Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Đình trong văn hóa làng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.31 KB, 92 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc và xuất phát là một nước nông nghiệp
lúa nước, nên trong đời sống, văn hóa của người dân Việt tồn tại rất nhiều nền văn
hóa, với những công trình kiến trúc nổi bật như: Đình, chùa, đền, miếu, tháp… . Và
mỗi kiến trúc có một chức năng khác nhau. Nhưng điểm chung của chúng là đều
xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Nếu trước đây, lúc nhận thức của
con người còn thấp, đứng trước những hiện tượng tự nhiên, con người không lý
giải được và họ cảm thấy sợ hãi và đi tìm một cái gì đó để nương tựa và từ đó tín
ngưỡng xuất hiện. Cùng với sự áp bức của các giai cấp thống trị, nên con người
cảm thấy họ bị áp bức không có lối thoát nên muốn dựa vào một thế lực nào đó,
mà họ tưởng tượng ra như bụt, ông tiên… để giúp họ vượt qua những khó khăn và
cũng từ đó mà thần thánh xuất hiện. Vì vậy, mà người dân thờ rất nhiều thần, ở đâu
cũng có Đình, đền, Miếu, chùa để thờ, và đặc biệt nhất là Đình và chùa. Một nơi
thờ thần và một nơi thờ thánh.
Nếu đình chỉ dành cho các trai làng, quan viên bàn “việc làng”, là trung tâm
của làng. Làng nào cũng có đền thờ ông thần hoàng. Đình được cất cao ráo khang
trang, thế tất theo phong thủy, nơi phong quang nhất làng theo như sự miêu tả nhà
văn Tô Hoài trong Chuyện cũ Hà Nội… .
Thì chùa lại là nơi “Trẻ vui nhà, già vui chùa” dành cho các cụ, các bà, các cô
thôn nữ, và trẻ em vui chơi. Chùa thường được cất nơi thanh vắng, tịch mịch,
không câu nệ là ở góc làng, là ở ven làng hay ở trung tâm như đình… . Chùa làng
đáp ứng một nhu cầu rất sâu đậm của đời sống thôn dã, là sự cân đối trở lại nét bất
bình đẳng nặng nề trong sinh hoạt cộng đồng làng quê xưa.
Tuy nhiên, Chùa làng thường gắn với đình làng, một bộ sóng đôi trong tâm
thức người Việt, nhưng quan trọng hơn, nó thể hiện sinh động triết lý nhân sinh và
tinh thần khoan dung hoà hợp trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc.
Vì Vậy, Đình và chùa có vai trò rất quan trọng trong đời sống, văn hóa của
người dân Bắc – Nam Bộ. Để hiểu rõ vai trò đó, thì dưới đây là bài làm của nhóm
với đề tài: “Tìm hiểu vai trò của Đình, chùa trong văn hóa của người dân làng Bắc
– Nam bộ”. Bài làm của nhóm gồm ba phần:
Phần I: Là tổng quan về Đình và chùa ở Việt Nam với những nội dung như: cấu


trúc, kiến trúc của chùa và đình ở Bắc và Nam Bộ để từ đó nêu lên mối liên hệ giữa
đình và chùa.
Phần II: Là Vai trò của Đình, Chùa trong văn hóa của người dân làng Bắc – Nam
bộ. Đối với Đình thì vai trò được chia ra cụ thể đối với Bắc Bộ thì có vai trò gì và
Nam Bộ thì có vai trò gì. Nhưng đối với chùa thì vai trò được nêu một cách tổng
quát chung luôn mà không nêu ra cụ thể ở Bắc Bộ và Nam bộ như trong phần đình.
Phần III: Là phần so sánh giữa đình, chùa ở miền Bắc và miền Nam có sự giống và
khác gì để làm rõ nét khác biệt.
Tóm lại, bài làm của nhóm về đề tài “Tìm hiểu vai trò của Đình, chùa trong
văn hóa của người dân làng Bắc – Nam bộ” sẽ đưa cô và các bạn hiểu biết thêm về
vai trò của đình và chùa trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam nói chung
và hai miền Bắc, Nam nói riêng như thế nào. Bài làm của nhóm còn nhiều thiếu
sót, mong cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để bài làm nhóm tốt hơn. Cảm ơn cô và
các bạn!.
CHƯƠNG I. LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA Ở VIỆT NAM
1. Cấu trúc Chùa ở Việt Nam
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Chùa Việt Nam được xây
dựng, phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử, mỗi thời kì lịch sử đều có
kiến trúc và phong cách khác nhau. Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc ở các địa
phương, vùng miền cũng không đồng nhất. Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không
nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ
Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ văn hóa phương Nam của
Trung Hoa và quy luật thời gian. Thời Lý - Trần được xem là thời kỳ văn minh
nhất của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có, sánh ngang
cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời kỳ
này như chùa Phật Tích, chùa Dâu… có thể chứng minh cho điều đó. Tuy vậy,
những gì còn lại trên, tại Việt Nam ngày nay cũng để người ta biết cách thức xây
dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển chùa ở Việt Nam.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Nước Việt lúc bấy giờ là Giao

