Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Khuynh hướng chính trị của báo chí mỹ (khảo sát các bài xã luận của new york times và wall street journal từ 2009 đến 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ THANH VÂN

KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ CỦA BÁO CHÍ MỸ
(Khảo sát các bài xã luận của New York Times và Wall Street Journal
từ 2009 đến 2012)

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ THANH VÂN

KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ CỦA BÁO CHÍ MỸ
(Khảo sát các bài xã luận của New York Times và Wall Street Journal
từ 2009 đến 2012)

NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 62.32.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TẠ NGỌC TẤN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận
án đều trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

VŨ THANH VÂN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
TỔNG QUAN.............................................................................................................................14
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đề tài....................................................................25
1.1. Khuynh hướng chính trị ......................................................................................................25
1.2. Xã luận và xã luận trên báo chí Mỹ....................................................................................43
1.3. Tổng quan về các vấn đề khảo sát ......................................................................................52
CHƯƠNG 2: Xã luận của New York Times và Wall Street Journal......................................58
2.1. Khái quát về New York Times và Wall Street Journal.....................................................58
2.2. Vai trị và quy trình sáng tạo ...............................................................................................62
2.3. Phân loại xã luận..................................................................................................................69
2.4. Đặc điểm xã luận của NYT và WSJ...................................................................................78

CHƯƠNG 3: Biểu hiện định lượng về khuynh hướng chính trị của NYT và WSJ….95
3.1. Hình ảnh của Tổng thống Obama.......................................................................................95
3.2. Chính sách của chính quyền liên bang ...............................................................................98
3.3. Giải pháp đưa ra trong bài xã luận....................................................................................101
CHƯƠNG 4: Biểu hiện định tính về khuynh hướng chính trị của NYT và WSJ................106
4.1. Quan điểm chủ đạo của NYT và WSJ…………………………………………106
4.2. So sánh quan điểm NYT và WSJ theo chủ đề.................................................................109
4.3. Giọng điệu xã luận của NYT và WSJ ..............................................................................129
KẾT LUẬN...............................................................................................................................139
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................150
PHỤ LỤC................................................................................................................. 154


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CQBC

: Cơ quan báo chí

KHCT

: Khuynh hướng chính trị

TPBC


: Tác phẩm báo chí

NYT

: The New York Times

WSJ

: The Wall Street Journal

XL

: Xã luận


DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Hình 1.1. Cơ cấu doanh thu của cơ quan báo chí..........................................................39
Hình 1.2. Cơ cấu doanh thu của New York Times .......................................................39
Hình 2.1. Tỷ lệ các bài XL của NYT và WSJ theo mục đích .......................................73
Hình 2.2. Số lượng XL của NYT và WSJ theo lĩnh vực từ 1/1/2009 đến 31/12/2012......75
Hình 2.3. Số lượng XL của NYT và WSJ theo chủ đề từ 1/1/2009 đến 31/12/2012......... 77
Hình 2.4. Số lượng tít theo cấu trúc của NYT và WSJ .................................................78
Hình 2.5. Mức độ tít phản ánh nội dung bài XL của NYT và WSJ..............................81
Hình 2.6. Số bài XL của NYT và WSJ theo 4 loại cấu trúc .........................................86
Hình 2.7. Số bài XL sử dụng số liệu, ví dụ và trích dẫn của NYT và WSJ..................87
Hình 3.1. Các loại chính sách được đề cập trong bài XL .............................................99
Hình 4.1. Quan điểm của NYT trong bài XL về BHYT, thuế và thất nghiệp ............106
Hình 4.2. Quan điểm của WSJ trong bài XL về BHYT, thuế và thất nghiệp.............107
Hình 4.3. Số lượng bài XL của NYT và WSJ theo quan điểm ...................................108



DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.1: Dạng thức của trích dẫn trong bài xã luận của NYT và WSJ.................. ..90
Bảng 3.1: Vai trò của Tổng thống Obama được đề cập trong bài XL ........................95
Bảng 3.2: Hình ảnh Tổng thống Barack Obama trong bài XL ...................................97
Bảng 3.3: Đánh giá của NYT và WSJ về các chính sách của chính quyền ................100
Bảng 3.4: Số lượng giải pháp trong bài XL của NYT và WSJ...................................101
Bảng 3.5: Vị trí của giải pháp trong bài XL của NYT và WSJ ..................................102
Bảng 3.6. Từ ngữ trình bày giải pháp trong bài XL....................................................103
Bảng 3.7: Đối tượng được đề xuất giải pháp trong bài XL ........................................104
Bảng 3.8: Sự phù hợp của giải pháp với chính sách của các đảng .............................104


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đề tài Khuynh hướng chính trị của báo chí Mỹ (qua khảo sát các bài xã
luận của New York Times và Wall Street Journal từ 2009 đến 2012) được thực
hiện vì những lý do chính sau đây.
Thứ nhất, Mỹ là quốc gia có nền báo chí phát triển. Một mặt, báo chí được
kỳ vọng là “quyền lực thứ tư” nhằm giám sát hệ thống tam quyền phân lập. Các
nhà lập quốc hi vọng rằng báo chí sẽ thực hiện tốt chức năng giám sát để bảo
đảm nền dân chủ. Đây chính là lý tưởng mà nền báo chí Mỹ được kỳ vọng sẽ
vươn tới.
Mặt khác, báo chí là ngành kinh doanh hấp dẫn và sơi động. Mỹ là quốc
gia có nhiều tập đồn báo chí – truyền thơng lớn nhất trên thế giới: Viacom Inc.,
Gannet Inc., McClatchy Company, News Corporation, The New York Times

