Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

So sánh cấu trúc danh ngữ tiếng hán hiện đại với cấu trúc danh ngữ tiếng việt hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG

SO SÁNH CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG
HÁN HIỆN ĐẠI
VỚI CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG VIỆT
HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG

SO SÁNH CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG HÁN
HIỆN ĐẠI
VỚI CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN
ĐẠI
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh
MSCN: 5.04.27


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học :
TS. NGUYỄN VĂN BẰNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

01

2. Mục đích nghiên cứu

02

3. Lịch sử vấn đề

02

4. Phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

19

5. Phương pháp nghiên cứu


19

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

19

7. Bố cục của luận văn

20

CHƯƠNG I : CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

21

I. Các kiểu cấu trúc của danh ngữ tiếng Hán hiện đại

21

II. Cấu trúc danh ngữ tiếng Hán hiện đại loại quan hệ chính phụ 23
1. Trung tâm

23

2. Định ngữ

27

3. Tác dụng ngữ pháp của tác tử “的”(de) trong kết cấu

32


chính phụ của danh ngữ tiếng Hán hiện đại.
III. Chức năng cú pháp của danh ngữ tiếng Hán hiện đại

38

CHƯƠNG II: CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

40

I. Các thành tố cấu tạo danh ngữ tiếng Việt

40

1.Trung tâm của danh ngữ.

40

2. Thành tố phụ

51

II.Các kiểu cấu trúc của danh ngữ tiếng Việt hiện đại

61

III. Vị trí của các thành tố hay là vấn đề trật tự từ của danh ngữ

62


1.Vị trí của các thành tố phụ đứng trước danh từ trung tâm 63
2.Vị trí của các thành tố phụ đứng sau trung tâm danh

64

ngữ (định ngữ)
IV. Chức năng cú pháp của danh ngữ tiếng Việt hiện đại
3

65


CHƯƠNG III: SO SÁNH CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG HÁN HIỆN
ĐẠI VỚI CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN
ĐẠI

68

I.Vài nét về lịch sử quan hệ ngơn ngữ và văn hóa giữa hai dân tộc

68

Hán Việt.
II. So sánh cấu trúc danh ngữ giữa tiếng Hán với tiếng Việt hiện đại
(loại quan hệ chính phụ)

71

1. Đối chiếu về phương thức cấu trúc danh ngữ giữa tiếng Hán 71
với tiếng Việt

2. Đối chiếu cấu trúc danh ngữ có quan hệ chính phụ giữa

76

tiếng Hán và tiếng Việt
3. Đối chiếu về chức năng ngữ pháp
CHƯƠNG IV: PHÂN BIỆT DANH NGỮ VỚI CẤU TRÚC

86
92

ĐỀ- THUYẾT TRONG TIẾNG VIỆT
I.Tình trạng nhầm lẫn danh ngữ với cấu trúc Đề Thuyết trong tiếng

92

Việt hiện nay.
II. Lí do của sự nhầm lẫn
III. Một số biện pháp phân biệt danh ngữ với cấu trúc Đề Thuyết
trong tiếng Việt
1. Những từ ngữ kết hợp, ký hiệu đánh dấu danh ngữ
2. Một số căn cứ chủ yếu để phân biệt danh ngữ với cấu trúc
Đề-Thuyết trong tiếng Việt
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

95
99
100

101
106
111
129

4


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại đều là những ngơn ngữ thuộc
loại hình đơn lập, tuy khác nhau về nguồn gốc. Trong lịch sử, do các
quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa của hai dân tộc Việt và Hán, sự
tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại diễn ra thường xuyên.
Ngày nay sự tiếp xúc ngôn ngữ ấy vẫn tiếp tục diễn ra. Nhờ mối
bang giao toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát
triển, việc học tập và nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại
đang trở thành nhu cầu. Do yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu
này, việc đối chiếu tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại được nhiều
người quan tâm.
Nhờ quá trình học cao học chun ngành Ngơn ngữ học so sánh,
tơi có ý định đối chiếu một hiện tượng của tiếng Hán hiện đại và
tiếng Việt. Nhưng tìm kiếm một đề tài nào phù hợp thì khơng dễ chút
nào, nhất là đối với chúng tôi -những học viên cao học đang “vất vả”
tiếp thu khối lượng kiến thức ngôn ngữ học khá đồ sộ, qua các bài
giảng và những tập giáo trình dày đặc.
Đọc cơng trình “Tiếng Việt, Sơ thảo Ngữ pháp chức năng”
của Giáo sư Cao Xuân Hạo [NXB Giáo dục, 2004, trang 141] tôi gặp
một nhận định rất thú vị “Trong tiếng Trung Quốc, một cấu trúc Đề
Thuyết như “tianqi hao” (thời tiết tốt) có thể được phân biệt với một

danh ngữ như “hao tianqi” (thời tiết tốt) nhờ vào trật tự của từ ngữ,
chứ trong tiếng Việt, đến cả phương diện này cũng khơng dùng
được”. Như vậy có nghĩa là, danh ngữ của tiếng Hán hiện đại và
5


