Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH XUÂN HÙNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
Ở NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH XUÂN HÙNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
Ở NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀI NAM


NGHỆ AN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Đinh Xuân Hùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ, Khoa Kinh tế, Phịng đào tạo sau
Đại học Trường Đại học Vinh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới giảng viên TS. Nguyễn Hoài Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn
và tận tình giúp đỡ để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sở Tài chính Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp, các
các cán bộ quản lý cấp tỉnh ở tỉnh Nghệ An đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo
sát, làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá để nghiên cứu, thực hiện
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !


Tác giả

Đinh Xuân Hùng


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 9
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 10
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CẤP TỈNH ............................................................................................... 11

1.1. Những vấn đề chung về tài sản công và quản lý tài sản công trong
các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ........................................................... 11
1.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh .................................................. 11
1.1.2. Tài sản công ...................................................................................... 12
1.1.3. Quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ..... 19
1.2. Nội dung, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải tăng cường quản

lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh .............................. 24
1.2.1. Nội dung quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh ............................................................................................. 24
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công tại các cơ quan
quản lý nhà nước cấp tỉnh................................................................. 25


iv
1.2.3. Sự cần thiết tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ quan
quản lý nhà nước cấp tỉnh................................................................. 22
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An ........................... 29
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương ................................................... 29
1.3.2. Bài học cho tỉnh Nghệ An ................................................................ 33
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở NGHỆ AN ............................................. 35

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ................... 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................. 39
2.2. Bộ máy, công cụ và phương pháp quản lý tài sản công tại các cơ quan
quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An............................................................. 44
2.2.1. Tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An..... 44
2.2.2. Bộ máy quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh ở Nghệ An ........................................................................... 47
2.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý tài sản công tại các cơ quan
quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An .............................................. 48
2.3. Quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở
Nghệ An .......................................................................................................... 51

2.3.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản cơng ........................................ 51
2.3.2. Quản lý q trình khai thác, sử dụng tài sản cơng ........................... 56
2.3.3. Quản lý q trình kết thúc sử dụng tài sản công .............................. 62
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan quản
lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An ..................................................................... 63
2.4.1. Thành tựu .......................................................................................... 63
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................... 68
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 77


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

v
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
Ở NGHỆ AN ........................................................................................................ 78

3.1. Mục tiêu và phương hướng tăng cường quản lý tài sản công tại các
cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An ............................................... 78
3.1.1. Mục tiêu tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý
nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An ........................................................... 78
3.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ quan
quản lý nhà nưóc cấp tỉnh ở Nghệ An .............................................. 79
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ quan
quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An............................................................. 82
3.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài sản công .................. 83
3.2.2. Hồn thiện phương pháp và hình thức quản lý ................................ 84
3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...................................... 85
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra .......................................... 86
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 89

KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ .......................................................................... 90
1. Kết luận ....................................................................................................... 90
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 93
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 97

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTC

:

Bộ Tài chính

CP

:

Chính phủ

ĐVT

:


Đơn vị tính

HCSN

:

Hành chính sự nghiệp

HĐND

:

Hội đồng nhân dân



:

Quyết định

QLNN

:

Quản lý nhà nước

TSC

:


Tài sản công

TT

:

Thứ tự

UBND

:

Ủy ban nhân dân

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu của tỉnh Nghệ An
(năm 2012 - 2020) ............................................................................ 42
Bảng 2.2. Tổng hợp tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
ở Nghệ An, tính đến 31/12/ 2016 ..................................................... 46
Bảng 2.3. Kinh phí mua sắm tài sản cơng tại các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh ở Nghệ An ........................................................................... 51
Bảng 2.4. Tình hình thuê trụ sở làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh ở Nghệ An giai đoạn 2014-2016 ........................................ 54

Bảng 2.5. Tình hình quản lý mua sắm phương tiện đi lại trong các cơ quan
quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An, năm 2016 ............................ 55
Bảng 2.6. Tổng hợp tình hình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu
nhà nước tại các cơ quan quản lý cấp tỉnh ở Nghệ An, năm 2016 ...... 58
Bảng 2.7. Các đơn vị đã thực hiện thu hồi lại tài sản cho thuê sai quy định
sau thời điểm kiểm tra, năm 2016 .................................................... 60
Bảng 2.8. Kinh phí sửa chữa tài sản cơng tại các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh ở Nghệ An ........................................................................... 61
Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố tác động
đến quản lý TSC tại các cơ quan QLNN cấp tỉnh ở Nghệ An ......... 73
Bảng 3.1. Thứ tự ưu tiên về các nội dung cần hoàn thiện trong quản lý tài sản
cơng trong các cơ quan quản lý nhà nưóc cấp tỉnh ở Nghệ An........ 80
Bảng 3.2. Thứ tự ưu tiên về các biện pháp để hoàn thiện trong quản lý TSC
tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An những
năm tới .............................................................................................. 83

