TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
BÀI TẬP THỰC TẾ
MƠN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2021 – 2022
Đề tài: Lễ cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo tỉnh Hà Giang
Danh sách nhóm
STT
Mã sinh viên
Họ và tên
STT theo ca
Ghi chú
(SĐT)
1
21040714
Bùi Thị Phương Anh
12
0964841415
2
21040035
Dương Thị Minh Ngọc
617
0916143102
3
21040424
Nguyễn Minh Ngọc
635
0919592502
4
21040176
Phạm Hạnh Nguyên
668
0782111777
5
21040503
Trần Phạm Vân Nhi
687
0869879802
6
21040189
Nguyễn Thị Mai Phương
720
0386442130
7
21040110
Nguyễn Ngọc Tâm
775
0328928861
8
21040949
Trần Thị Thanh Thảo
818
0357295471
9
21040608
Đỗ Nguyễn Kiều Vân
970
0326578384
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
1
Mục lục
A, Phần mở đầu.......................................................................................................3
B, Nội dung..............................................................................................................4
1. Khái quát về dân tộc Pu Péo ở Hà Giang.........................................................4
1.1.
Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của địa điểm nghiên cứu. ..4
1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................5
1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................... ..7
1.2.
Khái quát về dân tộc Pu Péo ở Hà Giang.......................................................7
1.2.1. Nguồn gốc lịch sử..........................................................................................7
1.2.2. Ngôn ngữ, dân số...........................................................................................8
1.2.3. Trang phục.....................................................................................................8
1.2.4. Văn hóa......................................................................................................... 10
2. Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo…............................................................12
2.1.
Nguồn gốc..................................................................................................... 12
2.2.
Quá trình chuẩn bị.........................................................................................13
2.3.
Phần lễ........................................................................................................... 15
2.3.1. Cúng dâng lễ (cúng sống).............................................................................. 15
2.3.2. Cúng chính (cúng chín).................................................................................16
2.4.
Phần hội.........................................................................................................17
2.5.
Ý nghĩa..........................................................................................................18
3. Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở quá khứ và hiện tại..........................19
4. So sánh lễ cúng thần rừng của người Pu Péo với người Hà Nhì/Dao Đỏ.......20
C, Kết luận...............................................................................................................24
D, Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................24
E, Ảnh nhóm............................................................................................................25
2
A, PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khơng thể phủ nhận văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi, đóng vai trị nền
tảng đối với sự hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia. Đó là một khái niệm
mang nội hàm rộng, có thể được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn hay tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Như vậy, văn hóa là
một tổng thể phức hợp bao gồm phong tục, lối sống, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật,
đạo đức, ... và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư
cách là một thành viên của xã hội.
Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa với 54 dân tộc anh
em phân bố trên chiều dài dải đất hình chữ S. Các sắc thái văn hóa địa phương, vùng,
miền tạo cho khn tranh văn hóa Việt Nam một diện mạo vơ cùng độc đáo; thống
nhất, hài hịa mà đa dạng, nhiều hình vẻ. Đặc biệt, trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt
Nam, tộc người Pu Péo là một dân tộc thiểu số có những nét văn hố truyền thống,
phong tục, tập quán phong phú, đóng góp nhiều di sản quý báu vào kho tàng văn hoá
Việt Nam và cịn được đón nhận bởi bạn bè quốc tế.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhằm góp phần nhỏ vào tìm hiểu
đặc điểm văn hóa của người Pu Péo ở Việt Nam nói chung và ở huyện Đồng Văn tỉnh
Hà Giang nói riêng, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn cầu, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, và nâng cao nhận thức về lịch
sử Việt Nam, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Lễ cúng thần rừng của dân tộc
Pu Péo tỉnh Hà Giang” làm đề tài cho bài tiểu luận môn học Cơ sở Văn hóa Việt
Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Ở phía sau làng Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang sẽ là
nơi diễn ra lễ tế thần rừng hàng năm của người Pu Péo. Người Pu Péo dân số chỉ có
vỏn vẹn tổng cộng là 600 người nhưng họ lại có thể sở hữu cho mình một lễ cúng với
tên gọi “Thần rừng” đã được công nhận là một trong những di sản văn hoá phi vật thể.
3
Mục đích của bài tiểu luận nhằm tìm hiểu được khái quát về dân tộc Pu Péo ở
Hà Giang, quá trình chuẩn bị và diễn ra lễ cúng thần rừng, so sánh sự khác nhau giữa
cách thức tiến hành trong quá khứ, hiện tại và với lễ cúng thần rừng của người Hà
Nhì/Dao Đỏ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, để phục vụ công tác nghiên cứu, nhóm chúng
tơi đã sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích và phương pháp so sánh nhằm tìm hiểu về các vấn đề nghiên
cứu.
4. Bố cục khái quát
Bài luận của chúng tơi sẽ chia làm 5 mục chính: Phần mở đầu; khái quát về dân
tộc Pu Péo tỉnh Hà Giang; cung cấp thông tin chi tiết về lễ cúng thần rừng của người
Pu Péo; so sánh sự khác nhau giữa cách thức tiến hành trong quá khứ; hiện tại và so
sánh với lễ cúng thần rừng của người Hà Nhì/Dao Đỏ.
5. Tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu nghiên cứu bao gồm nguồn tư liệu thành văn: Các Nghị quyết của
Trung ương Đảng về dân tộc và chính sách dân tộc, các sách, cơng trình nghiên cứu
khoa học, luận án tiến sĩ, các bài viết về nguồn gốc tộc người, những nét đặc sắc trong
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Pu Péo.
B, Nội dung
1. Khái quát về dân tộc Pu Péo ở Hà Giang
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của địa điểm
nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc Việt Nam, phía Đơng giáp Cao
Bằng, phía Tây giáp với Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tun Quang và phía
Bắc giáp Trung Quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên 7.884,37km2, chỗ rộng nhất từ
tây sang đông rộng 115km và từ bắc tới nam rộng 137km.
