày một phổ biến ở nơng thơn. Ở nhiều gia đình, con cái trưởng thành đi làm ăn
xa không thường xuyên đóng góp hay chăm sóc cho cha mẹ đã già. Nhiều người già neo
đơnkhông cùng sống với con cái trong một mái nhà, họ tự lo từng bữa cơm, tự chăm
sóc. Ở nơng thơn những gia đình làm nơng nghiệp, sau thời gian vào vụ mùa những
người nông dân thường nhàn rỗi ít có cơng việc làm thêm tại địa phương lực lượng lao
động chính (là thanh niên; trung niên) ở nông thôn di cư ra những thành phố lớn tìm
việc làm để tăng thu nhập, dẫn đến tình trạng hiện nay ở nơng thơn chủ yếu chỉ có người
già và trẻ em. Họ là hai đối tượng cần được chăm sóc thì ngược lại, họ tự chăm sóc lẫn
nhau. Nhiều người già neo đơnđã đến lúc cần được nghỉ ngơi, phụng dưỡng nhưng vẫn
phải làm việc như chăm cháu, làm việc nhà, thậm chí cả những cơng việc nặng nhọc của
đồng ruộng. Người dân ở nông thôn thường chú trọng làm kinh tế để đáp ứng các nhu
cầu kinh tế thiết yếu của gia đình hơn là chăm sóc sức khỏe cho người già. Điều đó ảnh
hưởng đến sức khỏe và việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Các cơ sở y tế ở
nông thôn, đặc biệt là y tế tuyến xã, thường có điều kiện vật chất nghèo nàn, trang thết
bị, dụng cụ y tế, thuốc men cịn thiếu thốn nhiều, nên cũng khó đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh đa dạng của người cao tuổi. Người già neo đơnmỗi khi có bệnh cũng ngại
đến các cơ sở y tế địa phương để chữa trị. Nếu phải lên các tuyến bệnh viện cấp trên,
việc đi lại rất khó khăn đối với người già neo đơn. Chăm sóc sức khỏe cho người già
neo đơn thường rất tốn kém và kéo dài, thường quá khả năng chi trả của họ. Nhiều người
già neo đơnkhơng có lương hưu, kinh tế gia đình khó khăn nên thường có tâm lý ngại
khám chữa bệnh và không chú trọng đúng mức đến chăm sóc sức khỏe dẫn đến sức khỏe
yếu và ngày càng yếu hơn. Tóm lại, gia đình vốn là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc người
già neo đơnchính trong q khứ thì nay khơng cịn làm tốt chức năng này nữa. Vai trò
của Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc người già neo đơnngày một
tăng, các trung tâm, viện dưỡng lão ra đời, những chính sách hỗ trợ cho người già neo
đơnngày càng được chú ý và bổ sung đầy đủ hơn. Chính sự quan tâm của xã hội, Nhà

nước và các tổ chức đã giúp người già neo đơncó cuộc sống tốt hơn khi về già, đặc biệt

3

Thang Long University Library


là với những người già neo đơnkhông nơi nương tựa, giúp họ phát huy vai trị, kinh
nghiệm của mình để tiếp tục xây dựng và đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, đảm bảo chất
lượng cuộc sống cho người già neo đơncòn là vấn đề quyền con người mà Nhà nước
phải có trách nhiệm, đó là quyền được chăm sóc. Nhận thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho Người già neo đơn cịn nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu, nên tôi chọn đề
tài:Công Tác xã hội với người với người già neo đơn
Tiểu kết: Mặc dù chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn về các khía cạnh sinh học,
tâm lý và xã hội ở người già neo đơn nhưng chúng ta chưa có đủ kiến thức cần thiết để
thấy rằng cần tạo ra sự thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu đặc trưng, bài
bản dưới góc độ CTXH với người già neo đơn tại Việt Nam ít được thực hiện mà vấn
đề này thường được điểm qua ở các hội thảo và các thống kê xã hội học. Vì vậy, cần có
nhiều nghiên cứu hơn về người già neo đơn để từ đó có sự chăm sóc và trợ giúp thiết
thực người già là hết sức cần thiết.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
4.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của khóa luận nhằm góp phần nhỏ trong mảng nghiên cứu
Cơng tác xã hội trong bệnh viện, đặc biệt là công tác xã hội với người già neo đơn. Đề
tài làm sáng tỏ một số các lý thuyết Công tác xã hội trong hỗ trợ và kết nối nguồn lực
với người già neo đơn cụ thể hơn là trường hợp hỗ trợ một số người già neo đơn tại
trung tâm Thụy An
Đề tài góp vào những tài liệu và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về Công tác xã
hội cá nhận đối với người già neo đơn (về các khái niệm, định nghĩa có liên quan đến
đề tài như khái niệm về Cơng tác xã hội nói chung và Cơng tác xã hội cá nhân nói riêng,