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước năm 2009, việc sử dụng và quản lý tài sản công chỉ được Nhà
nước thực hiện qua các nghị định, thông tư, công văn,... Nhưng càng ngày nhận
thức được tính quan trọng và cấp thiết của vấn đề quản lý và sử dụng tài sản
công cần phải đi vào nề nếp mới nâng cao được hiệu quả sử dụng của nó. Đảng,
Quốc hội và Nhà nước đã nâng tầm quản lý lên thành luật. Vì vậy, đến năm
2009, Luật quản lý tài sản công được ra đời.

Tài sản công hay còn gọi là tài sản Nhà nước là bao gồm đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, thềm lục
địa, tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích
cơng cộng, lợi ích quốc gia; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản tại cơ quan nhà
nước, lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và các tài sản khác do Nhà
nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý. Theo đó, có thể khẳng định rằng, tài sản công là nguồn lực
nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội,
là nguồn lực tài chính tiềm năng cho cơng cuộc phát triển, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tài sản cơng là nền tảng vững chắc cho việc phát triển nền
kinh tế nước nhà, góp phần nâng cao đời sống nhân dân để đạt được những mục
tiêu đề ra. Vì vậy, cơng tác quản lý tài sản công của nhà nước được thực thi tốt
thì được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá được chất lượng quản lý
của bộ máy chính quyền của nhà nước đó.
Tài sản cơng tại các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh là một bộ
phận quan trọng trong tồn bộ tài sản cơng của đất nước, Nhà nước giao
cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh trực tiếp quản lý, sử dụng. Để

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2
quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý cấp tỉnh, Nhà nước đã ban
hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm quản lý, khai thác tài sản cơng một các
có hiệu quả như: Luật Đất đai, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí,
Luật quản lý tài sản Nhà nước, ban hành các Nghị định của Chính phủ về

quản lý tài sản nhà nước.
Thời gian qua, tài sản công trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở
Nghệ An đã được khai thác, sử dụng góp phần đáng kể vào cơng cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Song, công tác quản lý tài sản công tại các cơ
quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An còn chưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều bất
cập, hạn chế, chưa thực sự thích ứng với thực tế. Đây ln là vấn đề nóng được
mọi người và các phương tiện thơng tin đại chúng và các cơ quan quản lý nhà
nước cấp tỉnh ở Nghệ An quan tâm. Do vậy, việc tỉnh Nghệ An cần tiếp tục tăng
cường quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là một yêu
cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc giải quyết những vấn đề cơ bản hiện nay.
Nhằm đánh giá thực trạng q trình quản lý tài sản cơng và đưa ra các giải pháp
tăng cường quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ quan quản
lý nhà nước cấp tỉnh Nghệ An” làm đề tài Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên
ngành Kinh tế chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tài sản cơng và sử dụng tài sản công ở Việt
Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Học viện hành chính quốc gia. Đã hệ thống
được lượng số liệu khá phong phú, từ đó tác giả đã đánh giá chi tiết về tình hình
quản lý tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 1995 đến năm 2005. Tác giả chỉ rõ các hạn chế, yếu kém cịn tồn
tại trong cơng tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, căn cứ vào đó, tác giả đưa
ra những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả, tiết kiệm tài sản cơng trong khu
vực hành chính sự nghiệp đến năm 2010. Tuy nhiên, hiện nay việc phân cấp

