Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thiếu sơn trong lịch sử phê bình văn học việt nam 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.98 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
W›X

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THIẾU SƠN
TRONG LỊCH SỬ PHÊ BÌNH VĂN HỌC
VIỆT NAM 1930 - 1945

GVHD : PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Xuân
Người thực hiện: Trần Thị Tú Anh
Cao học Văn học Việt Nam khóa 2005 - 2008
MSHV : 0305010502

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NAÊM 2009


1

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nếu tính từ đầu thế kỷ XX (song hành với văn học hiện đại) thì nền lý luận –
phê bình nước ta đã hình thành và phát triển hơn một thế kỷ. Đội ngũ các nhà lý
luận phê bình chun và khơng chun ngày càng đơng đảo, đáp ứng khá thoả đáng
nhu cầu định giá, định hướng và dự báo cho đời sống sáng tác và tiếp nhận văn
chương.
Đến nay, nền lý luận – phê bình của chúng ta đã phát triển qua hai chặng lớn:
trước và sau 1945. Nhưng trên đại thể, hầu như những vấn đề cốt tử, có tính ngun
tắc như: quan niệm về đặc trưng của văn học, bản chất lịch sử xã hội của nó; các
phương pháp tiếp cận và phản ánh đời sống,... đã được đặt ra và giải quyết khá triệt


để ngay từ trước 1945; mà đặc biệt là giai đoạn 1930-1945. Mười lăm năm – một
thời đại thi ca, một thời đại văn học, và tất nhiên, cũng có thể suy ra: một thời đại
của lý luận phê bình.
Cùng với Hoài Thanh, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Phan Khơi,
Lưu Trọng Lư... nhà phê bình Thiếu Sơn đã khẳng định vị trí xứng đáng, với nhiều
đóng góp quan trọng để tạo nên sự khởi sắc cho lý luận phê bình giai đoạn 19301945.
Trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu về lịch sử của lý luận – phê bình Việt
Nam, danh tính Thiếu Sơn bao giờ cũng được nhắc tới ở hàng ngũ những người đi
tiên phong, mở màn. Công lao to lớn của ông đã được ghi nhận. Những bất cập, chủ
quan trong quan điểm của ông cũng đã được mổ xẻ khá tỉ mỉ.
Trên cơ sở đó, một cái nhìn tổng thể về cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác để
khẳng định chắc chắn hơn, thuyết phục hơn những đóng góp khơng thể phủ nhận
của Thiếu Sơn cho nền lý luận – phê bình giai đoạn 1930-1945, thiết nghĩ, là một
công việc đáng quan tâm, bởi ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nó.


2

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thiếu Sơn là một cây bút lý luận phê bình có vị trí đặc biệt trong nền văn học
Việt Nam, giai đoạn 1930-1945. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu chung về văn
học Việt Nam hoặc riêng về lý luận - phê bình nửa đầu thế kỷ XX, đều dành cho
ông một sự quan tâm đáng kể. Có thể điểm qua sơ bộ một số cơng trình sau đây:
Trong Từ điển văn học (Bộ mới, Nhà xuất bản Thế Giới -2004), Vũ Thanh đã
tóm lược trong hơn một trang sách (khổ lớn) những nét lớn về cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác, quan điểm phê bình và những đóng góp quan trọng của Thiếu Sơn. Ông
khẳng định: “Thiếu Sơn nổi bật hơn ở khía cạnh phê bình. Với Phê bình và cảo
luận, ơng được coi là một trong những người mở đầu cho phê bình văn học bằng
chữ quốc ngữ ở Việt Nam”(tr.1680).
Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ chủ biên, Nhà xuất bản

Giáo Dục, H-2004), tác gia Thiếu Sơn vừa được trình bày thành mục riêng vừa xuất
hiện trong phần điểm qua các trường phái lý luận – phê bình, các cuộc bút chiến,
tranh luận có ơng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia: “Xét quan điểm của Thiếu Sơn,
rõ ràng là ơng bất hịa với tư tưởng thực dụng, giáo hóa của Phạm Quỳnh và
Nguyễn Bá Học, bất hịa với thứ văn học đầy rẫy đương thời. Về điểm này, quan
điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của các ông có ý nghĩa khai sáng, tiến bộ” (tr.694)
“Thể loại phê bình thứ hai là thể phê bình tác giả mà Thiếu Sơn là người mở đầu
trong Phê bình và cảo luận (1933)… Có lẽ Thiếu Sơn khơng ngờ là ơng đã khai
sinh ra thể văn chân dung văn học ở xứ mình” (tr.702).
Trước đó, trong “Phê bình văn học thế hệ 1932-1945” (Nhà xuất bản Phong
trào văn hóa, S-1972) giáo sư Thanh Lãng lần đầu tiên đã sưu tầm và tập hợp được
phần lớn các bài phê bình trên các báo và tạp chí trong đó có đề cập đến Thiếu Sơn
qua “mười vụ án văn học”. Cơng trình này tác giả chủ yếu hướng cái nhìn khái quát
về hoạt động phê bình văn học trong khoảng thời gian trên, vì thế Thiếu Sơn chỉ
được nhắc sơ qua với góc độ là người “khơi mào” cho cuộc “bút chiến” giữa hai
phái Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh lúc bấy giờ chứ chưa xem
xét công lao của ngịi bút phê bình Thiếu Sơn một cách tồn diện.


3

Năm 1990, tác giả Trần Thị Vân Trung trong bài viết Thiếu Sơn và cơng trình
phê bình lý luận đầu tiên trong văn học Việt Nam hiện đại: Phê bình và cảo luận
(1933) (đăng trên Tạp chí văn học, in lại trong Thiếu Sơn toàn tập (tập1), Nhà xuất
bản Văn học, 2003), đã hết lời ca ngợi Thiếu Sơn và tập Phê bình cảo luận của ơng
với tư cách là nhà phê bình thực thụ trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam. Tác
giả viết: “Phải đến năm 1933 với sự ra đời của cuốn sách Phê bình và cảo luận của
Thiếu Sơn, phê bình văn học mới thực sự được khẳng định trong đời sống văn học
đương thời. Đây quả là một cuốn sách phê bình theo đúng nghĩa của nó. Phê bình
có phương pháp, có cơ sở lý thuyết, lại dựa trên quan điểm mới, tiến bộ và có tinh

thần khoa học của một nhà khoa học trẻ tuổi “Tây học” .
Năm 1992, trong bài viết “Thiếu sơn nhà phê bình, nhà báo” (in trong tạp chí
Khoa học xã hội, số 13-1992), tác giả Nguyễn Hương Tâm cũng khẳng định Thiếu
Sơn là người mở đường cho môn lịch sử phê bình văn học ở nước ta thời kỳ hiện
đại: “Trong buổi bình minh của lịch sử phê bình văn chương Việt Nam, ơng xuất
hiện như một người mở đường, bằng tác phẩm Phê bình và cảo luận, tập sách phê
bình văn chương đầu tiên của nước ta viết bằng chữ quốc ngữ”.
Năm 2001, Trần Mạnh Tiến trong Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu
thế kỷ XX (Nhà xuất bản Giáo dục, H-2001), cũng đã đề cập đến trường hợp của
Thiếu Sơn. Trần Mạnh Tiến gọi Thiếu Sơn là một trong những cây bút phê bình
thuộc trường phái “phê bình mới”: “Đến đầu những năm ba mươi trở đi, bắt đầu là
những bài phê bình trên “Phụ nữ Tân văn” (1931), Thiếu Sơn đã khẳng định được
chỗ đứng của lối phê bình mới trong nền học quốc ngữ” (tr 127).
Năm 2002, Vu Gia trong Hải Triều – Nghệ thuật vị nhân sinh (Nhà xuất bản
Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh), cũng có nhắc sơ qua về Thiếu Sơn trong mối
tương quan với nhà phê bình Hải Triều từ góc độ là người mở màn cho cuộc tranh
luận nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh bằng bài viết “Hai cái
quan niệm về văn học” đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy ra ngày 16/02/1935.
Năm 2003, trong bài giới thiệu cho Thiếu Sơn toàn tập ( Nhà xuất bản Văn
học), nhà thơ Huy Cận trong bài “Những văn nhân chính khách một thời dưới con


