Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TIỂU LUẬN môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM đề tài 7 ỨNG xử với môi TRƯỜNG tự NHIÊN TRONG vấn đề mặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.18 KB, 8 trang )

UBND TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN

TIỂU LUẬN
MƠN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI 7:
ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG VẤN ĐỀ MẶC

HỌ VÀ TÊN: LÊ NGỌC QUỲNH UYỂN
MÃ SỐ SINH VIÊN : 3120130163
MÃ HỌC PHẦN: 865002
TÊN HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2021


LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, ông cha ta đã nhận thức được rất sớm mối quan hệ chặt chẽ của chủ
thể con người với mơi trường tự nhiên. Từ đó, những văn hố ứng xử của con người đối
với mơi trường – một trong những thành tố mang ý nghĩa quan trọng trong hệ thống văn
hoá của người Việt - được hình thành và lưu truyền, tồn tại đến tận thời đại ngày hơm
nay. Trong đó, có thể nói việc ứng phó với mơi trường qua ăn mặc được người Việt coi
trọng thứ hai chỉ sau việc ăn uống. Chính vì thế, thơng qua đề tài này, tơi mong muốn
người đọc không chỉ hiểu biết thêm về những quan niệm của người dân đất Việt đối với
ăn mặc, về sự ra đời và sử dụng các chất liệu may mặc và tiến trình lịch sử của trang
phục Việt Nam qua các thời kỳ, mà qua đó cịn nhận ra được những ý nghĩa cốt lõi của
một nét văn hóa ứng xử đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc để từ đó ý thức hơn về việc giữ
gìn, bảo tồn cũng như tiếp tục phát huy nó trong vấn đề ăn mặc của dân tộc ta.

I. QUAN NIỆM VỀ MẶC CỦA NGƯỜI VIỆT


Sở dĩ con người quan niệm vấn đề ăn mặc chỉ quan trọng sau việc ăn là vì nó
mang những ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Mặc giúp cho con người đối phó được với cái
nóng, cát rét, mưa gió và những cái khắc nghiệt khác của thời tiết, khí hậu, đặc biệt là
những nơi có 4 mùa mang đậm đặc điểm của từng mùa rõ rệt như miền Bắc. Nhân dân
ta nói một cách đơn giản: “Được bụng no, cịn lo ấm cật” – tức khơng chỉ lo toan để có
đủ cái ăn mà cịn phải lo để có đủ cái mặc. Chính vì vậy, cũng như trong chuyện ăn,
quan niệm về mặc của người Việt Nam trước hết là một quan niệm mang ý nghĩa thiết
thực: “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”, và “Cơm ba bát, áo ba manh, đói khơng xanh, rét
khơng chết.
Thế nhưng, mặc khơng chỉ để có thể ứng phó với mơi trường mà còn mang ý
nghĩa xã hội rất quan trọng: “Quen sợ da, lạ sợ áo” – tức cái vẻ đẹp áo quần bề ngồi thì
cũng chỉ gây được ấn tượng trong những tiếp xúc ban đầu, còn về lâu về dài thì căn cơ
nhất vẫn là chuyện tâm ý, là cái bụng cái dạ đối xử, đãi đằng nhau thế nào. Nhiều khi,
người ta so kè hơn kém nhau cũng chính bởi nó: “Hơn nhau cái áo manh quần/ Thả ra

1


ai cũng bóc trần như ai”, và nhiều khi, người ta khổ sở cũng chính bởi nó: “Cha đời cái
áo rách này / Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi!”
Mặc trở thành nhu cầu không thể thiếu được đối với con người trong mục đích trang
điểm và làm đẹp: “ Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa”.
Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến vai trị giúp con người khắc phục những nhược
điểm về cơ thể, về tuổi tác – một vai trị vơ cùng thiết thực đối với nhu cầu của con
người về ăn mặc: “Cau già khéo bổ thì non/ Nạ dịng trang điểm lại giịn hơn xưa”.
Cái mặc cịn chính là biểu tượng văn hố thiêng liêng của dân tộc bởi mỗi dân
tộc đều có cách ăn mặc và trang sức của riêng mình. Mọi âm mưu đồng hoá đều bắt đầu
từ việc đồng hoá cách ăn mặc. Cụ thể, từ thời nhà Hán đến các triều đại Tống, Minh,
Thanh đều nỗ lực tìm đủ mọi biện pháp để ép buộc nhân dân ta phải ăn mặc theo kiểu
phương Bắc, song kết quả luôn thất bại. Các vua nhà Lí, Trần cho dạy cung nữ cách tự