tiếng Việt có những điểm khác nhau, trước hết là khác nhau về trật
tự từ. Do đó tơi chú ý tìm đọc những tài liệu nói về đề tài này, vừa
để mở mang hiểu biết vừa để tìm kiếm và xác định vấn đề nghiên
cứu.
Từ đó, tơi quyết định chọn đề tài luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
học so sánh của mình là: “So sánh cấu trúc danh ngữ tiếng Hán
hiện đại với cấu trúc danh ngữ tiếng Việt hiện đại”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đối chiếu cấu trúc danh ngữ tiếng Hán hiện đại với cấu trúc
danh ngữ tiếng Việt hiện đại, luận văn sẽ trình bày sự khác nhau cơ
bản về trật tự từ trong cấu trúc cú pháp của danh ngữ tiếng Việt và
tiếng Hán hiện đại. Trên cơ sở đó, phân biệt cấu trúc cú pháp của
danh ngữ và cấu trúc Đề – Thuyết của tiếng Việt.
3. Lịch sử vấn đề
a. Khái niệm danh ngữ
Ferdinand de Saussure đã viết: “…trong lời nói, các từ được
kết lại với nhau và do sự nối tiếp nhau của các từ mà có những mối
quan hệ hình thành trên cơ sở tính hình tuyến của ngơn ngữ…
Những kết hợp dựa trên sự nối tiếp đó có thể gọi là những ngữ
đoạn (syntagmes)” [Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, NXBKHXH,
1973, tr.213]. Như vậy danh ngữ trước hết là ngữ đoạn được hình
thành trong hoạt động ngơn ngữ. Tuy nhiên cách miêu tả và giải
thích về danh ngữ của ngữ pháp cấu trúc luận và ngữ pháp hình
thức nói chung thì đây chỉ là cụm danh từ hay là một “groupe de

noms”, một “noun phrase” mà thôi. Những định nghĩa này không nói
đến các thuộc tính ngữ pháp và ngữ nghĩa của loại đơn vị cấu trúc
này của ngôn ngữ. Sách tiếng Việt (ngữ pháp lớp 6) cũng ghi: “Cụm
6


danh từ là tổ hợp gồm nhiều từ, có danh từ làm thành tố chính, định
ngữ làm thành tố phụ sau, phụ ngữ làm thành tố phụ trước [Tiếng
Việt lớp 6, NXB Giáo dục,1996,tr.65]. Đúng như nhận xét của giáo
sư Cao Xn Hạo khi ơng nói về “cụm từ và ngữ đoạn” : “Trong
ngơn ngữ học cổ điển có một khái niệm rất quen dùng nhưng lại
hồn tồn vơ nghĩa và làm thành một lệ ngoại hết sức lạc lõng trong
hệ thống chung của các khái niệm ngôn ngữ học. Đó là khái niệm từ
tổ (hay cụm từ)- word group, phrase, groupe lexical, thường được
định nghĩa một cách hiển ngôn hay hàm ẩn là một tổ hợp gồm hai từ
trở lên” [Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB
Giáo dục, 2003, tr.347]
Xét trên bình diện biểu hiện, câu diễn đạt một “quá trình” thành
một cấu trúc nghĩa bao gồm hai yếu tố: một là bản thân quá trình
tức là nội dung nghĩa, là sự tình và hai là các tham tố. L.Tesnière,
nhà ngôn ngữ học Pháp (TK XX) cho rằng: “cấu trúc cú pháp của
câu xoay quanh vị từ và các diễn tố làm bổ ngữ cho nó. Mỗi vị từ
biểu hiện “một màn kịch nhỏ”, nó có một diễn trị riêng (valence),
được thể hiện trong số lượng các diễn tố của nó” [Cao Xuân Hạo,
Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXBGD, 2004, tr.82].
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng “ danh ngữ là ngữ đoạn
chuyên biểu hiện các tham tố của sự tình” [Ngữ đoạn và từ loại,
Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm, do Cao Xuân
Hạo chủ biên, NXBGD, 2005, tr.74].
Chẳng hạn: (1) Ông ấy đi khám sức khỏe.

Trong câu này có hai danh ngữ là ơng ấy biểu hiện tham tố
chủ thể của hành động đi, sức khỏe biểu hiện tham tố đối thể của
hành động khám.
7


Do chức năng biểu hiện tham tố của sự tình mà danh ngữ có thể
đảm đương các chức năng cú pháp trong câu như làm Đề của câu,
làm Thuyết của câu, làm trung tâm của một danh ngữ lớn hơn, làm
tiểu Đề hoặc tiểu Thuyết trong một tiểu cú và cịn có thể làm phụ
ngữ trong một ngữ lớn hơn.
Dưới đây chúng tôi xin liệt kêø các vai nghĩa (các tham tố của sự
tình) của danh ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại:
1. Tác thể : Lan học tiếng Anh
小兰 学英语 ( Xiǎo lán xue yingyu)
2.Hành thể: Hắn đang ăn cơm
他 正吃饭 (tā zhèng chi fàn)
3. Động thể:

Nước chảy
水流着 (shuǐ líu zhe)
4. Lực: Phong cảnh này làm mê lịng người

这个风景 使人迷恋 (zhè gè fengjing shǐ rén míliàn)
5. Nghiệm thể: Chúng tơi đều u q đất nước của mình
我们 都热爱自己的国家 (wǒmen dōu rè ài zijǐ de guójiā)
6. Đương thể: Hịn đá này q đẹp

