MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................................... 1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Bố cục đề tài .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................ 4
1.1 Tổng quan về người Hoa Quảng Đông ......................................................................... 4
1.2 Khái quát về hội quán Tuệ Thành ................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: NÉT ĐẶC TRƯNG Ở HỘI QUÁN TUỆ THÀNH .................................... 14
CỦA NGƯỜI HOA QUẢNG ĐÔNG ............................................................................... 14
2.2.1 Khu tiền điện ............................................................................................................ 16
2.2.2 Khu Thiên đỉnh (Giếng trời) ..................................................................................... 17
2.2.3 Khu trung điện .......................................................................................................... 18
2.2.4 Khu vực Hương đình (Nhà thắp nhang) ................................................................... 18
2.2.5 Khu đại điện.............................................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA HỘI QUÁN TUỆ THÀNH............................................... 32
3.1 Các hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng ........................................................................... 32
3.2 Các hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục ..................................................................... 33
3.3 Các hoạt động kinh tế .................................................................................................. 35
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 38
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 39
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong q trình định cư sinh sống người Hoa đã thể hiện nét riêng vốn có của mình
trên nhiều lĩnh vực, từ đường nét kiến trúc độc đáo của các hội quán của từng nhóm
ngơn ngữ như nhóm Quảng Đơng, Triều Châu, Phúc Kiến. Nét riêng biệt độc đáo ấy,
qua quá trình sống cộng cư với cộng đồng người Việt cũng cho thấy nhiều yếu tố giao
lưu văn hóa, thể hiện xu hướng hội nhập và q trình Việt hóa đã và đang diễn ra tại
vùng đất Nam bộ Việt Nam nói chung và riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Do
đặc điểm về địa bàn cư trú xen kẽ lẫn Hoa – Việt diễn ra rất sớm, mối quan hệ giao
lưu văn hóa vẫn cịn in đậm nét qua các Hội qn.
Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng tín ngưỡng tâm linh là chỗ dựa vững chắc
nhất cho những tâm hồn cần nơi nương tựa, họ cần một người che chở qua những
sóng gió của cuộc đời cũng như khi họ phải tha phương cầu thực ở một phương xa
xôi. Và sự trông đợi ấy được đáp lại bởi sự phù hộ của Thiên Hậu Thánh Mẫu và
nhiều vị nhân thần khác. Thiên Hậu Thánh Mẫu có một vị trí và vai trị rất quan trọng
trong lịng nhóm người Hoa Quảng Đơng nói riêng và người Hoa ở mọi nơi nói
chung. Bà giống như người mẹ hiền che chở trong suốt cuộc đời của họ, mỗi lúc họ
gặp khó khăn Bà ln bên cạnh ủng hộ và che chở. Đó chính là lý do nhóm tơi chọn
đề tài “ Miếu Thiên Hậu – Tuệ Thành Hôi quán của người Hoa Quảng Đơng ở Thành
phố Hồ Chí Minh” để thực hiện bài tiểu luận của nhóm
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc tìm hiểu về miếu Thiên Hậu Tuệ Thành Hội Qn góp phần quan trọng trong
việc tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương nói chung, lịch sử văn hóa cộng đồng của
người Hoa ở thành phố Hồ chí Minh nói riêng. Và giúp ta tìm thấy được những đặc
trưng văn hóa của cộng đồng người Hoa trên vùng đất mới.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1
Tác giả Trần Hồng Liên trong Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - tín ngưỡng và tơn
giáo, xuất bản năm 2005 khắc họa sinh động đời sống tinh thần mà cụ thể là tín
ngưỡng và tơn giáo của người Hoa ở Nam Bộ.
Tác giả Phan An trong “Người Hoa ở Nam Bộ” xuất bản năm 2005 tác giả đề cập đến
nhiều vấn đề như kinh tế, văn hóa, xã hội và nguồn nhân lực của người Hoa, các tổ
chức Bang và Hội của người Hoa.
Các nghiên cứu về cơ sở tín ngưỡng
Năm 2000, Ban quản trị Tuệ Thành hội quán do ông Lê Văn Cảnh (chủ biên) đã xuất
bản cơng trình “Miếu Thiên Hậu – Tuệ Thành Hội qn”. Đây là cơng trình phân tích
khá sâu về cơ sở tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của người Hoa Quảng Đông,
bao gồm các vấn đề: lịch sử ngôi miếu, kiến trúc tổng quan, sơ đồ bài trí, các hoạt
động của hội quán và đặc biệt là những giới thiệu về quần thể tiểu tượng gốm trang trí
trên các nóc miếu.
Luận văn cao học của Phan Thị Thu Thảo về Văn hóa hội quán của người Hoa tại
thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu về lịch sử phát triển, cấu trúc, chức
năng, thờ cúng, văn bia, kiến trúc… của các hội quán người Hoa tại TPHCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tuệ Thành hội quán của người Hoa Quảng Đơng
tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, Tuệ Thành hội quán được tìm hiểu qua tín ngưỡng thờ Thiên Hậu, đặc
điểm kiến trúc và hoạt động của miếu trong đời sống văn hóa của cộng đồng người
Hoa tại TP.HCM.
2
Về không gian, Tuệ Thành hội quán ở khu vực quận 5, TPHCM
Về thời gian, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của miếu Tuệ Thành hội quán của người
Hoa Quảng Đơng trong q trình hình thành và phát triển của nó cho đến thời gian
hiện nay tại TP.HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bằng việc tổng hợp tài liệu, điền dã. Bài tiểu luận phần lớn
lấy nhiều từ nguồn tài liệu trên các website, bên cạnh đó cũng thu thập thêm nhiều
nguồn tài liệu học tập của các môn học khác.
6. Bố cục đề tài
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương 2: NÉT ĐẶC TRƯNG HỘI QN TUỆ THÀNH CỦA NGƯỜI QUẢNG
ĐƠNG
Chương 3: VAI TRỊ CỦA HỘI QUÁN TUỆ THÀNH
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan về người Hoa Quảng Đơng
1.1.1 Q trình định cư và phân bố dân cư
Người Quảng Đông là những người có xuất thân ở tỉnh Quảng Đơng thuộc miền nam
Trung Quốc ngày nay. Ở thành phố Hồ Chí Minh, dân số người Hoa là 414.045 người
(chiếm 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam), đứng thứ hai sau người Việt, gồm năm
nhóm ngơn ngữ: Hẹ, Triều Châu, Hải Nam, Phúc Kiến và Quảng Đông, trong người Hoa
Quảng Đông sống tập trung ở quận 5, quận 6 và quận 11.
Người Hoa Quảng Đông ở Quận 5 đến định cư tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối thế
kỉ XVII. Đây là nhóm người Hoa do Trần Thượng Xuyên xin định cư được Chúa Nguyễn
Phúc Tần cho lập nghiệp ở Cù lao Phố và Đông Phố, (Gia Định) và một số địa điểm khác
ở Nam Bộ. Tới năm 1978, khu thương mại này bị quân Tây Sơn đàn áp do đã ủng hộ
Nguyễn Ánh nên họ đã chuyển đến khu vực Chợ Lớn ngày nay sinh sống, lập ra làng
Minh Hương và hình thành nên một phố chợ để tiếp tục hoạt động buôn bán.
Người Hoa Quảng Đông ở Quận 5 cư trú theo hai dạng: một là cư trú xen kẽ với người
Việt, hai là tập trung thành từng khu vực nhỏ, trong phạm vi một số khu phố, tổ dân phố,
thường là những nơi thuận lợi cho công việc làm ăn, buôn bán.1
1.1.2 Vài nét kinh tế - xã hội
Đặc điểm kinh tế: nền kinh tế nhỏ hộ gia đình theo nguyên tắc cha truyền con nối, tiệm
mẹ đẻ tiệm con, kinh doanh theo chữ tín… Các ngành nghề cổ truyền, những tri thức về
sản xuất, kinh doanh của người Hoa đã mang vào Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn. Những
người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm
xứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực và nghề in, lúc đầu họ giữ bí
1
/>4
quyết nghề nghiệp, nhưng sau do yêu cầu của sản xuất, họ đã chuyển giao công nghệ.