Company, Bloomberg… Các tập đoàn này thực chất là các tập đoàn kinh tế hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực báo chí và truyền thơng. Ơng chủ của chúng như
Rupert Murdoch, Micheal Bloomberg hay Robert Edward Turner có tên trong
danh sách những người giàu nhất nước Mỹ.
Vấn đề đặt ra là có mâu thuẫn giữa lý tưởng phục vụ cơng chúng và mục
tiêu lợi nhuận của các CQBC hay không? Các CQBC có khả năng thống nhất lý
tưởng và lợi ích hay khơng? Các CQBC có khách quan, cơng bằng, trung lập như
họ luôn tuyên bố không? Đây là những câu hỏi cần được giải đáp và chỉ có thể
được giải đáp đầy đủ khi đi sâu nghiên cứu hoạt động của các CQBC để làm rõ
KHCT của chúng trong các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.
Thứ hai, NYT và WSJ là hai CQBC tiêu biểu cho nền báo chí Mỹ. Hai
CQBC này có phạm vi và khả năng ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị
và xã hội nước Mỹ. NYT được thành lập và xuất bản liên tục ở Thành phố New
York từ năm 1851. Theo thống kê của công ty phân tích dữ liệu ComScore (Mỹ)


2

tháng 1-2011, trang báo mạng của New York Times có đến 30 triệu lượt người
truy cập một tháng.
Trong khi đó, WSJ là ấn phẩm của tập đồn truyền thơng News
Corporation thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Rupert Murdoch. Tháng 8-2007,
Rupert Murdoch đã chi 5 tỷ USD để mua WSJ từ tập đoàn Dow Jones. Đây là tờ
báo lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng phát hành. Theo Phịng kiểm toán phát hành
(Mỹ), lượng phát hành của WSJ là 2,1 triệu bản/ngày tại thời điểm tháng 3-2010.
Thứ ba, XL có vị trí quan trọng trên báo chí Mỹ nói chung, trên WSJ và
NYT nói riêng. NYT và WSJđều có bộ phận XL độc lập với bộ phận tin tức và
do các nhà báo nhiều kinh nghiệm điều hành. Bài XLtrình bày quan điểm của
các CQBC này về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng. Nó cũng
đánh giá các chính sách của chính quyền đồng thời đề xuất các giải pháp cho

những vấn đề lớn trong xã hội. Những câu hỏi cần được trả lời gồm: CQBC đưa
ra quan điểm, đánh giá gì về chính sách của chính quyền? Quan điểm, đánh giá
đó có mang tính hệ thống và tính nhất qn khơng? Quan điểm, đánh giá đó có
hợp lý khơng? Việc phân tích nội dung các bài XL sẽ góp phần trả lời các câu
hỏi này và làm rõ được những dấu hiệu về KHCT của CQBC.
Thứ tư, nghiên cứu KHCT bằng phương pháp thực nghiệm là một hướng
nghiên cứu quan trọng hiện nay. Theo đó, việc một CQBC ủng hộ hay phản đối
một đảng chính trị cần được chứng minh bằng những bằng chứng xác thực và cụ
thể. Các TPBC là nguồn tư liệu quan trọng để tìm kiếm những bằng này. Các
phần mềm phân tích dữ liệu định lượng và định tính như SPSS và nVivo là
những công cụ đắc lực cho các nghiên cứu về KHCT.
Nhà nghiên cứu Robert M. Eisinger và một số tác giả khác cho rằng, “Vấn
đề báo chí mang tính khuynh hướng khơng thể được xác định thơng qua các
quan điểm khái quát hay những tuyên bố hùng hồn; khuynh hướng tư tưởng có
thể và cần được xác định bằng những bằng chứng thực nghiệm[33, 18]”. Đồng
quan điểm này, Christopher H. Sterling (2009) trong cuốn Bách khoa toàn thư


3

báo chí cho rằng, “Các nghiên cứu về khuynh hướng báo chí tập trung chủ yếu
vào các cuộc bầu cử trong khi các nghiên cứu thực nghiệm về định kiến của
CQBC trong các vấn đề đối nội như y tế chưa được thực hiện[58]”.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu KHCT thơng qua việc phân tích các bài XL
về những vấn đề đối nội của NYT và WSJ là hướng tiếp cận phù hợp. Hơn nữa,
hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào KHCT của hai CQBC này. Các kết
quả nghiên cứu thực nghiệm về KHCT của chúng sẽ là bằng chứng thuyết phục
và đáng tin cậy để phản bác tuyên bố của các CQBC này về sự khách quan và
công bằng tuyệt đối của họ.
Những lý do trên đây cho thấy sự cấp thiết và phù hợp của việc thực hiện

đề tài Khuynh hướng chính trị của báo chí Mỹ (qua khảo sát các bài xã luận của
New York Times và Wall Street Journal từ 2009 đến 2012).
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích nội dung các bài XL của NYT và WSJ về các vấn đề đối
nội trong thời gian từ năm 2009 đến 2012 nhằm xác định các biểu hiện định tính
và định lượng về KHCT của NYT và WSJ, từ đó chỉ ra khuynh hướng của các tờ
báo này trong thực tế đồng thời rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn của KHCT đối
với hoạt động báo chí.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài Khuynh hướng chính trị của báo chí Mỹ
(qua khảo sát các bài xã luận của New York Times và Wall Street Journal từ
2009 đến 2012) thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hoá khái niệm KHCT, phân tích các yếu tố tác động
đến KHCT đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa chính trị và báo chí để làm cơ sở
lý luận cho nghiên cứu.
Thứ hai, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của thể loại XL trên
báo chí Mỹ để chỉ ra đặc trưng của thể loại này về mục đích, đối tượng phản ánh,


4

cấu trúc và ngôn ngữ. Đối chiếu với XL trên báo chí Việt Nam để chỉ ra sự
tương đồng và khác biệt về bản chất, mục đích và đối tượng phản ánh.
Thứ ba, khảo sát và làm rõ các đặc trưng của XL của NYT và WSJ, bao
gồm các đặc trưng hình thức và nội dung, quy trình sáng tạo tác phẩm XL và
chân dung người viết XL của hai CQBC này.
Thứ tư, phân tích nội dung các bài XL của NYT và WSJ để xác định
những biểu hiện định tính và định lượng về KHCT của 2 CQBC này. Các biểu
hiện này là bằng chứng cụ thể để kết luận về KHCT của CQBC.