4
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
a, Địa hình:
Do cấu tạo địa hình phức tạp, Hà Giang có một tiềm năng to lớn về khí hậu, đất
đai, tài ngun và khống sản, ... Dựa trên những đặc điểm ấy, Hà Giang được chia
thành ba vùng với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có
tiềm năng và thế mạnh riêng, cụ thể:
Vùng I: Là vùng núi đá cao ở phía Bắc với 4 huyện là Đồng Văn, Mèo Vạc,
n Minh và Quản Bạ, có diện tích tồn vùng là 2.352,7 km2.
Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm hai huyện Hồng Su Phì và Xín
Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2.
Vùng III: Là vùng núi thấp với các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê,
Quang Bình và thành phố Hà Giang. Đây là vùng trọng điểm kinh tế của Hà
Giang với diện tích tự nhiên lên tới 4.320,3 km2.
Ảnh 1: Bản đồ địa lý tỉnh Hà Giang
(Nguồn: /> , truy cập ngày: 27/11/2021)
b, Khí hậu:
5
Về cơ bản, khí hậu Hà Giang mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc –
Hoàng Liên Sơn, song mát và lạnh hơn các tỉnh vùng Đông Bắc, nhưng lại ấm hơn các
tỉnh phía Tây Bắc.
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm
lớn, dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao lên đến
400C (vào tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp chỉ 2,20C (tháng 1).
Hà Giang có chế độ mưa khá phong phú. Bình qn lượng mưa hàng năm của
tồn tỉnh đạt khoảng 2.300 - 2.400 mm. Chênh lệch lượng mưa giữa các vùng, các năm
và các tháng trong năm khá lớn.
Độ ẩm trung bình hàng năm của Hà Giang khoảng 85% và sự dao động cũng
không lớn. Thời điểm cao nhất vào khoảng 87 - 88% trong khi thời điểm thấp nhất
(tháng 1, 2, 3) khoảng 81%.
c, Tài nguyên thiên nhiên:
c.1. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm
đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất này rất thích hợp cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt,
lê, mận....), cây công nghiệp (chè, cà phê....), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền
sâm....).
c.2. Tài nguyên khoáng sản
Hà Giang có tiềm năng và triển vọng lớn về khống sản như sắt, mangan, chì,
thiếc, antimon, vàng, đá q. Bên cạnh đó, Hà Giang cịn có một trữ lượng khá lớn các
loại khống sản khơng kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá
phiến…. và cả than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng.
c.3. Tài nguyên rừng
Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang đồng thời ý nghĩa lớn với khoa
học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang
khá phong phú với nhiều chủng loại. Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại
6
lớn của cả nước, tính đến 31/12/2005 là 345.860 ha, đất trống quy hoạch cho lâm
nghiệp 262.918 ha. Những phát hiện cho thấy rừng Hà Giang có nhiều loại động vật
quý hiếm như: hổ, báo gấm, voọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng, ...
1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
a, Kinh tế:
Hà Giang là tỉnh nghèo trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, có huyện Xín Mần
thuộc diện huyện nghèo trong 6 huyện nghèo nhất cả nước, xếp thứ 63 về GRDP bình
quân đầu người, đứng thứ 58 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846.500 dân, GRDP
đạt 20.772 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng (tương ứng với 899
USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,76%.
b, Xã hội:
Dân số tỉnh Hà Giang là 854.679 người (số liệu ngày 1/4/2019). Trong đó, tỉ lệ
dân số thành thị là 135.465 người (chiếm khoảng 15,8% dân số). Dân số Hà Giang
tương đối đông so với các tỉnh miền Bắc khác. Các dân tộc: Mông (chiếm 32,9% tổng
dân số toàn tỉnh), Tày (23,2 %), Dao (14,9 %), Việt (12,8 %), Nùng (9,7 %)...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tồn tỉnh có 7 tơn giáo khác nhau đạt 40.393
người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 35.960 người, tiếp theo là Cơng giáo với 4.110
tín đồ, Phật giáo có 290 tín đồ.
1.2. Khát quát về dân tộc Pu Péo ở Hà Giang
1.2.1. Nguồn gốc lịch sử:
Dân tộc Pu Péo, tên gọi khác Ka Beo, Pen ti lô lô (Lô Lô bản địa) là một dân tộc
thiểu số trong số 54 dân tộc Việt Nam.
Người Pu Péo sinh sống lâu đời ở vùng cực Bắc Việt Nam. Tộc người Pu Péo
sống ở huyện Đồng Văn ngày nay có nguồn gốc là người Pu Péo ở huyện Ma Ly Pho,
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX, do có đường biên giới
dài 52,5 km giữa hai huyện Đồng Văn và Ma Ly Pho nên người Pu Péo di cư đến nước
ta làm nhiều đợt. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho đến tận ngày nay cũng chưa
chứng minh được từng đợt cụ thể, di cư đồng loạt hay lẻ tẻ.
7
Các dân tộc láng giềng đều thừa nhận rằng người Pu Péo là một trong những cư
dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực Bắc. Trong hơn 300 năm định cư trên
đất nước ta, người Pu Péo đã xây dựng làng bản của mình và trở thành một bộ phận
của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Đồng bào Pu Péo đã kề vai sát cánh cùng các dân
tộc anh em, láng giềng, đổ mồ hôi xương máu để giữ gìn, bảo vệ chủ quyền đất nước
Việt Nam và Cao nguyên đá Đồng Văn - nơi tập trung đông đúc nhất đồng bào Pu Péo
và được coi là trung tâm văn hóa Pu Péo truyền thống của Việt Nam.