Châu, một trong những địa điểm mà các thương nhân hàng hải của Ấn Độ đến
miền Viễn Đông để mua các thứ gia vị, hương liệu, gỗ, trầm hương dần dần
những nơi thờ tự ở đây được tạo lập để thỏa mãn yêu cầu tín ngưỡng của họ.
Theo các nhà Sử học hiện nay, Phật giáo đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ
III. Do Ngài Phật Quang, một nhà sư Ấn Độ vào Việt Nam, Ngài đã hóa độ cho
những người Phật tử Việt Nam đầu tiên là Chữ Đồng Tử và Tiên Dung. Và các
ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam là chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điển
ở trung tâm Luy Lâu, tức là tỉnh Hà Bắc ngày nay cũng ra đời từ đó.
Chùa Pháp Vân tức là ngôi chùa vầng mây của Chánh pháp, vầng mây đó che
mát cho đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam và cho cả muôn loài. Và khi
vầng mây đó đủ cơ duyên, thì mưa xuống, nó sẽ làm cho dân tộc Việt Nam được
tươi mát trở lại, và Phật tính nơi muôn loài thảy đều sinh khởi. Ngôi chùa thứ hai là
Pháp Vũ, Vũ là mưa, Pháp vũ là mưa pháp. Mưa của Chánh pháp làm cho dân tộc
Việt Nam ngày càng tươi mát, làm cho muôn vật của dân tộc đều được ươm chồi,
nẩy lộc, đơm hoa và Phật tính nơi hết thảy muôn loài đều trổi dậy. Ngôi chùa thứ
ba là chùa Pháp Lôi, Lôi là tiếng sấm. Ngôi chùa uy hùng như tiếng sấm. Tiếng
sấm của Chánh pháp, khiến cho nhân dân Việt Nam có thể đứng dậy và vượt ra
khỏi sự nô lệ, vượt ra khỏi mọi sự thống trị, bước tới ý thức tự chủ. Pháp Lôi là
tiếng gầm của Chánh pháp, thúc giục cho cả dân tộc và nhân loại bước tới con
đường chí thượng và chí thiện. Ngôi chùa mang tên ấy, biểu tượng rằng, khi đất
nước Việt Nam hút được chất liệu của Chánh pháp, thì dân tộc Việt Nam tự mình
có sức mạnh tiến về phía trước uy dũng như tiếng sấm gầm. Và Pháp Lôi cũng có
nghĩa là tiếng sấm đánh thức Phật tính nơi hết thảy chúng sanh trổi dậy ở trong
Chánh pháp. Ngôi chùa thứ tư là chùa Pháp Điển, Điển là điện, tức là ánh sáng của
Chánh pháp. Ánh sáng đó sẽ soi đường cho dân tộc Việt Nam đi lên, đi tới. Ánh
sáng ấy sẽ soi đường cho mọi người và mọi loài đi tới với Chánh pháp, đi tới đích
điểm cứu cánh của sự giác ngộ.
Qua bốn tên đó, chúng ta cũng đủ để thấy được vai trò của ngôi chùa trong sự
phát triển dân tộc, phát triển tâm linh của đất nước và con người. Đạo Phật có mặt
và cắm rễ với dân tộc Việt Nam từ đó và trải qua các thời kỳ đã đóng góp cho dân

tộc Việt đứng lên giành lại độc lập cho đất nước, quyền sống cho con người.
1.2. Kiến trúc chùa ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay có khoảng 14.500 ngôi tu viện Phật giáo trên khắp đất
nước của ba Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có
ngôi chùa Phật giáo Bắc tông. Ở miền Trung (từ Quảng Trị trở vào) và miền Nam,
ngoài ngôi chùa Phật giáo Bắc tông, còn có ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt,
Nam tông Khmer và ngôi tịnh xá Phật giáo Khất sĩ.
Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam rất đa dạng. Nhiều tác giả đã phân loại chùa và
giới thiệu các kiểu kiến trúc của chùa Việt Nam như sau:
Các tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long trong sách
“Chùa Việt Nam” cho biết tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các
chữ Trung Quốc có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa. Đó là kiểu chữ Đinh,
kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu chữ Nội công ngoại quốc. Tên những kiểu
chùa này chỉ dựa vào cụm kiến trúc chính. Trong chùa, còn có những ngôi nhà
khác như nhà tổ, nhà tăng, gác chuông, tháp, tam quan … Ngoài người Kinh, còn
có chùa ở một số dân tộc thiểu số. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn
giản. Chùa người Khmer được xây dựng đẹp, có bộ mái ảnh hưởng Campuchia và
Thái Lan. Chùa người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng. Tính đa dạng của kiến
trúc chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây
dựng gần đây.
Tác giả Trần Lâm Biền trong sách “Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam” cho
biết chùa Việt thường dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên kiến trúc. Chùa
bao giờ cũng được dựng ở mảnh đất thu giữ được khí thiêng của trời đất: đất cao,
tươi nhuận, có dòng chảy hoặc hồ ao trước mặt. Mặt chùa quay hướng Nam, đó là
hướng bát nhã (trí tuệ), phát triển thiện tâm. Mở đầu cho ngôi chùa là tam quan.
Qua tam quan, con đường Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu hệ thống
chùa chính là tòa tiền đường, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến
tính nhằm xây dựng lòng thiện theo con đường từ bi của đức Phật. Bàn thờ Phật
nằm ở gian giữa chùa, gian này mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu
hình chữ Công hay chữ Đinh. Do cửa chùa luôn rộng mở với mọi chúng sinh, nơi

thờ không bao giờ bị che chắn, vì vậy nơi đây gọi là thượng điện. Bao quanh hai
bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Tòa nhà hậu
thường để thờ tổ chùa, thờ mẫu, thờ những người có công với chùa; đồng thời làm
nơi ở cho chư tăng, nhà khách, nhà bếp … Ngoài ra, hầu như chùa nào cũng có
tháp. Số lượng tầng gắn với cương vị thuộc kết quả tu hành trong Phật đạo.
Các tác giả Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng trong sách “Chùa Hà Nội”
cho biết những ngôi chùa Việt Nam trong bốn mùa đều mang một vẻ đẹp kín đáo
thầm lặng, lắng đọng sâu trong tâm hồn người hướng về điều thiện. Vẻ đẹp của
ngôi chùa Việt Nam trước hết ở chỗ hài hoà với cảnh quan môi trường chung
quanh. Chùa Việt Nam thường gắn bó với sông nước, hồ ao. Trước khi vào chùa lễ
Phật, khách thường phải qua cổng tam quan. Qua tam quan, cõi tục và cõi trần như
đã được phân chia. Bố cục mặt bằng của các ngôi chùa thường lấy sự cân xứng
đăng đối làm phương tức chủ đạo. Các chùa thời Lý thường lấy sự đăng đối quy tụ
về một điểm ở giữa. Chùa Một Cột là một điển hình. Các chùa được xây dựng từ
thời Trần về sau thường được bố cục đăng đối theo một trục dài từ cổng tam quan
vào đến nhà tổ phía sau cùng. Các nhà thường được xây dàn hàng ngang một dãy
(dân quen gọi là chữ Nhất), hai hàng ngang (chữ Nhị), ba hàng ngang (chữ Tam).
Có chùa được bố cục theo kiểu chữ Đinh (như chữ T), theo kiểu chữ Công (như
chữ H nằm ngang), hoặc kiểu nội Công ngoại Quốc (bên trong là chữ H nằm ngang
và bên ngoài gồm các nhà bao bọc tạo nên một hình vuông hay chữ nhật). Các
chùa ở Nam Bộ thường được xây theo kiểu chữ Nhất. Quần thể kiến trúc chùa
ngoài việc bao gồm những dãy nhà, còn có những kiến trúc có giá trị nghệ thuật
cao như các tháp, chuông và gác chuông, lầu khánh và các bia cùng nhà bia.
Tác giả Chu Quang Trứ trong sách “Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng
và tôn giáo ở Việt Nam” cho biết ở những thế kỷ đầu Công nguyên thì giáo đường
của Phật giáo mới chỉ là những am miếu mà nhà sư Khương Tăng Hội gọi là miếu
đường hoặc tông miếu. Bước vào thời tự chủ, chùa tháp được xây dựng khắp nơi
“chỗ nào có người ở tất có chùa thờ Phật” (Bia chùa Thiên Phúc). Trong nước, chỗ
nào “hễ có cảnh đẹp núi non thì đều xây dựng chùa chiền” (Bia chùa Linh Xứng).
Trong chùa thời Lý, tháp đóng vai trò chính, là cái đền Phật giáo. Những cây tháp

