Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng việt (so sánh với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 249 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





Trần Minh Kim Nhật






CẤU TẠO HÌNH THỨC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA
THUẬT NGỮ THỂ THAO TIẾNG VIỆT
(so sánh với tiếng Anh)



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH SÂM














Thành phố HỒ CHÍ MINH - 2010
LỜI CÁM ƠN

Luận văn này được hoàn thành là nhờ vào sự động viên, giúp đỡ đầy nhiệt tình của
Quý Thầy Cô. Với tấm lòng chân thành, học viên xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến :
- Thầy TRỊNH SÂM, người đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa sai sót về kiến thức và
phương pháp đồng thời quan tâm động viên học viên không chỉ trong thời gian học tập mà
còn cả trong thời gian hoàn thành luận văn.
- Quý Thầy Cô khoa Ngữ Văn trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô đã động viên, gợi mở nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi cho học viên được học tập mở mang, trau dồi kiến thức.
- Quý Thầy Cô phòng Sau Đại Học trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô đã giúp đỡ hổ trợ cho học viên có điều kiện được học tập tốt.
- Ban Giám Hiệu và Quý Thầy Cô Trường THPT Chuyên Năng Khiếu TDTT
NGUYỄN THỊ ĐỊNH, Quý Thầy Cô đã quan tâm chia sẻ và tạo mọi thuận lợi cho học viên .
- Các bạn cùng khóa CH 17, các bạn đã quan tâm hổ trợ và tận tình giúp đỡ rất nhiều
trong việc tìm kiếm tư liệu cho luận văn này.
Dù đã tận tâm nổ lực nhưng do sự non kém về trình độ và kinh nghiệm thực tiễn nên luận

văn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô
và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 08 năm 2010
Người thực hiện luận văn


Trần Minh Kim Nhật
MỤC LỤC
3TLỜI CÁM ƠN3T 2
3TMỤC LỤC3T 3
3TBẢNG CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT3T 6
3TMỞ ĐẦU3T 7
3T0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI3T 7
3T0.2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI3T 8
3T0.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ3T 8
3T0.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3T 10
3T0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU và NGUỒN NGỮ LIỆU3T 11
3T0.5.1.3T 3TPhương pháp nghiên cứu3T 11
3T0.5.2. 3T 3TNguồn ngữ liệu3T 11
3T0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN3T 12
3TCHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN3T 13
3T1.1. THUẬT NGỮ3T 13
3T1.1.1. Định nghĩa3T 13
3T1.1.2. Thuật ngữ tiếng Việt3T 14
3T1.1.2.1. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ3T 14
3T1.1.2.2. Tính chính xác3T 15
3T1.1.2.3. Tính hệ thống3T 16
3T1.1.2.4.Tính quốc tế3T 18
3T1.1.2.5.Tính dân tộc3T 19
3T1.1.2.6.Tính ngắn gọn3T 20

3T1.1.2.7.Tính dễ dùng3T 21
3T1.1.2.8. Tính sản sinh3T 22
3T1.1.2.8. Một số nguyên tắc tạo lập thuật ngữ3T 22
3T1.1.2.9.Quá trình hình thành thuật ngữ tiếng Việt3T 24
3T1.1.3. Thuật ngữ tiếng Anh3T 28
3T1.1.4.Tổng quan về cấu tạo hình thức của thuật ngữ3T 30
3T1.1.4.1. Thuật ngữ tiếng Việt3T 30
3T1.1.4.2. Thuật ngữ tiếng Anh3T 33
3T1.1.5.Tổng quan về cấu tạo ngữ nghĩa của thuật ngữ3T 37
3T1.1.5.1. Thuật ngữ tiếng Việt3T 37
3T1.1.5.2. Thuật ngữ tiếng Anh3T 42
3T1.2. THUẬT NGỮ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN3T 45
3T1.2.1. Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ thể thao tiếng Việt3T 46
3T1.2.1.2. Tổng quan về các bộ môn thể thao3T 47
3T1.2.1.3. Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ thể thao3T 54
3T1.2.2. Thuật ngữ thể thao trên báo chí3T 55
3T1.2.2.1. Hệ thống cách gọi tên vận động viên3T 55
3T1.2.2.2. Cách sử dụng thuật ngữ trên báo3T 56
3T1.2.3. Tiểu kết3T 57
3TCHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA THUẬT NGỮ THỂ THAO TIẾNG
VIỆT (so sánh với tiếng Anh)
3T 58
3T2.1. CẤU TRÚC HÌNH THỨC CỦA THUẬT NGỮ THỂ THAO3T 58
3T2.1.1. Đôi nét về cấu trúc hình thức của thuật ngữ thể thao3T 58
3T2.1.2.Cấu trúc hình thức của thuật ngữ thể thao tiếng Việt3T 65
3T2.1.2.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T 65
3T2.1.2.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T 67
3T2.1.3. Cấu trúc hình thức của thuật ngữ thể thao tiếng Anh3T 72
3T2.1.3.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T 72
3T2.1.3.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T 75

3T2.1.3.3. Thuật ngữ thể thao là cụm từ3T 78
3T2.2. CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ THỂ THAO3T 80
3T2.2.1. Đôi nét về cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao3T 80
3T2.2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt3T 81
3T2.2.2.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T 81
3T2.2.2.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T 82
3T2.2.2.3. Thuật ngữ thể thao là cụm từ3T 83
3T2.2.3. Cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Anh3T 83
3T2.2.3.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T 83
3T2.2.3.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T 85
3T2.2.3.3. Thuật ngữ thể thao là cụm từ3T 86
3T2.3. TIỂU KẾT3T 87
3TKẾT LUẬN3T 88
3TTÀI LIỆU THAM KHẢO3T 91
3TPHU LỤC3T 95
3TPHỤ LỤC 13T 95
3TPHỤ LỤC 23T 137
3TPHỤ LỤC 33T 179
3TPHỤ LỤC 43T 182

BẢNG CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT
NỘI DUNG
Tiếng VIỆT
Tiếng ANH
1.
Vận động viên
VĐV


2.
Danh từ
(dt)
(n)
3.
Động từ
(đgt)
(v)
4.
Tính từ
(tt)
(adj)
5.
Cụm từ
(ct)
(phr)
6.
Cụm từ cố định
(ctcđ)
(exp)
7.
Ghép chính phụ
(gh C-P)
(cn)
8.
Ghép đẳng lập
(gh ĐL)
(cn)
