1.2.2. Ngôn ngữ, dân số
a. Ngôn ngữ:
Qua nghiên cứu, điều tra thực tế và so sánh với các hệ ngôn ngữ khác, Trần Văn
Ái, tác giả cuốn sách “Văn hóa người Pu Péo” đã đưa ra kết luận “Trong ngôn ngữ Pu
Péo vừa có yếu tố Kađai nói chung, vừa có yếu tố ngơn ngữ Tày Thái, vừa có yếu tố
ngôn ngữ Nam Đảo, nhưng gần gũi với ngôn ngữ Tày Thái hơn cả.” Thậm chí, giống
như nhiều dân tộc sống trên địa bàn huyện Đồng Văn cho rằng phần lớn các địa danh ở
huyện Đồng Văn ngày nay đều được đặt tên theo ngôn ngữ người Pu Péo. Người Pu
Péo vẫn sử dụng tiếng Pu Péo hàng ngày mặc dù họ khơng có ngơn ngữ viết riêng và
rất giỏi nói tiếng H’mơng hay Quan Hỏa.
b. Dân số:
Theo “Tổng điều tra dân số và nhà ở” năm 2009, dân số của dân tộc Pu Péo ở
Việt Nam là 687 người, phân bố: Hà Giang (580 người, chiếm 84,4% tổng số người Pu
Péo tại Việt Nam), Tuyên Quang (48 người), thành phố Hồ Chí Minh (15 người), Đồng
Nai (11 người), ...
Có thể nói, Pu Péo là một trong số những dân tộc đang có nguy cơ bị biến mất ở
nước ta. “Thủ phủ” của tộc người Pu Péo - Xã Phố cũng chỉ có 24 hộ gia đình. Tỉ lệ gia
tăng dân số tự nhiên rất thấp. Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình tỉnh Hà Giang trong 8 năm qua, mặc dù được Nhà nước khơng hạn chế mức sinh,
thậm chí cịn khuyến khích sinh con dân số Pu Péo toàn huyện chỉ tăng thêm 87 người.
1.2.3. Trang phục:
8
Màu chủ đạo của trang phục và hoa văn: đỏ, xanh. Màu đỏ tượng trưng cho đàn
ông và cho sự tôn trọng của người phụ nữ dành cho họ. Khi may trang phục, màu đỏ
được khâu trước. Màu xanh tượng trưng cho người phụ nữ.
a, Đàn ông (Con pọk cờ pạ): bộ quần áo nhuộm màu chàm hoặc áo xanh, quần
đen.
Áo được may dài quá đầu gối, vạt áo trước ngắn hơn vạt áo sau, cài khuy ở bên
sườn và dưới vai. Chiếc áo này được mặc vào các dịp lễ, tết, cưới hỏi, tang ma.
Quần được may suông, thắt chun phía trước. Cạp quần là một mảnh vải rời nối
vào thân quần và được để buông, không dùng rải rút như một số kiểu quần của các dân
tộc khác. Không mang trang sức, chỉ đeo vòng tay, vòng cổ trong ngày cưới.
b, Phụ nữ (bọc duộm): Thường mặc áo dài đen, bên ngồi có yếm (xanh hoặc đỏ).
Thứ tự mặc: Mặc váy: phải chui từ đầu xuống, không được phép xỏ chân vào
trước vì sẽ làm bẩn váy. -> Buộc yếm -> Mặc áo trong -> Mặc áo ngoài -> Vấn khăn
Áo trong (bọc): cài khuy bên nách, may từ vải đen. Ống tay gồm 4 miếng vải
màu khác nhau để trang trí. Ở cổ áo đệm thêm 1 miếng vải ở ngoài. Phụ nữ đã kết hôn:
số khuy luôn là số chẵn (6-8 cái), gần vai làm 2 khuy. Phụ nữ chưa kết hôn: số khuy
luôn là số lẻ (5-7 cái), gần vai chỉ làm 1 khuy. Sau khi tạo khuy thì khâu vải hoa có
màu sắc sặc sỡ lên trên và bắt buộc phải có màu đỏ.
Áo khốc ngồi (bọc cạ): khâu bằng những miếng vải màu (xanh, đỏ, trắng…).
Cách khâu cũng giống áo trong nhưng không cần khâu khuy áo mà làm 2 dây khoét
ngực để buộc áo. Hoa văn là các miếng vải nhỏ hình tam giác, gập lại thành hình
vng, hình chữ nhật và khâu lên nẹp áo giống như các họa tiết ở chân váy. Không
may cổ áo mà được gắn liền với nẹp áo (méo bọc cạ).
Váy (dong): Phụ nữ thường mặc váy đen tối màu không xếp nếp, bố cục tinh tế
và cân đối, trang trí bằng các mẩu hạt cườm và mặt mài bằng kim loại. Các dải hoa văn
chắp ghép bằng vải màu xanh, đỏ, trắng, tím vàng được khâu nổi lên rực rỡ viền quanh
2 tà áo; hình quả trám phủ trước váy, quanh gấu váy và trên khăn đội đầu. Những hình
cơ bản được cắt ghép tỉ mỉ, khéo léo tạo nên các hoạ tiết hình mào gà, mặt trời. Cắt
9
ghép những miếng vải tạo hoa văn trang trí hồn tồn thủ cơng, khơng gị bó và theo sự
sắp xếp bắt buộc nào.
Yếm (pươi): Hai dải yếm, yếm đằng trước bao giờ cũng dài hơn yếm đằng sau.
Vải có màu nổi. Yếm được buộc từ cạp váy để khi thả sẽ chạm đến phần hoa văn của
cạp váy trong. Dây buộc yếm làm bằng vải đen đính ở hai đầu thân yếm và khi buộc thì
thắt giấu vào trong vạt áo, 2 dây thắt của yếm sau được thắt buông ra phía trước.
Khăn (khặn):
Khăn quấn đầu (khặn nhiêu) làm bằng vải nâu, đen hoặc tím sẫm. Ở hai phía
đầu khăn thêu chỉ màu hồng. Các thiếu nữ vấn tóc quanh đầu, bên ngồi quấn một vành
khăn, quấn kín hết khăn, khi kết hơn thì bng một đoạn khăn xuống. Thiếu phụ búi
tóc trước trán, có giắt một chiếc lược gỗ bên trên, sống lược gọt cong hình hai chiếc
sừng; những chiếc khăn thường được đội vào các dịp lễ tết hay tiếp khách.
