Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích ưu – nhược điểm từng khí chất trên, từ đó anh chị rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THIẾT KẾ NỘI THẤT


Họ và tên : Nguyễn Thành Nam
Mã sinh viên : 2041040336
Số báo danh : 122
Mã đề : 5

TIỂU LUẬN KẾT THÚC TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu hỏi: Có bốn học sinh đồng hương chơi rất thân với nhau, mỗi người họ có
một tính cách; bạn Nam thì hăng hái, nhanh nhạy, hoạt bát; bạn Minh rất bình tĩnh
dù cho việc cấp bách đến đâu; Hùng lúc nào cũng nóng nảy, giải quyết việc gì
cũng vội vàng, hấp tấp; Huyền mặt khác đa sầu đa cảm, có thể khiến mọi người
lo lắng, buồn rầu.
a) Xác định các loại khí chất mỗi người trong câu chuyện trên ?
b) Phân tích ưu – nhược điểm từng khí chất trên, từ đó anh chị rút ra kinh
nghiệm gì cho bản thân ?

Việt Trì, tháng 7 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ …..……………………………………………... 2
1. Lý do chọn đề tài này……………………………......................................... 2
2. Mục đích tìm hiểu, nghiên cứu…………………………….......................... 2
3. Giả thuyết khoa học…………………………………………………........... 2
4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………. 3
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………... 3
NỘI DUNG…………………………………………………………………….. 4
Chương I: Xác định khí chất mỗi người trong câu chuyện trên ?........................ 4


1. Các loại khí chất ở câu chuyện trên………………………………….. 4
Chương II: Phân tích ưu – nhược điểm từng loại khí chất trên, từ đó rút ra kinh
nghiệm cho bản thân ? ………………………………………………………….. 5
1. Khái niệm…………………………………………………………….. 5
2. Đặc điểm và ưu – nhược chủ yếu ở khí chất…………………………. 6
2.1.

Kiểu khí chất hăng hái

2.2.

Kiểu khí chất nóng nảy

2.3.

Kiểu khí chất bình thản

2.4.

Kiểu khí chất ưu tư

3. Mối quan hệ giữa khí chất và thành phần khác trong nhân cách……... 8
4. Các nghiên cứu về khí chất…………………………………………... 9
5. Rút kinh nghiệm cho bản thân trong đề tài trên……………………… 10
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………... 11
1. Kết luận…………………............................................................................. 11
2. Khuyến nghị…………………..................................................................... 11
2.1.

Về nhà trường và học sinh – sinh viên


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………... 12

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài này
Trong 1 người ln tồn tại 4 loại khí chất căn bản và ln khơng ổn định, có
khi ta thấy mình là khí chất này lại có khi là khí chất khác, nên đơi khi thấy mình
thật khó hiểu. Tuy nhiên sẽ có 1 khí chất "nổi bật" nhất, và nó cũng quyết định
khí chất "chính thức" của một người. Song khí chất khác với bản tính - tính cách;
khí chất khơng giúp phân biệt tốt xấu hay phân loại thiện ác. Sau khi trải qua một
khoảng thời gian nghĩ ngợi rất lâu thì bất chợt vấn đề dần hiện ra: Những đặc điểm
tâm lý nào mang tính phổ biến nhất cần có ở cơ thể con người từ khí chất ? Liệu
nguồn gốc của nó đã thật sự được con người khai phá hết ? … Đây chính xác là 1
trong nhiều câu hỏi mà đề tài này mang lại cũng như sẽ phần nào giải đáp những
thắc mắc người viết thơng qua bài tiểu luận dưới đây.
2. Mục đích tìm hiểu, nghiên cứu
- Trả lời các câu hỏi mà chủ đề đưa ra
- Đề ra một số giải pháp giúp người đọc tự tin hơn trong xây dựng và phát triển
khí chất trong đời sống, cơng việc.
3. Giả thuyết khoa học [1]
- Học thuyết sinh lý về khí chất:
+ Trong một giai đoạn dài và phức tạp của lịch sử học thuyết về khí chất
ln ln liên quan tới những đặc điểm sinh lý của cơ thể. Một trong những thử
nghiệm nghiêm túc nhất để giải quyết vấn đề khí chất là thử nghiệm trên cơ sở
sinh lý của I.P. Paplôp, B.M. Cheplôp và Hebưlinxưn. Trường phái đầu tiên này
được gọi là học thuyết về cá kiểu loại của hệ thần kinh, sau đó được gọi là “Học
thuyết về các đặc điểm của hệ thần kinh”.

