Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận Quản trị tài chính đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 28 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
MƠN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ĐA QUỐC
GIA
Giảng viên: TS. Ngơ Thị Ngọc Huyền

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 31 Tháng 05 Năm 2022


ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
MƠN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ĐA QUỐC
GIA
GVHD: TS. Ngơ Thị Ngọc Huyền

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 31 Tháng 05 Năm 2022


Lời Mở Đầu
Kinh doanh trong thời buổi kinh tế hiện nay, nắm bắt thị trường là một điều mà mọi
doanh nghiệp cần phải hướng đến để có thể đưa ra các chiến lược và xây dựng các kế hoạch
kinh doanh phù hợp. Bài báo cáo sau đây sẽ tiến hành phân tích bối cảnh Việt Nam nhập
khẩu dược phẩm Anh. Đồng thời, báo cáo cũng tiến hành phân tích tình hình lạm phát và tỷ
giá tiền tệ của 2 quốc gia. Từ đó, dự báo sự biến động về giá dược phẩm và tỷ giá tiền tệ
trong thời gian tới nhằm phục vụ mục đích đề xuất các chiến lược phòng vệ cho kế hoạch


nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm 2023 của công ty AAA.

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thống kê tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam trên thế giới trong những
năm gần đây...........................................................................................................................- 6 Bảng 1.2 Thống kê tình hình xuất khẩu dược phẩm của Anh trên thế giới trong những năm
gần đây...................................................................................................................................- 8 Bảng 2.1 Tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2010-2022...............................................................- 11 Bảng 2.2 Tỷ lệ lạm phát ở Anh giai đoạn 2010-2022.........................................................- 11 Bảng 2.3 Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2010-2022..............................................................- 14 Bảng 2.4 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022................................................- 15 Bảng 3.1 Top 5 loại thuốc có giá niêm yết cao nhất...........................................................- 17 Bảng 3.2 Top 5 loại thuốc có tỷ lệ gia tăng giá niêm yết cao nhất.....................................- 18 -

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 10 nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong 4 tháng/2022 và 4 tháng/2023
...............................................................................................................................................- 6 Hình 1.2 Nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2023.........................................................................- 7 Hình 1.3 Thống kê giá trị dược phẩm Việt Nam nhập khẩu từ các quốc gia (2017-2021). .- 8 Hình 1.4 Thống kê giá trị dược phẩm Anh xuất khẩu tới các quốc gia (2018-2022)...........- 9 Hình 1.5 Thống kê giá trị dược phẩm Anh xuất khẩu đến Việt Nam (2018-2022)..............- 9 Hình 1.6 Thống kê giá trị các mặt hàng dược phẩm Anh xuất khẩu đến Việt Nam (20182022)....................................................................................................................................- 10 Hình 2.1 Tỷ lệ lạm phát ở Anh trong 4 tháng đầu năm 2023.............................................- 13 Hình 2.2 Mơ hình hồi quy tuyến tính tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá hối đối
của Anh................................................................................................................................- 13 Hình 2.3 Chỉ số đồng Bảng Anh từ đầu năm 2023 đến nay...............................................- 14 Hình 2.4 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023.....................................- 16 Hình 2.5 Mơ hình hồi quy tuyến tính tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái
của Việt Nam.......................................................................................................................- 17 Hình 3.1 Xu hướng nhu cầu gia tăng một số sản phẩm điều trị..........................................- 19 Hình 3.2 Biểu đồ tỷ giá USD/GBP từ đầu năm 2023 đến nay............................................- 20 Hình 3.3 Dự báo tỷ giá USD/VND 2023-2024...................................................................- 21 -

