Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.19 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

LƯU THỊ BÌNH
LƯU THỊ BÌNH
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN
HÌNH ẢNH HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI
Ở NGƯỜI LỚN
Chuyên ngành: NỘI XƯƠNG KHỚP
Mã số: 62.72.20.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2011
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đoàn Văn Đệ
2. PGS.TS. Phạm Minh Thông


Phản biện 1: GS. TS. Hoàng Đức Kiệt
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Văn Hợp
Phản biện 3: PGS. TS. Trần Đình Chiến


Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại Học viện Quân y
Vào hồi 14 giờ 00 ngày 18 tháng 04 năm 2011


Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Quân y
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lưu Thị Bình, Đoàn Văn Đệ, Phạm Minh Thông (2009), “Xác định hình
ảnh tổn thương sớm chỏm xương đùi trên phim Xquang, cộng hưởng từ trong
hoại tử vô mạch chỏm xương đùi ở người lớn.”, Tạp chí Nội khoa, (4), tr. 125.
2. Lưu Thị Bình, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phạm Văn Thìn
(2009), “Mô tả hình ảnh mô bệnh học chỏm xương đùi trong hoại tử vô
mạch chỏm xương đùi ở người lớn.”, Tạp chí Nội khoa, (4), tr. 134.
3. Lưu Thị Bình, Đoàn Văn Đệ, Phạm Minh Thông (2010), “Mối liên quan
giữa đau khớp háng với phù tuỷ xương và tràn dịch khớp háng trên phim cộng
hưởng từ trong hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn.”, Tạp chí Y
Dược học Quân sự, (1), tr.97.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là bệnh có tổn
thương hoại tử tế bào xương và tuỷ xương do bị thiếu máu nuôi dưỡng
chỏm xương đùi (CXĐ), gây xẹp CXĐ, mất chức năng khớp háng. Trên
lâm sàng HTVKCXĐ có triệu chứng không đặc hiệu, để chẩn đoán xác
định bệnh cần phải có mô bệnh học và chẩn đoán hình ảnh. Trước kia để
chẩn đoán bệnh sớm cần phải dựa vào mô bệnh học, ngày nay chụp cộng
hưởng từ (CHT) đã được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.
HTVKCXĐ gặp ở nam nhiều hơn nữ, lứa tuổi thường gặp từ 30-50
tuổi. Tại Mỹ có khoảng 20.000 trường hợp mới được phát hiện hàng năm.
Tại Việt Nam, bệnh chiếm 2,28% trong số các bệnh khớp thường gặp
(Bệnh viện Bạch Mai từ 1991-2000), trong những năm gần đây bệnh ngày
càng được phát hiện nhiều hơn. Tuy nhiên trong chẩn đoán và điều trị vẫn
còn nhiều sai sót. Các bệnh nhân đến viện thường ở giai đoạn muộn nên
phải thay khớp háng nhân tạo, do vậy chi phí điều trị cao trong khi tuổi thọ

của khớp háng nhân tạo không phải là vĩnh viễn. Có ít các nghiên cứu về
bệnh, chủ yếu là những nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật
HTVKCXĐ. Chưa có một nghiên cứu nào mô tả đầy đủ đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh để giúp cho việc chẩn đoán dễ dàng, chỉ định
điều trị bệnh được chính xác theo từng giai đoạn, đặc biệt là giúp phát hiện
bệnh ở giai đoạn sớm để có thể áp dụng được các phương pháp điều trị bảo
tồn hiệu quả, trì hoãn được thời gian phải thay khớp háng cho người bệnh.
2. Mục tiêu của đề tài
1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến
hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn.
2. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương
đùi ở người lớn trên phim chụp Xquang, cộng hưởng từ khớp háng và
mô bệnh học chỏm xương đùi.
3. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
Hiện nay ở nước ta HTVKCXĐ ở người lớn là một bệnh chưa được quan
tâm nghiên cứu nhiều, trong chẩn đoán và điều trị còn nhiều sai sót. Có rất
nhiều người, kể cả nhân viên y tế còn chưa biết tới bệnh này. Nghiên cứu này
đã cung cấp được khá đầy đủ các thông tin về đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán
hình ảnh và mô bệnh học của HTVKCXĐ ở người lớn Việt Nam.
Các bệnh nhân được phát hiện thường bệnh đã ở giai đoạn muộn. Việc
chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân được
điều trị bảo tồn, trì hoãn được việc phẫu thuật thay khớp háng. Nghiên cứu đã
đưa ra các bước cần làm cho chẩn đoán ưu việt nhất và cách giúp xác định rõ
các tổn thương của bệnh, nhất là ở giai đoạn sớm.
Cũng như xu hướng của các nghiên cứu hiện nay trên thế giới, kết quả
nghiên cứu đã khẳng định giá trị của chụp CHT (có đối chứng mô bệnh học)
trong chẩn đoán bệnh HTVKCXĐ, đặc biệt là chẩn đoán bệnh sớm.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 135 trang, gồm 36 bảng, 8 biểu đồ.
Có 201 tài liệu tham khảo (12 tài liệu tiếng Việt, 187 tài liệu tiếng

Anh, 2 tài liệu tiếng Pháp).
Phụ lục gồm: Nhiều ảnh minh hoạ (phim Xquang, CHT và mô bệnh
học), danh mục các công trình, bệnh án nghiên cứu, danh sách bệnh nhân.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
1.1.2.1. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi do chấn thương
- Thường gặp sau chấn thương gãy cổ xương đùi, trật khớp háng.
6
1.1.2.2. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không do chấn thương
- Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của HTVKCXĐ ở người lớn là dùng
steroid và nghiện rượu. Tại Mỹ, bệnh nhân HTVKCXĐ có dùng steroid
chiếm 35-40%, nghiện rượu chiếm 20-40%. Tại Nhật trong số các trường
hợp mắc bệnh mỗi năm có 34,7% dùng steroid, 21,8% nghiện rượu.
- Yếu tố khác: Rối loạn áp suất, tăng lipid máu, gút, Cushing, Lupus, bệnh
Gaucher, bệnh hemoglobin, bệnh nhân sau ghép thận, bệnh nhân HIV
1.1.2.3. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tự phát: 25-40% các bệnh nhân
HTVKCXĐ không thấy có nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ phối hợp.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh: Tóm tắt cơ chế bệnh sinh theo sơ đồ sau:
1.2. Đặc điểm lâm sàng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
- Trên lâm sàng triệu chứng của bệnh HTVKCXĐ nghèo nàn, ít đặc hiệu,
có khi bệnh diễn biến nhiều năm mà không có triệu chứng gì.
- Khoảng 50% bệnh nhân khởi phát với triệu chứng đau khớp háng, đau
khớp háng có tính chất cơ học. Giảm vận động khớp háng là triệu chứng
thường gặp sau đau khớp háng, bệnh nhân thường có dáng đi khập khiễng.
Tăng áp lực trong ống tuỷ
Tổn thương động mạch
Ứ trệ máu tĩnh mạch
CXĐ
Gián đoạn tưới máu