phần lớn ở trên những quả núi đột khởi giữa đồng bằng, hoà nhập với các dãy nhà
và cây cối chung quanh, tạo cả một tổng thể kiến trúc vừa vươn cao vừa trải rộng,
thiêng liêng mà vững chãi. Một loạt chùa khác được xây dựng ở sườn đồi, trườn
lên và trải ngang, hoà vào cảnh đẹp tự nhiên; cũng như chùa xây ở nơi bình địa,
chiếm một diện tích khá rộng, bố cục đăng đối, gần với xóm làng, khang trang mà
ấm cúng. Đến thế kỷ XVII, nhiều nhà quý tộc đã xuất tiền để mở chùa to lớn, gồm
nhiều nếp nhà vòng trong vòng ngoài theo kiểu nội công ngoại quốc phát triển cả
về chiều ngang và chiều dọc, gắn bó mật thiết với hồ ao và vườn cây, vườn cảnh
tạo khối hình hoành tráng giữa thiên nhiên. Đến cuối thế kỷ XVIII, ngôi chùa với
mặt bằng chữ Tam ra đời song được quây lại theo chữ Công, các nếp nhà đều
chồng diêm với hai tầng mái và tám hoa đao. Kiến trúc Phật giáo là chùa tháp, nó
gắn với làng xóm để giữ mối liên hệ mật thiết với dân làng, cả khi có sự bảo trợ
của nhà nước hay của quý tộc, thì ngôi chùa vẫn là trung tâm văn hóa tôn giáo của
địa phương. Ngôi chùa “đóng kín” ở nơi thờ nhưng lại “mở” với sự hòa quyện nội
và ngoại thất, con người ở đây lúc nào cũng gần gũi thiên nhiên với một cuộc sống
hướng thiện.
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong sách “Phật giáo với văn hóa Việt Nam” cho
biết khá rõ về đặc điểm kiến trúc ngôi chùa ở từng miền qua các thời đại. Đó là sự
hoàn thiện ngôi chùa nội công ngoại quốc vào thế kỷ XVII, kết quả đỉnh cao của
truyền thống dựng chùa thờ Phật bằng kiến trúc gỗ của người Việt trên đất Bắc. Đó
là sự xuất hiện ngôi chùa chữ Khẩu ở miền Trung. Mặt trước, tòa chánh điện thờ
tiền Phật hậu tổ, hai dãy nhà hai bên là nhà khách, nhà tăng, dãy nhà hậu phía sau
thờ các vong Phật tử. Tất cả bao quanh một sân có bể cạn, hòn non bộ, cây cảnh. Ở
miền Nam, tác giả lại chia nhóm chùa kiến trúc gỗ, nhóm chùa kiến trúc gạch đá xi
măng và nhóm chùa mang tính chất công viên Phật giáo. Tác giả cũng giới thiệu về
kiến trúc ngôi chùa Khmer. Chánh điện thường hình chữ nhật, bố trí điện thờ theo
chiều dọc của kiến trúc. Các ngôi chánh điện không những mở nhiều cửa sổ, mà
bốn mặt bao giờ cũng tạo hành lang bao quanh cao, rộng, thoáng.
Qua ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và với thực tế ngôi chùa ở nuớc ta hiện
nay, chúng ta thấy rằng không có một kiểu mẫu nào cho ngôi chùa Việt Nam cả.

Mỗi thời đại, ngôi chùa có một số đặc điểm kiến trúc riêng. Mỗi địa phương cũng
tùy theo những điều kiện địa lý mà có kiểu kiến trúc chùa phù hợp. Ngày nay, các
hệ phái Phật giáo cũng có những kiểu kiến trúc khác nhau.
1.2.1. Chùa phía Bắc
1.2.1.a. Các hạng mục
* Tam quan: là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có
nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại.
Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.
* Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Thường xây bồn hoa, đặt các
chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên
cho ngôi chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp, tượng phật
lớn…
* Bái đường: Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà
bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến
đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một
số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh.
Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính.
* Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính
điện có một sân trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu
sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa, là trung tâm
của sự thờ cúng. Ở giữa và sát vách sau có nhiều lớp bàn thờ và nhiều
tượng Phật.
* Hành lang: Chạy song song và ở 2 bên chính điện, nối chính điện với hậu
đường.
* Hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà hậu
đường (cũng còn gọi là Nhà tăng hay Nhà thờ tổ). Nơi đây bố trí như thờ
cúng tổ tiên: Ở chính giữa: bàn thờ cao nhất thờ, đặt tượng Thánh tăng
(Ana đà), sư tổ ( Bồ đề đạt ma); 2 bên là thấp hơn là bàn thờ chư vị là các
vị thánh nhân gian (bàn thờ mẫu), nhân thần (có khả năng của thần, cứu
dân giúp nước), các nhân vật lịch sử. Ở 2 bên là các bàn thờ của những