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


3
quản lý Nhà nước về tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp nhằm cải
cách thủ tục hành chính, phát huy tính tự chủ, xác định rõ trách nhiệm của người
quản lý, người trực tiếp sử dụng tài sản cơng, của chính quyền các cấp trong
quản lý tài sản công đang đặt ra như một số vấn đề cấp thiết thì lại khơng nằm
trong diện nghiên cứu của hai cơng trình nêu trên.
Phan Hữu Nghị (2007) Luận án tiến sĩ về Quản lý tài sản công trong các
cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Luận án bước đầu đã phân tích tổng
thể về đặc điểm, phân loại quá trình quản lý từ khi hình thành, sử dụng, khai
thác, sửa chữa và thanh lý tài sản cơng trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Đồng thời đưa ra kinh nghiệm quản lý của một số nước và rút ra bài học giúp
nước ta hoàn thiện mơ hình quản lý tài sản nhà nước. Luận án đi sâu vào phân
tích thực trạng quản lý trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước
Việt Nam, trình bày tổng qt cơng tác quản lý trụ sở làm việc của cơ quan hành
chính nhà nước, từ quy định pháp luật đến thực tiễn quản lý và những kết quả
đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Từ đó, tác giả đưa ra những
điểm mới trong quản lý trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý tài sản công.
Nguyễn Mạnh Hùng (2009) Luận án tiến sĩ về Cơ chế quản lý tài sản
công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp, nêu rõ khái niệm tài
sản cơng trong khu vực các cơ quan hành chính sự nghiệp với tư cách là đối
tượng nghiên cứu cơ bản, đồng thời phân tích những nội dung cơ bản của cơ chế
quản lý nhà nước đối với tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp, từ đó
đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá khả năng quản lý của nhà nước về tài sản công
trong khu vực hành chính sự nghiệp. Luận án đã trình bày cơ chế quản lý tài sản
công tại các nước phát triển để đưa ra những nội dung có thể vận dụng vào cơ
chế quản lý tài sản công của nước ta. Tác giả phân tích và đánh giá thực trạng về
cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công của nước ta trong thời gian từ năm


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4
1995 đến năm 2008 để đề xuất những quan điểm, u cầu và các giải pháp nhằm
góp cơng hồn thiện cơ chế quản lý tài sản cơng trong khu vực hành chính sự
nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bài viết “Một số ý kiến về công tác quản lý tài sản trong các đơn vị
hành chính sự nghiệp”, năm 2015 ( />Bài viết làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm về tài sản công và nêu lên tầm quan
trọng của công tác quản lý tài sản trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nêu
lên thực trạng công tác quản lý tài sản công trong những năm qua, từ đó đưa ra
những bất cập trong cơng tác mua sắm và quản lý tài sản tại khu vực hành
chính sự nghiệp. Ví dụ, đối với việc mua sắm tài sản phải theo dự toán đã được
phê duyệt, nhưng dự tốn lại khơng sát với nhu cầu thực tế, gây lãng phí; Cơng
tác quản lý tài sản trong các đơn vị HCSN còn nhiều yếu kém do các đơn vị
cịn nặng tính bao cấp nên chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản,
việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đầy đủ, kế tốn chưa tính
hao mịn và trích khấu hao tài sản cố định đúng chế độ quy định. Bài viết đã
làm rõ các nguyên nhân những tồn tại bất cập nêu trên và từ đó đưa ra các giải
pháp khác nhau nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, sử dụng tài sản ở
đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng và tài sản cơng của Nhà nước nói chung
có hiệu quả.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh)
có bài viết về Quản lý tài sản công ở nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp
được đăng Số tháng 7 năm 2016 của tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông
(48-51); đã khái niệm được thế nào là tài sản cơng và tài sản cơng trong các
đơn vị hành chính - sự nghiệp là tài sản công được phân cấp quản lý ra sao.
Tác giả đã có nhiều góc nhìn về thực trạng quản lý tài sản công ở Việt Nam

trong thời gian qua. Ví dụ như về tổ chức bộ máy quản lý tài sản công, về thẩm
quyền, trách nhiệm quản lý tài sản công, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5
về ban hành và thực thi chính sách đến quản lý tài sản công. Đánh giá chi tiết
những hạn chế trong công tác quản lý tài sản công ở nước ta. Bài viết đưa ra
một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cơng ở Việt
Nam như tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản
công. Thực hiện nhất qn chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để, tiết kiệm
trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cơng; rà sốt, quản lý chặt chẽ các
khoản chi, đảm bảo đúng dự toán được duyệt. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
về khung pháp lý, bộ máy tổ chức, nhân lực để tổ chức thực hiện việc mua sắm
tài sản công theo phương thức tập trung. Tổ chức thực hiện Chương trình tổng
thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo bước đột phá
quan trọng trong chống lãng phí. Kiện tồn bộ máy quản lý tài sản Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương.
Như vậy, thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến việc
quản lý TSC. Các công trình đã nghiên cứu ở nhiều góc độ, đề cập đến nhiều
khía cạnh khác nhau về thực trạng và có những giải pháp được đưa ra nhằm
hoàn thiện cơ chế quản lý TSC. Song, nhìn chung các cơng trình nêu trên được
nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc phân tích đánh giá chung trong các cơ quan
và phạm vi ở quốc gia. Chưa có cơng trình nghiên cứu nào về tăng cường quản
lý tài sản công trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, đặc biệt là trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài "Tăng cường quản lý tài
sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An" là nhằm góp