Thiếu máu cục bộ
CXĐ
Hoại tử tuỷ - bè xương
Gãy xương dưới sụn
Xẹp CXĐ
7
- HTVKCXĐ thường bị tổn thương ở cả hai CXĐ với thời gian khởi phát
và mức độ tiến triển khác nhau.
- Diễn biến lâm sàng HTVKCXĐ thường tiến triển qua 3 giai đoạn: Khởi
phát, toàn phát và biến chứng.
1.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
1.3.1. Chụp xquang thường quy
- Là bước cần làm đầu tiên trong chẩn đoán HTVKCXĐ.
- Xquang có khả năng đánh giá được tổng quan tổn thương CXĐ, hình thái
khớp, khe khớp, biến dạng trục chi…Khi có xẹp CXĐ và thoái hoá thứ
phát, Xquang cho hình ảnh chính xác giúp đánh giá giai đoạn bệnh.
1.3.2. Chụp cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging)
- CHT là phương pháp chẩn đoán HTVKCXĐ có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao nhất. Trong phân biệt HTVKCXĐ với bệnh lý khác của CXĐ, CHT có
độ nhạy 98% và độ đặc hiệu 85%. Trước khi CXĐ bị xẹp độ nhạy là 75 -
100%, khi có xẹp chỏm độ nhạy là 100%.
- Trên phim CHT hình ảnh hoại tử xương là hình dải/ vùng giảm tín hiệu
trên T1W, dấu hiệu đường đôi trên T2W. CHT có thể mô tả rõ kích cỡ
vùng hoại tử, mức độ gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm, đánh giá được các
tổn thương khác như phù tuỷ, tràn dịch khớp. Vì vậy CHT là phương pháp
chẩn đoán HTVKCXĐ không thể thiếu trong thời đại ngày nay và được
coi là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán hoại tử xương ở giai đoạn sớm.
1.4.1. Mô bệnh học hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn
Dấu hiệu HTVKCXĐ trên mô bệnh học (theo Peter Boullough):
- Các biểu hiện tổn thương tuỷ xương: Phù khoảng kẽ, nhồi máu, mô hạt.

+ Nhồi máu (hoại tử) biểu hiện: Thoái hóa dạng tế bào mỡ. Huyết khối
động mạch. Tủy nghèo hoặc không có tế bào. Thực bào sắc tố.
8
+ Tổn thương sửa chữa (mô hạt): Tăng sinh mạch, dày vách mạch; Tăng
sinh tế bào nội mô, hẹp lòng mạch, mô xơ tăng sinh lan tỏa.
- Các dấu hiệu tổn thương bè xương:
+ Bè xương chết hoặc hốc xương rỗng, có mảnh vụn tế bào thoái hóa hoặc
nhân hình bóng ma. Tăng hủy cốt bào (tiêu bè xương chết).
+ Dày bè xương: Chất dạng xương mới được bồi đắp quanh bè xương
chết.
+ Gãy xương dưới sụn. Có mảnh xương chết hoặc sụn trong bao khớp.
- Sụn khớp giảm các sợi elastin, thoái hóa một phần hay toàn bộ sụn khớp.
1.5. Chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn
1.5.1. Chẩn đoán xác định hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn
Chẩn đoán xác định HTVKCXĐ dựa vào 5 tiêu chuẩn được thông qua
trong Hội Nghị Nghiên cứu các Bệnh lý đặc biệt tại Nhật Bản (06/ 2001).
1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh: Theo tiêu chuẩn của ARCO (1993).
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 116 bệnh nhân HTVKCXĐ đến khám và điều trị tại các Bệnh
viện: Bạch Mai, 103,Việt Đức, Xanh Pon từ tháng 12/2005 - 03/2009.
- Tiêu chuẩn chọn: Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định HTVKCXĐ
khi có ≥ 2/5 tiêu chuẩn sau (theo Hội Nghiên cứu các Bệnh lý đặc biệt):
1.Hình ảnh xẹp CXĐ hoặc dấu hiệu hình liềm trên Xquang.
2. Có đặc xương một vùng trong CXĐ trên Xquang (với khe khớp
không hẹp và ổ cối bình thường).
3. CHT có hình ảnh dải/đường giảm tín hiệu trên T1W.
9
4. Xạ hình xương có hình ảnh trong vùng tăng gắn chất phóng xạ có
vùng giảm gắn chất phóng xạ.