这块石头 真美啊! (zhè kuāi shítou
zhèn měi a)

7. Đối thể: Trâu ăn cỏ
水牛 吃 草

(shuǐníu chi cǎo)

8. Tạo thể: Cô bé Tiểu Anh viết văn
小英丫头写 文章 (Xiǎo Ying yātou xiě wénzhāng)
9. Tiếp thể: Anh ta tặng tôi một bó hoa tươi
8


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

他送 我 一束鲜花 (tā sōng wǒ yi shù xiānhuā)
10. Mục tiêu: Họ đang xem tivi
他们在看电视

(tāmen zài kàn diànshì)

11. Đích: Thầy giáo bước lên bục giảng
老师走上了讲台

(lǎoshi zǒu shàng le jiǎ

ngtái)
12. Nguồn:

- Cô ấy vay ngân hàng 100 triệu đồng

- 她借银行一亿块钱 (tā jie yínháng yi yi kuāi qían)

13. Công cụ: - Anh ta ăn cơm bằng đũa
他用筷子吃饭 ( tā ng kuaizi chi fàn)
14. Vị trí: - Loại thực vật này sinh trưởng nhiều ở vùng núi
这种植物多生长于山区
(zhè zhǒng zhíwù duō shengzhǎng yú shānqù)

15. Thời gian: - Thứ hai tuần sau bắt đầu học
下星期一 开始上课 ( xià xingqi yi kāishǐ shàng kè)
16. Liên đới: - Tôi cùng đi với anh
我跟你一起去 (wǒ gen nǐ yiqǐ qù)
17. Nguyên nhân: Anh ta phạm phải sai lầm chỉ vì món tiền này
他因为这点钱 犯了错误
(tā yinwei zhè diǎn qian fàn le c wù)
18. Mục đích: Họ hi sinh vì tổ quốc
9

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

他们为祖国牺牲 tāmen wèi zuguó xisheng)
19. Kết quả: - Nơi đây trở thành quê hương thứ hai của tơi
这儿成为了我的第二家乡

(zhèr chéngwéi le wǒ de dì èr jiā xiāng)

20. Phương thức: Cô ấy hát dân ca
她唱 民歌 (tā chàng mínge)
21. Nội dung: Thầy u cầu chúng tơi thảo luận vấn đề này
老师要求我们讨论这个问题
(lǎoshi yàoqíu wǒmen tǎolùn zhè ge wèntí)

22. Phương diện:- Đừng mất đi lịng tin
别失去信心 (bié shì qù xìnxin)
23. Lối đi: Chúng mình dạo bộ ven bờ hồ nhé!
咱们沿 湖边 散步吧 (zánmen yán húbian sànbù ba)
24. Người hưởng lợi: Nam sửa xe cho tôi
小南帮 我 修车 (Xiǎo nán bāng wǒ xiu che)
Nghĩa của danh ngữ là nghĩa “sự vật”, tức là chỉ những thực
thể tham gia vào cấu trúc tham tố của vị ngữ. Trung tâm của danh
ngữ là danh từ nên nghĩa của danh ngữ có thuộc tính ngữ pháp là:
tính xác định và tính khơng xác định.
Tính xác định của danh ngữ là chỉ rõ giới hạn ấy như thế nào
cho người nghe biết được chính xác điều nói trong câu là nói về ai,
về cái gì, nói trong phạm vi nào, điều kiện nào. Nếu danh ngữ khơng
đủ xác định thì người nghe có cảm nhận ngay về tính khơng trọn
vẹn của câu nói.
10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Những danh ngữ được đánh dấu là xác định khi đặt phía
trước danh từ đơn vị một một lượng từ hoặc một lượng ngữ, đặt
phía sau danh từ đơn vị một đại từ chỉ định: này, kia, đó, nọ, ấy, một
ngữ vị từ hay một cấu trúc Đề-Thuyết.
(2)

a. người con gái ấy
b. những sinh viên vừa mới tốt nghiệp

Ví dụ (2a) ấy là đại từ chỉ định, xác định danh ngữ người con
gái được nói đến ở phía trước, (2b) những sinh viên khơng phải là
một danh ngữ có tính xác định nhưng nhờ có phần sau vừa mới tốt
nghiệp mà danh ngữ này đã đủ tư cách là một danh ngữ có tính xác
định.
Tiếng Hán: a’. 那个小女孩儿 ( nà ge xiao nu háir)
b’. 刚毕业的学生 (gāng biye de xuesheng)
Tương tự trong tiếng Hán ví dụ (a’) 那 (đó) là đại từ chỉ định
đặt phía trước danh từ đơn vị để xác định rõ danh ngữ 小女孩儿
(người con gái). Ví dụ (b’) 刚毕业 (vừa tốt nghiệp) làm định ngữ xác
định rõ đó là 学生 (học sinh) nào.
Những danh ngữ được đánh dấu là không xác định khi đặt ở
phía trước danh từ đơn vị các lượng từ: một, vài, mươi, dăm, mấy
hoặc đặt phía sau đại từ chưa xác định: gì, nào.
(3) a. một ngơi nhà, mấy cái bát
b. cái gì (cũng đẹp), tấm nào (cũng xinh)
Trong ví dụ (a) một, mấy đều là những lượng từ đặt trước các