Thứ năm, đúc rút những vấn đề cơ bản về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
KHCT đối với nhà báo và CQBC trong việc tạo ra khả năng thuyết phục và định
hướng nhận thức cho công chúng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bài XL chính trị, kinh tế và xã hội của NYT
và WSJ. Các bài XL tập trung vào các vấn đề đối nội: chính sách thuế, bảo hiểm
y tế và thất nghiệp. Đây là những vấn đề lớn và nóng trong nhiệm kỳ thứ nhất
của Tổng thống Barack Obama. Những vấn đề này vốn đã có từ thời Tổng thống
George W. Bush nhưng trở nên nóng bỏng hơn dưới tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế Mỹ bắt đầu từ năm 2008. Những tranh luận giữa đảng Cộng hoà
và đảng Dân chủ tập trung nhiều vào những vấn đề này.
Các bài này được đăng trong chuyên mục Xã luận (Editorial) của NYT và
Bình luận và đánh giá (Review and Outlook) của WSJ từ 1-1-2009 đến 31-122012. Đây là khoảng thời gian từ khi ông Obama bắt đầu trở thành tổng thống tới
khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất và tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Các bài
này đều được ghi rõ là bài xã luận để phân biệt với các loại bài khác.
Việc khảo sát các bài XL của NYT và WSJ về các vấn đề đối ngoại có thể
mang lại những kết quả mang tính bổ sung và đối sánh về KHCT của chúng. Tuy
nhiên, do giới hạn về thời gian và các nguồn lực khác, đề tài này chỉ tập trung
vào các bài XL về các vấn đề đối nội. Hơn nữa, việc khảo sát các bài XL về chủ


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

đề đối ngoại đòi hỏi xây dựng và áp dụng một bộ mã hố KHCT hồn tồn khác.
Do đó, việc nghiên cứu về KHCT của hai CQBC này qua khảo sát các bài XL về
các vấn đề đối ngoại sẽ được thực hiện trong một đề tài khác.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Các nhà chính trị và chủ sở hữu các CQBC Mỹ ln tun bố, báo chí Mỹ

là khách quan, trung lập, cơng bằng và phi chính trị. Họ phủ nhận tính khuynh
hướng trong hoạt động báo chí và tuyệt đối hố tính khách quan của báo chí tư
sản. Cả NYT và WSJ đều tuyên bố, họ tuân thủ các nguyên tắc nghiệp vụ và
chuẩn mực đạo đức cao nhất. Tuyên bố này cần được kiểm chứng trong thực tế
và bằng thực tế.
Ở Mỹ, đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ ln hướng tới các nhóm cử tri
khác nhau bằng các chiến lược và luận điệu chính trị khác nhau. Hai đảng này
thống nhất về lợi ích quốc gia nhưng khác biệt về chủ trương và chính sách, đặc
biệt là các chính sách đối nội. Vấn đề chính sách gì và chính sách cho ai thực
chất phản ánh cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích và các đảng chính trị. Câu
hỏi quan trọng có thể đặt ra ở đây: Báo chí có thể trung lập giữa các lợi ích đó
khơng? Báo chí có đứng ngồi cuộc đấu tranh để giành và giữ các lợi ích đó
khơng?
Trên thực tế, báo chí đóng vai trị quan trọng trong quy trình chính sách từ
khâu hoạch định đến phản biện và điều chỉnh chính sách. Là 2 CQBC tiêu biểu
cho nền báo chí Mỹ, NYT và WSJ có vai trị quan trọng trong q trình hình
thành và triển khai các chính sách đối nội thông qua việc họ thông tin và đánh
giá các chính sách đó. Việc CQBC đánh giá chính sách như thế nào, dựa vào cơ
sở nào; ủng hộ hay phản đối các chính sách đó đều liên quan hoặc xuất phát từ
lợi ích của họ.Sự ủng hộ hay phản đối này là dấu hiệu quan trọng để nhận biết
KHCT của CQBC.
Việc nghiên cứu các bài XL của NYT và WSJ sẽ góp phần trả lời các câu
hỏi quan trọng như: NYT và WSJ có thái độ và đánh giá như thế nào với các

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6


chính sách của đảng Cộng hồ và đảng Dân chủ? Thái độ và đánh giá đó được
biểu hiện về mặt định tính và định lượng như thế nào trong bài XL? Quan điểm,
lập trường của hai CQBC này với hai đảng chính trị lớn là đảng Cộng hồ và
đảng Dân chủ được thể hiện như thế nào trong bài XL? Câu trả lời cho những
câu hỏi này sẽ là cơ sở quan trọng để đi đến kết luận về KHCT của NYT và
WSJ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là những nguyên lý
triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt quan trọng là
nguyên lý về mối quan hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển và quan điểm lịch
sử cụ thể về sự vật, hiện tượng.
5.2. Phương pháp phân tích nội dung
Phương pháp phân tích nội dung định tính và định lượng là phương pháp
nghiên cứu của chính đề tài. Đây là một trong ba phương pháp phổ biến được sử
dụng để nghiên cứu khuynh hướng của báo chí. Kết quả phân tích định lượng có
khả năng suy rộng trong khi kết quả phân tích nội dung định tính có khả năng
làm sáng tỏ kết quả phân tích định lượng.
Phương pháp phân tích nội dung được hỗ trợ bằng phần mềm SPSS để xử
lý số liệu và phần mềm nVivo để hệ thống hoá dữ liệu. Phương pháp này được
triển khai theo 9 bước.
Bước 1 - Thu thập dữ liệu: Các bài XL của NYT và WSJ được thu thập
từ cơ sở dữ liệu trực tuyến Factiva tại địa chỉ www.factiva.com. Các bài XL đáp
ứng các tiêu chí: về chủ đề BHYT, chính sách thuế và thất nghiệp và trong
khoảng thời gian từ 1/1/2009 đến 31/12/2012. Số bài XL thu thập được của từng
tờ báo theo từng chủ đề được trình bày trong bảng dưới đây.
Chủ đề
Thuế