người chết muốn thờ cúng tại chùa có bia ghi thân thế.
1.2.1.b. Các cấu trúc chùa
Một, Chùa “chữ Đinh” (người…). Có nhà chính điện hay còn gọi là thượng
điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà
tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa
Động ở Hà Nội…
Hai, Chùa “chữ Công” (việc…). Là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường
song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu
hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là
ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu ở Hội An, chùa Keo ở Thái
Bình.
Ba, Chùa “chữ Tam” (ba). Là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau,
thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa
Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.
Bốn, Chùa “chữ Quốc” (nước). Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa
có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có
thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao
quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở
giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có
khung bao quanh như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc.
Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong
chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở
chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như
gác chuông, tháp và tam quan.
Chùa kiểu chữ Công là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu
biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay
ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ
Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những thành
tựu của kiến trúc.
1.2.2. Chùa phía Nam

Là những ngôi chùa theo phật giáo Nam tông với hai dạng là: chùa Nam
tông Việt và chùa Nam tông Khmer. Và hiện nay, ở nước ta có khoảng 73 ngôi
chùa Nam tông Việt và khoảng 500 ngôi chùa Nam tông Khmer.
1.2.2.1. Đối với chùa Nam tông Việt thì kiến trúc ngôi chùa Phật giáo
Nam tông Việt thường đơn giản như:
* Cổng Tam quan: Thường chỉ là cổng có mái che gồm 1 cổng chính cao hơn
và 2 cổng phụ 2 bên thấp hơn. Chỉ có các chùa có quy mô công trình lớn
mới có nhà cổng và cổng ngoại, cổng nội. Kèm theo tường rào cao thường
che khuất tầm nhìn bên ngoài vào, tạo không gian kín, yên tĩnh cho nhà
chùa.
* Sân vườn: Là khoảng không gian ngoài trời, sau tam quan thường tổ chức ở
giữa là hồ nước, hòn non bộ trong đó có tượng Phật lớn đứng trên tòa sen, 2
bên là hàng cây cao, giàn hoa và các vườn hoa xung quanh.
* Chánh điện: Kết hợp các chức năng của cổng, bái đường, chánh điện.
- Không gian tiền sảnh: Ở giữa là đại sảnh để tiếp đón khách, 2 bên phòng
sảnh đặt 2 tượng Hộ Pháp. Hai bên của sảnh đặt chuông và trống hoặc tạo
thành lầu chuông, lầu trống hoặc tháp chuông, tháp trống rời 2 bên.
- Không gian hành lễ, giảng đường của phật tử: là không gian lớn nhất, tập
trung đông người (phật tử thường ngồi dưới nền nhà để tụng kinh và
nghe thuyết pháp). Cần ánh sáng và thông thoáng tốt.
- Không gian bàn thờ Phật: thường tổ chức làm 3 cấp thờ:
+ Tầng cao nhất là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng lớn nhất ngồi dưới
cây bồ đề.
+ Tầng giữa là các tượng: Phật A Di Đà ở giữa, bên phải là Phật Quán Thế
Âm, bên trái là Phật Đại Thế Chí; ở giữa bên dưới và nhỏ hơn là Phật Thiên
thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.
+ Tầng dưới cùng là án thờ Hội đồng gồm nhiều tượng Phật khác, đặt ở phía
trước cửa gian thờ.
Nền nhà, chiều cao gian thờ thường cao hơn không gian hành lễ của phật tử,
như sân khấu của giảng đường. Phía sau là tường kín tạo quang cảnh phía sau

tượng Phật; có cửa võng, hoành phi, câu đối ( trên cột) bao quanh; phía trước án
Hội đồng có lư hương lớn. Khu vực này cần có cửa trên cao để hút khói, cần có
ánh sáng chiếu rọi các tượng Phật lung linh huyền ảo, tạo nên không gian linh
thiêng.
* Nhà thờ tổ: Đặt phía sau chánh điện, đặt liền kề, cách bằng sân trong hoặc
cách bằng 2 hành lang 2 bên. Nơi đây tổ chức như gian thờ: án thờ chính ở
giữa đặt tượng Bồ đề Đạt Ma, bên dưới là tượng Sư tổ khai sơn chùa, 2 bên
là các long vị của các hòa thượng, thượng tọa nhiều đời của chùa này; hai
bên án thờ là bàn thờ dài thờ những hương linh Phật tử quá cố ký gửi tại
chùa, có các hình đặt trên kệ nhiều tầng. Khu vực án thờ cũng có cửa võng,
cuốn thư, câu đối…Nền nhà và chiều cao phòng thường cao hơn nhà chánh
điện. Phòng có 3 tường kín bao quanh, lấy ánh sáng và thông gió trên cao.
* Đông đường - Tây đường: Thường bố trí 2 bên của chánh điện. Là nơi dùng
để tiếp khách, nghỉ ngơi, sinh hoạt …Đông đường (bên trái) cho trụ trì, Tây
đường (bên phải) cho các sư trong chùa. Một số chùa lấy Đông đường làm
nơi Thờ tổ, Tây đường tiếp cư tăng. Sau chánh điện là Phương trượng là nơi
ở của trụ trì cũng là nơi thờ cúng các vị trụ trì đã qua đời của chùa. Trong
chánh điện, ở 2 bên đặt Thập Bát La Hán tượng (18 vị La Hán).
1.2.2.2. Đối với chùa Nam tông Khơmer
Chùa Khmer là cơ sở tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục của từng cộng đồng dân
tộc Khmer ở Nam Bộ. Đó là công trình tập trung các giá trị nghệ thuật cao nhất của
cộng đồng.
Những ngôi chùa Khmer nổi tiếng là: chùa Chantarangsay (TP. Hồ Chí Minh);
chùa Xvayton (An Giang); chùa Sanghamangala (Vĩnh Long); chùa Angkoreaja
Purêy, chùa Kompong Chrêy, chùa Phnôdol, chùa Pôthisalareaj, chùa Samrông Ek
(Trà Vinh); chùa Kh’Leang, chùa Mahatup, chùa Sàlôn (Sóc Trăng); chùa
Ratanaransĩ (Kiên Giang); chùa Komphisakor Prech Chru (Bạc Liêu) v.v…
Cổng chùa Khmer được xây bên lề đường, với nhiều kiểu. Có cổng làm bộ
khung bằng gỗ, giữa có lối đi, hai bên là sạp để khách đường xa có thể ngồi nghỉ
chân. Có cổng được xây bằng gạch, mái bằng, có bốn hoặc sáu cột. Trên mái là