MỞ ĐẦU


0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, “Chơi thể thao cho khoẻ” nói lên thể thao, trong cái nhìn chung của xã
hội, thường được liên kết với khái niệm ‘giải trí’, ‘trò chơi vận động’ hay được xem là các
hoạt động nhằm giải tỏa sức ép công việc. Thậm chí, trên báo chí, tin tức thể thao thường
nằm ở vị trí không mấy trang trọng. Tuy vậy, bất cứ một cuộc nghiên cứu xã hội học nào
cũng chỉ ra vai trò quan yếu của thể thao trong xã hội, nhất là xã hội công nghiệp . Thể thao

càng ngày càng đóng vai trò quan trọng không những trong việc rèn luyện thể chất con người
mà còn có những đóng góp nhất định cho việc nâng cao chất lượng sống của cộng đồng và
xã hội trong xu hướng chung hiện nay là giao lưu và hội nhập. Thông qua lịch sử, sự phát
triển của thuật ngữ trong các môn thể thao cũng đóng góp phần không nhỏ trong lĩnh vực xã
hội không chỉ ở khía cạnh định dạng trong ngôn ngữ
mà còn ở phương diện nâng cao sức
khỏe cho cộng đồng.
Sự phát triển của thể thao trong mỗi quốc gia luôn sánh đôi với việc sử dụng bản ngữ
trong huấn luyện, thi đấu hay kỹ thuật nhằm đảm bảo tính chính xác với vận động viên và sự
hiểu biết phổ cập trong khán thính giả. Đã qua thời gian mà ta phải chấp nhận “oẳn, tù, tì”
(một, hai, ba [one, two, three])(tiếng Anh) hay ‘nu, manh, tết’ (ném biên, bóng chạm tay, đội
đầu [nouer, main, tête]) bởi đó chỉ là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (tiếng Pháp).
Trong quá trình phát triển để hội nhập thế giới, thể thao đòi hỏi tính chuyên nghiệp.
Xây dựng thuật ngữ thể thao cũng là một trong các vấn đề bức thiết cho sư phát triển của các
bộ môn thể thao trong yêu cầu chung của xã hội. Sự phát triển của thuật ngữ thể thao chịu
ảnh hưởng của xã hội, phản ánh xã hội và ngược lại thuật ngữ thể thao cũng tác động làm
phong phú thêm ngôn ngữ trong xã hội. Nhìn một cách khái quát, ngôn ngữ thể thao được
thể hiện trong các điều lệ, quy định, tổ chức thi đấu, trong các tài liệu chuyên ngành thể thao.
Là một người chuyên giảng dạy môn tiếng Anh trong một số trường năng khiếu Thể
Dục Thể Thao ở thành phố Hồ Chí Minh, bản thân người viết cũng thường không ít lúng
túng khi gọi tên các bộ môn cụ thể, các động tác cụ thể; điều này cũng thường xảy ra với các
huấn luyện viên, các vận động viên. Đôi khi thuật ngữ thể thao như là một thứ biệt ngữ, chỉ
được giao tiếp trong phạm vi hẹp. Ngoài phạm vi ấy, hầu như mọi người đều xa lạ. Rồi giữa
các hình thức vay mượn và các từ ngữ tiếng Việt ví dụ như “elbow” và “khu vực góc sân”
trong môn bóng rổ… thì nên chọn từ ngữ nào. “elbow” súc tích ngắn gọn, trong khi “khu
vực góc sân”, nếu giải thích thì là “ nơi tiếp giáp cạnh của khu vực trước rổ với vạch ném
phạt”…rõ ràng hình thức trước có nhiều ưu thế. Nhìn chung, thuật ngữ thể thao cần phải
được sưu tập, phân loại và phân tích trên nhiều phương diện.
Từ tất cả những điều trình bày trên, chúng tôi mạnh dạn chọn “Cấu trúc hình thức và
ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với

tiếng Anh) “ là đề tài nghiên cứu.

0.2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Theo từ điển tiếng Việt do Trung Tâm Tự Điển Học, Vietlex xuất bản thì: “ thể thao,
những hoạt động nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe cho con người, thường tổ chức thành các
hình thức trò chơi, luyện tập, thi đấu theo những nguyên tắc nhất định.” (tr.1202)
Như vậy, khái niệm thể thao trong “hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể
thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)” còn khá rộng, cần thiết phải tiếp tục minh định giới
hạn.
Phạm vi của đề tài này được khuôn định như sau, thuật ngữ thể thao được sưu tập
trong năm bộ môn cụ thể gồm :
- Điền kinh (Track and Field)
- Bóng chuyền (Volleyball)
- Bóng rổ (Basketball)
- Bóng đá (Soccer, Football)
- Bóng ném (Handball)

0.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
So với các ngành nghiên cứu khác, ngành nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt lại gắn
liền sâu sắc với quá trình hình thành các ngành khoa học. Như ta biết, trước 1945, có rất
nhiều học giả nghi ngờ về khả năng biểu đạt các khái niệm khoa học của tiếng Việt. Và có
thể nói, sự phát triển của thuật ngữ gắn liền với sự phát triển của chữ quốc ngữ, với nhiều bộ
môn khoa học khác nhau. Lúc đầu, một số nhà trí thức như Dương Quảng Hàm, Vũ Công
Nghi, Trương Văn Thịnh, Nguyễn Triệu Luật, Đinh Gia Trinh, Lê văn Kim thống nhất chủ
trương :
- Khởi xướng việc tạo ra thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt và đẩy mạnh việc phổ
biến chúng trên báo chí.
- Thông qua việc thảo luận trên báo chí, thông qua các quan điểm khoa học khác nhau,
có thể lựa chọn các giải pháp làm cho hệ thống thuật ngữ phong phú và giữ được đặc tính
của tiếng Việt.

Trong quá trình đó, có thể kể “Danh từ khoa học” của Hoàng Xuân Hãn xuất bản năm
1942 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự lớn mạnh về nhiều mặt của giới khoa học Việt
Nam, trong đó có việc làm chủ các khái niệm khoa học bằng tiếng mẹ đẻ. Trong cuốn sách
này, tác giả đã xác lập được tám điểm cơ bản về “tính cách của một danh từ khoa học”.
Kế đến là sự ra đời của báo Khoa Học (1942) do Ông Nguyễn Xiển chủ trương. Đây là
tờ báo tập hợp được phần lớn các nhà khoa học trong Nam ngoài Bắc kể cả Việt kiều ở nước
ngoài. Các bài viết trên báo này, một mặt cung cấp những nhận thức về lý thuyết, mặt khác
cũng dành nhiều thời gian cho những phân tích cụ thể đối với từng thuật ngữ cụ thể.
Năm 1964, ở miền Bắc, Hội Đồng Khoa Học về thuật ngữ thuộc
Ủy ban Khoa Học Nhà Nước được thành lập. Từ đây hàng loạt từ điển thuật ngữ ra đời như :
- Danh từ sinh vật học Nga-Việt 1962
- Danh từ toán học Nga-Việt 1963
- Danh từ địa lý Nga-Việt 1963
- Danh từ y dược Pháp-Việt 1964
- Thuật ngữ tâm lý và giáo dục Nga-Pháp-Việt 1967
- Thuật ngữ ngôn ngữ học Nga-Việt 1970
- Từ điển kỹ thuật tổng hợp Nga-Việt 1975
Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu là căn cứ vào một từ điển nước ngoài như tiếng
Nga, tiếng Pháp rồi dịch đối chiếu các từ ấy ra tiếng Việt. Cần thấy vào những năm thuộc
thập niên 70, hàng loạt tạp chí chuyên ngành ra đời ở miền Bắc cũng góp phần làm phong
phú thêm vốn thuật ngữ khoa học.
Ở miền Nam, đáng chú ý là một số công trình về thuật ngữ của Lê Văn Thới, Nguyễn văn
Dương bàn về “Nguyên tắc phiên dịch danh từ chuyên môn tiếng nước ngoài” (xuất bản năm
1964). Ngoài ra còn có thể kể đến các ý kiến của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí
Bách Khoa như : Phạm Hoàng Hộ, Trần Kim Thạch, Vũ Văn Mẫu, Đào Trọng Dương
Trong điều kiện đất nước đã thống nhất, vào cuối các năm 1979-1980, Ủy Ban Khoa
Học Xã Hội Việt Nam, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc hội thảo
bàn về thuật ngữ, tổ chức tại Hà Nội, Tp. HCM và Tp. Huế. Trên cơ sở các hội nghị này, “
Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” được công bố vào tháng
11 năm 1980, do phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam Phạm Huy Thông và

Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Võ Thuần Nho ký. Tiếc rằng các quy định này chưa
thật sự đi vào cuộc sống.
Sau đó, vào những năm đất nước đổi mới, cùng với sự phát triển của nhiều ngành, một
số từ điển thuật ngữ nhất là từ điển khoa học ra đời. Trên tạp chí Ngôn Ngữ rải rác có một số
bài viết nhận xét về hệ thống thuật ngữ như Tài Chính-Kế Toán, Ngân Hàng, thuật ngữ về
thương mại, tài chính… .
Theo khảo sát chưa đầy đủ của chúng tôi thì hình như chưa có một công trình nào bàn
về thuật ngữ Thể Dục Thể Thao, đối tượng khảo sát chính của luận văn này.
Trên cơ sở thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn này sẽ
khảo sát các hệ thống thuật ngữ thể thao của năm bộ môn đã xác định một cách hệ thống.
0.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đặc điểm về cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa
của thuật ngữ thể thao tiếng Việt, so sánh với các thuật ngữ thể thao tiếng Anh trong các bộ
môn điền kinh, bóng rổ, bóng chuyền,bóng đá, bóng ném. Các thuật ngữ này thuộc hệ thống
lớn (thể thao) hay các hệ thống nhỏ (bộ môn cụ thể) có thể là tên gọi các động tác, các từ ngữ
thường dùng trong chỉ đạo kỹ thuật thi đấu hay huấn luyện, các từ ngữ thường xuất hiện trên
các báo hay tạp chí thể thao tiếng Việt và tiếng Anh.
Thử xem qua một mục thông tin nhỏ của Thông Tấn Xã Việt Nam : “Bên đường đua
nữ, Katie Hoff cũng đang nhắm đến vài chiếc huy chương vàng, thế nhưng Hoff mới tìm
được chiếc huy chương đồng đầu tiên ở nội dung 400 mét hỗn hợp nữ. Stephanie Rice của
Úc đã đoạt huy chương vàng nội dung 400 hỗn hợp cá nhân nữ bằng thành tích phá kỷ lục
thế giới do Hoff đang nắm giữ trước đó. Kỷ lục thế giới mới của Stephanie Rice lập được là
4 phút và 29,45 giây. Kirsty Coventry của Zimbabwe về nhì, và Katie Hoff về thứ ba.”
Trong bài vừa dẫn ở trên, ta có thể đơn cử một số thuật ngữ thể thao thuộc các hệ thống như
sau :

STT
HỆ THỐNG
THUẬT NGỮ
1.

Tên gọi
- đường đua nữ
- kỷ lục thế giới
2.
Môn thi đấu
- 400 mét hỗn hợp nữ
- 400 hỗn hợp cá nhân nữ
3.
Thành tích
- huy chương vàng / huy chương đồng
(Bảng 0.4.1)
Như vậy, tuy là cùng hệ thống thuật ngữ, nhưng tùy theo đặc điểm nội dung có thể tiếp
tục chia nhỏ hơn. Trong đó có những thuật ngữ dùng cho nhiều bộ môn , mà cũng có thể chỉ
chuyên đề một lĩnh vực hẹp. Luận văn này dựa vào các sưu tập, tiến hành phân loại các thuật
ngữ trong phạm vi đã giới hạn. Nói cụ thể, đối tượng khảo sát gồm 1583 thuật ngữ của năm
bộ môn và tập trung ở hai bình diện : cấu tạo và ngữ nghĩa.
0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU và NGUỒN NGỮ LIỆU
0.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp thống kê : giúp chúng tôi tính toán, xác định tần số xuất hiện của
các thuật ngữ, để từ đó nêu lên các kết luận trong quá trình nghiên cứu của luận án.
 Phương pháp miêu tả : nhằm phân tích đặc điểm cấu tạo và nội dung của thuật
ngữ thể thao tiếng Việt, tiếng Anh.
 Phương pháp so sánh đối chiếu : để tìm ra sự tương đồng và dị biệt của hai hệ
thống thuật ngữ thể thao tiếng Anh và tiếng Việt. Thông qua phương pháp này, có thể phát
hiện ra các ảnh hưởng và các khó khăn trong việc dịch thuật các thuật ngữ thể thao tiếng Anh
sang tiếng Việt nhằm có được cách giải quyết thích hợp.
0.5.2. Nguồn ngữ liệu
Chúng tôi đã sưu tập được một hệ thống thuật ngữ thể thao gồm 1583 đơn vị tiếng
Việt, bao gồm :

 568 thuật ngữ về bộ môn điền kinh
 259 thuật ngữ về bộ môn bóng rổ
 253 thuật ngữ về bộ môn bóng chuyền
 342 thuật ngữ về bộ môn bóng đá
 161 thuật ngữ về bộ môn bóng ném
và một hệ thống thuật ngữ tiếng Anh tương đương với số lương này. Cần thấy, đôi khi, một
thuật ngữ tiếng Anh có thể có nhiều cách sử dụng, nhiều biến thể khác nhau trong tiếng Việt
và cũng có hệ thuật ngữ như vậy trong mối quan hệ với hệ thống tiếng Việt so với tiếng Anh.
Trong các trường hợp này, nếu là tiếng Anh tương ứng một đối một với tiếng Việt, chúng tôi
chỉ tính là một, với thuật ngữ điển hình nhất, và trong tiếng Việt cũng vậy. Và để tiện cho
việc theo dõi, chúng tôi sẽ cung cấp các phụ lục tương ứng.
0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Hiện nay, có một thực tế là việc sử dụng các thuật ngữ trong sinh hoạt hằng ngày, trên
các phương tiện truyền thông là khá phức tạp, ngay trong các sách giáo khoa cũng có tình
trạng này. Điều đó cũng nổi rõ trong phạm vi các ngành thể dục thể thao. Tất cả đều có
nguyên nhân xâu xa của nó, các môn thể thao hiện đại đều được du nhập từ phương Tây.
Luận văn này không có tham vọng giải quyết những vấn đề lý thuyết, mà hy vọng
thông qua việc sử dụng, phân loại, miêu tả, có thể cung cấp một bức tranh toàn diện về thuật
ngữ thể thao tiếng Việt. Từ đó, gợi ra đối chiếu về cách sử dụng thuật ngữ trên quan điểm
của người sử dụng.
0.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài hai phần “mở đầu” có tính chất tổng quan và “kết luận”, nội dung chính của
luận văn được triển khai trong hai chương :
Chương I : Cơ sở lý luận : xác định bộ máy khái niệm liên quan, dùng nó như là cơ
sở để lý giải các hiện tượng cụ thể.
Chương II : Đặc điểm ngôn ngữ của thuật ngữ thể thao tiếng Việt, luận văn tập trung
miêu tả trên hai bình diện hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt,
và trong một chừng mực nhất định có tiến hành so sánh đối chiếu với tiếng Anh.Ngoài ra,
luận văn còn có các phụ lục bao gồm: - phụ lục 1: thuật ngữ thể thao Việt-Anh
- phụ lục 2: thuật ngữ thể thao Anh-Việt