4

mắt suy xét của Thiếu Sơn”, đã có những nhận xét ca ngợi và khẳng định rất xác
đáng công lao của Thiếu Sơn với tư cách là cây bút phê bình tiên phong trong văn
học Việt Nam hiện đại. Trong đó, nhà thơ Huy Cận đặc biệt nhấn mạnh đến phần
phê bình nhân vật – như là một “sở trường”, một sự đóng góp lớn của Thiếu Sơn.
Huy Cận viết: “Quyển sách “Phê bình và cảo luận” ra đời đã hai phần ba thế kỷ,
nhưng vẫn giữ được giá trị về nhiều mặt…Đã 70 năm rồi mà tôi đọc lại cuốn sách

này của Thiếu Sơn vẫn giữ được cảm tình với sách như ngày ban sơ”.
Năm 2004, nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xn trong cơng trình
Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900-1945) (Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh), bên cạnh việc khái quát hoạt động phê bình văn
học Việt Nam giai đoạn 1900-1945 đã dành hẳn một chương để giới thiệu về cây
bút phê bình Thiếu Sơn. Đây có thể nói là cơng trình nghiên cứu bước đầu đã xem
xét Thiếu Sơn một cách khá cặn kẽ từ tiểu sử, cuộc đời, quá trình sáng tác cho đến
rút ra những đặc điểm cơ bản trong phương pháp và phong cách phê bình của ơng.
Ngồi ra, có thể bắt gặp trong quyển sách này những cách nhìn, cách đánh giá của
các nhà nghiên cứu tên tuổi khác về Thiếu Sơn (các ý kiến của Phan Khôi, Ưng
Quả, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Trung,...)
Năm 2005, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân trong sách “Những cuộc tranh
luận văn học nửa đầu thế kỷ XX” (Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin), cũng đề cập
đến ngịi bút phê bình Thiếu Sơn. Tuy vậy, tác giả này cũng chỉ dừng lại ở vài nhận
định chung chung về Thiếu Sơn thông qua việc giới thiệu và nhìn lại cuộc tranh
luận văn học giữa hai phái Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh mà
đương thời Thiếu Sơn đã từng tham gia.
Năm 2006, trong “Thiếu Sơn những văn nhân chính khách một thời”, thay
cho lời giới thiệu, Nhà xuất bản Công an nhân dân đã in lại bài viết “Chào anh
Thiếu Sơn”, của ông Phạm Hữu Tùng ( nguyên Ủy viên thường vụ Chi hội Văn
nghệ Nam bộ, Ủy viên thường vụ Hội Các nhà viết báo Nam Bộ). Bên cạnh việc
khẳng định Thiếu Sơn với tư cách là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng thì tác giả
cũng hết lời ca ngợi Thiếu Sơn với tư cách là một nhà phê bình tiên phong trong


5

lịch sử phê bình văn học nước nhà: “Quyển Phê bình và cảo luận và loạt bài báo
trên “Phụ nữ tân văn” đặt ông vào hàng những cây bút mở màn cho sinh hoạt phê
bình văn học ở nước ta”.

Và gần đây nhất, năm 2008, trong Thiếu Sơn – nghệ thuật và nhân sinh (Nhà
xuất bản Giáo dục), Nguyễn Thị Thanh Xuân với bài viết Thiếu Sơn – nhà văn
chính trực (thay cho lời giới thiệu của tập sách) đã đưa ra những nhận định xác
đáng về công lao và đóng góp của Thiếu Sơn với tư cách là cây bút phê bình văn
học đã góp phần vào cơng cuộc hiện đại hóa nền văn học nước nhà 1930-1945. Kết
thúc bài viết, tác giả khẳng định: “Trong 50 năm xuất hiện trên văn đàn, Thiếu Sơn
đã làm một công việc hết sức ý nghĩa: mở một lối nhỏ vào thế giới văn chương và
xây ở đó một ngơi nhà lạ là thể loại phê bình. Có mặt trên từng cây số, Thiếu Sơn
đã vừa ghi lại dấu ấn của mình trong tiến trình hiện đại hóa của văn học dân tộc,
vừa là chứng nhân lịch sử… Đọc lại Thiếu Sơn hơm nay, chúng ta khơng chỉ nhìn
thấy bóng dáng của một nhà văn mà cịn tầm vóc của một trí thức.”
***
Trên đây là một số cơng trình tiêu biểu về Thiếu Sơn với tư cách là một cây
bút phê bình trong lịch sử phê bình văn học của nước ta mà chúng tơi tham khảo
được. Vẫn cịn khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu về Thiếu Sơn, tuy nhiên những
bài viết này chủ yếu nhìn nhận Thiếu Sơn với tư cách là nhà báo hay là nhà hoạt
động cách mạng giải phóng đất nước kể từ sau 1945 nên chúng tơi khơng tiện trình
bày hết ra đây.
Qua các cơng trình nghiên cứu về Thiếu Sơn với tư cách là nhà phê bình văn
học chúng tơi nhận thấy: hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất xếp Thiếu Sơn
vào lớp những cây bút phê bình hàng đầu, có cơng “mở đường” và “đắp nền” cho
thể loại phê bình văn học nước nhà tính từ những năm 1930 của thế kỷ trước. Tuy
nhiên, những nghiên cứu ấy hoặc là tản mạn, hoặc là trong tương quan với cả một
cơng trình lớn đề cập đến nhiều tác gia khác nhau. Do đó, một cái nhìn tổng thể,
một cơng trình nghiên cứu tồn diện riêng về Thiếu Sơn là một phần việc có ý nghĩa
thiết thực mà chúng tơi cố gắng hồn thành.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


6

3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Thiếu Sơn khơng chỉ viết văn mà cịn làm báo, hoạt động chính trị… Đề tài
luận văn chỉ xem xét Thiếu Sơn với tư cách là cây bút viết phê bình văn học Việt
Nam những năm 1930-1945 chứ không xem xét Thiếu Sơn ở những lĩnh vực cịn
lại.
Trong ý nghĩa đó, xem xét “Thiếu Sơn trong lịch sử phê bình văn học Việt
Nam 1930-1945” người viết hướng đến những vấn đề sau:
¾ Thứ nhất, khẳng định những đóng góp cũng như xác định vị trí của Thiếu
Sơn trên văn đàn Việt Nam những năm 1930-1945 ở thể loại phê bình văn học bên
cạnh những cây bút phê bình khác như: Hồi Thanh, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan,
Đặng Thai Mai,...
¾ Thứ hai, tìm hiểu và lý giải những thành cơng của ngịi bút phê bình văn học
Thiếu Sơn giai đoạn 1930-1945 ở phương diện phương pháp và phong cách phê
bình.
¾ Cuối cùng, góp phần nhìn lại những thành tựu đạt được của văn học Việt
Nam nói chung và thể loại phê bình văn học nói riêng những năm 1930-1945 –
những năm mà nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định văn học Việt Nam đã thật sự
hiện đại hóa về mọi mặt.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu chân dung một tác gia văn học với tư cách
là một cây bút phê bình: từ cuộc đời, sự nghiệp văn học cho đến những đặc điểm về
phương pháp và phong cách sáng tác…
Cơng trình hồn thành sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với cơng việc
nghiên cứu lịch sử phê bình văn học Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của đề tài, để bài viết có sức thuyết phục,
có chất lượng, phương pháp thống kê và so sánh là hai phương pháp được chúng tôi
chủ yếu sử dụng để nghiên cứu đề tài này.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