Khăn đội đầu ( pươi tơ) làm bằng vải đen. Khăn hình vng, khi đội sẽ gấp đôi
lại. Trên nền vải ghép nhiều mảnh vải màu sắc khác nhau, kín khoảng nửa chiếc khăn
để tạo hoa văn rực rỡ. Trên các góc khăn được đính một số hạt nhơm nhỏ hoặc hạt
cườm. Khăn được dùng trong các dịp quan trọng.
Đồ trang sức: vừa dùng trang điểm cho con người vào các dịp quan trọng mà
còn giúp tránh được sự quấy nhiễu, làm hại của ma quỷ và phản ánh điều kiện, khả
năng kinh tế của từng cá nhân, gia đình trong xã hội. Đồ trang sức gồm có nhiều loại
vịng tay, vịng cổ, dây chuyền, nhẫn, chủ yếu là bằng bạc.
10
Ảnh 2: Trang phục của dân tộc người Pu Péo
(Nguồn ảnh: truy cập ngày: 27/11/2021)
1.2.4. Văn hóa:
Về tục lệ ma chay, mỗi khi có người thân trong nhà qua đời sẽ đặt nghiêng hũ
thờ trên bàn thờ để tổ tiên biết, quan tài được đặt ở nửa sau gian giữa. Trước khi đi mai
táng, thầy cúng làm lễ đưa người chết về quê cũ, cắm một ngôi sao bằng tre ở cửa
chính đi để ngăn khơng cho ma trở lại nhà. Mộ thường đặt trên rừng. Trước khi lấp đất,
con trai phải lần lượt bước lên nắp quan tài quỳ lạy. Trên bàn thờ là những hũ nhỏ thờ
tổ tiên 3 đời, mỗi hũ tượng trưng cho một đời. Những người chết bất đắc kỳ tử coi là
ma ngoài. Người Pu Péo để tang cha mẹ 3 năm, trong tang khơng được cưới hỏi, ngồi
đám tang cịn làm ma khô.
Nhà ở thường là hướng Nam và Đông Nam, nằm dưới chân đồi và nhìn ra ruộng
vườn. Nhà sàn được làm 3 đến 5 gian, thường có một cửa chính và một cửa phụ bên
gian bếp. Không gian sinh hoạt khép kín. Chuồng gia súc gần gian bên trái. Gian giữa
là gian khách, gian bên trái (phía đơng) là gian linh thiêng đặt bếp thiêng. Bếp thứ hai
để nấu ăn hàng ngày ở gian phía tây. Bên cạnh bếp lửa kê một chiếc giường- bày các
đồ cúng tổ tiên và là chỗ ngủ người đàn ơng trụ cột. Phía trên giường là nơi để đặt bàn
thờ. Gian bên phải được giành cho phụ nữ để thêu thùa, may vá. Phía sau ngăn thành
gian buồng nhỏ dành cho các con gái. Trong các gia đình thường có một đầu sư tử khắc
bằng đá để ở cổng ra vào hoặc đặt trên nóc nhà như một vật thiêng để canh giữ nhà
hoặc trừ tà.
11
Ảnh 3: Nhà ở của dân tộc Pu Péo
(Nguồn ảnh: /> , truy cập ngày: 27/11/2021)
Người Pu Péo cư trú xen kẽ và quan hệ gần gũi với các tộc người khác. Mặc dù
định cư từ lâu đời nhưng bản làng thường xuyên phân tán, chỉ có từ 5-7 hộ. Tuy nhiên,
dòng họ đối với người Pu Péo là một tổ chức tông tộc truyền thống, lấy huyết thống
cha làm cơ sở kết nối. Mơ hình gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Trong gia đình thường
tồn tại 2-3 thế hệ, người cha là người đứng đầu, làm trụ cột.
Lễ cưới được tiến hành qua nhiều bước: thăm dâu, dạm hỏi, xin dâu, đón dâu và
lễ lại mặt, ngày cưới của cô dâu chú rể đều mặc trang phục truyền thống, trong ngày
cười đồn đón dâu của nhà trai đi theo số chẵn, lễ vật mang theo gồm 5 sọt xôi, một
tấm vải đỏ, chuỗi hạt cườm, một đôi bát và một con gà trống. Lễ cưới ở nhà gái diễn ra
trong vịng một ngày. Sáng hơm sau một người bạn của cô dâu cõng cô dâu ra khỏi
cổng để về nhà chồng (kể từ đó cơ dâu được đối xử như khách). Khi về đến nhà trai, cô
dâu và chú rể khấu vái tổ tiên để được nhận chính thức. Sau khi cưới ba ngày, cô dâu
và chú rể mang theo xôi, thịt trở về bên ngoại làm lễ “lại mặt”.
2.
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo
2.1. Nguồn gốc
Tục cúng thần rừng đã có từ lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của người Pu
Péo. Họ cho rằng thần rừng là chủ của rừng cấm, còn rừng cấm là nơi trú ngụ của các
vị thần, tổ tiên từ nhiều đời trước, là nơi dừng chân, hội tụ của các vị thần. Trong bất
12
cứ dòng họ nào của dân tộc Pu Péo, người đã mất được đủ 3 năm thì sẽ đều được con
cháu đưa linh hồn vào ngụ trên những cây cổ thụ trong rừng nguyên sinh cùng với thần
rừng và tổ tiên ngàn đời của họ. Rừng cấm bởi vậy được gìn giữ và bảo vệ bởi các luật
tục nghiêm ngặt và điều kiêng kỵ như: không được xâm phạm nơi ở của thần, không
được vào rừng chặt cây, lấy củi, săn bắn… Người dân làng bản muốn chặt cây, đốt rẫy
phải thông báo, xin phép bằng lễ cúng thần rừng. Với dân tộc Pu Péo, thần rừng (Sau
ngun hay Sau ngn) có vị trí đặc biệt, có ảnh hưởng lớn nhất và được cầu khấn trong
hầu hết các nghi lễ thờ cúng. Có thể nói, lễ cúng thần rừng là một trong những nghi lễ
truyền thống quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của dân tộc Pu Péo, mang ý nghĩa
phồn thực của cộng đồng cư dân nông nghiệp sinh sống tại vùng đất mà rừng luôn là
một phần khơng thể thiếu.