Đến nay nhiều sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ ở TP. Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ đã trở
thành sản phẩm của sự giao thoa văn hóa Hoa - Việt. Ít người nhập cư có thể mang theo
gia đình. Phần đơng họ lập gia đình tại chỗ bằng cách cưới một người vợ Việt Nam, vì
sự đa thê là được chấp nhận ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam.2
1.1.3 Văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo
Về văn hóa, người Hoa và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng trong tập qn, tín
ngưỡng, các quy chuẩn khuôn khổ đạo đức, và trong nhân sinh quan xã hội nói chung. Do
đó, người Hoa hịa nhập rất dễ dàng vào xã hội người Việt. Điều này là rất khác nếu so
với các cộng đồng người Hoa ở những đất nước như Malaysia, Indonesia hoặc Thái Lan,
vốn có một nền văn hóa và tư tưởng khác hồn tồn với văn hóa Trung Hoa.
Tín ngưỡng của người Hoa phong phú, đa dạng và cũng khá gần gũi với văn hóa Việt
Nam. Đặc biệt, các hình thức này được thể hiện rõ nét ở người Hoa Quảng Đông. Người
Hoa tin có linh hồn, con người sau khi chết đi sẽ bị hình phạt hay khen thưởng tuỳ vào
hành động, cơng đức của mình đang có trong kiếp hiện tại. Vì vậy, người Hoa đã tích cực
thờ phụng nhiều thần linh trú ngụ thuộc nhiều cảnh giới khác nhau để cầu mong được
nhiều sự hỗ trợ. Người Hoa thực hành tín ngưỡng nhưng là một dạng tín ngưỡng có pha
tạp cả những yếu tố của tam giáo đồng nguyên (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo). Có thể
xét các hình thức hội nhập này thơng qua tín ngưỡng của người Hoa dưới nhiều góc độ:
trong đời sống cộng đồng và trong gia đình.
Quá trình cộng cư nhiều thế kỷ qua giữa người Việt và người Hoa đã hình thành trong tín
ngưỡng của người Hoa nhiều hình thức giao lưu văn hố, thể hiện q trình hội nhập của
cộng đồng người Hoa vào cộng đồng Việt. Có thể thấy những biểu hiện này qua nhiều
hình thức: kiến trúc, trang trí, nghi thức cúng lễ, các thần linh được thờ tự, qua lễ vật
2
/>5
dâng cúng, qua lễ hội… Do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất mới, nên ý
thức cộng đồng luôn luôn được đề cao, được củng cố. Tinh thần cố kết cộng đồng: gia
đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan tâm giữ gìn như một giá trị
thiêng. Lòng biết ơn, tinh thần nghĩa hiệp đùm bọc lẫn nhau và ý chí quyết lập nghiệp là
những giá trị được cộng đồng người Hoa hết sức nâng niu, trân trọng. Chính nhờ các giá
trị văn hóa, ý thức cộng đồng đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội đặc
thù, vừa hồ nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm riêng có tính ưu
trội của mình. Về văn hóa tinh thần, người Hoa đến vùng Nam Bộ và Sài Gịn - Chợ Lớn
mang theo một nền văn hóa đã phát triển phong phú, đa dạng và đặc sắc.
Trước hết là văn hóa tín ngưỡng, tâm linh với việc thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên
thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ. Về nhân thần có những thánh
nhân được tơn thờ và truyền tụng trong đời sống tinh thần của cộng đồng như Quan
Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng
có rất nhiều biểu tượng thiêng liêng được tơn thờ như Ngọc Hồng - Thượng Đế, Thổ
Công - Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lặc… Các cơng trình kiến trúc tơn giáo, tâm linh uy
nghi được dựng lên:hội quán Tuệ Thành (Hội quán Tuệ Thành), Chùa Ông (Hội quán
Nghĩa An), Nhị Phủ Miếu (Chùa Ông Bổn), Quỳnh Phủ Hội quán, Hội quán Sùng Chính
và Chùa Quan Âm (Hội qn Ơn Lăng). Cùng với các nghi lễ trong những ngày tết:
Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng
Nguyên… làm cho đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo
nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người. Có người cho rằng: Thơng qua hệ
thống tín ngưỡng, tâm linh và các tục lệ, lễ thức nhân cách và tâm lý người Hoa được
hình thành, góp phần củng cố các quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng hướng tới những
ước vọng về một cuộc sống an sinh, bền vững. Văn hóa nghệ thuật của người Hoa cũng
hết sức phong phú với các loại hình dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ đặc sắc. Dân ca có
các làn điệu hát Quảng, hát Tiều, dân vũ có múa lân - sư - rồng và dàn nhạc có nhạc
Xã… làm tăng thêm tính đa dạng văn hóa Nam Bộ và Sài Gịn - Chợ Lớn.
1.2 Khái quát về hội quán Tuệ Thành
6
1.2.1 Quan niệm về nơi thờ tự
Địa điểm thờ phụng hay nơi thờ phụng là cơng trình, địa điểm hay khơng gian, nơi một
nhóm người (một giáo đồn hoặc nhóm tín đồ, giáo dân) đến để thực hiện các hoạt động,
nghi thức tơn giáo (cầu nguyện, tơn kính, ca tụng...) hoặc tín ngưỡng (cúng tế, thờ
phụng...). Các dạng và chức năng của các cơng trình thờ phụng, cúng tế đã được phát
triển và biến chuyển trong một thời gian dài theo sự thay đổi trong tôn giáo và kiểu kiến
trúc. Nơi thờ phụng của những tôn giáo khác nhau thường có những tên gọi riêng. Thí
dụ chùa là tên dành cho nơi thờ của Phật giáo, đền thường chỉ nơi thờ thần hoặc danh
nhân đã quá cố, phủ là nơi thờ các vị chúa trong Đạo Mẫu, nhà thờ hay thánh đường chỉ
nơi thờ phụng của một số tôn giáo như Kitô giáo.
1.2.2 Các khái niệm “hội quán”, “miếu”, “chùa”
Một số hội quán của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh như chùa Bà (chỉ hội quán
Tuệ Thành của nhóm người Hoa gốc Quảng Đơng), chùa Ơng (chỉ hội quán Nghĩa An
của nhóm người Hoa gốc Triều Châu), chùa Ông Bổn (chỉ hội quán Nhị Phủ của nhóm
người Hoa gốc Phúc Kiến), chùa Bà Hải Nam (chỉ hội quán Hải Nam hay Quỳnh Phủ hội
quán của nhóm người Hoa gốc Hải Nam). Nhà nghiên cứu Phan Thị Yến Tuyết đã có
những nhận định rất chính xác: “Trong dân gian có thói quen gọi vắn tắt hội quán của các
cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ là chùa, miễu, bất kể là giao lưu văn hóa gì thì vơ hình
trung cũng quy hội quán vào phạm trù cơ sở tôn giáo – tín ngưỡng, dễ dẫn tới cách hiểu
sai lệch về tính chất và chức năng chủ yếu của hội quán…”
Theo Từ điển Hán ngữ hiện đại thì từ miếu được giải thích: (1) nơi cúng tổ tiên và các vị
thần, (2) nơi cúng các vị thần phật hoặc các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Nếu chùa là
cơ sở tơn giáo thì miếu lại là cơ sở tín ngưỡng, mang đậm tính dân gian. Vì là cơ sở tín
ngưỡng dân gian mà do đó, trong miếu thường thờ thì đối tượng thờ cúng chính rất đa
dạng, có thể là một vị nhân thần (là một nhân vật lịch sử, một nhân vật truyền thuyết)
hoặc là một người vô danh (Cơ, cậu, bà, …) nhưng có tác động đến yếu tố tâm linh của
người dân bản địa nên được phụng thờ. Như vậy, người Hoa xem miếu như là một nơi
7
thờ tự các thần, tổ tiên và các đối tượng khác trong lịch sử đại diện tiêu biểu cho những
giá trị đạo đức tốt đẹp trong xã hội. Miếu là một thành phần trong số các cơ sở thờ tự như
chùa, đền, đình của cơ sở tín ngưỡng người Việt. Còn đối với người Hoa, miếu được xem
như là thành tố chính chiếm hơn 50% các cơ sở tín ngưỡng khác trong các cơ sở tín
ngưỡng của người Hoa.