phần hồn thiện thêm vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ
quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản
lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh hiện nay.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6
- Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà
nước cấp tỉnh ở Nghệ An, chỉ ra những thành tựu đạt được và tồn tại trong công
tác quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An,
đồng thời nêu ra nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của các hạn chế đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản công
tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An trong thời gian tới, nhằm
đạt được những mục đích đề ra, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh
tế - xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với TSC trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp
tỉnh trên các khía cạnh (quá trình hình thành, quá trình khai thác sử dụng tài sản
cơng và q trình kết thúc thanh lý tài sản công);
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An gồm:
Hội đồng nhân tỉnh, UBND tỉnh, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Trong phạm vi

luận văn chỉ nghiên cứu quá trình quản lý tài sản cơng tại các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh ở Nghệ An.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập giai đoạn từ năm 2013-2016, số
liệu sơ cấp thu thập trong năm 2016-2017.
- Nội dung: Quản lý tài sản công bao gồm: Quản lý trụ sở làm việc, Quản
lý phương tiện đi lại, Máy móc thiết bị và các loại tài sản khác; trên các khía
cạnh (q trình hình thành tài sản cơng; q trình khai thác sử dụng tài sản cơng;
q trình kết thúc sử dụng thanh lý tài sản công);

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung phân tích luận văn
Yếu tố ảnh hưởng

Nội dung quản lý

1. Môi trường luật
pháp, cơ chế chính
sách
2. Tổ chức bộ máy
3. Năng lực và ý thức
của nhóm đối tượng
quản lý
4. Nhân tố khác
5TSC


1. Quản lý quá trình
hình thành TSC
2. Quản lý quá trình
khai thác, sử dụng
TSC
3. Quản lý khi kết
thúc, thanh lý TSC

Tiêu chí
đánh giá
1. Hiệu quả
trong sử dụng
TSC
2. Hiệu lực
thi hành các
văn bản quản
lý TSC

Giải pháp hoàn thiện

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp thu thập từ các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã được
cơng bố, từ các báo cáo về quản lý tài sản công tại Sở Tài chính Nghệ An, các sở
khác, tổng cục thống kê Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An.
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thứ nhất, thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn
Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát phỏng vấn cán bộ có
liên quan đến quản lý tài sản công trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở

Nghệ An.
Thứ hai, phương pháp chọn mẫu điều tra và địa bàn điều tra
Mẫu điều tra dự kiến là 100 phiếu, trong đó 10 phiếu cho cán bộ làm việc
tại UBND tỉnh Nghệ An, 10 điều tra cán bộ quản lý công sản tại sở Tài chính
Nghệ An, 50 phiếu cán bộ quản lý các sở (10 sở, mỗi sở 5 phiếu) và 30 phiếu
cho cán bộ trực tiếp quản lý tài sản công của các sở (10 sở, mỗi sở 3 phiếu) của
tỉnh Nghệ An.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
Việc lựa chọn đối tượng điều tra điều tra được thực hiện theo phương
pháp ngẫu nhiên. Cụ thể phân bổ như sau:
Đối tượng