Phương pháp thống kê: Giúp người viết xử lí những số liệu cần thiết để minh
chứng cho luận điểm mà luận văn triển khai.
Phương pháp so sánh: Giúp người viết đối chiếu liên hệ Thiếu Sơn với các
cây bút phê bình cùng thời với ơng cũng như các cây bút phê bình văn học sau này
để có cái nhìn khách quan hơn về những vấn đề mà ơng đã thể hiện.
6. Kết cấu của Luận văn
Nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương một: Hồn cảnh xã hội, tình hình văn học và sự xuất hiện của
Thiếu Sơn. Đây là chương có tính chất dẫn nhập, làm cở sở để triển khai những vấn
đề ở chương 2 và chương 3.
Chương hai: Thiếu Sơn - Người khai sinh thể loại phê bình văn học và đấu
tranh cho nền văn học mới. Đây là chương nói về những thành cơng cũng như
những đóng góp của Thiếu Sơn với tư cách là một trong những cây bút phê bình
văn học đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại ở hai phương diện cơ bản: quan
điểm phê bình và những cảm thức mới về văn học.
Chương ba: Thiếu Sơn - Người trao lại những kinh nghiệm về phương
pháp và phong cách phê bình văn học. Đây là chương nói về những thành cơng và
những ảnh hưởng của Thiếu Sơn đối với phê bình văn học Việt Nam ở phương
diện: phong cách phê bình và phương pháp phê bình.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

PHẦN HAI
-----------------------Chương một
HỒN CẢNH XÃ HỘI, TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ
SỰ XUẤT HIỆN CỦA THIẾU SƠN
1.1 Hoàn cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945
1.1.1 Như chúng ta đã biết, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930, thực dân Pháp sau
khi đã bình định được Việt Nam và cả Đơng Dương nói chung, về mặt qn sự,
chúng đã thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa, những phong trào yêu nước của
quần chúng nhân dân. Về mặt kinh tế, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành những cuộc
khai thác và vơ vét tài nguyên ở một nước thuộc địa theo phương thức tư bản chủ
nghĩa. Điều này đã đưa đến sự hình thành trên 3 miền đất nước những trung tâm đô
thị, những cụm cảng vận chuyển hàng hóa ra nước ngồi. Xã hội Việt Nam bắt đầu
xuất hiện một lớp người mới đó là tầng lớp thị dân bao gồm: tư sản, tiểu tư sản,
công nhân, … Ở góc độ nào đó, tầng lớp này chính là cơng chúng đơng đảo của
văn học.
Song song đó, về mặt văn hóa và giáo dục chính quyền Pháp từng bước loại bỏ
dần chế độ khoa cử và mơ hình giáo dục phong kiến để thay thế bằng mơ hình giáo
dục mới với một điểm nhấn rất quan trọng đó là khuyến khích việc học tập, sử dụng
tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Đây là một sự thay đổi có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc đưa xã hội Việt Nam từng bước hòa nhập vào quỹ đạo chung của thế giới hiện
đại ở phương diện văn hóa, giáo dục. Chính nhờ sự tiếp xúc với văn hóa phương
Tây nên nhận thức và hiểu biết của người Việt Nam từng bước thoát ra khỏi sự quẩn
quanh của hệ tư tưởng và văn hóa Trung Hoa trước đây.
Có thể thấy, chữ quốc ngữ ngày một phổ biến có tác động rất lớn đối với tiếng
Việt, “với tư cách là ngôn ngữ riêng của dân tộc đã làm khơi dậy lòng khao khát

xây dựng và làm giàu tiếng nói của mình ở mỗi người Việt Nam”. Bên cạnh đó, mơ
hình giáo dục hiện đại đã tác động một cách mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức của

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

những trí thức Việt Nam về bản sắc riêng của mỗi cá nhân cũng như của cả dân tộc
trong thời đại mới, như nhận định sau đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh
Xuân: “Những trường phổ thông và cao đẳng dạy bằng chữ quốc ngữ, theo chương
trình mới với mơ hình giáo dục của Pháp đã tạo ra một lớp trí thức Tây học có vốn
kiến thức với những phong cách và thói quen tư duy khác trước. Đó là những tri
thức về triết học, khoa học, mỹ học, lý luận nghệ thuật và tu từ học của phương Tây
tạo nên phong cách tư duy lôgic và phân tích, phê phán, suy lụận. Chính nền giáo
dục này đã đưa những trí thức Việt Nam đến thái độ coi trọng vai trị của trí tuệ và
ý thức cá nhân độc lập”. [49;41,42].
Đề cập đến chính sách văn hóa giáo dục của thực dân Pháp trên đất nước ta lúc
bấy giờ khơng thể khơng nhắc đến vai trị của hoạt động báo chí và xuất bản. Trước
hết, phải nói rằng, báo chí ra đời ban đầu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc tuyên
truyền những chính sách cai trị và phổ biến văn hóa Pháp ở một nước thuộc địa của
chính quyền thực dân mà thơi. Tuy vậy, càng về sau, do nhu cầu xã hội, báo chí
xuất hiện ngày một phổ biến với số lượng và hình thức xuất bản ngày một đa dạng
và phong phú hơn. Lúc đầu, những tờ báo vốn là công báo phục vụ cho chính quyền
thực dân với mục đích chính trị, về sau đã xuất hiện thêm hàng loạt những tờ báo
cũng như nhà xuất bản do tư nhân đứng tên làm chủ với nhiều mục đích khác nhau,
trong đó có những mục giới thiệu những hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung
(khơng chỉ có báo tiếng Pháp mà có cả báo viết bằng chữ quốc ngữ…). Năm 1865,

Gia định báo – tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam ra đời. Tiếp
sau đó là hàng loạt những tờ báo bằng chữ quốc ngữ khác cũng lần lượt xuất hiện
như: Nơng Cổ mín đàm (1901), Đăng Cổ tùng báo (1905), Lục tỉnh tân văn (1907),
Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917),… Có thể nói, chính sự ra
đời của báo chí đã góp phần thúc đẩy và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của
quần chúng nhân dân trong xã hội ở các phương diện như: tuyên truyền phổ biến
chữ quốc ngữ; giới thiệu văn hóa phương Tây (đặc biệt là văn hóa Pháp); bước đầu
giới thiệu văn chương Việt Nam đến đông đảo quốc dân đồng bào cả nước…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

1.1.2 Đến những năm 1930-1945, như chúng ta đã biết đây là “thời kỳ đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, từ đó dẫn đến những cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng và ý thức hệ…”[1;303]. Xã hội Việt Nam thời kì này có
những biến động mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện.
Trước hết, về mặt văn hóa, xã hội nói chung, thời kì 1930-1945 ở Việt Nam có
những biến chuyển mạnh mẽ và sâu sắc. Sự ảnh hưởng và tác động của văn hóa
phương Tây ngày một sâu đậm trong đời sống tồn xã hội. Nói như Hồi Thanh
trong Thi nhân Việt Nam, “phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn
ta”.
Nổi bật hơn hết, xã hội Việt Nam thời kỳ này là sự xung đột gay gắt giữa hai
hệ tư tưởng phong kiến (đại diện là những trí thức Hán học) và tiểu tư sản (đại diện
là những trí thức Tây học) đang diễn ra một cách mạnh mẽ và quyết liệt ở thành thị
(có người gọi đây là cuộc xung đột giữ hai hệ tư tưởng cũ - mới). Từ góc nhìn văn
hóa xã hội, đây chính là điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển văn

học dân tộc lên một tầm cao mới.
Như chúng ta đã biết, vấn đề xung đột tư tưởng cũ – mới vốn đã có từ khi nước
ta bắt đầu có những cọ xát, giao lưu về văn hóa với phương Tây. Những vần thơ
trào phúng của Tú Xương – một nhà nho có tài nhưng không gặp thời những năm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho
vấn đề này:
Nào có ra gì cái chữ Nho
Ơng Nghè, ông Cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy Phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bị
(Chữ Nho)
Có thể nói, trong hồn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đơ hộ, từ góc độ văn
hóa, sự mỉa mai trên của Tú Xương chính là dấu hiệu phản kháng của hệ tư tưởng
cũ (đạo Nho) đối với sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đang ngày một ảnh
hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Điều này âu cũng là lẽ tất nhiên vì

