Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

du lịch địa đạo kỳ anh, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.76 KB, 39 trang )

B¸o c¸o thùc tËp
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống xã hội và phát triển với tốc độ tương đối nhanh.
Theo John Naisbitt, du lịch là một ngành có đóng góp hàng đầu cho nền
kinh tế thế giới: Tổng sản phẩm đạt được gần 4300 tỉ USD (chiếm 10,2% GDP
toàn cầu) nộp 655 tỉ tiền thuế, lôi cuốn 204 triệu người lao động (chiếm 10,6 %
lực lượng lao động thế giới).
Sau chiến tranh Thế giới lần II, đặc biệt là những năm 50 trở lại đây, hoạt
động du lịch trên thế giới trở nên nhộn nhịp hơn. Năm 1950, số lượt khách du
lịch quốc tế đạt gần 25,3 triệu người với doanh thu 2,1 tỉ USD. Vào 1990, số
lượng khách du lịch quốc tế tăng lên đến hơn 455,8 triệu và đạt doanh thu 255 tỉ
USD. Năm 1997 số lượng tương ứng đạt 613 triệu lượt khách và 448 tỉ USD. Và
đến nay số lưọng dó vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhận thấy được tầm quan trọng và những đóng góp to lớn của ngành du
lịch, Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có những định hướng chính
sách nhằm đưa du lịch trở thành nền kinh tế hàng đầu.
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch khá lớn, với đầy đủ các
loại hình du lịch như: danh lam thắng cảnh, các di tịch lịch sử - văn hoá…Bên
cạnh đó, Việt Nam còn có một bề dày lịch sử với hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước anh hùng. Việc khai thác du lịch ở Việt Nam không những tận dụng
được những tiềm năng to lớn ấy, đem lại doanh thu cho đất nước và giải quyết
công ăn việc làm cho một bộ phận lớn dân cư mà còn góp phần gìn giữ khôi
phục và bảo tồn nguồn tài nguyên vô giá ấy và giáo dục truyền thông cho thế hệ
con cháu sau này.
Là một bộ phận của nền du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây
ngành du lịch Quảng Nam cũng đã có những định hướng nhằm khai thác và phát
triển du lịch hiệu quả và bền vững. Với những cố gắng ấy đến nay du lịch Quảng
Trang
1


B¸o c¸o thùc tËp
Nam cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Song có một thực tế rằng,
ngành du lịch Quảng Nam do tác động của nhiều yếu tố khách quan nên đến nay
vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại làm chậm tiến trình phát triển của du lịch tỉnh nhà.
Mà nổi trội trên hết là vấn đề chưa tận dụng khai thác triệt để và hiệu quả nguồn
tài nguyên.Một số tài nguyên du lịch giá trị đã và đang bị “lãng quên” và chưa
được khai thác đúng đắn. Điều đó đã gây ra một sự lãng phí to lớn. Mà di tích
lịch sử địa đạo Kỳ Anh là một minh chứng rõ nét nhất.
Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh còn lại cho đến ngày nay có
một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó là minh chứng cho một tinh thần yêu nước, một
lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, chịu đựng mọi hi sinh gian khổ của nhân dân xã
Tam Thăng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc.Đây còn là
sự thể hiện sáng tạo về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng đề ra mà Đảng
bộ và nhân dân Tam Thăng đã thực hiện trong cuộc khánh chiến ác liệt nhất.
Nhờ có địa đạo Kỳ Anh mà quân và dân vùng Đông Tam Kỳ mới bám trụ để giữ
từng tất đất, để bảo vệ vùng giải phóng, đánh địch khi chúng càn quét, góp phần
giải phóng quê hương năm 1975.
Chính vì vậy mà ngày nay địa đạo Kỳ Anh luôn được đánh giá rất cao và
được nhận định là một nguồn tài nguyên giá trị để khai thác du lịch. Hiện nay
địa đạo Kỳ Anh còn ẩn chứa một tiềm năng du lịch to lớn và chắc chắn sẽ trở
thành một điểm du lịch hấp dẫn nếu được đầu tư thiết thực.
Song trên thực tế, cho đến nay địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa được khai thác
một cách hiệu quả và đúng đắn. Thực trạng khai thác du lịch tại Kỳ Anh khá
nhàm chán và đơn điệu, lượng khách đến với Kỳ Anh chủ yếu là những học
sinh, sinh viên, cán bộ khoa học đến để nghiên cứu tìm hiểu những giá trị của di
tích, chưa thu hút được lượng khách đến tham quan di tích. Thực trạng khai thác
di tích như vậy bắt nguồn từ những yếu tố sau:
+ Địa đạo Kỳ Anh cho đến nay vẫn chưa được tiến hành trùng tu và tôn
tạo để trả lại nguyên trạng ban đầu cho di tích, điều đó đã gây khó khăn cho việc
đưa khách đến tham quan. Bởi du khách thật ra không phải là những nhà nghiên

Trang
2
B¸o c¸o thùc tËp
cứu nên họ khó có thể hiểu được những giá trị của di tích khi nó vẫn còn là
“đống đỏ vỡ”. Điếu đó đã gây hạn chế cho việc thu hút du khách
+ Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch thì vẫn chưa được đầu tư xây
dựng .
+ Việc tổ chức quản lý khai thác còn thiếu khoa học và chồng chéo, chưa
có kế hoạch cơ bản và lâu dài.
+ Nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu
+ Công tác quảng bá du lịch thiếu khoa học, chưa đưa được hình ảnh địa
đạo Kỳ Anh đến với du khách.
Chính vì những yếu tố ấy đã gây cản trở cho việc khai thác du lịch địa đạo
Kỳ Anh, làm cho quá trình khai thác kém hiệu quả và khoa học.
Thật ra với những tiềm năng du lịch to lớn ấy địa đạo Kỳ Anh có khả
năng sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Song do nhiều yếu tố tác động cho
nên thực trạng khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh còn nhiều bất cập. Vì vậy,
tôi chọn đề tài này nhằm đánh giá trung thực những tồn tại trong việc khai thác
du lịch của địa đạo Kỳ Anh hiện nay, và từ đó đề ra những định hướng, giải
pháp nhằm khắc phục và phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh một cách hiệu
quả và xứng đáng với tiềm năng của nó.
II. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở phân tích đánh giá trung thực hiện trạng khai thác du lịch địa
đạo Kỳ Anh hiện nay, đề tài còn nhằm mục đích đề ra những giải pháp khôi
phục và phát triển góp phần đưa địa đạo Kỳ Anh thành diểm du lịch hấp dẫn
trong tương lai. Từ đó góp phần tăng thu nhập cho xã hội nâng cao đời sống cho
dân địa phương.
III. Đối tượng nghiên cứu
Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh.
IV. Giới hạn đề tài