Hội quán được lập nên bởi những thương nhân và là tổ chức đồn thể chính thức của họ.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Hội quán là “Nhà của một đoàn thể để làm nơi hội họp và các
hội viên gặp nhau” hoặc là “Nơi dành cho các hiệp hội theo ngôn ngữ hay theo xuất xứ”.
Nếu chùa và miếu là những cơ sở mang đậm màu sắc tơn giáo, tín ngưỡng thì hội quán lại
mang những sắc thái của một tổ chức xã hội thu nhỏ và chỉ có ở cộng đồng người Hoa.
Một bên là tổ chức tôn giáo, phục vụ nhu cầu tâm linh. Một bên là tổ chức xã hội thu nhỏ.
Về lịch sử những người thuộc nhà Minh vì khơng chịu khuất phục trước người Mãn
Thanh nên đã di dân khỏi Trung Quốc và tìm ngày “phản Thanh phục Minh”. Ra đi trong
tình hình xã hội rối ren như vậy cho đến khi tìm được một vùng đất mới. Và nhu cầu tập
trung đồng hương lại là một nhu cầu vô cùng bức bách của cộng đồng người Hoa. Do đó,
có thể xem những hội quán của người Hoa ở Việt Nam chính là sản phẩm của một quá
trình lịch sử. Sự ra đời của Hội quán chứng tỏ số lượng cư dân Hoa đã khá đông đảo và
có tiềm lực kinh tế mạnh, bởi Hội quán chỉ hình thành với đầy đủ ý nghĩa khi hội đủ 3
yếu tố: (1) phải có lượng dân định cư người Hoa đáng kể, (2) phải có một số nhân vật
then chốt nhiệt tình đảm nhận cơng việc tổ chức xây dựng Hội quán, phải dựa trên nền
tảng kinh tế đã khá phát triển của cộng đồng cư dân này. Dưới danh nghĩa Hội qn đóng
vai trị tích cực trong hoạt động chăm lo cho thành viên. Đặc biệt với ba nội dung quan
trọng: giáo dục, y tế và vấn đề hậu sự cho người quá cố.
Trên địa bàn TP.HCM, hội quán thường đặt bên trong các cơ sở tín ngưỡng cộng đồng,
nên lâu ngày hai nơi này tưởng chừng như hợp nhất với nhau làm một. Trong đó, hội
quán thường được gọi chung là “miếu” đây là cách gọi thông thường để chỉ cơ sở tín
ngưỡng cộng đồng người Hoa, hay ngược lại có khi miếu cũng được gọi là hội quán.
Thực ra thì hội quán và miếu tọa lạc gần nhau nhưng các hoạt động của hai cơ sở này gần
như độc lập. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới, hội quán dần dần được
8
đưa vào bên trong và trở thành nơi gắn với cơ sở tín ngưỡng. Ban quản trị hội quán đồng
thời cũng là ban quản trị miếu. Chỉ cần một gian nhà nhỏ đặt nơi thuận tiện như trường
học, cơ sở tin ngưỡng cộng đồng… là có thể thực hiện chức năng như một hội quán. Sự
kết hợp giữa hội quán – miếu thỏa mãn nhiều nhu cầu văn hóa khác nhau của di dân
người Hoa.
1.2.3 Lịch sử và nguồn gốc và tên gọi
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên
chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Theo tấm
bia đá treo ở chùa bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn là người Phước Kiến (Trung
Quốc) trên 1000 năm về trước. Bà rất thơng minh, gan dạ, hiền lành và có khả năng đặc
biệt dự đoán được sự thay đổi của khí hậu, biết bệnh, khử tà và bơi lặn, do đó rất được
nười dân trong vùng biển yêu thương, khâm phục. Sau khi bà mất thì bà con đã lập miếu
để thờ bà và bà được người Hoa xem như một vị thần biển. Bà được sinh ra vào đời vua
Tống Kiến Long (tại vị từ năm 960-976). Khi mới chào đời, bà đã tỏa hào quang và
hương thơm ngát. Khi lớn, bà có thể cỡi chiếu ra biển, cỡi mây đi khắp nơi. Đến khi bà
đã qua đời, thỉnh thoảng người đi biển vẫn thấy bà bay lượn trên biển để cứu người bị
nạn.
Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển gặp nạn, người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110, nhà
Tống sắc phong cho bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngồi ra, bà cịn được người Quảng
Đơng gọi là A Phị, có nghĩa là Đức Bà. Đó là lý do vì sao chùa bà Thiên Hậu cịn có tên
gọi là Phị Miếu. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người
Hoa Quảng Đơng, nên chùa cịn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Theo tác giả Lê Văn Cảnh (2000) cho biết Tuệ Thành Hội Quán (710 Nguyễn Trãi,
phường 11, quận 5) có lịch sử lâu đời, nổi tiếng của người Hoa tại thành phố, nhất là từ
sau ngày cải cách và mở cửa, đã trở thành một điểm tham quan của du khách trong và
ngoài nước, người thập phương đến dâng hương, cúng lễ rất nhộn nhịp, mỗi ngày ước
chừng đón hàng trăm du khách nước ngoài đến tham quan. Do q lâu đời và khơng có
9
tài liệu ghi chép cụ thể nên không thể biết chính xác Hội quán đã xây dựng vào năm nào.
Căn cứ theo tài liệu đã ghi trên bia đá được biết vào năm 1800, Hội quán đã có một đợt
trùng tu lớn, sau đó vào các năm 1825, 1842, 1882, 1890, 1996 cũng đã có những đợt
trùng tu lớn hoặc nhỏ, và nghe những người lớn tuổi kể lại vào đầu triều đại Mãn Thanh
(đầu năm 1760), đã có rất nhiều thương buôn đi tàu sang Việt Nam buôn bán làm ăn, do
đi tàu sóng to gió lớn, nên trên tàu đều thờ Thánh Mẫu để phù hộ. Lúc bấy giờ, tàu bè đi
biển phải trơng theo hướng gió, thường thì đi lúc mùa gió Bắc và về lúc mùa gió Nam, do
đó ln phải ở lại Việt Nam vài ba tháng mỗi năm, nhiều người trong số thương buôn đã
đề nghị hùn tiền xây Miếu để thờ Bà và xây dựng Hội Quán để làm nơi dừng chân của
họ. Sau này vì bên Trung Quốc thời cuộc khơng ổn định, nên nhiều thương gia đã không
về nước và ở lại Việt Nam an cư lập nghiệp.
