Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

vai trò của địa đạo kỳ anh trong kháng chiến chống mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.25 KB, 30 trang )

B¸o c¸o thùc tËp
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ hơn 30 năm, những chiến thắng vang dội,
những câu chuyện về người lính xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, những sự hi
sinh mất mát tưởng chừng như mới ngày hôm qua. Trong suốt những năm tháng
kháng chiến trường kỳ, tự lực cánh sinh, gian khổ, chịu nhiều nỗi đau về vật
chất tinh thần lẫn thể xác để đánh đuổi kẻ thù xâm lược Mỹ - một đế quốc có
sức mạnh tiềm lực kinh tế quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã chiến đấu ngoan cường, anh dũng lập nên
biết bao chiến công hiển hách đuổi được bọn xâm lăng, giành độc lập tự do và
thồng nhất đất nước. Quảng Nam - mảnh đất cằn cỗi của khúc ruột Miền Trung
thân yêu cũng đã hứng chịu nhiều trận mưa bom bão đạn của kẻ thù. Thế nhưng
trên mảnh đất ấy lại sinh ra những người con kiên trung của dân tộc sẵn sàng ra
đi dấn thân vào cuộc trường chinh bảo vệ đất nước, bảo vệ sự bình yên cho từng
xóm làng. Mảnh đất anh hùng ấy đã được phong tặng danh hiệu: “Trung dũng
kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Con người Quảng Nam trong đấu tranh không chỉ
kiên cường bất khuất, gan dạ mà còn sáng tạo thông minh,linh hoạt trong từng
thế trận, từng cách đánh. Địa đạo Kỳ Anh là một minh chứng hùng hồn cho sự
thông minh, sáng tạo ấy.
Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, địa đạo Kỳ Anh ngày nay đã trở
thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là một bằng
chứng sống về sự đóng góp xương máu vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thể
hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Quảng Nam nói chung và
Tam Thăng nói riêng. Địa đạo Kỳ Anh không chỉ nổi tiếng ở Quảng Nam mà
còn nổi tiếng ở khu vực miền Trung. Nó được xếp thứ 3 sau địa đạo Củ Chi và
Vĩnh Mốc.
Hoà bình lập lại, dư âm của cuộc chiến tranh hào hùng chưa xa, đừng để
những chiến công hiển hách của quá khứ bị chìm vào quên lãng. Bởi lẽ, dường
Trang
1


B¸o c¸o thùc tËp
như những đổi thay của cuộc sống, những “Cơn lốc xoáy” của nền kinh tế thị
trường
làm cho con người trở nên bận rộn, họ không còn thời gian để nhìn lại quá khứ.
Địa đạo Kỳ Anh trở thành một cái tên xa lạ với không ít người. Nhiều người tò
mò và đặt ra câu hỏi nó là cái gì, nằm ở đâu, có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu
tranh chống Mỹ cứu nước.
Bên cạnh đó, có rất ít những tư liệu hay thông tin về địa đạo Kỳ Anh,
nên con người ít biết gì về di tích lịch sử này. Những câu chuyện về địa đạo Kỳ
Anh ít được ai nói đến và có chăng ấy chỉ nghe những cựu chiến binh kể cho
nhau nghe về thời kỳ vừa bi vừa tráng của nhân dân xã Tam Thăng lúc bấy giờ.
Còn các thế hệ trẻ lại ít hào hứng, ít quan tâm. Chính vì những lý do đó mà tôi
đã chọn đề tài “ Bước đầu tìm hiểu vai trò của địa đạo Kỳ Anh trong kháng
chiến chống Mỹ”, làm tiểu luận tốt nghiệp cao đẳng.
II. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đúng vai trò to lớn của địa đạo Kỳ Anh trong kháng chiến
chống Mỹ, để địa đạo Kỳ Anh luôn là niềm tự hào, luôn là niềm kiêu hãnh của
nhân dân Tam Thăng trong lịch sử đấu tranh trong lịch sử nước nhà. Để các thế
hệ bây giờ và mai sau luôn đời đời nhớ ơn công lao to lớn của cha ông đã hi sinh
vì sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
Di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh
2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu vai trò địa đào Kỳ Anh trong những năm kháng chiến chống Mỹ
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp miêu tả
3. Phương pháp nghiên cứu tư liệu
4. Phương pháp phỏng vấn

Trang
2
B¸o c¸o thùc tËp
5. Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Phương pháp so sánh
V. Cấu trúc của tiểu luận
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu của đề tài
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. Phần nội dung
Chương I. Vài nét về mảnh đất và con người Tam Thăng
Chương II. Vai trò địa đạo Kỳ Anh trong kháng chiến chống Mỹ
Chương III. Giá trị và ý nghĩa địa đạo Kỳ Anh trong việc giáo dục
truyền thống
C. Phần kết luận
1. Một vài nhận định tiềm năng du lịch
2. Một vài định hướng tôn tạo và phát huy địa đạo Kỳ Anh tương
lai.
B. PHẦN NỘI DUNG
Trang
3
B¸o c¸o thùc tËp
Chương 1: VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI TAM
THĂNG
1. Khái quát
Xã Tam Thăng thuộc thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam với:
Diện tích: 2048 ha
Số dân: 6983 người

Bao gồm: 8 thôn ( Xuân Quý, Mỹ Cang, Thạch Tân, Vĩnh Bình, Kim Đới,
Tân Thái, Thăng Tân, Thái Nam ).
Trước đây có đến 12 thôn ngoài những thôn vừa kể trên còn có 4 thôn:
Ngọc Mỹ, Ngọc Nam, Uý Thượng, Tỉnh Thuỷ
Xã Tam Thăng cách Thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam,
cách Thành phố Tam Kỳ 7 km về phía Đông Bắc.
+ Phía Bắc giáp với Bình Nam, Bình An ( Thăng Bình )
+ Phía Đông giáp với xã Tam Thanh
+ Phía Tây giáp với xã Tam An và phường Tân Thạnh
+ Phía Nam giáp xã Tam Phú
Đây là vùng đồng bằng ven biển, đầy nắng gió và cát trắng. Con người
Tam Thăng sống bằng nghề nông là chính, ngoài ra có trồng thêm một số cây
hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày ( lạc, đỗ tương…). Và có thêm nghề làm
chiếu được lưu giữ và phát triển từ thế kỷ 16 đến nay.
Xã Tam Thăng được nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân
2. Vài nét về mảnh đất và con người Tam Thăng trước 1975 và hoàn
cảnh ra đời địa đạo Kỳ Anh
Từ sau hiệp định Giơnevơ được ký kết 1954, đất nước chia làm 2 miền
Nam - Bắc, đế quốc Mỹ bắt đầu xâm lược nước ta, chúng muốn biến miền Nam
Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng ở Đông Nam Á. Để thực hiện
mưu đồ
chống phá và tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ
đã thiết lập chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách “tố cộng,
Trang
4
B¸o c¸o thùc tËp
diệt cộng” một cách triệt để, mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử xâm lược
của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1955 – 1959, đối với xã Tam Thăng
ngày ấy (Kỳ Anh) nói riêng và các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam, chúng