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

“một xã hội suốt mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống gần như khơng thay đổi về
hình thức cũng như tinh thần…” (Hồi Thanh) sẽ khơng dễ gì chấp nhận và thỏa
hiệp một cách dễ dàng tư tưởng văn hóa hồn tồn xa lạ với mình. Vì vậy vấn đề
xung đột giữa hai tư tưởng mới – cũ này đã diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong suốt
quá trình xâm lăng và cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Tuy vậy, có thể nói
đỉnh điểm của sự xung đột này chính là ở chặng đường 1930-1945 – có thể xem là
chặng đường cuối cùng của ách thống trị thực dân Pháp. Ở giai đoạn này, cùng với

nhiệm vụ phải vũ trang cách mạng để giải phóng đất nước thốt khỏi vịng nơ lệ thì
vấn đề phải cách mạng để “giải phóng” con người, địi quyền tự do dân chủ cho con
người trên lĩnh vực văn hóa, tinh thần nhằm thúc đẩy và đưa đất nước hòa vào quỹ
đạo chung của thế giới hiện đại cũng là một nhiệm vụ cấp thiết và không kém phần
quan trọng. Nếu như nhiệm vụ giải phóng dân tộc thốt khỏi ách nơ lệ của thực dân
được lịch sử đặt vào tay của giai cấp vô sản (liên minh công - nông) mà đại diện là
tổ chức Đảng Cộng sản thì nhiệm vụ thứ hai lại chủ yếu thuộc về những người trí
thức tư sản và tiểu tư sản vốn am tường và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ những tư
tưởng và văn hóa phương Tây hiện đại. Có thể thấy thời kì 1930-1945, do nhu cầu
của xã hội, ngồi những trí thức Tây học được thực dân Pháp đào tạo phục vụ cho
mục đích chính trị thì có khơng ít những thanh thiếu niên Việt Nam với mong muốn
khẳng định mình trong hồn cảnh mới, cuộc sống mới đã chủ động tìm hiểu, học tập
trau dồi kiến thức văn hóa tư tưởng phương Tây hiện đại từ nhiều nguồn khác nhau.
Nói như tác giả Thi nhân Việt Nam là “những tư tưởng phương Tây đầy dẫy trên
Đông Dương tạp chí, trên Nam phong tạp chí, và từ hai cơ sở ấy thấm dần vào các
hạng người có học. Người ta đua nhau cho con em đến trường Pháp Việt, người ta
gửi con em sang tận bên Pháp. Thế rồi có những người Việt Nam đậu kỹ sư, bác sĩ,
đậu thạc sĩ, có những người Việt Nam nghiên cứu khoa học; và có những người
Việt Nam nghĩ xây dựng một nền học riêng cho nước Việt Nam” [43;17,18]
Có thể nói, với sức trẻ, lịng nhiệt tình và niềm đam mê của mình, những trí
thức tiểu tư sản lúc bấy giờ nhanh chóng nhận ra rằng cần phải canh tân, cần phải
thay đổi những quan niệm và tư tưởng văn hóa lạc hậu của hệ tư tưởng phong kiến

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12


đã tồn tại mấy ngàn năm nay đang đè nén và kiềm hãm sự phát triển đất nước này.
Và để từng bước thực hiện sự canh tân ấy họ bắt đầu những cuộc cơng kích vào tập
tục, quan niệm, tư tưởng cũ kỹ lỗi thời. Cuộc cơng kích ấy nhanh chóng được đơng
đảo trí thức trẻ trong cả nước hưởng ứng một cách nồng nhiệt và sôi động. Nhờ sự
giúp sức đắc lực của hoạt động báo chí, những tư tưởng và quan niệm tiến bộ nhanh
chóng lan tỏa đến đơng đảo tầng lớp trí thức trong xã hội nhất là giới thanh thiếu
niên ở thành thị. Một trong những tư tưởng tiến bộ được đông đảo thanh niên trí
thức tư sản và tiểu tư sản rất hoan nghênh và hưởng ứng đó là quan niệm về con
người cá nhân, (cái tôi cá nhân) trong đời sống xã hội. Vấn đề này vốn đã có mầm
mống ban đầu từ thời kì trước, tuy nhiên đến thời kì này mới thật sự giành được
thắng lợi và ngày một hoàn thiện hơn. Nói như Hồi Thanh thì “ngày trước là thời
của chữ ta bây giờ là thời của chữ tôi”. Có thể nói chưa bao giờ ý thức về vai trò
cũng như quyền tự do cá nhân của con người Việt Nam được phát triển một cách
mạnh mẽ và toàn diện như trong giai đoạn 1930-1945. Nếu nhìn riêng ở địa hạt văn
chương thì chính sự thức tỉnh này là xuất phát điểm quan trọng để văn học giai đoạn
này có điều kiện phát triển một cách mau lẹ, nhanh chóng góp phần đưa văn học
nước nhà hịa nhập vào quỹ đạo chung của văn học thế giới. Thành công của các
nhà văn, nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạn (Phong trào Thơ mới, của tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn) là những minh chứng tiêu biểu nhất cho tình hình này.
Nói về hồn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trên bình diện văn
hóa, khơng thể khơng đề cập đến một phương diện rất quan trọng đó là, cùng với sự
xâm nhập của tư tưởng văn hóa tư sản và tiểu tư sản phương Tây (đặc biệt là Pháp)
thì bộ phận văn hóa chịu sự ảnh hưởng của ý thức hệ vô sản cũng đang ngày một
lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp trong toàn xã hội. Đây là bộ phận văn hóa dựa trên
nền tảng tư tưởng triết học Mác- Lênin và kinh nghiệm thực tiễn từ thành công của
cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Như chúng ta đã biết, từ trước những năm 1930, văn hóa vơ sản đã từng bước
du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền bá tư tưởng yêu nước và đấu tranh
giải phóng dân tộc của những chí sĩ u nước tiến bộ mà tiêu biểu nhất là Nguyễn


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Ái Quốc. Có thể điểm qua một số sự kiện đánh dấu sự ảnh hưởng của văn hóa vơ
sản và tư tưởng cách mạng Mác xít đến xã hội và con người Việt Nam như:
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc đã gởi tới hội nghị ở Vecxai - Pháp Bản
yêu sách của nhân dân Việt Nam. Đây là sự kiện ít nhiều gây được tiếng vang và
đánh động được dư luận quốc tế nhất là đối với các dân tộc thuộc địa.
Năm 1923, Nguyễn An Ninh – một trí thức Tây học (luật gia, nhà báo) bắt đầu
hoạt động diễn thuyết để tuyên truyền và vận động yêu nước. Ngày 10/12/1923, báo
Chuông rè do Nguyễn An Ninh làm chủ bút ra số đầu tiên. Đây cũng là diễn đàn
nhằm lên án chế độ thực dân, truyền bá tư tưởng yêu nước tiến bộ.
Năm 1925, tại Paris, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản đã
nhanh chóng tạo được ảnh hưởng đối với phong trào yêu nước ở các nước thuộc địa
trong đó có Việt Nam.
Năm 1926, báo An Nam do Phan Văn Trường làm chủ bút ra đời nhằm mục
đích tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Năm 1927, tại Quảng Châu - Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc cho xuất bản tác
phẩm Đường kách mệnh đã gây nên những tác động và ảnh hưởng tích cực đến
phong trào đấu tranh cách mạng trong nước.
Ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối và chính
sách đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp vơ sản.
Năm 1933, cuộc đấu tranh về duy tâm và duy vật nổ ra, năm 1935 tiếp tục nổ
ra cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Qua
cuộc tranh luận phe “nghệ thuật vị nhân sinh” đứng đầu là Hải Triều ít nhiều cũng