Quá trình hình thành, xây dựng đã thể hiện rất rõ nét quá trình lao động và hội nhập vào
xã hội Việt Nam, người Hoa gốc phủ Quảng Châu từ ngày xưa đến vùng đất Sài Gịn này,
đồng thời cũng đã góp sức vào sự hình thành và xây dựng một thành phố 300 tuổi. Tuy
trải qua nhiều năm tháng, nhưng Hội quán Tuệ Thành vẫn giữ được nét đặc trưng cũ,
phong cách kiến trúc cổ xưa độc đáo của người Hoa, nhiều hiện vật, nhiều đường nét
chạm trỗ, điêu khắc rất có giá trị về lịch sử và mỹ thuật, những hiện vật và kiến trúc này
đã thu hút được sự chú ý chiêm ngưỡng của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Sử
dụng tiền hương hỏa để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và phúc lợi xã hội là nét đẹp
truyền thống của các Hội quán Hoa.
Miếu Thiên Hậu Tuệ Thành Hội Quán (còn gọi là Chùa Bà và Miếu Má Tổ) nằm ngay
trung tâm Chợ Lớn- khu vực người Hoa của TPHCM, là ngơi miếu khá lâu đời, có giá trị
lịch sử văn hóa và nghệ thuật cao. “Tuệ Thành HỘi Quán” là tên nguyên thủy của chủ thể
khối kiến trúc này. Trong tất cả các bia, liễn và hồnh phi trong miếu khơng hề có một
tên nào khác ngoài tên này của Miếu cho thấy, Thánh Mẫu Thiên Hậu chẳng qua là vị
thần chủ yếu đặt trong Hội quán này thôi. Tên “Tuệ Thành Hội Quán” chỉ rõ đây là nơi tụ
họp của những người đến từ phủ Quảng Châu tỉnh Quảng Đông và đây là tên gọi xa xưa
về trụ sở làm việc của một tổ chức quần chúng đồng hương hay đồng nghiệp. Quá trình
10
xây dựng Tuệ Thành Hội Quán thể hiện rõ tâm huyết, kỳ vọng và ước mơ của tiên hiền
của người Quảng Đông là “an cư, lạc nghiệp, hội nhập đại gia đình các dân tộc Việt Nam,
cùng xây dựng một thế giới duy tân, văn minh và phồn thịnh, một cuộc sống ấm no hạnh
phúc cho con cháu đời đời kiếp kiếp.
Vị trí thuận lợi và quan trọng này đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng đến cúng bái,
tổ chức lễ vía bà, diễu hành quanh các khu vực thị tứ. Từ đó ngơi miếu này càng khang
trang hơn, bề thế hơn và cho đến hơm nay, có thể nói là hội quán cổ nhất và đẹp nhất của
người Hoa Quảng Đơng ở thành phố Hồ Chí Minh.Người Hoa đến cúng vía Bà, đâu chỉ
có ngày vía 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Mọi vui buồn xảy ra trong cuộc sống, người
hoa đều đến nhờ sự hỗ trợ của Bà giúp thêm niềm tin vào cuộc sống, mong gia đình “Ngũ
phúc lâm mơn”, mong sản xuất kinh doanh luôn được “Mã đáo thành công”…
Bên cạnh một số ngôi miếu thờ Bà ở nhiều nơi quanh khu vực, miếu bà Thiên Hậu Tuệ
Thành hội quán dường như vẫn được người Hoa Quảng Đông coi như là ngôi miếu chính,
thu hút các du khách thanh niên nam nữ khắp nơi về đây hội tụ để cùng chung nhau làm
việc phước thiện. Ngày vía bà cũng là ngày hội đấu thầu đèn lồng. Trong ánh sáng lung
linh và khơng khí nô nức của ngày hội ấy, hàng trăm chiếc lồng đèn được người Hoa
thỉnh dâng cúng bà, trước là để tỏ lịng thành kính, sau là có dịp làm phước thiện. Số tiền
hàng trăm triệu đồng hàng năm và lúc cao điểm lên con số bạc tỷ được dùng vào việc
cơng ích cho cộng đồng. Đến tham dự lễ hội, người Hoa nào cũng thấy như được gần gũi
nhau hơn. Trong cái sân rộng, nhiều tuồng tích cổ xưa lại được nhắc đến, giúp cho lớp trẻ
hiểu được truyền thống của cộng đồng mình và pho tượng Bà lại được mang ra ngự lãm,
dường như để chứng kiến và cổ vũ thêm cho đoàn hát thâu đêm suốt sáng hàng mấy ngày
liền.
Gần 300 năm có mặt tại địa bàn cổ xưa, phồn thịnh, Hội Quán Tuệ Thành đã tạo nhiều
điều kiện giúp đỡ, cố kết cộng đồng: bệnh viện, trường học, nghĩa trang… luôn được hội
quán quan tâm, ngày càng làm cho những người Hoa gốc Tuệ Thành an tâm vui sống.
Với lịch sử lâu đời, từng chứng kiến bao biến động của các triều đại. Di tích có giá trị về
11
lịch sử và nghệ thuật ấy đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 7-1-1993,
càng làm tơn vinh vai trị và vị trí của hội qn Tuệ Thành ở khu vực Sài gòn xưa và nay,
điều này mở ra một trang lịch sử huy hoàng nhất của Hội Qn, trở thành di tích nhà
nước có nghiwx là liệt vòa kho báo của đất nước và dân tộc, là vĩnh tồn, bất hủ, bất khả
xâm phạm. Ban Quản trị và cộng đồng người Hoa sẽ cùng với các cơ quan chức năng
quyết tâm gìn giữ, bảo quản, trùng tu và phát huy tác dụng tốt di tích để cho những
đường nét nghệ thuật truyền thống sẽ còn hiện diện trong lòng các thế hệ trẻ .Ngày nay,
hội quán Tuệ Thành là hội quán cổ đẹp đẽ, một điểm tham quan không thể thiếu của du
khách trong và ngồi nước khi đến viếng trung tâm Sài gịn (xưa) – Chợ Lớn (nay) của
thành phố Hồ Chí Minh.
Do quá lâu đời và khơng có tài liệu ghi chép cụ thể nên không thể biết Hội Quán được
xây từ khi nào và căn cứ theo tài liệu ghi trên bia đá trong Miếu, được biết vào năm 1800
miếu đã có một đượt trùng tu lớn sau đó vào các năm 1825,1842,1882,1890.1996.Công
việc tu sửa, tôn tạo hội quán Tuệ Thành là việc làm cơ bản thường xuyên của các Ban
quản trị Tuệ Thành Hội quán. Năm 1988, hưởng ứng cuộc vận động chỉnh trang đô thị,
Ban quản trị đã phát động các giới thiện tín đóng góp tiền bạc để tơn tạo, tu sửa lại hồ
phóng sinh, trồng thêm hoa để tăng vẻ đẹp.
Năm 1992, Ban quản trị thông qua phương án trùng tu hội quán Tuệ Thành, đồng thời
tiến hành thủ tục xin phép trùng tu. Năm 1995 khởi công, nâng thêm một tầng lầu ở hai
bên nhà phụ để tăng diện tích sử dụng và dùng vật liệu mới gia cố hai bên điện thờ để
tăng độ bền vững trăm năm, cơng trình này đã hồn thành vào cuối năm 1997 với tổng
chi phí hơn hai tỷ tám trăm chín mươi ba triệu đồng. Năm 1997, chấp hành chủ trương
phóng đường, một lần nữa Ban quản trị phải tu sửa hồ phóng sinh theo hướng thu hẹp lại.