tiến hành bắt bớ dân ngày đêm tố cộng, vây bắt cán bộ hoạt động cách mạng tại
địa phương, tìm hầm bí mật, phá vỡ các cơ sở cách mạng, bắt bớ và tra tấn hàng
nghìn người dân vô tội, bắt sống và thủ tiêu nhiều chiến sĩ cách mạng trung kiên
…dã man và tàn khốc nhất là chúng thực hiện luật 10/59, lê máy chém đi khắp
miền Nam gây nên những cảch đẫm máu, chết chóc tan thương. Gây phẫn nộ và
nung nấu ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân lên cao độ.
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu 1959) trên cơ sở nhận định tình
hình miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm đã xác định con đường phát triển cơ bản
của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay
nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực
lượng vũ trang nhân dân. Chính vì thế, phong trào nổi dậy của quần chúng ngày
càng lên cao tạo thành cao trào “Đồng khởi” vào 1960. Và từ năm 1960 đến
1964 trước sự thất bại của chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng”, Mỹ buộc phải thay
đổi kế hoạch, chúng đề ra chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trang bị và cũng cố
lại quân đội nguỵ ở miền Nam, mở rộng quy mô chiến tranh, tổ chức càn quét và
đánh phá. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, nhân dân
miền Nam đoàn kết một lòng đánh Mỹ và thắng Mỹ, do đó đã phá nhiều kế
hoạch bình định lấn chiếm. Đến 1964 hoà chung với khí thế của nhân dân miền
Nam, nhân dân tỉnh nhà nói chung và nhân dân Tam Thăng nói chung cũng
chớp lấy thời cơ, vào đêm ngày 5/8/1964 nhân dân trong xã đã phối hợp với lực
lượng nội ứng vùng lên giải phóng hoàn toàn xã Tam Thăng, tiêu diệt bọn ác ôn
đầu sỏ và thành lập chính quyền cách mạng,
củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang tại địa phương nhằm bảo vệ vùng giải
phóng.
Giải phóng hoàn toàn Tam Thăng, ta đã khai thông được con đường giao
liên vận chuyển lương thực, thuốc men đạn dược nối liền 2 huyện Bắc và Nam
Trang
5
B¸o c¸o thùc tËp
Tam Kỳ. Bọn địch điên cuồng tức tối. Chính vì thế chúng tập trung lực lượng

đánh phá với quyết tâm bằng mọi giá phải giành cho được Tam Thăng. Và tất
nhiên quân và dân xã Tam Thăng không bao giờ chịu bó tay chấp nhận sự tác
oai tác quái của kẻ thù. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai
đoạn liệt nhất. Chính vì vậy địa đạo kỳ Anh được ra đời.
Hơn nữa Tam Thăng lúc bấy giờ có một vị trí vô cùng quan trọng, là cửa
ngõ và căn cứ địa của các xã vùng Đông Tam Kỳ, nhiều đơn vị bộ đội như: 70,
72 của tỉnh đội, đơn vị V12, V16, V18 của huyện đội Tam Kỳ và lực lượng vũ
trang tại địa phương đã đóng quân ở đây. Nhưng địa hình xã Tam Thăng lại
hoàn toàn bất lợi cho hoạt động cách mạng, vì đây là vùng đất cát (không có đồi
núi), địch đánh phá nhiều lần, trơ trọi một vành đai trắng, các thôn xóm lại cách
xa nhau (mỗi thôn cách nhau bằng một trảng cát dài 4 km) bao bọc và cắt nhau
bởi 2 con sông Trường Giang và sông Đầm. Bên cạnh đó Tam Thăng lại nằm
gần các căn cứ quân sự đồn bốt của địch như: căn cứ Tuần Dưỡng (Thăng Bình)
đóng ở phía Bắc, căn cứ An Hà đóng ở phía Nam, còn cơ quan đầu não của tỉnh
lỵ Quảng Tín đóng ở Tam Kỳ, chỉ cách Tam Thăng vài ba cây số theo đường
chim bay. Vì vậy, nên nhân dân Tam Thăng đã đào rất nhiều hầm bí mật để bộ
đội và cán bộ địa phương trú ẩn mỗi khi địch bắn phá nhưng không đủ, nhiều
khi các cán bộ phải qua các xã khác để bảo toàn lực lượng. Tuy nhiên, nó làm
ảnh hưởng đến việc lãnh đạo nhân dân tại địa phương. Thêm một nguyên nhân
nữa dẫn đến sự ra đời của địa đạo Kỳ Anh, chính Tam Thăng là nơi “đầu sóng
ngọn gió” của Tam Kỳ, là trạm trung chuyển việc tiếp tế lương thực, thực phẩm,
thuốc mem, đạn dược…cho hoạt động cách mạng. Hầu hết hàng hoá từ Bình
Dương, Bình Hải, Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình, muốn
chuyển lên vùng trung du phía Tây như Tam Đàn, Tam Vinh…đều phải qua
đây. Nên địa đạo Kỳ Anh ra đời là tất yếu lúc bấy giờ và đến bây giờ nó trở
thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là một bằng
chứng của sự đóng góp xương máu vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân
dân Tam Thăng.
Trang
6

B¸o c¸o thùc tËp
Chương 2. VAI TRÒ CỦA ĐỊA ĐẠO KỲ ANH TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ
1. Quá trình xây dựng địa đạo Kỳ Anh
Bước sang 1965 trước những dòng thác cách mạng ngày càng lớn mạnh,
vùng giải phóng ở Miền Nam ngày càng được mở rộng, nguy cơ phá sản của
chiến dịch “chiến tranh đặc biệt” ngày càng đến gần, đế quốc Mỹ vội vã đưa
quân vào Miền Nam Việt Nam. Với 18 vạn quân viễn chinh và chư hầu với ý đồ
mở rộng cục diện chiến tranh xâm lược “chiến tranh cục bộ” được thay thế.Bằng
hình thức 2 gọng kìm “tìm diệt và bình định” Mỹ - nguỵ hi vọng rằng sẽ bình
định được chiến trường Miền Nam trong một thời gian ngắn, nên chúng tiến
hành tổ chức nhiều cuộc càn quét và đánh phá trên khắp các chiến trường Miền
Nam Việt Nam. Đối với Quảng Nam – Đà Nẵng, Mỹ - nguỵ thể hiện bản chất
tàn bạo của chế độ thực dân kiểu mới, Mỹ thực hiện chiến dịch “đốt sạch, phá
sạch, giết sạch” ở khắp các vùng nông thôn.
Từ 1965 – 1967 nhiều vụ thảm sát tàn khốc đã xảy ra, sát hại rất nhiều
người vô tội như vụ thảm sát ở Thuỷ Bồ (Điện Bàn) làm 145 người chết…gây
sự phẫn nộ trong nhân dân. Đặc biệt đối với các vùng được giải phóng trong tỉnh
nói chung, trong đó có Tam Thăng.
Xuất phát từ tình hình thực tế, trước yêu cầu cách mạng để giữ vững căn
cứ đồng thời tạo mối liên hoàn giữa các vùng Đông Tây Tam Kỳ và giữ vững
thành quả của nhân dân Tam Thăng đã giành được năm 1964. Để thực hiện chủ
trương chung của Đảng “ ta kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”. Theo lời kêu gọi của Ban chấp hành
Trung ương Đảng “chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc từ
Nam chí Bắc” ( Nghị quyết hội nghị lần thứ 12 của BCH TW Đảng) đồng thời
quán triệt nghị quyết 15 của thường vụ tỉnh uỷ Quảng Nam vào tháng 5/1965, hạ
quyết tâm “Chưa giải phóng Miền Nam thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh,
đối tượng nào cũng đánh,
Trang