khái niệm người già neo đơn, …) sinh viên có thể tham khảo đồing thời một lần nữa
khẳng định lại vai trò của ngành Công tác xã hội trong việc hỗ trợ người già trong và
sau quá trình điều trị tại trung tâm là rất quan trọng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của khóa luận nhằm góp phần nhỏ trong mảng nghiên cứu
Công tác xã hội trong trung tâm, đặc biệt là công tác xã hội với người già neo đơn. Đề
tài làm sáng tỏ một số các lý thuyết Công tác xã hội trong hỗ trợ và kết nối nguồn lực

4


với người già neo đơn cụ thể hơn là trường hợp hỗ trợ một số người già neo đơn tại
trung tâm Thụy An
Đề tài góp vào những tài liệu và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về Công tác xã
hội cá nhận đối với người già neo đơn (về các khái niệm, định nghĩa có liên quan đến
đề tài như khái niệm về Cơng tác xã hội nói chung và Cơng tác xã hội cá nhân nói riêng,
khái niệm người già neo đơn, …) sinh viên có thể tham khảo đồing thời một lần nữa
khẳng định lại vai trị của ngành Cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ người già trong và
sau quá trình điều trị tại trung tâm là rất quan trọng.
5. Đóng góp mới của khóa luận:
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Nghiên cứu đưa ra cách tiếp cận mới trong việc đánh giá tầm quan trọng của Công
tác xã hội cá nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà cụ thể là việc hỗ trợ, chăm sóc
để trợ giúp người già neo đơn có một cuộc sống tốt đẹp hơn
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu phản ánh cụ thể mức độ,thực trạng người già neo đơn và các
hoạt động khám, chữa bệnh tại trung tâm Thụy An
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo những xu hướng về việc đảm bảo chăm sóc
NGNĐ dưới góc độ Cơng tác xã hội.
6. Đối tượng nghiên cứu:

“Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ và kết nối nguồn lực cho người già neo
đơn ở trung tâm Thụy an
7. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu chính: người già neo đơn tại địa bàn nghiên cứu;
Khách thể nghiên cứu phụ: các kiểm huấn viên các nhân viên công tác xã hội
8. Câu hỏi nghiên cứu:
Tôi đề tài đã đặt ra ba câu hỏi lớn:
Câu hỏi thứ 1: Thực trạngvề người già neo đơn công tác phục hồi với người già
neo ở trung tâm Thụy An diễn ra như thế nào?
Câu hỏi thứ 2: Vai trị của nhân viênCơng tác xã hội trong việc hỗ trợ người già
neo đơn đã được thực hiện như thế nào?

5

Thang Long University Library


Câu hỏi thứ 3: Thực hành Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ và kết nối
nguồn lực các tổ chức để hỗ trợ người già neo đơn một cách tốt nhất hay chưa?
9. Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết thứ 1: Thực trạng về người già neo đơn đã được hỗ trợ một cách tốt
nhất ở trung tâm Thụy An.
Giả thuyết thứ 2:Tại trung tâm Thụy An: Nhân viên công tác xã hội đã thực hiện
rất tốt các vai trò tuy nhiên sự thiếu hụt về nhân lực khiến việc hỗ trợ không đạt hiệu
quả tối đa.
Giả thuyết thứ 3: Việc vận dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân có thể đem
lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình hỗ trợ người già neo đơn trong thời gian điều trị tại
trung tâm Thụy An.
10. Phạm vi nghiên cứu:
10.1. Phạm vi không gian:

Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện giới hạn trên phạm vi khu người già tài trung
tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật Thụy An
10.2. Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu được thực hiện trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (24/10/2018 đến 5 /11/2018): Tôi đến thực tập tại trung tâm để thực
hành CTXH cá nhân với người già neo đơn
- Giai đoạn 2 (5/11/2018 đến 09/12/2018): Tôi thu thập thông tin từ các báo cáo,
phương tiện cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ các kiểm huấn viên và các điều trị viên , cùng
với việc đưa ra các khái niệm công cụ và các lý thuyết áp dụng vào đề tài nhằm đưa ra
bức tranh chung về thực trạng về người già neo đơn tại trung tâm; làm sáng tỏ vấn đề
nghiên cứu thông qua các hoạt động can thiệp Công tác xã hội.
11. Phương pháp nghiên cứu:
11.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
- Thu thập thơng tin từ các cơng trình khoa học, sách, báo được thống kê và nghiên
cứu chính thức về các vấn đề có liên quan đến cơng tác xã hội với người già neo đơn
- Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các khái niệm về người gia
neo đơn một cách chính xác và hiệu quả nhất.

6


- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến người già neo đơn cũng như việc đề xuất các
biện pháp can thiệp Công tác xã hội cá nhân.
11.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
- Phương pháp định tính và kỹ thuật là phỏng vấn sâu:
Trong các phương pháp nghiên cứu Cơng tác xã hội thì khơng thể khơng nhắc đến
phương pháp phỏng vấn sâu. Đây là phương pháp nghiên cứu trực tiếp thực tiễn, chúng
tôi đã tiếp cận nhiều người già và trẻ em ở các khu khác nhau. Tại đây, tôi sử dụng
phương pháp phỏng vấn sâu 12 người bao gồm: 5 người già neo đơn,1 kiểm huấn viên
, 1 điều dưỡng chăm sóc và 5 người nhà bệnh nhân. Phương pháp này dựa trên các bảng

hỏi phỏng vấn các đối tượng được nghiên cứu để giúp tôi có thể lắng nghe những câu
chuyện cá nhân thực tế và sâu sắc, từ đó có thêm thơng tin về thực trạng về người già
neo đơn ở trung tâm và phát hiện vấn đề ưu tiên của thân chủ thông qua quá trình trợ
giúp.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát những hành vi, cử chỉ, biểu hiện của người già neo đơn trong quá
trình điều trị đối với người nhà, kiểm huấn viên và những bệnh nhân khác.
+ Quan sát thái độ, cách cư xử của các kiểm huấn viên trong việc điều trị tại đây
+ Quan sát điều kiện, cơ sở vật chất trên địa bàn nghiên cứu, các trang thiết bị
phục vụ cho việc điều trị người già neo đơn tại đây.
11.3. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân:
Sau khi điều tra sơ bộ, nhân viên Công tác xã hội chọn ra 1 người già neo đơn để
tiến hành can thiệp cụ thể. Nội dung của quá trình can thiệp này được trình bày cụ thể
trong phần Nội dung của khóa luận. Trong q trình can thiệp, nhân viên Công tác xã
hội đã sử dụng một số kỹ năng như : Kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ
năng thấu cảm, kỹ năng đặt câu hỏi... đối với thân chủ để từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn
về tâm lý, tình cảm, nhận thức của thân chủ.

7

Thang Long University Library


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
1. Khái niệm nghiên cứu:
1.1. Khái niệm Công tác xã hội:
Năm 1970, Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW) đưa ra định nghĩa:
“Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng
cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện

thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Năm 2000, Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế tại Montréal, Canada
(IFSW) đưa ra định nghĩa: “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết
vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân
nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết
về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm
giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên
tắc căn bản của nghề".
TheoZastrow (1996): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá
nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp
họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu
của họ (Hiệp hội Quốc gia NVCTXH).
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hịa mối
quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống của thân chủ, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh
phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
1.2. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân:
Công tác xã hội cá nhân (trong tiếng Anh là Case Work hay Working with
individuals). Công tác xã hội cá nhân (CTXHCN) được xem như phương pháp của
CTXH thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa NVXH với cá nhân thân chủ nhằm trợ
giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi (kinh tế- xã hội) của môi trường,
giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức tương tác với môi trường. (Charle Zastrow,
2003). Fardey O.W.et la (2000) cũng coi CTXH cá nhân là phương pháp trợ giúp mà ở

