BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI VÀ CHO VAY
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
GVHD : PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
HV : NHÓM 12:
NGUYỄN PHÚ TẶNG
TRẦN MINH THẮM
LÊ THỊ THANH UYÊN
BÙI THỊ BÍCH TUYỀN
TRẦN HÀ MINH THẮNG
LỚP : CAO HỌC NGÂN HÀNG K16 Đ2
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01/2008
PHẦN 1 : VÀI N ÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(NHTM ) VIỆT NAM 4
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 5
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÁC NHTM CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG
VỐN 5
1. Tiền gửi thanh toán 5
2. Tiền gửi có kỳ hạn 6
3. Tiền gửi tiết kiệm 6
3.1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 6
3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6
4. Phát hành chứng từ có giá 7
5. Vay vốn 7
6. Nguồn vốn huy động khác 7
II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN
TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI Ở TP.HỒ CHÍ MINH 7
A. Các sản phẩm trên thị trường 7
1. Tiền gửi thanh toán 7
1.1. Khái quát chung 7
1.2. Một số sản phẩm t iền gửi thanh toán nổi bật của một số NHTM trên địa
bàn TP.HCM 8
2. Tiền gửi có kỳ hạn 9
3. Tiền gửi tiết kiệm 10
3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 10
3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12
3.2.1 Tiền gửi tiết kiệm thông thường 12
3.2.2 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng 12
3.2.3 Các loại tiền gửi tiết kiệm khác………………………………….13
3.2.3.1 Các sản phẩm tiết kiệm tích luỹ 13
3.2.3.2 Các sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm 13
3.2.3.3 Các sản phẩm tiết kiệm bậc thang 18
4. Phát hành giấy tờ có giá 19
B. CÁC SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG 19
PHẦN 3 :THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHO VA Y
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 20
1. Tín dụng cá nhân 20
2. Tín dụng doanh nghiệp 21
3. Hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng 23
4. Tín dụng quốc tế 23
PHẦN 4: CẠNH TRANH VÀ XU HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
CỦA CÁC LOẠI HÌNH NHTM 23
I. Đặc điểm hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 24
II. Cạnh tranh và xu hướng mở rộng của các loại hình NHTM 25
1. Lợi thế cạnh tranh của các NH TMCP so với các NHTM nhà nước 25
1.1 Quy mô vốn chủ sở hữu ngày càng lớn 25
1.2 Thị phần của các NH TMCP ngày càng mở rộng trong khi NHTM nhà
nước khó mở rộng thị phần 26
2. Khả năng cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và các NHTM nước
ngoài 27
3. Xu hướng liên kết của các NHTM trong nước 32
PHẦN 5 : GIẢI PHÁP 33
I. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các các loại hình NHTM trên thị
trường huy động và thị trường cho vay ở TP.HCM 33
1. Hoạch định chiến lược phát triển phù hợp 33
2. Đổi mới về tổ chức và hoạt động 33
3. Tăng năng lực tài chính 33
4. Nâng cao năng lực quản trị điều hành 34
5. Hiện đại hoá công nghệ 34
6. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và đào tạo phát triển nguồn nhân lực 35
7. Tăng cường sự hợp tác giữa các NHTM 35
II. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng 35
III. Những kiến nghị, đề xuất với các Cơ quan Nhà nước nhằm hỗ trợ nâng cao năng
lực cạnh tranh của các TCTD Việt Nam để hội nhập quốc tế 36
1. Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng 36
2. Kiến nghị chung đối với Quốc hội, Chính phủ và các Cơ quan quản lý Nhà
nước 37
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 38
4. Đối với Bộ Tài chính 40
5. Đối với các Bộ khác có liên quan 40
6. Đối với các Cơ quan Thực thi pháp luật 40
PHẦN 1
:
VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI (NHTM) VIỆT NAM
Tại TP.HCM, trung tâm kinh tế, tài chính - tiền tệ lớn nhất và sôi động
nhất cả nước, hệ thống NHTM đa phần tập trung ở đây.
Hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm bốn thành phần sau:
Ngân hàng TM nhà nước: gồm có 5 ngân hàng: VCB, VBARD, ICBV,
BIDV, Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tính đến
tháng 10/2007, khối ngân hàng TM quốc doanh vẫn chiếm lĩnh thị phần
khá lớn: 68% về tín dụng và 67,64% về huy động vốn.
Ngân hàng TMCP: hiện có khoảng 34 ngân hàng TMCP đô thị và 1 ngân
hàng TMCP nông thôn. Đây là một lực lượng đông đảo, cung cấp những
sản phẩm cho vay, huy động và dịch vụ ngân hàng đa dạng ra công chúng.
Đến tháng 10/2007, khối các NHTMCP chiếm 26,4% thị phần về tín
dụng.
Ngân hàng liên doanh (LD): hiện tại có 5 ngân hàng liên doanh, đó là:
ngân hàng LD Lào Việt, VID Public Bank, Indovina Bank, Shinhanvina
Bank, VinaSiam và LD Việt Nga.
Ngân hàng nước ngoài (NHNN) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Việt
Nam đã gia nhập WTO hơn 1 năm và theo cam kết gia nhập WTO của
Việt Nam thì kể từ ngày 01/04/2007, N gân hàng 100% vốn nước ngoài
được phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay chưa có NHNN
nào ở Việt Nam, đối với chi nhánh NHNN, hiện t ại có 37 chi nhánh thuộc
28 ngân hàng
nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Cho đến nay hầu hết các N gân hàng nước ngoài ở Việt Nam đều hoạt động hiệu
quả, có tốc độ tăng trưởng khá cao về vốn tự có và vốn huy động.
Với việc kinh doanh ổn định trong những năm qua, nhiều chi nhánh N gân hàng
nước ngoài đã có những chiến lược mở rộng và xây dựng mạng lưới khách hàng
khá tốt và đa dạng. Khi hoạt động tại Việt Nam các Ngân hàng nước ngoài chỉ tập
trung vào các nghiệp vụ là thế mạnh của mình, các dịch vụ bán lẻ có hàm lượng
công nghệ cao sẽ được Ngân hàng nước ngoài đặc biệt ưu tiên phát triển như tư vấn
tài chính và đầu tư, môi giới tài chính, quản lý danh mục đầu tư, quản lý tài
sản…Đa phần khách hàng của khối này vẫn là các doanh nghiệp, có những chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài cho vay 100% khách hàng doanh nghiệp, t uy nhiên
cũng có một số chi nhánh NHNN như H SBC, ANZ cũng rất thành công trong cung
cấp dịch vụ cho vay đối tượng là cá nhân.
Đến tháng 10/2007, dư nợ cho vay của khối NHNN chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 3,57%
tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống.
PHẦN 2
: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ
TRƯỜNG TIỀN GỬI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÁC NHTM CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN :
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của các ngân
hàng thương mại (NHTM ). Nguồn vốn chủ yếu và thường xuy ên nhất của các
NHTM là huy động tiền nhàn rỗi của cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức dư ới
các hình thức tiền gửi, tiền tiết kiệm …Nguồn vốn này là nền tảng quan trọng đảm
bảo cho sự phát triển kinh doanh của N gân hàng (NH) . Ngoài ra, NH có thể huy
động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá, vay ngân hàng nhà nước và vay các tổ
chức tín dụng khác để bổ sung thêm nguồn vốn của mình khi nguồn huy động từ
khách hàng thường xuyên không đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Ước tính đến hết tháng 12/2007, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ
chức tín dụng trên địa bàn đạt 442.530 tỷ đồng, tăng 55% so với cuối năm 2006.
Đây cũng là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay.
Trong đó, vốn huy động bằng nội tệ đạt 327.792 tỷ đồng, vốn huy động ngoại tệ
quy đổi đạt 114.738 tỷ đồng, chiếm gần 26,0%. Phân theo đối tượng khách hàng và
hình thức huy động thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 169.298 tỷ đồng, tiền gửi
thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 245.965 tỷ đồng, phát hành giấy
tờ có giá đạt 27.267 tỷ đồng. Diễn biến đó cho thấy tiềm năng vốn trong dân, trong
xã hội ở khu vực TP HCM có thể huy động được rất lớn.
1. Tiền gửi thanh toán :
Đây là tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thanh toán qua ngân
hàng.
Với loại hình tiền gửi thanh toán, khách hàng có thể:
- Sử dụng các phương tiện thanh toán qua ngân hàng
- Gửi vào hoặc rút tiền ra bất cứ lúc nào.