ngôi tháp tứ giác có nhiều tầng hoặc ba tháp tròn ba tầng …
Ngôi chánh điện là công trình kiến trúc quy mô nhất, thường xây dọc, mặt
hướng Đông. Chánh điện thường được xây trên hai cấp nền, cao hơn hẳn các công
trình khác ở chùa. Quanh cấp nền thấp có xây tường rào, có cổng ra vào. Ngôi
chánh điện luôn có các cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp. Hai mái trên
cùng hợp thành một góc 600 ở hai đầu hồi. Trang trí dọc bờ viền mái nóc chùa
thường có tượng Niêt Kơ - rêch (rồng). Trong chánh điện thờ nhiều tượng đức Phật
Thích Ca. Pho tượng lớn nhất là tượng đức Phật Thích Ca thành đạo.
Nhìn chung, chùa Khmer là một cụm kiến trúc ẩn mình trong một khu đất rộng
với nhiều cây cao bóng cả. Kiến trúc chùa bao gồm: cổng chùa, ngôi chánh điện,
các sa la (nhà tăng, nhà hội), tháp cốt, lò thiêu, nhà để ghe ngo …
Tóm lại, chùa ở miền Nam được kết hợp, thay đổi đơn giản hơn các chùa cổ, để
phù hợp với khu đất, thuận tiện trong việc tổ chức hành lễ, sinh hoạt, tạo nên các
không gian mở đa năng…Hướng chùa (cổng và chánh điện) thường hướng Đông
Nam, Tây nam, Nam. Và cấu trúc chùa ở Nam bộ thường cấu trúc thường theo
hình chữ Công, chữ Nhật (ban ngày, mặt trời). Riêng đối với khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, chùa thường theo lối kiến trúc của người Khmer… .
1.3. Nét đặc trưng của chùa cổ ở Việt Nam so với kiến trúc cổ ở các
vùng khác
Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng nó là kiến trúc
Trung Hoa. Nhưng thật ra kiến trúc cổ Việt Nam khác nhiều so với hệ kiến trúc
Trung - Nhật - Hàn. Kiến trúc cổ Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ
bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc
gạch đá của các vùng còn lại trên thế giới.
Có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam làm ta phân biệt trong nền kiến
trúc gỗ cổ phương Đông:
- Dốc mái thẳng.
- Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên.
- Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới.
Nếu so sánh với thức kiến trúc cổ Trung Quốc sẽ thấy được sự khác nhau:

- Dốc mái võng xuống.
- Đỡ mái hiên bằng hệ đấu-củng (còn gọi là con sơn chồng đấu).
- Cột thanh mảnh, tròn đều.
Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc
mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước.
Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình. Trong khi
kiến trúc Trung Hoa mái cong và chỉ hơi hếch ở góc mái.
Ngói lợp mái truyền thống Việt Nam là ngói mũi hài còn gọi là ngói vẩy rồng
trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói âm dương hay ngói ống. Trang trí trên mái cổ
thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao, trong đó con
giống luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung hanh
vữa truyền thống. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con
kìm, con sô, con náp, hay lạc long thủy quái. Khu đỉnh thường để trống thông
thoáng và có chạm yếm trang trí gọi là vỉ ruồi.
Đỡ mái hiên bằng kẻ, hay bảy, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng
nguyên tắc đòn bảy rất hay. Không dùng hệ đấu – củng rất nhiều chi tiết như Trung
Hoa. Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công trình đều đặt
lên các cột. Cột tròn và to mập, phình ở giữa.
Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không
chôn xuống nền và chính sức nặng của công trình làm công trình ổn định và vững
vàng.
Trong kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh
thần công trình. So với kiến trúc Trung Hoa thích vẽ hình và sơn màu sặc sỡ, kiến
trúc cổ Việt Nam thường để mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích
chạm trổ.
Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột:
- Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính.
- Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính.
- Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.
Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà

nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm
trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và
cột quân, gồm:
- Xà lòng hay chếnh: liên kết các cột cái của khung.
- Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.
Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng
liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:
- Kẻ ngồi gác từ cột cái sang cột quân, trong khung.
- Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung.
Tóm lại, đó là những nét đặc trưng để chúng ta phân biệt và nhận diện về chùa
Việt Nam với chùa của các nước. Để thấy rõ được nét đặc sắc của chùa Việt Nam
nói riêng và những công trình kiến trúc cổ của Việt Nam nói chung.
2. Đình Việt Nam
“Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen…”
Xưa nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người
dân Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã
hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Kiến trúc đình làng vì vậy mang đậm
dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống.
Đình làng là biểu tượng thể hiện thẩm mỹ và hồn cốt của người Việt. Đình
làng không những có giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc dân gian thuần Việt, mà
còn là kho tàng về di sản văn hoá Việt như diễn xướng, lễ hội, huyền thoại, thần
tích, truyền thuyết về các vị thành hoàng làng, anh hùng chống giặc ngoại xâm,
người có công mở đất dựng làng, vị tổ nghề… Là trung tâm tín ngưỡng và sinh
hoạt văn hóa của làng xã, đình làng quy tụ và gắn kết mọi thành phần trong cộng
đồng.
2.1. Lịch sử hình thành Đình làng
Theo một số sử liệu thì đình ra đời từ cuối thời Lý với chức năng ban đầu là
nơi nghỉ chân cho người đi đường, nơi nghỉ cho vua hoặc treo pháp lệnh của nhà
nước. Đến thời Trần là giai đoạn mà phật giáo phát triển đỉnh cao và trở thành quốc