đã tuyên truyền và phổ biến những vấn đề về lý luận và văn hóa của chủ nghĩa cộng
sản đến tầng lớp văn nghệ sĩ.
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc sau ba mươi năm tìm đường cứu nước đã trở về
lập căn cứ cách mạng tại Pác Pó (Cao Bằng) và thành lập Mặt trận Việt Minh trực
tiếp lãnh đạo và tuyên truyền phổ biến đường lối đấu tranh cách mạng trên nhiều
phương diện trong đó có văn hóa, văn nghệ.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

Năm 1942, báo Cứu quốc ra số đầu tiên, do Xuân Thủy phụ trách. Đây là tờ
báo của Tổng bộ Việt Minh với mục đích tuyên truyền, vận động và cổ vũ quần
chúng nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc theo định hướng của Đảng Cộng sản.
Năm 1943, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng thông qua Đề cương
văn hóa Việt Nam. Cũng trong năm này thành lập Hội Văn hóa cứu quốc. Đây là
những sự kiện chính trị văn hóa có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc định hướng và
xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam theo định hướng xã hội
chủ nghĩa về sau.
Năm 1944, xuất bản Văn học khái luận của Đặng Thai Mai có ý nghĩa và
đóng góp quan trọng về mặt lý luận theo quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc.
Những sự kiện văn hóa trên đã ảnh hưởng và chi phối một cách trực tiếp hay
gián tiếp đến nhận thức của các giai tầng trong xã hội về vấn đề tư tưởng cũng như
đường lối văn hóa cách mạng của giai cấp vơ sản. Có thể nói, đây cũng chính là
điều kiện góp phần hình thành dịng văn học cách mạng và tiến bộ - dòng văn học
mang nội dung, tư tưởng chủ yếu là ca ngợi tinh thần yêu nước và đấu tranh giải
phóng dân tộc thốt khỏi xiềng xích nơ lệ; xem văn chương nghệ thuật là vũ khí sắc

bén và “anh chị em nghệ sĩ cũng chính là chiến sĩ” trên mặt trận đấu tranh giải
phóng đất nước.
Cùng với bối cảnh trên, xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 có những đặc
điểm quan trọng khác cần chú ý. Việc duy trì chính sách độc quyền về kinh tế,
khơng ngừng vơ vét tài nguyên; sự kết hợp phương thức bóc lột tư bản ở thành thị
với phương thức bóc lột phong kiến ở nông thôn,…đã làm đời sống nhân dân Việt
Nam ngày một cơ cực lầm than. Chính điều này đã làm cho sự bất bình và mâu
thuẫn của cả dân tộc với chính quyền thực dân phong kiến ngày một sâu sắc và trầm
trọng hơn bao giờ hết. Các phong trào yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc vốn
đã có mầm mống từ trước đến thời kì này liên tiếp diễn ra một cách sâu rộng. Đặc
biệt, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) đã tạo nên một bước
ngoặt mới trong đường lối cũng như sách lược đấu tranh giải phóng dân tộc của
những người yêu nước. Từ khi Đảng Cộng Sản được thành lập, nhiều phong trào

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên khắp mọi miền đất
nước. Thực tế đó, cũng chính là những mảng đề tài hấp dẫn để các nhà văn nhà thơ
giai đoạn này phản ánh vào trong các sáng tác của mình tùy theo góc nhìn và chỗ
đứng của mỗi người trong xã hội. Nếu như sự bóc lột của chính quyền thực dân
phong kiến và cuộc sống lầm than cơ cực của quần chúng nhân dân lao động là đề
tài hấp dẫn cho các nhà văn theo khuynh hướng hiện thực phê phán thì tư tưởng yêu
nước và tinh thần đấu tranh để giải phóng dân tộc chính là đề tài chủ yếu của dòng
văn học cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
***

Nói tóm lại, từ đầu thế kỷ XX đến những năm 1930-1945, xã hội Việt Nam có
những biến đổi nhanh chóng và lớn lao bởi sự xâm lăng và khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp. Nếu trước đây, Việt Nam là một đất nước thuần nông nghiệp thì từ
khi có sự xuất hiện của thực dân Pháp, khắp nơi trên đất nước dần mọc lên những
khu đơ thị kinh doanh mua bán sầm uất. Chính sự ra đời của những khu đô thị ấy đã
kéo theo sự xuất hiện khá đơng đảo lớp người mới cịn gọi là tầng lớp thị dân. Một
bộ phận trong tầng lớp thị dân này vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tư
tưởng văn hóa phương Tây hiện đại nên được gọi là những trí thức Tây học tiểu tư
sản. Và đây cũng chính là thành phần chủ yếu làm nên bộ mặt văn hóa tinh thần của
xã hội lúc bấy giờ. Qua tầng lớp này, lực lượng sáng tác cũng như đối tượng thưởng
thức văn hóa văn nghệ nói chung đã được mở rộng. Đến những năm 1930-1945,
trong xã hội Việt Nam, bên cạnh khuynh hướng chuẩn bị bạo động vũ trang để lật
đổ chính quyền thực dân Pháp và bè lũ tay sai thì những hoạt động của các tổ chức,
giai cấp, giai tầng, … khác nhau trong xã hội với mục đích canh tân về văn hóa, văn
nghệ nói chung nhằm đấu tranh cho sự tự do toàn diện của đất nước cũng diễn ra
một cách rất sơi nổi và mạnh mẽ. Có thể nói, tất cả những đặc điểm xã hội nói trên
cũng chính là điều kiện cũng như tiền đề tư tưởng văn hóa quan trọng thúc đẩy sự
phát triển văn học trong giai đoạn này. Điều này được thể hiện qua việc xuất hiện
thêm nhiều thể loại văn học mới mà giai đoạn trước chưa có hoặc chỉ mới manh nha
như: phóng sự, kí sự, tùy bút, kịch, tiểu thuyết và phê bình văn học…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

1.2 Tình hình văn học thời kì 1930-1945
Đề cập đến tình hình văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, cần phải khẳng