Khi hội qn Tuệ Thành được cơng nhận là khu Di tích lịch sử văn hóa, việc sửa chữa
phải làm đúng theo Pháp lệnh về bảo vệ Di tích. Do vậy, cơng trình tu sửa Khu chánh
điện đã được giao cho Cơng ty Tu bổ Di tích Trung ương tiến hành khảo sát, thiết kế. Sau
khi được Bộ Văn Hóa Thơng Tin phê duyệt đề án thiết kế và Văn phòng Kiến trúc sư
12
Trưởng TP cho phép tu sửa, ngày 20/11/1998, Ban quản trị đã tổ chức lễ khởi cơng, cơng
trình này giao cho Cơng ty Tu bổ di tích Trung ương thi cơng dự kiến sẽ hồn thành vào
năm 2000 với tổng kinh phí dự trù là một tỷ tám trăm triệu đồng, được chi trả từ trong
quỹ của Hội quán Tuệ Thành (Lê Văn Cảnh, 2000, tr.88).
13
CHƯƠNG 2: NÉT ĐẶC TRƯNG Ở HỘI QUÁN TUỆ THÀNH
CỦA NGƯỜI HOA QUẢNG ĐƠNG
2.1
Nguồn gốc, q trình phát triển và truyền bá đến Việt Nam của tín ngưỡng
Thiên Hậu
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thơ (2011) tín ngưỡng Ma Tổ - Thiên Hậu (Mazu – Tianhou)
hình thành tại đảo Mi Châu, Phổ Điền, Phúc Kiến (Meizhou, Putian, Fujian) vào thời
Tống ở Trung Quốc. Bà tên thật là Lâm Mặc (林默 Lin Mo) thường được gọi là Lâm
Mặc Nương (林默娘 Lin Moniang), sinh ngày 23 tháng 3 năm 960, là một nữ shaman nổi
tiếng. Bà vốn là người Đản Dân (Tangka, còn gọi là Long nhân (龙人 người Rồng), Giao
nhân (鲛人) – một nhánh hậu duệ người Mân Việt (闽越 Minyue) cổ chuyên sống bằng
nghề cá và trao đổi hàng hóa trên sơng, biển. Các sách địa phương có ghi chép bà Lâm
Mặc rất thông minh, tháo vát, giúp dân vượt hoạn nạn và dạy dân cách sống văn minh,
thoát bệnh tật. Một ngày nọ bà ngủ trưa, thấy cha và anh trai gặp bão biển, bà dùng năng
lực đặc biệt cứu được anh trai. Trong khi đang cố gắng cứu cha thì bà bị mẹ lay dậy nên
khơng cứu được cha. Về sau bà thường dùng năng lực thần thánh của mình để cứu giúp
dân, bao gồm dạy dân dùng rau rong biển cứu đói, cầu mưa, treo chiếu làm buồm, hàng
phục hai thần Thuận Phong Nhĩ và Lí Thiên Nhãn, giải trừ thủy tai – quái phong, thu
phục nhị quái, chữa bệnh cứu dân, nhận bùa dưới giếng, thăng thiên ở đảo Mi Châu v.v..
Bà qua đời ngày 9 tháng 9 năm 987 ở tuổi 28. Người đời tin rằng bà là con gái Ngọc
Hoàng, ban đầu dân ở đảo Mi Châu dựng miếu thờ bà, gọi là miếu Ma Tổ. Tương truyền
bà thường hiển linh cứu giúp người đi biển nên dân gian ví bà là vị hải thần.Đến năm
1086, nhà Nam Tống chính thức cổ xúy cho tín ngưỡng này, nhờ vậy phạm vi ảnh hưởng
càng ngày càng mở rộng. Đến thời Nguyên, Ma Tổ được phong làm Thiên phi (天妃,
năm 1354), từ đó tín ngưỡng Ma Tổ phát triển lên vùng hạ lưu Dương Tử, bán đảo Sơn
14
Đông. Từ thời Minh trở về sau do nhu cầu giao thương hàng hải với khu vực Đơng Nam
Á, tín ngưỡng này truyền bá xuống Lĩnh Nam, Đài Loan và Đông Nam Á. Đời Thanh
Khang Hy 1682 , bà được gia phong Thiên Hậu Thánh mẫu. Tên gọi đặc khu hành chính
Macau được cho là bắt nguồn từ danh từ “Ma Các” (妈阁 = miếu Ma Tổ). Cuốn Ma Tổ
Cung Tập Thành (妈祖宫集成) ghi chép tại Trung Quốc có hơn 450 huyện, thị, thành
phố cóhội quán Tuệ Thành. Người Mân Nam (nam Phúc Kiến) và Hải Nam thích gọi bà
là Đại Mẫu hoặc Ma Tổ (妈祖 Mazu), người Quảng Đông gọi là Đức Bà hay Thiên Hậu.
Tục thờ Thiên Hậu cơ bản vẫn là tín ngưỡng dân gian, mang đầy đủ các đặc trưng truyền
thống của dịng văn hóa dân gian phương Nam gần gũi, giản dị. Ở một phương diện nào
đó, người Nam Trung Hoa dùng tín ngưỡng Thiên Hậu cùng với các tín ngưỡng thờ Mẫu
khác) làm đối trọng với kiểu văn hóa quan phương “nam tơn nữ ti” phương Bắc. Điều đó
có nghĩa là, tín ngưỡng Thiên Hậu thấm đẫm các đặc trưng văn hóa phương Nam, đặc
biệt và văn hóa Mân Nam – nơi sản sinh ra nó.
Người Trung Quốc và Đài Loan thờ Thiên Hậu, coi bà là thủy-hải thần, là nữ thần hộ
mệnh; nữ thần sinh sôi, nữ thần khai sơn v.v., thi thoảng đồng nhất với Quan âm trong
Phật giáo, Tây vương Thánh mẫu trong Đạo giáo, với Lâm Thủy phu nhân, Kim Hoa phu
nhân trong tín ngưỡng thờ Mẫu vùng Hoa Nam. Tín ngưỡng Thiên Hậu du nhập vào Nam
Bộ Việt Nam theo dòng di dân người Hoa vào thời Minh – Thanh, đặc biệt là cuối Minh
– đầu Thanh. Đợt 1 vào khoảng thập niên 1660, có khoảng 7000 người Hoa Nam do
Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên (người Quảng Đông) dẫn đầu vào định cư tại
Đồng Nai, Đề Ngạn (Chợ Lớn) và Mỹ Tho. Đợt thứ 2 do Mạc Cửu dẫn đầu khai phá đất
Hà Tiên, sau phát triển dần xuống bán đảo Cà Mau. Từ cuối thể kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ
20, nhiều dòng di dân người Hoa người tiếp tục đến vùng Nam Bộ, đặc biệt vào cuối thế
kỷ 19, Việt Nam làm thuộc địa của Pháp, các hiệp ước Pháp – Thanh năm 1885 và 1886
đã mở ra nhiều cơ hội để người Hoa di dân đến Việt Nam. Từ đó trở đi, đồng bào người
Hoa đã chung sống chan hòa cùng các cộng đồng bản địa gồm Việt, Khmer và Chăm,
cùng tạo dựng văn hóa Nam Bộ. Hiện tại tồn Nam Bộ có khoảng 800.000 người dân tộc
15
Hoa (2009), phân thành 5 nhóm hệ dân Quảng Đơng, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam
và Khách Gia (còn gọi là Hẹ). Người Quảng Đông tập trung chủ yếu ở Tp. Hồ Chí Minh,
Đơng Nam Bộ và một số thành phố, thị xã lớn ở Tây Nam Bộ; người Triều Châu cư trú
nhiều nhất ở bán đảo Cà Mau (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau); người Phúc Kiến và người
Hải Nam sinh sống rải rác khắp vùng miền; người Khách Gia định cư rải rác ở Biên Hòa
và khu vực hai bên sông Tiền, sông Hậu, nhiều nhất là Long Xuyên. Ban đầu cả 5 hệ dân
cùng phối hợp nhau dựng các Thất phủ cổ miếu (Cù lao Phố, Tp. Hồ Chí Minh, Mỹ Tho,
Vĩnh Long v.v.) chủ yếu thờ Thiên Hậu, Quan Cơng, nhưng sau từng nhóm tách riêng tự
xây cất các miếu cho riêng mình.