NYT

WSJ
175

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

94


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

Bảo hiểm y tế

174

114

Thất nghiệp

247

144

Tổng cộng

596


352

Bước 2 – Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy k:Sử dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy k, tác giả đã chọn ra
50 bài XL theo từng chủ đề của mỗi báo. Tổng cộng 300 bài XL của cả 2 CQBC
được chọn để làm mẫu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
bảo đảm, các bài XL được chọn ra mang tính đại diện cho từng chủ đề và trải
đều trong khoảng thời gian nghiên cứu. Nhờ vậy, kết quả nghiên cứu có tính suy
rộng. Việc xác định bước nhảy k được thực hiện theo công thức dưới đây. Danh
sách 150 bài XL của mỗi báo được trình bày trong phần Phụ lục.
k=

∑ bài XL theo từng chủ đề
50

Bước 3 – Khảo sát mẫu phân tích: Các bài XL trong mẫu phân tích được
khảo sát sơ bộ nhằm nhận diện các đặc điểm phổ biến về nội dung và hình thức.
Đây là bước làm quen với mẫu nghiên cứu để xác định các đặc điểm chung trong
các bài XL của NYT và WSJ. Quá trình khảo sát này giúp người nghiên cứu
từng bước phác thảo Bộ mã hoá về KHCT.
Bước 4 – Xây dựng Bộ mã hoá về KHCT: Bộ mã hoá gồm 33 tiêu chí
được xây dựng dựa trên những khảo sát ban đầu. Bộ mã hoá được chia thành 2
phần: Đặc điểm của các bài XL và Biểu hiện của KHCT. Phần Đặc điểm của các
bài XL giúp người nghiên cứu có hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hinh thức và nội
dung của đối tượng nghiên cứu. Phần Biểu hiện của KHCT giúp người nghiên
cứu có được những bằng chứng thực nghiệm để kết luận về KHCT của từng tờ
báo.
Bước 5 – Thử và điều chỉnh Bộ mã hoá về KHCT: Bộ mã hoá về KHCT
được sử dụng với một số bài XL chọn ngẫu nhiên từ mẫu phân tích để xác định
mức độ phù hợp của bộ mã hoá. Trên cơ sở đó, một số tiêu chí trong Bộ mã hoá

được bổ sung và điều chỉnh.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Bước 6 – Tiến hành mã hoá: Sử dụng Bộ mã hoá về KHCT, tác giả đã
tiến hành mã hố tồn bộ 300 bài XL của NYT và WSJ. Các phiếu mã hoá được
đánh số tương ứng với từng trường hợp. Q trình mã hố đem lại 300 phiếu dữ
liệu.
Bước 7 – Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS: Dữ liệu từ 300
phiếu mã hoá được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS cho ra các dữ liệu một
chiều và hai chiều.
Bước 8 – Phân tích và mơ hình hố dữ liệu: Căn cứ vào những dữ liệu
một chiều và hai chiều được xử lý bằng phần mềm SPSS, tác giả tiến hành phân
tích và rút ra những quy luật, xu hướng, cấu trúc và mô tả những quy luật, xu
hướng và cấu trúc đó bằng các mơ hình. Các quy luật, xu hướng tiếp tục được
làm rõ bằng các phân tích định tính với sự hỗ trợ của phần mềm nViVo.
Bước 9 – Đưa ra kết luận: Kết quả phân tích định lượng và định tính là
cơ sở để tác giả rút ra các kết luận về KHCT của NYT và WSJ. Các kết quả phân
tích định lượng phác hoạ xu hướng, quy luật và có khả năng suy rộng. Các kết
quả phân tích định tính làm sáng tỏ các xu hướng, quy luật đó.
Tồn bộ q trình thực hiện phương pháp phân tích nội dung định lượng
và định tính được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.