8


đó NVXH sử dụng hệ thống giá trị, kiến thức hành vi con người và các kỹ năng chuyên
môn về công tác xã hội để giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết các vấn đề tâm lý xã
hội, xử lý các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh thông qua mối

quan hệ tương tác 1-1.
1.3. Khái niệm về Nhân viên công tác xã hội:
NVCTXH làm việc với nhóm người yếu thế để hỗ trợ họ vượt qua khoảng thời
gian khó khăn và đem đến sự an tồn cho họ. Vai trị của NVCTXH là cung cấp dịch vụ
hỗ trợ và khuyến khích để TC sử dụng dịch vụ tự giúp đỡ bản thân.NVCTXH duy trì
mối quan hệ một cách chuyên nghiệp với TC, hoạt động với tư cách hướng dẫn và ủng
hộ.
Theo Zastrow (1996) Nhân viên xã hội là người được đào tạo về công tác xã hội.Họ
sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình,
nhóm, cộng đồng, tổ chức, xã hội. Nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng
lực đối phó và giải quyết vấn đề, tìm kiếm các nguồn lực cần thiết, tạo điều kiện cho sự
tương tác giữa các cá nhân và giữa con người với môi trường, thúc đẩy trách nhiệm của
xã hội với con người, và tác động đến các chính sách xã hội
DuBois and Miley (2005) lại nhận định Nhân viên xã hội là những nhà chuyên
nghiệp, có nền tảng kiến thức chuyên mơn, có kỹ năng cần thiết, tn thủ những tiêu
chuẩn và đạo đức của nghề công tác xã hội.
Từ nhân viên xã hội dịch từ tiếng Anh (Social Worker), có trình độ từ cử nhân trở
lên. (Ở Việt nam nhân viên xã hội được quy định là có bằng trung cấp về CTXH hay
các ngành liên quan gần).
1.4. Khái niệm Công tác xã hội với người già neo đơn:
Theo bách khoa tồn thư bằng tiếng Anh,. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng
khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe.
Người già yếu cô đơn không nơi nương tựa: Là những người nam từ 60 tuổi, nữ từ
55 tuổi trở lên sống độc thân hoặc còn vợ hoặc chồng nhưng khơng có con, cháu người
thân thích để trơng nom, khơng có nguồn thu nhập nào để sinh sống, Người già cơ đơn
khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, nhưng thiếu thốn hơn cả đối với họ là đời sống tính
thần quá nghèo nàn. Sự giúp đỡ của cộng đồng, của xã hội về vật chất tuy còn rất nhỏ
nhoi và cũng chưa phải nhiều người được hưởng, cũng đã phần nào giúp cho người già

9


Thang Long University Library


cô đơn bớt nhọc nhằn trong bữa cơm ăn, tấm áo mặc. Nhưng còn về đời sống tinh thần,
sự trợ giúp của xã hội chưa được là bao, chưa giúp cho các cụ thoát ra khỏi mặc cảm
của số phận. Vì vậy, các cụ già thường hay tủi phận, hay chạnh lòng và dẫn đến việc các
cụ còn lại sống thầm lặng. Trong bối cảnh hiện nay, khi các mối quan hệ, các thiết chế
gia đình và xã hội rất lỏng lẻo và xuống cấp, con cháu bỏ rơi xa lánh hoặc vì kế sinh
nhai khơng có điều kiện chăm sóc các cụ, thì mối lo ngại của họ ngày càng lớn, mức độ
cô đơn ngày càng tăng lên. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần thiếu thốn làm cho
sức khỏe của các cụ giảm sút nhanh chóng. Hầu hết rơi vào tình trạng sức khỏe rất tồi
tệ, nhưng các dịch vụ y tế cộng đồng dường như chưa đến được với các cụ già cô đơn
này.
1.5. Khái niệm về người già:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người già. Trước đây, người ta thường dùng
thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng
được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song
về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tơn trọng.
Theo quan điểm y học: Người già neo đơnlà người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc
suy giảm các chức năng của cơ thể. Về mặt pháp luật: Luật Người già neo đơnViệt Nam
năm 2010 quy định: Người già neo đơnlà “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở
lên”. Theo WHO: Người già neo đơnphải từ 70 tuổi trở lên. Một số nước phát triển như
Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người già neo đơnlà những người từ 65 tuổi trở lên. Quy
định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già
của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức
khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu
hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng
khác nhau. Theo quan điểm của Cơng tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã
hội, cơng tác xã hội nhìn nhận về người già neo đơnnhư sau: Người già neo đơn với

những thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó
khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người già neo đơnlà một đối tượng yếu thế, đối
tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội
2. Phương pháp luận:

10


2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới biểu hiện rất đa dạng, phong phú nhưng đều có chung bản chất vật chất. Vậy,
vật chất là gì? V.I. Lênin định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ
thực tế khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"'.
Ý nghĩa phương pháp luận: Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, nhất thiết
phải có quan điểm lịch sử cụ thể, xem xét nó trong khơng gian, thời gian nhất định, đồng
thời phải dự báo dự đoán sự vận động của sự vật, hiện tượng trong tương lai.
Phương pháp duy vật biện chứng địi hỏi trong q trình nghiên cứu phải đặt Công
tác xã hội cá nhân đối với người già neo đơn trong một mối quan hệ tương tác khách
quan tất yếu với các yếu tố khác như quy định, cơ chế chính sách của trung tâm đối với
người già, các tổ chức đoàn thể, đối tượng trợ giúp. Các giải pháp đề xuất không chỉ
hướng đến củng cố những mối quan hệ nội tại bên trong như trình độ, kiến thức, kỹ năng
chuyên môn của NVCTXH và đối tượng trợ giúp mà cịn có các giải pháp tác động vào
các chủ thể xây dựng chính sách, cơ chế trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ của
NVCTXH với các hệ thống khác để đạt được hiệu quả mong muốn cao nhất.
2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một nội dung lý luận triết học đặc biệt quan trọng
trong chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là phần lý luận triết học về xã hội và lịch sử nhân loại
nhằm chỉ rõ cơ sở vật chất của đời sống xã hội và nhưng quy luật cơ bản của quá trình
vận động, phát triển của xã hội.

Phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải đặt đối tượng
cụ thể ở đây là Công tác xã hội cá nhân đối với người già neo đơn tại trung tâm Thụy
An,trong hồn cảnh mơi trường xã hội, thời gian cụ thể mà hoạt động được triển khai.
Điều này là một điểm hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hành Công tác xã hội đối với
trung tâm. Phòng CTXH hỗ trợ rất nhiều cho các cụ và người nhà vật chất như các suất
cơm, suất cháo, tặng quà, hỗ trợ tiền ăn, … đã làm giảm bớt những gánh nặngcho người
già .
Ý nghĩa phương pháp luận để phát huy hiệu quả của phương thức sản xuất mới,
bên cạnh việc đầu tư, trang bị máy móc công cụ hiện đại, phải không ngừng nâng cao

11

Thang Long University Library


trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động phù hợp với yêu cầu ngày
càng cao của quá trình sản xuất hiện nay. Khi nghiên cứu mọi hiện tượng xã hội phải đi
tìm nguồn gốc phát sinh từ phương thức sản xuất, từ tất yếu kinh tế. Nhận thức đúng vai
trò của phương thức sản xuất trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương phát triển kinh
tế là nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với kinh
tế tri thức. Vì kinh tế quyết định chính trị, do vậy muốn hiểu đúng các hiện tượng chính
trị, văn hóa, xã hội thì phải xem xét chúng từ cơ sở kinh tế đã làm nảy sinh các hiện
tượng đó; nhựng chính trị, văn hóa, xã hội lại có khả năng tác động trở lại kinh tế, vì
vậy cần phải phát huy vai trị tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của
chúng tới cơ sở kinh tế.
2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu:
- Cách tiếp cận cơ cấu – chức năng (hoặc cách tiếp cận theo chức năng) (structural
– functional approach or functional approach): Theo cách tiếp cận này, xã hội được nhìn
như một tổng thể gồm nhiều bộ phận cấu thành nhưng giữa các bộ phận có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, với những chức năng được xác định hợp thành nên một chỉnh thể xã