- phụ lục 3: các từ, cụm từ gốc Hán-Việt có sức sản sinh cao
- phụ lục 4: một số thuật ngữ thể thao

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

Xét về phạm vi sử dụng, thuật ngữ rõ ràng có phạm vi sử dụng hẹp, gắn liền với một
nội dung khoa học nào đó. Chúng thường biểu thị một khái niệm lý thuyết chung , cụ thể hay
trừu tượng của một lĩnh vực tri thức hay hoạt động chuyên môn nhất định. Và như vậy, cũng
có thể nói được là chúng gắn liền với con người sử dụng. Tuy nhiên, vấn đề không phải đơn
giản như thế.
Thuật ngữ khoa học với tư cách là một tiểu hệ thống đối lập với từ ngữ sinh hoạt hằng
ngày. Ở bình diện hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa có ít nhiều khác biệt so với từ ngữ bình
thường.
Trước khi đi vào mô tả cụ thể, chúng tôi sẽ tổng quan một số vấn đề về lý thuyết.

1.1. THUẬT NGỮ
1.1.1. Định nghĩa
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, thuật ngữ (term) được định
nghĩa là từ ngữ biểu thị một khái niệm, xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một
ngành khoa học nhất định; còn gọi là danh từ khoa học, chuyên ngữ hay chuyên danh. [38,
tr.1599]
Theo Ông Đỗ Hữu Châu, thuật ngữ khoa học, kỹ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng
được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… trong những ngành
kỹ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. [6, tr.639]
Theo Ông Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó
bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối
tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người. Nó có thể được cấu tạo trên cơ sở các
từ có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ
tạo nên chúng. [19, tr.221]
Theo Ông Nguyễn Văn Tu, thuật ngữ là bộ phận từ của một ngôn ngữ biểu đạt các khái

niệm khoa học. Thuật ngữ là những từ và những cụm từ chỉ những khái niệm của một ngành
khoa học, ngành sản xuất hay ngành văn hóa nào đó…[36 ,tr. 204]
Trong tự điển Oxford, thuật ngữ được định nghĩa là từ hay cụm từ dùng để gọi tên sự
vật, nhất là khi sự vật này liên quan đến các lĩnh vực chuyên biệt.(Term is a word or phrase
used as the name of something, especially one connected with a particular type of language.)
[50, tr.1583]
Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng… có thực trong
thực tế. Ý nghĩa biểu niệm của thuật ngữ cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng
đúng như chúng tồn tại trong tư duy, trong giao tiếp của ngành học hữu quan. Chúng có thể
tập hợp thành những khái niệm gần nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau thành từng nhóm.
Mỗi nhóm cũng làm một “hệ thống” khái niệm. Một hệ thống lớn lại bao gồm nhiều hệ
thống nhỏ. Trong mỗi hệ thống khái niệm có thể có một khái niệm chính bao trùm hoặc làm
trung tâm tập hợp những khái niệm khác thành cụm. Lấy ví dụ trong những môn thể thao, ta
có những hệ thống thuật ngữ về kỹ thuật thi đấu, về tổ chức, điều lệ,
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Việc cấu tạo theo phương thức thêm thành tố phụ
vào một thành tố chính, trong đó thành tố chính mang nghĩa khái quát chỉ tổng loại, thành tố
phụ hạn định nghĩa của thành tố chính chỉ loại cụ thể, là phương thức thường gặp nhất. Ví
dụ: bóng / bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném…. Trong tiếng Anh, việc thêm các yếu
tố vào thuật ngữ này cũng được thực hiện theo hình thức từ ghép hay cụm từ. Ví dụ: ball /
football, volleyball, basketball, handball… .
Các nhà ngôn ngữ học Nga thường nhấn mạnh đến tính lý do của thuật ngữ. Nói cách
khác, trong phạm vi từ ngữ bình thường, mối quan hệ giữa từ và sở chỉ là không có lý do,
còn trong thuật ngữ thì ngược lại. Một thuật ngữ bền vững là một thuật ngữ sử dụng các
thuộc tính nổi trội để định danh đối tượng. Và phần lớn các thuật ngữ trong nhiều ngành
khoa học khác nhau đều dùng cách đặc trưng này.
Đến đây, chúng tôi có thể xác định khái niệm thuật ngữ như sau: là từ hay cụm từ
chuyên môn, được sử dụng trong hoạt động chuyên ngành. Thuật ngữ là yếu tố khái niệm cơ
sở của mọi ngôn ngữ dùng cho mục đích chuyên môn, nó là sự biểu đạt bằng từ ngữ một
khái niệm của một hệ thống khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức chuyên ngành nhất định.
1.1.2. Thuật ngữ tiếng Việt

1.1.2.1. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ
Theo Đề Cương Văn hóa (1943), Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương xây dựng một
nền văn hóa theo phương châm khoa học , dân tộc, đại chúng. Hiện nay, khi xác định tính
chuẩn mực của thuật ngữ, có nhiều ý kiến rất khác nhau. Phần sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp
một số đặc điểm nổi bật và được nhiều người công nhận.
1.1.2.2. Tính chính xác
Mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm, nhưng các khái niệm được
biểu hiện trong các từ thông thường khác với các khái niệm được biểu hiện trong các thuật
ngữ.
Các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường chỉ là các khái niệm thông
thường, còn các khái niệm được biểu hiện trong các thuật ngữ là các khái niệm chính xác,
các định nghĩa.
Muốn đạt được tính chất khoa học, trước tiên thuật ngữ phải bảo đảm được sự
chính xác , rõ ràng. Một thuật ngữ chính xác phải thể hiện nội dung khoa học một cách rõ
ràng mạch lạc. Mức chính xác khoa học yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái
niệm thể hiện. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho người nghe hiểu sai lầm hay
nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác. Khi đề cập đến vấn đề cấu trúc hình thức và
ngữ nghĩa của thuật ngữ, ta phải chú ý đến mặt quy ước xã hội – quy ước giữa người này với
người khác và tất nhiên cả tính lịch sử trong yêu cầu chính xác của nó. Giữa cấu trúc hình
thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ tất nhiên phải có sự phù hợp nhất định. Lấy từ ‘bóng’ trong
tiếng Việt làm ví dụ, ta thấy từ này có một hình thức duy nhất nhưng mang nhiều khái niệm
có yếu tố xã hội và khoa học.