Toàn bộ hệ thống di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh
Trang
3
B¸o c¸o thùc tËp
V. Phương pháp nghiên cứu
Thực địa, nghiên cứu, thu thập tài liệu
VI. Điểm mới của đề tài
Chỉ ra được một số lợi thế của địa đạo Kỳ Anh, đánh giá trung thực hiện
trạng di tích và tình hình khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh, đề ra được một số
giải pháp bổ sung nhằm khôi phục và khai thác du lịch.
VII. Bố cục của đề tài
Gồm có 3 phần:
+ Phần mở bài
+ Phần nội dung
+ Phần kết luận
Trang
4
B¸o c¸o thùc tËp
B.PHẦN NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Một số khái niệm liên quan
1. Khái niệm du lịch
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan
với sự di chuyển và lưu lại tam thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chát và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên,
kinh tế và văn hoá
2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá lich sử cùng các thành
phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc

tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ
cũng như kảh năng lao động và sức khoẻ của con người
3. Điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của du khách.
4. Khái niệm về di tích lịch sử
Di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả
khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng,
một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp
dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm
tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hoá.
5. Khái niệm khách du lịch
Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
6. Hoạt động du lịch
Trang
5
B¸o c¸o thùc tËp
Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân, kinh doanh du lịch, cộng
đồng dân cư và cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến du lịch
7. Du lịch bền vững
Là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không lam
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
II. Tiêu chí đánh giá di tích lịch sử cấp quốc gia
Di tích quốc gia bao gồm:
+ Các công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện lịch sử
quan trọng của dân tộc hoặc gần với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động
chính trị, văn hoá, nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối
với các tiến trình lịch sử của dân tộc.
+ Các công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô

thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân
tộc.
+ Các địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật, đánh dấu các giai đoạn phát
triển của các nền văn hoá khảo cổ.
+ Những cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có
giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc
thù.
Trang
6
B¸o c¸o thùc tËp
Chương II
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA ĐẠO KỲ ANH
I. Vị trí địa lý
Di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh nay thuộc xã Tam Thăng, Thành phố Tam
Kỳ tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Nam, cách Thành
hố Tam Kỳ 7km về phía Đông Bắc, xã Tam Thăng hiện nay là một vùng cát
trắng của Thành phố Tam Kỳ.
+ Phía Bắc giáp với xã Bình Nam, xã Bình An huyện Thăng Bình.
+ Phía Đông giáp với xã Tam Thanh.
+ Phía Tây giáp xã Tam An và Phường Tân Thạnh.
+ Phía Nam giáp xã Tam Phú.
II. Lịch sử hình thành
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua (1954-1975), nhân
dân cả nước đã chịu nhiều hi sinh, gian khổ để đánh bại kẻ thù xâm lược sức
mạnh quân sự và tiềm năng kinh tế lớn hơn ta gấp nhiều lần, giành lại độc lập tự
do, thống nhất đất nước. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính
yêu đã làm nên bao kỳ tích anh hùng trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại ấy.
Địa đạo Kỳ Anh ngày nay trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, là một bằng chứng sống của sự đóng góp xương máu vào sự

nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Tam Thăng.
Cũng như địa đạo Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh - Quảng Trị) địa đạo Củ Chi
(Thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Kỳ Anh cũng ra đời trong bối cảnh lịch sử
của cuộc chiến tranh chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt nhất (1965 – 1969).
Từ sau hiệp định Giơ – ne – vơ ký kết, đế quốc Mỹ bắt đầu xâm lược
nước ta, chúng muốn biến miền NamViệt Nam thành thuộc địa kiểu mới của
chúng ở Đông Nam Á. Để chống phá và tiêu diệt phong trào cách mạng miền
Nam, đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm, thực hiện
Trang
7
B¸o c¸o thùc tËp
chính sách “tố cộng diệt cộng”, mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử đi xâm
lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đối với xã Tam Thăng, cũng như bao địa
phương khác trong cả nước, từ năm 1955 – 1959 địch bắt bớ nhân dân ngày đêm
phải “tố cộng diệt cộng”, nguỵ quyền tay sai ở địa phương thì đi lùng rập, vây
bắt các cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương, tìm hầm bí mật phá vỡ các
cơ sở cách mạng, xây dựng nhà giam, khám giam ở các thôn xã, chúng bắt bớ và
tra tấn hàng nghìn người dân vô tội, bắt đi và thủ tiêu nhiều chiến sĩ cách mạng
trung kiên…Dã man nhất là chúng thực hiện đạo luật 10/59 lê máy chém đi khắp
miền Nam. Đứng trước tình hình đó, nhân dân xã Tam Thăng vẫn kiên định tư
tưởng đấu tranh, phong trào cách mạng vẫn được nhen nhóm và gây dựng lại.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân tổ chức nhiều cuộc đấu
tranh chính trị, chống phá âm mưu dồn dân, lập ấp chiến lược và những tổ chức
phản động tại địa phương.
Bước sang những năm 1960 – 1964, trước sự thất bại của chiến dịch “tố
cộng diệt cộng” đế quốc Mỹ thay đổi kế hoạch, chúng đề ra chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” trang bị và cũng cố lại quân đội nguỵ ở miền Nam, mở rộng quy
mô chiến tranh, tổ chức càn quét, đánh phá, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng và Bác Hồ, nhân dân miền Nam đoàn kết một lòng, quyết tâm đánh
Mỹ và thắng Mỹ, do đó đã phá vỡ nhiều kế hoạch bình định lấn chiếm của địch