dệt vải mà không dùng vải của nhà Tống. Trong lời hiệu triệu tướng sĩ để đánh quân
Thanh, Quang Trung cũng đã viết: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng…”
Vậy cái riêng trong cách ăn mặc của người Việt là gì? Trước hết đó chính là cái
chất nơng nghiệp được thể hiện rõ nhất trong chất liệu may mặc.
II. CHẤT LIỆU MAY MẶC CỦA NGƯỜI VIỆT
Chất liệu may mặc trong các trang phục của người Việt rất đa dạng, đó là tơ tằm,
đó là là sợi tơ đay, gai, bơng… Để có thể ứng phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên,
người phương Nam sở trường ở việc tận dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật ấy
- là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng,
rất phù hợp với xứ nóng quanh năm.
1. Chất liệu tơ tằm:
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử nghề tằm tang lâu đời trải qua hàng nghìn
năm, cùng với nghề trồng lúa. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá mới cách đây
khoảng 5000 năm (như di chỉ Bàu Tró), đã thấy có dấu vết của vải, của dọi xe chỉ bằng
đất nung. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền với
2


nhau của người nông nghiệp Việt Nam. Người Hán từ xa xưa cũng đã ln coi đó là hai
đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hoá đất phương Nam; trong chữ “Man” mà người Hán
dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm. Các sách cổ Trung Quốc
như Thủy kinh chú, Tam đô phú, Tề dân yếu thuật đều nói rằng đến đầu Cơng ngun,
trong khi Trung Quốc một năm chỉ nuôi được 3 lứa tằm thì năng suất tằm ở Giao Chỉ,
Nhật Nam, Lâm ấp một năm đạt được tới tận 8 lứa. Để có được năng suất cao như thế,
ông cha ta đã lai tạo ra được nhiều giống tằm khác nhau phù hợp với các loại thời tiết
nóng, lạnh, khơ ẩm.
Từ tơ tằm, nhan dân ta đã dệt nên nhiều loại sản phẩm rất phong phú: tơ, lụa, lượt,
là, gấm, vóc, nhiễu, the, đoạn, lĩnh, dũi, địa, nái, sồi, thao, vân… mỗi loại lại có hàng
mấy chục mẫu mã khác nhau.
2. Các chất liệu thực vật khác: Bên cạnh tơ tằm, nghề dệt truyền thống nước

ta còn sử dụng các chất liệu thực vật đặc thù khác như tơ chuối, tơ đay, gai, sợi bông…
Vải tơ chuối là một mặt hàng đặc sản của Việt Nam mà đến thế kỉ VI, kĩ thuật
này đã đạt đến trình độ cao và được người Trung Hoa rất thích, họ gọi vải này là “vải
Giao Chỉ”. Sách Quảng Chí từng chép rằng: “Thân chuối xé ra như tơ, đem dệt thành
vải… Vải ấy dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt, sản xuất ở Giao Chỉ”. Cho đến tận thể
kỉ XVIII, loại vải này vẫn rất được ưa chuộng. Cao Hùng Trưng trong sách An Nam chí
nguyên còn ca ngợi : "loại vải này mịn như lượt là, mặc vào mùa nực thì hợp lắm".
Vải dệt bằng sợi tơ đay, gai cũng xuất hiện từ khá sớm. Đất đai và khí hậu ở nước
ta rất thích hợp cho những loại cây này phát triển, ông cha ta không những biết tận dụng
khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có này mà cịn biết cách thuần dưỡng chúng thành loại
cây trồng phổ biến. So với vải tơ chuối thì chúng bền hơn nhiều; đem day đay gai ngâm
nước cho thịt thối rữa ra, còn lại tơ đem xe thành sợi dệt vải thì vải cũng “mịn như lượt
là”. Sử sách nước ta còn ghi: "cứ mỗi tháng vào ngày mồng một, thường triều đều mặc
áo tơ gai”.
Nghề dệt vải bơng ở nước ta xuất hiện muộn hơn nhưng ít ra cũng từ các thế kỉ
đầu Công nguyên. Kĩ thuật trồng bông dệt vải từ phương Nam du nhập sang Trung Hoa