+ Đến nay người ta vẫn khẳng định một điều là những tính chất động lực
của hành vi thể hiện trong khí chất có cơ sở sinh lý, một số đặc điểm nào đó có
cấu tạo của cấu trúc sinh lý.
- Thuyết tâm lý về khí chất:

2


- Cách tiếp cận khí chất chỉ trên cơ sở của phân tích hành vi. Trong việc xác
định khí chất người ta không tập trung vào dấu hiệu của bẩm sinh hoặc các
tính chất của cơ thể, mà tập trung vào dấu hiệu chính.
- “Những tính chất động lực – cấu tạo của hành vi” được trừu tượng hóa từ
những hành động hoàn chỉnh của hành vi. Ở cách tiếp cận này xuất hiện một
khó khăn cơ bản. Đó là dấu hiệu chính này khơng cho phép chúng ta giải quyết
vấn đề về phạm vi của những tính chất cụ thể để xác định khí chất.
4. Đối tượng nghiên cứu
Xác định từng khí chất một cũng như phân tích ưu – nhược điểm của các
nhân vật trong câu chuyện trên, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Trong đề tài này em dùng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhìn
từ góc độ tâm lý học nhân cách và phương pháp tiếp cận lịch sử để nghiên cứu tài
liệu.
- Ngồi ra em cịn sử dụng các tài liệu trong các cơng trình khoa học
nghiên cứu về khí chất và

3


NỘI DUNG
Chương I: Xác định khí chất mỗi người ở câu chuyện trên ?

1. Phân loại các kiểu khí chất

 I.P.Pavlov – nhà sinh lý học nổi tiếng người Nga đã chứng minh rằng sự kết
hợp giữa ba thuộc tính: cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt của hai quá
trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế tạo ra bốn kiểu thần kinh cơ bản
làm cơ sở cho bốn kiểu khí chất. Như vậy, có thể phân loại các nhân vật ở câu
hỏi trên như sau :
Kiểu thần kinh cơ bản

Kiểu khí chất tương ứng

- Bạn Nam : Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt

 Hăng hái

- Bạn Minh: Kiểu mạnh, cân bằng, không linh  Bình thản
hoạt
- Bạn Hùng : Kiểu mạnh, khơng cân bằng  Nóng nảy
(hưng phấn mạnh hơn ức chế)
- Bạn Huyền: Kiểu yếu

 Ưu tư

4


Chương II: Phân tích ưu nhược điểm của các loại khí chất trên, từ đó rút ra
kinh nghiệm bài học kinh nghiệm cho bản thân ?
1. Khái niệm
* Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ,

nhịp độ, tốc độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ,
cách nói năng của cá nhân.
* Trong các đặc điểm tâm lí để phân biệt người này với người khác thì khí chất
có tầm quan trọng nhất. Từ xưa người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân
rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi.
- Ví dụ như có người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi có người
thì lại chậm chạp, khép kín khó thích nghi; có người thì bình thản, ung dung;
có người thì lại ln tất bật, vội vàng.