7
B¸o c¸o thùc tËp
đông bao nhiêu cũng đánh và lâu dài bao nhiêu cũng đánh. Chúng ta có nhiệm
vụ đánh Mỹ trước tiên bằng 2 chân 3 mũi để đóng góp kinh nghiệm cho toàn
miền Nam và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ” Đảng bộ và
nhân dân Tam Thăng đã hạ quyết tâm thực hiện địa đạo trên toàn bộ các thôn
xóm để làm nơi ẩn nấp cho cán bộ và bộ đội hoạt động tại địa phương nhằm
tránh tổn thất khi địch đánh phá ác liệt bằng bom đạn và phi pháo.
Ngày 1 tháng giêng năm 1965 nhân dân thôn Thạch Tân đào hầm chiến
đấu, cất giấu lương thực mở đầu phong trào đào địa đạo, đánh giặc giữ làng
trong toàn xã. Do lúc ban đầu chưa có kinh nghiệm nên gây ra nhiều thiệt hại
nặng nề, 12 du kích xã đã hi sinh vì lúc đó địch phát hiện ra, chúng bủa vây
vòng ngoài, ném lựu đạn nổ, lựu đạn cay xuống hầm rồi dùng rơm rạ hun khói
vào địa đạo. 12 du kích biết rằng nếu thoát ra ngoài kia thì địch sẽ phát hiện ra
nhiều địa đạo khác, chắc chắn chúng sẽ cho xe tăng thiết giáp san bằng làng
xóm thành bình địa, tác hại thật khôn lường. Vì vậy 12 du kích đã ôm nhau chết
ngạt trong hầm. Sau sự tổn thất to lớn ấy du kích đối phó ngay bằng phương
thức “nối kết và cách ly”. Từ tháng 5/1965 đào liên tục đến cuối năm 1967 thì
hệ thống địa đạo trong xã được hoàn thành. Cùng với thời gian này có địa đạo
Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Phú
An – Phú Xuân (Đại Lộc) được ra đời.
Địa đạo Kỳ Anh được đào trên phần lớn các thôn xóm trong xã bao gồm 9
thôn: Thái Nam, Thạch Tân, Vĩnh Bình, Mỹ Cang, Tân Thái, Thăng Tân, Kim
Đới, Ngọc Mỹ, Quý Thượng, 3 thôn còn lại không đào: Xuân Quý, Tỉnh Thuỷ
và Ngọc Nam. Trong đó bề thế và to lớn nhất hơn là địa đạo ở 2 thôn Thạch Tân
và Vĩnh Bình.
Do lúc này địch thường xuyên bắn phá, ném bom dữ dội và hành quân lấn
chiếm. Vì vậy đói hỏi công việc khẩn trương, bí mật nên mọi hoạt động đào địa
đạo diễn ra vào ban đêm. Ban đầu công việc đó được giao cho những đồng chí
đáng tin cậy nhưng về sau địch mỗi ngày đánh phá ác liệt nhưng yêu cách mạng

phải hoàn
Trang
8
B¸o c¸o thùc tËp
thành sớm, nên huy động tất cả nhân dân tham gia đào không phân biệt trai gái,
già trẻ, lớn bé với những dụng cụ thô sơ: cuốc xẻng, xà beng, rỗ, trọc…Tuy đời
sống thiếu thốn, gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân Tam Thăng quyết tâm
cống hiến cả sức người, sức của vào địa đạo.
“ Củ khoai củ sắn rau luộc muối rang
Mẹ chi sẵn sàng đi quyên đi góp”
“Kẻ cuốc người khiêng, kẻ đào, người xúc
Phụ nữ lập đức gánh đất góp công
Các bác các ông đan phên dót cọc
Tiếng đào lôi cát vang dọc xóm làng
Thiếu nhi sẵn sàng đào nhanh như chớp”
góp phần vào sự nghiệp giải phóng quê hương.
Khác với địa đạo Vĩnh Mốc và Củ Chi, địa đạo Kỳ Anh được đào ở vùng
đất cát, muốn đào được địa đạo nhân dân Tam Thăng phải đào dưới hai tầng đất,
là một tầng đất cát ở phía trên có bề dày 1m, hai là tầng đất cóc, nó có màu xẫm
hệt như da cóc, mềm nhưng có hơi gió thì lại trở nên rất cứng, do đó việcđào địa
đạo trở nên khó khăn. Những chỗ nào địa đạo đi qua mà không có tầng đất cóc
thì nhân dân phải đóng cọc tre và đan phên để dừng lại và tránh sụt lở đất, còn
những lùm tre um tùm bên trên đã che chắn nguỵ trang che mắt địch. Còn địa
đạo Vĩnh Mốc và Củ Chi được xây dựng tại vùng đất (đất sét) cố định và nhỏ
hơn địa đạo Kỳ Anh nhưng có chứa đầy đủ: kho lương thực, khu hội trường, nhà
vệ sinh, nhà bếp, đài quan sát…
Địa đạo Kỳ Anh được đào theo thế liên hoàn nhà này nối với nhà kia,
xóm này nối với xóm kia trên 9 thôn, địa đạo được đào với hình dạng như ô bàn
cờquanh co uốn khúc với tổng chiều dài gần 20 km, nhiều ngỏ ngách, thường có
chiều dài khác nhau, có thôn đào khoảng 2km (Mỹ Giang), 8 – 10m (Thạch Tân

và Vĩnh Bình), chiều rộng và chiều cao bằng nhau, có thôn đào khoảng 1m
chiều
rộng và 1- 1,5 m chiều cao. Cứ mỗi đoạn địa đạo thì có khoá cách ly, đó là giữa
hai đoạn có một đoạn ngắn chỉ vừa người rúc qua, khi địch phát hiện thì lấy một
Trang
9
B¸o c¸o thùc tËp
cái bao cát trám (khoá) chỗ ấy lại, người không qua được, khói cũng không lọt
qua được, không còn sự liên hoàn giữa hai đoạn địa đạo với nhau. Trong lòng
địa đạo có hầm cứu thương, kho chứa lương thực…Trong đó quan trọng nhất là
địa đạo thôn Thạch Tân và thôn Vĩnh Bình.
+ Địa đạo thôn Thạch Tân:
Nằm ở phía Bắc giáp với xã Bình Nam, phía Tây giáp với xã Tam An,
phía Đông và Nam giáp với thôn Vĩnh Bình. Địa đạo chạy dài từ xóm ngoài,
xóm giữa đến xóm trong theo chiều dài ước tính khoảng 7 - 8km, quanh co có
nhiều ngõ nghách, được đào dưới tầng đất cát vàng, đất cát kết. Phần lớn địa đạo
được đào bí mật, nhưng cũng có đoạn đào công khai chung quanh có những
đường giao thông hào và trồng tre kín đáo, rộng 1m, cao 1,5m, nằm cách đất
khoảng 1- 1,5m. Địa đạo có hầm cứu thương, hầm chứa lương thực và hầm họp
bộ chỉ huy. Hầm cứu thương và hầm chứa lương thực được nối thông dưới đình
làng Thạch Tân (đình làng được xây dựng từ thế kỷ 16 cùng thời với đình Chiên
Đàn, vốn dĩ nơi đây ngày xưa là nơi thanh niên nam nữ trong làng học tập, sinh
hoạt và vui chơi), cả 2 hầm có diện tích gần 140m
2
đều ăn thông với các ngách
hầm địa đạo khác.
+ Địa đạo thôn Vĩnh Bình:
Nằm ở phía Bắc giáp với xã Bình Nam, phía Tây giáp thôn Thạch Tân và
Thái Nam, phía Nam giáp với sông Đầm. Địa đạo được đào với chiều sâu ước
tính khoảng 10km phân bố trên toàn bộ thôn, có nhiều ngõ ngách như ô bàn cờ