đưa đến phong trào Đồng Khởi ở miền Nam. Hoà chung với khí thế của nhân
dân cả nước, nhân dân xã Tam Thăng cũng góp phần phá vỡ thế kìm kẹp, tiêu
diệt chính quyền địch tại địa phương, cùng với các xã trung du miền núi, các xã
Tây và Bắc Tam Kỳ, các xã Bình Giang, Bình Dương (Thăng Bình), nhân dân
xã Tam Thăng tự đứng lên giải phóng vào tháng 9/1964. Sau khi được giải
phóng, dưới sự lãnh đạo của cấp trên, xã tam Thăng tổ chức và xây dựng chính
quyền địa phương: các chi bộ Đảng ở các thôn, xóm được thành lập, mỗi thôn có
ban cán sự và thôn đội làm nòng cốt cho hoạt động, cũng cố và xây dựng lực
lượng vũ trang tại địa phương nhằm cũng cố và bảo vệ thành quả cách mạng của
những vùng giải phóng.
Trang
8
B¸o c¸o thùc tËp
Năm 1965, trước những dòng thác cách mạng ngày càng lớn mạnh, vùng
giải phóng ở miền Nam, ngày càng rộng lớn, nguy cơ phá sản của chiến dịch
“chiến tranh đặc biệt” ngày càng đến gần, đế quốc Mỹ vội vã đưa quân vào miền
Nam Việt Nam với 18 vạn quân viễn chinh và chư hầu, với ý đồ mở rộng cục
diện chiến tranh, chiến dịch “chiến tranh cục bộ” được thay thế bằng hình thức
hai gọng kìm “tìm diệt và bình định” chúng hi vọng sẽ bình định được miền
Nam trong thời gian ngắn. Để thực hiện ý đồ này Mỹ nguỵ bắt đầu tổ chức đi
càn quét và đành phá trên khắp chiến trường miền Nam. Đối với địa bàn Quảng
Nam – Đà Nẵng, ở Tam Kỳ, Mỹ - nguỵ tổ chức đem quân đi càn quét, đánh phá
miền Đông Tam Kỳ, bởi ở đây các xã còn được giải phóng và số phong trào
cách mạng hoạt động mạnh, trong đó có xã Tam Thăng.
Tam Thăng lúc bấy giờ có một vị trí vô cùng quan trọng, là cửa ngỏ và
căn cứ địa của các xã vùng Đông Tam Kỳ, nhiều đơn vị bộ đội như: 70, 72 của
tỉnh đội, đơn vị V12, V16, V18 là của huyện đội Tam Kỳ và lực lượng vũ trang
đã đóng quân tại đây. Nhưng chúng ta biết rằng, địa hình xã Tam Thăng lại hoàn
toàn bất lợi cho việc hoạt động cách mạng, bởi lẽ nó là một vùng đất cát, bom
đạn địch đánh phá nhiều lần, trơ trọi một vành đai trắng, các thôn xóm ở cách xa

nhau, mỗi thôn cách nhau bằng một trảng dài 4 km, bom đạn và chia cắt bởi 2
con sông Trường Giang và sông Đầm. Bên cạch đó, xã Tam Thăng lại nằm gần
các căn cứ quân sự, đồn bốt của địch như: căn cứ Tuần Dưỡng (Thăng Bình)
đóng ở Phía Bắc, căn cứ An Hà đóng ở phía Nam, còn cơ quan đầu não của tỉnh
lỵ Quảng Tín đóng ở thị xã Tam Kỳ…chỉ cách Tam Thăng vài ba cây số theo
đường chim bay. Vì vậy nhân dân Tam Thăng đã đào rất nhiều hầm bí mật để bộ
đội và cán bộ địa phương trú ẩn mỗi khi địch đánh phá nhưng không đủ, nhiều
khi cán bộ địa phương phải bật ra các xã lân cận để bảo tồn lực lượng. Điều này
ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc lãnh đạo nhân dân, nắm rõ lực lượng và ý đồ
của địch mà có phương án đánh địch.
Trang
9
B¸o c¸o thùc tËp
Xuất phát từ tình hình thực tế đó và trước yêu cầu của cách mạng, để giữ
vững căn cứ địa đồng thời tạo mối liên hoàn giữa vùng Đông và Tây Tam Kỳ và
giữ vững những thành quả của nhân dân TamThăng giành được năm 1964, để
thực hiện chủ trương của Đảng ta “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm
lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”. Theo lời kêu gọi của Ban
chấp hành TW Đảng: “chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân
tộc từ Nam chí Bắc” - (Nghị quyết hội nghị lần 12 của BCH TW Đảng) đồng
thời quán triệt nghị quyết 15 của thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng,
Đảng bộ và nhân dân TamThăng quyết tâm thực hiện đào địa đạo trên toàn bộ
các thôn xóm để đảm bảo nơi ẩn nấp cho bộ đội các bộ và nhân dân xã nhà,
nhằm trành tổn thất khi địch đánh phá ác liệt bằng bom đạn và pháo trú bám
đánh địch mỗi khi chúng càn quét, bảo tồn lực lượng và giữ vững xã Tam
Thăng.
Với quyết tâm cao của Đảng bộ, chiến sĩ và nhân dân Tam Thăng, địa đạo
Kỳ Anh đã được thực hiện 5/1965 và đến cuối 1967 thì tương đối hoàn thành.
Địa đạo được đào trên phần lớn các thôn của xã Tam Thăng, nhưng bề thế và to
lớn hơn là địa đạo 2 thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình. Lúc bấy giờ địa đạo được

đào trong hoàn cảnh hết sức bí mật, công việc được giao cho các đồng chí hết
sức tin cậy, thường chỉ đào vào ban đêm lúc tối trời, đất cát đem đi không được
để cho ai biết, số thì đổ ra sông, số lại được đem làm nền sau đó dựng nhà lên
trên. Về sau địch đánh phá và để sớm hoàn thành địa đạo Đảng bộ địa phương
đã huy động toàn dân tham gia: phụ nữ, nông dân, thanh thiếu niên…
Không thuận lợi như địa đạo Củ Chi và địa đạo Vĩnh Mốc, địa đạo Kỳ
Anh là vùng đất cát (tuy rằng bên dưới là vùng đất cóc) nên việc tiến hành đào
địa đạo gặp nhiều khó khăn. Có những nơi địa đạo đi qua mà không có tầng đất
cóc buộc nhân dân phải nghĩ cách đóng cọc tre và đan phên để dừng nhằm tránh
sụt lỡ.
Tuy đời sống của nhân dân Tam Thăng lúc bấy giờ vô cùng khó khăn bởi
sự đánh phá ác liệt của địch nhưng với lòng quyết tâm hướng về sự nghiệp giải
Trang
10
B¸o c¸o thùc tËp
phóng dân tộc của Đảng, vượt qua mọi thử thách của công việc sớm hoàn thành,
ngoài ra nhân dân Tam Thăng đã đóng góp các dụng cụ: cuốc, xẻng, xà beng để
đào địa đạo và xây hầm cứu thương.
Khi địa đạo Kỳ Anh hoàn thành, các đơn vị bộ đội như D70, D72 của tỉnh
đội, V12, V16, V18 của huyện đào Tam Kỳ về đóng quân tại đây, có địa đạo có
sức chứa đến 3 tiểu đoàn: Địa đạo Vĩnh Bình. Địa đạo Kỳ Anh cũng đã đón các
đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện về ở và chỉ đạo phong trào như: 1967 có đồng chí
Dương Tấn Bia - huyện đội trưởng, Đại tá Trần Kim Anh - tỉnh đội trưởng, đồng
chí Phan Bình Triều - chủ nhiệm phó binh tỉnh đội sau khi đánh địch ở các đồn
về trú tại địa đạo Vĩnh Bình…
Tóm lại, qua những năm tháng chiến tranh ác liệt và tàn khốc, nhân dân
Tam Thăng đã sáng tạo ra địa đạo Kỳ Anh và cũng chính nhờ có nó mà quân và
dân Tam Thăng cũng như các lực lượng vũ trang của quân khu, của tỉnh, của
huyện bảo tồn được lực lượng giữa lòng địch chịu được hàng chục ngàn tấn bom
đạn, hàng trăm cuộc càn quét lớn nhỏ để giữ vững vùng giải phóng, căn cứ cách