Như vậy, định nghĩa trên cho thấy hành vi của con người không chỉ phụ
thuộc vào điều kiện lịch sử - xã hội mà con phụ thuộc vào tổ chức thần
kinh đặc biệt của cá nhân. [2]

- Để hiểu rõ hơn về khái niệm khí chất, cần chú ý một số điểm sau:
+ Một là, khí chất gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh của con người; là
biểu hiện cụ thể ra bên ngoài về cường độ, tốc độ và nhịp độ các hoạt động tâm
lý của con người.
+ Hai là, khí chất là động lực hành vi cá nhân, nhưng nó chỉ quyết định về
cường
độ, nhịp độ và tốc độ hành vi chứ không quyết định nội dung của hành vi
(như xu hướng, tình cảm, ý chí, thế giới quan…).
+ Ba là, nói đến khí chất là nói đến động lực của tồn bộ hành vi cá nhân,
nghĩa là khơng chỉ nói đến động lực của từng quá trình trâm lý riêng lẻ, từng hoạt
động cụ thể trong một phạm vi nhất định nào đó; mà nói lên đến đặc trưng chung
nhất về cường độ, nhịp độ của toàn bộ hành vi của cá nhân, là động lực tương đối
bền vững trong cả cuộc đời cá nhân.

5



2. Đặc điểm và ưu – nhược điểm chủ yếu
2.1.

Kiểu khí chất hăng hái ( bạn Nam )

 Ứng dụng: hợp với những công việc phản ứng nhanh, thay đổi ấn tượng thường
xuyên (VD: quảng bá, kinh tế, chính trị, marketing…)
+ Cần giao cho những nhiệm vụ mang tính tỉ mỉ, kiên trì, kiềm chế cao.
Đồng thời, thường xun đơn đốc, động viên họ hoàn thành kế hoạch.
- Ưu điểm:
+ Người thuộc kiểu khí chất này thường là người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời,
cởi mở, hướng ngoại, dễ thích nghi với môi trường mới.
+ Luôn hướng về tập thể, tích cực tham gia hoạt động.
- Nhược điểm:
+ Ham hiểu biết, nhận thức rộng nhưng khơng sâu.
+ Tình cảm thiếu sâu sắc, bền vững.

 Niutơn, A. Crưlốp là đại diện tiêu biểu cho loại khí chất này.
2.2.

Kiểu khí chất nóng nảy ( bạn Hùng )

 Ứng dụng: hợp với những công việc chứa đầy sự mâu thuẫn, mới mẻ; cần
quyết đoán, mạo hiểm hơn…
+ Đưa bản thân vào những hoạt động mang tính kỉ luật, tỉ mỉ ( VD: lính cứu
hỏa, cảnh sát, đặc vụ….)
- Ưu điểm:
+ Nhanh nhẹn, rất tích cực, phản ứng mạnh và cương quyết, nói là làm.

+ Cảm xúc bộc lộ rõ nét qua nét mặt, cử chỉ, ngơn ngữ.
+ Thật thà thẳng thắn, chân tình, khơng thích quanh co.
- Nhược điểm:
+ Dễ bốc, dễ xẹp, thường gay gắt, đơi khi cục cằn, nóng nảy, bộp chộp.
+ Khả năng kiềm chế thấp, dễ bị kích động.
+ Trong công tác, họ rất quả quyết nhưng đôi khi dẫn đến liều mạng.

 Đại diện tiêu biểu: Napôlêông, Lécmantốp, Mơda
2.3.

Kiểu khí chất bình thản ( bạn Minh )
6


 Ứng dụng: tính hiệu quả cơng việc loại người này cịn phụ thuộc vào thời gian
gắn bó cơng việc (VD: nhân viên văn phòng, giáo viên, bảo vệ…)
+ Cần tham gia hoạt động mang tính linh hoạt,sơi nổi. Ngồi ra, có thể tự
đưa ra những tình huống u cầu giải quyết nhanh.
- Ưu điểm:
+ Phong thái ung dung, đĩnh đạc, khơng vội vàng hấp tấp.
+ Chín chắn, ít bị kích động, ln bình tĩnh trong mọi việc, khả năng kiềm
chế tốt.
+ Nhận thức chậm nhưng chắc chắn.
+ Thực hiện cơng việc chu đáo, thận trọng.
+ Thích trật tự, ngăn nắp.
- Nhược điểm:
+ Ít cởi mở, ít biểu hiện rõ rệt các cảm xúc, tình cảm của mình.
+ Có tính ỳ, khơng linh hoạt, thích nghi chậm.