giáo. Lúc này đình có thêm chức năng tín ngưỡng là thờ phật. Tuy nhiên, vẫn chưa
bộc lộ rõ nét thiết chế văn hóa của làng xã.
Đình ra đời vào cuối thời Lý nhưng đến cuối thế kỉ XVI mới xuất hiện thuật
ngữ là đình làng. Vì vậy, cũng phải trải qua một thời gian khá dài với nhiều sự thay
đổi về kiến trúc và chức năng thì văn hóa đình làng mới thể hiện được nét đẹp
trong văn hóa làng về sau.
Vào cuối thế kỉ XV là giai đoạn bắt đầu biến đổi về chức năng của đình làng
từ trạm nghỉ chân cho người đi đường chuyển sang thờ Thành hoàng làng. Trở
thành ngôi nhà chung sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cho người dân, và cũng từ đây
trở thành trụ sở hành chính của chính quyền làng xã.
Tóm lại, đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam là nơi
thờ và cũng là nơi hội họp của người dân, biểu tượng văn hóa tâm linh, văn hóa
quan trọng trong đời sống làng xã vào cuối thế kỉ XV.
2.2. Kiến trúc Đình làng
2.2.1. Kiến trúc Đình làng Bắc Bộ
Ngày xưa, hầu như mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi Đình. Không gian
kiến trúc Đình làng thường phát triển cả phía trước, phía sau và hai bên, với nhiều
hạng mục: Hồ nước, Thủy đình, Tam quan, Trụ biểu, sân Đình, nhà Tiền tế, Đại
bái, các dãy Tả vu, Hữu vu, ống Muỗng, Hậu cung,…Trên mặt bằng tổng thể,
trước đình làng thường có giếng làng rồi đến sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ.
Đây là hai yếu tố quan trọng trước tiên tạo nên diện mạo đình làng mà các kiến
trúc gia nước ngoài thường gọi là nền kiến trúc họa cảnh.
Trong các làng, đình là một kiến trúc có quy mô to nhất và theo ý nghĩ của
người xưa có tầm quan trọng, ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và sức khỏe của tất cả
dân làng. Dựng đình là việc chung của cả làng.
Sân Ðình rất cần thiết vào những dịp hội hè đình đám, là nơi để chồng kiệu,
sửa soạn long đình, sắp đặt đám rước, để dựng sân khấu hát chèo, hát tuồng, đánh
cờ, cùng biểu diễn các trò vui. Cái ao hay giếng làng để làm minh đường tụ thủy
theo luật phong thủy, như vậy hướng đình mới thuận đẹp. Vào dịp hội hè thì ao
làng là nơi tổ chức các cuộc vui như leo dây, múa rối, bắt vịt, đốt pháo bông. Ngày

thường, sân và bãi trước đình dùng để họp chợ, hai giải vũ để làm lớp hương học.
Xung quanh đình, hoặc để trồng cây: cây đa, cây gạo, cây đại Phía trước có cổng
chính và cổng nách. Cổng chính xây hai cây trụ biểu gách hoặc có mái hoặc không;
cổng nách nhỏ hơn thường xây cuốn, đắp mái.
Tòa đình chính (Đại đình hay Đại bái) thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi
kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất. Đình làng dựng lên bằng những cột gỗ tốt
tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc dáng
dấp bệ vệ, uy nghi, mái tỏa rộng để che mưa nắng, góc vươn cong.
Khi xây Ðình, người ta thường dùng hai hiệp thợ mộc thi đua trổ tài, mỗi bên
làm một nửa nên trông bề ngoài tuy nhất thể, mà bên trong mỗi nửa bên một khác
nhau về phong cách trang trí. Ðình cổ được thực hiện vào lúc cây rừng còn nhiều,
lại cố ý dựng lên để tồn tại với thời gian, nên vật liệu được chọn toàn những loại
bền tốt, cột kèo to chắc, gỗ chồng chất đến dư thừa, nhưng ngụ ý là để chịu đựng
được sức nặng của tòa mái to rộng và chịu được sức gió bão của miền nhiệt đới.
Trong bố cục tổng thể, không gian chủ yếu của đình làng vẫn là tòa Đại bái,
nơi diễn ra các hoạt động của vua quan khi có việc về làng hoặc hội họp của hàng
phe - hàng giáp, ăn khao, phạt vạ; lên lình, lên lão; là nơi họp chợ của dân làng, nơi
học cho con trẻ, là nơi nghỉ ngơi cho khách bộ hành lỡ đường và các sinh hoạt văn
hóa-văn nghệ Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế,
trang trọng.
Hầu hết tòa Đại đình thường là năm gian rộng, cộng hai gian hẹp theo chiều
ngang, với tổng thể như vậy, đình có tất cả 48 cây cột đặt trên đá tảng. Toàn thể bộ
giàn trò được cấu trúc ngay chỉnh, vững vàng.
Ðình cổ thường có sàn để làm chổ cho dân làng ngồi hội họp. Sàn làm phẳng
hoặc cao dần lên chênh nhau dăm mươi phân. Khi ngồi thì giải chiếu, chỗ ngồi
được xếp theo thứ tự, ngôi thứ nên được gọi là ''chiếu trên, chiếu dưới''. Ngày xưa,
người ta hay ngồi xếp bằng tròn và ngồi trên sàn hay bục, như vậy được nhiều chỗ
hơn là ngồi ghế. Hơn nữa, nếu cần ngả lưng như đình trạm thời xa xưa cũng rất
tiện lợi.
Trong nền kiến trúc cổ Việt Nam, hầu hết được làm bằng gỗ, riêng cột ở Đình