3


MỤC LỤC
Lời Mở Đầu..........................................................................................................................- 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................- 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................................- 3 MỤC LỤC............................................................................................................................- 4 I. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ LỰA CHỌN MẶT HÀNG NHẬP KHẨU..................- 6 1.1. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam hiện nay............................................................- 6 1.2. Lựa chọn mặt hàng nhập khẩu...................................................................................- 6 1.2.1. Tổng quan về sản phẩm nhập khẩu.....................................................................- 6 1.2.1.1. Tình hình nhập khẩu Dược phẩm của Việt Nam trong những năm gần đây
(2018 - 2022)..................................................................................................................- 6 1.2.1.2. Tình hình xuất khẩu dược phẩm của Anh.....................................................- 8 1.2.2. Lý do lựa chọn nhập khẩu dược phẩm..............................................................- 10 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA ANH VÀ VIỆT NAM....................- 10 2.1. Phân tích tình hình tài chính của Anh......................................................................- 10 2.1.1. Tỷ giá.....................................................................................................................- 10 2.1.2. Lạm phát...............................................................................................................- 11 2.1.3. Tương quan biến động giữa tỷ giá và lạm phát................................................- 13 2.1.4. Chỉ số đồng GBP..................................................................................................- 14 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Việt Nam.............................................................- 14 2.2.1. Tỷ giá.....................................................................................................................- 14 2.2.2. Lạm phát...............................................................................................................- 15 2.2.3. Tương quan biến động giữa tỷ giá và lạm phát................................................- 17 III. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG...............................................................................................- 17 3.1. Dự báo biến động về giá dược phẩm trong tương lai..............................................- 17 3.1.1 Sự biến động về giá dược phẩm giai đoạn 2021-2022........................................- 17 3.1.2. Dự báo biến động về giá dược phẩm trong tương lai.......................................- 18 3.2. Dự báo biến động về tỷ giá.........................................................................................- 19 3.2.1. Dự báo biến động về tỷ giá đồng bảng Anh.......................................................- 19 3.2.2. Dự báo biến động về tỷ giá Việt Nam đồng.......................................................- 20 IV. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VỆ (HEDGING) VÀ CHIẾN LƯỢC
HEDGING..........................................................................................................................- 21 4.1. Phương pháp phòng vệ Hedging...............................................................................- 21 4


4.1.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn...................................................................................- 21 4.1.2. Sử dụng hợp đồng tương lai................................................................................- 22 4.1.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn...........................................................................- 22 4.1.4. Sử dụng hợp đồng hoán đổi rủi ro.....................................................................- 22 4.2. Chiến lược Hedging....................................................................................................- 22 KẾT LUẬN........................................................................................................................- 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................- 25 PHỤ LỤC...........................................................................................................................- 27 -


5


I. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ LỰA CHỌN MẶT HÀNG NHẬP KHẨU
1.1. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam hiện nay
Theo thông tin thống kê đến cuối năm 2020 của Tổng cục Thống kê, “tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt kỷ lục trước đây và cán mốc 732,5 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm
trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%. Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt
trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập
khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%). Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD”.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, “trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4/2023
đạt 25,21 tỷ USD, giảm đến 11% so với tháng trước, tương ứng giảm 3,11 tỷ USD. Hầu hết
các nhóm hàng nhập khẩu đều có trị giá giảm so với tháng 3/2023, trong đó giảm mạnh nhất
là các nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 724 triệu USD); máy
móc, thiết bị,dụng cụ và phụ tùng (giảm 337 triệu USD); chất dẻo nguyên liệu (giảm 202
triệu USD).

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hình 1.1 10 nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong 4 tháng/2022 và 4
tháng/2023
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2023 đạt 99,6 tỷ USD, giảm 17,7%, tương
ứng giảm 21,38 tỷ USD so với 4 tháng/2022. Quy mơ nhập khẩu hàng hóa trong 4
tháng/2023 giảm 21,38 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm mạnh nhất là
nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (giảm 4,9 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện (giảm 4,12 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (giảm 2 tỷ USD);
sắt thép các loại (giảm 1,03 tỷ USD). Tính riêng 4 nhóm hàng trên, trị giá nhập khẩu đã giảm
12,04 tỷ USD so với 4 tháng/2022, chiếm 56% trị giá nhập khẩu giảm của cả nước”.


1.2. Lựa chọn mặt hàng nhập khẩu
1.2.1. Tổng quan về sản phẩm nhập khẩu
Mặt hàng lựa chọn: Dược phẩm - Pharmaceutical products

6


1.2.1.1. Tình hình nhập khẩu Dược phẩm của Việt Nam trong những năm gần đây
(2018 - 2022)
Bảng 1.1 Thống kê tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam trên thế giới trong những
năm gần đây.
Product Product
Code
Label