Tổng số

Cán bộ làm việc tại UBND tỉnh

10

Cán bộ sở Tài chính Nghệ An

10

Cán bộ quản lý các sở khác


50

Cán bộ trực tiếp quản lý tài sản công các sở

30

Cộng

100

Phiếu điều tra làm rõ 03 nội dung:
+ Đánh giá về mức độ quan trọng các yếu tố tác động đến quản lý TSC
+ Đánh giá thứ tự ưu tiên các nội dung cần hoàn thiện trong quản lý TSC
+ Đánh giá về thứ tự ưu tiên các biện pháp cần thực hiện
5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra sau khi thu thập đủ được tiến hành kiểm tra, rà sốt, loại bỏ
những thơng tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và chuẩn hố lại các
thơng tin làm cơ sở cho việc thiết lập hệ thống số liệu có cơ sở thực tiễn và khoa
học. Việc xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Excel trên máy vi tính.
5.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được.
Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về quản lý tài sản công,
dùng một số chỉ tiêu để phân biệt sự khác nhau về bản chất của quản lý tài sản
công tại các đơn vị khác nhau theo yêu cầu nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này dùng để phân tổ các
mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh sự đánh giá về đặc điểm
cơ bản của quản lý tài sản công của các đối tượng khác nhau.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng rộng để phân tích
các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này có thể so sánh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
giữa 2 hay nhiều hiện tượng với nhau trong cùng một thời điểm như so sánh
theo thời gian, theo khu vực, theo vùng lãnh thổ trong quản lý tài sản công.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý có trình
độ cao, những cán bộ quản lý có kinh nghiệm... để đánh giá về hiệu quả quản lý
tài sản công trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An, từ đó có cái
nhìn tổng qt hơn và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Một là, Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về TSC trong các cơ quan
quản lý nhà nước cấp tỉnh; luận giải khái niệm TSC trong các cơ quan quản lý
nhà nước cấp tỉnh với tư cách là đối tượng nghiên cứu cơ bản xuyên suốt trong
toàn bộ luận văn.
Hai là, Luận văn đưa ra khái niệm và phân tích những nội dung cơ bản
của cơ chế quản lý nhà nước đối với TSC trong các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh. Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản lý TSC
trong trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
Ba là, Luận văn trình bày cơ chế quản lý TSC trong các cơ quan quản lý
nhà nước cấp tỉnh ở một số địa phương trong nước như: tỉnh Ninh Bình, thành
phố Đà Nẵng làm bài học kinh nghiệm để vận dụng vào việc hoàn thiện cơ chế
quản lý TSC trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An.
Bốn là, Đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý nhà nước đối với TSC
trong trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An từ năm 2013 đến
năm 2016; từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được cần phát huy, những tồn tại
cần khắc phục và nguyên nhân của nó.
Năm là, Phân tích đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực

và hiệu quả của cơ chế quản lý TSC trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
ở Nghệ An.
Sáu là, Đề xuất những quan điểm, yêu cầu và các giải pháp chủ yếu nhằm
hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp
tỉnh ở Nghệ An trong thời gian tới (2018-2020 tầm nhìn 2025).

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài sản công
tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
Chương 2. Thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh ở Nghệ An
Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý tài sản công
tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Nghệ An

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
1.1. Những vấn đề chung về tài sản công và quản lý tài sản công trong
các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
1.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
- Khái niệm: Hệ thống các cơ quan nhà nước được hợp thành từ những cơ
quan, tổ chức nhà nước đông đảo về số lượng, đa dạng về tổ chức - cơ cấu, trải
khắp từ trung ương đến địa phương. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn khác nhau nhưng chúng hợp thành một hệ thống thống nhất, tổ chức
và hoạt động theo những nguyên tắc chung, cùng thực hiện các nhiệm vụ, chức
năng Nhà nước. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh bao gồm Hội đồng
nhân dân tỉnh (HĐND), Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) và các cơ quan chuyên
môn của UBND tỉnh [12].
- Chức năng, nhiệm vụ:
HĐND tỉnh: Đây là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý
chí và quyền làm chủ của nhân dân trong tỉnh, chịu trách nhiệm trước nhân dân
trong tỉnh và cấp trên. Đây là nơi quyết định quy hoạch, kế hoạch, chủ trương,
biện pháp nhằm triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên và phát triển địa phương [12].
UBND tỉnh: Đây là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, cơ quan hành
chính nhà nước trong tỉnh. UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và quản lý
mọi lĩnh vực tại địa phương [12].
Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: Đây là các cơ
quan tham mưu, giúp UBND triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


