Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Cái đẹp trong văn hóa ăn của người Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.88 KB, 13 trang )

Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Cái đẹp trong văn hóa ăn của người Hà Nội
Văn hoá ăn là một trong những biểu hiện của văn hoá ứng xử cùng với
văn hoá nói, văn hoá ngồi, văn hoá đứng, văn hoá mặc, văn hoá giới tính tạo
thành một chỉnh thể thống nhất của văn hoá ứng xử. Nói đến cái đẹp trong văn
hoá ứng xử nói chung và văn hoá ăn nói riêng tức là mỗi chúng ta phải luôn luôn
tu dưỡng để hoàn chỉnh mình cả về nội dung và hình thức.
Nhà nghiên cứu J.A.Cômexki nói: “ Một con người có hình thức đẹp mà
không có văn hoá thì chỉ là con vẹt có bộ lông hào nhoáng hoặc như người ta
nói- một lưỡi kiếm bằng chì trong vỏ kiếm bằng vàng”. Sêchspia- nhà viết kịch
lỗi lạc người Anh đã có câu tổng kết: “Mỗi cử chỉ của chúng ta đều biết nói, cơ
thể con người là tấm gương phản chiếu rất thật những suy nghĩ và tình cảm của
con người”.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về
trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong
quan hệ giữa người với người, với xã hội và vơí tự nhiên, là mục tiêu của chúng
ta. Mỗi người chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống có văn hoá, hòa thuận, tử tế, yêu
thương, nhân ái với nhau nâng cao lên là văn hoá ứng xử. Vậy cái đẹp trong văn
hoá ứng xử nói chung và văn hoá ăn nói riêng được hiểu như thế nào?
Cái đẹp là một trong bốn phạm trù mỹ học cơ bản tạo nên hệ thống khách
thể thẩm mỹ trong đó cái đẹp là đại diện. Là một phạm trù quan trọng bởi vì nó
là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học. Mỹ học là một khoa học nghiên
cứu toàn bộ cái thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ gồm năm phạm trù cơ bản: phạm trù cái
đẹp, phạm trù cái xấu, phạm trù cái bi, phạm trù cái hài, phạm trù cái trác biệt.
Nhưng cái đẹp là phạm trù đại diện thẩm mỹ còn những phạm trù khác là một
hình thức tồn tại của cái đẹp. Mỹ học còn là một khoa học nghiên cứu cái đẹp,
mỹ học là khoa học nghiên cứu toàn bộ đời sống thẩm mỹ gồm đời sống vật chất


và tinh thần trong đó gồm có khách thể thẩm mỹ ( năm phạm trù) và chủ thể
thẩm mỹ con người đặc biệt là người nghệ sỹ sáng tạo ra cái đẹp.
Cái đẹp còn là một giá trị mang tính thời sự: tức là chỉ đẹp ở một thời
điểm nhất định. Ví dụ như những mốt quần áo ở một thời điểm này thì được coi
là đẹp là mốt nhưng đến mấy năm sau nó đã bị coi là lạc hậu rồi. Bên cạnh đó
cái đẹp còn có giá trị vĩnh cửu: nghĩa là nó tồn tại mãi mãi, muôn đời.
Cái đẹp có hai hệ tiêu chí để đánh giá chân thiện mỹ và tính nhân dân, dân
tộc, nhân loại. Trong đó chân là giá trị sử dụng, thiện là giá trị nhân đạo, mỹ-giá
trị thẩm mỹ. Tính nhân dân cái đẹp lưu truyền trong nhân dân bảo lưu đến ngày
nay. Dân tộc bản chất truyền thống con người Việt Nam, nhân loại-kế thừa phát
huy tinh hoa văn hoá nhân loại.
Những phẩm chất của đẹp: hài hoà, cân đối, mực thước, tỉ lệ, số lượng,
chất lượng và sự tiến bộ. Chẳng hạn như văn hoá mặc, nghệ thuật thiết kế thời
trang đã đưa con người đi xa hơn vào thế giới của cái đẹp. Có câu: “ ăn cho
mình mặc cho người”. Người có văn hoá là người hiểu biết thẩm mỹ, biết chọn
màu sắc, kiểu dáng phù hợp với vóc dáng, nước da, tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn
cảnh kinh tế và bối cảnh chung quanh, vùa mắt ta, ưa mắt người, ăn mặc giản dị,
quan tâm đến hoà sắc, không cầu kỳ kiểu cách. Có thể đánh gía được phần nào
con người qua cách ăn mặc. Người xưa đã từng nói: “y phục xứng kỳ đức” (nhìn
trang phục biết tư cách đạo đức).
Các hình thức tồn tại của cái đẹp: tự nhiên, xã hội- con người, nghệ thuật.
Cái đẹp trong tự nhiên do chính tự nhiên tạo ra, con người không nắm được tự
nhiên. Cái đẹp trong tự nhiên không chọn lọc, khô nhám, mộc mạc nhưng nó là
nguồn cảm xúc cho các nghệ sỹ tạo nên các tác phẩm thi ca, nhạc, họa. Ví dụ
như xúc cảm trước biển, xúc cảm trước mùa thu. Cái đẹp trong nghệ thuật là
tổng hoà cái đẹp trong tự nhiên và xã hội. Là sự chắt lọc tài năng, tâm huyết và
trí tuệ con người nghệ sỹ. Biểu hiện bằng tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ
thuật là đơn vị nghệ thuật mà trong đó hình tượng là yếu tố quan trọng. Là sự
chắt lọc, là đứa con tinh thần của các văn nghệ sỹ trên 7 loại hình nghệ thuật.
Cái đẹp trong xã hội biểu hiện qua phong tục, tập quán lễ nghi mà tóm lại là văn