30

Value in
2018

Pharmaceutical
3,027,092
products

Value in
2019

Value in
2020


Value in
2021

Value in
2022

3,315,227

3,553,973

4,237,730 4,296,475
Nguồn: Trademap.org

Từ những dữ liệu thống kê của Trademap cho thấy tổng giá trị nhập khẩu dược phẩm
của Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2018-2022. Cụ thể, tổng giá
trị nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam vào năm 2018 là 3,027 tỷ USD và vào năm 2022 là
4,296 tỷ USD (tăng 41,93% so với năm 2018). Nguyên nhân cho sự gia tăng giá trị nhập khẩu
dược phẩm có thể được giải thích bởi vì đời sống người dân được cải thiện nên nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe cũng lớn hơn làm tăng khả năng tiêu thụ dược phẩm. Mặt khác, các nhà
sản xuất dược phẩm trong nước không đáp ứng đủ nguồn cung mà thị trường yêu cầu vì đồng
thời chịu sự phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu từ nước ngồi và trình độ kỹ thuật vẫn cịn
chưa đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn cần thiết để sản xuất.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

7


Hình 1.2 Nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2023

Theo Báo cáo Nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2023 do Tổng cục Hải quan công bố vào
ngày 9/5/2023; giá trị nhập khẩu dược phẩm trong tháng 4/2023 của Việt Nam đạt 261,55
triệu USD, giảm 11,6% so với tháng 3/2023. Tính tổng cả 4 tháng đầu năm 2023, giá trị nhập
khẩu dược phẩm của Việt Nam đạt 1,07 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: Trademap.org
Hình 1.3 Thống kê giá trị dược phẩm Việt Nam nhập khẩu từ các quốc gia (2017-2021)
Nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia như Đức, Mỹ, Trung
Quốc, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ý, Anh… Trong giai đoạn 2017-2020, Pháp luôn luôn là
nhà xuất khẩu dược phẩm số 1 ở thị trường Việt Nam. Nhưng đến năm 2021, vị thế đứng đầu
của Pháp đã bị lật đổ bởi các nhà cung ứng dược phẩm tới từ Đức. Cùng năm đó, giá trị nhập
khẩu dược phẩm từ Mỹ và Trung Quốc vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và lần lượt xếp ở
vị trí thứ 2 và thứ 3, qua đó đẩy Pháp từ vị thế đứng đầu trước đó xuống xếp thứ 4 trong các
nhà xuất khẩu dược phẩm lớn nhất vào Việt Nam.
Quốc gia xuất khẩu dược phẩm được lựa chọn: Anh
1.2.1.2. Tình hình xuất khẩu dược phẩm của Anh
Bảng 1.2 Thống kê tình hình xuất khẩu dược phẩm của Anh trên thế giới trong những năm
gần đây.
Product Product
Code
Label

30

Value in
2018

Value in
2019


Value in
2020

Value in
2021

Value in
2022

Pharmaceutical
30,082,207 27,124,153 24,883,862 26,088,378 27,948,884
products
Nguồn: Trademap.org

Từ những dữ liệu thống kê của Trademap cho thấy tổng giá trị xuất khẩu dược phẩm
của Anh có xu hướng biến động không đồng nhất qua các năm trong giai đoạn 2018-2022.
Cụ thể, có thể chia thành giai đoạn nhỏ: 2018-2020 và 2020-2022. Giai đoạn 2018-2020, tổng
8


giá trị xuất khẩu dược phẩm của Anh có xu hướng giảm từ 30,082 tỷ USD năm 2018 xuống
còn 24,883 tỷ USD vào năm 2020. Trái lại giai đoạn 2020-2022, tổng giá trị xuất khẩu dược
phẩm của Anh có xu hướng tăng từ 24,883 tỷ USD vào năm 2020 và đạt 27,948 tỷ USD vào
năm 2022.

Nguồn: Trademap.org
Hình 1.4 Thống kê giá trị dược phẩm Anh xuất khẩu tới các quốc gia (2018-2022)
Các quốc gia có tổng giá trị dược phẩm Anh xuất khẩu cao nhất là Mỹ, Bỉ, Đức,
Ireland, Hà Lan, Trung Quốc, Pháp…


Nguồn: Trademap.org
Hình 1.5 Thống kê giá trị dược phẩm Anh xuất khẩu đến Việt Nam (2018-2022)
Theo dữ liệu thống kê từ Trademap, nhìn chung giá trị dược phẩm mà Anh xuất khẩu
đến Việt Nam có sự biến động lên xuống qua từng năm trong giai đoạn 2018-2022. Đa phần
giá trị dược phẩm mà Anh xuất khẩu vào Việt Nam qua các năm đều trên mức 90 triệu USD.
Riêng chỉ có năm 2021, con số này giảm xuống chỉ còn 72,512 triệu USD. Sự sụt giảm giá trị
này là bởi năm 2021 Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và tiến hành giãn
9


cách xã hội, nhu cầu giảm xuống và chuỗi cung cứng bị gián đoạn dẫn tới giá trị nhập khẩu
các mặt hàng dược phẩm đi xuống.