định rằng đây là giai đoạn mà văn học Việt Nam đã thật sự được hiện đại hóa trên
tất cả mọi phương diện.
1.2.1 Trước hết, phải nói rằng, q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vốn đã
manh nha từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đến 1930 theo phương
thức từng bước cách tân văn học truyền thống trên cơ sở tiếp nhận văn học phương
Tây (nhất là văn học Pháp). Đây có thể xem là những bước đi đầu tiên nhằm chuẩn
bị và tạo đà cho sự bứt phá mạnh mẽ và toàn diện ở chặng đường 1930-1945.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XIX, khi Nho học đã bước vào
giai đoạn cuối mùa vì sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong q trình thiết
lập nền móng đơ hộ của thực dân Pháp trên tồn cõi Việt Nam, tư tưởng và nền tảng
tinh thần văn chương Hán học ít nhiều có những thay đổi và cách tân dần. Văn
chương, văn hóa Pháp và chữ quốc ngữ ngày một được chính quyền thực dân tung
hơ và cổ xúy với sự hỗ trợ của hoạt động báo chí chính là điều kiện góp phần thay
đổi nhận thức của xã hội đối với văn chương nghệ thuật nói chung.
Tình hình này diễn ra trước nhất là ở Nam bộ thông qua những hoạt động
nhằm phổ biến chữ quốc ngữ của một số trí thức Tây học như Trương Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Thoại… nhằm đáp ứng ứng nhu cầu thưởng thức
của một bộ phận công chúng mới: những trí thức xuất thân từ thành phần thị dân
sinh sống ở các đơ thị lớn. Trong đó nổi bật nhất là những cơng trình chuyển sang
chữ quốc ngữ các tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm như: Kim Vân Kiều truyện
(1875), Lục súc tranh công (1884), Lục Vân Tiên, Phan Trần truyện (1889), của
Trương Vĩnh Ký; Quan Âm diễn ca (1903), Chinh phụ ngâm, Bạch Viên Tôn Các,
Thoại Khanh Châu Tuấn, Chiêu Quân cống Hồ (1906), của Huỳnh Tịnh Của…
Việc chuyển tải những truyện Nôm sang chữ quốc ngữ kéo dài đến những năm 1920
bởi nó đáp ứng được một nhu cầu lớn của người dân Nam bộ vốn cũng rất u thích
những truyện Nơm dân gian. Ngồi ra, để từng bước phổ biến chữ quốc ngữ và văn
hóa nghệ thuật dân tộc nói chung các nhân sĩ trí thức Nam Bộ lúc bấy giờ cũng bắt

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

tay vào việc biên khảo và sưu tầm văn học văn hóa dân gian bằng chữ quốc ngữ. Đi
tiên phong trong lĩnh vực này vẫn là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương
Minh Ký (học trò của Trương Vĩnh Ký)…
Với Trương Vĩnh Ký nổi bật là các công trình như: Truyện khơi hài (1882),
Truyện đời xưa (1886), và đặc biệt nhất là quyển Thơng loại khối trình (19881889).
Với Huỳnh Tịnh Của trước hết phải kể đến Đại Nam quốc âm tự vị, xuất bản
năm 1895, được xem như quyển từ điển quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Ngồi ra,
cịn phải kể đến các quyển như: Chuyện giải buồn (1886), Tục ngữ, cổ ngữ, gia
ngôn (1896), Ca trù thể cách (1907), Câu hát An Nam (1910)…
Với Trương Minh Ký là: Ca từ diễn nghĩa (1896), Thi pháp nhập môn
(1898)…
Bên cạnh việc chuyển sang chữ quốc ngữ các truyện thơ Nơm, các nhân sĩ, trí
thức Nam bộ lúc bấy giờ cũng bắt đầu sáng tác văn chương nghệ thuật dưới hình
thức văn xi quốc ngữ như: Chuyến đi thăm Bắc Kỳ năm Ất Dậu (1876), của
Trương Vĩnh Ký, Thầy Lazaro Phiền (1887), của Nguyễn Trọng Quản, Phan yên
ngoại sử của Trương Duy Toản (1910), Hoàng Tố Oanh hàm oan của Trần Chánh
Chiếu (1910),… Đặc biệt, truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản cho
thấy một sự cách tân độc đáo trong nghệ thuật viết truyện bằng văn xuôi so với giai
đoạn trước. Có thể nói với Thầy Lazaro Phiền, Nguyễn Trọng Quản là người đầu
tiên xác định quan niệm sáng tác theo khuynh hướng hiện đại rất đáng ghi nhận
và trân trọng. Trong lời đề tựa của tác phẩm này (1887), tác giả đã bộc lộ và xác
định quan điểm sáng tác rất tiến bộ là muốn “bày đặt một truyện đời nay là sự
thường có ở trước mặt ta luôn” bằng cách “lấy tiếng thường mọi người hằng nói”
để có “nhiều người vui lịng mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì đặng giải
phiền một giây”. Có thể thấy, Nguyễn Trọng Quản đã nói lên được cách hiểu và

quan điểm của ông về một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại như: mục tiêu sáng tác
(làm “quen mặt chữ” và “giải phiền”), cảm hứng và cốt truyện (là “truyện đời nay

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

là sự thường có ở trước mặt”), ngơn ngữ (“lấy tiếng thường mọi người hằng
nói”)…
Có thể nói, với những việc làm trên, các trí thức Nam bộ đã thật sự có cơng rất
lớn trong việc đặt nền móng cho vấn đề hiện đại hóa văn học dân tộc so với giai
đoạn văn học Hán Nơm trước đó. Những việc làm ấy đã thực sự đánh dấu một sự
biến chuyển lớn lao trong nhận thức và nhu cầu mới trong thưởng thức văn hóa
văn nghệ nói chung (bước đầu cho thấy được mục đích, nội dung, hình thức và
phương pháp làm việc, cách thức truyền bá… của các nhà nghiên cứu trong việc
tiếp nhận văn hóa Tây phương) của những nhân sĩ và trí thức Nam Bộ.
Ở miền Bắc và miền Trung, q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam cũng
diễn ra khá sôi nổi thông qua chương trình hành động của hàng loạt những sĩ phu
yêu nước có tư tưởng cấp tiến như: Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế,
Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… Hầu hết những sĩ phu yêu
nước này đều xuất thân từ Hán học, nhưng với tấm lòng yêu nước sâu sắc và nhãn
quan nhạy bén, họ thấy cần phải tổ chức một chương trình hành động cụ thể nhằm
cứu dân cứu nước trong hồn cảnh và tình hình mới. Có thể nói những việc làm của
họ trước hết đều hướng đến mục đích duy nhất là giải phóng đất nước khỏi ách nô
lệ thực dân. Tuy vậy, điều đáng nói ở đây là những việc làm ấy ở góc độ nào đó đã
có những đóng góp rất quan trọng góp phần từng bước hiện đại hóa nền văn học
nước nhà. Với quan điểm cực kì tiến bộ là muốn giải phóng đất nước trước hết phải

mở mang dân trí và chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ, các sĩ phu u nước khơng
những có cơng rất lớn trong việc phổ biến chữ quốc ngữ, khai trí, khai sáng cho thế
hệ thanh niên lúc bấy giờ mà còn gián tiếp tạo cho văn học một sự chuẩn bị quan
trọng nhằm từng bước đi vào quỹ đạo hiện đại hóa ở những chặng đường tiếp theo.
Những phong trào yêu nước như Duy tân (1904), Đông du (1905), và đặc biệt nhất
là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907),… đã thật sự có những tác động và ảnh
hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ trên nhiều phương diện, trong đó
có văn chương nghệ thuật. Nói như giáo sư Hoàng Như Mai là “giữa thế kỉ XIX,
thực dân Pháp xâm lược nước ta thì văn học nổi lên một luồng văn thơ chống xâm

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

lăng rất mạnh. Tuy nhiên, sau những bài thơ, văn khẳng khái, bừng bừng khí thế
của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, khi cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm không thu được thắng lợi, các lãnh tụ nghĩa quân bị tù đày, hy
sinh thì phong trào lắng xuống và trong văn chương chỉ còn những lời than thở ai
ốn đẫm nước mắt. Với Đơng Kinh Nghĩa Thục, đã bừng lên một hào khí mới.
Những lời thơ văn của Đông Kinh Nghĩa Thục mở ra một trang mới, trong văn học
Việt Nam, mở ra một triển vọng mới cho cách mạng Việt Nam” [30;12,13].
Như vậy, có thể nói văn học Việt Nam giai đoạn này, về mặt hình thức thể
hiện hay nói rộng hơn là về thi pháp, vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thi pháp
thời trung đại. Tuy nhiên, với việc có khơng ít những trí thức bước đầu sử dụng chữ
quốc ngữ để sáng tác đồng thời từng bước áp dụng những tri thức từ sự tiếp nhận
văn hóa, văn học phương Tây vào việc sáng tác, thưởng thức là bước ngoặt rất đáng
ghi nhận trên con đường hiện đại hóa văn học nước nhà.