- Hưởng lãi suất không kỳ hạn, mức lãi suất thấp.
Hàng ngày hoặc hàng tuần khách hàng đến ngân hàng nhận sổ phụ tài khoản
tiền gửi thanh toán để cập nhật vào sổ sách của đơn vị mình. Trên sổ phụ này
thể hiện số dư tài khoản của khách hàng, các phát sinh gửi vào và rút ra. Nếu
có sự sai sót ngân hàng và khách hàng sẽ phối hợp tìm nguyên nhân và điều
chỉnh kịp thời.
Tính và hạch toán lãi
- Lãi của tiền gửi thanh toán được tính theo phương pháp tích số.
- Công thức tính lãi:
x
n
i
i
N
i
i
xN
1
1
i
D
Laõi
lãi suất
i
D
Số dư thực tế thứ i
i
N
Số ngày tương ứng với số dư thứ i
2. Tiền gửi có kỳ hạn :
Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn áp dụng cho cá nhân và các doanh nghiệp. Về
tính chất hoạt động thì giống tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng mục đích
gửi và đối tượng gửi khác nhau
Tiền gửi định kỳ hiện nay có các loại sau:
- Tiền gửi có kỳ hạn duới 12 tháng
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến duới 24 tháng
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên
Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn. N ếu rút trước hạn
phải có sự đồng ý của ngân hàng và hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Tính và hạch toán lãi:
Công thức tính lãi như sau: Lãi = số dư thực tế x lãi suất x kỳ hạn
3. Tiền gửi tiết kiệm : Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền nhàn rỗi của dân cư.
Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại cơ bản là không kỳ hạn và có kỳ hạn
3.1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn :
Khi khách hàng có tiền nhàn rỗi nhưng do nhu cầu chi tiêu không xác
định trước có thể gửi tiền vào ngân hàng theo loại hình tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn.
Với loại hình tiền gửi này, khách hàng có thể:
- Gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào
- Hưởng lãi suất không kỳ hạn. Lãi được nhập vốn và tính lãi theo
nhóm ngày gửi tiền
- Không sử dụng các phương tiện thanh toán qua ngân hàng
- Ngân hàng cung cấp cho khách hàng sổ tiết kiệm. Khi có nhu cầu gửi
hoặc rút 1 phần trên sổ tiền gửi tiết kiệm, khách hàng phải xuất trình
các giấy tờ cần thiết ngân hàng sẽ thực hiện theo yêu cầu của khách
hàng
Tính và hạch toán lãi: cách tính lãi giống như cách tính lãi của tiền gửi
thanh toán.
3.2 . Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn :
Tiền gửi tiết kiệm định kỳ hiện nay được phân thành 3 loại
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên
Với loại hình tiền gửi này, khách hàng có thể:
- Được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm
- Được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm định kỳ
- Về nguy ên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn. Nếu rút
trước hạn phải có sự đồng ý của ngân hàng và hưởng lãi suất không
kỳ hạn
Công thức tính lãi:
Số tiền lãi = số dư * lãi suất * kỳ hạn
Đối với các trường hợp ngân hàng quy định được xét duyệt rút vốn trước
hạn thì khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
4. Phát hành chứng từ có giá :
Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi (CCTG) có kỳ hạn, chứng chỉ tiết
kiệm và phát hành trái phiếu là phương pháp hữu hiệu để các ngân hàng huy
động vốn có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn ổn định nhất của các NHTM
Đặc điểm :
- Tính ổn định chắc chắn : những người mua kỳ phiếu, CCTG tiết kiệm,
trái phiếu ngân hàng chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn. Đây là đặc điểm nổi
bật của loại nguồn vốn này.
- Lãi suất thường cao hơn hơn lãi suất tiền gửi định kỳ. Do đó hấp dẫn hơn
đối với khách hàng.
- Loại vốn này thường không được tái lập thời hạn như tiền gửi định kỳ
nhưng bù lại người sở hữu có thể thế chấp, cầm cố để vay vốn Ngân hàng
5. Vay vốn :
Ngoài các hình thức huy động vốn nói trên, khi cần thiết, các NHTM còn
huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tín dụng (TCTD) khác hay vay
vốn của ngân hàng nhà nước (NHNN).
Các TCTD có thể vay vốn ngắn hạn của NHNN dượi hình thức tái cấp vốn
theo qui định dưới các hình thức sau :
- Vay lại theo hồ sơ tín dụng.
- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
- Vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác
6. Nguồn vốn huy động khác :
Ngoài các loại nguồn vốn nói trên, các NHTM có thể huy động các nguồn khác
như : tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền t ạm giữ, tiền đang
chuyển, các khoản khác.
II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN
TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI Ở TP.HỒ CHÍ MINH
A. Các sản phẩm trên thị trường 1 :
1. Tiền gửi thanh toán :
1.1 Khái quát chung :
Đây là loại hình tiền gửi được áp dụng tại tất cả các NHTM.
Áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp.
Lãi suất dao động từ 0.25% đến 0.3%/tháng.
Thủ tục mở tài khoản đơn giản.
Mở tài khoản tại một nơi, thanh toán tại nhiều chi nhánh và điểm giao
dịch trên toàn quốc.
Được hưởng lãi suất trên số dư có trong tài khoản
Thực hiện các lệnh thanh toán từ tài khoản, theo dõi các giao dịch tài
khoản và kiểm tra số dư ngay t ại doanh nghiệp bằng các dịch vụ ngân
hàng điện tử.
Có thể sử dụng vượt số dư trên tài khoản thông qua sản phẩm thấu chi.
(VD: sản phẩm thấu chi DN của Techcombank)
Các dịch vụ sử dụng kết hợp với tài khoản tiền gửi thanh toán là:
- Sử dụng thẻ ghi nợ và các dịch vụ đi kèm tiện ích của thẻ như: thanh
toán tiền điện, nước, điện thoại, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại
các đơn vị chấp nhận thẻ…
- Dịch vụ internet banking, home banking, e-banking…
- Dịch vụ thu chi hộ: chi hộ lương…
- Một số NH áp dụng chính sách miễn phí chuyển tiền, phí kiểm đếm…
nếu khách hàng có quan hệ tín dụng với NH (VD: ngân hàng SCB).
- Hoặc được cấp 01 thẻ ATM miễn phí đối với khách hàng cá nhân.
Với mức lãi suất huy động thấp như thế, đây là nguồn vốn giá rẻ của các
NH. NH nào tỷ trọng huy động tiền gửi thanh toán cao sẽ giúp NH tiết
giảm chi phí sử dụng vốn. Đồng thời với nó là lãi suất đầu ra không quá
cao nên sẽ có khả năng cạnh tranh rất cao.
1.2 . Một số sản phẩm tiền gửi thanh toán nổi bật của một số NHTM
trên địa bàn TP.HCM
“Tài khoản Âu Cơ” của Sacombank chi nhánh 8-3:
-
“Tài khoản Âu Cơ” - Là loại hình tài khoản thanh toán bằng VND chỉ dành
riêng cho khách hàng là Phụ nữ.
-
Chỉ cần duy trì một mức số dư tiền gửi bình quân trong tháng trên 10 triệu
đồng, khách hàng sẽ được hưởng thêm một mức lãi suất bổ sung bên cạnh lãi
suất tiền gửi thanh toán thông thường.
-
Lãi suất do Sacombank qui định và thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
-
Tiện ích:
Chỉ cần duy trì liên tục 3 tháng mức số dư tiền gửi bình quân của từng
tháng trên 10.000.000VNĐ khách hàng sẽ nhận được những phiếu mua
hàng siêu thị miễn phí;
Khả năng sinh lời cao hơn các loại hình tiền gửi thanh toán thông thường;
Gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi tại bất kỳ điểm giao dịch nào của
Sacombank;
Được sử dụng miễn phí các dịch vụ PhoneBanking, Mobile Sacombank, e-
Sacombank và SM A Sacombank;
Được Ngân hàng xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở
nước ngoài;
Được mua bảo hiểm tiền gửi.
Phát hành séc, ủy nhiệm chi.
“Tài khoản Bà Triệu” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
- Tài khoản Bà Triệu là tài khoản tiền gửi thanh toán dành cho khách hàng
doanh nghiệp có thành viên Ban lãnh đạo là nữ hoặc có trên 50% cán bộ
nhân viên là nữ.