 Đại diện: A. Puskin, nhà quan sự A.E. Xuvôrốp, nhà cách mạng M.

Rôbespie,…
2.4.

Kiểu khí chất ưu tư ( bạn Huyền )

 Cách giáo dục: Đưa vào các hoạt động mang tính linh hoạt, sơi nổi và địi
hỏi sự giao tiếp cao. (VD: việc nghiên cứu, đơn điệu, lặp đi lặp lại, công
việc cần sáng tạo, lãng mạn, nghệ thuật, văn, thơ, hội hoạ…)
+ Ngồi ra, giáo viên có thể đưa ra các u cầu và nhiệm vụ theo trình tự
từ dễ đến khó để học sinh kiểu này có thể hồn thành tốt, giúp học sinh tự tin
hơn.
- Ưu điểm:
+ Có sự nhạy bén, tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tượng.
+ Trong quan hệ thường mềm mỏng, tế nhị, nhã nhặn, chu đáo, vị tha,
thường hay sống với nội tâm của mình.
- Nhược điểm:
+ Hoạt động chậm chạp, nhanh mệt mỏi.
7


+ Ln hồi nghi, hay lo lắng, thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã, xúc cảm khó
nảy sinh nhưng rất sâu sắc, có cường độ mạnh và bền vững.
+ Ít cởi mở, sống theo kiểu “một mình mình biết một mình mình hay”.
+ Khó thích nghi với mơi trường mới

 Đại diện cho mẫu người này là: Googôn, P.I. Traicốpxki
3. Mối quan hệ giữa khí chất và các thành phần khác trong nhân cách
- Với tính cách: Khí chất khơng quy định trước những nét tính cách, nhưng khí
chất có liên hệ chặt chẽ với tính cách. Các nét tính khi được thể hiện ra bên ngồi
dưới hình thức các hành vi xã hội đều mang sắc thái của một kiểu khí chất này

hay một kiểu khí chất khác. Ngược lại, cùng một kiểu khí chất có thể hình thành
những nét tính cách khác nhau.
* VD: William Stanley Milligan hay “Billy Milligan” [1995 – 2014] được
ghi chép là tên tội phạm sở hữu 24 nhân cách khác nhau, trong đó mỗi sắc thái
của hắn khi thể hiện bên ngồi đều mang 1 – 2 kiểu khí chất khác nhau và ngược
lại, cùng một kiểu khí chất nhưng sinh ra rất nhiều tính cách khác nhau; khẳng
định 1 lần nữa về tiềm năng khí chất xúc tác tính cách rất mạnh mẽ.* [3]
+ Khí chất nổi bật của một người gần như là thuộc tính khơng thể thay đổi.
Tuy nhiên tính cách của một người thì khác, nó có thể thay đổi hoặc có thể rèn
luyện, đặc biệt tính cách chịu ảnh hưởng rất lớn dưới sự tác động của mơi trường
sống bên ngồi.
* Ví dụ: một người khí chất yếu - ưu tư nhưng được rèn luyện trong môi
trường qn đội vẫn có một tính cách cứng rắn, mạnh mẽ, quyết đốn tuy nhiên
rồi cũng có lúc họ sẽ thể hiện bản chất-mặt yếu đuối của mình thơi, vì thực chất
họ vẫn chỉ là người có khí chất ưu tư mà thơi [4]
- Với năng lực: Khí chất khơng quy định trước trình độ năng lực nhưng nó ảnh
hưởng đến năng lực. Có những thuộc tính của khí chất có thể là cơ sở thuận lợi
cho sự phát triển năng lực này và cản trở sự phát triển năng lực khác.
* Chẳng hạn; anh A có tài vẽ tranh và đá bóng, thế nhưng khí chất chủ đạo
của anh này là Ưu tư , vậy nên năng lực của anh A sẽ có xu hướng muốn phát
8