Trên đường đi biển, họ thường cầu nguyện Bà hiển linh hỗ trợ. Khi định cư được bình an
tại vùng Nam Bộ, di dân lập miếu trang trọng thờ Bà, ngưỡng vọng và thờ tự Bà với tấm
lòng biết ơn đã giúp đỡ họ đượcthuận buồm xi gió. Theo dịng di dân đến khắp nơi ở
Nam Bộ,hội quán Tuệ Thành cũng được dựng lên. Về sau, người Hoa còn thờ Bà thêm
chức năng bảo an, ban phát phúc lộc, thịnh vượng, đặc biệt là hộ mệnh cho trẻ sơ sinh .
Chính vì thế rải rác ở các thị tứ, thị trấn, thành phố tại vùng đất Nam Bộ đều cóhội quán
Tuệ Thành với nhiều tên gọi Chùa Bà, Chùa Thiên Hậu, Thiên Hậu Cung hayhội quán
Tuệ Thành. Vùng Bạc Liêu, Cà Mau còn gọi Thiên Hậu là Mã Châu (妈祖 Mazu), do
vậyhội quán Tuệ Thành còn gọi là Chùa Bà Mã Châu (妈祖婆). Vùng Sóc Trăng cũng
gọi là Ma Tổ, phong cách tác tượng thờ mang nét ảnh hưởng từ Macau và Đài Loan, Ma
Tổ gương mặt đen với tay cầm lệnh bài đưa ngang vai.3
2.2
Đặc điểm kiến trúc
2.2.1 Khu tiền điện
Hội quán được cơng nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 7-1-1993. Nóc
được trang trí hoa văn hình hoa lá, hình nhân bằng gốm sứ do hai lị Bửu Nguyên và
/>3
16
Đồng Hòa sản xuất vào năm Mậu Thân (1908). Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim
thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Hội
qn cịn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc "tứ linh".Chùa Bà Thiên
Hậu có lối kiến trúc tam quan cách điệu với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang, tạo sự
thơng thống để mọi người dễ dàng di chuyển trong những ngày đông người đến viếng.
Đây là tổ hợp bốn ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc
chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và đại điện.
Trước khi bước vào Tiền điện thì ấn tượng tượng nhất là cổng chính của Miếu đơn giản
nhưng trang nghiêm, trên là tranh tường “Trúc lâm thất hiền”, giữa là phù điêu “thuyền
Bát Nhã”, dưới là Củng Môn, trên có dịng chữ “Khổng Tử giáng sinh năm thứ 2460 Kỷ
Dậu Trùng Kiến (1909), hai góc sân có cặp sư tử đá
Tiền điện là hai trang thờ hai bên cổng vào: Phúc Đức Chánh thần nằm bên phải và Môn
Quan Vương Tả nằm bên trái. Hai bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và
các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước. Chùa đã được cơng nhận là
Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993 của Bộ Văn Hóa. Bên trái là
dựng một số bia ký ghi các lần trùng tu vào năm 1859, 1970,1990,2005… Bên phải là
hiện vật “Lệnh của Tư lệnh liên quân pháp – Y pha Nho: cấm binh sĩ phá hoại Hội quán”
năm 1860.
Hồ phóng sinh có thể cùng xây trong năm 1980 khi trùng tu Hội Quán, năm 1995 Thành
phố chỉnh trang lại, yêu cầu mở rộng đường Nguyễn Trãi nơi hội quán tọa lạc , do đó hồ
phóng sinh phải lùi vào 7m. Trên tường có trang trí cụm phù điêu “Cửu Long Bích”
tượng nổi ở giữ (1908) và hầu hết các trang trí khác đều là mới xây sau này.
2.2.2 Khu Thiên đỉnh (Giếng trời)
Khu vực giữa các tòa nhà là Thiên tỉnh (giếng trời) tạo khơng gian thống đãng, đón nhận
ánh sáng tự nhiên. Theo hướng tay phải chúng ta có thể thấy trên nóc, diềm mái, hiên,
vách tường có nhóm tượng gốm có niên đại năm Quang tự thứ 34 – Mậu Thân (1908) do
17
nghệ nhân Trung Quốc dùng vật liệu tại chỗ và sản xuất từ lò gốm Bửu Nguyên trên đất
Sài Gòn xưa. Các tượng, phù điêu này được tạo tác dựa theo các điển tích cổ Trung Quốc
như Tam Quốc Chí, Đơng Chu Liệt Quốc… và được bố trí hài hịa với các hình tượng
khác như “tứ linh” (long, lân, quy, phụng), “lưỡng long tranh châu”, “bái tổ vinh quy”…
Các bia ký về lập xe chữa cháy năm Quang Tự thứ 24 – Mậu Tuất (1898), về việc trùng
tu Hội quán năm Đạo Quang thứ 10 – Canh Dần (1830); về việc mua đất khắc ghi niên
đại Việt Nam từ năm thứ 9 đến 13 thời vua Tự Đức.
2.2.3 Khu trung điện
Bước vào khu trung điện ta có thể thấy tấm biển gỗ to ghi 4 chữ Hàm Hoằng Quang Đại
bằng chữ cổ có niên đại thứ 5 Gia Khánh, đời Thanh (1800) nhân dịp trùng tu Hội quán.
Đây là hiện vật cổ xưa nhất cũng là căn cứ để tính tốn về lịch sử của Hội qn. Miếu có
lịch sử 256 năm là dựa theo hiện vật trên cộng với khoảng cách thời gian trung bình của
những lần trùng tu ghi trên bia ký” (từ 1800 tính lùi 40 năm thành 1760). Cơ ngơi mà
hiện giờ chúng ta có thể thấy là lần trùng tu gần đây nhất được khởi cơng từ năm 1995 và
hồn thành vào năm 2003. Phía dưới là bộ ngũ sự làm bằng hợp kim chì có niên đại
Quang Tự thứ 12 – (1886) được đúc tại trấn Phật Sơn, Quảng Châu tỉnh Quảng Đông. Và
đây cịn được xem là bộ Ngũ sự lớn nhất Đơng Nam Á.
2.2.4 Khu vực Hương đình (Nhà thắp nhang)
Nơi đây có đặt 5 lư hương có niên đại đời vua Quang Tự: từ Bính Tý (1876) đến Đinh
Dậu (1897) đều trên 100 năm. Bên trên là khu vực treo nhang vịng khá độc đáo và lạ
mắt. Trước đây nhang có đường kính từ 1m – 1m2, sau khi thực hiện chỉ thị của Trung
ương và được bà con nhiệt liệt hưởng ứng nay các khoanh nhang này được thu nhỏ lại chỉ
còn 35 cm. Trong đợt trùng tu gần nhất, những cây xà gồ dưới mái ngói và 4 cây cột gỗ
bên ngoài là gỗ lim, loại gỗ quý hiếm sản xuất tại phía Bắc trong đợt trùng tu vừa qua gần
như đã thay đổi toàn bộ xà gồ bằng gỗ lim.
2.2.5 Khu đại điện
18
Về gian thờ giữa thờ Thiên Hậu Nương Nương là vị thần thờ chính trong miếu, có 3 pho
tượng bằng gỗ thờ qua các thời kỳ trùng tu mở rộng miếu. Gian thờ bên phải thờ Long
Mẫu Nương Nương. Gian thờ bên trái thờ Kim Hoa Nương Nương. Ngày hội lớn của Hội
quán là ngày vía Bà (ngày 23 tháng 3 âm lịch) và đêm giao thừa (Tết cổ truyền), bà con
về đây rất đơng vui. Ngồi việc cúng bái, mọi người đều vui vẻ và tự nguyện đóng góp
tiền hương dầu, cùng nhau gây quỹ làm việc thiện. Trong khu tiền điện còn được trưng
bày Đại Hồng chung ghi niên đại năm thứ 60 vua Càn long, đời Thanh (1795). Hai bên
đại điện còn được thờ thêm hai vị Quan Công (thờ bên phải), Thần Tài (thờ bên trái).