- Lãi suất: bằng với lãi suất tiền gửi thanh toán hiện hành và thay đổi theo từng
thời kỳ.
- Tiện ích:
Tặng thêm lãi suất 0.03% khi đạt số dư từ 50 triệu đồng trở lên.
Nhận và chi trả tiền tại đơn vị miễn phí với số tiền giao dịch từ 200 triệu
đồng.
Giảm 50% phí khi doanh nhiệp sử dụng dịch vụ chi hộ lương qua tài khoản
Bà Triệu.
Sản phẩm “Chiếc ví thông minh” của Ngân hàng TMCP Sài
Gòn
- Tài khoản “Chiếc ví thông minh” là tài khoản tiền gửi thanh toán dành cho
khách hàng cá nhân nữ.
- Lãi suất: bằng với lãi suất tiền gửi thanh toán hiện hành và thay đổi theo từng
thời kỳ.
- Tiện ích:
Hưởng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi.
Miễn phí phát hành thẻ ATM .
Miễn phí chuyển tiền và phí kiểm đếm khi duy trì số dư trên tài khoản theo
quy định của SCB.
Giao dịch trên tài khoản không cần đến ngân hàng.
Bốc thăm may mắn vào ngày 20/10 hàng năm.
2. Tiền gửi có kỳ hạn
Áp dụng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế loại
hình tiền gửi này chỉ phát sinh đối với các tổ chức kinh tế còn khách hàng cá
nhân chỉ quen gửi tiết kiệm mặc dù lợi ích được hưởng là như nhau.
Kỳ hạn gửi rất đa dạng từ 01 tuần đến 60 tháng với các hình thức lĩnh lãi
trước, hàng tháng, hàng quý, hàng sáu tháng, hàng năm và lĩnh lãi cuối kỳ
với lãi suất hấp dẫn.
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gia t ăng trên thị trường, hầu hết các
ngân hàng đều cho khách hàng rút vốn trước hạn.
Thủ tục đơn giản.
Tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Mở tài khoản một nơi, giao dịch nhiều nơi
Xác nhận số dư, cung cấp sao kê theo yêu cầu với độ bảo mật tuyệt đối.
Tiết kiệm chi phí quản lý.
Mức lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn thông thường là bằng với lãi suất
tiền gửi tiết kiệm. Do đó, đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn cao.
Loại tiền gửi này hiện nay chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn
huy động của các NHTM.
Một số NH còn áp dụng sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn được rút vốn từng phần
hưởng lãi suất bậc thang để đáp ứng nhu cầu vốn bất thường của khách hàng
mà khách hàng vẫn được hưởng lãi theo thời hạn duy trì thực t ế như sản
phẩm “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang của SCB”:
- Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang là loại tiền gửi có kỳ
hạn bằng VND và USD áp dụng cho các tổ chức đang, hoạt động hợp
pháp trên lãnh thổ Việt Nam kể cả tổ chức nước ngoài.
- Đặc điểm:
Gửi tiền một lần khi khi ký hợp đồng tiền gửi.
Kỳ hạn gửi từ 1 tháng trở lên, tối đa 60 tháng.
Trả lãi cuối kỳ.
Mức gửi tối thiếu là 50 triệu đồng hoặc 3.000USD.
Khách hàng có thể rút vốn trước hạn.
Số tiền gốc rút trước hạn tối thiểu là 20 triệu đồng hoặc 2.000USD, tối đa
là 10 tỷ đồng hoặc 600.000USD và phải là bội số của 10 triệu đồng hoặc
1.000USD.
Mỗi tháng khách hàng chỉ được rút gốc trước hạn 01 lần.
- Lợi ích
Lãi suất đối với phần vốn rút trước hạn bằng lãi suất của kỳ hạn thấp hơn
liền kề.
Lãi suất không kỳ hạn của “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc
thang” bằng mức lãi suất không kỳ hạn thông thường.
Khi đến hạn nếu khách hàng tái ký gửi mức lãi suất khách hàng được hưởng
cho kỳ hạn tái ký gửi bằng lãi suất cùng kỳ hạn của chương trình đang áp
dụng tại thời điểm tái ký gửi cộng thêm 0.01%/tháng đối với VND và
0.1%/năm đối với USD.
Trong thời gian tái ký gửi nếu rút vốn khách hàng sẽ không được hưởng lãi
suất cộng thêm mà chỉ được hưởng lãi suất “Tiền gửi rút gốc từng phần
hưởng lãi suất bậc thang” theo quy định.
3. Tiền gửi tiết kiệm
Hầu hết các sản phẩm tiết kiệm trên thị trường tiền gửi hiện nay đều có các tiện ích
chung là:
Khách hàng có thể giao dịch gửi, rút tại bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch
nào trong hệ thống ngân hàng.
Được rút vốn trước hạn ngoại trừ các sản phẩm tiết kiệm dư thưởng.
Được thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, uỷ quyền, biếu tặng sổ tiết kiệm.
Có thể gửi dưới hình thức tiết kiệm đồng chủ sở hữu.
Được cầm cố sổ tiết kiệm để vay tại với hạn mức tối đa đến 100% giá trị sổ.
Thủ tục đơn giản.
3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn :
Nếu so sánh lợi ích đem lại cho khách hàng thì tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn không có gì khác biệt so với tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên, khi
gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng được N H cấp 01 sổ tiết kiệm.
Đây được coi là vật làm tin của NH đối với khách hàng nên loại hình tiền
gửi này vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng.
Loại hình tiền gửi này hầu như các NHTM không có sản phẩm đặc thù
riêng, ngoại trừ Techcombank có sản phẩm Tài khoản tiết kiệm không kỳ
hạn
F@stSaving
:
- F@stSaving là một tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiện ích:
Được kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân và thẻ F@stAccess
của khách hàng, F@stSaving nhận tự động các khoản tiền khách
hàng đăng ký chuyển từ tài khoản cá nhân sang F@stSaving, khi
số dư tài khoản cá nhân của khách hàng vượt quá mức số dư tối đa
khách hàng cần duy trì (chỉ phần vượt trội được chuyển), để hưởng
lãi suất cao hơn.
Ngược lại, trong trong trường hợp khi số dư tài khoản cá nhân của
khách hàng xuống thấp hơn mức số dư tối thiểu khách hàng muốn
duy trì thì tiền từ tài khoản F@stSaving sẽ được tự động chuyển về
tài khoản cá nhân của khách hàng để duy trì mức số dư tối thiểu
(chỉ chuyển về một khoản tiền đúng và đủ để phục hồi mức số dư
tối thiểu).
Loại tiền ứng trước là VND
Giúp khách hàng gửi tiết kiệm một cách linh hoạt, không mất
nhiều thời gian giao dịch với ngân hàng. Không phải lo giữ sổ tiết
kiệm.
Khách hàng có thể đăng ký tài khoản F@stSaving tại bất kỳ điểm
giao dịch nào của Techcombank.
Khi cần gửi và rút tiền từ F@stSaving, ngoài việc thông qua các
giao dịch tự động giữa tài khoản cá nhân và tài khoản F@stSaving,
khách hàng có thể đến ngân hàng nộp và rút trực tiếp từ
F@stSaving hoặc thực hiện lệnh chuyển khoản giữa t ài khoản cá
nhân và tài khoản F@stSaving thông qua các máy ATM chấp nhận
thẻ F@stAccess của Techcombank.
- Hiệu quả:
Lãi suất bậc thang cho các số dư vượt qua ngưỡng trước đó
(banded interest): gửi càng nhiều, lãi càng cao. Lãi suất được tính
theo ngày, theo số dư thực tế và được trả vào tài khoản vào cuối
tháng.
Tài khoản tiết kiệm có thể sử dụng như sổ tiết kiệm với mục đích
vay vốn, bảo lãnh vay vốn, xác nhận số dư tài khoản.
Khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra và theo dõi các khoản tiền gửi
thông qua dịch vụ Techcombank Homebanking, qua 4 kênh thông
tin: website, email, điện thoại cố định, điện thoại di động.
3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là sản phẩm truyền thống của tất cả các NHTM và là nguồn vốn huy
động ổn định và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của các
NHTM.
3.2.1 Tiền gửi tiết kiệm thông thường:
Kỳ hạn gửi đa dạng từ 01 tuần đến 60 tháng với các hình thức lĩnh lãi
trước, hàng tháng, hàng quý, hàng sáu tháng, hàng năm và lĩnh lãi
cuối kỳ với lãi suất hấp dẫn.