5.3. Các phương pháp nghiên cứu bổ sung


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

Đề tài còn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin và nghiên cứu tài
liệu. Thông tin liên quan đến các khái niệm chính của đề tài được thu thập và hệ
thống hoá từ sách, báo và tạp chí. Tác giả cũng nghiên cứu các bài phỏng vấn
trưởng ban XL của NYT và WSJ nhằm tìm hiểu nhận thức, quy trình và phương
thức sáng tạo bài XL.
6. Cơ sở lý thuyết của đề tài
Đề tài được triển khai trên nền tảng của Lý thuyết về khunh hướng chính
trị - tư tưởng trong báo chí; Lý thuyết xây dựng chương trình nghị sự vàLý
thuyết về ảnh hưởng chính trị - xã hội của báo chí.
6.1. Lý thuyết về khuynh hướng chính trị - tư tưởng trong báo chí
Lý thuyết về khuynh hướng chính trị - tư tưởng trong báo chí là cơ sở lý
luận quan trọng của đề tài. Lý thuyết này được tác giả Tạ Ngọc Tấn trình bày và
lý giải trong nhiều tài liệu khác nhau như sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí,
bài viết Báo chí Mỹ trong đời sống chính trị - xã hội, bài viếtTrách nhiệm chính
trị – xã hội của báo chívà bài Khuynh hướng chính trị - tư tưởng trong báo
chí.Lý thuyết này hệ thống hố quan niệm về khuynh hướng chính trị - tư tưởng,
các yếu tố chi phối nhận thức chính trị của nhà báo và biểu hiện của khuynh
hướng chính trị - tư tưởng trong TPBC.
Thứ nhất, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn khẳng định, khuynh hướng chính trị - tư
tưởng là hiện tượng khách quan trong báo chí. Dù trong xã hội nào, báo chí ln
là phương tiện để giành và giữ lợi ích. Vấn đề chỉ là giành và giữ lợi ích cho ai:
cho quảng đại quần chúng hay cho thiểu số các ông chủ tư bản, cho tầng lớp cầm
quyền tiến bộ hay cho thế lực phản động…? Tính chất nổi bật của báo chí Mỹ,

theo ông là “sự thoả hiệp giữa hiệu quả kinh doanh và mục đích chính trị.”
Thứ hai, q trình sáng tạo TPBC có mối liên hệ chặt chẽ với các q trình
chính trị. Theo đó, báo chí khơng chỉ chịu sự chi phối mà còn tác động trở lại các
quá trình chính trị. Do đó, TPBC là nơi tập trung các biểu hiện về khuynh hướng
chính trị - tư tưởng của CQBC.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

Thứ ba, yếu tố con người mà cụ thể là nhà báo đóng vai trị quyết định
trong việc định hướng hay chủ động hình thành khuynh hướng chính trị - tư
tưởng. Do đó, hoạt động báo chí cần có định hướng chính trị đúng đắn để định
hướng dư luận đồng thời đấu tranh chống những luận điệu sai trái.
Trên đây là những tiền đề quan trọng để thực hiện nghiên cứu Khuynh
hướng chính trị của báo chí Mỹ (qua khảo sát các bài xã luận của New York
Times và Wall Street Journal từ 2009 đến 2012).
6.2. Lý thuyết xây dựng chương trình nghị sự của báo chí
Lý thuyết xây dựng chương trình nghị sự được hai nhà nghiên cứu báo chí
nổi tiếng Maxwell McCombs và Donald Shaw đưa ra năm 1972. Lý thuyết này
lập luận rằng, xây dựng chương trình nghị sự là quá trình các phương tiện truyền
thông đại chúng tập trung thông tin về các vấn đề mà họ cho là quan trọng. Điều
này thường được thực hiện theo ba con đường sau đây.
Thứ nhất, vấn đề quan trọng được đề cập với dung lượng lớn như diện tích
lớn hơn trên trang báo hoặc thời lượng phát sóng nhiều hơn trên truyền hình.
Thứ hai, vấn đề quan trọng được đề cập một cách thường xuyên và liên
tục. Hay nói cách khác, nó được lặp đi lặp lại với tần suất lớn.

Thứ ba, các vấn đề quan trọng được đặt tại vị trí nổi bật như trên trang
nhất hoặc các vị trí dễ nhận thấy khác.
Maxwell và Donald cũng chứng minh được mối tương quan giữa chương
trình nghị sự của CQBC và chương trình nghị sự của công chúng. Hai tác giả lập
luận rằng, “Xây dựng chương trình nghị sự là q trình các phương tiện truyền
thơng đại chúng thể hiện các vấn đề nhất định một cách thường xuyên và nổi bật,
làm cho phần lớn công chúng đi đến nhận thức rằng, vấn đề này quan trọng hơn
vấn đề kia. Hay nói cách đơn giản, một vấn đề càng được thơng tin nhiều, nó
càng trở nên quan trọng đối với công chúng [48, 147]”.
Lý thuyết của Maxwell và Donald được nhiều nhà nghiên cứu báo chí
khác tán thành và phát triển. Everett M.Rogers và James W. Dearing coi xây

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

dựng chương trình nghị sự như một quá trình chính trị, trong đó các CQBC khác
nhau cạnh tranh để thu hút sự chú ý của công chúng và các nhà hoạch định chính
sách về những vấn đề mà CQBC cho là quan trọng [31, 2]. Họ cũng cho rằng,
chương trình nghị sự của CQBC tác động đến chương trình nghị sự của cơng
chúng và chương trình nghị sự của các nhà chính trị như mơ tả trong mơ hình

Người kiểm sốt,
Phương tiện truyền thơng đại chúng có ảnh hưởng,
Các sự kiện thời sự gây chú ý

dưới đây.

Kinh nghiệm cá nhân và trao đổi trong giới lãnh đạo và các cá
nhân khác.

Chương trình nghị
sự truyền thơng
đạichúng

Thứ tự ưu tiên
quan tâm của
cơng chúng

Thứ tự ưu tiên
chính sách

Các chỉ số đánh giá tầm quan trọng thực của vấn đề, sự kiện trong
chương trình nghị sự

Lý thuyết xây dựng chương trình nghị sự của báo chí là cơ sở quan trọng
để lý giải tại sao một CQBC phản ánh vấn đề này, không phải ánh vấn đề kia và
ảnh hưởng của quá trình này với các q trình chính trị.
6.3. Lý thuyết ảnh hưởng chính trị - xã hội của báo chí
Dennis McQuail được coi là một trong những học giả có ảnh hưởng nhất
trong lĩnh vực nghiên cứu báo chí, đặc biệt là lý thuyết báo chí chính trị. Trong
cuốn Quyền lực báo chí trong chính trị (Media Power in Politics), ông đưa ra lý
thuyết về ảnh hưởng chính trị - xã hội của các phương tiện truyền thơng đại
chúng. Ơng cho rằng, các phương tiện truyền thơng đại chúng có tác động quan
trọng đối với các cá nhân, tổ chức, xã hội và văn hố. Theo đó, việc sở hữu và