TỪ
HÌNH
THỨC
NỘI DUNG
TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
BÓNG

BÓNG
P
1
Hình in trên mặt nền do
ánh sáng chiếu rọi vào vật
gì tạo nên.
Shadow [ Old English
sceaduwe, form of sceadu<
Indo-European, "darkness"]

BÓNG
P
2
Hồn người chết hiện về
nhập vào xác người nào đó,
theo mê tín.
A ghost / phantom [ Old
English gāst < WGermanic]

BÓNG
P
3
Bầu thuỷ tinh chân không
hay có khí trơ,
có dây kim
loại, khi dòng điện đi qua
A lamp [12th century. Via
French lampe < Latin lampas
< Greek, "torch" < lampein













(Bảng I.1.2.1.1.)
Với ví dụ trên, từ “bóng
P
1
P”và “bóng P
2”
P là từ ngữ xã hội, “bóngP
1
P” và “bóngP
3
P” là thuật ngữ vật
lý, “bóng
P
4
P” là thuật ngữ thể thao.
Trong một hệ thống, thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói ra, viết ra thì
người nghe hay người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm ứng với nó mà thôi. Tính chính xác
về ngữ nghĩa làm cho thuật ngữ tự thân không mang ý nghĩa biểu thái. Tính chính xác cũng
loại trừ tính nhiều nghĩa của thuật ngữ.Nói cách khác, mổi thuật ngữ chỉ có một giá trị duy

nhất, thể hiện một khái niệm duy nhất.
Muốn đảm bảo tính chính xác rõ ràng của mỗi thuật ngữ trong mỗi hệ thống
thuật ngữ, phải cố gắng tiến tới nguyên tắc “mỗi khái niệm có một thuật ngữ và mỗi thuật
ngữ chỉ một khái niệm”. Nguyên tắc này không đòi hỏi phải xoá bỏ tất cả những hiện tượng
đồng âm, đồng nghĩa giữa những hệ thống thuật ngữ khác nhau, giữa những lĩnh vực khác
nhau cũng như giữa lĩnh vực chuyên môn với các sinh hoạt thông thường do các hiện tượng
này không phá vỡ tính hệ thống, tiêu chuẩn thứ hai của thuật ngữ.
1.1.2.3. Tính hệ thống
Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, vì tư duy con người chỉ có thể thực hiện thông
qua ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là những ký hiệu ghi lại kết quả suy luận trừu tượng của tư duy.
Hệ thống khái niệm không thể nào tách rời khỏi hệ thống ký hiệu, vì “ngôn ngữ là một hệ
thống các ký hiệu biểu đạt khái niệm” [42, tr.33]. Nói một cách cụ thể hơn, thuật ngữ là “cái
thì phát sáng.
"to shine"]

BÓNG
P
4
Quả cầu rỗng bằng cao su
hay nhựa dùng làm đồ chơi
thể thao hay đồ chơi của
con trẻ.
A ball [13th century. < Old
Norse böllr
or assumed Old
English beall < Germanic]


(Nguyễn Như Ý(1999),
tr.179, Đại từ điển Tiếng

Việt, NXB Văn Hóa-Thông
Tin)
Microsoft® Encarta® 2009.
© 1993-2008 Microsoft
Corporation.
vỏ”, cái hình thức chứa đựng một nội dung khái niệm khoa học. Mỗi thuật ngữ đều bị quy
định bởi trường từ vựng và trường khái niệm.
Trường từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói
chung. T
rường khái niệm có tính chất tất yếu hơn và cũng chỉ có thuật ngữ mới bị quy định
bởi trường khái niệm. Mỗi lĩnh vực khoa học hay ngành nghề chuyên môn đều có một hệ
thống các khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, thể hiện qua hệ thống các thuật ngữ của mình. Từ
khái niệm bao trùm , có ngoại diện lớn nhất đến những khái niệm về chi tiết có ngoại diện
nhỏ nhất được phân chia dần dần thành tầng, lớp.
Ví dụ, trong các bộ môn thể thao tồn tại hệ thống các khái niệm
- về tên gọi (bóng: bóng đá nam / nữ; chạy: chạy cự ly ngắn / dài; …)
- về huấn luyện(nhảy: nhảy cao, nhảy xa; chuyền: chuyền cao/thấp…)
- về thi đấu (trong nhà / ngoài trời; tài tử / chuyên nghiệp; …)
- về kỹ thuật (độ cao của lưới nam / nữ; các loại lỗi…)
- về thiết bị (sân; các loại bóng; huấn luyện / thi đấu…)
- về tổ chức ( trọng tài chính / phụ / bàn; thời lượng; quan chức …).
Mỗi thuật ngữ đều chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm, đều nằm trong
một hệ thống thuật ngữ nhất định. Giá trị của mỗi thuật ngữ được xác định bởi mối quan hệ
của nó với những thuật ngữ khác trong cùng hệ thống. Các thuật ngữ không thể đứng biệt lập
một mình mà luôn là yếu tố của một hệ thống thuật ngữ nhất định.
Tính hệ thống về nội dung của thuật ngữ kéo theo tính hệ thống về hình thức
của nó. Muốn thuật ngữ không cản trở đối với cách hiểu, lại thể hiện được vị trí của nó trong
hệ thống thuật ngữ qua cấu tạo
hình thức của thuật ngữ phải có thể khu biệt nó về chất đối
với các thuật ngữ khác tầng, khác lớp đồng thời có thể khu biệt nó về mặt quan hệ so với các

khái niệm khác cùng tầng, cùng lớp.
Ví dụ, trong lớp thuật ngữ thể thao cấu tạo với từ “bóng”,ta có “bóng đá”, “bóng
rổ”, “bóng chuyền”, “bóng ném”, “bóng chày”, … trong đó, “bóng” có giá trị phân biệt về
chất của nội dung khái niệm của thuật ngữ này với các thuật ngữ khác. Các từ còn lại như
đá, rổ, chuyền, ném, chày, … có giá trị khu biệt lẫn nhau trong lớp thuật ngữ này. Hay trong
tiếng Anh, với hình vị “ball”, ta có các kết hợp sau : “football”, “basketball”, “volleyball”,
“handball”, “baseball” ). Do tính hệ thống trong cách cấu tạo hình thức của thuật ngữ mà
người ta có thể dễ dàng nắm được nội hàm mà thuật ngữ biểu thị.

1.1.2.4.Tính quốc tế
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học,
chuyên môn chung cho những người nói những thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất
thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế
của thuật ngữ. Thông thường, nói đến tính quốc tế của thuật ngữ, người ta chú ý tới biểu hiện
cấu tạo hình thức của chúng: các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau,
cùng xuất phát từ một gốc chung. Ví dụ: các thuật ngữ như “axít” (acid / acide), “xăng”
(essence), “ma-ra-tông” (marathon) ….
Thực ra, về cấu tạo hình thức, tính quốc tế của thuật ngữ chỉ có tính chất tương
đối. Mức độ thống nhất của các thuật ngữ rất khác nhau, có thuật ngữ thống nhất trên phạm
vi rộng, có thuật ngữ thống nhất trên phạm vi hẹp hơn do truyền thống lịch sử hình thành các
khu vực văn hoá khác nhau. Tính thống nhất của thuật ngữ thể hiện ở sự thống nhất trong
phạm vi các khu vực. Thuật ngữ của ngôn ngữ Ấn Âu thường bắt nguồn từ các tiếng Hy Lạp,
La Tinh… ,
trong khi thuật ngữ tiếng Việt và nhiều tiếng khác ở Đông Nam Á phần lớn dựa
trên cơ sở các yếu tố gốc Hán. Có lẽ do sự thống nhất tương đối trong cấu tạo hình thức của
thuật ngữ mà nhiều người đã xem nhẹ tính quốc tế của thuật ngữ .
Nếu chú ý tới mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ, thì phải thừa nhận rằng, tính quốc tế của
thuật ngữ là một đặc trưng quan trọng. Nó phân biệt thuật ngữ với những bộ phận từ vựng
khác vì thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khoa học, chuyên môn chung cho những người
nói những thứ tiếng khác nhau. Về mặt cấu trúc hình thức, việc đảm bảo tính quốc tế đôi khi