5. Có tổn thương hoại tử tuỷ xương và bè xương trên mô bệnh học.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có bệnh lý khớp háng và tổn thương
CXĐ do: Bệnh khớp háng mạn tính, ung thư xương, viêm tuỷ xương,
lao khớp háng, bệnh lý màng hoạt dịch Bệnh nhân có chống chỉ định
chụp CHT (có kim loại trong cơ thể, phụ nữ có thai).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu: Được tính theo công thức mô tả cắt ngang:
p (1-p) n = Cỡ mẫu cần nghiên cứu.
n = Z
2
(1-α/2)
Z
2
(1-α/2)
: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96)
d
2
d: Độ chính xác mong muốn (chọn d = 5%)
p: Tỷ lệ bệnh nhân HTVKCXĐ được phát hiện
trên phim CHT (ước tính = 0,96 - theo nghiên cứu của Grimm là 96%).
=> Tính vào công thức trên sẽ được cỡ mẫu là: 59 bệnh nhân.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu từng trường hợp.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1. Lâm sàng

: Tất cả bệnh nhân đều được hỏi bệnh (tuổi, nghề
nghiệp, lý do vào viện, chẩn đoán của tuyến trước ), khám toàn thân.
- Khai thác các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh
+ Tiền sử: Chấn thương; Sử dụng steroid; Uống rượu (liều, lượng/ngày,
thời gian dùng. Theo WHO: Bệnh nhân được coi là nghiện rượu khi

ngày nào cũng uống ≥3 đơn vị Ethanol 100%, tương đương với ≥180
ml rượu thường/ngày); Hút thuốc lá (tính theo số bao - năm).
+ Các bệnh kèm theo: Rối loạn lipid máu, gút, tăng acid uric, Lupus
- Phát hiện triệu chứng đau khớp háng: Thời gian, vị trí, tính chất, mức
độ đau. Phát hiện vị trí khởi phát đau khác: Khớp gối, cột sống thắt lưng
10
- Đánh giá vận động của khớp háng: Bình thường hay hạn chế, hoặc có
vận động nghịch thường (hạn chế dạng, xoay trong khi gấp bình thường
hoặc hạn chế ít). Dáng đi thay đổi (khập khiễng, phải có dụng cụ hỗ trợ).
- Đánh giá mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng (đau khớp háng, hạn
chế vận động khớp háng) theo thang điểm Merl d' Aubigne (6 điểm:
Bình thường, 4-5 điểm: Nhẹ - trung bình, 1-2 điểm: Nặng).
- Xác định các dấu hiệu khác: Dấu hiệu Trendlenburg, teo cơ, ngắn chi.
- Phân giai đoạn bệnh trên lâm sàng: khởi phát, toàn phát, biến chứng.
2.2.3.2. Cận lâm sàng

:
- Tất cả bệnh nhân được làm một số xét nghiệm huyết học, sinh hoá máu
giúp đánh giá các bệnh lý kèm theo.
- Tất cả bệnh nhân được chụp Xquang khớp háng hai bên theo tư thế
thẳng và nghiêng. Chụp CHT khớp háng hai bên sử dụng các chuỗi xung:
Coronal hoặc sagital T1W và T2W; Coronal STIR; Axial T1W.
PGS.TS. Phạm Minh Thông - Trưởng khoa Chẩn đoán Hình Ảnh, Bv.
Bạch Mai đọc duyệt tất cả các phim Xquang, CHT của các bệnh nhân.
- 30 bệnh nhân (30 CXĐ) được làm mô bệnh học. Mẫu bệnh phẩm được
lấy từ 18 CXĐ khoan giảm áp và 12 CXĐ được loại ra khi thay khớp háng
toàn bộ, trong đó có 7 CXĐ hoại tử giai đoạn I, 7 CXĐ giai đoạn II, 9
CXĐ giai đoạn III, 7 CXĐ giai đoạn IV - theo phân loại ARCO. Các mẫu
bệnh phẩm được phân tích, xử lý, nhuộm và cố định bằng 3 phương pháp:
HE, PAS và Alcian Blue tại bộ môn Giải Phẫu Bệnh (Đại học Y Hà Nội).

PGS. TS.Nguyễn Văn Hưng - Trưởng bộ môn đọc tiêu bản.
♣ Đánh giá các dấu hiệu tổn thương trên phim chụp Xquang
- Tổn thương tại CXĐ: Có đặc xương và/hoặc ổ khuyết xương. Dấu
hiệu hình liềm (gãy xương dưới sụn): Là một đường sáng hình liềm
ngay sát dưới vùng bờ viền của CXĐ. Đánh giá vị trí tổn thương (vùng
2/3 trên ngoài, trung tâm, toàn bộ CXĐ).
11
- Đánh giá đường viền của CXĐ: Còn nguyên vẹn hay mất đi dạng hình
cầu (xẹp chỏm một phần hay toàn bộ, dấu hiệu hình bậc thang).
- Hình ảnh thoái hoá khớp háng: Khe khớp hẹp, gai xương CXĐ/ ổ cối,
đặc xương dưới sụn. Bán trật khớp háng, phá huỷ cấu trúc khớp háng.
♣ Đánh giá các dấu hiệu tổn thương trên phim chụp CHT
- Tại CXĐ: Hình ảnh giảm tín hiệu trên T1W (hình dạng là dải/đường
giảm tín hiệu hoặc là giảm tín hiệu một vùng hay chiếm toàn bộ CXĐ).
+ Dấu hiệu hình liềm (gãy xương dưới sụn): Là đường khuyết giảm tín
hiệu trên T1W, tăng tín hiệu mạnh ở T2W sát phần vỏ của CXĐ.
- Hình ảnh xẹp CXĐ: Những vùng tín hiệu thấp ở vùng dưới sụn và biến
dạng đường viền của CXĐ, tạo hình ảnh mất dạng hình cầu.
- Dấu hiệu đường đôi: Đánh giá trên T2W là hình ảnh có đường tăng tín
hiệu ở vùng xung quanh trung tâm - mép trong đường giảm tín hiệu.
- Phù tuỷ xương: Là vùng giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W
và T2STIR.Thường có ở CXĐ, cổ xương đùi và vùng liên mấu chuyển.
- Tràn dịch khớp háng: Theo Mitchell có 4 mức độ (Độ 0: Không có dịch;
Độ 1: Chỉ thấy ở một bên bờ cổ xương đùi; Độ 2: Dịch có ở hai bên bờ cổ
xương đùi; Độ 3: Dịch nhiều, làm căng phồng bao khớp thành túi).
- Xác định hình ảnh tổn thương tuỷ xương trên T1W: Gồm 4 dạng cơ
bản (Vùng giảm tín hiệu: Liền kề với bề mặt dưới sụn và giới hạn ở
CXĐ; Hoặc không đồng nhất ở cổ và CXĐ; Hoặc đồng nhất hình vòng
nhẫn, với trung tâm là tín hiệu bình thường; Hoặc là hình dải băng vắt
ngang qua chỏm và cổ xương đùi).