triển tài nghệ vẽ tranh sang vẽ hội họa 2D, 3D một khi có kinh nghiệm, học thức
dày dặn. Mặt khác, đá bóng cũng là “năng lực” khác của anh A nhưng do sở hữu
vẻ Ưu tư, sẽ có 50% anh A từ bỏ sự nghiệp đá bóng do thuộc tính trước đó ức chế
; cịn lại là khả năng anh A tiếp tục sự nghiệp đá bóng nhưng sẽ khơng phát triển
nhiều như năng lục “vẽ tranh” vì vài yếu tố tác động bên ngoài.
4. Các nghiên cứu về khí chất từ trước đến nay [5]
Vào thời kỳ này người ta đã miêu tả bốn loại khí chất. Đây là cách tiếp cận

thuần túy sinh học. Theo cách tiếp cận này thì dường như khí chất khơng liên quan
đến đời sống tâm lý và người ta nói đến những khí chất các bộ phận khác nhau.
- Thế nhưng, quan điểm chung về khí chất rất ít thay đổi, cụ thể:
+ Tồn tại 4 loại khí chất.
+ Cơ sở sinh học của các đặc điểm tâm lý.
+ Khí chất thể hiện một khía cạnh phong phú của các đặc điểm hành vi.

 Ví dụ có thể kể đến, tên tuổi của Hypôcrát người Hy Lạp (460 – 356 TCN),
được ghi lại là người đầu tiên phát hiện ra các khí chất trong cơ thể, bao gồm:
Chất nước chiếm ưu thế

Loại khí chất tương ứng

- Máu

- Hăng hái (sanguin)

- Nước nhờn

- Bình thản (Flegmatique)

- Mật vàng

- Nóng nảy (Cholerique)

- Mật đen

- Ưu tư (Melancolique)

 Tiếp đến là Gelen(130 – 250) đã hồn thiện học thuyết của Hypocrat qua việc

phân chia khí chất thành bốn kiểu cơ bản dựa vào các chất dịch chiếm ưu thế:
Xăngganh (kiểu linh hoạt), Phlêmatic (kiểu trầm), Cơlêric (kiểu nóng),
Mêlangcơlic (kiểu ưu tư).

 Quan điểm của nhà tâm thần học Kreckme ( Đức ) cũng tiếp thu lí luận của
Hypơcrát và chỉ ra rằng cơ sở sinh lý khí chất là do kết cấu cơ thể qui định như
sau:

9


Cấu trúc cơ thể

Loại khí chất tương ứng

- Thân hình lực lưỡng

- Hăng hái – bình thản

- Béo, thấp, bụng to

- Tốt bụng – nóng nảy

- Gầy, cao, nhẹ

- Ưu tư

5. Rút kinh nghiệm cho bản thân từ chủ đề trên
Như Ph. Ăngghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự
phát triển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp". Khí

chất khơng định trước giá trị đạo đức và giá trị xã hội của cá nhân. Người có khí
chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức hoặc những người có khí chất
như nhau thì lại có những giá trị đạo đức và xã hội rất giống nhau.
Bởi vậy, để tạo nên thành công của một người, đam mê thơi vẫn chưa đủ vì
cần phải có thêm thiên hướng; tức bản thân ngay từ ban đầu nên nhận định lại mọi
hành vi, lời nói, cử thường ngày mà mình giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm sống
của mình bắt đầu từ quan sát, nhận ra khí chất thuần túy nhất ở mỗi người. Song
biết cách điều chỉnh lại tính cách, năng lực mà mình chuẩn bị hay sắp sửa áp dụng
nó cho mọi lĩnh vực mình đang theo đuổi, học hỏi.
Tuy nói vậy đồng nghĩa với việc mình phải suy tính, cân nhắc kĩ đến từng
lời thoại kể cả khi nó khơng quan trọng đi nữa, rằng nếu có ai đó thật sự đã áp
dụng phương pháp ấy trong đời sống đủ lâu thì chắc họ sẽ thực sự phải thốt lên:
“Mỗi ngày cứ như 1 buổi tra tấn còn tồi tệ hơn cả đánh đập, chỉ tồn là căng thẳng
với tâm khí mệt mỏi”.
Nhưng bài tiểu luận này khơng có dụng ý bắt buộc người khác, cái quan
trọng là bản thân mình tự quyết định mình có đang làm chủ quan điểm đúng – sai
về nhân cách hay khơng mà thơi, vì “Trường đời” chẳng bao giờ có khái niệm
đúng – sai do định nghĩa về chính nó chỉ chứng minh đúng như những gì nó định
sẵn, và tồn tại duy nhất những lựa chọn khó khăn sẽ theo đuổi ta suốt chặng đường
dài !

