Tải bản đầy đủ (.pdf) (307 trang)

Lĩnh Vực Năng Lượng Trong Quan Hệ Của Trung Quốc Với Các Nước Khu Vực Trung Đông Hai Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 307 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

TRỊNH DIỆP PHƯƠNG VŨ

LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TRONG QUAN HỆ CỦA
TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

TRỊNH DIỆP PHƯƠNG VŨ

LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TRONG QUAN HỆ CỦA
TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 92 29 011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS HOÀNG VĂN VIỆT


2. TS. NGUYỄN MINH MẪN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS VÕ KIM CƯƠNG
2. PGS.TS NGUYỄN VĂN TẬN
PHẢN BIỆN :
1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC DUNG
2. TS. LÊ PHỤNG HOÀNG
3. TS. ĐÀO MINH HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử
dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của
Luận án chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm về cơng trình nghiên cứu này.

Tác giả luận án

Trịnh Diệp Phương Vũ


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ
và hướng dẫn nhiệt tình của Q Thầy, Cơ trong Khoa Lịch sử, các nhà khoa học trong
và ngoài Trường, các cán bộ Phòng Sau đại học cũng như các phòng ban chức năng
thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh – nơi tơi theo học chương trình Nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tôi xin trân trọng
cảm ơn về những đóng góp, hướng dẫn của Q Thầy, Cơ.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến hai Thầy phụ trách hướng dẫn khoa học cho
tơi trong q trình thực hiện luận án: PGS.TS Hoàng Văn Việt và TS. Nguyễn Minh
Mẫn. Sự tận tâm của Quý Thầy đã góp phần quan trọng trong thực hiện thành công đề
tài nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động viên, khích
lệ và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện luận án.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2021

Tác giả luận án

TRỊNH DIỆP PHƯƠNG VŨ


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
4. Nguồn tài liệu........................................................................................................ 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6
6. Đóng góp của luận án ............................................................................................ 8
7. Bố cục của luận án ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 10
1.1. Cơng trình về lịch sử phát triển, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước
khu vực Trung Đông .............................................................................................. 10
1.2. Nghiên cứu về vai trò của năng lượng trong quan hệ quốc tế, tình hình cung cầu
năng lượng của Trung Quốc và trên thế giới ........................................................... 12
1.3. Cơng trình về chính sách của Trung Quốc trong đảm bảo an ninh năng lượng và
đối với các nước Trung Đông ................................................................................. 19

1.4 Nghiên cứu về đánh giá, quan điểm của các nước khu vực Trung Đông đối với
Trung Quốc ............................................................................................................ 25
1.5. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án ...................................................... 27
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CỦA TRUNG
QUỐC VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TRÊN LĨNH VỰC NĂNG
LƯỢNG TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ..................................... 30
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Trung Đông ........................................................... 30
2.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................. 30
2.1.2. Tình hình khu vực Trung Đơng .......................................................................... 35
2.2. Tình hình năng lượng thế giới ............................................................................. 38
2.2.1. Khái niệm năng lượng ........................................................................................ 38
2.2.2. Thực trạng năng lượng thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI ............................ 40
2.2.3. Vai trị của dầu mỏ và khí đốt đối với nền kinh tế, chính trị thế giới .................. 47
2.3. Tiềm năng dầu mỏ và khí đốt của các nước khu vực Trung Đông ....................... 57


2.3.1. Trung Đơng trong nền kinh tế, chính trị thế giới ................................................ 57
2.3.2. Trữ lượng và thực trạng khai thác dầu mỏ, khí đốt của các nước khu vực Trung
Đơng ............................................................................................................................ 61
2.4. Hiện trạng sử dụng năng lượng của Trung Quốc ................................................. 65
2.4.1. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI ................. 65
2.4.2. Những giải pháp cơ bản của Trung Quốc trong đảm bảo nhu cầu năng lượng
trong nước.................................................................................................................... 68
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 79
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC
TRUNG ĐÔNG TRÊN LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TRONG HAI THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI .................................................................................................. 81
3.1. Khái quát quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông trước thế
kỷ XXI ................................................................................................................... 81
3.1.1. Quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông từ năm 1949 đến