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

kiểm sốt các phương tiện truyền thơng đại chúng mang lại cho các CQBC khả
năng gây ảnh hưởng theo các con đường sau [50, 21].
Thứ nhất, phương tiện truyền thơng đại chúng có khả năng thu hút và dẫn
dắt sự chú ý đến các vấn đề, giải pháp hoặc con người theo cách ủng hộ những
người đang nắm quyền và tương tự như vậy, đánh lạc hướng sự chú ý về các cá
nhân hoặc các nhóm đối lập.
Thứ hai, phương tiện truyền thơng đại chúng có thể tạo dựng uy tín và
khẳng định tính chính đáng cho một cá nhân, tổ chức, chính sách hay giải pháp
cụ thể.
Thứ ba, trong một số trường hợp, phương tiện truyền thông đại chúng có
thể đóng vai trị kênh thuyết phục và huy động lực lượng.
Thứ tư, phương tiện truyền thông đại chúng có thể tạo ra các nhóm cơng
chúng và duy trì các nhóm đó.
Thứ năm, phương tiện truyền thơng đại chúng là phương tiện mang lại sự
hài lòng và phần thưởng về tinh thần.
Đồng quan điểm với Dennis McQuail, Doris A. Graber trong cuốn Mass
Media and American Politics (Các phương tiện truyền thơng đại chúng và nền
chính trị Mỹ)cho rằng,“Báo chí có ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị bởi vì
nó cung cấp thơng tin thiết yếu về chính trị cho đông đảo công chúng một cách
thường xuyên và nhanh chóng… Bằng việc thể hiện câu chuyện và lý giải nó,
các nhà báo gán ý nghĩa cho thơng tin và xác định các giá trị để đánh giá thông
tin đó [39, 29]”. Cơng chúng của báo chí bao gồm nhà chính trị, các nhà hoạch
định chính sách cũng như những người dân bình thường.
Các lý thuyết trên đây sẽ được vận dụng để phân tích KHCT của các
CQBC trong việc lựa chọn đề tài và thông tin về đề tài của các bài XL đồng thời

làm rõ mục tiêu và khả năng tác động của các bài XL đối với công chúng.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài Khuynh hướng chính trị của báo chí Mỹ (qua khảo sát các bài xã
luận của New York Times và Wall Street Journal từ 2009 đến 2012) trình bày
một cách có hệ thống về KHCT của báo chí Mỹ với các bằng chứng cụ thể từ
việc phân tích nội dung định tính và định lượng các bài XL.
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá lý thuyết về KHCT của báo chí, luận
án làm rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khuynh hướng chính trị đối với nhà
báo và cơ quan báo chí; sự cần thiết phải có quan điểm chính trị đúng đắn trong
hoạt động báo chí nhằm định hướng nhận thức và hành động cho công chúng
đồng thời xây dựng bản sắc của cơ quan báo chí.
Đề tài đồng thời cung cấp kiến thức tồn diện về thể loại XL trên báo chí
hiện đại, trả lời các câu hỏi cơ bản như: XL là gì? Thể loại này đã hình thành và
phát triển như thế nào? Đặc trưng của XL là gì? Mối quan hệ giữa thể loại XL và
sự biểu hiện của KHCT của báo chí được thể hiện như thế nào?
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận cho việc định hướng hoạt
động báo chí trong thực tiễn. Đây là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
nhà quản lý, nhà báo, giảng viên và sinh viên báo chí về thể loại xã luận và
KHCT của báo chí nói chung và của báo chí Mỹ nói riêng.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 4
chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đề tài
Chương 2: Xã luận của NYT và WSJ
Chương 3: Biểu hiện định lượng về KHCT của NYT và WSJ
Chương 4: Biểu hiện định tính về KHCT của NYT và WSJ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

TổNG QUAN
KHCT của báo chí là chủ đề được cả các nhà nghiên cứu trong nước và
ngoài nước quan tâm. Đây là vấn đề mang tính bản chất của báo chí và có sự
khác biệt căn bản về quan điểm giữa báo chí vơ sản và báo chí tư sản. Trong khi
báo chí vơ sản coi tính khuynh hướng là nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo
chí thì báo chí tư sản phủ nhận tính khuynh hướng và tuyệt đối hố tính khách
quan của báo chí. Tuy nhiên, những tranh luận về KHCT của báo chí tư sản, đặc
biệt là báo chí Mỹ chủ yếu xoay quanh các lập luận lý thuyết hoặc dựa vào một
số trường hợp, sự kiện thực tế. Do đó, mảnh đất dành cho nghiên cứu mang tính
thực nghiệm về KHCT của báo chí tư sản rất cần được khai phá để đưa ra những
bằng chứng và kết luận có cơ sở vững chắc.
Trên thực tế luôn tồn tại sự khác biệt cơ bản, thậm chí đối lập giữa quan
điểm của các nhà nghiên cứu và các chủ sở hữu báo chí, các nhà báo. Các chủ sở
hữu CQBC tư sản phủ nhận tính khuynh hướng. Họ cho rằng, báo chí độc lập với
chính trị và tính khách quan là nguyên tắc tuyệt đối. Trong bài XL “Chủ sở hữu
mới” đăng ngày 1-8-2007 sau khi ông trùm truyền thông Rupert Murdoch mua
tờ WSJ từ gia đình Bancroft, ban biên tập tờ báo khẳng định, việc đổi chủ sở hữu
khơng ảnh hưởng gì đến sự độc lập và khách quan của tờ báo vì ban biên tập