được đào dưới tầng đất cóc, cách mặt đất từ 1-1,5m, có chiều cao từ 1,2 – 1,5m,
chiều ngang từ 0,8 – 1m. Địa đạo có 4 hầm cứu thương, 20 hầm ẩn dật, 10 hầm
công khai, 1 hầm chuẩn bị tác chiến, 4 hầm đào xuyên qua giếng (ví dụ giếng
nhà ông Hồ Kỳ có 3 miệng hầm thông ra địa đạo có tác dụng là điểm cảnh giới,
báo tin,
nhận và lấy nước ra địa đạo) và 3 hầm để thoát nước ra sông Đầm, tránh ứ đọng
nước vào mùa mưa.
Trang
10
B¸o c¸o thùc tËp
Ngoài ra trong những ngôi nhà, những khu vườn của nhà dân thường có
những miệng hầm địa đạo để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân lên xuống bí mật. Cán
bộ địa phương cử những bà mẹ có hầm trong khu vực nhà mình chăm lo, cảnh
giới địch và nuôi cán bộ khi trú ngụ tại địa đạo, như các mẹ: Lê Thị Khương,
Châu Thị Thảo, Trần Thị Ngàn, Nguyễn Thị Túc, Phạm Thị Lời, Hồ Thị Hiến…
Đặc biệt là hình ảnh mẹ Hồ Thị Hiến, trong nhà mẹ có hầm ẩn mật trong khi
địch càn quét thì mẹ mưu trí đem vào bánh tráng (tráng mì) đặt lên trên miệng
hầm để cho địch khỏi phát hiện. Hay khu vườn nhà ông lão mù bẩm sinh tên là
Nguyễn Qua, ông lão tuy không sáng mắt nhưng lại sáng lòng. Ông đã tỉ mẩn
đan sọt tre, đóng máng gỗ đỗ đất trồng rau cỏ để che đậy các ngách hầm địa đạo.
Ông lão nguỵ trang khéo léo đến nỗi bọn giặc đuổi tới, bủa vây tìm kiếm khắp
trong ngoài vẫn không thể ngờ rằng bên dưới những sọt tre, máng gỗ kia là
ngách hầm địa đạo. Bọn nguỵ sục sạo chán chê rồi hậm hực chưởi thề: “ mẹ
kiếp! cộng sản có phép xuất quỷ nhập thần, thoắt ẩn thoắt hiện…Thôi biến kẻo
không khéo lại xơi kẹo đồng, toi mạng!”
Địa đạo Kỳ Anh được hoàn thành thể hiện sự thông minh sáng tạo của
quân và dân Tam Thăng lúc bấy giờ.
2. Vai trò của địa đạo Kỳ Anh trong kháng chiến chống Mỹ
Sau chiến dịch Xuân 1965, đại bộ phận các vùng nông thôn trên khắp
miền Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đã được giải phóng, điều ấy

đã cho thấy rằng chiến lược của đế quốc Mỹ đã thất bại hoàn toàn. Trước nguy
cơ sụp đổ của chế độ tay sai bù nhìn, đế quốc Mỹ đã đưa quân vào nhằm cứu
vãn tình thế. Đây chính là hành động phiêu lưu quân sự, là sự bị động về chiến
lược như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “…việc Mỹ gấp rút đưa
lực lượng lớn của quân viễn chinh Mỹ vào chiến trường Nam Việt Nam là cấp
cứu không được chuẩn
bị, là hành động bị động về chiến lược hòng cứu vãn tình thế ngày càng nguy
khốn của tay sai…”
Trang
11
B¸o c¸o thùc tËp
Dựa vào ưu thế về quân sự với vũ khí hiện đại hoả lực mạnh, cơ động
nhanh, Mỹ vừa mới vào Miện Nam đã cho quân viễn chinh mở ngay các cuộc
hành quân “tìm diệt và bình định” vào “đất thánh Việt cộng” (1965- 1967).Ở
Quảng Nam, Mỹ đổ bộ đưa quân vào Núi Thành, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại
Lộc…, trong đó có Tam Thăng (Kỳ Anh) được xem là một trong những mục tiêu
để chúng thực hiện ý đồ đó. Bởi lẽ chiếm đựoc Tam Thăng sẽ là bàn đạp để Mỹ
đánh chiếm vùng Đông Tam Kỳ và Tam Thăng nằm gần căn cứ của Mỹ (Tuần
Dưỡng, An Hà) nên chúng quyết lấn chiếm để làm vành đai an toàn khi đóng
quân tại đây. Nên chúng ráo riết đưa quân mở các cuộc càn quét, bắt bớ dân lành
đi phát quang, cùng với những vũ khí tối tân chúng nhất quyết đánh chiếm cho
bằng được. Về phía ta, đây là căn cứ, là trụ bám vững chắc của vùng Đông Tam
Kỳ và các xã huyện Thăng Bình, để cung cấp tiếp tế lương thực cho các vùng
phía trên (Tam Vinh, Tam Dân…) nên sau khi địa đạo được hoàn thành các đơn
vị D70, D72 của tỉnh đội, V12, V16, V18 của huyện về đóng tại đây để hoạt
động lãnh đạo nhân dân Tam Thăng chống “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Từ
năm 1968 địa đạo ngày càng tiếp nhận nhiều cán bộ, bộ đội, du kích về trú ngụ
sau những cuộc càn quét của địch, lươngthực, thuốc men,đạn dược liên tục từ
các vùng ở Thăng Bình như Bình Dương, Bình Đào chuyển vào theo đưòng
sông. Địa đạo là nơi cất giấu lương thực, thuốc men…để cho các anh em du kích