năm 1978 ..................................................................................................................... 81
3.1.2. Quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông từ năm 1979 đến
năm 2000 ..................................................................................................................... 86
3.2. Khái quát quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI ........................................................................................ 90
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao .................................................................... 90
3.2.2. Trên lĩnh vực thương mại, đầu tư ....................................................................... 99
3.2.3. Trên lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt ........................................................................... 104
3.3. Quan hệ của Trung Quốc với một số quốc gia sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu
ở khu vực Trung Đông ......................................................................................... 112
3.1.1. Trung Quốc – Saudi Arabia ............................................................................. 113
3.1.2. Trung Quốc – Iran............................................................................................ 119
3.1.3. Trung Quốc – Iraq............................................................................................ 126
3.1.4. Trung Quốc – Các tiểu vương quốc Arap Thống nhất (UAE) .......................... 130
3.1.5. Trung Quốc – Kuwait ....................................................................................... 133
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 135


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC
KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TRÊN LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TRONG HAI
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI.......................................................................... 138
4.1. Thành tựu trong quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông trên
lĩnh vực năng lượng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI ....................................... 138
4.2. Những vấn đề đặt ra trong quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung
Đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI ...................................................................... 144
4.2.1. Bất ổn chính trị - xã hội của khu vực Trung Đông ........................................... 144
4.2.2. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc – Nga trong khu vực ........................ 150
4.2.3. Khả năng đảm bảo an ninh của tuyến đường vận chuyển chiến lược............... 159
4.2.4. Quan điểm của các nước Trung Đơng về vai trị của Trung Quốc trong khu vực
................................................................................................................................... 168

4.3. Đánh giá về quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông trong hai thập
niên đầu thế kỷ XXI ............................................................................................. 173
4.4. Tác động của mối quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đơng.177
4.4.1. Tác động tích cực ............................................................................................. 177
4.4.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................. 178
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 181
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 187
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....................................................................................... 212
PHỤ LỤC 1: Sách trắng năng lượng Trung Quốc 2012 ............................................... i
PHỤ LỤC 2: Văn kiện chính sách ARAP ................................................................ xix
PHỤ LỤC 3: Sách trắng năng lượng Trung Quốc 2020 .......................................... xxx
PHỤ LỤC 4: Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc với một số nước Trung Đông
(đơn vị: 10.000USD) .............................................................................................. lvi
PHỤ LỤC 5: Hoạt động đầu tư, xây dựng của Trung Quốc ở Trung Đông, giai đoạn
2005 – 11/2020 (đơn vị: triệu USD) ...................................................................... lvii
PHỤ LỤC 6: Một số hình ảnh minh họa ............................................................... lxxxii


DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

1

Tổng nguồn năng lượng sơ cấp năm 1971 và 2018


40

2

Tổng năng lượng sơ cấp sản xuất theo khu vực năm 2018

41

3

Dầu mỏ sản xuất và tiêu dùng theo khu vực năm 2019

42

4

Khí tự nhiên sản xuất và tiêu dùng theo khu vực năm 2019

43

5

Trữ lượng dầu mỏ đã chứng minh theo khu vực các năm 1999,
2009 và 2019

44

6


Tỷ lệ dự trữ/ khai thác tồn cầu

45

7

Trữ lượng khí đốt đã chứng minh theo khu vực các năm 1999,
2009 và 2019

46

8

Cơ cấu tiêu dùng năng lượng toàn cầu

48

9

Thống kê giá dầu Brent giai đoạn 2000 - 2019

51

10

Vốn FDI vào Trung Đông và từ Trung Đơng ra bên ngồi

60

11


Dự trữ dầu mỏ đã chứng minh của các nước Trung Đông

62

12

Dầu mỏ sản xuất và xuất khẩu của Trung Đông giai đoạn
2008 - 2019

64

13

Dự trữ khí đốt đã chứng minh của các nước Trung Đông

65

14

Thống kê dầu mỏ tiêu dùng của Trung Quốc giai đoạn
1998 - 2019

66

15

Giá trị nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc giai đoạn
2009 – 2019


67

16

Nhập khẩu khí tự nhiên của Trung Quốc giai đoạn
2006 - 2019

68

17

Lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn
1990-2000

90

19

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Trung Đông
giai đoạn 2000 – 2019