Người Pu Péo vẫn cịn lưu giữ câu chuyện về nguồn gốc lễ cúng thần rừng: ngày
xưa trên vùng cao heo hút có một ơng thần lạ sinh sống, ai muốn chặt cây, đốt nương
phải xin phép; nếu thần ưng thuận thì mới được phép vác rìu, vác cuốc tới tiến hành
công việc. Ong và kiến được thần giao trọng trách coi giữ rừng, nếu ai xâm phạm thì sà
xuống đốt và xua đuổi. Từ đó, con người khơng dám xâm phạm vào tài ngun
rừng, khơng có đất làm nương, khơng có gỗ làm nhà, nên đã kiện lên trời. Vua trời
phán rằng: thần rừng phải cho phép con người khai phá đất đai trồng trọt, kiếm kế sinh
nhai. Thế nhưng sau đó người lại tự do chặt cây, khiến cho mng thú khơng cịn nơi
cư ngụ, kiếm ăn, chúng lại kéo lên vua trời kiện con người. Vua trời phán quyết: rừng
là của chung mn lồi. Tuy nhiên, rừng phải có người cai quản, con người chỉ được
khai phá đất đai, lấy gỗ làm nhà, làm củi đốt một cách chừng mực để mng thú có nơi
cư ngụ, kiếm ăn. Từ đó, người muốn chặt cây, đốt rẫy phải thơng báo bằng lễ cúng
thần rừng.
2.2. Q trình chuẩn bị
Trước ngày làm lễ, đàn ông trong làng vào rừng chọn địa điểm, phát quang cây
rừng. Để tiến hành lễ cúng thần rừng, đồng bào Pu Péo (Hà Giang) phải họp bàn, phân
cơng việc, đóng góp tiền mua lễ vật, mời thầy cúng, ... Buổi tối trước đó, tức ngày 5/6
âm lịch, đại diện các hộ gia đình và những người cao tuổi đến nhà già làng quây quần
13
bên bếp lửa; bàn bạc, thống nhất những việc mà bản đã làm được, chưa làm được trong
năm; đồng thời xác định những công việc cần làm trong năm tới để ngày hôm sau báo
cáo với thần rừng. Khi kế hoạch đã được thống nhất, dân làng từ già đến trẻ cùng nhau
nhảy múa, ca hát bên bếp lửa để thắt chặt tình cảm và nâng cao tình đồn kết.
Vào sáng diễn ra lễ cúng, mỗi gia đình cử đại diện, (thường là chủ nhà) mang lễ
vật đến một nhà gần rừng nhất. Họ phân chia công việc; cử người nấu cơm, luộc trứng
(hoặc thịt), người dọn dẹp sạch sẽ địa điểm cúng, người đi chuẩn bị củi, chất đốt để
tiến hành nghi lễ (củi phải được mang từ nơi khác đến). Trước khi ra cúng thần rừng,
người chủ của mỗi gia đình phải thắp hương cho tổ tiên trong nhà trước.
2.2.1. Lễ vật:
Sáng sớm, một thanh niên khỏe mạnh cường tráng được tín nhiệm cử vào rừng
xin Thần rừng một bó cành cây để già làng chọn lấy 6 cành tốt nhất làm đàn cúng. Đàn
cúng Thần rừng thường được lập ngay sát bìa rừng. Người Pu Péo gọi là “Rưng sau”
có nghĩa là “Rừng thiêng”. Bàn thờ được dựng cao gần 2m, quay mặt về phía đỉnh núi
cao. Lễ vật để cúng Thần rừng được bày trên những cái nong hoặc lá chuối rừng bao
gồm: một con dê, một đôi gà đủ cả trống mái, rượu thơm và cơm chay. Dưới chân bàn
thờ buộc hai con gà, xung quanh là bình rượu và chén. Con dê cịn sống, lông màu đen
được buộc cách bàn thờ một chút.
Danh sách lễ vật cho lễ cúng rừng ở các vùng có thể xuất hiện một vài điểm
khác biệt nhưng nhìn chung vẫn giống nhau ở các lễ vật cơ bản và các vật phẩm hương,
tiền vàng, đèn dầu hoặc nến cốc. Lễ tế sống thường bao gồm 1 đôi gà cả trống và mái
tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở; một con dê to khoẻ lơng đen có sừng; cơm và
trứng luộc. Riêng cơm phải được giã nhuyễn, nắm thành bánh, sau đó dùng sợi chỉ đỏ
cắt thành từng lát vuông vắn rồi xếp cẩn thận, ngay ngắn lên lớp chuối tươi phủ trên
những chiếc nia, trên mỗi lát cơm đặt một miếng trứng gà hoặc một miếng thịt lợn nhỏ.
(Cách sắp xếp lễ vật này cũng dựa trên truyền thuyết của người Pu Péo: từ thuở khai
thiên lập địa, khi có nạn hồng thuỷ, chính chiếc nia là chiếc thuyền cứu mạng cho thuỷ
tổ của tộc người Pu Péo. Vì thế, chiếc nia cũng là một trong những vật linh thiêng được
14
người Pu Péo coi trọng.) Lễ chín có thêm gà luộc 2 con, nội tạng con dê ở lễ sống đem
luộc chín (hoặc lịng lợn luộc gồm lịng non, lịng già, gan, phổi) và 1 miếng thịt luộc.
Ảnh 4: Mâm lễ thần rừng của người Pu Péo
(Nguồn: truy
cập ngày: 27/11/2021)
2.2.2. Thầy cúng
Chủ trì lễ cúng là thầy cúng (Pế mổ). Đây phải là nhân vật có ảnh hưởng và uy tín
với làng, bản, am hiểu luật tục. Thầy cúng có thể được coi là người quan trọng nhất vì
ơng chịu trách nhiệm dẫn dắt điều hành toàn bộ phần lễ. Trong tháng diễn ra lễ cúng
thần rừng, thầy cúng phải hồn tồn kiêng ăn thịt chó.