Khách hàng được rút vốn trước hạn.
Khách hàng có thể gửi bằng VND, USD, EUR, vàng và một số loại
ngoại tệ khác.
Một số Ngân hàng áp dụng mức lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi
của khách hàng. Chẳng hạn như mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn
tuần bằng VND (%/tháng) hiện tại của ACB như sau:
Mức gửi
Lãi su
ấ
t (% / tháng)
Thời điểm lĩnh lãi
1 Tu
ầ
n
2 Tu
ầ
n
3 Tu
ầ
n
T
ừ
1 t
ỷ
đ
ồ
ng đ
ế
n dư
ớ
i 10 t
ỷ
đ
ồ
ng
0,340 %
0,390 %
0,440 %
L
ĩnh l
ãi cu
ố
i k
ỳ
T
ừ
10 t
ỷ
đ
ồ
ng đ
ế
n dư
ớ
i 20 t
ỷ
đ
ồ
ng
0,350 %
0,400 %
0,450 %
L
ĩnh l
ãi cu
ố
i k
ỳ
T
ừ
20 t
ỷ
đ
ồ
ng đ
ế
n dư
ớ
i 50 t
ỷ
đ
ồ
ng
0,370 %
0,420 %
0,470 %
L
ĩnh l
ãi cu
ố
i k
ỳ
T
ừ
50 t
ỷ
đ
ồ
ng tr
ở
lên
0,390 %
0,440 %
0,490 %
L
ĩnh l
ãi cu
ố
i k
ỳ
Đặc biệt ngân hàng Phương Đông có sản phẩm tiền gửi tiết ki ệm có
kỳ hạn bằng VND có bảo đảm bằng USD.
- Được bảo đảm sức mua của vốn gốc vừa được hưởng lãi suất cao
hơn so với lãi suất tiết kiệm bằng USD.
- Khi gửi tiền, vốn gốc bằng VNĐ của khách hàng được qui đổi ra
USD theo tỷ giá do NHNN công bố.
- Khi rút tiền, OCB sẽ qui đổi số tiền gửi bằng U SD ra VNĐ theo tỷ
giá do NHNN công bố tại thời điểm rút tiền.
- Số tiền gửi tối thiểu: 100.000 đồng
-
Các kỳ hạn và phương thức trả lãi gồm: 1, 2, 3, 6, 9 và 12 tháng trả
lãi cuối kỳ
3.2.2 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng
Nắm bắt được tâm lý luôn thích thử vận may của khách hàng, các
NHTM không ngừng tung ra các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng để
thu hút khách hàng.
Các chương trình tiết kiệm dự thưởng thường có lãi suất khá cao
nhưng hơi thấp hơn mức lãi suất của tiền gưi tiết kiệm thông
thường kèm với các khuyến mãi hấp dẫn (t ặng tiền mặt, t ặng vàng,
quà tặng…). Cuối trương trình sẽ tổ chức quay số mở thưởng.
Hình thức tiết kiệm bằng VND và USD.
Khách hàng gửi càng nhiều nhận được khuyến mãi càng nhiều.
Khách hàng có thể lựa chọn hình thức nhận quà khuyến mãi bằng
tiền mặt hoặc bằng vàng.
Khách hàng có thể cộng dồn số tiền trên nhiều thẻ t iết kiệm cùng
hoặc khác loại tiền, cùng hoặc khác kỳ hạn, cùng hoặc khác ngà
gửi trong cùng chương trình để đủ điều kiện nhận quà khuyến mãi.
Khách hàng không được rút vốn trước hạn.
Một số chương trình tiết kiệm dự thưởng trong thời gian gần đây
của các NHTM trên địa bàn TP.HCM là:
NH TMCP
Tên chương tr
ình
SCB
-
Cùng SCB th
ự
c hi
ệ
n ư
ớ
c mơ Toyota Camry
- Lợi ích thiết thực quà tặng trao ngay.
- Niềm vui bất tận vận may bất ngờ.
- Nhận quà lớn đón tân niên
Techcombank
-
G
ử
i Techcombank, trúng Mercedes
Vietcombank
-
G
ử
i ti
ế
t ki
ệ
m trúng xe hơi Honda Civic
ABBANK
-
Vui xuân vàng cùng ABBBANK
3.2.3 Các loại tiền gửi tiết kiệm khác
3.2.3.1 Các sản phẩm tiết kiệm tích luỹ
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để tăng khả năng
cạnh tranh, các NHTM đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm khác ngoài các sản pẩm
truyền thống như đã nêu trên để giúp khách hàng tích góp những số t iền nhỏ hiện tại
để hoạch định các kế hoạch tài chính trong tương lai. Đó là các sản phẩm tích luỹ,
các sản phẩm nổi bật có thể kể đến là của Sacombank. Techcombank, SCB…
a. Sacombank với “TIẾT KIỆM TÍCH LŨY THƯỞNG”
Với Tiết kiệm tích luỹ thưởng, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc cân đối
tài chính khi không p hải cùng một lúc trích một khoản tiền lớn để khen
thưởng nhân viên đồng thời qua đó giúp nhân viên gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp.
Ðặc điểm:
Ðối tượng sử dụng là các tổ chức có nhu cầu;
Loại tiền huy động: VNÐ;
Thời gian thực hiện tiết kiệm tích luỹ: từ 01 năm đến 15 năm;
Ðịnh kỳ nộp tiền: 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng/ một lần;
Lãi suất huy động linh hoạt, do Sacombank công bố theo từng thời điểm.
Thủ tục:
Doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sacombank;
Doanh nghiệp và Sacombank cùng ký "Thoả thuận thực hiện tiết kiệm tích
luỹ thưởng";
Công ty gửi đến Sacombank "Danh sách nhân viên được hưởng tiết kiệm tích
luỹ thưởng".
Tiện ích:
Doanh nghiệp được quyền thanh lý trước hạn khi có nhu cầu trong thời
gian thực hiện Tiết kiệm tích luỹ thưởng ngoại trừ ngày đáo hạn;
Doanh nghiệp có thể theo dõi số dư của các tài khoản Tiết kiệm t ích luỹ
thưởng này và t ài khoản TGTT thông qua "Sao kê số dư TKTL thưởng"
và sổ phụ TGTT;
Doanh nghiệp có thể thay đổi người thụ hưởng một lần và người thụ
hưởng cuối cùng là người có quy ền quyết định các vấn đề có liên quan
đến tài khoản TKTL thưởng kể từ ngày đáo hạn.
b. Techcombank với sản phẩm: “Tiết kiệm định kỳ vì tương lai”
Tiết kiệm định kỳ (TKĐK) "Vì tương lai" là hình thức tiết kiệm tích lũy cho
phép khách hàng tiết kiệm nhiều lần, đều đặn cho tương lai với việc chủ
động lựa chọn thời hạn tham gia, định kỳ nộp và số tiền đóng mỗi kỳ, tuỳ
thuộc vào mức thu nhập, mục tiêu và những dự định trong tương lai của
khách hàng.
Đặc điểm và lợi ích:
- Khách hàng có thể chọn kỳ hạn từ 1-15 năm và không thay đổi suốt thời
gian thực hiện.
- Định kỳ nộp: 1, 3 hay 6 tháng (định kỳ nộp là khoảng thời gian cố định
giữa 2 kỳ nộp tiền liên tiếp).
- Mức gửi tối thiểu mỗi kỳ nộp: 100.000 đồng đối với VND hay 10 USD.
Các trường hợp đóng sai khoản nộp hàng kỳ đều không được
Techcombank chấp nhận, ngoại trừ nộp tiền trước hạn.
- Các loại sản phẩm TKĐK tại Techcombank:
TKĐK “ Vì tương lai” – An sinh” : mức thời hạn tham gia tối thiểu 24
tháng, mức cam kết tham gia tối thiểu là 12 triệu đồng/năm
TKĐK “ Vì tương lai” – Giáo dục” : Thời hạn tham gia tối thiểu là 24 tháng
trở lên với mức tham gia tối thiểu là 18 triệu đồng/ năm
TKĐK “ Vì tương lai” – Ô tô xịn” : thời hạn tham gia tối thiểu là 24 tháng
với số tiền cam kết tối thiểu là 24 triệu đồng/năm
TKĐK “ Vì tương lai” – Nhà mới” : dành cho các khách hàng tham gia thời
hạn tối thiểu là 36 tháng và số tiền cam kết mỗi năm tối thiểu là 24 triệu
đồng
TKĐK “ Vì tương lai” – Tiêu dùng” : Dành cho tất cả các khách hàng có
nhu cầu tham gia TKĐK thời hạn tối thiểu là 12 tháng và mức cam kết tham
gia là 100.000 đồng/kỳ trở lên.