101

20

Hoạt động xây dựng và đầu tư của Trung Quốc ở các nước
Trung Đông giai đoạn 2005 – 11/2020

102


21

Lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn
2000 - 2019

104


22

Thống kê dầu mỏ sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu và tỷ lệ nhập
khẩu từ Trung Đông của Trung Quốc

105

23

Đầu tư theo lĩnh vực vào khu vực Trung Đông của Trung Quốc
giai đoạn 2005 – 11/2020

111

24

Top 10 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới năm 2019

112

25


Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Saudi Arabia giai
đoạn 2000 – 2019

118

26

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Iran giai đoạn 2000 –
2019

122

27

Dầu mỏ nhập khẩu từ Iran của Trung Quốc giai đoạn
2001 – 2019

124

28

Vũ khí Iran nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn
1980 – 2018

125

29

Vũ khí Iraq nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn
1980 – 2018


127

30

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Iraq giai đoạn 2000 –
2019

129

31

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và UAE giai đoạn 2000 –
2019

132

32

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Kuwait giai đoạn
2000 – 2019

135

33

Dầu mỏ nhập khẩu theo quốc gia của Trung Quốc năm 2019

139


34

Danh sách các quốc gia Trung Đơng có quan hệ đối tác chiến
lược với Trung Quốc

140

35

Các quốc gia Hồi giáo Sunni và Shiite chủ yếu ở
Trung Đông

147

36

Thị trường xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu của các nước
Trung Đơng

151

37

Thống kê giá trị vũ khí xuất khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2010 2020

155

38

Các cảng biển Trung Quốc đầu tư trên thế giới


162

39

Sơ đồ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ và khí đốt của Trung
Quốc

165

40

Kết quả khảo sát, đánh giá về chính sách của các quốc gia đối
với Trung Đông

168


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AIIB

Asian Infrastructure Investment
Bank


Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng
châu Á

ADNOC

Abu Dhabi National Oil
Company

Công ty dầu lửa quốc gia Abu
Dhabi (UAE)

BP

Bristish Petroleum

Công ty Dầu mỏ Anh quốc

BRI

The Belt and Road Initiative

Sáng kiến Vành đai – Con đường

Bcf/d

Cubic feet per day

Feet khối mỗi ngày

CNPC


China National Petroleum
Corporation

Tập đồn Dầu khí Quốc gia
Trung Quốc

CNNC

China National Nuclear
Corporation

Tập đoàn năng lượng hạt nhân
Trung Quốc

CASCF

China-Arab States Cooperation
Forum

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Arap

EIA

U.S. Energy Information
Administration

Cơ quan thông tin năng lượng
Hoa Kỳ


EU

European Union

Liên minh châu Âu

ETIM

East Turkestan Islamic
Movement

Phong trào Hồi giáo Đơng
Turkestan

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GCC

Gulf Cooperation Council


Hội đồng hợp tác vùng Vịnh

IEA

International Energy Agency

Cơ quan Năng lượng Quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ Quốc tế

LNG

Liquefied natural gas

Khí tự nhiên hóa lỏng

Mb/d

Millions of Barrels per Day

Triệu thùng mỗi ngày

Mtoe

Million Tons of Oil Equivalent


Triệu tấn dầu tương đương

NDRC

National Development and
Reform Commission

Ủy ban phát triển và cải cách quốc
gia Trung Quốc

NEA

National Energy
Administration

Cục Năng lượng Quốc gia


OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

OPEC

Organization of the Petroleum
Exporting Countries


Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ

OFID

The OPEC Fund for
International Development

Quỹ Phát triển Quốc tế của Tổ chức
các nước Xuất khẩu dầu mỏ

PLO

Palestine Liberation
Organisation

Tổ chức Giải phóng Palestine

PLA

People's Liberation Army of
China

Quân đội Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc

R/P

Reserves-to-production


Tỷ lệ dự trữ cho sản xuất

SWFs

Sovereign wealth funds

Quỹ đầu tư quốc gia

SCO

Shanghai Cooperation
Organisation

Tổ chức Hợp tác Thượng hải

SIPRI

Stockholm International Peace
Research Institute

Viện Nghiên cứu Hịa bình Quốc tế
Stockholm

SINOPEC

China Petroleum & Chemical
Corporation

Tập đồn Hóa chất và Dầu khí

Trung Quốc

TPES

Total primary energy supply

Tổng nguồn cung năng lượng sơ
cấp

UAE

United Arab Emirates

Các tiểu vương quốc Arab
thống nhất

VLCC

Very Large Crude Carrier

Tàu vận tải dầu thô cỡ lớn VLCC


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, năng lượng tiếp tục là nhân tố quan trọng có
khả năng tác động, làm thay đổi toàn bộ diện mạo của một quốc gia cũng như mối quan
hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, khơng một nền kinh tế nào có