- Đánh giá tổn thương trên CHT theo phân loại của Mitchell gồm 4 lớp: Lớp
A - tín hiệu mỡ (T1W tăng, T2W có tín hiệu từ trung bình tới cao); Lớp B -
tín hiệu máu (T1W tăng, T2W tăng); Lớp C - tín hiệu dịch (T1W giảm, T2W
tăng); Lớp D - tín hiệu xơ (T1W giảm, T2W giảm).
♣ Chẩn đoán giai đoạn bệnh dựa theo phân loại của ARCO năm 1993
12
- Giai đoạn I: Xquang bình thường. Trên CHT hình ảnh HTVKCXĐ là
vùng/đường giảm tín hiệu trên T1W, dấu hiệu đường đôi trên T2W.
- Giai đoạn II: CXĐ có thay đổi trên Xquang (hình ảnh đặc xương, có
các ổ khuyết xương, hình ảnh phối hợp đặc - khuyết xương). CHT rõ.
- Giai đoạn III: Đặc trưng bởi dấu hiệu gãy xương dưới sụn và/ hoặc
dấu hiệu xẹp CXĐ trên cả phim Xquang và CHT.
- Giai đoạn IV: Có hình ảnh thoái khớp háng.
* Đánh giá HTVKCXĐ giai đoạn sớm là giai đoạn I và II, giai
đoạn muộn là giai đoạn III và IV - theo ARCO.
* Tổn thương ở các giai đoạn I, II, III được chia thành 3 mức độ:
A (nhẹ) - Vùng tổn thương <15% diện CXĐ; B (vừa) - Tổn thương chiếm
15%-30% diện CXĐ; C (nặng) - Tổn thương >30% diện CXĐ. Trên phim
CHT công thức tính là: % Vùng tổn thương = (A/180) x (B/180) x 100
Trong đó: A và B là số đo góc được tạo bởi hai đường khu trú vùng tổn
thương của CXĐ (A: Tính trên mặt cắt coronol, B: trên mặt cắt sagital).
♣ Đánh giá mô bệnh học HTVKCXĐ:
- Đọc tiêu bản trên kinh hiển vi quang học có độ phóng đại 50, 100, 400.
Phân tích theo 3 thành phần tổn thương chính (tuỷ xương, bè xương, sụn
khớp). Đánh giá tổn thương theo từng giai đoạn (theo Peter Boullough):
+ Giai đoạn I: Phù tuỷ xương và nhồi máu có thể kèm hình ảnh tăng sinh
mạch. Có hình ảnh của bè xương chết.
+ Giai đoạn II: Giống giai đoạn I. Kèm theo tại tuỷ xương có tổ chức mô
hạt rõ, tại bè xương có thể thấy lớp xương mới làm dày bè xương.
+ Giai đoạn III: Tuỷ xương bị hoại tử. Kèm có hình ảnh của bè xương

chết, gãy xương dưới sụn.
+ Giai đoạn IV: Giống giai đoạn III kèm xẹp CXĐ, thoái hoá ở sụn khớp.
2.3. Xử lý số liệu: Các số liệu thu được xử lý theo thuật toán thống kê
y học trên máy vi tính sử dụng phần mềm SPSS 17.0, Stata 10.
13
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm về tuổi, giới: 81,9% bệnh nhân có độ tuổi từ 30 - 59, tuổi trung
bình là 48,2. Tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ là: 7/1 (nam giới chiếm 87,9 % ).
- Lý do bệnh nhân vào viện: 88% bệnh nhân vào viện vì lý do đau vùng
khớp háng và hạn chế vận động khớp háng.
- Chẩn đoán của tuyến trước: Có 4,3% bệnh nhân được chẩn đoán đúng.
Các chẩn đoán sai thường gặp là: Viêm khớp háng (24,4%), đau rễ
dây thần kinh (21,3%), thoái hoá cột sống/ thoát vị đĩa đệm (13,8%), viêm
đa khớp/ lao khớp háng (10,7%).
3.2. Đặc điểm lâm sàng và một số các yếu tố nguy cơ
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.5. Phân bố số chỏm xương đùi bị bệnh trên các bệnh nhân
Vị trí Số bệnh nhân Số chỏm hoại tử Tỷ lệ %
Hoại tử một bên chỏm 17 17 14,7
Hoại tử hai bên chỏm 99 198 85,3
Tổng 116 215 100,0
* Nhận xét: Có 99/116 bệnh nhân (85,3%) bị bệnh ở cả hai bên CXĐ.
- Thời gian phát hiện bệnh trên lâm sàng: Thời gian trung bình phát hiện
bệnh là 10,3 tháng.51,6% CXĐ được phát hiện trong thời gian <6 tháng.
+ Thời gian trung bình bị bệnh giữa hai CXĐ của bệnh nhân bị hoại tử cả
hai bên chỏm là 7,4 tháng. Có 54/99 bệnh nhân (54,6%) có CXĐ thứ hai bị
bệnh sau CXĐ thứ nhất trong thời gian <6 tháng.
- Đau khớp háng trên lâm sàng: Có 174/215 CXĐ bị hoại tử (80,9%) có
biểu hiện đau khớp háng. 56,3% khớp háng (98/174) khởi phát đau đột

ngột, liên tục. 43,7 % đau khớp háng chỉ khi vận động khớp và đi lại.
14
+ Vị trí khởi phát đau: 52,1% đau tại vùng trong khớp háng. 23,8% đau tại
vùng mông/mấu chuyển. 15,8% khởi phát bằng đau khớp gối cùng bên.
- Dấu hiệu bệnh lý khác: 94% bệnh nhân có dáng đi khập khiễng/ lết
chân. 69,8% bệnh nhân có ngắn chân.
- Mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng (theo Merl d'Aubigne): 58,6%
khớp háng (126/215) đau mức độ nặng, 22,3% đau nhẹ và trung bình.
49,8% khớp háng (107/215) hạn chế vận động mức độ nặng, 28,8% hạn
chế mức độ nhẹ và trung bình.
Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn
Triệu chứng
Khởi phát
n=75
Toàn phát
n=98
Biến chứng
n=42
CXĐ % CXĐ %
CXĐ %
Không đau 38 50,7 3 3,1 0 0,0
Đau Đau không rõ ràng 14 18,7 5 5,1 2 4,8
Có tính chất cơ học 37 49,3 95 96,9 41 97,6
Tăng về đêm 15 20,0 70 71,4 34 81,0
Lan xuống đùi, gối 10 13,3 33 33,7 23 54,8
Vận
động
Nghịch thường 21 28,0 51 52,0 9 21,4
Hạn chế động tác gấp 8 10,7 53 54,1 34 81,0