bộ đội mang đi tiếp tế cho các vùng lân cận và các huyện miền núi của Tam Kỳ.
Các cuộc hành quân và vận chuyển lương thực về đây đều diễn ra ban đêm,
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân Tam Thăng trong quá trình vận chuyển,
nhân dân quyên góp gạo muối để cung cấp và nuôi các chiến sĩ, cán bộ ở dưới
địa đạo; cưu mang bộ đội ta khi đánh ở xã Tam Phú khi chạy về đây trú ngụ
bằng những bát cháo, củ khoai, củ sắn… thấm đượm tình quân dân.
Từ năm 1967– 1968 Mỹ vẫn còn đóng quân ở các xã vùng rìa của xã Tam
Thăng, nhưng ngày nào bọn chúng cũng đi lùng, đi càn để tiêu diêt Việt cộng và
bộ đội ta tai đây. Nhưng nhờ có địa đạo mọi hoạt động cách mạng của ta như
cứu chữa thương binh, hội họp của các cán bộ chống Mỹ vẫn được diễn ra trong
Trang
12
B¸o c¸o thùc tËp
lòng đất, nhưng bọn giặc ở các đồn bốt bên trên vẫn không hề hay biết gì ngay
cả sư đoàn 2 đóng ở tháp Chiên Đàn cách đình Thạch Tân 1000m có mắt vẫn
như mù. Sau các cuộc hành quân “tìm diệt và bìnhđịnh” của Mỹ bị thất bại, kế
hoạch lấn chiếm lại 50% nông thôn trong năm 1967 của chúng không thực hiện
được. Thêm vào đó cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của ta
làm cho nguy cơ của ‘chiến tranh cục bộ” Mỹ thật sự thất bại và tìm mọi cách để
cứu vãn. Đặc biệt sau tết Mậu Thân 1968, Mỹ - Nguỵ mở cuộc hành quân càn
quét lớn vào Thạch Tân và Đình Thạch Tân với quy mô lớn với quyết tâm phá
vỡ ngôi đình để san bằng địa đạo dưới đình Thạch Tân. Chúng tiến hành cho
máy bay quần để ném bom, chỉ huy quân lính đem xích sắt buộc vào 8 cây cột
lại rồi cho xe tăng 18 kéo nhưng ngôi đình vẫn không lay chuyển. Sau đó chúng
dùng mìn, dây quấn vào các cột và giật đổ nhưng ngôi đình cổ vẫn không sụp
đổ. Đinh ninh là ngôi đình thiên bọn chúng hoãn sợ đành bỏ cuộc và rút lui. Tuy
nhiên, sau vài lần xuất quỷ nhập thần thì địch truy tìm và một số địa đạo đã bị
lộ. Chúng không trực tiếp xuống địa đạo mà ép dân chúng rúc xuống gọi cán bộ
du kích lên đầu hàng nhưng người dân Tam Thăng vẫn ngoan cường, nhẫn nhục
không chịu khai . Giặc tức tối tàn sát nhân dân. Chúng bắt sống và chôn sống

chỉ chừa một cấi cổ để tra hỏi nhưng vẫn không có kết quả gì. Để giữ địa đạo
nhiều người dân Tam Thăng đã ngã xuống. Đặc biệt là gia đình bà Nguyễn Thị
Bông có ba người đã hi sinh vì bảo vệ địa đạo. Theo lời kể của bà: năm 1968
ngách địa đạo do bà và cha bà là ông Nguyễn Tân bảo vệ đã bị lộ giặc tra tấn
một cách thậm tệ và tàn nhẫn cả hai cha con bà từ xế trưa đến xế chiều hòng
buộc họ phải gọi cán bộ dưới địa đạo lên hàng, bà Bông rất thông minh giả vờ bị
câm, la u a ú ớ, bọn giặc đành cột giây vào mình ông Tân thả xuống địa đạo để
gọi cán bộ lên hàng chúng kê súng vào mang tai bà và nói với ông Tân “Nếu mà
không lên tụi tau bắn chết con nhỏ này”. Thấy ông xuống bà lo vì sợ ngã lòng
không muốn thấy con gái mình chết sợ ông khai ra vì dưới đó có đến 60 cán bộ
đang ẩn nấp, thế nhưng một lát sau thấy ông bò lên thều thào nói: “Tui yếu quá
bò không nổi, mấy ông cho con Bông theo dìu tôi đi để tôi kêu cán bộ lên”. Bà
Trang
13
B¸o c¸o thùc tËp
hiểu ra rằng ông đang giả bộ nên trong lòng rất vui. Bọn địch nghe theo, chúng
nghĩ đó là cái hầm, cha con bà không còn đường nào chạy thoát, thế nhưng
chúng không hề hay biết rằng địa đạo dài 10km, cứ mỗi đoạn có một cửa, đoạn
nào biệt lập đoạn nấy nên ông Tân và bà đã thoát thân, tuy nhiên do quá yếu nên
ông đã qua đời. Tiếp đến là sự hi sinh của em gái bà là Nguyễn Thị Hường và
Nguyễn Văn Thi, họ đều là du kích hoạt động tại địa phương, một người thì bị
thui chết còn người bị bắn vứt xác, đầu lìa khỏi cổ mãi đến 3 ngày sau mới tìm
được. Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình cho sự hi sinh cao cả của nhân
dân Tam Thăng vì sự nghiệp chung của dân tộc lúc bấy giờ.
Cuối năm 1968 đầu 1969 nhằm tiêu diệt cán bộ và ngăn chặn nguồn vận
chuyển lương thực của ta tại xã Tam Thăng Mỹ năm lần bảy lượt lùa nhân dân
12 thôn trong xã thành một cụm ở chợ Hoà Tây nhằm mục đích tách việt cộng ra
khỏi sự đùm bọc chở che của nhân dân Tam Thăng. Chúng bắt đầu đốt hết nhà
cửa, bắt vịt, gà, lợn, trâu bò…lập các đồn bốt ngay trên các thôn trong xã để
buộc Việt cộng ra hàng, nhưng nhân dân Tam Thăng vẫn tìm mọi cách tiếp tế

lương tực cho cán bộ, bộ đội đang ẩn nấp dưới địa đạo. Hằng ngày các thanh
thiếu niên, các ông lão, bà lão trong xã lại quay về làng nhằm thám thính tình
hình của địch, bằng cách giả vờ đi hái rau, kiếm củi, hốt phân sau đó về nói lại
cho dân làng, các chị, các mẹ thì đi mua lương thực phẩm, thuốc…về cho cán bộ
rồi bí mật mỗi gia đình đào một cái mộ giả tại một khoảng đất rộng cất thức ăn
vào trong đó để tiếp tế cán bộ hòng tránh sự nghi ngờ và che mắt giặc. Các thư
mật chuyển cho cán bộ dưới hầm được
nhân dân bí mật nhét vào các cây bằng một ký hiệu riêng mà cả cán bộ và dân
làng đều biết. Ngoài ra còn giả vờ gánh phân để tiếp tế lương thực, mỗi gánh
phân được
nguỵ trang mà địch không thể phát hiện ra đó là: dưới lớp phân lót lá chuối giữa
để cơm và trên cùng là một lớp phân. Chính nhờ vậy mà lực lượng của ta không
bị tiêu hao. Tất cả những ý tưởng đó thể hiện sự thông minh và sáng tạo của
quân và dân Tam Thăng.
Trang
14
B¸o c¸o thùc tËp
Cùng với địa đạo Kỳ Anh, 11 làng chiến đấu tại địa phương đã tạo nên
một “ Pháo đài diệt giặc” làm nên những chiến thắng hiển hách. Địa đạo Kỳ
Anh không chỉ đóng vai trò là nơi trú ngụ của tỉnh uỷ, nơi chứa lương thực
thuốc men đạn dược, nơi chứa biết bao thương binh thoát khỏi những bàn tay
của tử thần. Địa đạo còn là pháo đài tạonên những trận đánh bất ngờ vào ót của
kẻ thù góp phần làm tiêu hao sinh lực địch. Điển hình là trận đánh với sư đoàn 2
lính cộng hoà tại thôn Vĩnh Bình. Khi đội quân viễn chinh tràn vào, bọn chúng
huênh hoang tuyên bố “ Sẽ đè bẹp Kỳ Anh dưới bánh xích xe tăng” Nhưng bọn
chúng không hề hay biết rằng vùng quê nghèo ven biển này có địa đạo Kỳ Anh
liên hoàn và thế trận vững chắc trong lòng dân đã được xây dựng nên nhiều cuộc
hành quân quy mô lớn của chúng đã bị đánh bật ra ngoài. Vào cuối tháng
10/1965 địch đi càn rất đông, không tìm thấy cộng sản tỏ ra đắc ý, bất thình lình
du kích Vĩnh Bình từ các hầm địa đạo bật lên vây đánh suốt từ trưa đến xế chiều