Từ những năm 1920 đến 1930, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nói chung
ngày một sâu rộng. Sự trưởng thành của đơng đảo lực lượng trí thức Tây học, sự
thức thời của một số nhà Nho có suy nghĩ tiến bộ… đã góp phần thúc đẩy q trình
hiện đại hóa văn học lên một bước xa hơn.
So với giai đoạn những năm cuối và đầu thế kỷ, giai đoạn này văn học đã tiến
một bước dài trên trong tiến trình hiện đại hóa. Nhiều tác phẩm văn học thời kỳ này
thật sự có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Về văn xuôi tiêu biểu là hàng loạt
những sáng tác của tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh ở Nam bộ. Ở Bắc Bộ là tiểu
thuyết của Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm, Giọt lệ hồng châu), truyện ngắn của Phạm
Duy Tốn (Sống chết mặc bay, Một cảnh thương tâm, Con người Sở Khanh…),
Nguyễn Bá Học (Câu chuyện gia đình, chuyện ông Lý Chắm…). Về thơ, nổi bật
hơn cả là những sáng tác của Tản Đà (Khối tình con I, Khối tình con II, Cịn
chơi…).
Bên cạnh đó, những cơng trình, bài viết với tính chất khảo cứu về văn hóa và
học thuật, những cuộc tranh luận văn học trên báo chí của những trí thức Nho học
có tư tưởng cấp tiến cũng góp phần làm nên thành tựu của văn học giai đoạn này…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Tiêu biểu như: Sự nghiệp và thi văn của Nguyễn Công Trứ của Lê Thước, hàng loạt
những bài viết của Phạm Quỳnh (Bàn về tiểu thuyết, Khảo về diễn kịch, Thơ là gì? 1921), Vũ Đình Long (Nhân vật Truyện Kiều, Triết lý và luân lý Truyện Kiều, Văn
chương Truyện Kiều – 1923) lần lượt được đăng trên Nam Phong tạp chí…
***
Có thể nói văn học Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
đến 1930 là quá trình chuẩn bị nhằm tạo đà cho văn học Việt Nam trên con đường

hiện đại hóa. Nhìn chung, văn học giai đoạn này đây đó vẫn ít nhiều còn chịu ảnh
hưởng của thi pháp văn học trung đại. Tuy vậy, tính chất hiện đại trong văn học giai
đoạn này cũng đã từng bước chiếm ưu thế trên nhiều phương diện.
Về nội dung tư tưởng: Nổi bật hơn hết là sự xuất hiện “cái tơi” hay nói khác đi
là “con người cá nhân” của các nhà thơ, nhà văn trong q trình sáng tác (“cái tơi”
ngơng và lãng mạn mơ mộng của Tản Đà, “con người cá nhân” trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, trong truyện ngắn của Phạm Duy Tốn,
Nguyễn Bá Học…). Nhìn ở góc độ thi pháp thì đây chính là bước tiến quan trọng
đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của các nhà văn, nhà thơ ở
phương diện quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học. Có thể nói đây
cũng chính là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy và hồn thiện q trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam ở chặng đường 1930-1945.
Về hình thức thể hiện: Chữ quốc ngữ đã được các nhà văn, nhà thơ sử dụng
ngày một thuần thục hơn biểu hiện qua cách diễn đạt, hành văn trong sáng, trau
chuốt hơn trước. Các nhà văn giai đoạn này bước đầu đã có chủ ý đưa lời ăn tiếng
nói hàng ngày vào trong tác phẩm nghệ thuật.
Bên cạnh đó, việc học tập văn học phương Tây trong cách dựng truyện, kết
cấu, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ trong tiểu thuyết và truyện ngắn là những điểm
nhấn quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của văn học quốc ngữ hiện
đại.
Có thể thấy, với Thầy Lazaro Phiền thì nhân vật trong văn học quốc ngữ Việt
Nam (cụ thể ở đây là trong tiểu thuyết) đã có tính cách tân rất độc đáo. Lần đầu tiên

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21


nhân vật trong văn học được xây dựng và miêu tả từ cái nhìn của con người cá nhân
sống ngay giữa đời thường với chằng chịt những quan hệ xã hội như: “ân, ốn, tình,
thù”… Lần đầu tiên con người được miêu tả theo sự thay đổi và biến chuyển của
tâm lý chứ khơng phải do chủ đích của người kể chuyện. Quan điểm trong tác phẩm
là quan điểm của nhân vật chứ không phải là quan điểm của tác giả. Con người
trong tác phẩm khơng cịn là con người của lý trí, của đạo đức truyền thống mà là
con người của những dục vọng trong cuộc đời thường. Điều này rất khác với quan
niệm con người với những tính cách bất biến trong văn học thời trước. Có thể nói,
sự u, sự hận, sự hồi nghi dẫn đến giết người sau đó ăn năn, hối hận của nhân vật
Phiền đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong tư duy về quan niệm cũng như phương thức
thể hiện con người của Nguyễn Trọng Quản (Thầy Lazaro Phiền được kết cấu và
trần thuật bằng cách nêu kết cục trước sau đó mới thuật lại sự kiện và diễn biến câu
chuyện). Điều này càng về sau được Hồ Biểu Chánh, Hồng Ngọc Phách… kế thừa
và phát triển thơng qua hàng loạt tác phẩm tạo được ảnh hưởng nhất định đối với
công chúng thưởng thức.
1.2.2 Bước sang giai đoạn 1930-1945 – giai đoạn mà nói như giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh là “văn học Việt Nam từ thơ đến tiểu thuyết, bút ký, phóng sự, kịch nói, phê
bình văn học… đã có thể hòa nhập được với đời sống văn học hiện đại trên thế
giới mà không đến nỗi lạc điệu.” [15;163].
Thật vậy, thành công của Phong trào Thơ mới (1932-1942), xu hướng tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn (Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…), các đại biểu xuất
sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán (Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao…), những đại diện của dòng văn học cách
mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như Tố Hữu (Từ ấy), những cây
bút phê bình hiện đại (Thiếu Sơn, Hồi Thanh, Hải Triều, Đặng Thai Mai…) góp
phần đưa văn học Việt Nam lên một tầm cao mới đã nói lên điều đó.
Trước hết, có thể nói một trong những vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất nói lên
văn học Việt Nam giai đoạn này thật sự hiện đại hóa và đường hồng bước vào quỹ
đạo của văn học thế giới đó là sự thay đổi có tính chất đột phá và toàn diện trong