thể vận hành và phát triển nếu tách rời yếu tố dầu mỏ và khí đốt; dầu mỏ và khí đốt đã
trở thành nguồn năng lượng chủ yếu trên thế giới, trở thành công cụ hữu hiệu để một
quốc gia nâng tầm ảnh hưởng, chi phối mối quan hệ của các nước khác. Các quốc gia
đều mong muốn làm chủ được nguồn tài nguyên chiến lược này nhằm đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và chi phối nền chính
trị thế giới.
Trong số các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất hiện nay, Trung Quốc là quốc
gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng nhập khẩu. Sau hơn 40 năm tiến hành cải cách
mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, nổi bật
là lĩnh vực kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1978 – 2007 cao hơn tốc độ
tăng trưởng bình quân của thế giới 3%, riêng giai đoạn 2001 – 2010 đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 10,5% và tiếp tục là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tổng GDP đạt
14,28 nghìn tỷ USD năm 2019 (World Bank, 2021). Tính theo sức mua tương đương,
GDP của Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Để đảm bảo
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian vừa qua, Trung Quốc cần phải có nguồn
năng lượng dồi dào và từ một quốc gia tự chủ được nguồn năng lượng, đến năm 1993,
Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu năng lượng. Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, góp phần thực hiện thành
cơng các mục tiêu thế kỷ của mình, Trung Quốc cần phải có nguồn cung năng lượng ổn
định. An ninh năng lượng đã trở thành vấn đề quan trọng bậc nhất đối với các nhà hoạch
địch chính sách Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia này đang nhập khẩu và tiêu thụ
dầu mỏ lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu lên đến 238,7 tỷ USD, chiếm 22,6% dầu


2
mỏ nhập khẩu toàn cầu, đang dựa vào nhập khẩu để đáp ứng gần 73% nhu cầu tiêu dùng
trong nước (Workman, 2020).
Tìm kiếm nguồn năng lượng từ bên ngồi là một trong những giải pháp chủ yếu
trong đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc và các nước Trung Đơng đang đóng
vai trị quan trọng trong đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế

giới. Chính phủ Trung Quốc có mục tiêu thắt chặt quan hệ với các nhà xuất khẩu dầu
mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới thông qua các cuộc thăm viếng cấp cao và trợ giúp tài
chính, kinh tế nhằm bảo đảm rằng, sản lượng thu được từ các mỏ dầu ở các nước khu
vực Trung Đông, nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh sẽ được xuất khẩu trực tiếp tới
Trung Quốc và không được bán ra trên thị trường thế giới với tư cách là đầu vào của
hầu hết các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực dầu mỏ. Trung Quốc đang trong quá trình
chuyển từ “mua dầu mỏ từ bên ngoài sang khai thác dầu mỏ ở bên ngoài”, đồng thời,
“năng lượng” đang trở thành nguyên cớ để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên
các lĩnh vực khác tại các nước khu vực Trung Đông, góp phần hiện thực hóa “giấc mộng
Trung Hoa – 中国梦” của lãnh đạo Trung Quốc.
Các nước Trung Đơng có nền văn hóa lâu đời, chính trị khá phức tạp với sự chi
phối, ảnh hưởng lớn của các yếu tố tôn giáo và là trung tâm của bàn cờ chính trị thế
giới với nhiều quốc gia muốn được chia sẻ lợi ích tại khu vực này. Đây là khu vực giàu
tài nguyên khoáng sản, được xem là kho năng lượng khổng lồ của thế giới với 48,4%
trữ lượng dầu mỏ và 38% trữ lượng khí đốt tồn cầu (BP, 2020). Sự giàu có về dầu mỏ,
khí đốt chính là những yếu tố kiến tạo các cuộc hội ngộ của các cường quốc trên thế giới
tại khu vực này và cũng là một trong những yếu tố tạo nên những bất ổn chính trị với
tên gọi “Mùa xuân Arap” bởi sự can thiệp của các nước ngồi khu vực dưới nhiều hình
thức khác nhau. Đối với Trung Quốc, lợi ích từ các nguồn tài ngun ở khu vực Trung
Đơng mang tính chiến lược và dài hạn. Dầu mỏ ở Trung Đơng đóng vai trò thiết yếu
đến sự ổn định, phát triển của Trung Quốc, là yếu tố quan trọng trong thực hiện thành
cơng hai mục tiêu thế kỷ của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa khi khu vực này đang cung
cấp 57% dầu mỏ nhập khẩu và 33% khí tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc (Houlden
& Zaamout, 2019:6).