làng được làm bằng gỗ nguyên cây, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng
các kiểu. Đường bờ nóc của đình làng không nặng nề phức tạp như bờ nóc của Đền
Chùa hay Nhà thờ, nó chỉ là những đường thẳng song song ôm dải viền hoa chanh,
hai đầu nóc là hai đầu kìm, đuôi kìm cong, có nơi đầu kìm là đầu chim phượng uốn
cong. Trên bờ nóc thường được trang trí hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là
"lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
Mái đình lợp ngói mũi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim
phượng uốn cong. Chạy dọc theo mái đình là tấm gỗ dài tên gọi là lá mái, đệm lá
mái là lá tàu, bản gỗ rộng dần và được cắt cong theo đường cong của mái để cùng
giáp góc với lá tàu của mái bên cạnh khuýp nhau ở góc đao, tất cả tỳ lên bẩy hiên.
Chỗ gặp nhau của hai lá tàu được che bằng ấu tầu.
Kiến trúc Đại đình dựa trên sự liên kết của các bộ vì. Sức nặng của tòa nhà do
cột trong vì đảm nhiệm nên khi ấy tường nhà không phải là cơ sở chịu lực mà chỉ
làm nhiệm vụ ngăn che nắng mưa, gió bão. Tuy nhiên, kiến trúc đình làng Việt cổ
là một không gian mở, khiến bốn mặt đình càng trở nên thông thoáng. Ngày nay,
do tác động của thiên nhiên và nhu cầu sử dụng của con người nhiều Đình làng
được xây thêm tường bao quanh.
Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong Hậu cung có Cung cấm nơi
đặt bài vị, sắc phong của vị Thần làng. Xung quanh Hậu cung thường được xây kín
bằng gạch hoặc bít kín bằng ván gỗ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng. Ở
những tòa Đại đình của các ngôi đình chưa có Hậu cung, bàn thờ Thành hoàng
được đặt ở chính gian giữa Đại đình hoặc ngăn riêng một gian ở đầu đốc làm nơi
thờ Thành hoàng làng.
Nguyên thủy đình là Trạm quán, nơi lữ khách dừng chân hay còn gọi là Dịch
đình, được làm theo kiểu chữ nhật giản dị. Sau trở thành đình làng thì cũng cứ thế
mà làm to rộng hơn ra, trở thành nơi sinh hoạt chung của cả làng. Khi Đại đình
không đủ chổ ngồi thì người ta dựng thêm ở phía trước, một tòa nhà song hành
nhưng ngắn nhỏ hơn, gọi là nhà tiền tế.
Kiến trúc đình làng cổ làm kiểu chữ nhất hay chữ nhật nằm. Kể từ khi Thành
hoàng được thờ thường trực tại đình người ta dựng ở phía sau Đại đình một tòa hậu

cung tạo thành chữ công, hay xây hẳn tòa Hậu cung mà chiều ngang bằng tòa Đại
đình thành hình chữ nhị. Từ một gian, đình làng phát triển thành 3 - 5 - 7 gian,
hoặc có thể tới 9 gian. Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát
triển thêm loại tám mái.
Có thể còn những kiến trúc đình làng độc đáo khác. Nhưng thời gian trôi đi
với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự tàn khốc của chiến tranh và cả sự thờ ơ,
thậm chí cả sự triệt phá con người đã làm cho nhiều ngôi đình không còn giữ được
vẻ bề thế thuở ban đầu, nhiều đình làng không còn tồn tại. Nhưng sự hiện diện của
những ngôi đình còn lại vẫn đủ để khẳng định, đình làng là hình ảnh thân quen,
gắn bó với tâm hồn của người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói
và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ.
2.2.2. Kiến trúc Đình làng ở Nam Bộ
Không như ngôi đình làng ngoài Bắc là một kiến trúc gỗ đồ sộ, gồm 5 - 7
gian; ngôi đình Nam Bộ thường là một quần thể kiến trúc gỗ, gồm nhiều ngôi nhà
sát liền nhau; và thường được xây dựng ở vị trí cao ráo, tiện việc đi lại, ít bị chi
phối bởi thuật phong thủy.
Ngày nay, đình thần Nam Bộ có lối kiến trúc khá đa dạng, bởi sau khi bị hư
hại bởi thời gian và chiến tranh; kiểu thức truyền thống chẳng còn lại bao nhiêu.
Tuy đã ít nhiều thay đổi, nhưng nhìn ngôi đình ở Nam Bộ, lần lượt từ ngoài vào
trong như sau:
* Cổng Đình có kiểu dáng không chừng. Cổng đẹp thì có trụ cột, trên có mái
lợp ngói, hoặc trên hai trụ có đặt cặp lân bằng sành tráng men.
* Bình phong nằm chính giữa phía trước sân Đình. Mặt bình phong thường
đắp nổi hoặc vẽ cảnh cọp vàng (Hoàng hổ) đứng bên gộp đá lởm chởm, có
một cây cổ thụ gie cành lá; hoặc cảnh long mã chở cái phù đồ, hoặc cảnh
long hổ hội (cọp dưới đất ngước lên nhìn rồng đang bay ẩn trong mây nhìn
xuống); cốt để biểu thị âm dương hòa hợp.
* Sân Đình thường có đàn thờ Thần nông (tức Tắc thần), có nơi lập đàn tế
chung với thần Thần Đất (tức Xã thần) gọi là đàn Xã Tắc. Hai bên đàn
thường là các miễu thờ cọp (Chúa xứ Sơn quân), miễu thờ Hội đồng hoặc

miễu thờ nữ thần.
Ngôi Đình chính thường là ba hoặc nhiều nếp nhà tứ trụ (tức nhà vuông có 4
cột cái, một gian, hai chái), cùng kiểu cùng cỡ, bố trí theo kiểu “trùng thềm điệp
ốc”. Mái đình thường lợp ngói âm dương hoặc ngói ống kiểu Trung Quốc ngói
kiểu vảy cá.
Bên trong mỗi Đình có cách phân chia hơi khác nhau, nhưng thường là có ba
gian chính:
- Vỏ ca (gian trước), dành làm nơi xây chầu và hát tuồng vào mỗi dịp Lễ
Kỳ Yên.
- Vỏ qui còn gọi vỏ cua hay nhà chầu (gian giữa), có nơi như Đình Phú
Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh) đặt bàn thờ Hội đồng ngoại; có nơi
như Đình Mỹ Phước (An Giang) đặt bàn thờ 18 đời Vua Hùng, bàn thờ
Chủ tịch Hồ Chí Minh; và cũng có nơi dùng làm chỗ cho các chức sắc
chầu lễ, cầm chầu (mỗi khi hát Bội) hoặc hội họp.
- Chính điện hay Chính tẩm (gian cuối), là gian được coi là mỹ thuật nhất
ở đình, gồm hoành phi, câu đối, khám thờ, các bao lam và các mảng phù
điêu Tất cả đều được chạm khắc, sơn son thiếp vàng đẹp đẽ, tinh tế. Ở
gian này, đối tượng thờ chính là Thành Hoàng làng, có nơi như Đình Mỹ
Phước có thờ thêm Hội đồng nội.
Ngoài ra, ở hiên phụ có thờ thêm Tả ban, Hữu Ban, Tiên sư, Tiền hiền, Hậu
hiền Và tùy theo diện tích Đình.
Trong thiết chế văn hóa của làng, đình là cở sở tín ngưỡng có tính chất chính
thống. Việc ông thần thành hoàng của làng được vua phong sắc là việc quan trọng
vì sắc thần được coi nó là sự công nhận chính thức của nhà nước về sự hợp pháp
của làng.
Một trong những đặc điểm riêng của Đình Nam bộ so với đình ở các vùng
khác là tính chất đa chức năng. Về chức năng tín ngưỡng, ngoài thờ thành hoàng
đình còn là trụ sở của các vị thần linh khác. Qua quá trình lịch sử, riêng cái tên gọi
cũng đã phức tạp hơn các vùng khác của đất nước.
Nói chung, đình Nam Bộ được hình thành theo nề nếp vốn có của thôn xã