Bên trong đại điện có 2 đại đồng chung phía trên chung có ghi dịng chữ “Phong điều vũ
thuận”, “Quốc thái dân an”, “ Càn Long lục thập niên tuế thứ Ất Dậu quý xuân cát đán”
(1795), “Chúng thương của Tuệ Thành Hội Quán đồng kiến”.
2.3
Quần thể tiểu tượng trên nóc Hội quán
Chính diện của Miếu Thiên Hậu Tuệ Thành Hội Qn có 5 tịa nhà, trên nóc 3 tịa nhà: số
1 (mặt trước và mặt sau), số 3 (mặt trước và mặt sau), số 5 (mặt trước và mặt sau) có
trang trí 6 quần thể biểu tượng (16mx2mx0.4m) nóc và 4 quần thể tiểu tượng mái đầymàu
sắc dân tộc, rất rực rỡ và sinh động, có niên đại 1908 khi trùng tu lớn Hội Quán. Trải qua
biết bao thử thách nắng mưa, gió, bão mà ngày nay vẫn cịn, đủ thấy người Hoa đã dùng
những vật liệu thiết bị kỹ nghệ tối tân nhất thời ấy.
Qua quá trình tạo dựng địa chất khá phức tạp diễn ra hàng triệu năm, Thành phố Hồ Chí
Minh với diện tích 226.000 ha, trong đó có khoảng 500 ha trữ lượng các loại đất sét và
cao lanh, đây chính là nguồn tài nguyên quý giá, là nguyên liệu chính làm ra các sản
phẩm gốm. Tập trung ở khu vực: Chợ Lớn, Củ Chi, Thủ Đức, quận 9, các loại đất sét làm
gốm ở đây có nhiều ưu điểm và khai thác dễ dàng. Đồng thời, nằm trong khu vực có khí
hậu nhiệt đới ẩm ướt, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển rừng, cung cấp nhiên liệu
cho các lò gốm hoạt động. Với hệ thống song ngòi chằng chịt tổng cộng trên 9.120 km,
giao thơng vận tải ở Sài Gịn – Gia Định thật sự rất thuận tiện cho việc phát triển nghề
19
gốm.
Nét nổi bật của gốm người Hoa gốc Quảng Đông là cách sử dụng nước men có nhiều
màu sắc trên sản phẩm, cụ thể các màu như: lam, xanh lục, vàng, đen, nâu và trắng. Màu
lam và xanh lục là hai màu chủ yếu và có độ sáng bóng. Màu xanh lam là màu xanh
coban; màu xanh lục là hỗn hợp bột đồng thau và bột phenspat (feldspath); màu vàng
được chế tạo từ thổ hoàng (ocre jaune); màu đen từ oxyt chì và màu đỏ từ hépatit. Hoa
văn trên các sản phẩm gốm của người Hoa Quảng Đông thường cách điệu, đẹp, trang nhã
và loại hình sản phẩm cũng rất đa dạng. Bên cạnh đồ gia dụng, các loại chậu hoa, voi,
đôn với loại to thường dùng để ngồi, loại nhỏ thường dùng để trang trí nội thất… đặc biệt
họ còn chuyên sản xuất các loại tượng, quần thể tiểu tượng trang trí. Đó là các tượng Ơng
Nhật, Bà Nguyệt, Phúc – Lộc – Thọ, Long – Ly – Quy – Phụng, cá hóa long, Lưỡng long
tranh châu…, các quần thể tiểu tượng trag trí ở các hội quán của người Hoa Quảng Đông
với kiểu dáng rất đa dạng chứng tỏ sự vượt trội thiên về trang trí, mỹ thuật của các lò
Quảng. Sản phẩm của gốm người Hoa Quảng Đơng cịn được xác định qua di tích khảo
cổ học ở khu vực lò gốm cổ Hưng Lợi. Sản phẩm gốm chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loại
sành không men hoặc có men nâu hay men vàng (men da lươn, da bị). Về loại hình, chủ
yếu là siêu, ơ (nồi có tay cầm) với nhiều kích cỡ, các loại hộp men nâu. Trên nắp ơ, đáy
siêu, nắp hay đáy hộp có in nổi ba chữ Hán trong khung hình bầu dục “Hưng Lợi diêu”
(lị Hưng Lợi). Ngồi ra cịn có các kiểu khạp, hủ, chậu, vịm, chậu bơng. Đặc biệt trong
lị xuất hiện loại chậu bơng (trịn hay lục giác) có kích thước nhỏ, in hoa văn nổi men
nâu, vàng (bông mai, cúc). Thân phủ men xanh đồng hay xanh lam, màu men đặc trưng
của gốm cổ Sài Gòn. Các loại sản phẩm gia dụng trên tuy đơn giản về kiểu dáng nhưng
có nhiều kích thước, theo thời gian sớm muộn mà có những khác biệt ở một vài chi tiết.
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các lị gốm người Hoa Quảng Đơng dần chuyển về
Biên Hịa, Lái Thiêu… là những nơi có trữ lượng đất ngun liệu dồi dào hơn, rồi từ đó
hình thành nên các dịng sản phẩm gốm mới. Có thể nói những thành tựu của gốm Biên
Hòa từ sau 1925 là kết quả tổng hợp của việc kế thừa truyền thống của các lị gốm của
người Hoa gốc Quảng Đơng ở Sài Gòn – Gia Định và việc tiếp thu những thành tựu của
20
gốm Limoge do bà Balik giảng dạy và thể nghiệm ở trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Kết quả
của sự giao lưu này đã sản sinh ra gốm sành xốp men màu Biên Hòa “với vẻ đẹp đặc
trưng trầm mặc và cổ kính đã một thời nổi tiếng trên thế giới". Sau 1975, nhiều loại gốm
của người Hoa Quảng Đông phục vụ cho “công nghệ miếu vũ” và các quần thể tiểu tượng
trang trí trên mái, nóc các cơng trình tín ngưỡng hầu như khơng cịn, có chăng chỉ vài sản
phẩm đơn lẻ của người đặt hàng.
Chính diện của Tuệ Thành Hội Qn có 5 tịa nhà, trên nóc 3 tịa nhà: số 1 (mặt trước và
mặt sau), số 3 (mặt trước và mặt sau), số 5 (mặt trước và sau) có trang trí 6 quần thể tiểu
tượng (16m x 2m x 0,4m) nóc và 4 quần thể tiểu tượng mái đầy màu sắc dân tộc, rất rực
rỡ và sinh động, có niên đại năm 1908 khi trùng tu lớn Hội quán. Trải qua biết bao thử
thách nắng mưa gió bão mà nay vẫn còn, đủ thấy tiền nhân đã dùng những vật liệu thiết
bị kỹ nghệ tối tân nhất thời ấy.
2.3.1 Họa tiết gốm nóc số 1
Giống nhau ở cả hai mặt trước sau, họa tiết gốm trang trí ở tầng trên của nóc số 1 là đồ án
“lưỡng long tranh châu”, cụ thể: trên đỉnh trung tâm là một chiếc đài, bên trong bổ ơ hình
khánh chạm nổi một con nai trong tư thế nằm, đầu ngẩng lên quay ngoắt về phía sau,
cạnh cây tùng, hai bên là dãy trang trí lá hóa dơi, bên trên là tượng dơi ngậm chữ Thọ,
một vịng trang trí dây hoa lá tạo thành hình ngọn lửa bao quanh viên ngọc lớn màu nâu.