danh ngữ ngôi nhà, cái bát làm cho các danh ngữ này khơng có tính
11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

xác định. Hay những đại từ gì, nào trong ví dụ (b) đặt sau một danh
từ đơn vị cũng đánh dấu danh ngữ này chưa được xác định.
Tiếng Hán : a.一 所房子 yi suǒ fángzi,几个碗子 jǐ ge wǎnzi
b. 什么东西(都好) shénme dongxi (dōu hǎo)
Trong ví dụ (a) 一 (một), 几(mấy), (b) 什么 (gì) đều chỉ rõ tính
khơng xác định của các danh ngữ trên.
Cấu trúc cú pháp của danh ngữ có thể là: cấu trúc tối giản, có
thể là cấu trúc phát triển. Danh ngữ có cấu trúc cú pháp tối giản chỉ
có trung tâm. Trong tiếng Việt và tiếng Hán, danh từ khối và đại từ là
loại danh từ có thể tự làm danh ngữ.
(4)

a. Cơm nấu rồi
b. Mưa tạnh rồi.
c. Nó sửa xe
d. Cơ ấy vừa gọi điện cho tơi

Trong ví dụ (4a) cơm, (4b) mưa đều là danh từ khối tự làm

một danh ngữ, (4c) nó, (4d) tơi là những đại từ có thể tự làm danh
ngữ.
Tiếng Hán : a’. 饭做好了 fān zuo hǎo le
b’. 雨停了 yu tíng le
c’.他修车 tā xiu che
d’.她刚给我打电话 tā gāng gěi wǒ dǎ diànhua
Ví dụ (a’) 饭 cơm ,(b’) 雨 mưa là danh từ khối làm danh ngữ,
(c’) 他 anh ấy ,(d’) 我 tơi là những đại từ cũng có thể tự làm danh
ngữ.
12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Danh ngữ có cấu trúc cú pháp phát triển có trung tâm và các
thành tố phụ. Trung tâm của danh ngữ là danh từ bởi vì danh từ là
loại thực từ có thể tự mình làm thành một danh ngữ, làm trung tâm
của một danh ngữ. Có hai loại danh từ: danh từ đơn vị và danh từ
khối.
- Danh từ đơn vị: là loại danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các
thực thể, có thể được lượng hóa bằng một lượng ngữ, tức là có thể
đặt một lượng ngữ liền ngay trước nó.
(5)


a. hai con chó, ba cân táo
b. những kẻ lười biếng, mấy quyển sách…

Trong ví dụ trên danh từ đơn vị con, cân, kẻ, quyển là trung
tâm của danh ngữ.
Ở tiếng Hán: 两只狗 liang zhi gǒu (hai con chó),三头牛 san
tóu níu (ba con bò)ø, 几本书 jǐ běn shu (mấy quyển sách). Ba từ 只
(con), 头(con), 本(quyển) đều là danh từ đơn vị làm trung tâm của
danh ngữ.
Trong tiếng Việt, danh từ đơn vị thường làm từ trung tâm của
danh ngữ. Danh từ đơn vị khơng thể tự mình làm một danh ngữ, trừ
những trường hợp sau:
- Trong một cặp đề tương phản
(6)

Các cháu trong nhà trẻ đứa (thì) nằm, đứa (thì) ngồi

- Khi làm bổ ngữ trong những vị ngữ có trung tâm là: có, tính, kể,
đếm hoặc làm bổ ngữ chỉ kết quả có vị ngữ thành đứng trước.
(7) có chuyện là, tính kí hay tính chục, đóng thành bộ, đổ
thành đống, rau kể mớ, đếm chục…
13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Trong tiếng Hán, danh từ đơn vị (tiếng Hán cịn gọi là lượng
từ) khơng thể tự mình làm một danh ngữ vì tiếng Hán hiện đại có số
lượng danh từ khối phát triển nhiều, địi hỏi nhiều danh từ đơn vị đi
kèm, để xác định loại thể.
- Danh từ khối: là loại danh từ không thể được lượng hóa bằng một
lượng ngữ, tức là khơng thể đặt một lượng ngữ liền ngay trước nó.
Nói một cách khác nó là danh từ khơng đếm được, do bản thân ý
nghĩa của chúng cho nên khơng có khả năng kết hợp với số từ.
Danh từ khối của tiếng Việt và tiếng Hán có đặc điểm tương đồng
là khơng kết hợp với số từ, chỉ có thể đi với lượng ngữ khơng bao
hàm số như : nhiều, ít, bao nhiêu, tất cả …
(8) nhiều thịt, ít rau, bao nhiêu tiền
(一)些 肉 yi xie rou,(一)点 菜 yi diǎn cai,多少 钱

duō shao

qian.
Các danh từ khối thịt, rau, tiền hay 肉 thịt, 菜 rau,钱

tiền

trong ví dụ (8) đều đi với một lượng ngữ không
bao hàm số.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, một số danh từ khối có chức
năng như danh từ đơn vị :
(9)

a. một cái xe


một xe dưa hấu 一车西瓜 yiche

xigua
b.một cái bàn

một bàn thức ăn 一桌菜 yi zhuō cai

Ta thấy những danh từ xe, bàn này vốn là danh từ khối chỉ
chủng loại

đã chuyển sang đơn vị đo lường hoặc chỉ quan hệ
14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

chuyển sang chỉ cá thể. Tiếng Hán 车 xe (a) , 桌 bàn (b) cũng tương
tự như thế.
Trong tiếng Hán, danh từ khối thường làm trung tâm của một
danh ngữ, vì đặc điểm nổi bật của tiếng Hán hiện đại là danh từ đơn
vị (danh từ loại thể) phát triển, đi kèm với danh từ khối, nhưng
không trực tiếp kết hợp với định ngữ bởi những qui tắc chặt chẽ về
trật tự từ. Chẳng hạn:

(10) 一本好书 thứ tự của nó là “một quyển hay sách” , nếu bỏ
từ 书 (sách) đi, khơng thể nói là 一本好
Khác với tiếng Hán, tiếng Việt được dịch là “một quyển sách
hay”. Đương nhiên danh từ đơn vị “quyển” là danh từ trung tâm,
danh từ khối “sách” và tính từ “hay” đều là định ngữ, bổ nghĩa cho
“quyển”.
Sự khác biệt này rất tinh tế, vì vậy cơng việc so sánh, đối
chiếu cấu trúc danh ngữ giữa hai ngôn ngữ này phải thận trọng,
nhưng chính vì thế, đây là cơng việc có nhiều hứng thú. Trong các
chương I và II của luận văn sẽ bàn về cấu trúc cú pháp của danh
ngữ tiếng Việt và tiếng Hán nhiều hơn.
b. Vấn đề danh ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán trong các tài
liệu khoa học hiện nay.
Người đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ về danh ngữ
tiếng Việt là ông Lê Văn Lý, trong bài “ Le parler Vietnamien” (do
Hương Anh xuất bản ở Paris) khi ơng nói tới khả năng kết hợp của
danh từ với các từ khác. Tiếp theo một nhà ngơn ngữ học nước
ngồi, M.B. Emeneau đưa ra một lược đồ miêu tả khả năng và vị trí
15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

kết hợp của danh từ với một số từ khác trong một cấu trúc gọi là thể

từ [Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar –NXB Berkerley
Los Angeles, 1951] .
Mãi đến năm 1960, ông Nguyễn Tài Cẩn, người đầu tiên kiến
giải danh ngữ là khái niệm để mô tả một phương diện ngữ pháp của
danh từ tiếng Việt; đồng thời với mơ hình danh ngữ phát triển, ơng
phác họa một cấu trúc ba thành phần và sự biến hóa của nó trong
hiện thực giao tiếp. Trong cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng-Từ
ghép-Đoản ngữ”, ông đã dành 43 trang nói về danh ngữ. Về khái
niệm, ơng viết: “ Ở tiếng Việt khi dùng danh từ để giữ một chức vụ
khác trong câu, thường thường người ta còn đặt thêm vào bên cạnh
nó một số thành tố phụ, để cùng nó tạo thành đoản ngữ, loại đoản
ngữ có danh từ làm trung tâm như thế- có thể gọi là danh ngữ…”
[trang 203-sđd]. Tiếp theo, ơng trình bày khá tỉ mỉ về cấu trúc của
danh ngữ, về thành tố trung tâm và các thành tố phụ (định tố). Trong
những ý kiến này có những phát hiện xác đáng và cũng có những
kiến giải cần bàn thêm.
Tuy nhiên về phân tích khái niệm “danh ngữ”, ý kiến của ông
Nguyễn Tài Cẩn không khác bao nhiêu so với cách lý giải của ông
Lê Văn Lý và M.B.Emeneau trong các thập kỷ trước. Theo hai nhà
ngôn ngữ Đinh Văn Đức và Kiều Châu trong bài Góp thêm đơi điều
vào việc nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt [NXB KHXH Hà Nội, 1988,
tr.129], đã nhận xét “Như vậy là từ Lê Văn Lý đến Nguyễn Tài Cẩn,
tuy xuất phát điểm có khác nhau, nhưng trên căn bản, các tác giả
đều coi danh ngữ như một tổ chức ngữ pháp hình thức (thuần túy)
và mọi cố gắng đều nhằm tới việc xác lập vị trí của các yếu tố trong
cái cấu trúc ngữ pháp bao quanh danh từ. Dù sao, mơ hình danh
16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