mạng cho đến ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng năm 1975.
III. Tiềm năng du lịch Địa đạo Kỳ Anh
1. Hệ thống kiến trúc Địa đạo Kỳ Anh
Khác với địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc, địa đạo Kỳ Anh được đào
ở trong vùng đất cát, muốn đào được địa đạo nhân dân Tam Thăng phải đào
dưới hai tầng đất, một là tầng đất cát ở bên trên có bề dày khoảng 1m, hai là
tầng đất cóc (một loại đất cứng kết quánh như đá ong) có bề dày 1 - 1,2m. Do đó
việc đào địa đạo hết sức khó khăn, chỗ nào địa đạo đi qua mà không có tầng đất
cóc thì nhân dân phải đóng cọc tre và đan phên để dừng, trách sụt lở.
Địa đạo Kỳ Anh được đào phân bố trên một diện tích rộng toàn 9 thôn của
xã (so với 12 thôn). Địa đạo Kỳ Anh được đào với hình dạng ô bàn cờ, quanh
co, uống khúc nhiều ngõ nghách, thường có chiều dài khác nhau, có thôn đào
khoảng 2 km như thôn Mỹ Cang, có thôn đào quanh co khoảng 8-10km như
thôn Thạch Tân và thôn Vĩnh Bình, có chiều rộng và chiều cao bằng nhau, có
Trang
11
B¸o c¸o thùc tËp
thôn đào khoảng 1m chiều rộng và 1 - 1,5m chiều cao. Trong lòng địa đạo có
đào thêm hầm cứu thương, kho chứa lương thực, địa đạo Vĩnh Bình có bốn hầm
cứu thương, một hầm họp chuẩn bị tác chiến. Mỗi đoạn địa đạo cứ 10m thì có
một lỗ thông hơi. Đặc biệt ở địa đạo còn có hầm xuyên qua các giếng nước để
cung cấp nước sạch cho cán bộ, chiến sĩ và đường hầm thoát nước ra sông Đầm
để tránh nước đọng vào mùa mưa.
So với địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc, địa đạo Kỳ Anh không có
được sự đồ sộ và hoành tráng, song ở nó lại có một sức hấp dẫn và độc đáo
riêng. Đến với địa đạo Kỳ Anh, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi một công
trình kiến trúc hết sức độc đáo nằm ẩn sâu trong lòng đất .Và đã qua biết bao
nhiêu năm, địa đạo Kỳ Anh vẫn cứ kiêu hãnh dù cho những khắc nghiệt của
thời gian đã tàn phá nó như thế nào.
Với một công trình kiến trúc hết sức độc đáo và đặc sắc như vậy, di tích

lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh sẽ luôn là một nguồn tài nguyên quý giá và
nếu có đuợc sự quan tâm thích đáng, địa đạo Kỳ Anh chắc chắn sẽ trở thành một
điểm du lịch hấp dẫn và thu hút du khách
2.Vị trí địa lý thuận lợi dể khai thác du lịch
Như đã trình bày ở trên, địa đạo Kỳ Anh ngày nay nằm ở xã Tam Thăng,
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía
Đông Bắc. Với một vị trí thuận lợi như vậy- nằm gần với cơ quan tỉnh lị Quảng
Nam, địa đạo Kỳ Anh sẽ tranh thủ được sự quan tâm, để ý của các nghành , các
cấp trong việc tiến hành trùng tu, tôn tạo và đầu tư khai thác di tích. Ngoài ra
với việc gần với thành phố Đà Nẵng và thành phố Tam Kỳ sẽ góp phần cung
ứng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho Kỳ Anh để phục vụ du lịch,
góp phần giải quyết những bức xúc đối với hầu hết các di tích lịch sử cách
mạng. Bởi hầu như đối với các di tích lịch sử cách mạng, ngoài việc tổ chức
tham quan nghiên
Trang
12
B¸o c¸o thùc tËp
cứu, tìm hiểu các giá trị của di tích, các sự kiện lịch sử - chính trị, thì hầu như
không có các lễ hội hay các khu nghỉ dưỡng như các điểm du lịch văn hoá và du
lịch sinh thái. Vì vậy, việc giữ chân du khách lưu lại nghỉ ngơi, giải trí sẽ rất khó
khăn, vấn đề xây dựng các cở sở hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu giải trí ở
đây sẽ trở nên bất cập và lãng phí. Vì vậy nếu di tích ở quá xa trung tâm thì khó
có thể thu hút du khách, bởi nếu để tham quan một di tích mà ở cách xa sẽ khiến
cho du khách trở nên mệt mỏi sau một chuyến đi dài. Chính điều đó đã gây ra sự
nhàm chán cho du khách và cũng đồng nghĩa rằng lượng khách tới đây sẽ lại
giảm suốt. Nhưng địa đạo Kỳ Anh lại chiếm giữ được ưu thế ấy, bởi vậy thực sự
địa đạo Kỳ Anh đã có được những thuận lợi đáng kể trở thành một điểm du lịch
hấp dẫn.
Ngoài ra, di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh nằm ở Quảng Nam - một tỉnh có
nhiều điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng về loại hình, phong phú về sản phẩm du