Hạn chế động tác dạng 25 33,3 91 92,9 42 100,0
Hạn chế động tác xoay 20 26,7 87 88,8 42 100,0
Hạn chế động tác khép 12 16,0 72 73,5 37 88,1
Hạn chế tất cả động tác 8 10,7 51 52,0 34 81,0
Dấu hiệu Trendlenburg (+) 21 28,0 87 88,8 41 97,6
* Nhận xét: Trên một bệnh nhân HTVKCXĐ, có thể kết hợp nhiều tính
chất của triệu chứng đau và hạn chế một hoặc nhiều động tác khớp háng.
3.2.2. Các yếu tố nguy cơ
Bảng 3.13. Tiền sử các yếu tố nguy cơ và bệnh lý kèm theo
Yếu tố nguy cơ Bệnh nhân (n=116) Tỷ lệ %
15
Sử dụng steroid 24 20,7
Lạm dụng rượu 80 69,0
Nghiện thuốc lá 68 58,6
Rối loạn lipid máu 40 34,5
Tăng đường huyết 5 4,3
Gút và tăng acid uric 27 23,3
Béo phì 6 5,2
Tăng huyết áp 12 10,3
Lupus ban đỏ hệ thống 4 3,4
Bệnh gan 29 25,0
- Liều/ lượng dùng steroid, rượu, thuốc lá: 70,8% bệnh nhân dùng steroid
với tổng liều >2.000mg. 96,2% bệnh nhân nghiện rượu tiêu thụ lượng rượu
trung bình/ tuần >1.300ml. 45,6 % hút thuốc lá từ 10 đến <20 bao - năm.
3.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học
Bảng 3.16. Phân bố theo giai đoạn bệnh dựa vào chẩn đoán hình ảnh
Giai đoạn
(theo ARCO)
Chỏm xương đùi Tỷ lệ %
Thời gian phát hiện bệnh

trung bình (tháng)
I 39 18,1 0,5 ± 1,20
II 36 16,7 4,7 ± 6,31
III 98 45,6 8,5 ± 8,65
IV 42 19,5 28,3 ± 33,23
Tổng 215 100,0 10,3 ± 18.45
3.3.1. Đặc điểm Xquang thường quy hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Bảng 3.17. Tổn thương trên Xquang giai đoạn II (theo ARCO)
Dấu hiệu Chỏm xương đùi (n=36) Tỷ lệ %
Loãng xương khu trú 19 52,8
Ổ khuyết xương 30 83,3
Đặc xương một vùng 23 63,9
Đặc xương + ổ khuyết xương 19 52,8
16
Bảng 3.18. Tổn thương trên Xquang giai đoạn III (theo ARCO)
Dấu hiệu
Chỏm xương đùi
(n = 98)
Tỷ lệ %
Ổ khuyết xương + đặc xương CXĐ 76 77,6
Gãy xương dưới sụn (dấu hiệu hình liềm) 34 34,7
Xẹp một vùng/ Dấu hiệu hình bậc thang 54 55,1
Xẹp chỏm toàn bộ 24 24,5
- Tổn thương trên Xquang giai đoạn IV (theo ARCO): 100% có xẹp
CXĐ và thoái hoá khớp háng, trong đó: 64,3% có hẹp khe khớp, 61,9% có
gai xương. 52,4% có ổ cối bị phá huỷ và bán trật khớp háng.
3.3.2. Đặc điểm cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Bảng 3.20. Các hình ảnh tổn thương trên cộng hưởng từ theo giai đoạn
Giai đoạn
(ARCO)

Hình ảnh
Giai đoạn sớm
(n=75)
Giai đoạn muộn
(n=140)
p
I II Tổng III IV Tổng
Dải giảm tín CXĐ 34 24 58 28 2 48
p<0,05
% 87,2 66,7 77,3 28,6 4,8 21,4
Vùng giảm tín
hiệu (T1W)
CXĐ 5 12 17 70 40 110
p<0,05
% 12,8 33,3 22,7 71,4 95,2 78,6
Đường đôi CXĐ 36 35 71 89 40 129
p>0,05
% 92,3 97,2 94,7 90,8 95,2 92,1
Phù tuỷ
CXĐ 10 22 32 89 35 124
p<0,05
% 25,6 61,1 42,7 90,8 83,3 88,6
Tràn dịch
khớp háng
CXĐ 19 26 45 93 37 130
p<0,05
% 48,7 72,2 60,0 94,9 88,1 92,9
* Nhận xét: Hình ảnh dải giảm tín hiệu trên T1W gặp tỷ lệ giảm dần,
ngược lại vùng giảm tín hiệu gặp tỷ lệ tăng dần theo giai đoạn bệnh.
Bảng 3.21. Hình ảnh tổn thương tuỷ xương trên T1W theo giai đoạn

Giai đoạn
(ARCO)
Giai đoạn sớm
(n=75)
Giai đoạn muộn
(n=140)
17
I II Tổng III IV Tổng
Sát với mặt dưới

sụn CXĐ
CXĐ 5 9 14 35 11 46
p>0,05
% 12,8 25,0 18,7 35,7 26,1 32,9
Không đồng nhất
ở cổ và CXĐ
CXĐ 0 3 3 35 29 64
p<0,05
% 0,0 8,3 4,0 35,7 69,1 45,7
Hình vòng nhẫn
CXĐ 28 20 48 10 0 10
p<0,05
% 71,8 55,6 64,0 10,2 0,0 7,1
Hình dải băng vắt
ngang ở cổ, CXĐ
CXĐ 6 4 10 18 2 20
p>0,05
% 15,4 11,1 13,3 18,4 4,8 14,2
* Nhận xét: Dải giảm tín hiệu hình vòng nhẫn gặp nhiều ở giai đoạn sớm.
Bảng 3.24. Phân lớp tổn thương trên cộng hưởng từ theo Mitchell