3
Yếu tố năng lượng đã tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực cũng như thế
giới; tác động, chi phối mạnh mẽ quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đơng,
góp phần tạo nên cuộc chạy đua của các cường quốc trên thế giới trong tranh giành ảnh

hưởng tại “rốn dầu của thế giới”, nhằm trở thành chủ thể quan trọng tác động đến thị
trường năng lượng toàn cầu, nâng cao khả năng chi phối cục diện chính trị thế giới.
Nghiên cứu “ Lĩnh vực năng lượng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực
Trung Đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI” sẽ cho thấy vai trò quan trọng của năng lượng
trong nền kinh tế, chính trị thế giới; trong thúc đẩy quan hệ của một cường quốc đang
trỗi dậy với một khu vực giàu năng lượng, lý giải chính sách của Trung Quốc trong một
khu vực đầy bất ổn cũng như tham vọng của Trung Quốc trong vươn lên trở thành cường
quốc hàng đầu thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông trong
hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đề tài sẽ làm nổi bật lĩnh vực năng lượng trong hợp tác
của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,
chỉ rõ những thành tựu cũng như những vấn đề đặt ra trong quan hệ của Trung Quốc với
các nước Trung Đông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích vai trị của năng lượng, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt trong nền kinh
tế - chính trị thế giới giai đoạn hiện nay. Phân tích khía cạnh chính trị hóa vấn đề năng
lượng trong thế giới đương đại.
- Phục dựng quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông trong hai thập
niên đầu thế kỷ XXI. Qua đó, làm nổi bật lĩnh vực năng lượng trong quan hệ của Trung
Quốc với các quốc gia khu vực.
- Phân tích sự chuyển dịch từ việc đơn thuần xem dầu mỏ và khí đốt là mục tiêu
trong quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông sang trạng thái xem
dầu mỏ và khí đốt vừa là mục tiêu, vừa là công cụ để Trung Quốc phát huy vai trò, tầm
ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, góp phần thực hiện giấc mộng


4
hùng chấn Trung Hoa, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, đuổi

kịp và vượt Mỹ.
- Phân tích những tồn tại trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung
Đông, đặc biệt là mối quan hệ trong lĩnh vực năng lượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lĩnh vực năng lượng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung
Đông. Nhằm làm rõ hơn nội dung trên, luận án cũng sẽ phân tích quan hệ của Trung
Quốc với các nước khu vực Trung Đông trên lĩnh vực thương mại, đầu tư; chính trị,
ngoại giao cũng như chính sách của Trung Quốc trong đảm bảo an ninh năng lượng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trung Quốc và các nước Trung Đơng. Đây là khu vực có nền
văn hóa tương đối gần gũi với Trung Quốc, có nguồn năng lượng dồi dào và đang tập
trung mâu thuẫn giữa các nước lớn. Theo quan điểm của Trung Quốc, Trung Đông là
khu vực bao gồm các nước Tây Á và Bắc Phi, gồm có: Algeria, Bahrain, Egypt, Iran,
Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Mauritania, Morocco, Oman, Palestine,
Qatar, Saudi Arabia, South Sudan, Sudan, Syria, Tunisia, Turkey, UAE (United Arab
Emirates), Yemen. Tuy nhiên , do đề tài nghiên cứu về “lĩnh vực năng lượng trong quan
hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông” nên luận án chủ yếu tập trung
vào các quốc gia giàu dầu mỏ, khí đốt trong khu vực.
Về thời gian: Từ năm 2001 đến 2020. Năm 2001 là năm khởi đầu của thế kỷ
XXI với những biến đổi lớn của tình hình chính trị thế giới. Sự kiện khủng bố tịa tháp
đơi ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Mỹ trên qui mơ
tồn cầu, trong đó có khu vực Trung Đông. Từ đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc cũng đã
đẩy mạnh quan hệ với các nước Trung Đông, trước hết trên lĩnh vực năng lượng và ngày
càng có vị thế lớn hơn trong khu vực. Để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu, luận án
cũng sẽ khái quát quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông trong lịch sử.
Về nội dung: Những nhân tố tác động đến quan hệ của Trung Quốc với các nước
khu vực Trung Đông trên lĩnh vực năng lượng. Thực trạng hoạt động hợp tác, đầu tư