Nguồn: Trademap.org
Hình 1.6 Thống kê giá trị các mặt hàng dược phẩm Anh xuất khẩu đến Việt Nam (20182022)
Cũng theo dữ liệu thống kê từ Trademap, các loại thuốc được đóng gói với liều lượng
cố định và dùng trong bán lẻ là mặt hàng dược phẩm của Anh có giá trị xuất khẩu lớn nhất
vào Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022. Cụ thể, năm 2022 Anh xuất khẩu các loại thuốc
dùng trong bán lẻ vào Việt Nam có giá trị lớn nhất trong 5 năm trở lại đây đạt 88,956 triệu
USD. Ở chiều ngược lại, năm 2021 Anh xuất khẩu các loại thuốc dùng trong bán lẻ vào Việt
Nam có giá trị nhỏ nhất trong 5 năm gần đây là 59,36 triệu USD. Những năm còn lại giá trị
của thuốc dùng trong bán lẻ mà Anh xuất khẩu vào Việt Nam đều trên 75 triệu USD. Ngoài
ra, máu người/máu động vật/các sản phẩm miễn dịch là mặt hàng dược phẩm có giá trị lớn
thứ hai mà Việt Nam nhập khẩu từ Anh.

1.2.2. Lý do lựa chọn nhập khẩu dược phẩm
Với việc có đến gần 100 triệu dân tính đến cuối năm 2022 cùng với đó là sự phát triển
kinh tế thì các nhu cầu trong cuộc sống của người dân cũng tăng lên. Trong đó, nhu cầu chăm
sóc sức khỏe hết sức được quan tâm thúc đẩy gia tăng nhu cầu tiêu thụ dược phẩm. Như đã
đề cập ở các mục trước đó về việc các nhà cung ứng, sản xuất dược phẩm trong nước không

đáp ứng đủ nhu cầu dược phẩm buộc chúng ta phải nhập khẩu dược phẩm từ các quốc gia
khác.
Với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực
và bắt đầu thi hành (tháng 8/2020) thúc đẩy xu hướng nhập khẩu dược phẩm từ khối EU gia
tăng. Đây cũng là dễ hiểu bởi các dược phẩm xuất xứ từ châu Âu có rất nhiều chủng loại mà
Việt Nam không sản xuất được do các yếu tố như nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ kỹ
thuật, bản quyền phát minh, sáng chế… Chất lượng của dược phẩm châu Âu đều được xếp
vào mức cao khi phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng cũng như quy trình
sản xuất rất khắt khe. Do đó việc lựa chọn nhập khẩu dược phẩm có xuất xứ từ châu Âu nói
chung hay cụ thể là nhập khẩu từ Anh nói riêng là điều hồn tồn dễ hiểu.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA ANH VÀ VIỆT NAM
2.1. Phân tích tình hình tài chính của Anh
2.1.1. Tỷ giá

10


Bảng 2.1 Tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2010-2022
Time

Tỷ giá hối đối (GBP/USD)

2010

0.647179346

2011

0.624140836


2012

0.633046989

2013

0.639660578

2014

0.607729627

2015

0.654545479

2016

0.740634464

2017

0.776976682

2018

0.74953154

2019


0.78344511

2020

0.779999577

2021

0.727064945

2022

0.811301716
Nguồn: The World Bank.

Nhìn chung, tỷ giá GBP/USD có xu hướng biến động lên xuống không đồng đều qua
các năm trong giai đoạn 2010-2022. Ta có thể chia tỷ giá GBP/USD trong giai đoạn này
thành 3 nhóm tỷ giá nhỏ hơn. Dù có sự biến động lên xuống nhưng tỷ giá GBP/USD giai
đoạn 2010-2015 đều giao động ở mức là 1 USD = 0,6-0,65 GBP. Giai đoạn 2016-2021, tỷ giá
tăng giảm giao động ở mức 1 USD = 0,72-0,78 GBP. Năm 2022, lần đầu tiên tỷ giá
GBP/USD vượt qua mức 0,8 đạt 1 USD = 0,8113 GBP.