bằng lựu đạn tự tạo. Ta đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phải
chạy thoát thân. Hoặc trận tiến công tại trảng nhà ông Người vào 1969. Cả một
thiết đoàn chiến xạ và vũ khí hiện đại hùng hỗ tiến vào Thạch Tân, sau khi đã
dọn đường trước bằng bom và pháo. Lúc đó mặt đất như rung lên bởi xích xe
tăng, súng đạn đồng loạt nổ lên như bắp rang, cả vùng đất cát trắng bay mù mịt
và từ trong lòng đất du kích thôn Thạch Tân vụt đứng lên tả xung hữu đột, bọn
địch hốt hoảng rối loạn địa hình, rải đạn lung tung, 3 chiếc xe tăng đi đầu đã
bùng cháy, cả thiết đoàn xe rơi vào thế bị động, không còn cách nào khác bọn
chúng đành rút lui để bảo toàn lực lượng. Hay là trận đánh chớp nhoáng
từ miệng hầm địa đạo trong khu nhà của mẹ Thân ở Vĩnh Bình, do ông Châu
Thanh Tuyền làm chỉ huy, bất ngờ đội đất lên xông thẳng vào hông, vào ót kẻ
thù, tiến
công tiêu diệt được bộ chỉ huy tiểu đoàn và hai đại đội địch trong đó có I đại đội
cộng hoà (tiểu đoàn 2 trung đoàn 4) một đại đội thám kích do tên thiếu tá
Trương Châu chỉ huy.
Ngoài ra có nhiều tiểu đoàn, trung đoàn lính “cộng hoà”, lính “biệt động
quân” thuộc loại “thiện chiến” của nguỵ bị đánh tả tơi phơi thây ở Ao Lầy –
Trang
15
B¸o c¸o thùc tËp
Tam Vinh, có một phần đóng góp không nhỏ của dân quân du kích địa đạo Kỳ
Anh trong công tác hậu cần.
Bãi Sậy – Sông Đầm là nơi diễn ra nhiều trận kịch chiến giữa ta với địch.
Sở dĩ có tên gọi đó là vì sông Đầm là một nhánh của con sông An Hà, sông cạn
nên được gọi là sông Đầm, rộng chừng vài trăm hecta, sậy mọc dày thành từng
bãi kín cả mặt nước. Nên dân làng gọi là Bãi Sậy – sông Đầm. Trong kháng
chiến, du kích và nhân dân Tam Thăng đã biến nó thành tuyến phòng thủ chỗng
trả quân thù. Theo lời kể của các cụ chiến binh kể lại có một trận rất lạ, rất hay
diễn ra trên sông Đầm: một hôm khi ngay mật thám báo tin có Việt Cộng núp
trong Bãi Sậy, địch muốn hốt trọn ổ nên bất ngờ cho quân vây trên bờ, mấy

chiếc xe tăng tràn xuống sông, chưa gặp phản ứng nào của du kích thì xích xe
tăng bị sậy quấn không tài nào nhích tới nhích lui, thế là phải nhờ trực thăng đến
vớt. Không thể vào sâu được, bọn chúng bắt dân lội xuống cắt sậy; không thể
chống cự nổi sự thúc ép của bọn tay sai địa phương đành dùng dằng lội xuống
sông lầy ngập tới lưng. Cắt cả cả buổi nhưng không lòi ra những khoảng trống,
cũng không thấy Việt cộng đâu. Bọn chỉ huy đứng trên bờ cát nhìn xuống đầm
thất vọng, nhưng làm sau chúng biết được bà con ta cắt sậy đến đâu, gặp chiến
sỹ nào thì bảo nằm im, rồi hốt sậy lên che…còn rất nhiều trận đánh lớn nhỏ
nữa…
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Tam
Thăng đã lập nên những chiến công hiển hách. Theo lịch sử đấu tranh cách
mạng
của địa phương có ghi rõ: quân và dân Tam Thăng đã đánh bại trên 1050 trận
đánh lớn nhỏ, tiêu diệt 3751 tên lính Mỹ, Nguỵ phá huỷ 15 xe tăng và xe bọc
thép, bắn
rơi 2 máy bay lên thẳng. Hậu quả do chiến tranh gây ra cho mảnh đất nghèo này
cũng thật lớn lao. Với 5000 người dân vô tội đã ngã xuống vĩnh viễn nằm sâu
trong lòng đất, phủ trên là một màu trắng xoá của cát. Trong đó 825 liệt sỹ, 2504
thường dân. Cần phải nói đến những thương binh liệt sỹ bị tàn phá bởi bom đạn
nhưng nỗi đau về mặt tinh thần về sự mất mát hy sinh kèm với những nỗi đau về
Trang
16
B¸o c¸o thùc tËp
thể xác mỗi khi trở gió trở trời làm người ta không thể quên đi ký ức của chiến
tranh để lại; những người mẹ mất con, những người con mất cha, những người
vợ mất chồng, em mất anh. Đây chính là nỗi đau ghi khắc trong tâm trí của
những thế hệ đi trước và mai sau.
Trang
17
B¸o c¸o thùc tËp