3


vào TK X đến TK XI, vải bông trở thành mốt đến nỗi người Trung Quốc dương thời
kêu là "vải bơng mặc kín cả thiên hạ".
Nếu người phương Nam có sở trường với các loại vải có nguồn gốc thực vật thì
người phương Bắc lại có sở trường dùng da và lông thú – là sản phẩm của nghề chăn
nuôi làm chất liệu mặc; thêm vào đó, da và lơng thú rất phù hợp với nơi có mùa đơng
lạnh, khắc nghiệt như phương Bắc. Mùa lạnh ở Việt Nam, người ta cịn may đơn bơng
vào áo cho ấm. Người nơng thơn cịn dùng áo tơi – loại áo làm bằng lá gồi mặc đi làm
đồng để tránh mưa và gió rét.
III. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ
Có thể nói, trang phục mang rất nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng trong văn hoá

của người Việt bởi sự phát triển của nó theo suốt chiều dài thời gian và qua các thời
đại. Trang phục có thể được chia ra làm nhiều loại: theo giới tính; theo mục đích; theo
chức năng. Bên cạnh đó, cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại còn bị
chi phối bởi hai yếu tố: khí hậu và cơng việc sản xuất nơng nghiệp.
1. Đồ mặc phía dưới:
Kể từ thời Hùng Vương, đồ mặc phía dưới tiêu biểu và ổn định của phụ nữ qua
các thời đại chính là cái váy. Váy có hai loại là váy mở - một mảnh vải quấn quanh thân
và váy kín – được khâu lại thành hình ống. Cho đến nay, rất nhiều phụ nữ người dân tộc
thiểu số vẫn giữ lối ăn mặc này, như phụ nữ người dân tộc Thái, người dân tộc H’Mong
với trang phục váy dài, phụ nữ người dân tộc Mường với những chiếc váy có màu sắc
nổi bật và hoa văn cầu kì… Khơng chỉ vậy, váy cịn là đồ mặc điển hình của cả vùng
Đơng Nam Á và phổ biến đến mức, ở một số dân tộc, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới
cũng mặc. Sở dĩ như vậy là vì mặc váy khơng chỉ mát, giúp con người ứng phó có hiệu
quả với khí hậu nóng bức mà cịn rất phù hợp với cơng việc đồng áng.
Với âm mưu đồng hoá trang phục, phong kiến Trung Hoa đã nhiều phen lăm le
đưa chiếc quần – có nguồn gốc từ Trung Á, là nơi có khí hậu giá lạnh và chăn nuôi cưỡi
ngựa là công việc chủ yếu - vào thay thế chiếc váy của ta. Cuối thể kỉ XVII, chúa Nguyễn
đã hạ lệnh cho Đàng Trong “dùng quần áo Bắc quốc để tỏ sự biến đổi”, tạo sự đối lập
4


với Đàng Ngoài. Đến năm 1828, vua Minh Mạng tiếp tục học theo Trung Hoa, ra chiếu
chỉ cấm dân mặc váy, đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng, bởi lẽ người
dân Việt rất tự hào về chiếc váy, rất tự tin vào bản sắc và bản lĩnh văn hố của mình.
Với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố - là một mảnh vải dài quấn
một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau. Khố mặc mát, phù hợp với khí
hậu nóng bức, giúp dễ thao tác khi lao động, chính vì thế, nó khơng chỉ là đồ mặc điển
hình thời Hùng Vương mà cịn được duy trì ở một bộ phận dân chúng khá lâu sau này.
Như ở thời Nguyễn, người ta phân biệt lính bằng màu khố: lính khố xanh (địa phương),
lính khố đỏ (quân thường trực) và lính khố vàng (phục vụ vua). Ngày nay, tuy hầu hết