- Sản phẩm Tiết kiệm định kì “Vì tương lai” có bản chất tương tự Bảo
hiểm nhân thọ: đóng một số tiền nhất định, theo định kì, để nhằm mục
đích cụ thể trong tương lai (như học tập, tiêu dùng). Tuy nhiên, Tiết kiệm
Định kì “Vì tương lai” có lãi suất cao hơn hẳn so với lãi suất của Bảo
hiểm nhân thọ (trung bình hơn 8 %/năm so với khoảng 2%/năm).
- Nếu tham gia với mức từ 12 triệu đồng/năm trở lên, quý khách được
khuyến mại bảo hiểm thân thể của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt nam (chỉ
áp dụng đối với chủ tài khoản có độ tuổi tối đa là 70 tuổi).
- Có thể mở sổ tại 1 nơi và gửi tiền định kỳ tại bất cứ điểm giao dịch nào
của Techcombank (khi thanh lý sổ, Quý khách phải thanh lý tại nơi mở sổ)
- Được dùng sổ để thế chấp, cầm cố, ký quỹ bảo lãnh để vay vốn tại
Techcombank với lãi suất ưu đãi (bằng 95% so với quy định thông
thường), mức cho vay cao hơn so với quy định thông thường.
- Nộp trước hạn so với thời hạn nộp: Khách hàng được quyền nộp tiền
trước cho nhiều định kỳ tiếp theo. Số tiền nộp trước của các định kỳ được
hưởng mức lãi suất bằng 100% lãi suất quy định của số TKĐK.
- Nộp trễ so với định kỳ nộp: Khách hàng có thể nộp trễ so với định kỳ nộp.
Cụ thể: đối với định kỳ nộp 1 tháng, được nộp trễ tối đa 10 ngày. Định kỳ
3 tháng là 20 ngày và 6 tháng là 30 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày
lễ). Quá ngày nộp trễ khách hàng vẫn chưa nộp tiền thì sẽ bị khấu trừ tiền
lãi tương ứng kể từ ngày được phép nộp trễ cuối cùng.
- Chuyển nhượng: Khách hàng có thể chuyển nhượng sổ Tiết kiệm Định kỳ
“Vì tương lai”. Khi chuyển nhượng hai bên phải có mặt tại Techcombank
và đăng ký vào mẫu Giấy đề nghị xác nhận chuyển nhượng sổ TKĐK.
Việc chuyển nhượng sổ chỉ chính thức được chấp nhận sau khi có sự xác
nhận của Techcombank trên Giấy đề nghị xác nhận chuyển nhượng sổ.
Sổ chỉ được chuyển nhượng tối đa 5 lần. Sau khi chuyển nhượng, Người
nhận chuyển nhượng trở thành chủ tài khoản mới chịu trách nhiệm thay
chủ tài khoản tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ liên quan đến sổ TKĐK
do Techcombank quy định kể từ ngày được chuyển nhượng
- Thanh lý trước hạn: Khách hàng sẽ được lĩnh số gốc đã nộp và lãi hưởng
theo mức tỷ lệ với thời gian tham gia TKĐK. Nếu thanh lý trước hạn,
Ngân hàng sẽ khấu trừ phí bảo hiểm đối với thẻ bảo hiểm đang có hiệu
lực.
c. Ngân hàng TMCP Sài Gòn với sản phẩm “Tích luỹ học tập” và
“Tích luỹ hưu trí”
c1. Tiết kiệm tích luỹ (TKTL) học tập
TKTL học tập là hình thức tiết kiệm bằng VND, trong đó, khách hàng (KH)
có thể gửi một lần hay nhiều lần theo định kỳ vào tai khoản tiết kiệm nhằm
có được một số tiền tích luỹ để thực hiện các nhu cầu phục vụ cho việc học
hành của người thụ hưởng. Khách hàng được rút nhiều lần trong suốt kỳ hạn
của sổ.
Đặc điểm
- TKTL có kỳ hạn bằng VND
- Kỳ hạn gửi tối thiểu 01 năm và tối đa 25 năm.
- Hình thức gửi: gửi nhiều lần theo định kỳ, trả lãi cuối kỳ.
- Định kỳ gửi: ½ tháng, hàng tháng, 2 tháng, hàng quý, 6 tháng hoặc hàng
năm.
- KH có thể gửi nhiều lần trong một định kỳ.
- Ngày gửi tiền định kỳ có thể chênh lệch trước hoặc s au 05 ngày so với
ngày quy định.
- Giá trị gửi mỗi định kỳ và số dư duy trì tối thiểu là 100.000đ.
Lợi ích:
- Lãi suất tương đương lãi suất tiết kiệm thông thường.
- Được hưởng lãi suất ưu đãi khi tái tục sổ tiết kiệm.
- Được rút tiền trong suốt kỳ hạn của sổ.
- Có thể vay cầm cố t ối đa 100% giá trị gốc của sổ tại thời điểm cầm cố để
đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời với thủ tục đơn giản.
- Được cấp 01 thẻ ATM miễn phí.
- Được sử dụng uỷ nhiệm chi thường xuyên.
- Ưu đãi khi người thụ hưởng có nhu cầu mua ngoại t ệ cho mục đích du
học.
- Được nhận quà tặng hấp dẫn vào nhiều sự kiện trong năm như ngày khai
giảng 5/9, quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày sinh viên học sinh 9/1, tốt nghiệp
các cấp, trúng tuyển đại học…
c2. Tích luỹ hưu trí (TLHT)
TLHT là hình thức tiết kiệm bằng đồng Việt Nam theo định kỳ nhằm giúp
khách hàng đạt được kế hoạch tài chính cho cuộc sống về hưu của mình
và/hoặc của người thân.
Đặc điểm:
- Người thụ hưởng từ 50 tuổi trở lên do chủ hợp đồng chỉ định khi mở sổ
và có thể thay đổi theo yêu cầu của chủ hợp đồng hoặc người nhận
chuyển nhượng.
- Kỳ hạn tối thiểu 01 năm tối đa 10 năm.
- Gửi nhiều lần theo định kỳ, trả lãi cuối kỳ.
- Định kỳ gửi: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng .
- Được rút tiền nhiều lần trong suốt kỳ hạn của sổ tiết kiệm.
Lợi ích
- Lãi được tính theo thời gian thực gửi và nhập gốc hàng năm. Lãi suất
tăng hàng năm trong quá trình tích luỹ.
- Tặng thêm 0.05%/tháng cho kỳ gửi đầu tiên khi số tiền gửi lần đầu từ 10
triệu đồng trở lên.
- Tặng 0.05%/tháng vào kỳ gửi đầu tiên của năm kế tiếp khi sổ tiết kiệm có
số tiền tích luỹ vào cuối năm trước từ 10 triệu đồng trở lên
- Tặng thêm 0.001%/tháng cho kỳ gửi khi KH gửi thêm từ 10 triệu đồng
trở lên so với số tiền dã cam kết gửi cho một định kỳ.
- Tặng thêm 0.01%/tháng so với lãi suất hiện hành của sản phẩm khi tái tục
sổ tiết kiệm.
- Tặng quà cho một người thụ hưởng cao tổi nhất và chủ hợp đồng từ 50
tuổi trở lên nhân các sự kiện: ngày quốc tế người cao tuổi, ngày của mẹ,
ngày của Cha, lễ Vu Lan.
- Được tặng tiền mặt tương ứng với kỳ hạn tích luỹ vào ngày đáo hạn nếu
không rút vốn trước hạn.
- KH có thể nhận quà từng lần vào các sự kiện bằng hiện vật hoặc tiền mặt
và nhận một lần vào nhày kỷ niệm hợp đồng hàng năm.
- Được gia hạn định kỳ gửi tiền.
- Được vay để gửi tiền với lãi suất thấp hơn 0.01%/tháng so với lãi suất
cho vay cầm cố tại thời điểm vay.
- Được vay cầm cố tối đa 100% giá trị sổ.