lịch. Điều đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến du lịch.
Chúng ta có thể kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hoá với các điểm du lịch
sinh thái: Mỹ Sơn – Tam Thanh - địa đạo Kỳ Anh - Hồ Phú Ninh…
3. Địa đạo Kỳ Anh - sức hấp dẫn từ những giá trị lịch lịch sử
Di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh còn lại cho đến ngày nay có một ý nghĩa
vô cùng to lớn. Nó là minh chứng cho một tinh thần yêu nước, một lòng theo
Đảng, theo bác Hồ, chịu đựng nhiều hi sinh gian khổ của nhân dân Tam Thăng
trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc. Địa đạo Kỳ Anh còn là
nơi thể hiện sự sáng tạo về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng mà Đảng
bộ và nhân dân Tam Thăng đã thực hiện trong cuộc chiến tranh ác liệt nhất. Và
cũng chính nhờ có địa đạo Kỳ Anh mà quân và dân vùng Đông Tam Kỳ mới
bám trụ từng tất đất để bảo vệ vùng giải phóng, đánh địch khi chúng càn quét
góp phần giải phóng quê hương năm 1975.
Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Tam Thăng dù đã
trải qua biết bao nhiêu khó khăn và gian khổ, đã ném trải đủ đau thương và mất
mát, song với một tinh thần yêu nước kiên định, với một quyết tâm đánh Mỹ đến
Trang
13
B¸o c¸o thùc tËp
cùng quân và dân Tam Thăng đồng lòng gạt đi tất cả để cùng hướng đến một
mục tiêu cao cả hơn đó là giải phóng quê hương.
Trong suốt quá trình hình thành và tồn tại của mình, địa đạo Kỳ Anh đã
chứng kiến biết bao nhiêu trận đánh anh hùng của nhân dân Tam Thăng, có
những trận thắng vẻ vang song cũng có những trận bị thất bại bi thương. Nhưng
dù có như thế nào người dân Tam Thăng vẫn không lùi bước, quyết giữ gìn đến
cùng từng tất đất của quê hương.
Ngày nay, những giá trị lịch sử ấy của địa đạo Kỳ Anh lại có một ý nghĩa
hết sức quan trọng, nó được xem như là một nguồn tài sản vô giá. Đồng thời
những giá trị ấy cũng có một sức hấp dẫn đặc biệt, được xem là một nguồn tài
nguyên giá trị để khai thác du lịch.

Trang
14
B¸o c¸o thùc tËp
Chương 3
THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐỊA ĐẠO KỲ ANH HIỆN NAY
I.Thực trạng của di tích
Địa đạo Kỳ Anh thuộc xã Tam Thăng, thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam là một
di tích lịch sử cấp quốc gia được Bộ Văn hóa - Thông tin trao bằng công nhận
vào năm 1997. Nhưng nay di tích này đang bị phỏ hoang và xuống cấp trầm
trọng.
Người lính già năm xưa - ông Đoàn Anh Diện (ở thôn Thạch Tân, xã Tam
Thăng, thị xã Tam Kỳ) dẫn chúng tôi thăm lại những chứng tích một thời đánh
giặc nay bị xuống cấp nặng. Ông Diện rầu rĩ: "Buồn lắm, các cháu ạ! Thật xót
xa khi nhìn cảnh địa đạo bị khỏa lấp bởi những đụn cát và rác rưởi; những nhành
tre, cánh củi khô nằm ngổn ngang, phủ dày các miệng hầm”
Sử chép: Ngay trong địa đạo Kỳ Anh có bệnh xá, trường học, nơi chứa vũ
khí, nhà ở bảo quản lương thực, thực phẩm phục vụ hậu cần chiến đấu ; các
nhánh địa đạo ở Thạch Tân và Vĩnh Bình có chiều dài hàng chục kilômét. Theo
thời gian, các chứng tích trên đã bệ rạc và mục nát, chỉ còn lại một số miệng
hầm, đường hầm và cột mốc được đổ bằng bê tông chưa bị hư hỏng nhiều. Con
đường bề thế đang thi công nham nhở của khu kinh tế mở chạy qua Tam Thăng
cách địa đạo vài mét có một số khu vực đất ủi đã san lấp cả miệng hầm.
Ngôi nhà và khu vườn của liệt sỹ Phạm Sỹ Thuyết, có hai ngách thông ra địa
đạo, hầm bí mật được thị xã Tam Kỳ mua lại với giá hơn 43 triệu đồng (năm
2004) với dự định sẽ xây nhà truyền thống, nhà lưu niệm gì đấy nhưng đến nay
vẫn là nhà bỏ hoang, tồi tàn và nhếch nhác; thậm chí còn là "gác trọ" qua đêm
những người đi ăn mày.
"Qua nhiều năm rồi mà vẫn không ai chịu trùng tu, sửa sang chi hết. Mùa mưa,
nhà này bị dột nát, nước đổ ngập cả hầm bí mật. Nếu cứ đợi mãi thế này không
chừng có ngày nó sẽ đổ ào xuống", chị Lê Thị Lan, người thân của liệt sỹ Phạm

Sỹ Thuyến giải bày.
Trang
15
B¸o c¸o thùc tËp
Anh Bùi Việt Tín, cán bộ địa chính xã, cho biết thêm: "Nhiều khách tham quan
khi đến đây phải tặc lưỡi, hụt hẫng về công tác quản lý, bảo vệ di tích quá ư lỏng
lẻo, thậm chí bỏ phế cả địa đạo Kỳ Anh.
Ðình Thạch Tân, nơi có ngóc ngách địa đạo thông qua Vĩnh Bình, vắng lạnh
như bãi tha ma. Khóm thờ cúng, những chiếc bình lư cũng không thấy một cây
tăm hương nào. Trên trần đình, mạng nhện và những ổ rác chim làm tổ giăng
đầy, nhếch nhác. Rồi ngay cả cái cổng chào to tướng dẫn vào đình, cánh cửa
cũng bị gãy, hư hỏng nằm tả tơi…ngoài trời. Thi thoảng, có chú bê con chạy vào
đình gặm cỏ…
Bác Đoàn Anh Diện, người đã từng xây địa đạo, nay là Chủ tịch Hội Người cao
tuổi xã, ngậm ngùi: "Xót lắm, các cháu ơi. Địa đạo ngủ quên trong lòng đất lâu
rồi. Giá như người ta có thái độ ứng xử tích cực với di tích thì đâu đến nỗi xảy
ra thực trạng đau buồn này".
Địa đạo Kỳ Anh được xếp vào danh sách những di tích cần gìn giữ cho muôn
đời sau, được xếp sau địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc. Thế nhưng đến xã
Tam Thăng bây giờ nếu không được chỉ dẫn nhiệt tình của dân địa phương thì
khó ai biết địa đạo nằm ở đâu.
Theo ông Hồ Xuân Ẩn - Chánh Văn phòng UBND xã Tam Thăng, là một
cán bộ địa phương và cũng là chứng nhân một thời khói lửa ở vùng quê, có đến
5.000 người dân vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất, trong đó có 825 liệt sĩ, 2.084
người dân, đặc biệt, gần như cả xã, nhà nào cũng có ít nhiều đóng góp cho cách
mạng, ông rất buồn "từ người mà ngẫm đến ta" khi đến tham quan địa đạo Củ
Chi, Vịnh Mốc. Bởi những di tích này đều được đầu tư xứng đáng, có bố trí
hướng dẫn viên giúp mọi người tìm hiểu lịch sử, có nơi chiếu phim truyền
thống, có các bia di tích nằm ở nơi có diện tích nhất định được quy hoạch là khu
vực di tích quốc gia. Địa đạo Kỳ Anh của Quảng Nam tại sao không?