hội. Nói cách khác, với cách tiếp cận này, xã hội được nhìn như 1 cỗ máy hoặc cái đồng
hồ trong đó bộ phận nào có chức năng của bộ phận ấy. Với cạc nhìn nhận như vậy, một
xã hội lý tưởng (hoặc một xã hội hợp lẽ tự nhiên) là xã hội có tính hài hịa trong đó các
bộ phận làm đúng chức năng, sẽ tại nên sự ổn định và cố kết (hoặc sự đoàn kết xã hội).
Bất ổn xã hội cảy ra khi các bộ phận không làm đúng chức năng, bổn phận, nhiệm vụ
hay phần việc của mình. Giải pháp cho các bất ổn xã hội là làm sao giúp cho các bộ
phận, các phần cấu thành nên xã hội trở về trạng thái tự nhiên, vốn có, làm đúng chức
năng, bổ phận của mình. Lý thuyết cơ cấu, chức năng ẩn chứa lý tưởng về một xã hội
hài hòa, ổn định, trong trật tự. Thơng thường, lý thuyết này có xu hướng “ bảo thủ” tức
là mong muốn duy trì một hiện trạng xã hội lý tưởng theo thứ bậc, tôn ti, trật tự được
coi là “trật tự tự nhiên” mà các tri thức sẵn có của xã hội có thể hình dung nên được. Lý
thuyết cơ cấu, chức năng cũng có xu hướng cổ vũ cho sự hợp tác và ổn định xã hội.
- Cách tiếp cận xung đột – mâu thuẫn xã hội (social – conflict approach): Theo
cách tiếp cận này, xã hội là một đấu trường hoặc “chiến trường” trong đó tình trạng bất
bình đẳng, sự mâu thuẫn, cạnh tranh, đối kháng thuộc về bản chất của xã hội. Theo cách
tiếp cận này, sự hài hòa, ổn định trong xã hội chỉ là những ảo tưởng bởi giữa người với
người hoặc giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội luôn ở trong quá trình thay đổi, đấu

12


trang khơng ngừng và chính sự đấu tranh, thay đổi này lại góp phần tạo nên động lực
đấu tranh mới, tại nên tình trạng bất bình đẳng xã hội. Theo cách tiếp cận này, xã hội
đương thời là xã hội bất cơng và đẳng cấp trong đó người với người bị chia thành nhiều
thứ bậc khác nhau do sự khác biệt về tài sản, địa vị xã hội, giới tính, và chủng tộc. Các
tiếp cận này cũng có xu hướng cho rằng, đấu trang (và mâu thuẫn) là động lực thúc đẩy
xã hội tiến lên. Những con đẻ của cách tiếp cận này chính là hệ tư tưởng của chủ nghĩa
nữ quyền (feminism) trong đó nhìn nhận xã hội như một môi trường tràn ngập sự áp bức
đối với phụ nữ bở phái mạnh (nam giới). Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, xã hội
hiện thời là xã hội được cấu tạo, từ bản chất, theo hướng chỉ thuận lợi và thăng hoa cho

phái nam và tước bỏ những cơ hội của phái nữ. Hầu hết lý thuyết lên án sự bất công xã
hội, sự thống trị xã hội của một thiểu số người vì lý do giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, địa
lý chia sẻ cách tiếp cận xung đột – mâu thuẫn xã hội này.
- Cách tiếp cận tương tác biểu trưng (symbolic – interaction appoach): Theo cách
tiếp cận này, xã hội được nhìn nhận như là sản phẩm của quá trình tương tác của các cá
nhân.
Trong hiện thực xã hội, với tính đa dạng và đa chiều của xã hội, mỗi cách tiếp cận
chỉ góp phần giúp những nhà quan sát xã hội soi rọi một phần nhỏ vào bản chất và hiện
thực xã hội. Không có cách tiếpcận nào được coi là tồn diện và tuyệt đối đúng trong
việc phản ánh, mô tả và giải thích xã hội.Ngồi 3 cách tiếp cận kể trên trong phân tích
xã hội, nhiều nhà xã hội học đương đại cịn sử dụng lýthuyết hậu hiện đại
(postmodernism) trong phân tích xã hội. Theo cách tiếp cận này, việc xây dựngmột lý
thuyết chung phản ánh trung thực bản chất hiện tượng xã hội là một giấc mơ ảo tưởng.
Cũngtheo cách tiếp cận này, lý thuyết nào tuyên bố về sự độc quyền chân lý là lý thuyết
phi khoa học. Chânlý có tính chủ quan và tương đối lệ thuộc vào góc nhìn, chỗ đứng và
nhiều yếu tố khác của các nhànghiên cứu xã hội hoặc các chủ nhân xã hội.
3. Các lý thuyết vận dụng trong khóa luận:
3.1. Thuyết hệ thống sinh thái:
Tiểu sử tôi: Bertalanffy (19/09/1901 – 12/06/1972) sinh ra tại Viện, Áo và mất tại
Newyork – Mĩ. Bà đã tốt nghiệp các trường đại học: Vienna (1948), London (1949),
Montreal (1949). Bà là một nhà sinh học nổi tiếng. Lý thuyết của bà là một lý thuyết
sinh học cho rằng “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu

13

Thang Long University Library


hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó, con người là một
bộ phận của xã hội và tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các phân tử nhỏ hơn.

Lý thuyết này được áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng như những hệ thống sinh
học. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson
(1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)… và phát triển.
Nội dung của thuyết hệ thống sinh thái:
Trọng tâm là hướng đến những cái "tổng thể" và nó mang tính "hịa nhập" trong
cơng tác xã hội, Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết Hệ thống vào thực hành công tác
xã hội. Tiếp đến là Germain và Giterman.Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các
cá nhận phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường và xã hội trung gian của họ nhằm thỏa
mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống. Ba
hình thức hệ thống tổng qt đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ
thống xã hội.
- Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức cơng đồn, …
- Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng nghiệp,…
- Hệ thống xã hội: Cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà trường, …
Một quan niệm khác của Parsons thì thuyết hệ thống có thể phân biệt bằng thuyết
hệ thống chuyên biệt và thuyết hệ thống mở rộng.
Thuyết hệ thống mở rộng đề cập đến các quan điểm sau: có nhiều xã hội mỗi xã
hội có giới hạn riêng khác biệt xã hội khác. Chúng tồn tại bên nhanh và mỗi xã hội ấy
lại có các hệ thống nhỏ, các hệ thống ấy phải thích nghi với nhau và thích hợp với nhau.
Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân
đó đang cố gắng để thích nghi với mơi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối
tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ này thành hệ thống sinh
thái (Ecology systems). Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những
cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức
tạp, khơng có một yếu tố nào là duy nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta phải
cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới
để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái. Gia đình có ranh giới, chúng ta cũng có
ranh giới, bất cứ hệ thống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ đến sự tương tác trong
hệ thống để hiểu con người. Để hiểu một người bạn nào đó, chúng ta ta phải hiểu thế


14


giới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cùng làm việc, cộng đồng mà
người đó đang tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo.
Mơ hình đời sống về thực hành cơng tác xã hội của Germain và Gitterman (1980)
là một mơ hình chính trong hệ thống sinh thái.Mơ hình cuộc đời nhìn nhận các nhân như
việc họ thích ứng thường xuyên trong một sự trao đổi lẫn nhau với nhiều khía cạnh khác
nhau về môi trường sống của họ.Tất cả chúng đều biến đổi thơng qua mơi trường. Ở đâu
chúng ta có thể trao đổi và phát triển thông qua cách này qua mơi trường thì sự thích
ứng qua lại qua mơi trường cũng tồn tại. Những vấn đề xã hội (nghèo đói, bệnh tật, bất
bình đẳng) đều làm giảm khả năng thích ứng tương hỗ. Do vậy, sự tương tác giữa các
cá nhân, giữa cá nhân vớ môi trường sẽ giảm đi. Các hệ thống của cuộc sống cũng phải
duy trì một sự phù hợp tốt với môi trường. Chúng ta đều cần một đầu vào phù hợp nhằm
duy trì chúng ta và đảm bảo sự phát triển. Vấn đề của công tác xã hội xảy ra khi các hệ
thống cá nhân trong đó khơng thích ứng được với mơi trường sống của họ.
Môi trường gồm ba cấp độ: Cấp độ vi mô là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân
hay nói các khác, nó chính là cuộc sống cá nhân của mỗi con người.
Cấp độ trung mô bao gồm hai loại: Cấp trung mô nội sinh và cấp trung mô ngoại
sinh. Cấp trung mô nội sinh là sự tương tác giữa hai hệ thống ở cấp vi mô mà có ảnh
hưởng trực tiếp lên đối tượng. Ví dụ mối liên lạc giữa hai hệ thống ở cấp vi mơ mà có
ảnh hưởng trực tiếp tới sinh viên. Cấp trung mô ngoại sinh là môi trường mà đối tượng
không nằm trong đó, tuy nhiên mơi trường này có ảnh hưởng đến họ. có thể ảnh hưởng
đến người con như cha bị sa thải, hoặc tăng lương,
Cấp độ vĩ mô: Những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có
ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó. Nói cách khác, tổng thể đó được xem xét trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa tác động tới cuộc sống của các thành viên.
Ở đâu sự trao đổi thiết lập được sự cân bằng thích ứng thì ở đó xuất hiện những
áp lực. Điều này cũng tạo ra các vấn đề theo một hình thức phù hợp giữa những nhu cầu
của chúng ta và khả năng về mơi trường. Áp lực có thể xuất hiện từ:

- Sự chuyển đổi cuộc sống (biến đổi về vị thế vị trí vai trị xã hội, khơng gian
sống. Ví dụ: Những người sau khi nghỉ hưu, được thăng chức hay giáng cấp, chuyển
đến sống giữa những người hàng xóm mới...đều tạo ra những áp lực mà chúng ta cần
phải cân bằng nếu khơng muốn rơi vào tình trạng khủng hoảng).

15

Thang Long University Library


- Những áp lực về môi trường (những cơ hội bất bình đằng, những điều khắt khe
và những tổ chức khơng phản hổi).
- Các tiến trình cá nhân (khám phá, kỳ vọng trái ngược nhau)
Thực chất, trong cuộc sống mọi vấn đề chúng ta gặp phải đều có thể tạo ra những
áp lực, nhưng quan trọng là sự ảnh hưởng và tính chất của nó ra sao. Khơng phải những
tình huống nào cũng hướng đến những áp lực thực tế.Những áp lực chỉ xuất hiện trong
những tình huống cá nhân khơng thích ứng được trong sự trao đổi với mơi trường.Cốt
lõi của thuyết này nhấn mạnh đến tầm quan trọng về khả năng thích ứng, kiểm sốt,
nhận thức mơi trường bên ngoài của mỗi cá nhân.
Trong mối quan hệ giữa cán bộ và thân chủ, xuất hiện những vấn đề cần trao đổi
(vấn đề gây cản trở khả năng thích ứng của thân chủ đối với môi trường).
- Các chức năng và cấu trúc cơ sở xã hội (không giống như các chính sách).
• Cách tiếp cận và trị liệu của Lý thuyết hệ thống sinh thái
Trong tiến trình giúp đỡ cá nhân tiếp cận với các hệ thống để vượt qua những
khó khăn trong cuộc sống đang gặp phải, nhân viên xã hội cần giúp cá nhân thể hiện
được nhiệm vụ về cuộc sống của họ.7 nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong tiến trình trợ
giúp thân chủ:
1. Giúp các cá nhân sử dụng và tăng cường khả năng của bản thân họ nhằm giải
quyết được vấn đề
2. Xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực

3. Giúp hoặc bổ trợ tương tác giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực
4. Cải thiện tương tác giữa các cá nhân trong các hệ thống nguồn lực (gia đình, tổ
chức xã hội khác).
5. Giúp đỡ việc phát triển và thay đổi chính sách xã hội.
6. Đưa ra những sự trợ giúp về thực hành.
7. Thực hiện như tác nhân của kiểm soát xã hội.
Tiếp đó, hệ thống lý thuyết sinh thái có nêu ra các giai đoạn và kỹ năng trong
thực hành CTXH
Cũng như nhiều lý thuyết công tác xã hội khác, tiến trình can thiệp đối với cá
nhân của lý thuyết hệ thống sinh thái cũng gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn khởi đầu
+ Giai đoạn tiếp diễn

16


×