2.1.2. Lạm phát
Bảng 2.2 Tỷ lệ lạm phát ở Anh giai đoạn 2010-2022
11


Time


Tỷ lệ lạm phát ở Anh (%)

2010

2.4926547

2011

3.8561124

2012

2.5732348

2013

2.2916667

2014

1.4511202

2015

0.3680468

2016

1.0084174


2017

2.5577558

2018

2.2928399

2019

1.7381046

2020

0.9894867

2021

2.5183711

2022

7.9220488
Nguồn: The World Bank

Theo dữ liệu thống kê từ tổ chức World Bank, trong giai đoạn 2010-2022 lạm phát ở
Anh có sự biến động tăng giảm khơng đồng đều qua các năm. Nhìn chung dù lên xuống khác
nhau ở từng năm nhưng tỷ lệ lạm phát ở Anh luôn giao động ở mức dưới 4%, trong đó con số
thấp nhất được ghi nhận cho tỷ lệ lạm phát ở Anh là 0,36% vào năm 2015. Tuy nhiên tỷ lệ
lạm phát này của Anh đã bị phá vỡ vào năm 2022. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ lạm phát ở Anh là

2,49% và đến năm 2022 con số này đã tăng lên đạt 7,92% cao nhất trong 13 năm trở lại đây.
Lý giải cho việc tỷ lệ lạm phát khơng chỉ của Anh mà cịn rất nhiều quốc gia khác trên thế
giới tăng cao đột biến như vậy vào năm 2022 là do tác động của các sự kiện lớn trên thế giới
như đại dịch Covid-19 và gần đây là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine dẫn đến sự gián
đoạn của các chuỗi cung ứng trên tồn cầu, đẩy giá hàng hóa tăng cao từ đó đưa đến kết quả
là sự leo thang về tỷ lệ lạm phát đồng thời khiến các nền kinh tế đối mặt với sự suy thoái.
12


Nguồn: TRADINGECONOMICS.COM
Hình 2.1 Tỷ lệ lạm phát ở Anh trong 4 tháng đầu năm 2023
Theo số liệu được ghi nhận từ Trading Economics, trong 3 tháng của quý 1 năm 2023,
tỷ lệ lạm phát của Anh được xác định đều trên 10% ở mỗi tháng và cao nhất là 10,4% vào
tháng 2/2023. Con số này chỉ bắt đầu giảm vào tháng 4/2023 với mức tỷ lệ lạm phát được ghi
nhận là 8,7%. Dự kiến tỷ lệ lạm phát của Anh trong tháng 5 sẽ giảm nhẹ so với tháng 4 xuống
còn 8,4%.

2.1.3. Tương quan biến động giữa tỷ giá và lạm phát

Hình 2.2 Mơ hình hồi quy tuyến tính tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá hối đối
của Anh
Từ kết quả có được nhờ mơ hình hồi quy ở trên, ta có hệ số xác định R square có giá trị
là 8,18%. Điều này đồng nghĩa với việc sự biến động của tỷ giá hối đoái được giải thích chỉ
có 8,18% do lạm phát gây ra, cịn lại là do các yếu tố ngẫu nhiên khác. Vì vậy, ta có thể kết
luận rằng tỷ lệ lạm phát có sự tác động yếu lên tỷ giá hối đối.

13


2.1.4. Chỉ số đồng GBP


Nguồn: TradingView
Hình 2.3 Chỉ số đồng Bảng Anh từ đầu năm 2023 đến nay
Theo dữ liệu từ Tradingview cập nhật từ đầu năm 2023 đến nay, chỉ số đồng bảng Anh
hiện tại là 123,60 điểm cao hơn so với thời điểm đầu năm là 120,61 điểm (ngày 4/1/2023). Kể
từ đầu năm 2023 đến nay, chỉ số đồng bảng Anh đã trải qua rất nhiều sự biến động mà đỉnh
điểm là việc chỉ số GBP giảm xuống chỉ cịn 118,29 điểm (ngày 7/3/2023) mức thấp nhất tính
và chỉ số GBP tăng đạt 126,39 điểm (5/5/2023) là mức chỉ số cao nhất tính đến hiện tại. Qua
những diễn biến gần đây từ sự biến động chỉ số đồng bảng Anh trên biểu đồ trên ta có thể kết
luận rằng chỉ số này đang có xu hướng tăng.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Việt Nam
2.2.1. Tỷ giá
Bảng 2.3 Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2010-2022
Time