- Được vay ưu đãi cho các nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh của KH
hoặc của người thụ hưởng, vay t ổ chức hôn nhân cho con, vay cho con đi
du học.
- Được rút trước hạn tối đa 2 lần/năm, giá trị rút mỗi lần tối đa 90% giá trị
số dư tại thời điểm rút.
- Ưu đãi khi có nhu cầu mua ngoại tệ cho mục đích du lịch, chữa bệnh.
- Ưu đãi khi sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính cho con đi du học.
- Mỗi số được cấp 01 thẻ ATM miễn phí cho chủ hợp đồng hoặc người thụ
hưởng.
- Miễn phí các dịch vụ SMS banking, Internet banking, Phone banking.
- Được sử dụng dịch vụ uỷ nhiệm chi thường xuyên.
3.2.3.2 Các sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm : ngân hàng
Techcombank có 2 loại sản phẩm sau
a. TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM GIÁO DỤC
Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục (TKGD) - một sản phẩm liên kết ngân hàng - bảo
hiểm (Bancassurance) là hình thức t ài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Khách hàng
hàng tháng nộp một số tiền nhất định vào tài khoản để được hưởng lãi và hướng tới
mục tiêu tích lũy dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người thân trong
tương lai. Khách hàng khi tham gia chương trình Tiết kiệm Giáo dục sẽ được
Techcombank trả phí mua bảo hiểm và được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm với
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ.
Đặc điểm và lợi ích:
- Khách hàng gửi tiền gốc nhiều lần, được chủ động trong việc lựa chọn
thời hạn tham gia với số tiền đóng hàng tháng phù hợp với mức thu nhập,
mục tiêu và những dự định trong tương lai.
- Khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch (gửi tiền, tất toán…) tại bất kỳ
điểm giao dịch nào của Techcombank.
Hiệu quả:
- Được hưởng mức lãi suất hấp dẫn.
- Tiền lãi của Tài khoản TKGD được t ính dựa trên số dư t ài khoản thực tế,
số ngày thực tế được hưởng lãi.
- Khách hàng có thế sử dụng Tài khoản TKGD để thế chấp, vay t ới 95% số
dư tài khoản tại Techcombank hoặc vay vốn từ các ngân hàng khác.
- Khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra, Bảo Việt Nhân thọ sẽ thay khách hàng
đóng tiền hàng tháng vào tài khoản với số tiền bảo hiểm tối đa lên đến
500.000.000 VND. Khi tài khoản đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng
toàn bộ tiền gốc và lãi đúng nhu dự tính ban đầu, đảm bảo các khoản chi
phí cho việc học tập của con trẻ trong tương lai.
Điều kiện sử dụng sản phẩm
- Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có độ tuổi
từ đủ 18 đến 55 tại thời điểm đăng ký mở tài khoản.
- Khách hàng có thể có một hoặc nhiều Tài khoản TKGD tại cùng một thời
điểm với tổng số tiền đăng ký tham gia không quá 500.000.000 VND.
- Thời hạn tối đa là 10 năm với số tiền đóng hàng tháng tối thiểu là
100.000 VND.
b. TÀI KHOẢN TÍCH LŨY BẢO GIA
Tài khoản Tích lũy Bảo gia (TLBG), một sản phẩm liên kết ngân hàng - bảo
hiểm (Bancassurance), là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Hàng tháng
khách hàng có thể nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích
lũy dài hạn cho cuộc sống để đảm bảo cho khách hàng “An tâm tận hưởng cuộc
sống”. Tham gia s ản phẩm này, ngoài việc được hưởng lãi suất tiết kiệm ưu đãi,
khách hàng sẽ được tặng bảo hiểm theo sản phẩm An Tâm Tiết Kiệm của Bảo Việt
Nhân thọ.
Đặc điểm và lợi ích:
- Số tiền gửi định kỳ: 100.000 đồng, 500.000 đồng, 1.000.000 đồng…
- Khách hàng chủ động trong việc lựa chọn thời hạn tham gia với số tiền
đóng hàng tháng phù hợp với mức thu nhập, mục tiêu và những dự định
trong tương lai.
- Giao dịch tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Techcombank.
- Khách hàng có thể không cần đến ngân hàng nộp tiền do được cung cấp
miễn phí dịch vụ Chuyển tiền tự động. Các giao dịch qua tài khoản đều
được thông báo qua điện thoại, qua email…bằng dịch vụ Techcombank
Homebanking.
Hiệu quả:
- Được hưởng mức lãi suất hấp dẫn. Đ ặc biệt khi nộp tiền trước hạn, khách
hàng sẽ hưởng lãi suất bằng 100% lãi suất quy định.
- Tiền lãi của Tài khoản TLBG được tính dựa trên số dư tài khoản thực tế,
số ngày thực tế được hưởng lãi và lãi suất tương ứng từng thời kỳ do
Ngân hàng công bố.
- Khách hàng có thể tất toán trước hạn để rút toàn bộ số tiền đã đóng và
vẫn được hưởng các mức lãi ưu đãi.
- Khách hàng có thế sử dụng TLBG để thế chấp, vay tới 95% số dư tài
khoản tại Techcombank hoặc vay vốn từ các ngân hàng khác.
- Các khách hàng khi tham gia Tích lũy Bảo gia sẽ được T echcombank
mua tặng 1 hợp đồng bảo hiểm tại Bảo Việt Nhân thọ. Khi có rủi ro bảo
hiểm xảy ra, Bảo Việt Nhân thọ sẽ thay khách hàng đóng tiền hàng tháng
vào tài khoản với số tiền bảo hiểm tối đa lên đến 500.000.000 VND. Khi
tài khoản đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ tiền gốc và lãi
đúng nhu dự tính ban đầu, đảm bảo các khoản chi phí cho việc học tập
của con trẻ trong tương lai.
Điều kiện sử dụng sản phẩm:
- Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có độ tuổi
từ đủ 18 đến 55 tại thời điểm đăng ký mở tài khoản.
- Khách hàng có thể có một hoặc nhiều Tài khoản TLBG tại cùng một thời
điểm với tổng số tiền đăng ký tham gia TLBG và Tiết kiệm Giáo dục
không quá 500.000.000 VND.
- Thời hạn tối đa là 10 năm với số tiền đóng hàng tháng tối thiểu là
100.000 VND.
3.2.3.3 Các sản phẩm tiết kiệm bậc thang:
a. Tiết kiệm bậc thang của Sacombank
“Tiết kiệm bậc thang” là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, USD theo
đó khách hàng gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất bậc thang tương ứng với mức
tiền gửi theo nguyên tắc mức tiền gửi càng lới thì lãi suất càng cao.
Kỳ hạn gửi từ 01 đến 36 tháng, lãnh lãi cuối kỳ.
Lãi suất rút trước hạn được áp dụng theo quy chế tiền gửi tiết kiệm của
Sacombank theo từng thời kỳ.
Tiện ích:
Khả năng sinh lời cao hơn các loại hình tiền gửi thông thường;
Được cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn;
Được đăng ký miễn phí các dịch vụ Phone Banking, e - Sacombank và
Mobile Sacombank;
Được Ngân hàng xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở
nước ngoài;
Được mua bảo hiểm tiền gửi;
Gửi càng nhiều, thời hạn càng dài, lãi suất càng cao;
Có thể dùng để đảm bảo khi mở thẻ Tín dụng bằng số dư trong tài khoản.
b. Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang của SCB
Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang là loại tiền gửi có kỳ hạn
hoặc tiết kiệm bằng VND và USD áp dụng cho cá nhân đang sinh sống, hoạt
động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam kể cả tổ chức nước ngoài.
Đặc điểm:
- Gửi tiền môt lần khi khi mở sổ hoặc ký hợp đồng tiền gửi.
- Kỳ hạn gửi từ 1 tháng trở lên, tối đa 60 tháng.
- Trả lãi cuối kỳ.
- Mức gửi tối thiếu là 5 triệu đồng hoặc 300 USD đối với cá nhân.
- Khách hàng có thể rút vốn trước hạn.
- Đối với cá nhân số tiền gốc rút trước hạn tối thiểu là 2 triệu đồng hoặc
200USD, tối đa là 3 tỷ đồng hoặc 200.000USD và phải là bội số của 1
triệu đồng hoặc 100USD.
- Mỗi tháng khách hàng chỉ được rút gốc trước hạn 01 lần.