Chương 3: GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA ĐẠO KỲ ANH
TRONG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
1. Hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh hiện nay
Địa đạo Kỳ Anh được Bộ văn hoá thông tin công nhận là một di tích lịch
sử quốc gia theo quyết định công nhận số 985-QĐ/VH ngày 7/5/1997. Cho đến
nay dường như toàn bộ hệ thống địa đạo Kỳ Anh (9/12 thôn) đã không còn
nguyên vẹn, chỉ có hầm địa đạo ở thôn Thạch Tân và thôn Vĩnh Bình tương đối
còn nguyên vẹn. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khí hậu, thiên tai lũ lụt
địa đạo lại xây dưới vùng đất cát nên phần lớn dễ bị vùi lấp, sạt lở và bị ngập
nước. Hầu hết các lỗ thông hơi, những miện hầm, cửa địa đạo đang bị cát trắng
vùi lấp, những con đường địa đạo đã dần bị vùi trong cát, nguyên nhân thứ hai là
do Tam Thăng còn là vùng đất nghèo cuộc sống còn nhiều gieo neo, khó khăn;
mọi người ít ai chú ý đến địa đạo tạo ra thời gian bỏ trống không ai sử dụng nó,
nên cứ thế địa đạo bị lấp dần. Những người trực tiếp tham gia đào địa đạo và
tiếp tế cho cách mạng lúc bấy giờ cảm thấy ngậm ngùi chua xót vì chiến tranh đi
qua chưa xa, địa đào Kỳ Anh họ đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả sự
hy sinh mất mát để làm nên những thắng lợi to lớn góp phần giải phóng quê
hương, giải phóng dân tộc, mà giờ đây nhìn lại một hệ thống địa đạo dài gần 20
km đã dần dần bị vùi lấp. Nhiều cụ bà, cụ ông đã nghẹn ngào: “rồi đây lớp trẻ
thôn Thạch Tân nói riêng và xã Tam Thăng nói chung không còn biết đến quá
khứ hào hùng của ông cha nữa, để chứng minh rằng trong lòng cát trắng này, có
một địa đạo lịch sử mà cha ông đã gây dựng trong suốt 4 đến 5 năm dài! nhiều
khi đi qua những đoạn đường địa đạo, thấy buồn thật buồn”.
Tam Thăng bây giờ đã trở thành vùng ven đô của trung tâm tỉnh lỵ Quảng
Nam nên được các cấp, các ban ngành liên quan quan tâm đến địa đạo Kỳ Anh
trong việc trùng tu và gìn giữ nó. Cụ thể từ năm 2006 đến 2008 đã có 2 lần trùng
tu và kinh phí đều được nhà nước trợ cấp vì đây là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nhưng để khôi phục lại hoàn toàn một hệ thống địa đạo dài gần 20 km chạy trên
9 thôn của
Trang

18
B¸o c¸o thùc tËp
xã là một vấn đề hết sức khó khăn và phải trải qua quá trình lâu dài. Vì các hầm
địa đạo đã bị vùi lấp, nhiều địa đạo đã bị sụt lở và ngập nước và phạm vi địa đạo
lại khá rộng, lại đào quanh co nằm dưới nhà dân, ngoài vườn, chuồng heo,
chuồng bò nên rất khó khôi phục lại nguyên trạng ban đầu, điều này khác biệt so
với địa đạo Củ Chi và Vĩnh Mốc vì 2 địa đạo này nằm ở vị trí cố định và phạm
vi hẹp, lại biệt lập nên việc trùng tu dễ dàng hơn. Trong khi đó Tam Thăng còn
là một xã nghèo ít được sự quan tâm nên không thể tự khôi phục được. Ngoài
dựa vào kinh phí của nhà nước, nhưng lại rất tốn kém khi trùng tu địa đạo(vì
100m địa đạo được trùng tu thì đã tốn từ 600 – 700 triệu). Đặc biệt hầu hết các
hầm địa đạo được bê tông hoá cả nên gây ra nhiều vấn đề bất cập.
Vì vậy chúng ta cần đưa ra những giải pháp và định hướng để tôn tạo và
phát huy địa đạo Kỳ Anh trong tương lai để thoã lòng mong đợi của nhân dân
Tam Thăng nói riêng và Quảng Nam nói chung.
2. Khai thác địa đạo Kỳ Anh trong giáo dục truyền thống
2.1. Vài nét về giá trị lịch sử của địa đạo Kỳ Anh
Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh ra đời và tồn tại cho đến ngày
nay có một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó chứng minh được tinh thần yêu nước, một
lòng theo ánh sáng của Đảng soi đường, theo Bác Hồ, chịu đựng mọi hy sinh
gian khổ của nhân dân xã Tam Thăng, trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giải
phóng quê hương. Đây còn là sự thể hiện sáng tạo về đường lối chiến tranh nhân
dân của Đảng đề ra mà Đảng bộ và nhân dân Tam Thăng đã thực hiện trong
những năm chiến tranh ác liệt nhất. Và cũng chính nhờ có địa đạo Kỳ Anh mà
quân và dân Tam Thăng cũng như quân và dân vùng Đông Tam Kỳ mới bám trụ
giữ vững từng tấc đất bảo vệ vùng giải phóng, đánh địch khi chúng càn quét,
góp phần giải phóng quê hương năm 1975.
Với ý nghĩa đó, di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh sẽ mãi mãi là nơi giáo dục
truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ ở địa phương hôm nay và mai sau.
2.2. Khai thác địa đạo Kỳ Anh trong giáo dục truyền thống

Địa đạo Kỳ Anh ra đời là điểm mốc lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của Đảng bộ và nhân dân Tam Thăng, là căn cứ địa vững chắc của
Trang
19
B¸o c¸o thùc tËp
vùng Đông Tam Kỳ vào thời điểm khó khăn nhất (1965-1969). Nhưng cho đến
bây giờ nó vẫn có giá trị và ý nghĩa to lớn mà các thế hệ trẻ Tam Thăng học hỏi,
giữ gìn và phát huy.
Địa đạo Kỳ Anh ra đời thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm
thù giặc ngoại xâm của quân và dân Tam Thăng. Cụ thể, để giữ vững thành quả
cách mạng mà nhân dân Tam Thăng giành được và quyết tâm kháng chiến
chống Mỹ, quân và dân Tam Thăng đã tiến hành đào địa đạo Kỳ Anh để tạo nên
một vành đai an toàn vững chắc để chống Mỹ đến cùng.
Địa đạo Kỳ Anh thể hiện sự thông minh, sánh tạo, cần cù, siêng năng của
con người Tam Thăng lúc bấy giờ. Hệ thống địa đạo có tổng chiều dài gần 20km
được đào bí mật và liên tục từ năm 1975 đến 1967 mới hoàn thành, địa đạo được
đào men theo các hàng tre để tránh sạt lở đất, các lỗ thông hơi được đặt dưới các
bụi tre, địa đạo được xây dựng dưới chuồng heo, chuồng bò, dưới bếp, ngoài
vườn để tránh tai mắt của địch.
Địa đạo Kỳ Anh thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường bất
khuất của nhân dân Tam Thăng. Tam Thăng tuy là một vùng đất nghèo, thiếu
sự chi viện bên ngoài nhưng đã tự lực tự cường, tự chế tạo đạn pháo bám từng
tất đất, từng mảnh vườn, một mình “đơn phương độc mã”đối đầu với giặc Mỹ có
tiềm lực về kinh tế quân sự, có đầy đủ phương tiện đấu tranh hiện đại (xe bọc
thép, xe thiết giáp, xe tăng, bom…)và đã dành được chiến thắng hoàn toàn, góp
phần tiêu hao sinh lực địch, đánh bại các chiến lược, chiến tranh kiểu mới của
giặc.
Để khai thác những giá trị tốt đẹp trong giáo dục truyền thống chúng ta
cần thực hiện những vấn đề sau:
- Cần trùng tu và bảo vệ, gìn giữ một số hầm địa đạo còn nguyên vẹn, tìm