Hai bên đối xứng với nhau là hình lưỡng long men xanh đồng nằm trải dài uốn lượn trong
mây, cũng hướng lên chầu viên ngọc. Kế tiếp, ở hai đầu của dãy trang trí là cặp tượng
“Cá hóa long”.
Trang trí tầng dưới mặt trước: hình thầy trị đường tăng, ba tiêu động, thiết phiến cung
Trang trí tầng dưới mặt sau: trung tâm là quần thể tiểu tượng miêu tả cảnh sinh hoạt của
một đại gia đình giàu có, bề thế, trên vòm cửa ở phần cuối của phân cảnh này có chữ
“Đơng Viên”: vườn phía Đơng và tuốt trên phần đầu phân cảnh, trên vịm cửa có chữ
“Tây tương”: nhà phía Tây. Quần thể tiểu tượng bên phải diễn tả cảnh hai võ tướng cùng
21
quân sĩ, vị tướng trẻ, trên cờ có chữ “Vũ An Quân – Bạch” và phía trên: vị tướng già râu
bạc, trên cờ có chữ “ Vũ Lăng Quân – Liêm”, trên khung viền trang trí bên dưới có hàng
chữ: ‘Trinh tường”. Kế là ơ trang trí dây hoa lá, trên có chữ Thọ, bên trong chạm nổi chữ
“Bửu Nguyên diêu tạo”. Phía trái, bên cạnh ơ trang trí tương tự như trên, bên trong có
chữ “Mậu Thân niên lập”. Phân cảnh quần thể tiểu tượng kế bên miêu tả cảnh hai võ
tướng để râu dài năm chòm cùng quân sĩ, trên vách núi phía sau có chữ “Nhân thủ dụ” và
“Diệt Ngạn sơn”, đối diện, bên vị tướng trẻ có chữ “Cửu Gia than”. Hai đầu phải và trái
của nóc tượng “Thổi tiêu dẫn phụng” (Nguyễn Thị Thu Trúc, 2007, tr.54)
2.3.2 Họa tiết gốm nóc số 3
Chi tiết góc trái và góc phải của họa tiết nóc 3 là hình “ Hịa hợp nhị tiên”
Trang trí tầng dưới mặt trước: cảnh các quan văn võ được phân thành từng nhóm nhỏ,
nhóm ơn tồn trị chuyện, nhóm hoa chân múa ty, nhóm mặt mũi tươi cười nhưng khốt
tay khơng nhận khi người dưới dâng kim ngân, nhóm thì mỹ nhân yểu điệu, xiêm áo
thướt tha bên cạnh võ tướng, trên lầu: công tử, văn nhân,tiểu đồng, ngọc nữ, người ngắm,
kẻ nhìn, lại có người đang thổi sáo. Tiếp theo về bên trái là ơ trang trí bình hoa, đỉnh
trầm, khung viền bổ ơ hình trịn và hình khánh chạm nổi hoa trên nền dây hoa lá, bên trên
hoa văn chạm nổi hình cuốn thư trong có chữ “Lân thố ngọc thư”. Bên cạnh là quần thể
tiểu tượng miêu tả cảnh một vị tướng mặc giáp phục trên lưng ngựa ô, phía sau: lính cầm
cờ có chữ “n”, đối diện: một vị tướng cưỡi trên lưng bạch mã đang lao từ trên cao
xuống, bên dưới có một vị quan quỳ gối ra chiều hoảng hốt. Sau lưng cảnh cây cối, núi
non hiểm trở. Kế tiếp là ơ trang trí chạm nổi chữ “Đồng Hòa diêu tạo” trên nền trổ thủng
hoa văn hình tổ ong, khung viền trang trí hoa mẫu đơn, đối xứng hai bên hoa chạm nổi
công, chim, dê, nai, hạc xen kẽ hoa lá. Trên đỉnh trang trí một con bướm lớn. Bên phải
quần thể trang trí trung tâm là ơ trang trí bình hoa bên cạnh đĩa đựng các loại trái cây
gồm phật thủ, đào, lựu trên kệ hoa văn chữ Hồi, khung viền bổ ô chạm nổi hoa trên nền
hoa văn dây lá, bên trên trang trí cuốn thư có chữ “Lân thố ngọc thư”. Hai đầu phải và
trái của nóc là tượng “Hịa Hợp nhị tiên” gồm một vị mặc trường bào nhiều lớp, lớp trong
22
màu trắng, lớp ngoài màu xanh đồng, vạt trên áo đắp chéo bên ngực phải, lưng thắt dây
lụa tết nhuyễn, quần ống nhỏ màu xanh lam, đang ngồi, hai tay ôm chiếc hộp. Kế bên,
một vị mặc trường bào hai lớp, trong màu trắng, ngoài màu xanh lam, lưng thắt dây lụa
tết nhuyễn có đầu dây màu trắng, quần ống rộng màu trắng, trong tư thế đứng, tay trái
cầm bông lúa giơ cao, tay phải ôm đồng tiền vàng, chân trái gác trên mình một con cóc
lớn ba chân, xung quanh trên cao là mặt trời và mây ngũ sắc.
Trang trí tầng dưới mặt sau: quần thể tiểu tượng trung tâm diễn tả các quan văn, quan võ
và các phu nhân (thường đứng bên trong lan can) trong các tư thế: người dợm chân, hùng
hổ bước đi, kẻ ngăn lại ra chiều dặn dò, người ung dung vuốt râu, kẻ khoan thai một tay
nâng đỡ vành đai, người lắng nghe, kẻ chỉ trỏ như báo hiệu điều gì… trên cờ do người
lính cầm ở cuối phân cảnh có chữ “Đại ngun sối – họ Lưu”, ở đầu phân cảnh có chữ
“Đơng Bình”. Bên phải quần thể tiểu tượng là ơ trang trí bình hoa mẫu đơn, men trắng,
bên cạnh dĩa ba chân đựng phật thủ, khung viền bổ ô chạm nổi hoa trên nền hoa văn dây
hoa lá, trên có cuốn thư trong chạm nổi chữ “Lân thố ngọc thư”. Kế bên là quần thể tiểu
tượng diễn tả cảnh đang giao chiến giữa hai vị tướng, một vị trên cờ có chữ “Định Quốc
Cơng – Hàn” ngồi trên ngựa ơ, phía dưới có một qn sĩ tay cầm tấm khiên hình trịn.
Phía trước, một vị có tên “Hồng Hoa Sơn – Khương” cưỡi trên lưng bạch mã, bạch mã
như trong tư thế sẵn sàng phóng đi. Bên trái quần thể tiểu tượng trung tâm vẫn là ơ trang
trí có chữ “Lân thố ngọc thư” nhưng bên trong trang trí bình hoa và đỉnh trầm men tím.
Bên cạnh là quần thể tiểu tượng diễn tả một vị tướng cưỡi bạch mã chạy, lính cầm cờ
phía trước có chữ “Tây Lương – Mã”, phía sau một vị tướng cưỡi xích thố chạy theo, lính
cầm cờ phía sau có chữ “n Nhân – Trương”, phía sau cảnh rừng núi hiểm trở. Ơ trang
trí kế tiếp có chữ “Quang Tự Mậu Thân” trên nền hoa văn trổ thủng hình tổ ong, khung
bên ngồi trang trí mẫu đơn, bướm, chim, bốn góc là bốn vật trong bát bửu:bầu rượu,
quạt vả, cặp sênh, gỗ đào. Trên chạm nổi hình một con bướm. Hai đầu phải và trái của
nóc là tượng “Hịa hợp nhị tiên”.
2.3.3 Họa tiết gốm nóc số 5
23