Trang
16
B¸o c¸o thùc tËp
II. Thực trạng trùng tu di tích
Địa đạo Kỳ Anh là một công trình kiến trúc độc đáo, nó là một minh
chứng cho một thời kỳ lịch sử anh hùng mà nhân dân Tam Thăng đã làm lên
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian truân và vất vả. Đồng
thời nó còn là kết tinh của sự sáng tạo và thông minh của nhân dân ta. Địa đạo
Kỳ Anh là niềm tự hào của mọi người dân Tam Thăng .
Song có lẽ vì nhiều yếu tố khách quan tác động nên mãi trong một thời
gian dài người ta dường như đã “lãng quên” địa đạo Kỳ Anh, vô tình làm cho
nó trở nên hoang phế và hư hỏng .
Năm 1997, sau khi địa đạo Kỳ Anh được công nhận là di tích lịch sử cấp
quốc gia, thì vị trí của địa đạo Kỳ Anh lại được khẳng định. Người ta bắt đầu
đi vào nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành quá trình trùng tu, tôn tạo địa đạo Kỳ
Anh. Nhưng có lẽ vì quá hấp tấp, quá nóng vội nên công tác trùng tu tôn tạo
của địa đạo dù đã được tiến hành và diễn ra đên 2 lần, song đến nay vẫn chưa
thu được những kết quả khả quan. Thực trạng trùng tu tôn tạo của địa đạo vẫn
còn nhiều bất cập, quá trình trùng tu diễn ra không đúng quy trình, các cán bộ
tiến hành triển khai trùng tu thì thật sự chưa có những hiểu biết đúng đắn về
địa đạo. Bởi vậy, công tác trùng tu không những không mang lại kết quả mà
còn góp phần làm cho địa đạo Kỳ Anh trở nên tệ hại hơn. Minh chứng như việc
hiện nay ở một số miệng hầm đã bị bê tông hóa, làm mất đi giá trị thật sự của
di tích. Thiết nghĩ, chúng ta có nên vì mong muốn nhanh chóng giúp địa đạo
Kỳ Anh trở nên vững chắc hơn mà làm sai đi bản chất thực sự của di tích.
Đành rằng địa đạo Kỳ Anh được xây dựng ở một vùng đất cát, nên công việc
giữ cho di tích khỏi bị hư hỏng, xuống cấp sẽ trở nên khó khăn hơn. Song
ngoài giải pháp bê tông hóa thì chúng ta cũng có thể học hỏi và nghiên cứu một
số giải pháp trùng tu tôn tạo phù hợp hơn .
Thực trạng trùng tu tôn tạo di tích địa đạo Kỳ Anh đến nay dù đã diễn ra

nhiều lần, song cuối cùng đều thất bại và dở dang, di tích vẫn chưa được trả lại
Trang
17
B¸o c¸o thùc tËp
nguyên trạng ban đầu, tình trạng xuống cấp hư hỏng của di tích ngày vẫn tiếp
tục diễn ra. Tất cả những điều đó đã phần nào làm giảm sút đi những giá trị của
di tích.
III. Thực trạng khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh trong những
năm qua
Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận là di tich lịch sử cấp quốc
gia, và đồng thời cũng được bình chọn là một trong ba địa đạo lớn nhất của
nước ta (sau địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc). Từ đó, những giá trị về
khoa học lịch sử của địa đạo Kỳ Anh, đối với những nhà làm công tác du lịch
thì luôn đánh giá cao về tiềm năng du lịch tại địa đạo Kỳ Anh. Song trong
nhiều năm qua, do sự tác động của nhiều yếu tố khách quan mà cho đến nay
địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa được khai thách một cách hiệu quả và tương xứng.
1. Khách du lịch
Địa đạo Kỳ Anh là một di tich cấp quốc gia có nhiều tiềm năng để khai
thác du lịch và chắc chắn sẽ trở thành một điểm di lịch hấp dẫn nếu được đầu
tư khai thác một cách hiệu quả và khoa học.
Song trong nhiều năm qua do chưa được sự quan tâm và chú trọng của
các ngành các cấp chính quyền tại địa phương nên địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa
được đầu tư khôi phục và xây dựng. Đến nay, địa đạo Kỳ Anh vẫn còn là một
tiềm năng chưa được khai thác một cách xứng đáng. Điều đó được thể hiện khá
rõ qua việc thu hút khách du lịch, trong những năm qua, số lượng khách du lịch
đến với địa đạo Kỳ Anh còn khá khiêm tốn, chủ yếu là khách đi riêng lẻ, khách
đi theo đoàn hầu như vắng mặt. Lượng khách đến từ các công ty du lịch qua
các tour du lịch nhằm mục đích thăm quan, tìm hiểu di tích khá ít ỏi. Địa đạo
Kỳ Anh chủ yếu là điểm đến của các nhà nghiên cứu khoa học, họ đến với Kỳ
Anh nhằm mục đích điều tra, tìm hiểu, khảo sát các giá trị lịch sử của di tích,