kiếm và khai thác một số địa đạo còn khả năng khai thác, để nó trở thành một di
tích hoàn chỉnh.
- Nhà trường chính là nơi giáo dục truyền thống tốt nhất, ngoài những bài
học lịch sử khô khan được học trên lớp thầy cô cần tổ chức các hoạt động ngoại
Trang
20
B¸o c¸o thùc tËp
khoá về lịch sử địa phương, kể cho các em nghe những câu chuyện bi tráng của
quân và dân Tam Thăng lúc bấy giờ. Để các em lấy đó làm bài học về ý thức
bảo vệ những thành quả của cha ông để lại và góp phần xây dựng Tam Thăng
trên con đường phát triển bằng ý thức tự vươn lên của mình.
- Các ban ngành, đoàn thể của xã đặc biệt là đoàn thanh niên cần tổ chức
những hoạt động có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn như: thường xuyên viếng thăm
và dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, viếng thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, các
gia đình có công cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng…
Địa đạo Kỳ Anh là nơi giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, là nơi
giáo dục tinh thần yêu nước của các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Chúng ta cần
lấy đó làm động lực cho các thế hệ sau nàyđưa Tam Thăng thoát khỏi các nghèo
để người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn và cũng có điều kiện để bảo
tồn di tích Kỳ Anh được tốt hơn.
C. KẾT LUẬN
1. Một vài nhận định về tiềm năng du lịch địa đạo Kỳ Anh
Mặc dầu địa đạo Kỳ Anh đến nay không còn tương đối nguyên vẹn nhưng
nếu được đầu tư vấn đề trùng tu và tôn tạo di tích thì có khả năng đưa địa đạo kỳ
Anh vào hoạt động khai thác du lịch, là điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều
khách du lịch đến thăm quan vì:
Trang
21
B¸o c¸o thùc tËp
Địa đạo Kỳ Anh được bộ Văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử

quốc gia.
Địa đạo Kỳ Anh không chỉ nổi tiếng ở Quảng Nam mà còn nổi tiếng ở cả
khu vực Miền Trung, địa đạo này được xếp vị trí thứ 3 sau địa đạo Củ Chi và
Vĩnh Mốc.
Địa đạo Kỳ Anh được ra đời vào thời điểm khốc liệt nhất tronglịch sử đấu
tranh của dân tộc ta, sau khi hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy có
hiệu quả nhất trong thời kỳ 1967 – 1969. Nó là kết tinh của sự thông minh và
sáng tạo cần cù và kiên nhẫn của quân và dân Tam Thăng. Vì vậy địa đạo Kỳ
Anh là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Tam
Thăng và cả dân tộc lúc bấy giờ.
Địa đạo Kỳ Anh có hệ thống kiến trúc độc đáo nằm sâu trong lòng đất tạo
nên sự hấp dẫn cho du lịch nghiên cứu.
Địa đạo Kỳ Anh nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợicho hoạt động phát triển
du lịch: Cách quốc lộ 1A 5km, nằm gần thành phố Tam Kỳ trung tâm tỉnh lỵ
Quảng Nam, có thể đến địa đạo Kỳ Anh theo đường ô tô, đường sông, đường
bộ, nằm trên con đường di sản Miền Trung.
Dựa vào những điều kiện thuận lợi trên, thêm vào đó Tam Thăng còn lưu
giữ được nghề truyền thống như nghề làm chiếu, đan lưới… Tất cả tạo nên sự đa
dạng cho các loại hình du lịch phát triển: như du lịch tham quan – nghiên cứu,
du lịch
văn hoá truyền thống, du lịch làng nghề… Tam Thăng thật sự trở thành điểm du
lịch hấp dẫn thu hút du khách đến thăm quan trong một tương lai không xa.
2. Một vài giải pháp tôn tạo và phát huy địa đạo Kỳ Anh trong tương
lai
Để khôi phục lại nguyên vẹn lại địa đạo Kỳ Anh với tổng chiều dài gần
20km thì cần rất nhiều kinh phí và thời gian. Vì vậy đòi hỏi cần phải thu hút vốn
đầu tư và tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước để công việc trùng tu và tôn tạo
nhanh chóng đạt kết quả hơn.
Trang
22

B¸o c¸o thùc tËp
Hiện nay các ban ngành tỉnh Quảng Nam đang đầu tư khai thác vùng đất
Đông Tam Kỳ, nhằm biến vùng đất cát bạc màu chạy dọc theo biển này thành
vùng đất cho phát triển công nghiệp sạch. Vì vậy UBND xã Tam Thăng và các
đoàn thể cần có trách nhiệm trong việc trùng tu và tôn tạo địa đạo Kỳ Anh để
nhanh chóng đưa vào khai thác du lịch trong tương lai.
Sau khi một vài địa đạo đã được khai thông cần phải tiến hành bảo quản
và gìn giữ vì đây là vùng đất cát và chịu tác động trực tiếp của điều kiện khí hậu,
cần làm mái che cho các cửa miệng hầm để tránh mưa gió, lũ lụt làm xóimòn và
vùi lấp
Một khi địa đạo Kỳ Anh đã được trùng tu và tôn tạo, muốn đưa vào hoạt
động du lịch chúng ta cần tạo ra một cảnh quan đẹp (trồng cây xanh), trang bị cơ
sở hạ tầng để phục vục cho du lịch (dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, nhà trưng bày
hiện vật…), khai thông đường xá để du khách tham quan được thuận lợi hơn. Và
tiềm năng du lịch địa đạo Kỳ Anh đã được khai thác và chính thức đưa vào hoạt
động thì hiển nhiên sẽ có nhiều điều kiện trong việc trung tu và gìn giữ địa đạo
Kỳ Anh được bền vững hơn. Từ đó đời sống của nhân dân sẽ được nâng cao về
mặt vật chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc
gìn giữ và phát huy giá trị địa đạo Kỳ Anh một cách có hiệu quả hơn (vì họ là
chủ thể sáng tạo ra địa đạo Kỳ Anh)
3. Tổng kết
Hi vọng rằng trong một tương lai gần địa đạoKỳ Anh sẽ được biết đến
như địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Mốc. Địa đạo Kỳ Anh mãi mãi trở thành niềm
tự hào
cho các thế hệ trẻ Tam Thăng, rồi đây vùng đất cát trắng đầy nắng và gió này sẽ
được biết đến cùng với cái tên di tích lịch sử “địa đạoKỳ Anh”, một chứng nhân
lịch sử sáng ngời chủ nghĩa anh hùng của một thời đạn bom khói lửa. Và từ đây,
địa đạo Kỳ Anh sẽ không còn là của một thuở, một thời mà là của muôn đời và
mãi mãi.
Trang

23
B¸o c¸o thùc tËp
Cuối lời, tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan thực tập, giáo viên hướng dẫn
và phòng văn hoá thông tin thành phố Tam Kỳ đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Trong quá trình hoàn thành đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót mong quý thầy cô thông cảm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang
24
B¸o c¸o thùc tËp
Trang
25
Ngôi nhà của liệt sĩ Phạm Sỹ Thuyết
(Trong nhà có một hầm Địa đạo: một ngách thông ra giếng nước, và một
ngách thông ra địa đạo, là cơ sở cách mạng)
PHỤ LỤC
Giếng nước nối thông với hầm Địa đạo dưới nhà liệt sĩ
Phạm Sỹ Thuyết

×