nam giới khơng cịn đóng khố, nhưng lối cởi trần và mặc độc một chiếc quần đùi khi ở
nhà mùa nắng nóng khơng khác với lối cởi trần đóng khố thời Hùng Vương là bao.
Khi quần thâm nhập vào Việt Nam thì nam giới tiếp thu sớm nhất, nhưng đã cải
biến linh hoạt thành quần lá toạ. Đây là một sáng tạo linh hoạt phù hợp với khí hậu nóng
bức, mặc mát như váy của phụ nữ, thích hợp với lao động đồng áng đa dạng. Ngày lễ
hội, nam giới dùng quần ống sớ, có màu trắng, đũng cao gọn gàng và đẹp mắt.
2. Đồ mặc phía trên:
Đồ mặc phía trên của phụ nữ ổn định qua các thời đại là cái yếm. Yếm do phụ nữ
thường tự cắt may, nhuộm lấy và có nhiều màu phong phú: yếm nâu để đi làm ở nông
thôn, trắng để di làm ở thành thị; yếm hồng, đào, thắm dành cho những ngày lễ hội. Yếm
dùng để che ngực, vì thể nó trở thành biểu tượng của nữ tính (khi giặt phải phơi phóng
ở chỗ kín đáo), của tình u: “Yếm trắng mà vã nước hồ / Vã đi vã lại anh đồ u
thương”.
Để ứng phó với khí hậu nóng bức, phụ nữ khi làm lụng, nhất là trong bóng râm,
dù vào thời vua Hùng hay đầu thế kỉ XX, vẫn thường mặc váy – yếm với hai tay và lưng
để trần. Phụ nữ dân tộc ít người đến nay vẫn cởi trần mặc váy như những sơn nữ Pakô…
Đàn ông khi lao động thì thường cởi trần. Cách ăn mặc với mục đích đối phó với
mơi trường tự nhiên đã này trở thành chuẩn mực của cái đẹp của người Việt cổ truyền:
“Đàn ơng đóng khố đi lươn, đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh”.

5


Khi lao động hoặc trong những hoạt động bình thường, nam nữ thường mặc áo
ngắn có hai túi phía dưới, có thể xẻ tà bên hơng hoặc bít tà; ngồi Bắc người ta hay gọi
là áo cánh, trong Nam lại gọi là áo bà ba.
Dịp lễ hội, phụ nữ thường mặc áo dài; từ thế kỉ XIX đến sau 1945 ở miền Trung
và Nam, người ta thường xuyên mặc áo dài, kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ
nữ gồm áo tứ thân và năm thân. Áo tứ thân may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép
liền ở giữa sống lưng, hai tà đằng trước khi mặc thường buông hoặc buộc thắt vào nhau.

Cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều áo năm thân vạt trước phía trái may ghép từ hai
thân vải, rộng gấp đơi vạt phải, để bên ngoài, gọi là vạt cả, đè lên vạt phải bên trong, gọi
là vạt con. Đây chính là một biểu tượng đầy thú vị của triết lí coi trọng bên trái (bên
Đông) hơn bên phải (bên Tây). Cùng ý nghĩa này, người Việt cổ cịn có tục cài khuy
bên trái, về sau ở đàn ông lối mặc này đã bị thay bằng cài khuy phải của Trung Hoa.
Về màu sắc, màu sắc ưa thích là màu âm tính phù hợp với truyền thống ưa tế nhị,
kín đáo. Miền Bắc là màu nâu, gụ - màu của đất; miền Nam là màu đen - màu của bùn,
xứ Huế thì lại ưa màu tím trang nhã phù hợp với phong cách đế đô. Trong lễ hội, phụ
nữ mặc bên ngoài áo dài thâm hoặc nâu, bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu
dương tính hơn. Mấy chục năm gần đây, do ảnh hưởng của phương Tây, màu sắc trang
phục đã trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, trong quan niệm của nhân dân thì màu hồng,
đỏ vẫn là màu của sự tốt đẹp, màu “đại cát”.
Cũng do ảnh hưởng của phương Tây, từ những năm 30 của thế kỉ trước, chiếc
áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời vừa tăng cường phô
trương cái đẹp cơ thể một cách trực tiếp theo kiểu phương Tây (dương tính hố), vừa
kế tục và phát triển cao độ phong cách tế nhị, kín đáo cổ truyền (âm tính hố) bằng
việc áo được thu gọn cho ôm sát thân, làm nổi ngực, bỏ áo cánh, yếm và xẻ tà hai bên
sườn cao hơn cho hở lườn… Nhờ vậy, tính cách dương trong âm đặc biệt này vừa đáp
ứng được yêu cầu của thời đại, lại vừa duy trì được bản sắc dân tộc và trở thành biểu
tượng cho y phục truyền thống Việt Nam.
Đàn ông vào dịp hội hè cũng mặc áo dài nhưng là áo the đen. Giới thượng lưu thì
mặc áo dài cả trong sinh hoạt hằng ngày.