mâu thuẫn với tính dân tộc, tính dễ hiểu trong cấu tạo hình thức của thuật ngữ.
Ví dụ :
STT
MÔN
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
1.
Bóng chuyền
Drop float service
Phát bóng thấp tay nghiêng mình
2.
Bóng đá
Deceptive foot work
Động tác giả
3.
Bóng rổ
Timer Trọng tài theo dõi giờ
(Bảng I.1.2.1.3.)
Nói cụ thể, cụm thuật ngữ “phát bóng thấp tay nghiêng mình” trong bộ môn bóng
chuyền là dịch nghĩa từ “drop float service”, “động tác giả” trong bộ môn bóng đá được dịch
nghĩa từ “deceptive foot work”còn “trọng tài theo dõi giờ” là dịch nghĩa từ “timer” trong bộ
môn bóng rổ.
Rõ ràng, tính chuyên biệt trong sử dụng của các thuật ngữ trên được thể hiện khá rõ,
thậm chí cách định danh động tác giả là tùy vào bộ môn thể thao, đó có thể là động tác của
chân hoặc của tay. Tất cả điều này cho thấy tính quốc tế và tính dân tộc hình như mâu thuẫn
với nhau. Đây là vấn đề phức tạp, luận văn sẽ phân tích kỹ hơn ở chương sau.
1.1.2.5.Tính dân tộc
Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ dùng để gọi chính xác các
khái niệm, các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn, nhất thiết phải là một bộ
phận của ngôn ngữ dân tộc. Do đó, thuật ngữ phải có tính chất dân tộc, phải mang màu sắc

ngôn ngữ dân tộc. Mỗi ngôn ngữ có màu sắc riêng, có đặc điểm riêng của nó. Muốn giữ
được cái bản sắc tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc, thì giữ gìn tính chất trong sáng của tiếng nói
dân tộc là một việc vô cùng quan trọng, mà trong đó, điều nổi bật trước tiên là vấn đề giữ gìn
sự trong sáng trong từ ngữ chuyên môn, khoa học. Thuật ngữ phải sử dụng các từ thông
thường trong tiếng nói của quần chúng cũng nhằm mục đích nêu rõ ý nghĩa của nó.
Thông thường, tính dân tộc của thuật ngữ được thể hiện qua:
- phương thức cấu tạo : thuật ngữ tiếng Việt sử dụng phương thức từ hóa hình vị
để tạo các từ đơn và phương thức ghép biệt lập. Các thuật ngữ là từ đơn thường biểu thị hệ
thống lớn còn từ ghép và cụm từ thường chỉ các hệ thống nhỏ hơn .

Ví dụ, thuật ngữ “chạy” là một hệ thống ; với phương thức ghép có thể có được các hệ thống
con như:
STT MÔN HỆ THỐNG HỆ THỐNG CON
1. ĐIỀN KINH CHẠY Chạy lao, chạy tiếp sức, chạy
maratông, …
2. BÓNG ĐÁ CHẠY Chạy có bóng, chạy chỗ, …
(Bảng I.1.2.1.4.a)
- xét về nguồn gốc, thuật ngữ có thể hình thành từ bản ngữ hay vay mượn. Các
hình vị này có thể có nguồn gốc Ấn-Âu, Hán-Việt hay thuầnViệt. Đề cao tính dân tộc và giữ
gìn sự trong sáng trong tiếng Việt không có nghĩa là loại bỏ tất cả các thuật ngữ không phải
là gốc Việt mà phải là cố định lại, chỉnh lại cho phù hợp với tiếng Việt .
Ví dụ : trong môn bóng đá, để biểu thị khái niệm “bóng ra ngoài biên, khoảng thời
gian trọng tài tạm dừng trận đấu hay ngay sau tiếng còi công nhận bàn thắng” thuật ngữ tiếng
Anh là “ball out of play”[ball (quả bóng); out of play (ngoài cuộc chơi)] thì tiếng Việt lại sử
dụng cụm từ “bóng chết”‘.
Trong lịch sử phát triển của bộ môn bóng đá Việt Nam, đã có giai đoạn các cầu thủ sử
dụng các thuật ngữ vay mượn trực tiếp từ tiếng Pháp nhưng qua tiếng Việt các từ này đã
được cố định lại thành các từ đơn tiết như sau:

STT KHÁI NIỆM TIẾNG PHÁP TIẾNG VIỆT

1. “Dùng đầu đội bóng” [Tête] (cái đầu) [Tết]
2, “Bóng chạm tay” [Main] (bàn tay) [Manh]
3. “Ném biên” [Nouer] (tổ chức) [Nu]
4. “Phạt góc” [Corner] (góc) [Cọt ne]
(Bảng I.1.2.1.4.b)
Việc đảm bảo tính dân tộc trong các thuật ngữ không những chứng tỏ khả năng
phong phú của tiếng Việt mà còn thể hiện tính khoa học và tính dễ dùng của thuật ngữ.
1.1.2.6.Tính ngắn gọn
Trong ngôn ngữ, thuật ngữ mang tính định danh. Tính chất này đòi hỏi thuật
ngữ phải ngắn gọn về hình thức. Đối với thuật ngữ thể thao, hình thức ngắn gọn của thuật
ngữ có tác dụng thiết thực, tiện lợi và hiệu quả. Muốn thuật ngữ ngắn gọn, cần bỏ bớt nhửng
yếu tố không cần thiết, nhất là các hư từ (như của, bằng ,về…). chằng hạn như “đá quả bóng
cận khung thành” thành “đá cận thành”, “nhảy lên dùng đầu đánh bóng” thành “đánh đầu”.
Tính ngắn gọn của thuật ngữ còn thể hiện quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ. Tuy thuật ngữ
càng ngắn gọn càng hay, nhưng phài đảm bảo tính chính xác, không được lạm dụng tính
ngắn gọn của thuật ngữ mà làm người đọc, người nghe hiểu sai.Thuật ngữ thể thao rất cần
đến tính chất này do tốc độ và sự chính xác là hai trong những tính chất quan trọng của thể
thao.
Thí dụ:
KHÁI NIỆM TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
“Dùng ngực hứng bóng” Hứng ngực Chesting
“Nhảy cao dùng ngực hứng bóng” Hứng bóng bổng Chest-high ball
(Bảng I.1.2.1.5.)
Xét về mặt cấu tạo, ta thấy tiếng Anh có hình thức cô đặc hơn tiếng Việt, tuy nhiên phải
thống nhất rằng, khi gắn liền vào ngữ cảnh sử dụng thì ngữ nghĩa của thuật ngữ mới thấy rõ.
Do vậy, nếu không căn cứ vào nghĩa xuất xứ của thuật ngữ thể thao, nếu không gắn liền nó
với một bộ môn cụ thể, thật khó lòng hiểu hết nghĩa cụ thể của nó. Thí dụ về “động tác giả”
đã nói ở trên hoặc động tác “bỏ nhỏ” trong một số bộ môn thể thao là như vậy.
1.1.2.7.Tính dễ dùng
Khoa học và các ngành nghề không thể tách rời khỏi quần chúng vì quần chúng