Lợi ích
- Lãi suất đối với phần vốn rút trước hạn bằng lãi suất của kỳ hạn thấp hơn
liền kề.
- Lãi suất không kỳ hạn của “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc
thang” bằng mức lãi suất không kỳ hạn thông thường.
- Khi đến hạn nếu khách hàng tái ký gửi mức lãi suất khách hàng được
hưởng cho kỳ hạn tái ký gửi bằng lãi suất cùng kỳ hạn của chương trình
đang áp dụng tại thời điểm tái ký gửi cộng thêm 0.01%/tháng đối với
VND và 0.1%/năm đối với USD.
- Trong thời gian tái ký gửi nếu rút vốn khách hàng sẽ không được hưởng
lãi suất cộng thêm mà chỉ được hưởng lãi suất “Tiền gửi rút gốc từng
phần hưởng lãi suất bậc thang” theo quy định.
4. Phát hành giấy tờ có giá :
- Chứng chỉ tiền gửi
B. CÁC SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG :
- Đây là thị trường giao dịch giữa các ngân hàng với nhau để bù đắp sự thiếu hụt
nguồn vốn tạm thời và đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng.
- Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là nơi mà Ngân hàng Nhà nước bằng nghiệp vụ
ngân hàng Trung ương thông qua hệ thống lãi suất của mình (Int eresrat Targeting)
điều tiết lãi suất thị trường và kiểm soát lạm phát. Muốn vậy lãi suất thị trường
liên ngân hàng phải “xoay quanh” lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO).
- Ở Việt Nam hai loại lãi suất này không “ăn nhập” với nhau. Lý do thì có nhiều,
nhưng chừng đó cũng chứng tỏ, vấn đề không phải ở kỹ thuật điều tiết, không
phải ở phương tiện mà là ý tưởng chính sách.
- Các loại hình sản phẩm trên thị trường liên ngân hàng thường là:
+ Cho vay qua đêm
+ Tiền gửi có kỳ hạn
- Nâng cao vai trò người cho vay cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước, thông qua
nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ cho vay qua đêm đối với các ngân hàng.
PHẦN 3
: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ
TRƯỜNG CHO VAY TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Tính đến hết tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay của các NHTM và tổ chức tín
dụng trên địa bàn TP HCM ước tính đạt 346.918 tỷ đồng, tăng 51% so với cuối năm
2006. Phân theo tiền tệ t hì dư nợ cho vay bằng nội tệ đạt 241.190 tỷ đồng, dư nợ
cho vay bằng ngoại tệ đạt 105.728 tỷ đồng. Phân theo kỳ hạn thì dư nợ cho vay
ngắn hạn đạt 212.487 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn đạt 134.431 tỷ đồng.
Có nhiều cách để phân loại các dịch vụ tín dụng :
Căn cứ thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: cho vay sản xuất kinh doanh, xuất nhập
khẩu, tiêu dùng, du học…
Căn cứ vào đối tượng trả nợ: cho vay trực tiếp, gián tiếp
Căn cứ vào kỹ thuật nghiệp vụ cho vay – thu nợ: cho vay thông thư ờng, cho
vay luân chuyển, thấu chi, chiết khấu, cho vay hợp vốn, bảo lãnh, cho thuê
tài chính, bao thanh toán, tài trợ theo dự án.
Trên thực tế, hiện nay các ngân hàng thương mại trên đại bàn TPHCM cung cấp
các sản phẩm dịch vụ tín dụng được phân chia theo đối tượng khách hàng như sau:
1. Tín dụng cá nhân:
- Các ngân hàng cung ứng vốn cho nhu cầu sử dụng vồn đa dạng của
khách hàng là cá nhân với yêu cầu chung là:
Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
Có mục đích vay vốn rõ ràng, hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
NHNN và phù hợp với quy chế cho vay của từng ngân hàng.
Ngoài ra các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất
định để tham gia vào phương án/dự án xin vay vốn của mình.
- Các sản phẩm cho vay:
Cho vay mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà
Cho vay kinh doanh bất động sản
Cho vay mua xe ôtô, xe máy, tiêu dùng trả góp, tiêu dùng sinh hoạt
Cho vay thấu chi tài khoản thẻ
Cho vay du học
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Cho vay cầm cố chứng khoán
Cho vay kinh doanh chứng khoán
Cho vay sản xuất kinh doanh
Cho vay đầu tư máy móc thiết bị, góp vốn kinh doanh
Vay sản xuất nông nghiệp
Vay trả góp chợ
Vay thanh toán học phí
Vay ứng trước tiền bán chứng khoán (trực tuyến)
Cho vay lãi cấn trừ Bất động sản: là sản phẩm của Sacombank Đây là
hình thức cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng có tài khoản tiền gửi tại Sacombank, có nhu cầu mua bất động sản.
2. Tín dụng doanh nghiệp
-
Các yêu cầu chung đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp (pháp nhân)
là:
Pháp nhân phải có năng lực Pháp luật dân sự
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo
phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
ngân hàng nhà nước và ngân hàng mà doanh nghiệp xin vay.
Ngoài ra các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất
định để tham gia vào phương án/dự án xin vay vốn của mình.
-
Các sản phẩm cho vay:
Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cho vay xuất nhập khẩu: tài trợ trước xuất khẩu, tài trợ hàng nhập khẩu.
Cho vay đầu tư dự án đầu tư mới và/hoặc mở rộng quy mô kinh doanh
(xây dựng/nâng cấp nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị và phương
tiện vận tải, …)
Tài trợ cho hoạt động thương mại dịch vụ khác.
Cho vay đầu tư xây dựng: xây dựng khu dân cư, chung cư; khu công
nghiệp; Cao ốc Văn phòng.
Tài trợ dự án
Với các sản phẩm cho vay trên tuỳ vào mục đích sử dụng vốn và nhu cầu thực tế
cũng như dòng tiền ra vào của khách hàng, ngân hàng sẽ cho vay với thời hạn: ngắn,
trung, dài hạn hoặc cho vay theo món, vay luân chuyển, theo hạn mức tín dụng dự
phòng, thấu chi Đồng tiền cho vay ở các ngân hàng có thể là: VNĐ, USD, SJC
(tuỳ chính sách của từng ngân hàng).
Bảo lãnh: bao gồm các loại bảo lãnh sau:
Bảo lãnh vay vốn
o Bảo lãnh vay vốn trong nước
o Bảo lãnh vay vốn nước ngoài
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh tiền ứng trước
Các loại bảo lãnh khác
Bao thanh toán
Ngoài ra còn có các chương trình hỗ trợ dành cho đối tượng là doanh
nghiệp vừa và nhỏ như:
Chương trình tài trợ trung dài hạn dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ -
SMEFP
(Small & Medium
Enterprise Finance Program).
Đây là một chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế
Nhật Bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận
nguồn vốn với nhiều ưu đãi, đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn để mua
sắm, nâng cấp máy móc thiết bị hoặc đầu tư xây dựng, mở rộng
nhà xưởng với những ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn.
Đối tượng tham gia chương trình: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thành lập theo pháp luật Việt Nam thỏa mãn các điều kiện về vốn
đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động
bình quân hàng năm không quá 300 người.
Chương trình tài trợ ngắn trung hạn dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ -
SMELG
(Small & Medium
Enterprise Loan Guarantee) .
Đây là một chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế
Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn
trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ, đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn
ngắn hạn hoặc trung hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc
mua sắm, nâng cấp máy móc t hiết bị, đầu tư xây dựng nhà xưởng
nhưng không đủ tài sản để đảm bảo cho khoản vay.
Đối tượng tham gia chương trình: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thành lập theo pháp luật Việt Nam thỏa mãn các điều kiện về vốn
đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động
bình quân hàng năm không quá 300 người.
Chương trình tài trợ trung dài hạn dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ -
SMEDF
(Small & Medium
Enterprise Development Fund) .
Đây là một chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế
Châu Âu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn
vốn với nhiều ưu đãi đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn để mua sắm,
nâng cấp máy móc thiết bị hoặc đầu tư xây dựng, mở rộng nhà
xưởng với những ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn.
Đối tượng tham gia chương trình: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thành lập theo pháp luật Việt Nam thỏa mãn điều kiện về vốn đăng
ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc s ố lượng lao động bình
quân hàng năm không quá 300 người.
3. Hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng.
Dự án tài chính nông thôn I & II/WB
Cho vay hợp vốn: NH cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực
hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của
khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp.