“kiên định những nguyên tắc và chuẩn mực nhất qn mà chúng tơi đã duy trì
hơn một trăm năm” [80].
NYT cũng đưa ra tuyên bố hùng hồn không kém về tính khách quan và
nhất quán trong cung cấp thông tin và tin tức. Adolph Ochs, người sáng lập và
chủ sở hữu đầu tiên của NYT từng khẳng định, tờ báo sẽ hoạt động “không sợ
hãi và không thiên vị.” Bộ quy chuẩn đạo đức và nghiệp vụ của NYT viết,
“Trong hơn một thế kỷ, mọi con người của Times kiên định bảo vệ sự liêm chính
của tờ báo [68]”.Trong bài trả lời phỏng vấn độc giả ngày 17-9-2007, Andrew

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

Rosenthal, Trưởng ban XL của NYT cho rằng, “bảo thủ” hay “cấp tiến” chỉ là
cái nhãn mà người ta gán cho các CQBC. Ông cho rằng, “những cái nhãn này
ngày càng vô nghĩa đối với các cuộc thảo luận chính trị nghiêm túc [69]”.
Đối với bất kỳ CQBC nào, uy tín xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là
động lực cho sự phát triển. Ban biên tập của WSJ công nhận, “sự độc lập của ban
biên tập nâng cao triển vọng cho thành công kinh tế. Ấn phẩm càng đáng tin cậy,
nó càng có nhiều độc giả và nhà quảng cáo [83].” Tuyên bố về các nguyên tắc cốt
lõi gắn liền với việc xây dựng uy tín của CQBC đối với cơng chúng trong bối cảnh
niềm tin của cơng chúng vào tính khách quan và cơng bằng của báo chí giảm sút.
Tuy nhiên, những tuyên bố này mang tính đương nhiên vì các CQBC Mỹ
cần duy trì niềm tin của cơng chúng vào vai trị khách quan của họ. CQBC càng
có khả năng làm cho cơng chúng tin vào sự khách quan của họ, họ càng có nhiều
người đọc.Nhà lý luận báo chí Mỹ Noam Chomsky lập luận rằng, “Nếu các
CQBC trung thực, họ sẽ nói, đây là những lợi ích mà chúng tơi đại diện và đây là

cách thức chúng tơi nhìn nhận thế giới… Trên thực tế, họ sẽ làm ngược lại. Họ
sẽ cố gắng thể hiện mình như đối trọng của quyền lực, như có tính phản biện, xa
lánh các thể chế quyền lực và giám sát chúng”[28].
Noam Chomsky cũng cho rằng, các CQBC lớn thực chất là “các tập đồn
“bán” cơng chúng của mình cho các doanh nghiệp khác”. Thơng tin báo chí thể
hiện cách nhìn và lợi ích của những nhà lãnh đạo đứng đầu các doanh nghiệp
này. Họ xây dựng cơ chế để bảo đảm lợi ích của mình thơng qua việc tuyển dụng
những nhà quản lý, nhà báo có chung các giá trị hoặc chấp nhận các giá trị của
họ. Noam Chomsky cho rằng, “Các nhà báo bước vào hệ thống này không thể
phát triển được nếu không tuân thủ những áp lực mang tính tư tưởng bằng việc
tiếp nhận các giá trị; khơng dễ để nói điều này trong khi tin vào một điều khác và
những người không chấp nhận những áp lực này sẽ bị loại bỏ bởi những cơ chế
quen thuộc”[29].
Chia sẻ quan điểm này của Noam Chomsky, nhà nghiên cứu báo chí
Robert W. McChesney cho rằng, q trình cắt giảm chi phí và nhân sự của các

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

CQBC buộc các nhà báo trở nên “ngoan ngỗn” hơn trong việc chấp nhận lợi ích
kinh tế của chủ sở hữu. Ông lập luận rằng, “Trải qua thời gian, các nhà báo bị hạ
gục và những người tồn tại được phải quán triệt các giá trị doanh nghiệp thiết
yếu”. Ông đề cập nghiên cứu 300 nhà báo của Viện Nghiên cứu Pew năm 2000,
trong đó gần một nửa số nhà báo tham gia khảo sát thú nhận họ đôi khi chủ động
chấp nhận việc “tự kiểm duyệt để phục vụ lợi ích thương mại của chủ lao động
hoặc nhà quảng cáo[47]”.

Sự tồn tại của các CQBC gắn liền với các bối cảnh và điều kiện xã hội,
kinh tế và chính trị cụ thể. Điều này có nghĩa là, CQBC muốn tồn tại và phát
triển được phải thích ứng và làm cho mình phù hợp với các bối cảnh và điều kiện
cụ thể đó. Alexis de Tocqueville (2008) trong cuốn sách kinh điểnNền dân trị
Mỹ cho rằng, “Một tờ báo chỉ có thể tồn tại được với điều kiện là nó phải bày tỏ
một học thuyết hoặc một tình cảm chung của số lượng lớn con người. Vậy là bao
giờ một tờ báo cũng đại diện cho một hiệp hội có các độc giả thường xuyên là
thành viên của hiệp hội đó[19, 694]”.
Trên phương diện lý luận, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ chỉ ra quy luật về
khuynh hướng của báo chí. Theo đó, sự theo đuổi lợi ích của các CQBC tất yếu
dẫn đến việc CQBC đó ủng hộ hoặc phản đối một đảng chính trị, một ứng cử
viên hay một chính sách. Nói cách khác, lợi ích của CQBC sẽ chi phối cách họ
tiếp cận, đánh giá và phân tích các vấn đề và sự kiện. Tuyên bố khách quan hay
trung lập của các CQBC thực chất là phương thức họ hợp lý hố quan điểm của
mình.
Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu thực nghiệm về KHCT ngày càng trở nên
phổ biến nhằm tăng thêm tính thuyết phục cho những nghiên cứu lý luận. Hiện
nay, các nhà nghiên cứu báo chí đặc biệt quan tâm đến khuynh hướng của báo
chí trong hoạt động thực tiễn. Họ hướng đến trả lời câu hỏi: KHCT được biểu
hiện như thế nào trong TPBC? Thay vì sử dụng cách tiếp cận diễn dịch, các nhà
nghiên cứu dựa vào những bằng chứng thực nghiệm để rút ra kết luận về khuynh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