chính là đối tượng được phục vụ. Muốn cho khoa học và các ngành nghề dễ dàng thâm nhập
quần chúng thì thuật ngữ phải dễ dùng. Hơn nữa, thuật ngữ mang tính chính xác, rõ ràng hơn
là tính chất gợi cảm của các từ thông thường . Tính chất dễ dùng đòi hỏi thuật ngữ về mặt
hình thức không được dài dòng, phức tạp, mà càng ngắn gọn càng tốt. Điều này đòi hỏi sự
chú ý đến tiếng nói của quần chúng, biết khai thác vốn từ quý báu của nhân dân, tìm tòi
những từ quen thuộc mà tính chính xác vẫn được đảm bảo.
Do vậy, thuật ngữ cần phải có được tính chính xác hoàn toàn, có tính hệ thống chặt
chẽ, có tính quốc tế, có màu sắc dân tộc, ngắn gọn và dễ dùng. Trên thực tế, các tiêu chuẩn
trên không dễ dàng thống nhất với nhau. Trong từng thuật ngữ một, có khi đạt tiêu chuẩn này
thì vi phạm tiêu chuẩn khác. Vấn đề là vận dụng mức giới hạn của từng tiêu chuẩn trong
từng khu vực thuật ngữ.
Theo Ông Nguyễn Thiện Giáp, “nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ, thì phải
thừa nhận rằng, tính quốc tế của thuật ngữ là một đặc trưng quan trọng, phân biệt thuật ngữ
với những bộ phận từ vựng khác: thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khoa học cho những
người nói những thứ tiếng khác nhau, trong khi đó phạm vi biểu hiện của các lớp từ vựng
khác nhau nằm trong khuôn khổ của từng dân tộc. Nếu hiểu tính quốc tế của thuật ngữ chỉ ở
khía cạnh hình thức biểu hiện thì nó sẽ mâu thuẫn với yêu cầu về tính dân tộc, dễ hiểu trong
hình thức cấu tạo của thuật ngữ….Khi xây dựng thuật ngữ chẳng những phải đảm bảo tính
chất riêng của thuật ngữ mà còn phải đảm bảo cả những tính chất chung của thuật ngữ với
những lớp từ vựng khác.”
[19, tr.225].
1.1.2.8. Tính sản sinh
Dù trong lĩnh vực khoa học hay ngoài khoa học, trong giao tiếp từ ngữ bao giờ
cũng có mối quan hệ với nhau. Một thuật ngữ phải bảo đảm được sức sản sinh, hệ thống
thuật ngữ giống bảng phân loại hóa học của Mendeleev, có những ô trống có thể điền vào.
Chẳng hạn như mô hình trong tiếng Việt
VẬN ĐỘNG VIÊN + X
trong đó X là để chỉ bộ môn kiểu như : “vận động viên đẩy tạ” (shot putter) ,
“vận động viên nhảy xa” (long jumper), “vận động viên mười môn phối hợp” (decathlete),
“vận động viên ném lao” (javelin thrower)… .

Hay trong tiếng Anh
FEINT + X
Feint chỉ một sự kiện giả, X thường chỉ động tác. Là những từ có sức sản sinh lớn như
“chuyền giả” (feint pass), “đập giả” (feint spike)… .

1.1.2.8. Một số nguyên tắc tạo lập thuật ngữ
So với một số nước khác, xét trên cả bình diện lý thuyết cũng như thực tiễn, thuật ngữ
học tiếng Việt là một ngành học còn khá non trẻ. Có thể nói, thuật ngữ lớn mạnh gắn liền với
từng môn khoa học cụ thể. Để có cái nhìn chung, chúng tôi sẽ điểm qua một số nguyên tắc
tạo lập thuật ngữ đã được các nước sử dụng tiếng Anh hay dùng.

I.1.2.2.1. UNguyên tắc chuyển dịch
Nguyên tắc chuyển dịch bao gồm cả phiên âm, chuyển tự, chuyển dịch,
mượn nguyên dạng. Đây là nguyên tắc phổ biến trong tất cả các nước, khi hệ thống thuật ngữ
của một lĩnh vực tri thức mới đã xuất hiện và phát triển ở một nước A và sau đó được một
nước B vay mượn những khái niệm và từ ngữ của chuyên ngành. Khi vay mượn như thế,
nhiều khi có sự chuyển đổi về ý nghĩa, chẳng hạn tiếng Anh vay mượn khá nhiều thuật ngữ
về văn hóa của tiếng Pháp, và tiếng Pháp vay mượn nhiều từ khoa học kỹ thuật của tiếng
Anh. Ví dụ như “carte blanche” (toàn quyền quyết định) hay
“rendez-vous” (hẹn hò) là những thuật ngữ được tiếng Anh vay mượn từ tiếng Pháp. Một ví
dụ tiếng Pháp vay mượn từ tiếng Anh là “corner” (góc sân bóng), “achromatopsie” (bệnh mù
màu), “crawl” (bơi trườn sấp)… .

I.1.2.2.2. UNguyên lý sử dụng “nguồn lực sẵn có”của ngôn ngữ
Như trong tiếng Anh sử dụng các yếu tố từ ngữ để cấu tạo thuật ngữ mà ta
đã đề cập ở trên. Cần chú ý rằng, như đã nói ở trên, trong quá trình hình thành một hệ thống
thuật ngữ có thể xảy ra tình hình là: hình thức thì vẩn như cũ, nhưng nội dung thì khác hẳn
trước như “tạm nghỉ” (break), “tạm đuổi” (suspension)… .

I.1.2.2.3. UNguyên lý thuật ngữ hóa

Nguyên lý tạo lập thuật ngữ thứ ba này rất đặc thù, chỉ áp dụng hạn chế
trong một số lĩnh vực tri thức và hoạt động, trong đó từ ngữ chuyên ngành còn chưa ổn định
hẳn, thậm chí có từ ngữ chưa hẳn đã thành một thuật ngữ chắc chắn, chính xác. Nguyên lý
này cũng giống nguyên lý thứ hai là sử dụng các yếu tố nội sinh của tiếng mẹ đẻ, nhưng khác
ở chỗ là: các từ ngữ thông thường của ngôn ngữ toàn dân được làm thuật ngữ ở đây chưa
được “thuật ngữ hóa” hoàn toàn. Do đó, nguyên lý này được gọi là “nguyên lý thuật ngữ
hóa” các yếu tố phi thuật ngữ như “che bóng” (shielding), “chuồi bóng” (sliding tackle),
“tâng bóng” (juggling), “rê bóng” (dribble)…. trong bộ môn bóng đá.