hoá ứng xử.
2
Văn hoá là từ Hán, một trong những người đầu tiên quan tâm đến khái
niệm này là triết gia Lưu Hướng (thời Tây Hán). Theo ông, văn hoá nghĩa là lấy
cái đẹp để giáo hoá con người. Đến thời hiện nay, nhiều khoa học mới ra đời
như: nhân loại học, xã hội học, dân tộc học, tâm lý học…nên khái niệm văn hoá
thay đổi bởi nội hàm quá rộng lớn. Đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác theo
cách tiếp cận khác nhau. Văn hoá là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là nhân
hoá, văn hoá là trình độ người( Unessco). Văn hoá là chất lượng cuộc sống: “
Văn hoá là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi
người ta học tất cả”(E.Henriotte).
Ứng xử là từ ghép gồm ứng và xử. ứng là ứng đối, ứng đáp, ứng phó, ứng
biến…Xử là xử thế, xử lý, xử sự, hành xử…ứng xử là phản ứng của con người
đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất
định. Người Việt Nam ứng xử duy tình( nặng về tình cảm): “ một trăm cái lý
không bằng một tý cái tình”, “ chín bỏ làm mười” ... Đó là đặc trưng của nền
văn minh nông nghiệp, lua nước, làng nghề,thôn dã. Họ trọng tình họ hàng, anh
em, tình làng nghĩa xóm, nhà nọ sát cạnh nhà kia, đời đời, kiếp kiếp bên nhau
mà không hề để điều tiếng qua lại: “ bán anh em xa mua láng giềng gần”, “ nước
xa không cứu được lửa gần”. Tư duy người Việt nghĩ bằng bụng, dạ, lòng: “ tôi
nóng tôi nói thế nhưng bụng dạ chẳng có gì đâu”.
Văn hoá ứng xử là: “Thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống,
lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải
quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô (gia
đình) đến vĩ mô (nhân gian).
Bản chất của văn hoá ứng xử gồm có hai chữ tâm và nhẫn.
Chữ Tâm có gốc từ chữ Hán- chữ tượng hình (vừa có hình vừa có nghĩa)
hình quả tim (một vầng trăng khuyết ba sao trên trời). Chữ Tâm tượng hình
nguyên nghĩa là “ tâm phòng” đó chính là nơi cư trú của hoạt động tinh thần của
con người. Tâm còn mang ý nghĩa là lương tâm, đức độ, tấm lòng, lòng bao