Giai đoạn
Lớp
Giai đoạn sớm (n=75) Giai đoạn muộn (n=140) p
I II Tổng III IV Tổng
A
CXĐ 30 24 54 17 0 17
p<0,05
% 76,9 66,7 72,0 17,3 0,0 12,1
B
CXĐ 3 4 7 7 0 7
p>0,05
% 7,7 11,1 9,3 7,1 0,0 5,0
C
CXĐ 5 6 11 27 7 34
p>0,05
% 12,8 16,7 14,7 25,5 16,7 24,3
D
CXĐ 1 2 3 47 35 82
p<0,05
% 2,6 5,6 4,0 48,0 83,3 58,6
* Nhận xét: Phân lớp A và D có liên quan đến giai đoạn bệnh với p<0,05.
3.3.3. Đặc điểm mô bệnh học hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Bảng 3.26. Các dấu hiệu tổn thương vi thể
Dạng tổn thương Số CXĐ Tỷ lệ %
Phù tuỷ 22 73,3
Dạng thoái hóa 28 93,3
Huyết khối động mạch 0 0
Tủy nghèo hoặc không tế bào 19 63,3
Thực bào sắc tố 16 53,3
18

Dạng mô
hạt
Tăng sinh mạch/ dày vách mạch 21 70,0
Tăng sinh tế bào nội mô 17 56,7
Mô xơ tăng sinh lan tỏa 9 30,0
Tổn
thương tại
bè xương
Bè xương chết 30 100,0
Tăng hủy cốt bào 2 6,7
Gãy xương dưới sụn 12 40,0
Dày bè xương 16 53,3
Mảnh xương chết/sụn trong bao khớp 0 0
Tổn Giảm các sợi chun 10 33,3
Thoái hóa một phần sụn khớp 9 30,0
Bảng 3.27. Các tổn thương mô bệnh học theo giai đoạn (theo Peter B.)
Tổn thương
Giai đoạn Tổng
(n=30)
I II III IV
Tuỷ
xương
Phù tuỷ 4 7 2 9 22
Nhồi máu (hoại tử) 9 9 2 10 30
Dạng mô hạt 2 7 2 10 21

xương
Bè xương chết 9 9 2 10 30
Tăng hủy cốt bào 0 0 0 2 2
Gãy xương dưới sụn 0 0 2 10 12

Dày bè xương 0 4 2 10 16
Giảm các sợi chun 0 0 0 10 10
Thoái hóa một phần sụn khớp 0 0 0 9 9
3.3.4. Đối chiếu lâm sàng, Xquang, cộng hưởng từ và mô bệnh học
Biểu đồ 3.8. Đối chiếu đau khớp háng với diện tổn thương ở giai đoạn sớm
19
* Nhận xét: 83,3% khớp háng không đau có diện tổn thương hoại tử trên
CHT <15% CXĐ. 70% khớp háng đau có diện hoại tử >30% CXĐ.
Bảng 3.29. Đối chiếu mức độ đau khớp háng với phân lớp tổn thương
Mức độ đau
Tổn thương
Không đau Nhẹ- trung bình Nặng
p
CXĐ % CXĐ % CXĐ %
Lớp A 30 73,2 19 39,6 22 17,5 p<0,05
Lớp B 4 9,76 4 8,3 6 4,8 p>0,05
Lớp C 5 12,2 7 14,6 33 26,2 p>0,05
Lớp D 2 4,9 18 37,5 65 51,6 p<0,05
* Nhận xét: Phân lớp A và D có liên quan rõ với đau khớp háng (p<0,05).
Bảng 3.30. Đối chiếu mức độ đau khớp háng với tổn thương thường gặp
trên cộng hưởng từ
Mức độ đau
Không đau Nhẹ- trung bình Nặng
CXĐ % CXĐ % CXĐ %
Đường
đôi
Có 37 90,2 45 93,8 118 93,7
p>0,05
Không 4 9,8 3 6,3 8 6,4
Phù tuỷ Có 8 19,5 36 75,0 112 88,9

Không 33 80,5 12 25,0 14 11,1
Tràn
dịch
Có 20 48,8 38 79,2 117 92,9
p<0,05
Không 21 51,2 10 20,8 9 7,1
* Nhận xét: Phù tuỷ, tràn dịch có liên quan rõ tới mức độ đau khớp háng.
Bảng 3.31. Đối chiếu tổn thương gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm với
đau khớp háng và thời gian bị bệnh trên lâm sàng
Khớp háng Không đau Đau
CXĐ % CXĐ %
Gãy xương dưới
sụn
1 2,5 39 97,5 8,36 ± 8,1 p<0,01
Xẹp chỏm 2 1,7 118 98,3 15,48 ± 22,8 p<0,01
20
* Nhận xét: Gãy xương dưới sụn và xẹp CXĐ có liên quan rõ tới đau khớp
háng (p<0,01 - Fisher's exact ).
Bảng 3.32. Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên mô bệnh học với các
giai đoạn bệnh (theo ARCO)
Giai đoạn
Tổn thương
I (n=7) II (n=7) III (n=9) IV (n=7)
CXĐ % CXĐ % CXĐ % CXĐ %
Phù tuỷ (n=22) 4 57,1 4 57,1 8 88,9 6 85,7
Nhồi máu (n=30) 7 100,0 7 100,0 9 100,0 7 100,0
Dạng mô hạt (n=21) 1 14,3 5 71,4 8 88,9 7 100,0
Tại bè xương (n=30) 7 100,0 7 100,0 9 100,0 7 100,0
Tại sụn khớp (n=10) 0 0 0 0 3 33,3 7 100,0
* Nhận xét: 100% CXĐ đều có nhồi máu và tổn thương tại bè xương.