12
ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Các cơ quan này
hoạt động theo cơ chế/nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, có nghĩa là chịu sự
quản lý đồng thời của hai cơ quan cấp trên trực tiếp: (1) theo sự quản lý của
ngành dọc (Bộ, ngành TW); (2) theo sự quản lý của lãnh thổ theo chiều ngang
(UBND tỉnh) [12].
Các cơ quan quản lý nhà nước trên có mối quan hệ với nhau, tạo thành hệ
thống chính quyền cấp tỉnh, điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ ở các lĩnh vực khác nhau tại địa phương.
1.1.2. Tài sản công
1.1.2.1. Khái niệm tài sản công
“Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc,
thiết bị, vật tư, hàng hố hoặc khơng thể hiện dưới hình thái vật chất như bản
quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và
thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp” [2].
“Tài sản cơng là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà
nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp
luật; đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời" [17].
Tài sản công trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là những tài sản
mà nhà nước giao cho cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh trực tiếp quản lý, sử
dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
TSC trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh bao gồm:
- Đất đai (đất sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng cơ sở hoạt động
sự nghiệp cơng).
- Nhà, cơng trình xây dựng khác gắn liền với đất đai: Nhà làm việc, nhà
kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hoá, nhà tập và thi đấu thể thao, nhà
bảo tồn bảo tàng, nhà xưởng, nhà ở, nhà công vụ, nhà khác,...


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai gồm: Giếng khoan, giếng đào, sân
chơi, sân phơi, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, đê, đập, đường sá (do đơn vị
đầu tư xây dựng), sân vận động, bể bơi, trường bắn, các lăng tẩm, tượng đài,
tường rào bao quanh,...
- Các phương tiện giao thông vận tải: xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy,
phương tiện vận tải đường bộ khác; phương tiện vận tải đường thuỷ (ca nô,
xuồng máy các loại; tàu thuỷ các loại; ghe thuyền các loại, phương tiện vận tải
đường thuỷ khác); Phương tiện vận tải đường không (máy bay các loại),...
- Phương tiện truyền dẫn: Hệ thống dây điện thoại, tổng đài điện thoại,
phương tiện truyền dẫn điện,...
- Các máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản
khác: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu, máy huỷ tài liệu,
máy đun nước, thiết bị lọc nước, máy hút ẩm, máy hút bụi, máy điều hồ
khơng khí, tủ lạnh, tủ đá, máy giặt, thiết bị nghe nhìn, thiết bị lưu trữ thơng
tin dữ liệu, thiết bị phịng cháy chữa cháy, bộ bàn ghế, tủ, két sắt, máy móc
thiết bị thí nghiệm,...
Những tài sản trên đây là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt
động quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có quyền quản lý, sử
dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao, khơng có quyền sở hữu.
Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do
Nhà nước ban hành; khơng được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và
mục đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.1.2.2. Phân loại tài sản cơng
Để nhận biết và có các biện pháp quản lý có hiệu quả, TSC trong các cơ

quan quản lý nhà nước cấp tỉnh được phân loại theo các tiêu thức như sau:
Cách thứ nhất, dựa theo công dụng TSC trong các cơ quan quản lý nhà
nước cấp tỉnh được chia thành:
- Trụ sở làm việc gồm: đất đai, nhà, cơng trình xây dựng khác gắn liền với

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai. Đây là những tài sản có giá trị lớn
và sử dụng trong nhiều năm hay vĩnh viễn khơng mất đi. Tài sản loại này thường
có nguồn gốc do lịch sử để lại hoặc đầu tư mới thời gian đầu tư rất dài kinh phí
rất lớn nên một số nước có những cách quản lý riêng.
- Phương tiện vận tải gồm: xe ô tô chuyên dùng và các phương tiện vận
tải khác. Đây là những tài sản giá trị khá lớn cần thiết trong công việc hàng
ngày. Giá trị hao mòn hàng năm lớn, thời gian sử dụng ngắn hơn nhóm tài sản
cố định là trụ sở làm việc. Ở mỗi quốc gia khác nhau có cách quản lý tài sản này
khác nhau do quan niệm về giá trị tài sản và quy mơ kinh tế.
- Máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác: Đây
là nhóm tài sản có thể hao mịn hết ngay trong năm. Nhóm này rất đa dạng tùy
thuộc vào từng cơ quan hành chính. Việc quản lý được thực hiện thông qua ghi
sổ theo dõi hay phiếu tài sản đơn giản.
Cách thứ hai, dựa vào đặc điểm, tính chất, hoạt động của tài sản, TSC
trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh bao gồm:
- Tài sản hữu hình là “những cái có thể dùng giác quan nhận biết được
hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được”.
- Tài sản vơ hình là “những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế.
Chúng khơng có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với