dung, nhân ái, độ lượng, vị tha, thương người như thể thương thân. Tâm còn
được biểu hiện ở sự cảm thông, chia sẻ những rủi ro, bất hạnh của người khác,
3
luôn mong người khác thành đạt hơn mình. Tâm là tâm tín, tâm can, tâm tư, tâm
khảm. Là toàn tâm, toàn ý cho công việc, sự nghiệp, lý tưởng của mình. Trong
từ điển tiếng Việt, tâm có nghĩa là tình cảm, ý chí. Tâm là đạo đức, tâm đẹp là
đạo đức tốt, còn gọi là tâm thanh tịnh trong sạch. Tâm thanh tịnh là ba không:
Tham, sân, si. Ba có là: bi, trí, dũng. Khổng Tử khuyên một người quân tử cần
phải học để sửa mình để giữ gìn cái tâm. Tâm được xếp vào “ phạm trù luân lý
đạo đức” mà tiêu chuẩn cơ bản nhất là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Chữ Nhẫn là sự nhẫn nhịn, nhường nhịn, nhận phần thiệt về mình. Người
xưa nói: Bách nhẫn- thái hoà. Nhẫn là bí quyết của thành công, là trọn vẹn đạo
nghĩa trên đời. Cách đây 25 thế kỉ, đức Khổng Tử đã nói trong Luận ngữ:
“Nóng nảy thì việc không xong
Ham mê lợi nhỏ thì hỏng việc lớn.”
Chính vì biết nhẫn mà ông cha ta xưa đã giữ được nước, đánh cho kẻ thù
tháo chạy, đối với tù binh còn cấp lương, cấp thuyền để chúng về nước “ ra đến
bể chưa thôi trống ngực, về đến nhà còn đổ mồ hôi” ( Bình Ngô Đại cáo).
“Nhịn được cái tức một lúc
Tránh được mối lo trăm ngày”.
Những biểu hiện của văn hoá ứng xử: Văn hoá nói và văn hoá hành động.
Văn hoá nói gồm: Nói bằng miệng, bằng mắt, bằng tay và nói băng chữ.
Trong đó nói bằng miệng là quan trọng nhất. Qua cách nói, giọng nói, người ta
có thể hiểu được bản chất, tri thức cũng như tầm văn hoá của một con người.
Văn hoá nói nối với văn hoá nghe. Trong giao tiếp hàng ngày nên thận trọng, ôn
tồn khi nói lễ phép, thưa gửi dạ vâng với người trên, nên ít lời, tránh khoe
khoang về mình, về gia đình mình.
Văn hoá hành động là văn hoá hành xử, xử được biểu hiện qua động tác,
tác phong, lễ nghi. Văn hoá hành động gồm: văn hoá ngồi, văn hoá đứng, văn
hoá đi, văn hoá mặc, văn hoá ăn, văn hoá uống, văn hoá giao tiếp cộng đồng,

văn hoá giới tính... Văn hoá hành động là kết quả dài lâu của quá trình tiến hoá
của nhân loại, là sự phát triển ý thức con người. Con người đều ý thức được
những hành vi của mình.
4
Trong văn hoá hành động thì văn hoá ăn để lại cho em nhiều ấn tượng
nhất. Trước đây khi chưa học môn Mỹ học đại cương và tiếp cận với cuốn sách
Cẩm nang ứng xử, bí quyết trẻ lâu, sống lâu và quyển sách Mỹ học đại cương do
thầy Tiến sỹ Mỹ học Nguyễn Thế Hùng biên soạn thì thực sự em chưa biết thế
nào là ăn cho nó có văn hoá. Đồng thời em còn biết được nhiều điều bổ ích giúp
mình tự hoàn thiện bản thân trong cuộc sống.
Nói đến ăn người ta không phải chỉ biết ăn một cách cơ giới là động tác
cho thức ăn vào miệng và nhai. Mà ăn ở đây là cả một nền văn hoá có cơ tầng
lịch sử lâu đời. Trước đây khi con người còn trong thời kì mông muội họ chưa
để ý đến cách ăn làm sao cho có văn hoá bởi vì lúc đó để kiếm ra cái mà ăn đã
khó rồi thì còn đâu thời gian mà nghĩ xem ăn như thế nào cho đúng cách. Khi
đất nước ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày
càng nâng cao thì vấn đề cái đẹp của văn hoá ăn được chú trọng rất nhiều. Lúc
này người ta không phải chỉ ăn mà còn là ăn có văn hoá, để mọi người nhìn vào
và đánh giá ta là người có văn hoá hay không.
Người Việt Nam bữa ăn xem như một dịp sum họp gia đình. Cả đại gia
đình ba bốn thế hệ: ông, bà, cha, mẹ, con cháu cùng ở trong một nhà, cùng ăn
chung một mâm, cùng chấm chung một bác nước mắn, cùng bát canh cần và khi
nói chuyện ghé sát vào nhau thân thiện.
Người châu Âu có thể ngạc nhiên về cách sinh hoạt đó nhưng họ không
thể hiểu được đằng sau bát mắn chấm chung chắc chắn là thiếu vệ sinh ấy, là cả
một cơ tầng văn hoá ứng xử. Mẹ chồng nàng dâu nhất là em chồng, chị dâu phải
quý trọng nhau, hoà thuận, yêu thương như thế nào mới có thể vui vẻ ngồi
chung mâm cả một đời người như thế.
Nghệ thuật ăn uống Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng từ lâu đã
được nhà văn quan tâm và đề cập đến trong nhiều các tác phẩm văn học. Nhiều

tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân với những trang viết bất hủ của mình đã
làm bừng sáng một khía cạnh quan trọng trong di sản văn hoá của cha ông ta về
nghệ thuật ăn uống.
5

×