Ảnh 5: Thầy cúng Tráng Min Hồ cùng bà con đến từ thôn Chúng Trải, xã Phố Là,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
15
(Nguồn: truy cập ngày: 27/11/2021)
2.3. Phần lễ
2.3.1. Cúng dâng lễ:
Đầu tiên thầy cúng cho buộc hai con gà còn sống vào chân đàn cúng, con dê
được buộc gần đó. Mười nắm cơm cắt sẵn, trên có miếng trứng (hoặc thịt luộc) được
đặt lên ban thờ. Bên dưới là một nong cơm nắm được xếp thành năm hàng, không quy
định số lượng, hàng trên cùng là một nắm cơm to, trên đặt một lòng đỏ trứng gà. Các
hàng cơm nắm thể hiện quan niệm của người Pu Péo về thế giới thần linh, trên cùng là
thần rừng, dưới là các thần linh được phân theo cấp bậc.
Ảnh 6: Phần lễ
(Nguồn: /> , truy cập ngày:
27/11/2021)
Thầy cúng thắp hương cắm ở hai bên và chính giữa đàn cúng, rót rượu vào 4
chiếc chén và đọc bài cúng để mời thần rừng, các vị thần và tổ tiên về dự, bày tỏ lòng
thành kính với họ. Dân làng dâng lễ vật mời các vị thần về tham dự và chứng nhận cho
lòng thành của họ. Kết thúc bài cúng, thầy cúng sai người mang gà đi cắt tiết.
Gà được cắt tiết, để nguyên con bày hai bên nong, đầu được đặt lên lá rong hoặc
lá chuối. Bát tiết được đặt phía trên nong, hai bên là hai chai rượu, 4 chén rượu đặt ở
bốn góc trên chiếc nong. Thầy cúng tay cầm cành tre nhỏ, vừa cúng, vừa vung cành tre.
16
Sau chừng 15 phút, thầy cúng cho mang đôi gà đi và dắt con dê vào, đọc bài cúng khác
để báo cáo với thần rừng đây là lễ vật thứ hai dâng lên, xin thần làm chứng cho. Sau
đó, thầy cúng cử người mang dê đi cắt tiết rồi mang cả chậu tiết và con dê đưa lên đàn
tiếp tục cúng. Ở phần này, thầy cúng phải đứng cúng, bên cạnh có một người đại diện
cho dân làng đứng nghiêm, kính cẩn thể hiện lịng thành kính đối với thần rừng và các
vị thần cư ngụ trong rừng. Thầy cúng mời thần rừng về và liệt kê những lễ vật mà dân
làng dâng cúng, mong các vị nhận lấy. Kết thúc phần này, thầy cúng sai mọi người
mang dê đi mổ để chuẩn bị cho phần cúng tiếp theo.
2.3.2. Cúng chính:
Dê được thui, nội tạng để sống, đặt bên cạnh đàn cúng. Thầy cúng khấn báo cho
các thần biết lễ vật mà dân làng dâng lên nguyên vẹn, đầy đủ. Sau đó, nội tạng dê được
mang đi làm chín. Đối diện đàn cúng chính là một tấm phên nhỏ đặt trên một thanh tre
cao khoảng 1,0m, cắm trên nền đất, phía trên đặt một tấm lá rong. Thầy cúng cử một
người dùng một thanh tre, bê chậu tiết dê chấm lên lá rong đó các chấm nhỏ. Đây là
đàn cúng tượng trưng, cúng những ma dữ hay hại con người và những hồn ma vơ chủ,
khơng có nơi cư ngụ. Trong lúc người dân chấm tiết dê, thầy cúng đứng cạnh khấn gọi
hồn những ma đó về cùng tham dự lễ cúng.
Tiếp đó, thầy cúng quay lại ban cúng chính, đặt vào nong 5 chiếc bát có phần
nội tạng của con dê đã luộc chín, thắp thêm hương, rót thêm rượu, bắt đầu cho bài cúng
chính. Thầy cúng tay cầm một cành cây, mỗi điểm nhấn trong bài cúng, thầy lại vung
cành cây lên phẩy qua, phẩy lại trước ban thờ. Bài cúng kể về công lao của thần rừng,
sự tích của đất trời và các vị thần, với hàm ý dân làng không quên nguồn gốc, không
quên công lao của thần rừng, tổ tiên người Pu Péo và các vị thần đã phù trợ cho dân
làng, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, con người khỏe
mạnh, no đủ... Kết thúc bài cúng, thầy cúng cầm theo một con dao nhỏ đến đàn cúng
các vong hồn và ma quỷ, kể tội các vong hồn, ma quỷ đã quấy nhiễu, làm hại dân làng,
rồi dùng con dao hất đổ đàn cúng với ý nghĩa xua đuổi những điều xấu và ma quỷ. Sau
lễ cúng, mọi người cùng nấu nướng và ăn tại chỗ, nếu gia đình nào bận việc khơng đến
tham dự lễ cúng được thì dân làng chia phần đem về hộ.
17
Ảnh 7: Dân tộc Pu Péo nấu nướng, ăn tại chỗ sau lễ cúng.
(Nguồn: /> , truy cập ngày:
27/11/2021)
2.4. Phần hội
Sau phần lễ và phần hội diễn ra cả ngày. Phần hội mang tính cộng đồng cao và
được nhiều người hưởng ứng. Với những nội dung thi đấu các môn thể thao truyền
thống như: Chơi cờ gỗ, Kéo co, Đánh yến, Nhảy cóc, Đánh đu, Đẩy gậy, .....
Ngồi ra, chương trình nghệ thuật dân gian như múa hát các làn điệu dân ca, hát
đối đáp, giao duyên cũng được hưởng ứng nhiệt tình và góp phần thể hiện cuộc sống
hằng ngày của người dân nơi đây.