người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”. Tài sản vơ
hình bao gồm: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, bản quyền
tác giả, kiểu dáng công nghiệp, phần mềm máy tính,…
Cách thứ ba, phân loại theo đặc điểm hao mòn của tài sản TSC được
chia thành:
- Tài sản hao mòn: là tài sản khi qua sử dụng bị hao mịn qua thời gian
như: máy móc thiết bị, phương tiện đi lại.
- Tài sản không bị hao mòn: là tài sản khi qua sử dụng mà cơ bản vẫn giữ
được hình dạng như ba đầu như: đất đai, cây lâu năm,…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
Trong phạm vi luận văn tài sản công trong các cơ quan quản lý nhà nước
được hiểu theo cách thứ nhất, tài sản công bao gồm: Trụ sở làm việc, phương
tiện vận tải, máy móc trang thiết bị và các tài sản khác.
1.1.2.3. Đặc điểm tài sản công trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
Tài sản công trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh rất đa dạng về
chủng loại và số lượng, mỗi loại tài sản cơng có đặc điểm, tính chất, cơng dụng
khác nhau, là bộ phận tài sản quan trọng trong toàn bộ tài sản công và bao gồm
nhiều loại tài sản có đặc điểm, tính chất, cơng dụng khác nhau và do nhiều cơ
quan quản lý nhà nước sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có những đặc
điểm chung sau:
- Tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo và được hình thành từ kết quả đầu
tư trực tiếp, xây dựng, mua sắm tải sản hay các nguồn tài sản được xác lập
quyền sở hữu Nhà nước, thì tài sản công trong cơ quan quản lý nhà nước cấp
tỉnh đều được đầu tư, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn

từ ngân sách nhà nước.
- Tài sản công trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là cơ sở vật chất
để phục vụ từng hoạt động của mỗi cơ quan nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình. Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài sản
cơng trong các cơ quan quản lý nhà nước tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ
của từng cơ quan.
- Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công không thu hồi được trong
q trình sử dụng tài sản cơng. Vì tài sản công trong cơ quan quản lý nhà nước
cấp tỉnh chủ yếu là những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất,
không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong q trình sử dụng khơng tạo ra
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để đưa ra thị trường. Do đó, khơng chuyển giá trị bị
hao mịn vào giá thành của sản phẩm hoặc chi phí lưu thơng. Tuy nhiên, Nhà
nước cần phải nắm chính xác giá trị và giá trị còn lại của tài sản để phục vụ cho
công tác quản lý tài sản công thông qua việc ban hành Thông tư hướng dẫn chế

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (hiện nay là Thông tư số
45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính).
1.1.2.4. Vai trị của tài sản công trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
- Tài sản công trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là một bộ phận
nền tảng vật chất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước:
TSC trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh bao gồm: TSLV, cơ sở sự nghiệp;
PTĐL; máy móc, trang thiết bị... Đây chính là nền tảng vật chất căn bản để nhà
nước tồn tại, hay nói rộng hơn đây là môi trường và là điều kiện đảm bảo sự tồn
vong cho một chế độ xã hội. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy

hầu hết các nhà nước bị sụp đổ khi không cịn kiểm sốt được quyền lực cơng,
trong đó có quyền lực về TSC. Thông qua cuộc cách mạng xã hội, quyền lực
công chuyển dịch sang tay nhà nước mới. Nhà nước mới ra đời tiếp quản và sử
dụng ngay toàn bộ cơ sở vật chất của nhà nước tiền nhiệm làm cơ sở sinh tồn
của mình. Trên nền tảng vật chất này, Nhà nước triển khai các hoạt động thuộc
chức năng của mình để kiểm sốt, quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Mọi
hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở, gắn liền với việc
sử dụng TSC. Với phạm vi rộng lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về công
dụng... TSC trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh trực tiếp giúp cho hoạt
động của toàn bộ bộ máy nhà nước thực hiện được trôi chảy liên tục và thông
suốt. Công năng của từng tài sản liên tục phát huy tác dụng góp phần làm nên
thành quả hoạt động của nhà nước. TSLV chính là nơi hiện diện của chính
quyền nhà nước, nơi làm việc hàng ngày của các cơ quan thuộc bộ máy nhà
nước - nơi diễn ra các giao dịch của nhà nước với dân chúng, nơi quyền lực của
nhà nước được thực thi... Nếu khơng có TSLV thì nhà nước khơng thể triển khai
thực hiện được các hoạt động của mình, theo đó quyền lực nhà nước cũng không
thể thực hiện được.
Mặt khác, TSC trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là nhân tố quan
trọng trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm giúp các cơ quan

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×