để hoàn thành tốt các công trình nghiên cứu của mình. Đồng thời địa đạo Kỳ
Anh còn là điểm đến của một số học sinh – sinh viên từ các trường THCN –
CĐ – ĐH. Đối với loại khách này, chủ yếu là đến để học tập, tìm hiểu về di
Trang
18
B¸o c¸o thùc tËp
tích, về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta tại địa
phương.
2. Doanh thu
Doanh thu du lịch bao gồm tất cả các khoản chi trả của du khách tại điểm
du lịch như: lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.
Trong những năm qua, Kỳ Anh vẫn chưa thu hút được khách du lịch nên
lượng khách đến với Kỳ Anh còn khá khiêm tốn, điều đó đã làm ảnh hưởng đến
doanh thu du lịch của địa đạo Kỳ Anh. Tình hình doanh thu du lịch tại Kỳ Anh
trong thời gian qua hầu như luôn ở mức độ khá thấp, lượng doanh thu cho ngành
du lịch tại địa phương đạt mức không đáng kể.
3. Hiện trạng lao động
Đội ngũ lao động là một cấu thành của sản phẩm du lịch. Vì vậy số lượng
và chất lượng của lao động du lịch có ý nghĩa quan trọng đến hình ảnh của điểm
du lịch trong suy nghĩ của du khách, tới chất lượng sản phẩm và tới khả năng
mua tiếp sản phẩm của du khách .
Đội ngũ lao động làm công tác du lịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ du lịch
tại Quảng Nam trong những năm qua hầu như chỉ quan tâm đến các khu du lịch,
các di tích nổi tiếng: Hội An, Mỹ Sơn …Còn đối với các điểm du lịch nhỏ như :
Địa đạo Kỳ Anh thì chưa được chú trọng quan tâm. Trong khi đó, các chương
trình đào tạo tại nhà trường thì chưa có phần đào tạo chuyên môn cho cán bộ du
lịch tại Kỳ Anh. Mặt khác, di tich lịch sử địa đạo Kỳ Anh đến nay vẫn chưa
được nghiên cứu một cách đầy đủ, nên lượng kiến thức chuyên sâu dành cho đội
ngũ làm công tác du lịch tại Kỳ Anh còn khá ít ỏi. Điều đó đã khiến cho việc
hướng dẫn du khách tại địa đạo Kỳ Anh trở nên sơ sài và kém hấp dẫn. Trong

khi đó, địa đạo Kỳ Anh ngày nay hầu như đã bị suống cấp nghiêm trọng, vì vậy
công tác tổ chức hướng dẫn du khách sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Du khách đến
với địa đạo Kỳ Anh sẽ khó tìm hiểu rõ được các giá trị của di tích cho nên du
khách sẽ trở nên mơ hồ và có những đánh giá sai lệch, bắt buộc người hướng
dẫn viên phải có một lượng kiến thức chuyên sâu để giải bày mọi thắc mắc và
Trang
19
B¸o c¸o thùc tËp
nghi ngờ cho du khách. Vả lại, với khối lượng kiến thức ấy sẽ giúp hướng dẫn
viên tự tin hơn trong việc truyền tải những thông tin cho du khách, thổi hồn vào
di tích làm cho nó trở nên sống động và hấp dẫn hơn .
Thế nhưng, đội ngũ hướng dẫn viên tại Kỳ Anh trong những năm qua vẫn
chưa đáp ứng được những yêu cầu của du khách.
Mặt khác, lực lượng lao động làm việc tại địa đạo Kỳ Anh hiện nay vẫn
còn khá mỏng, cho nên không thể đảm bảo phục vụ cho du lịch
4. Đầu tư
Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy du lịch phát triển. Nhờ có đầu tư mà các điểm
du lịch trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được du khách nhiều hơn. Đồng thời các dự
án đầu tư còn tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Nhìn chung trong thời gian qua, các dự án đầu tư du tịch tại địa đạo Kỳ
Anh còn khá ít ỏi. Điều đó được thể hiện khá rõ qua tình trạng của di tích hiện
nay. Đến nay do sự thiếu hụt về kinh phí nên địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa được
trùng tu và tôn tạo đển trả lại nguyên trạng ban đầu cho di tích.
Mặt khác, công tác đầu tư tại địa đạo còn thể hiện qua các hệ thống cơ sở
vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch. Vì chưa được chú trọng đầu tư cho
nên hầu như hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng tại Kỳ Anh đến nay vẫn còn
chưa được xây dựng, các dự án đầu tư vẫn còn nằm trên giấy.
Tóm lại, thực trạng đầu tư du lịch tại địa đạo Kỳ Anh trong những năm
qua còn khá khiêm tốn, số lượng dự án đầu tư còn khá ít ỏi. Điều đó đã tác động
xấu đến việc khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh.

5. Cơ sở vật chất –cơ sở hạ tầng
Di tích lịch sử tại địa đạo Kỳ Anh có một tiềm năng du lịch khá lớn, lại
nằm ở một vị trí khá thuận lợi. Vì thế, Kỳ Anh có đủ các điều kiện để khai thác
và phát triển du lịch, và chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong
tương lai. Song trong những năm qua công tác khai thác du lịch vẫn còn nhiều
bất cập, tình hình khai thác kém hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng.
Điều đó tất nhiên là do sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, nhưng một
Trang
20
B¸o c¸o thùc tËp
trong những yếu tố khá quan trọng mang tính quyết định là phải kể đến thực
trạng đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại địa đạo Kỳ Anh
trong những năm qua.
Nhìn chung, thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại
địa đạo Kỳ Anh vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, các cơ sở vật chất – hạ tầng đến
nay vẫn chưa được đầu tư và xây dựng, các dự án quy hoạch thì đã được nghiên
cứu và xây dựng, song đến nay vẫn chưa được thực thi.
Các cơ sở lưu trú – ăn uống (Nhà hàng, Khách sạn) thì phải dựa trên các
cơ sở ở thành phố Tam Kỳ. Nhưng trên thực tế, thành phố Tam Kỳ hiện nay vẫn
chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của du khách, số lượng khách sạn trên địa
bàn vẫn còn mỏng và chưa đạt tiêu chuẩn .
Về cơ sở hạ tầng thì cũng không mấy khả quan hơn, các tuyến đường giao
thông đến thẳng di tích vẫn chưa được xây dựng. Hiện nay chỉ có một tuyến
đường từ Kỳ Lý đến Tam Thăng là đường nhựa, còn các tuyến đường khác đến
với di tích hầu như vẫn đang ở giai đoạn xây dựng. Có lẽ chính vì chưa có được
hệ thống đường giao thông nên đến nay việc đưa Kỳ Anh vào các tour du lịch,
các chương trình du lịch vẫn đang gặp nhiều khó khăn .Hệ thống cung cấp điện
ở Kỳ Anh thì cũng chưa được cung cấp đầy đủ. Mạng lưới thông tin liên lạc còn
yếu và thiếu.
Tình hình đầu tư hệ thống cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