Ảnh 8: Người Pu Péo ném quả bông.
18
(Nguồn: truy cập ngày: 27/11/2021)
2.5. Ý nghĩa
Lễ cúng thần rừng là một nghi lễ truyền thống quan trọng, là một nét sinh hoạt
văn hóa tinh thần đặc sắc gắn với sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của người Pu Péo. Lễ
cúng phản ánh niềm tin của con người với thiên nhiên và ý thức hướng về tổ tiên
nguồn cội, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cháu con may mắn, mạnh khỏe,
làm ra của cải. Cũng là dịp để mỗi người con dân tộc Pu Péo gắn kết, thương yêu, giúp
đỡ lẫn nhau, nâng cao ý thức gìn giữ khu rừng cấm, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên
rừng đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào. Đồng thời, có ý
nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như ngôn ngữ, phong tục
tập quán của dân tộc Pu Péo, làm phong phú thêm sắc màu văn hóa dân gian các dân
tộc Việt Nam. Với giá trị đặc sắc, đại diện cho bản sắc của cộng đồng người Pu Péo,
năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ cúng thần
rừng của dân tộc Pu Péo vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình
Tập qn xã hội và tín ngưỡng.
Ngồi ra, lễ cúng thần rừng với những lễ cúng hết sức mới lạ cùng với sự thân thiện
của đồng bào đã thu hút du khách tham quan có mặt tại khơng gian nhà dân tộc Pu Péo
để cùng tham dự phần lễ và hòa mình vào phần hội với những trị chơi dân gian độc
đáo, cũng là dịp tìm hiểu văn hóa, giao lưu giữa du khách cùng cộng đồng các dân tộc.
3. Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở quá khứ và hiện tại
Về cơ bản, nghi thức lễ cúng thần rừng của người Pu Péo khơng có nhiều điểm
khác biệt giữa xưa và nay. Họ vẫn giữ được đúng những quy trình của buổi lễ cúng,
một điểm tiêu biểu có thể kể đến là giống như trước kia, người Pu Péo cấm người ra
vào bản, không được ra đồng, săn bắn, chặt cây cối, và dựng cột gỗ buộc túm lá xanh
để làm ký hiệu treo ở đầu bản trong suốt thời gian cúng và ba ngày sau đó.
Bên cạnh đó, tầm quan trọng và ý nghĩa của lễ cúng thần rừng đối với cộng
đồng dân tộc Pu Péo ở Hà Giang nói riêng là điều khơng thể phủ nhận. Có thể thấy, dù
sống trong thời đại giao thoa văn hóa, đứng trước nguy cơ có thể bị ‘’hịa tan’’ trong
19
những sắc màu của văn hóa Việt Nam đa dạng, người Pu Péo đã rất cố gắng trong việc
bảo tồn và giữ gìn văn hóa dân tộc mình.
Song, một nét khác biệt có thể kể đến đó là nghi lễ cúng thần rừng giờ đây
khơng cịn giới hạn trong phạm vi bản làng nữa mà có sự tham gia, góp mặt của cả du
khách thập phương với vai trò là những người xem, người tham dự, được tổ chức tại
những buổi giao lưu văn hóa. Ở những lễ cúng tái hiện như vậy, phần lễ sẽ được đơn
giản hóa, lược bớt một số bước. Điều đặc biệt là lễ cúng thần rừng với những nghi lễ
hết sức mới lạ cùng với sự thân thiện của đồng bào đã thu hút du khách tham quan
cùng tham dự phần lễ và hòa mình vào phần hội với những trị chơi dân gian độc đáo,
cũng là dịp tìm hiểu văn hóa, giao lưu giữa du khách cùng cộng đồng dân tộc Pu Péo ở
Hà Giang.
Ảnh 9: Giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng dân tộc Pu Péo
(Nguồn: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam , truy cập ngày: 27/11/2021)
Tuy con số này chỉ là thiểu số nhưng đã phản ánh sự thay đổi trong thời đại giao
thoa văn hố. Để có được điều này là là những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà nước
cùng với sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc quảng bá, bảo tồn và giữ
gìn nét đặc sắc, độc đáo và đa dạng của văn hóa Việt nam. Cụ thể, với giá trị độc đáo,
đại diện cho bản sắc của cộng đồng người Pu Péo, Lễ cúng thần rừng đã được Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia, loại hình Tập qn xã hội và tín ngưỡng năm 2012.
20
Như vậy, có thể thấy được lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở Hà Giang
khơng có nhiều thay đổi giữa quá khứ và hiện tại, vẫn giữ được nhiều điểm đặc sắc và
tầm quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng của cộng đồng dân tộc thiểu số Pu Péo nói
riêng và ở Hà Giang nói chung. Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc
bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Việt Nam, nhà nước đã đặc biệt lưu ý và
có những biện pháp, cơ chế bảo tồn nhất định, nhờ đó mà tín ngưỡng thờ cúng này của
người Pu Péo có thể được nhiều người biết đến và sống mãi với thời gian.
4. So sánh lễ cúng thần rừng của người Pu Péo với người Hà Nhì/Dao Đỏ
4.1. Tên gọi
Lễ cúng rừng của người Hà Nhì cịn được biết đến với tên gọi “Gạ Ma Do”.
Theo tiếng Hà Nhì, “Gạ Ma” có nghĩa là con lợn cái, “do” chỉ một cái cây cao, to. 3 từ
trên khi ghép lại mang nghĩa rừng lợn cái, một trong bốn khu rừng thiêng có vị trí hết
sức quan trọng trong mỗi thơn bản của dân tộc Hà Nhì.
4.2. Thời gian
Nếu như người Pu Péo tổ chức cúng rừng cố định vào ngày 6/6 Âm lịch hằng
năm (trừ trường hợp trùng vào ngày Mùi hoặc ngày Dậu) thì lễ cúng rừng của người
Hà Nhì thường diễn ra vào tháng 2 Âm lịch.