hướng của báo chí. Cách tiếp cận quy nạp này bảo đảm rằng, kết luận đưa ra có

căn cứ, xác đáng và thuyết phục.
Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về KHCT vì thế ngày càng
được hồn thiện. Các nhà nghiên cứu sử dụng 3 phương pháp chủ yếu: phân tích
nội dung TPBC, phỏng vấn và điều tra xã hội học đối với nhà báo hoặc công
chúng. Mỗi phương pháp nghiên cứu KHCT có lợi thế và hạn chế riêng.
Năm 1980, Robert Lichter, Đại học George Washington và Stanley
Rothman, Đại học Smith sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để xác định
KHCT của một loạt các CQBC lớn của Mỹ. Nghiên cứu này chủ yếu khảo sát
thái độ chính trị và hành vi bầu cử của 240 nhà báo ở các CQBC như NYT, WSJ,
Newsweek, ABC, CBS và PBS. Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà báo cũng
sẵn sàng cho biết quan điểm chính trị của họ. Điều nàykhiến việc nghiên cứu
KHCT của báo chí bằng phương pháp điều tra xã hội học đối với nhà báo không
phải lúc nào cũng thực hiện được và khơng phải lúc nào cũng đem lại kết quả
chính xác, đáng tin cậy.
Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu cũng được áp dụng để nghiên
cứu KHCT của báo chí. Phỏng vấn có thể mang lại những thơng tin quan trọng
về quan điểm, phơng văn hố, lập trường chính trị, thế giới quan… của nhà báo.
Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ áp dụng được với những nhà báo đã
nghỉ việc hoặc chuyển việc. Các nhà báo đang làm việc tại các CQBC thường
khơng cơng khai quan điểm chính trị của họ và coi đây là một phần của quyền
riêng tư. Một số nhà báo khác có thể phủ nhận các giả định về KHCT đồng thời
viện dẫn nguyên tắc khách quan.
Trong bối cảnh đó, các nhà nghiên cứu báo chí Mỹ cho rằng, việc nghiên
cứu KHCT của báo chí bằng phương pháp phân tích nội dung văn bản là cách
tiếp cận phù hợp. Phương pháp phân tích nội dung TPBC bổ sung và làm sáng tỏ
các nghiên cứu lý luận và tổng hợp về khuynh hướng của báo chí. Robert M.
Eisinger, Loring R. Veenstra, John P. Koehn (2007) và Christopher H. Sterling
(2009) là những nhà nghiên cứu theo trường phái này. Sterling cho rằng, cần tiến

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

hành các nghiên cứu thực nghiệm về khuynh hướng của báo chí trong các vấn đề
đối nội như y tế [58]. Ông cũng chỉ ra, các nhà nghiên cứu có xu hướng đi theo
lối mịn khi tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu khuynh hướng của báo chí
qua các cuộc bầu cử tổng thống.
Đối tượng của các nghiên cứu phân tích nội dung về khuynh hướng có thể
là tin tức hoặc các bài XL. Nghiên cứu Phân tích diễn ngơn XL của các tờ báo
Mỹ lớn (A Discourse Analysis of Elite American Newspaper Editorials) là một ví
dụ điển hình về nghiên cứu khuynh hướng qua các bài XL. Foad Izadi và
Hakimeh Saghaye-Biria thực hiện nghiên cứu này trên cơ sở nhận định của
Frances Henry và Carol Tator rằng, các bài XL thể hiện “lập trường tư tưởng chủ
đạo của chủ sở hữu và người quản lý tờ báo[42]”.
Là 2 CQBC lớn của Mỹ, NYT và WSJ trở thành đối tượng của nhiều
nghiên cứu về khuynh hướng.Ví dụ, nghiên cứu Khuynh hướng báo chí và chính
trị: Cách báo chí định hình các vấn đề tranh cãi (Press Bias and Politics: How
the Media Frame Controversial Issues) do giáo sư Jim A. Kuypers, Viện Bách
khoa Virginia thực hiện năm 2002; nghiên cứu Đo lường khuynh hướng của báo
chí (A Measure of Media Bias) của Tim Groseclose, Đại học California (Los
Angeles) và Jeffrey Milyo, Đại học Missouri (2005) và nghiên cứu Yếu tố nào
thúc đẩy khuynh hướng? Dẫn chứng từ các nhật báo Mỹ (What Drives Media
Slant? Evidence from US Daily) do Matthew Gentzkow và Jesse M. Shapiro thực
hiện năm 2006.
Bên cạnh đó, một số tác giả khác cũng nghiên cứu khuynh hướng của báo
chí Mỹ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể kể tên một số nghiên cứu
của các tác giả:

 Riccardo Puglisi (2004) trong nghiên cứu New York Times: Hành vi chính
trị của một cơ quan báo chí (Being the New York Times: The Political
Behaviour of a Newspaper) đã phân tích dữ liệu của NYT từ năm 1946
đến năm 1994. Ông tập trung vào các bài XL của NYT tại thời điểm của
các cuộc bầu cử tổng thống. Từ đó, ơng rút ra kết luận, “Trong các cuộc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×