Thuận Quảng mà những lưu dân vào phương Nam khai phá kèm theo. Tuy nhiên
do tính chất tự phát của buổi đầu khẩn hoang cùng với ảnh hưởng quan niệm của
cộng đồng người Hoa minh hương về Đình một cách chính danh là “Đình trạm”
nên các cơ sở thờ thần bảo hộ của thôn xã, được gọi là miếu.
Thiết chế văn hóa – tín ngưỡng của thôn xã truyền thống gồm đình – chùa –
miếu – võ được hình thành ở Nam Bộ về cơ bản được hình thành như một nhu cầu
văn hóa của thôn làng khi quá trình khai hoang lập nghiệp phát triển đến một mức
nào đó: đã lập làng thì phải có đình, chùa, miếu, võ. Đó là mô hình thời thượng lúc
bấy giờ. Đặc biệt đối với đình, nó đã gắn bó hữu cơ với làng xã đến mức nó đã
được gọi là “đình làng”.
Trong thiết chế này, khi chế độ phong kiến nho giáo sắc phong cho thần thành
hoàng của đình thì nó đã thuộc vào thiết chế văn hóa – tín ngưỡng chính thống, tuy
nhiên nhà nước quân chủ chỉ trực tiếp quản lý thiết chế đàn, miếu, đền, từ… nên
đình vẫn thuộc vào hương chức của thôn xã và bên dưới đình là võ lại thuộc chức
việc ở xóm ấp.
Đầu thế kỉ XX, khi thực dân ban hành nghị định tách hội hương ra khỏi hội tề,
thì đình làng bị cắt đứt sự bảo trợ của chính quyền thôn xã và nó cùng với lễ hội
của đình tồn tại và duy trì là nhờ vào sự đóng góp của dân làng và những người tha
thiết với việc bảo tồn lễ tục truyền thống của ông cha. Ngày nay, đình làng nhất là
vùng thành thị và thị tứ, nhanh chóng trở thành đình hội, đình giờ đây được bảo
lưu như là một cổ tục, là nỗ lực cố níu kéo các hình ảnh cựu trào với sắc phong của
vua, với lễ tế truyền thống, âm nhạc cổ truyền với nghi thức tôn vương tôn soái.
Đa số đền miếu ở Nam Bộ được trùng tu vào khoảng đầu thế kỷ XXI. Thời
bấy giờ do ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, người dân có ý thức xây đình
miếu để thi đua với phong trào xây dựng nhà thờ của người pháp, trùng tu đền
miếu của người Hoa, người Ấn đây cách bảo tồn văn văn hóa. Vào thời điểm này
xuất hiện phong trào trùng tu thì ngôi đình đã vượt qua phạm vi của một làng, đình
trở thành của một hội. Thế nên làng nào có người giàu có và có thế lực hoặc có ban
khánh tiết giỏi dang thì tài chính dồi dào. Khách đến chiêm bái cầu quốc thái dân
an không là dân làng mà khách đủ thành phần cư trú khắp mọi nơi.

Theo một số người thì ở Nam Bộ có ba ngôi đình đẹp nhất là: Đình Phú
Cường ở Thủ Dầu Một, Đình Mỹ Trà ở Cao Lãnh và Đình Hân Hựu ở Sa Đéc.
Đình Bà Lụa đã được chính quyền thực dân pháp lấy mô hình thu gọn lại đem triển
lãm tại hội chợ các thuộc địa ở Pari, rồi sau đó dùng làm đền thờ những người Việt
bị bắt đi lính tham gia đại chiến thế giới thứ nhất và hy sinh bên ấy. Đình Mỹ Trà
cũng đồ sộ. Đặc biệt là bốn cây cột chạm rồng và bát tiên khéo léo vô song được
nhà chụp hình nandal lấy ảnh làm bưu ảnh giới thiệu khắp nơi. Còn đình Tân Hựu
quy mô cũng to lớn nên tục ngữ địa phương có câu “ngồi chình hình như cột đình
Tân Hựu”.
Nói tóm lại, Đình làng là một cơ sở văn hóa – tín ngưỡng của làng xã, đình
tồn tại như vật chứng lịch sử của làng, lễ hội đình được duy trì để thể hiện cái
phong hóa truyền thống của làng và làm cho dân làng an tâm làm ăn sinh sống.
3. Mối quan hệ giữa Chùa và Đình
Giữa chùa và đình ở Việt Nam có nhiều điểm chung trên phương diện kiến
trúc. Từ kiểu thức kiến trúc cho đến các mái đầu đao uốn cong… đều mang nặng
dấu ấn đời sống tâm linh của văn hoá Việt. Ngoài những vấn đề giống nhau còn có
sự khác biệt cơ bản trong đối tượng thờ cúng giữa chùa và đình. Nếu như chùa
được lập ra để thờ Phật thì đình được lập ra để thờ các vị thần Thành hoàng của
làng. Nếu như chùa là sản phẩm kết tinh của văn hoá Phật giáo và văn hoá Việt
Nam thì đình là sản phẩm thuần tuý của tổ chức làng xã nông nghiệp Việt Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×