4.3. Quá trình chuẩn bị
4.3.1. Thầy cúng
Chủ trì lễ cúng rừng của người Pu Péo là thầy cúng (Pế mổ) - một người có uy
tín với làng, bản, am hiểu luật tục, có vai trị dẫn dắt, điều hành Lễ.
Trong khi đó, hàng năm, người Hà Nhì sẽ chọn ra hai người chịu trách nhiệm
chủ trì các lễ cúng rừng thiêng. Trong đó, một người sẽ là thầy cúng chính (Gạ ma à
guy) và một người là thầy cúng phụ (Gạ ma à mư). Cả hai đều khỏe mạnh, am hiểu
phong tục tập quán, và gia đình khơng có người mất vì tai nạn trong vòng ba năm liền.
4.3.2. Lễ vật:
Lễ vật dâng cúng cũng có sự khác nhau giữa hai dân tộc.
Lễ vật của người Pu Péo chia ra làm lễ sống và lễ chín: Lễ sống gồm 2 đơi gà
trống và mái; một con dê có sừng, lơng màu đen to khỏe; bánh nếp và trứng luộc. Lễ
21
chín gồm gà luộc 2 con; lịng dê luộc chín; 1 miếng thịt luộc; cơm tẻ 50 bát; trứng luộc
50 quả; rượu 3 chai.
Lễ vật cúng rừng của người Hà Nhì gồm một con lợn màu đen; một đơi gà; một
kẹp xơi màu vàng có quả trứng gà luộc chín đặt giữa; một ống rượu nếp ủ sống không
qua chưng cất, đựng trong ống tre; một ống hút rượu bằng cành trúc nhỏ, một ống nước
được lấy từ nguồn nước thiêng; một đôi thớt gỗ; 12 cái bát sứ và 2 đơi đũa.
Lễ vật sẽ được người Hà Nhì cho ngủ một đêm ở nhà thầy cúng chính rồi mới
được phép mang ra để cúng; trong khi đối với người Pu Péo, sáng diễn ra lễ cúng, lễ
vật sẽ được đại diện mỗi gia đình mang đến một nhà gần rừng nhất.
4.4. Lễ cúng
a, Đàn cúng
Đàn cúng rừng của người Pu Péo thường được lập ngay sát bìa rừng. Trong khi
đó, người Hà Nhì ln đặt bàn thờ ở trung tâm khu rừng, nơi được bao quanh bởi cây
cối. Lễ vật thường được bày trên lá chuối rừng.
b, Lễ cúng
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo được chia làm hai phần: cúng dâng lễ
(cúng sống) và cúng chính (cúng chín).
Người Hà Nhì sẽ tổ chức nghi lễ cấm bản Ga Tu Tu vào ngày thứ hai, diễn ra ở
đầu bản và cuối bản, căng dây báo cấm có buộc những con dao, cung, nỏ trên các con
đường chính dẫn vào bản để xua đuổi tà ma.
22
Ảnh 10: Căng dây cấm bản (Ảnh: vovworld.vn)
(Nguồn: truy cập ngày: 27/11/2021)
4.5. Sau lễ cúng
Sau khi kết thúc lễ cúng, cả người Pu Péo và người Hà Nhì đều cùng nhau ăn
uống trong rừng. Những người có việc kiêng kị khơng đến được sẽ được dân bản gói
phần đem về hộ.
Ảnh 11: Bữa cơm liên hoan lễ “Gạ Ma Do” được tổ chức trong khu rừng cấm
của thôn đến tận chiều tối.
(Nguồn: />truy cập ngày 27/11/2021)
Theo phong tục riêng của người Hà Nhì, trước và sau khi diễn ra lễ Gạ Ma Do
là lễ Dứ Dò Dò, với sự tham gia đông đủ của dân bản và cả những người đến từ nơi
khác. Nghi lễ được tổ chức ở nhà thầy cúng chính, với mục đích tạ ơn thần rừng và
cảm ơn thầy cúng.
23
Ảnh 12: Nghi lễ tạ ơn thần linh "Dứ Dò Dị" của người Hà Nhì đen. (Ảnh:
vovworld.vn)
(Nguồn: truy
cập ngày 27/11/2021
4.6. Công nhận
Lễ cúng thần rừng của cả hai dân tộc đều được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình tập qn xã hội và tín ngưỡng.
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo được công nhận vào ngày 25/12/2012, trong khi
lễ Gạ Ma Do của người Hà Nhì được cơng nhận vào ngày 13/10/2015.
C. Kết luận
Đối với đồng bào dân tộc Pu Péo, lễ tế thần rừng này chính là một nghi lễ truyền
thống vơ cùng quan trọng và cũng có những ảnh hưởng rất lớn lên đời sống tâm linh
của họ. Lễ cúng không chỉ tạo ra một mối quan hệ gắn kết giữa cộng đồng và làng xóm
mà nó cịn giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn Rừng Cấm, qua đó
góp phần vào việc bảo vệ cho nguồn tài nguyên rừng cũng như nguồn nước sinh hoạt
ngày càng cạn kiệt của cộng đồng. Ngoài ra, lễ cúng thần rừng cũng phản ánh được
niềm tin của con người với thiên nhiên, với trời đất cũng như với vạn vật, và cuối cùng
là cho con người ta thấy được ý thức hướng về tổ tiên nguồn cội, tưởng nhớ tới ông bà
và những người đi trước đã phù hộ cho cháu con đời sau. Với những giá trị hết sức độc
đáo và đại diện cho bản sắc dân tộc của cộng đồng người Pu Péo, cho nên vào ngày 27
24
tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định rằng
nghi Lễ cúng thần rừng này của người dân tộc Pu Péo sẽ được ghi danh vào Danh mục
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các loại hình tập quán xã hội và niềm tin.
D, Danh mục tài liệu tham khảo
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> fbclid=IwAR1od3nMVbQ27HoVFkVa7ZWr2z_2CroSkYBQNjuu2hcbCwZtp9v2KhHAt
Sw
/> /> /> Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
/> />25