ngữ, theo đó chỉ là cách hình dung về sơ đồ kết hợp tự do của danh
từ theo quan sát riêng của từng tác giả, trong đó lấy việc sắp xếp
lớp từ phụ của danh từ theo trật tự cố định làm nguyên tắc căn bản.
Danh ngữ, cái cấu trúc ngữ pháp thuần túy ấy, lẽ ra cũng chỉ làm
đến cái phần trách nhiệm như vậy thôi. Tuy nhiên về sau này và
nhất là mấy năm gần đây, người ta bắt đầu dựa vào cái lược đồ
hình thức đó để triển khai thêm những suy nghĩ mới, lúc đầu cịn
gần, sau đó xa mãi… tới mức coi danh ngữ như một loại đối tượng
khả dĩ có thể khai thác được cả về mặt nghĩa học của câu”.
Theo chúng tôi, “những suy nghĩ mới” về danh ngữ trong tiếng
Việt, đó là sự miêu tả và phân tích khái niệm này theo quan điểm
ngữ pháp chức năng. Với những đặc trưng của tiếng Việt, ngữ pháp
chức năng giúp cho chúng ta một cách nhìn mới, đúng đắn và một
khả năng phân tích và miêu tả ngữ pháp tiếng Việt, tránh được
những sai sót mà các nhà ngữ pháp truyền thống đã làm trước đây.
Người “nổ phát súng” đầu tiên về vấn đề này là Cao Xuân Hạo. Đầu
năm 1991, ông công bố “Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng”,
quyển 1 do NXB Khoa học xã hội ấn hành, gồm có hai phần : dẫn
luận và câu trong tiếng Việt. Điều này chứng tỏ: đây là cơng trình
nghiên cứu rất công phu. Năm 1998, Cao Xuân Hạo cho xuất bản
thêm một cuốn sách có nhan đề là “Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm,
ngữ pháp, ngữ nghĩa” [NXBGD, 2003], có thể nói cuốn sách này nói
rất rõ về nhiều vấn đề quan trọng của tiếng Việt theo quan điểm ngữ

pháp chức năng.
Nội dung của cả hai cuốn sách là một thể thống nhất xoay
quanh vấn đề “câu trong tiếng Việt”, dạng câu phổ biến là câu có
cấu trúc Đề-Thuyết. Ơng phân tích cặn kẽ cơ sở lý luận và thực tiễn
17

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

của câu trong tiếng Việt, khác hẳn cách phân tích câu của các nhà
ngữ pháp truyền thống (câu chủ –vị). Đây là quan điểm rất mới, rất
phù hợp với đặc trưng ngữ pháp tiếng Việt. Hiểu câu như vậy,
chúng ta càng thấy rõ việc phân tích câu như ngữ pháp truyền thống
là sự gò ép, khiến cưỡng. Từ phân tích câu, ơng đi vào vấn đề ngữ
đoạn, vấn đề danh từ trong tiếng Việt … Có thể nói, đọc sách của
ơng, chúng ta thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng nói dân tộc mình.
Đánh giá về tầm vóc cơng trình nghiên cứu của Cao Xn Hạo
qua 2 cuốn sách này, Nguyễn Văn Hiệp đã viết trong “Lịch sử Việt
ngữ học” nhận xét về cuốn sách này như sau: “Phải thừa nhận rằng
cuốn sách của Cao Xuân Hạo đã mang lại một luồng gió mới cho cả
nền ngôn ngữ học nước nhà và hiện nay, những vấn đề mà cuốn
sách đặt ra vẫn đang còn là thời sự. Tuy nhiên, với khoảng cách 10
năm cũng có thể xem là tạm đủ để nêu lên những đóng góp cũng
như những gợi mở của cuốn sách” [Bài Lịch sử nghiên cứu cú pháp

tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2005, tr.244]. Hồng Văn Vân, một nhà
khoa học trẻ, trong cơng trình nghiên cứu làm luận án tiến sĩ tại
Khoa Ngơn ngữ đã dành hẳn 12 trang viết về “Cao Xuân Hạo và
tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng”. Sau khi điểm qua các nội
dung của cuốn sách, ông viết “Chúng ta có thể nói rằng “tiếng Việt,
sơ thảo ngữ pháp chức năng” là một cố gắng đầu tiên nhằm giải
quyết những vấn đề của ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm ngữ
pháp chức năng. Nó là một trong những chun khảo hiếm hoi có
giá trị cả về lí luận và thực tiễn, và nhìn chung, được giới Việt ngữ
trong nước và ngoài nước đánh giá cao.” [Ngữ pháp kinh nghiệm
của cú tiếng Việt, mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, NXB
Khoa học xã hội, 2002, tr.100].
18

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Sau này, dưới sự chủ biên của ơng, các cộng sự và học trị
của ơng, những nhà ngôn ngữ học trẻ, đã biên soạn hai công trình.
Thứ nhất là bài viết của Hồng Dũng và Bùi Mạnh Hùng về đề tài
“Những tri thức và kỹ năng tiếng Việt cần được dạy và học ở nhà
trường phổ thơng” được in trong đề án về Chương trình tiếng Việt ở
nhà trường phổ thông, do Hội ngôn ngữ học thành phố Hồ Chí Minh
ấn hành năm 2001. Thứ hai là bộ sách “Ngữ pháp chức năng tiếng

Việt” , gồm 2 quyển của các ơng Nguyễn Văn Bằng, Hồng Xn
Tâm, Bùi Tất Tươm, quyển 1 nói về “Câu trong tiếng Việt”, quyển 2
nói về “Ngữ đoạn và từ loại”, do NXB Giáo dục in, năm 1999 và
2005. Sách viết ngắn gọn và xúc tích, có tác dụng rất tốt đối với việc
bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt, giúp họ tiếp cận với những
thành tựu mới về khoa học ngữ pháp, khắc phục dần những sai sót
về lối dạy và học ngữ pháp truyền thống. Mặc dù, các tác giả của bộ
sách coi những tri thức được trình bày ở 2 quyển này có tính chất
“q độ” trong q trình đổi mới về quan điểm khoa học đối với tiếng
Việt, nhưng đây là những điều rất mới, thực sự khác biệt với ngữ
pháp truyền thống, nhưng rất sát với qui luật của tiếng Việt đích
thực.
Dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng, các cơng trình nghiên
cứu của giáo sư Cao Xuân Hạo và các tác giả trẻ đã phân tích một
cách khoa học, giàu tính hiện thực của tiếng Việt về các ngữ đoạn,
trong đó có vấn đề danh ngữ và cấu trúc của nó.
Về danh ngữ của tiếng Hán hiện đại, hầu hết sách ngữ pháp
tiếng Hán đều có quan niệm thống nhất về khái niệm, về kết cấu các
loại danh ngữ.
19