Bảng 3.33. Đối chiếu dạng tổn thương tuỷ xương trên T1W và tổn
thương tuỷ xương trên mô bệnh học
Mô bệnh học
Dạng tổn thương (T1W)
Phù tuỷ
(n=22)
Nhồi máu
(n=30)
Mô hạt
(n=21)
Tổng
(n=30)
Vùng giảm tín hiệu liền sát với mặt
dưới sụn CXĐ
7 9 6 9
Vùng giảm tín hiệu không đồng
nhất ở cổ và CXĐ
8 9 9 9
Dải giảm tín hiệu hình vòng nhẫn 5 9 5 9
Dải giảm tín hiệu hình dải băng vắt
ngang ở cổ, CXĐ
2 3 1 3
* Nhận xét: 100% các dạng tổn thương trên CHT đều có nhồi máu trên mô
bệnh học. Phù tuỷ và dạng mô hạt gặp ở tất cả các dạng tổn thương tuỷ.
Bảng 3.34. Đối chiếu các tổn thương đặc hiệu ở giai đoạn sớm trên
cộng hưởng từ với mô bệnh học
Mô bệnh học
CHT
Phù tuỷ Nhồi máu
Bè xương

chết
Tổng
Dải/ Vùng giảm tín hiệu (T1W) 8 14 14 14
21
Dấu hiệu đường đôi (T2W) 8 14 14 14
*Nhận xét: Tất cả CXĐ có hình ảnh đặc hiệu của HTVKCXĐ trên CHT,
đều có biểu hiện nhồi máu (hoại tử) và có bè xương chết trên mô bệnh học.
Bảng 3.35. So sánh độ phát hiện tổn thương trên Xquang và cộng
hưởng từ
Tổn thương
CHT
Tổng
+ ─
Xquang
+ 176 0 56
─ 39 17 176
Tổng 215 17 232
* Nhận xét: So với CHT, Xquang chỉ phát hiện được 176/215 CXĐ có tổn
thương, với độ nhạy 81,8%.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm về tuổi và giới: Trong số 116 bệnh nhân có 87,9% bệnh
nhân là nam giới. Nhóm tuổi thường gặp đang trong độ tuổi lao động (từ
30 - 59) chiếm 81,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với
các nghiên cứu của Lan Anh, Huỳnh Văn Khoa, Michael, Min và Jeanne
- Đặc điểm chẩn đoán của tuyến trước: Chỉ có 4 bệnh nhân (4,3%) được
chẩn đoán đúng đều đã ở giai đoạn muộn. Nghiên cứu đã cho thấy do các
bác sỹ không biết hoặc không nghĩ tới bệnh HTVKCXĐ dẫn đến chẩn
đoán sai và điều trị không đúng, đã là yếu tố góp phần làm bệnh nặng thêm
nên bệnh nhân thường đã ở giai đoạn muộn khi đi đến tuyến cuối cùng.

4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Trong số 116 bệnh nhân có 215 CXĐ bị bệnh. Nghiên cứu của chúng
tôi có 85,3% bệnh nhân (99/116) bị bệnh ở cả hai bên CXĐ, khoảng thời
gian bị bệnh trung bình giữa hai CXĐ là 7,43 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân có
CXĐ thứ hai bị bệnh sau CXĐ thứ nhất <6 tháng là 54,6%, từ 6-12 tháng
22
là 33,3%. Theo McGrory có 80% bệnh nhân bị hoại tử ở cả hai bên CXĐ.
Tổn thương CXĐ thứ hai có thể xuất hiện sau 1 vài tháng đến >1 năm hoặc
lâu hơn ở những bệnh nhân đã bị hoại tử một bên CXĐ. Do vậy cần có chế
độ theo dõi phát hiện bệnh sớm cho những người đã bị bệnh ở 1 bên CXĐ.
4.2.1. Triệu chứng đau khớp háng trên lâm sàng
Chúng tôi thấy có 174/215 khớp háng (80,9%) có triệu chứng đau
trên lâm sàng. Đau khớp háng thường xuất hiện đột ngột, liên tục (56,3%).
Như vậy có 19,1% CXĐ bị hoại tử nhưng không có đau trên lâm sàng,
thường được phát hiện khi bệnh nhân đến khám vì tổn thương CXĐ bên
đối diện. John gặp 67% CXĐ bị bệnh tiến triển đến giai đoạn gãy xương
dưới sụn, xẹp chỏm mà không có triệu chứng lâm sàng. Như vậy
HTVKCXĐ không phải luôn luôn có đau.
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng theo giai đoạn bệnh
- Triệu chứng nổi bật của HTVKCXĐ là đau khớp háng với tính chất cơ
học nhưng đau tăng về đêm (tỷ lệ này tăng dần theo giai đoạn bệnh). Vận
động nghịch thường là kiểu hạn chế vận động khớp háng đặc trưng của
bệnh (tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn toàn phát). 50,7% bệnh nhân ở giai đoạn
khởi phát không có đau khớp háng. Giai đoạn biến chứng có 81% khớp
háng hạn chế tất cả các động tác, 100% hạn chế động tác dạng và xoay.
- Thay đổi dáng đi của bệnh nhân là biểu hiện rất hay gặp ở các bệnh nhân
HTVKCXĐ, 100% bệnh nhân ở giai đoạn toàn phát và biến chứng có dáng
đi khập khiễng. Ngắn chi là biểu hiện biến chứng đặc trưng của bệnh và
thường xuất hiện khi có tổn thương rõ trên chẩn đoán hình ảnh (69,8%).
4.2.3. Đánh giá mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng

Thang điểm Merl d'Aubigne có từ 1 đến 6 điểm, mức độ bệnh càng
nặng khi mức điểm càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang điểm
trung bình về mức độ đau khớp háng là thấp nhất (3,5 điểm). Tỷ lệ đau và
hạn chế vận động khớp háng mức độ nặng đều cao nhất (58,6% và 49,8%).
4.3. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh
23
- Chúng tôi gặp 20,7% bệnh nhân có tiền sử dùng steroid. 69% bệnh nhân
nghiện rượu. 58,6% bệnh nhân nghiện thuốc lá. Có mối liên quan giữa tỷ
lệ mắc bệnh với tổng liều steroid và lượng rượu uống trung bình (p<0,05):
70,8% bệnh nhân có tổng liều dùng steroid >2.000mg và có 96,2% bệnh
nhân uống >1.300ml rượu tương đương với >390ml cồn tuyệt đối/tuần.
Nghiên cứu của Michael và Mont cho thấy khi dùng steroid với liều
>2.000mg trong 2- 3 tháng thì có nguy cơ bị hoại tử xương và khẳng định:
Nghiện rượu là yếu tố nguy cơ cao đối với HTVKCXĐ. Michael thấy rằng
nếu uống thường xuyên >400ml cồn/tuần thì có nguy cơ bị bệnh cao.
- Rối loạn lipid máu được coi là yếu tố nguy cơ của HTVKCXĐ. Chúng tôi
gặp 34,5% bệnh nhân rối loạn lipid máu. Lan Anh gặp 47,3%, Moskal gặp
20,8% bệnh nhân có tăng cholesterol máu. Rượu và steroid là các tác nhân
làm rối loạn chuyển hoá đặc biệt là rối loạn chuyển hoá lipid. Do vậy mà ở
các bệnh nhân có tiền sử dùng steroid, nghiện rượu thường có các bệnh lý
phối hợp như rối loạn lipid máu, bệnh lý tại gan, gút/ tăng acid uric máu
4.4. Đặc điểm về chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học hoại tử vô khuẩn
chỏm xương đùi
Trong số 215 CXĐ bị bệnh được chia thành 4 giai đoạn theo ARCO
thì giai đoạn III của bệnh có tỷ lệ cao nhất (45,6 % - 98 CXĐ), giai đoạn I
có 36 CXĐ (trên Xquang không phát hiện được). Giai đoạn I-II được cho
là giai đoạn sớm của bệnh, giai đoạn III-IV là giai đoạn muộn của bệnh.
4.4.1. Đặc điểm tổn thương trên phim X quang thường quy
♣ Đặc điểm tổn thương ở giai đoạn II (theo ARCO)
- Trên Xquang các CXĐ vẫn có cấu trúc hình cầu, bờ viền chỏm không

thay đổi. Dấu hiệu tổn thương là sự biến đổi bè xương bên trong CXĐ
(bảng 3.17). Hình ảnh thường gặp là ổ khuyết xương (83,3%), đặc xương
một vùng (63,9%), đặc xương phối hợp với ổ khuyết xương (52,8%).
♣ Đặc điểm tổn thương giai đoạn III-IV (theo ARCO)
- Trên Xquang, giai đoạn III của bệnh xuất hiện hình ảnh đặc hiệu giúp
chẩn đoán xác định bệnh đó là dấu hiệu gãy xương dưới sụn và xẹp CXĐ.
24
- Tổn thương đặc trưng của bệnh ở giai đoạn IV là 100% CXĐ đều bị xẹp
(xẹp một vùng hay toàn bộ chỏm) và có dấu hiệu thoái hoá khớp háng. Các
tổn thương của bệnh ở giai đoạn này đều thấy rõ trên phim Xquang.
4.4.2. Đặc điểm tổn thương trên phim cộng hưởng từ
♣ Đặc điểm các tổn thương đặc trưng theo các giai đoạn bệnh
- Trên T1W, hình ảnh dải giảm tín hiệu gặp tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn I
(87,1%), trong khi giai đoạn IV chỉ gặp 4,7%. Ngược lại vùng giảm tín
hiệu có tỷ lệ tăng dần và giai đoạn IV có tỷ lệ cao nhất (95,2%). Chứng tỏ
dải giảm tín hiệu thường có ở giai đoạn sớm của bệnh, còn vùng giảm tín
hiệu là biểu hiện tổn thương đã lan rộng nên hay gặp ở giai đoạn muộn.
- Dấu hiệu đường đôi gặp nhiều nhất, chiếm tỷ lệ >90% ở tất cả các giai
đoạn bệnh. Theo Michael, William dấu hiệu đường đôi là hình ảnh đặc
hiệu cho hoại tử xương trên CHT và thường gặp với tỷ lệ 80%.
- Phù tuỷ xương là dấu hiệu thường gặp tuy nhiên không phải là hình ảnh
đặc hiệu của bệnh. chúng tôi gặp tỷ lệ phù tuỷ xương cao nhất ở giai đoạn
III chiếm 90,8%. Kim YM gặp 88,3% CXĐ phù tuỷ xương ở giai đoạn III.
- Tràn dịch khớp háng: Có 81,4% khớp háng có tràn dịch, trong đó giai
đoạn III chiếm tỷ lệ cao nhất (94,9%). Giai đoạn I có tỷ lệ thấp nhất
(48,7%). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Huang
và cộng sự: Tràn dịch khớp háng gặp nhiều nhất ở giai đoạn III của bệnh.
- Hình ảnh tổn thương tuỷ xương cơ bản trên T1W : 64% CXĐ ở giai đoạn
I - II có dạng dải giảm tín hiệu hình vòng nhẫn, giai đoạn IV không có
hình dạng tổn thương này. Ngược lại vùng giảm tín hiệu không đồng nhất

ở cổ và CXĐ chiếm tỷ lệ 69,1% ở giai đoạn IV và không có ở giai đoạn I.
♣ Diện tổn thương hoại tử CXĐ ở giai đoạn sớm (I-II)
Chúng tôi thấy trên CHT, giai đoạn I của bệnh vùng hoại tử chiếm
15%-30% diện CXĐ gặp tỷ lệ cao nhất là 46,2%, và có 20,5% CXĐ có
vùng hoại tử >30%. Giai đoạn II gặp 61,1% vùng hoại tử >30%. Theo
Sebastian có mối liên quan chặt chẽ giữa kích cỡ vùng hoại tử CXĐ với sự
tiến triển của gãy xương dưới sụn và xẹp CXĐ.
♣ Một số tổn thương trên CHT ở giai đoạn III - IV
25

×