Cho vay uỷ thác: NH cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá
nhân ở trong nước và ngoài nước theo hợp đồng nhận ủy thác cho vay đã
ký kết với cơ quan đại diện của Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở trong
nước và ngoài nước, các khoản vay như: Vay ODA (Official
Development Aid): nguồn vốn từ các Chính phủ của Anh, Pháp, Đức,
Thuỵ Điển, Đan Mạch, Nhật Bản, Ba Lan ); Các tổ chức như N gân hàng
Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), OECF
4. Tín dụng quốc tế:
Là hình thức cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Quốc tế. Căn cứ vào uy tín hoạt động
của các ngân hàng đại lý của mình mà NH dành những ưu đãi trong việc
cấp hạn mức thanh toán L/C, theo đó các nhà xuất khẩu VN có thể được
chiết khấu những chứng từ trong khi Hối phiếu chưa đến kỳ thanh toán
nhằm kích thích trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp của VN với
các nước khác (sản phẩm của VCB)
Ngoài ra còn có các phương thức, sản phẩm cho vay khác mà pháp luật
không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế cho vay và điều kiện hoạt
động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.
PHẦN 4
:
CẠNH TRANH VÀ XU HƯỚNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH NHTM
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến hệ thống
NHTM Việt Nam qua việc cho phép các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và
những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được đối xử theo nguyên tắc
tối huệ quốc. Khi đó, các quốc gia nằm trong khuôn khổ các hiệp định đều có cơ hội
để tham gia vào thị trường tài chính - ngân hàng. Khi gia nhập WTO, Việt Nam
phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài
dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị
trường Việt Nam. Đây chính là động lực để ngân hàng Việt Nam phải tự hoàn thiện,
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn.
I. Đặc điểm hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
1. Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra trong bối cảnh chúng
ta đang hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, những tác
động của tiến trình toàn cầu hoá đến nền kinh tế Việt Nam ngày càng rõ rệt.
Trước thực trạng đó, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý trong lĩnh vực
ngân hàng là điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các NHTM theo những
hướng nào, mức độ kiểm soát của Nhà nước ở mức độ nào để bảo vệ trật tự
công cộng. Chúng ta đang thực hiện các cam kết mở cửa các hoạt động của
thị trường tài chính và ngân hàng, nhưng môi trường pháp lý mới đang trong
tiến trình hoàn thiện. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh
doanh của các NHTM.
2. Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra trong điều kiện có sự
tham gia ngày càng nhiều của các NHTM nước ngoài tại Việt Nam.
- Theo báo cáo của Bộ Tài chính số lượng các NHTM nước ngoài có chi
nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam ngày càng gia tăng, các dịch vụ
mà các chi nhánh NHTM nước ngoài cung cấp cũng ngày càng đa dạng
và phong phú, tiến nhanh hơn so với các NHTM trong nước. Ưu thế của
các NHTM nước ngoài khi cạnh tranh với các NHTM trong nước chính là
công nghệ hiện đại, vốn lớn, trình độ quản trị điều hành. Các NHTM
nước ngoài thường cung cấp các dịch vụ phổ biến như Internet Bank,
Mobile Bank, Home Bank… nhưng các NHTM trong nước mới đang dần
tiếp cận với những loại dịch vụ này. Các chi nhánh NHTM nước ngoài
hiện nay đang dần tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động của mình không
chỉ ở các thành phố lớn mà ở cả các tỉnh lân cận.
- Một trong các trở ngại hiện nay của các chi nhánh, văn phòng đại diện
của các NHTM nước ngoài tại Việt Nam là vấn đề huy động vốn. Tuy
nhiên, với những tiện ích mà họ cung cấp, chắc chắn rằng, họ sẽ nhanh
chóng thu hút được người dân gửi tiền và các khách hàng vay t iền lớn, vì
thủ tục cấp tín dụng của họ rất đơn giản và nhanh chóng.
3. Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra trong sự lớn mạnh của
các NHTM cổ phần trong nước và tiến trình cơ cấu lại hệ thống NHTM Nhà
nước hiện nay, càng làm cho hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
thêm phức tạp.
- Đề án cơ cấu lại hệ thống NHTM Nhà nước đang được triển khai và đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ. N gân hàng Ngoại thương Việt
Nam đã hoàn tất thủ tục cổ phần hoá và cổ phiếu của các NHTM Nhà
nước thu hút được sự quan tâm rất lớn của công chúng. Hệ thống các văn
bản pháp luật về cổ phần hoá NHTM Nhà nước đã được ban hành tương
đối đầy đủ như Nghị định 187/2004/NĐ-CP, Thông tư 126/2004/TT-BTC,
Chỉ thị 04/2005/CT-TTg ngày 17/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các công ty Nhà nước cũng đã có những
quy định cụ thể đối với các NHTM Nhà nước.
- Các NHTM trong nước đã và đang có những thay đổi để bảo đảm cho
vị thế của mình trong việc cung ứng vốn cho nền kinh t ế, cũng như
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thường trường. Các qui
định pháp lý liên quan cũng được dần hoàn t hiện như Quyết định
127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN sửa đổi
Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về Q uy chế cho
vay của T CTD đối với khách hàng, Quyết định 1498/2005/QĐ-NHNN
ngày 13/10/2005 của Thống đốc N HNN ban hành quy chế giao dịch
một cửa áp dụng đối với các TCTD…
- Hệ thống NHTM cổ phần cũng đang tiếp tục cải tiến phương thức hoạt
động của mình với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng hơn.
- Nhìn một cách tổng thể, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh ngân
hàng tăng về số lượng và chất lượng đang được cải thiện rất nhiều. Nếu
như trước đây, chủ thể này chỉ là các NHTM Nhà nước (các NHTM Nhà
nước chiếm khoảng 80% thị phần), thì nay, mối tương quan đó đã có sự
thay đổi rất rõ ràng, các NHTM cổ phần và các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam, các NHTM liên doanh đang ngày càng vươn
lên, cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTM Nhà nước. Điều này buộc Ngân
hàng Nhà nước, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về ngân hàng,
cần có những thay đổi trong quản lý, điều hành bảo đảm cho các NHTM
trong nước cũng như nước ngoài hoạt động cạnh tranh được với nhau một
cách an toàn.
- Tại TP.HCM , trung tâm tài chính - tiền tệ lớn nhất và sôi động nhất của
cả nước, nếu như cách đây 4 năm, các ngân hàng thương mại cổ phần còn
yếu thế, thị phần hoạt động chỉ bằng 1/2 so với các ngân hàng thương mại
nhà nước, thì đến nay đã vượt lên trên. Nếu như các NH TMCP có tốc độ
tăng trưởng bền vững từ 60% - 120% mỗi năm thì các NHTM Nhà nước
dường như đang bị hụt hơi, tăng trưởng ì ạch với tốc độ bình quân chỉ
khoảng dưới 20% mỗi năm.
II. Cạnh tranh và xu hướng mở rộng của các loại hình NHTM trên đị a bàn
TP.HCM:
Là thành phố đông dân, phát triển bậc nhất và là nơi cung cấp chất lượng dịch
vụ tốt nhất Việt Nam Việt Nam nên Tp.HCM là địa bàn cạnh tranh gay gắt về hoạt
động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn và tín dụng nói riêng.
Vì vậy, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải phải nỗ lực không
ngừng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các ngân hàng ngày càng
không ngừng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao
trình độ của đội ngũ lao động.
Cùng với đó, để tạo được chổ đứng cho mình, các ngân hàng, với những tiềm
lực khác nhau, đã chọn cho mình những phân khúc thị trường mục tiêu khác nhau,
phù hợp với năng lực và chiến lược kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
1. Lợi thế cạnh tranh của các NH TMCP so với các NHTM nhà nước:
Sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần vào thị trường tài chính
tiền tệ đã làm cho nhiều NHTM quốc doanh trở nên năng động hơn, hoạt động cạnh
tranh lành mạnh hơn, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cao cho khách hàng.
1.1 Quy mô vốn chủ sở hữu ngày càng lớn
- Trên địa bàn thành phố, tính đến nay có 18 ngân hàng thương mại cổ phần, tức là
các ngân hàng có hội sở chính và đăng ký kinh doanh theo giấy phép được cấp.
Bên cạnh đó còn hàng trăm chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần của các
tỉnh, thành phố khác đang hoạt động, tham gia cạnh tranh ở đây.