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


Trong cuốn sách“汉语语法(Ngữ pháp tiếng Hán) của tác giả
Uông Lệ Viên định nghĩa “名词短语是以名词为主体的短语.它的性质
和作用与名词的性质和作用相同” (danh ngữ là ngữ đoạn lấy danh
từ làm trung tâm. Tính chất và tác dụng của nó giống như danh từ)
[NXB Đại học Thượng Hải, tr.56]
Sách “短语” (đoản ngữ) của nhà ngôn ngữ học Trung Quốc
Phạm Hiểu viết : “这类短语的语法功能跟体词大体相当,它经常出现
在主语,
宾语的位置上,一般不能单独作谓语,不能用副词修饰”(chức năng
ngữ pháp của loại đoản ngữ này tương đương với thể từ (thể từ
bao gồm danh từ và đại từ), nó thường xuất hiện ở vị trí chủ ngữ,
tân ngữ, thường khơng thể làm vị ngữ và khơng kết hợp được với
phó từ)
Tuy cách trình bày có thể có sự khác nhau, nhưng quan niệm
về ngữ đoạn, về danh ngữ … giữa các sách ngữ pháp, nhất là sách
giáo khoa, khơng có sự khác biệt lớn. Điều này khơng có gì khó hiểu.
Bởi vì tiếng Hán và chữ Hán từ xưa đến nay, vẫn là ngơn ngữ chính
thống trong các quan hệ pháp lý, hành chính và giáo dục đào tạo,
suốt mấy ngàn năm, trải qua bao biến cố lịch sử. Tiếng Hán hiện đại
dù có sự biến đổi so với tiếng Hán cổ, nhưng ngữ pháp tiếng Hán
tương đối thống nhất. Vấn đề ngữ đoạn trong ngữ pháp tiếng Việt
mới được đặt ra một cách khoa học vào những thập kỷ cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI. Nhưng ở Trung Quốc, trong tiếng Hán hiện đại
vấn đề này được đặt ra từ lâu. Chẳng hạn, tác giả Phòng Ngọc
Thanh trong cuốn “Ngữ pháp Hán ngữ thực hành” đã viết :
20

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

“Lấy từ làm đơn vị cú pháp cơ bản để tiến hành phân tích đơi khi
thường gặp phải một vài vấn đề nan giải, đối với hiện tượng ngữ
pháp như vậy thật khó giải thích. Nếu chúng ta hiểu rõ kết cấu và
chức năng của các loại cụm từ, đưa ra sự phân loại khoa học, lấy
cụm từ làm đơn vị cú pháp cơ bản, chắc chắn sẽ đơn giản hóa việc
phân tích ngữ pháp” [trang 11-sđd].
Ta thử phân tích ngữ đoạn này : “从这里到市区有十里路”
(cóng zhè li dào shì qù you shí li lù- từ đây đến nội thành mất mười
dặm). Nếu ta phân tích từng từ trong nhóm 从- cóng (từ) và 到- dào
(đến) là giới từ của câu trên thì khó nói cho rõ tính chất ngữ pháp
của nó; nhưng nếu xem nó là một chỉnh thể, tức là một danh ngữ thì
sự phân tích sẽ đơn giản và hợp lý hơn nhiều. Trong tiếng Hán có
nhiều kiểu cấu trúc danh ngữ như: danh ngữ có quan hệ chính phụ
(quan hệ định trung), quan hệ song song, kết cấu phương vị từ, kết
cấu chữ 的(de).
Mặc dù mối quan hệ giữa tiếng Hán và tiếng Việt có tính lịch sử
sâu sắc và tính đương đại hiển nhiên, mặc dù sự nghiệp nghiên cứu
tiếng Việt phát triển ngày càng sâu rộng, nhưng những cơng trình so
sánh ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt lại rất hiếm. Trong sự
hiểu biết của mình, với tầm nhìn cịn hạn hẹp, tơi chưa hề được tiếp
cận một cơng trình khoa học về “đối chiếu danh ngữ tiếng Hán và
danh ngữ tiếng Việt”. Rải rác trong một vài cuốn sách hay tạp chí
tiếng Việt và tiếng Hán, có đề cập đến vấn đề danh ngữ, hoặc có sự
so sánh nào đó về từ ngữ, câu cú… Tuy chưa là một cơng trình

khoa học so sánh ngơn ngữ, nhưng nhờ có những tài liệu như thế,
đối với người làm luận văn như tơi, cũng rất bổ ích và q giá, có
21