10


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tóm lại, mỗi kiểu khí chất trên đều có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế
thường gặp ở một người có những nét của kiểu khí chất nào đó chiếm ưu thế,
nhưng đồng thời lại có những nét riêng lẻ nào đó thuộc kiểu khí chất khác. Ngồi
ra, cịn có những kiểu khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc tính của cả bốn kiểu

khí chất trên.
Khí chất có cơ sở sinh lý là kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn chịu sự chi
phối của các đặc điểm xã hội và biến đổi do rèn luyện và giáo dục.
=> Khí chất khơng tiền định các thuộc tính phức hợp của nhân cách, song
các đặc điểm về động thái trong sự thể hiện của tất cả các thuộc tính nhân cách
đều bị phụ thuộc vào khí chất ở một mức độ nhất định.
2. Khuyến nghị
2.1. Về phía nhà trường và học sinh – sinh viên
- Phía nhà trường cần hợp lý hóa các đồ án, tư liệu và phân tích cách thức áp dụng
thực tiễn bằng những ví dụ điển hình, dẫn chứng đơn giản nhất để học sinh – sinh
viên cảm thấy thích thú, tự tin hơn trong việc xây dựng bài; tránh truyền tải những
thông tin sai lệch, thiếu căn cứ khiến học sinh – sinh khơng định hình được những
khn mẫu cơ bản trong học tập, thực tập và việc làm trong mùa dịch Covid – 19.
- Mặt khác, để tránh trường hợp những kiến thức “hổng” do thầy, cô giáo chưa
truyền tải hết hay không chú ý nghe giảng; các bạn sinh viên nên chủ động tự tìm
tịi, khám phá những kiến thức mới trên các diễn đàn, trang chủ học vấn,… Hoặc
có thể trực tiếp trao đổi các hình thức liên lạc các thầy, cơ giáo có chun mơn để
được hỗ trợ, tư vấn những tư liệu tham khảo phổ biến mà mình có thể áp dụng
một cách tối ưu nhất.

11


TƯ LIỆU TH[AM KHẢO
[1] PM. Nguyễn Ngọc Duy, “KHÍ CHẤT THEO HỌC THUYẾT SINH LÝ VÀ
TÂM LÝ”(petetducnguyen, năm 2010), chi tiết:
/>[2],[4] nguyentien (2015), “Khí chất con người”, trang web Tập đoàn nhân sự
APEC, chi tiết:
/>[3] { Mutex } Những Vụ án thế kỷ (2019), “Kẻ đa nhân cách trong phim "Split"
hóa ra là kẻ sát nhân đáng sợ có thật ngồi đời”, trình duyệt Youtube, chi tiết:

/>[5] PM. Nguyễn Ngọc Duy, “Khí chất” (petetducnguyen, năm 2010), chi tiết:
/>
 Chú thích: Bài tiểu luận này được lấy cảm hứng bởi tác giả Cao Minh (?)
đi cùng một số tác phẩm tiêu biểu: Sổ tay nhà thôi miên, Thiên tài bên phái
– Kẻ điên bên phải,…

12



×