Tỷ giá hối đoái (VND/USD)

2010

18612.91667

2011

20509.75

2012

20828


2013

20933.41667

2014

21148

2015

21697.5675

2016

21935.00083

2017

22370.08667
14


2018

22602.05

2019

23050.24167


2020

23208.36833

2021

23159.78259

2022

23271.2125
Nguồn: The World Bank

Nhìn chung, tỷ giá VND/USD đa phần có xu hướng biến động tăng dần qua các năm
trong giai đoạn 2010-2022. Cụ thể, từ năm 2018 đến năm 2022 tỷ giá VND/USD ở từ 1 USD
= 18612,91667 VND tăng lên thành 1 USD = 23271,2125 VND. Duy chỉ có từ năm 2020 đến
2021, tỷ giá giảm nhẹ từ 1 USD = 23208,36833 VND xuống còn 1 USD = 23159,78259
VND.

2.2.2. Lạm phát
Bảng 2.4 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022
Time

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam (%)

2010

9.207466

2011


18.67773

2012

9.094703

2013

6.592675

2014

4.084554

2015

0.631201

2016

2.668248

2017

3.520257

2018

3.539628


15


2019

2.795824

2020

3.220934

2021

1.834716

2022

3.156507
Nguồn: The World Bank

Theo dữ liệu thống kê từ tổ chức World Bank, trong giai đoạn 2010-2022 lạm phát ở
Việt Nam có sự biến động tăng giảm khơng đồng đều qua các năm và có thể chia thành 2 giai
đoạn nhỏ hơn. Giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ lạm phát có sự biến động lên xuống với biên độ lớn
ít nhất 2% mỗi năm. Trong đó, mức biến động lớn nhất là hơn 9%/năm. Cụ thể, tỷ lệ lạm phát
ở Việt Nam năm 2010 là 9,2% và đến năm 2011 con số này tăng lên gấp đôi chỉ sau 1 năm
đạt mức 18,67%, đây là mức tỷ lệ lạm phát cao nhất của Việt Nam được ghi nhận trong 13
năm trở lại đây. Nhưng cũng không phải chờ lâu khi chỉ 1 năm sau đó, tỷ lệ lạm phát ở Việt
Nam năm 2012 đã giảm gấp đôi so với năm trước xuống mức 9,09%. Trong giai đoạn này
cịn có một sự biến động đáng chú ý khác đó là từ năm 2014 đến năm 2015, tỷ lệ lạm phát ở

Việt Nam đã giảm từ 4,08% xuống còn 0,63%, đây cũng là mức lạm phát thấp nhất từ trước
đến nay của Việt Nam trong 13 năm trở lại đây. Giai đoạn 2016-2022, tỷ lệ lạm phát ở Việt
Nam có sự biến động lên xuống thấp hơn so với giai đoạn trước với biên độ thay đổi dưới 2%
mỗi năm. Đến năm 2022, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được ghi nhận là 3,15%.

Nguồn: TRADINGECONOMICS.COM
Hình 2.4 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023
Theo số liệu được ghi nhận từ Trading Economics, trong 3 tháng của quý 1 năm 2023,
tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được xác định có xu hướng giảm qua mỗi tháng. Cụ thể, tháng
1/2023 ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong 4 tháng đầu năm 2023 với 4,89%. Con số này
đã giảm xuống còn 2,81% vào tháng 4/2023, tỷ lệ lạm phát là 2,43% vào tháng 5/2023. Dự
kiến tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 6 sẽ tăng so với tháng 5 lên mức 3,1%.
16


2.2.3. Tương quan biến động giữa tỷ giá và lạm phát

Hình 2.5 Mơ hình hồi quy tuyến tính tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái
của Việt Nam
Từ kết quả có được nhờ mơ hình hồi quy ở trên, ta có hệ số xác định R square có giá trị
là 66,69%. Điều này đồng nghĩa với việc sự biến động của tỷ giá hối đoái được giải thích có
tới 66,69% do lạm phát gây ra, cịn lại là do các yếu tố ngẫu nhiên khác. Vì vậy, ta có thể kết
luận rằng tỷ lệ lạm phát có sự tác động mạnh lên tỷ giá hối đối.

III. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG
3.1. Dự báo biến động về giá dược phẩm trong tương lai
3.1.1 Sự biến động về giá dược phẩm giai đoạn 2021-2022
Theo báo cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) cho thấy từ năm 2021 đến
năm 2022 đã có hơn 3.000 loại thuốc tăng giá niêm yết. Tỷ lệ tăng giá trung bình vào tháng 1
và tháng 7 năm 2022 lần lượt là 150$ tức 10% và 250$ tức 7,8% cho mỗi loại thuốc. Từ năm

2021 đến năm 2022 có hơn 1.216 sản phẩm có tỷ lệ tăng giá vượt quá tỷ lệ lạm phát ở cùng
thời điểm đó (8,5%), đồng thời tỷ lệ tăng giá trung bình của các loại thuốc này là 31,6%.
Thuốc chống nấm fluconazole có tỷ lệ tăng giá nhiều nhất từ 2$ tăng lên thành 24$ đối với
giá bán sỉ. Mặt khác, hai loại thuốc trị ung thư là Tecartus và Yescarta có giá niêm yết lớn
nhất từ 399.000$ tăng lên 424.000$.
Bảng 3.1 Top 5 loại thuốc có giá niêm yết cao nhất
Thuốc

Nhà cung
cấp

Giá năm
2021 ($)

Giá năm
2022 ($)

Giá trị gia
tăng ($)

Tecartus

Kite

Bệnh bạch cầu

399,000$

424,000$


25,000$

Yescarta

Kite

Ung thư hạch

399,000$

424,000$

25,000$

Korlym

Corcept

Bệnh tiểu đường

154,000$

161,560$

7,560$

Maci

Vericel


Tổn thương sụn

58,184$

62,548$

4,364$

Đặc trị

17


Zevalin

Acrotech

Ung thư hạch

57,685$

61,770$

4,085$

Nguồn: HHS Office of Health Policy
Bảng 3.2 Top 5 loại thuốc có tỷ lệ gia tăng giá niêm yết cao nhất
Giá năm
2021 ($)


Giá năm
2022 ($)

Tỷ lệ gia
tăng (%)

Bệnh nhiễm nấm

2$

28$

1,300

Bluepoint
Labor

Bệnh nhiễm nấm

2$

24$

1,100

Lisinopril

Exelan

Suy tim mãn tính


20$

129$

545

Calcium
Acetate

Chartwell

Loạn dưỡng
xương do thận

140$

300$

114.289

Diltiazem

Ahp

Cao huyết áp

39$

81$


107.69

Thuốc

Nhà cung cấp

Fluconazole

Greenstone

Fluconazole

Đặc trị

Nguồn: HHS Office of Health Policy

3.1.2. Dự báo biến động về giá dược phẩm trong tương lai
Từ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng mức chi tiêu, sử dụng dược phẩm/thuốc
đã quay về mức trước khi dịch xảy ra. Dự báo trong thời gian tới, thị trường dược phẩm cũng
như là mức chi sử dụng các mặt hàng dược phẩm sẽ gia tăng, tuy nhiên tốc độ gia tăng sẽ
chậm hơn bởi những yếu tố mới gần đây như ảnh hưởng hậu đại dịch hay nguồn cung gián
đoạn do chiến sự giữa Nga và Ukraine.
Theo dự báo của IQVIA, giá trị thị trường dược phẩm sẽ gia tăng và đạt 1,7 nghìn tỷ
USD vào năm 2025. Tính riêng thị trường dược phẩm Việt Nam, doanh thu ước tính đạt 7,5
tỷ USD.
Trong thời gian tới, dự báo nhu cầu khám chữa bệnh sẽ tăng cao kéo theo nhu cầu các
loại thuốc kê đơn và các loại dược phẩm giúp tăng cường sức đề kháng/hệ miễn dịch cũng
tăng theo. Dự báo doanh thu các loại thuốc kê đơn (2020-2025) sẽ tăng trưởng ở mức 8,4%
mỗi năm.


18



×