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

tác dụng gợi mở nhiều suy nghĩ và định hướng cho những tìm tịi
cần thiết.
Luận văn này miêu tả danh ngữ trên quan điểm của ngữ pháp
chức năng như đã trình bày ở phần trên.
Quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, những gì nhận thức được
đã trở thành động lực giúp tôi quyết tâm và cố gắng hơn trong việc
nghiên cứu đề tài khoa học nhỏ bé này. Hy vọng rằng những kết
quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nhỏ vào thực tiễn học tập
ngoại ngữ và công việc dịch thuật giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong
bối cảnh lịch sử xã hội hiện nay. Và nếu được như vậy, đây cũng là
đóng góp nhỏ vào sự nghiệp khoa học ngơn ngữ so sánh đang còn
non trẻ của nước ta.
Các chương I, II, III trong luận văn này sẽ nói rõ hơn về cấu trúc
danh ngữ của tiếng Hán và tiếng Việt, và so sánh cấu trúc cú pháp
của danh ngữ tiếng Hán với tiếng Việt.
4. Phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu chỉ mô tả và so sánh cấu trúc danh ngữ

của tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, đối chiếu từng bộ phận của
danh ngữ. Do đặc điểm của các loại kết cấu danh ngữ của cả hai
ngôn ngữ, phạm vi nghiên cứu thu hẹp vào loại danh ngữ có cấu
trúc phát triển (khơng đề cập đến danh ngữ có cấu trúc tối giản).
b. Nội dung nghiên cứu gồm các yếu tố cấu tạo của cấu trúc
danh ngữ: thành phần chính và thành phần phụ, trật tự từ và việc sử
dụng trợ từ kết cấu. Việc đối chiếu từng bộ phận để phát hiện
những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cấu trúc danh ngữ
của tiếng Hán và tiếng Việt, trên cơ sở đó, rút ra những kết luận cần
thiết và hợp lí.
22

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp đối chiếu, đối chiếu bộ phận tương ứng, phát hiện
tương đồng và khác biệt giữa hai cấu trúc danh ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Luận văn này đóng góp một phần vào việc đối chiếu danh ngữ
tiếng Việt và tiếng Hán, hỗ trợ cho việc dịch thuật cũng như việc dạy
học tiếng Hán hiện đại cho người Việt và tiếng Việt cho người Trung

Quốc.
7. Bố cục của luận văn:
Luận văn có kết cấu như sau:
Mục lục
Mở đầu
Nội dung:
- Chương I: Cấu trúc danh ngữ tiếng Hán hiện đại
- Chương II: Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt hiện đại
- Chương III: So sánh cấu trúc danh ngữ tiếng Hán hiện đại với
cấu

trúc danh ngữ tiếng Việt hiện đại.

- Chương IV: Phân biệt danh ngữ với cấu trúc Đề-Thuyết trong
tiếng Việt
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

23

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


CHƯƠNG I

CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
I-Các kiểu cấu trúc của danh ngữ tiếng Hán hiện đại
Dựa vào sự phân tích các kết cấu, danh ngữ tiếng Hán hiện đại
được chia thành các loại sau:
ƒ Ngữ chính phụ ( kết cấu định trung)
ƒ Ngữ song song (liên hợp, ngang hàng)
ƒ Ngữ phương vị
ƒ Ngữ chữ “的”
1. Ngữ chính phụ (kết cấu định trung)
Mơ hình của loại này là:

(11)

我 wo-tôi



学校 xuexiao –trường

(trường của

tôi)
他 ta – nó

哥哥 gege- anh trai

(的)


(anh trai

của nó)
2. Ngữ song song (liên hợp, ngang hàng): loại kết cấu này
khơng phân chia chính phụ, do hai từ trở lên kết hợp trực tiếp
với nhau hoặc mượn thêm các liên từ như : 和 hé/跟 gen/同
tóng … (và, cùng, với)

danh từ

+ (和/跟/同/与/及) +

danh từ

24

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

(12) a.报刊 baokàn-báo + 杂志 zázhì -tạp chí --->报刊杂志 - báo chí
b.农村 nóngcùn-nơng thơn+和 + 城市 chéngshì- thành thị -->农村和
城市

c.爸爸妈妈 bàba mama - bốmẹ + 跟 gen + 我 wǒ- tôi ( 爸爸


妈妈跟我

3. Ngữ chữ 的 (de): chữ 的 đi theo sau một ngữ đoạn hay một
thực từ nào đó, nhiệm vụ của nó giống như một danh từ, có thể
thay thế cho người hoặc sự vật cần nói đến.
X+的

(13) a.那个公司国家的 nà gè gongsi gjia de

Cơng ty đó của nhà nước
b. 这本书买的 zhè ben shū mǎi de- Sách này là sá
ch mua
c. 你要买硬的还是软的?

nǐ yào mǎi yingde há

ishì ruǎnde
Bạn muốn mua vé cứng hay vé mềm
4. Ngữ phương vị: từ chỉ phương hướng vị trí như : trên, dưới,
trong, ngồi, trước, sau, trái, phải… đặt ở phía sau một thực từ
hay một ngữ đoạn.
X + phương vị từ

(14)

a. 桌子上 zhuozi shàng (trên bàn)

b. 屋子 里 wūzi li (trong phòng)
25


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×