tại Kỳ Anh đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Các dự án đầu tư xây dựng hầu như
vẫn đang ở giai đoạn chuẩn bị. Vì vậy trong tương lai muốn khai thác và phát
triển du lịch tại Kỳ Anh và biến nó thành một điểm du lịch hấp dẫn thì trước tiên
chúng ta phải nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất,
cơ sở hạ tầng đầy đủ và chất lượng để phục vụ và khai thác du lịch một cách
hiệu quả.
Trang
21
B¸o c¸o thùc tËp
6. Sản phẩm du lịch
Nhìn chung trong những năm qua, sản phẩm du lịch tại địa đạo Kỳ Anh
vẫn còn khá nghèo nàn và kém hấp dẫn, không lôi cuốn được khách du lịch.
Thực trạng là do sự tác động của tình trạng xuống cấp của di tích, là giảm suốt
những giá trị thật sự của di tích, ảnh hưởng đến công tác đầu tư khai thác du
lịch, gây cản trở cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch. Mặt khác, đến nay địa
đạo Kỳ Anh vẫn chưa xây dựng được các loại hình dịch vụ du lịch bổ xung (nhà
trưng bày, các khu bày bán quầy lưu niệm, khu vui chơi giải trí…) khiến cho sản
phẩm du lịch tại địa đạo Kỳ Anh càng trở nên đơn điệu và khô khan hơn.
Ngoài ra, sự nghèo nàn của sản phẩm du lịch tại Kỳ Anh cũng là do đến
nay điểm địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa liên kết được với các điểm du lịch khác
trong vùng để tạo ra những tuyến du lịch hấp dẫn.
7. Thực trạng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
Di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh không những nổi tếng ở Quảng Nam mà
còn nổi tiếng ở cả khu vực miền Trung. Nó được đánh giá là một trong ba địa
đạo lớn nhát của nước ta. Song có một thực tế rằng, so với địa đạo Củ Chi và địa
đạo Vịnh Mốc, địa đạo Kỳ Anh vẫn còn là một hình ảnh khá mới và xa lạ đối
với nhiều người. Điều đó đã chứng tỏ công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh ở
địa phương vẫn còn nhiều bất cập.
Trong thời gian qua dường như hình ảnh địa đạo Kỳ Anh thường ít được
nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Trên các sách báo thường chỉ có một số bài viết riêng lẻ mang nội dung
sơ sài, không truyền tải được đủ các lượng thông tin cần thiết.
+ Trên các phương tiện thông tin như truyền hình thì hình ảnh địa đạo Kỳ
Anh dường như vắng mặt.
+ Trên mạng internet thì chỉ lèo tèo vài bài nghiên cứu nhỏ, không mang
nội dung quảng bá du lịch. Mặt khác, địa đạo Kỳ Anh tuy là một di tích nổi tiếng
nhưng đến nay vẫn không có được một website riêng.
Trang
22
B¸o c¸o thùc tËp
Nhìn chung, công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh về địa đạo Kỳ Anh
vẫn chưa được chú trọng. Quá trình thực hiện thiếu khoa học, không hệ thống và
không truyền tải đủ lượng thông tin cần thiết. Các chương trình quảng bá vẫn
chưa được một cách lôi cuốn và hấp dẫn. Tất cả những điều đó đã khiến cho
hình ảnh của địa đạo Kỳ Anh đến nay vẫn chưa đến được với du khách, điều đó
đã góp phần tác động tới số lượng khách đến với địa đạo Kỳ Anh, gây ra một sự
lãng phí cho ngành du lịch tỉnh Quảng Nam.
Trang
23
B¸o c¸o thùc tËp
Chương 4
GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. Cơ sở xây dựng giải pháp
1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh
Trong những năm qua, mặc dầu khu du lịch Quảng Nam đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch
của tỉnh. Vì thế, để phát triển du lịch trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài
tỉnh đã đề ra những định hướng sau:
+ Đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển du lịch văn hóa lịch sử, bảo
vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển,

du lịch sinh thái gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái.
+ Phát triển du lịch, phải dựa trên mối liên hệ khắng khít chặt chẽ với các
ngành kinh tế khác, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh
toán.
+ Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân.
2. Định hướng phát triển du lịch của địa đạo Kỳ Anh
Địa đạo Kỳ Anh có một tiềm năng du lịch to lớn với các điều kiện thuận
lợi để khai thác du lịch. Song, trong những năm qua do chịu nhiều tác động của
các yếu tố khách quan nên đến nay địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa được khai thác
một cách hiệu quả và tương xứng với tiềm năng ấy. Điều đó đã gây ra một sự
lãng phí to lớn cho ngành du lịch tỉnh nhà. Chính vì vậy, trong những năm tới
cần phải đề ra những định hướng để khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh một
cách hiệu quả và lâu dài.
+ Nhanh chóng triển khai công tác trùng tu, tôn tạo các hạng mục bị hư
hỏng, xuống cấp nhằm trả lại nguyên trạng ban đầu cho di tích.
Trang
24
B¸o c¸o thùc tËp
+ Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh địa đạo Kỳ Anh
trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa hình ảnh địa đạo Kỳ
Anh đến gần với du khách.
+ Kết hợp với các công ty du lịch, các doanh nghiệp để đưa địa đạo Kỳ
Anh vào tour du lịch của doanh nghiệp, kết nối các điểm du lịch khác trong tỉnh
với điểm du lịch địa đạo Kỳ Anh để xây dựng nên các chương trình du lịch hấp
dẫn, thu hút du khách.
+ Nâng cao công tác quản lý di tích của cán bộ, đào tạo đội ngũ cán bộ du
lịch có trình độ kiến thức và chuyên môn cao. Đặc biệt là đối với đội ngũ hướng

dẫn viên và nhân viên phục vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ
khai thác du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Đặc biệt là hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc. Đầu tư các phương tiện giao thông nhằm đáp ứng các yêu cầu
của khách du lịch.
+ Bố trí khu điều hành chức năng.
II. Một số giải pháp cụ thể
1. Bảo tồn và tôn tạo di tích
Như chúng ta đã biết, phần lớn địa đạo Kỳ Anh đã bị xuống cấp nghiêm
trọng. Vì vậy đã gây khó khăn cho việc khai thác du lịch, đưa khách tham quan
đến với di tích. Vì thế vấn đề cần đặt ra đầu tiên hiện nay là nhanh chóng triển
khai bảo vệ trùng tu và tôn tạo di tích. Theo tôi, cần phải triển khai nhanh một
ngành nghiên cứu liên ngành tiến hành đánh giá trung thực thực trạng di tích, để
lập dự án bảo vệ trình các cấp các ngành xem xét và phê duyệt.
Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước, ta phải lên kế hoạch trùng tu,
tôn tạo một cách kiên cố nhưng đồng thời không đựơc thái quá làm mất đi
nguyên trạng thật sự của di tích như việc xây đắp bê tông trên các miệng hầm
như trước đây, làm giảm đi những giá trị và lệch đi bản chất thật sự của di tích,
trùng tu tôn tạo không có nghĩa là làm mới làm đẹp lại hoàn toàn cho di tích, mà
chỉ được sửa chữa phục hồi những nơi hư hỏng, xuống cấp, gia cố cho vững
Trang
25

×