I.1.2.2.4. UNguyên lý phức hợp
Đây là nguyên lý tạo lập thuật ngữ của một số lĩnh vực tri thức và hoạt
động liên ngành, đa ngành. Nguyên lý này thường được gọi là nguyên lý phức hợp, là một
đặc trưng của sự phát triển khoa học-kỹ thuật, sản xuất thực tiễn của xã hội hiện đại. Do đó
có nhiều thuật ngữ của một lĩnh vực tri thức mới gồm hai yếu tố, kết hợp yếu tố của ngành
chuyên môn này với một yếu tố của một ngành chuyên môn khác. Thí dụ như “thương hiệu
bóng đá” (soccer brand), “chỗ đứng của trọng tài” (referee platform), “sân gôn” (golf
course)… .

1.1.2.9.Quá trình hình thành thuật ngữ tiếng Việt
Như đã trình bày trước đây, hơn một thế kỷ qua, cùng với sự phát triển của tiếng
Việt, thuật ngữ khoa học tiếng Việt cũng lớn mạnh không ngừng. Để tiện cho việc phân tích
về cấu tạo cũng như ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao, chúng tôi thiết nghĩ cần phải điểm qua
một số phương thức phổ biến để hình thành nên chúng.
Theo một số nhà thuật ngữ học, so với nhiều nước, thuật ngữ tiếng Việt hầu như phải
tiếp nhận thuật ngữ tiếng nước ngoài như một lẽ đương nhiên; người ta hay nói đến thuật
ngữ khoa học kỹ thuật từ tiếng Anh, thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn từ tiếng Pháp.
Sau đây là một số phương thức chính:
a/ Sử dụng yếu tố thuần Việt
Khi chuyển dịch một thuật ngữ Châu Âu sang tiếng Việt, các nhà chuyên môn dùng
cái vỏ thuần Việt để sử dụng một khái niệm mới. Như ta biết, yếu tố thuần Việt là yếu tố có

sẵn trong kho từ vựng tiếng Việt, nó thường thuộc vốn từ cơ bản. Việc sử dụng yếu tố thuần
Việt để hạn định thuật ngữ một mặt nói lên được sức sống của bản ngữ, mặt khác còn xác
định được cho chúng một bản sắc Việt Nam. Tất nhiên, để làm tốt được điều này cần phải
chú ý đến quy tắc cấu tạo của từ tiếng Việt, đặc trưng đơn lập của từ tiếng Việt và quả nhiên
, thông qua con đường Hán Việt, ta đã tạo ra được một số khá lớn thuật ngữ kiểu như : “vận
động viên”(athlete), “huấn luyện viên”(coach), “chuyên viên”(expert), “trọng tài
viên”(referee), “quan sát viên”(official), “kỹ thuật viên”(technician), …”hậu vệ”(backfield),
“trung vệ”(linkman), “tiền vệ” (midfielder)… hoặc như “hậu vệ phải”(right back), “hậu vệ
trái”(left back), “hậu vệ biên”(wing halfback)… . Một câu hỏi đặt ra, liệu nếu ta quá chú ý
đến hình thức nội tại có phá vỡ tính hệ thống của thuật ngữ không? Câu trả lời ở đây là
không hoàn toàn như thế , tính hệ thống của thuật ngữ hiển nhiên là không thuộc vào cơ chế
hoạt động nội tại. Như trong tiếng Anh, tính hệ thống được thể hiện thông qua các phụ tố,
trong khi đó trong tiếng Việt lại dựa chủ yếu vào sức sản sinh; thậm chí có người còn chủ
trương, chấp nhận tính không hợp lý về mặt ngôn từ nhưng tiện lợi cho việc tiếp thu và phổ
biến khoa học, phổ biến các môn thể thao thì vẫn hơn là tiếp thu một cách cứng nhắc. Tác
giả luận văn đã luôn khẳng định khi bàn về vai trò của yếu tố thuần Việt trong việc tạo ra
thuật ngữ như sau: “Rõ ràng những yếu tố thuần Việt nên được dùng hơn, có thể trực tiếp gợi
ra được sự biểu hiện đúng đắn, dễ dùng. Về khái niệm thuật ngữ, làm cho thuật ngữ có đầy
đủ tính chất khoa học, dân tộc, đại chúng, làm cho quần chúng dễ dùng, dễ hiểu, dễ nhớ”
[23]. Có thể kể ra một số thuật ngữ hình thành bằng con đường này:
- “bàn chân dậm nhảy” (take-off foot) - “bốc thăm” (draw of lots)
- “ném thử” ( practice throw) - “duỗi thẳng” (stretching out)
- “thả lỏng” (relaxation) - “chuồi bóng” (sliding tackle)
- “chụp bóng” (fist the ball) - “bóng rổ” (basket ball)

b/ Sử dụng yếu tố Hán Việt
Do nhiều lý do khác nhau, từ ngữ gốc Hán có một vị trí quan trọng trong tiếng Việt,
nhất là trong phạm vi giao tiếp chính thức. Thuật ngữ tiếng Việt, nhất là thuật ngữ khoa học
xã hội và nhân văn, có nguồn gốc Hán-Việt chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này, có thể giải thích
được, về mặt ngoại vi ta tiếp xúc với tiếng Trung Quốc từ rất lâu, chẳng hạn văn hóa trong

giao tiếp, lý do nội tại là tiếng Hán và tiếng Việt có cùng một loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Thuật ngữ khoa học có nguồn gốc từ tiếng Hán nói chung, thuật ngữ thể thao có nguồn
gốc từ tiếng Hán nói riêng, xét về mặt cấu tạo vá cả ngữ nghĩa đều có những đặc trưng riêng,
chúng thường cung cấp những yếu tố có sức sản sinh lớn như yếu tố “viên” đã nói ở trên.
Một số ví dụ về thuật ngữ thể thao có nguồn gốc từ tiếng Hán như:
- “cầu thủ” (player) - “cầu thủ tấn công” (attacker)
- “tấn công” (attack) - “tấn công đa dạng” (weave attack)
- “tấn công đơn” (solo dribble) - “tấn công luân phiên” (roll attack)
- “phi thể thao” (unsportsmanlike)
Các yếu tố có sức sản sinh lớn như “vệ” trong “tiền vệ”, “trung vệ”, “hậu vệ”…,“tấn công”
trong “tấn công đơn”, “tấn công đa dạng”, “tấn công phối hợp”, “tấn công luân phiên” …,
hay như “thủ” trong “cầu thủ”, “kỳ thủ”, “địch thủ”, “đối thủ” …. .
Không cần viện dẫn đến lĩnh vục thể thao, ngay trong hoạt động hằng ngày, tính chất
bền vững về cấu tạo, khái quát về ngữ nghĩa, tập trung về mặt phong cách của các yếu tố
Hán-Việt là đặc điểm khá nổi bật.
Ví dụ: Ta hãy so sánh - cháo huyết / cháo máu
- nữ vận động viên / vận động viên gái
- nữ trọng tài / trọng tài gái
Tuy nhiên có một thực tế là các thuật ngữ gốc Hán-Việt có trật tự ngược lại với thuật
ngữ thuần Việt:
PHỤ - CHÍNH

×