6


3. Trang phục khác:
Trang phục khác cịn có thắt lưng với mục đích để giữ cho đồ mặc dưới khỏi tuột.
Trên đầu đội khăn, đàn bà vấn tóc bằng một mảnh vải dài cuộn lại trên đầu, đi tóc
chừa ra một ít gọi là đi gà. Có thể phủ ra ngồi chiếc khăn vng, chít hình mỏ quạ.

Đàn ơng trước đây để tóc dài búi trịn lại trên đầu gọi là búi tó, búi củ hành. Khi làm
lụng vấn khăn dầu rìu, lúc sang trọng thì đội khăn xếp. Người Nam Bộ thường đội khăn
rằn.Thay cho khăn có thể là nón. Để ứng phó với đặc điểm khí hậu nắng lắm mưa nhiều
ở nước ta, nét đặc thù chung của nón là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để
che mưa). Mũ là loại đồ đội đầu ôm sát và kín tóc, xuất hiện muộn sau này, tuy gọn hơn
nón nhưng khả năng che nắng mưa kém hơn.
Về đồ trang sức thì từ thời Hùng Vương, người Việt đã rất thích đeo vịng các
loại như vịng tay, vịng cổ, vịng chân… Thời ấy cịn có tục xăm mình theo hình cá sấu
để khi xuống nước khỏi bị nó làm hại, tục nhuộm răng đen vừa có tác dụng bảo vệ răng
vừa để trang điểm, tục ăn trầu vừa làm đỏ mơi vừa giúp trừ sơn lam chướng khí. Cũng
rất phổ biến là tục nhuộm móng tay, móng chân bằng thảo mộc để làm đẹp và trừ tà ma.
Như vậy, trong việc trang phục, người Việt Nam đã ứng xử rất linh hoạt để ứng
phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức và cơng việc nhà nơng làm ruộng nước. Cách may
mặc, cùng với chức năng ứng phó với mơi trường tự nhiên, cịn ln hướng tới mục đích
làm đẹp cho con người; nhưng người Việt Nam luôn làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo.

KẾT LUẬN
Khơng thể phủ nhận, những nét văn hoá ứng xử độc đáo để đối phó với mơi
trường tự nhiên trong vấn đề ăn mặc, sự đa dạng về chất liệu may mặc và lịch sử phát
triển của trang phục qua các thời đại vừa có ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng, vừa thể
hiện những phẩm chất nổi trội thể hiện tính cách và lối sống của con người Việt Nam.
Qua đó, chúng ta cần đó ý thức hơn về việc giữ gìn, bảo tồn cũng như tiếp tục phát huy
nó trong vấn đề ăn mặc của dân tộc ta; điều đó có thể thể hiện qua các việc như mặc áo
dài truyền thống ở trường học, công sở mỗi thứ hai đầu tuần; tuyên truyền và giới thiệu
về trang phục truyền thống của nước ta với các nước bạn ở những cuộc thi quốc tế…
7




×