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22

tư duy, nhận thức của con người về những vấn đề của văn học nghệ thuật nói
chung. Trong đó điểm căn bản và mấu chốt làm nên sự thay đổi trên là vấn đề ý
thức của con người cá nhân (cịn gọi là “cái tơi” cá nhân) được khai thác đến tận
cùng “cái nghĩa tuyệt đối của nó” (Hồi Thanh – Thi nhân Việt Nam).
Như chúng tơi đã trình bày ở mục (1.1) xã hội Việt Nam lúc này đang diễn ra
một sự đấu tranh rất quyết liệt giữa hai hệ tư tưởng cũ - mới. Tiêu biểu cho vấn đề
này, nếu nhìn riêng trong lĩnh vực thi ca đó là cuộc tranh luận và “bút chiến” giữa
hai phái thơ mới và thơ cũ (cuộc tranh luận chính thức nổ ra từ năm 1932 kể từ bài
báo Một lối thơ trình chánh giữa làng thơ của ơng Phan Khơi nhằm cơng kích thơ
cũ đăng trên tiểu thuyết thứ bảy ngày 10/02 cùng với bài thơ Tình già). Hay trong
văn xuôi, vấn đề trên được các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đồn thể hiện một
cách sinh động và hấp dẫn qua các tiểu thuyết mang tính chất luận đề (Nửa chừng
xuân – Khái Hưng, Đoạn tuyệt – Nhất Linh…) nhằm lên án những quan niệm và lễ
giáo phong kiến lạc hậu… Có thể nói chính sự ý thức và trỗi dậy một cách quyết liệt
và triệt để của con người cá nhân trong giai đoạn này đã kéo theo những thay đổi về
ý thức cũng như quan niệm về văn học nói chung. Đây có thể xem là “đầu mối” của
mọi sự thay đổi làm cho văn học thời kỳ này thốt khỏi tính chất cũng như hình thái
của văn học thời trung đại cả về nội dung lẫn hình thức. Có thể nói, đến giai đoạn
này, về cơ bản văn học đã được thừa nhận như là một bộ mơn nghệ thuật độc lập
chứ khơng cịn ở dạng nguyên hợp “văn, sử, triết bất phân” như trong quan niệm
của ít nhiều nhà văn nhà thơ ở các thời kỳ trước; đặc biệt chức năng giải trí của văn
chương cũng được đề cao một cách mạnh mẽ; các nhà văn, nhà thơ cũng ý thức rõ
hơn vai trò và trách nhiệm của người cầm bút với tư cách là một “nghệ sỹ” trong

việc sáng tạo nghệ thuật phục vụ công chúng. So với các giai đoạn trước, giờ đây,
các nhà văn, nhà thơ đã có thể sống được bằng tiền nhuận bút từ việc viết lách một
cách khá thoải mái.Vì thế, trong quá trình sáng tác họ rất chú ý đến thị hiếu của
người thưởng thức. Điều này cũng nói lên văn học đã có một lực lượng công chúng
rất phong phú và đa dạng so những giai đoạn trước.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

23

Tính chất hiện đại của văn học giai đoạn này cịn được biểu hiện qua sự xuất
hiện đơng đảo lực lượng sáng tác và thưởng thức mới, đó là những trí thức Tây học
có tuổi đời cịn rất trẻ. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, “nếu lấy năm 1930 làm
mốc thì hầu hết những cây bút này tuổi đời chỉ từ 10 đến 20 (Nguyễn Tuân, Thạch
Lam 20 tuổi; Thanh Tịnh 19 tuổi; Vũ Trọng Phụng, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Huy
Tưởng 18 tuổi; Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Vũ Hồng Chương 14 tuổi, Nam Cao 13
tuổi; Huy Thơng, Mộng Tuyết, Nguyên Hồng 12 tuổi; Huy Cận, Nguyễn Bính, Bùi
Hiển 11 tuổi; Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tơ Hồi 10 tuổi… Lớn hơn có Khái Hưng 34
tuổi, Hồi Thanh 21 tuổi. Nhỏ hơn có Tế Hanh 9 tuổi)”[15;162]. Điều đáng nói là
những trí thức Tây học này tuy tuổi đời cịn rất trẻ nhưng đã có một tấm lịng say
mê cũng như nhiệt huyết muốn được cống hiến và xây dựng nền văn học nghệ thuật
nước nhà. Đặc biệt, tuy hầu hết đều là những trí thức trẻ được đào tạo và hấp thụ tư
tưởng văn hóa Tây phương nhưng họ vẫn rất am tường những vấn đề thuộc về lịch
sử, văn hóa, văn học truyền thống. Chính điều này làm cho tính chất hiện đại của
văn học giai đoạn này không đơn thuần chỉ là sự học tập và tiếp thu từ văn học
phương Tây mà còn là sự sáng tạo của các nhà văn nhà thơ trên cơ sở kế thừa và
phát huy những truyền thống, tư tưởng lớn của lịch sử văn học dân tộc. Có thể thấy

mỗi bộ phận, xu hướng văn học giai đoạn này đều để lại những tác phẩm văn học có
giá trị thể hiện những tư tưởng trên.
Nói đến tính hiện đại của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 không thể
không nhắc đến vai trị của báo chí trong việc lưu hành và truyền bá tác phẩm văn
học đến với công chúng. Nhờ vai trị đắc lực của báo chí mà văn học giai đoạn này
được truyền bá, lưu hành một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn trước. Nếu như ở
giai đoạn 1900-1930 báo chí đóng vai trị đơn thuần là giúp độc giả làm quen với
chữ quốc ngữ và văn hóa phương Tây thì đến giai đoạn này báo chí cịn đóng vai trị
kích thích khơng khí sáng tác và tiếp nhận văn học. Chính nơi đây đã tạo điều kiện
để các trí thức Việt Nam trao đổi, tranh luận các vấn đề về văn hóa, ngơn ngữ, nghệ
thuật, văn chương,… Hàng loạt những tờ báo ra đời chỉ với mục đích giới thiệu
những cây bút văn chương đồng thời là diễn đàn các nhà văn, nhà thơ phát ngôn,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

24

tranh luận những vấn đề học thuật như: Phụ nữ tân văn, Phong hóa, Ngày nay, Tiểu
thuyết thứ bảy, Văn học tạp chí… Điều này đã kích thích sự sáng tạo, thể nghiệm,
tìm tịi, học hỏi của các nhà văn trong sự nghiệp cầm bút.
Văn học phát triển với một nhịp độ nhanh chóng, đồng thời có sự phân hóa
thành nhiều bộ phận, khuynh hướng, trường phái, thể loại… rất phong phú và đa
dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp mà cho đến nay chúng ta “chưa phải đã
khám phá hết và kết luận xong” cũng là một biểu hiện quan trọng của tính chất hiện
đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Về nhịp độ phát triển, chỉ trong vòng 15 năm, văn học Việt Nam giai đoạn
này đã sản sinh ra một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở tất cả mọi thể loại. Và điều

đáng nói là ở mỗi thể loại đều có những tác phẩm rất có chất lượng, những tác gia
tiểu biểu mà cho đến nay vẫn là niềm tự hào của văn học nước nhà. Ví dụ, nói riêng
về thơ giai đoạn này không thể không nhắc đến hàng loạt những nhà thơ tiêu biểu
của Phong trào Thơ mới như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Xn Diệu,
Vũ Hồng Chương, Bích Khê, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn
Bính, Thâm Tâm, T.T.Kh… Về tiểu thuyết khơng thể không nhắc đến Nửa chừng
xuân của Khái Hưng; Đoạn tuyệt của Nhất Linh; Tắt đèn của Ngô Tất Tố; Số đỏ,
Giông tố của Vũ Trọng Phụng; Bỉ vỏ của Nguyên Hồng; Sống mịn của Nam Cao…
Về phê bình văn học không thể không đề cập đến Thiếu Sơn với Phê bình và cảo
luận – tập phê bình văn học hiện đại đầu tiên, Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam…
Ngoài ra, vẫn cịn hàng loạt những tác phẩm có giá trị khác ở những thể loại như:
truyện ngắn, kịch, phóng sự, …
Về tính phức tạp của văn học giai đoạn này, trước hết phải nói rằng các nhà
văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác chịu sự ảnh hưởng và tác động của nhiều
luồng tư tưởng văn hóa cũng như trường phái, khuynh hướng khác nhau. Vì thế, chỉ
trong một thời gian ngắn nhưng có khi tư tưởng, lập trường, quan điểm sáng tác…
trong bản thân một nhà văn cũng đã bộc lộ sự khơng thuần nhất. Điển hình cho đặc
điểm này là trường hợp của Vũ Trọng Phụng – nhà văn tiêu biểu của trào lưu hiện
thực phê phán. Cho đến nay những vấn đề về thế giới quan cũng như lập trường,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×