5
của Trung Quốc ở khu vực Trung Đông. Quan điểm, chủ trương của Trung Quốc trong
thúc đẩy quan hệ với các nước khu vực Trung Đông trên lĩnh vực năng lượng.
4. Nguồn tài liệu
Luận án được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
4.1. Tài liệu gốc
Luận án dựa trên hai nguồn tài liệu gốc, bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Tài liệu
gốc tiếng Trung gồm có:
- Các “ Sách trắng năng lượng” do chính phủ Trung Quốc cơng bố.
- Văn kiện Chính sách Arap do chính phủ Trung Quốc ban hành năm 2016.
- Các báo cáo, thống kê của Tổng cục thống kê Trung Quốc.
- Các phát biểu, tuyên bố cấp cao của lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ với các
nước Trung Đông.
- Tuyên bố chung cấp cao của lãnh đạo Trung Quốc và các quốc gia Trung Đơng
trong các chuyến thăm chính thức. Tun bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược giữa Trung Quốc và các nước khu vực.
Tài liệu gốc tiếng Anh gồm có:
- Báo cáo, thống kê về tình hình năng lượng thế giới, các hoạt động trao đổi
thương mại trên lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt do Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, Cơ quan
thông tin năng lượng Hoa Kỳ EIA và tập đồn BP cơng bố.
- Báo cáo về kinh tế thế giới của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
- Báo cáo về tình hình đầu tư của Trung Quốc trên thế giới do American
Enterprise Institute và The Heritage Foundation công bố.
- Các Văn kiện của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ quốc phịng Hoa Kỳ có đề cập đến
Trung Quốc.
- Báo cáo thường niên trước Quốc hội Hoa Kỳ của Ủy ban kinh tế - an ninh Hoa
Kỳ - Trung Quốc.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


6
4.2. Các cơng trình nghiên cứu chun sâu
Các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu chủ yếu viết bằng tiếng Anh, bao gồm các
sách đã xuất bản đề cập đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước khu vực
Trung Đông, quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông, các bài viết đăng trên
các tạp chí chun ngành, các cơng bố của các Viện nghiên cứu chuyên ngành.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh cũng khai thác các bài nghiên cứu đăng trên các
tạp chí chuyên ngành của Việt Nam như: tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Nghiên
cứu châu Phi và Trung Đơng, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc
Á, tạp chí Cộng sản; các tài liệu, thông tin chuyên đề của Thông tấn xã Việt Nam có liên
quan đến nội dung luận án.
4.3. Tài liệu trên các trang tin điện tử
Để đảm bảo tính cập nhật của thơng tin trong q trình thực hiện luận án, Nghiên
cứu sinh khai thác các thông tin về hoạt động trao đổi thương mại liên quan đến lĩnh vực
năng lượng, hoạt động ngoại giao của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đối với các nước
khu vực Trung Đông đăng tải trên các trang tin điện tử, các website chính thức trong và
ngoài nước như website của Bộ ngoại giao Trung Quốc, Thông Tấn xã Trung Quốc….
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là tư tưởng chủ đạo để nghiên cứu luận án, xem xét
các vấn đề trong trạng thái luôn luôn vận động phát triển, đặt trong mối liên hệ với các
sự kiện có liên quan, với bối cảnh lịch sử cụ thể để có cái nhìn tổng thể, khơng phiến
diện. Bên cạnh đó, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa hiện thực –– xem các quốc gia có
chủ quyền là chủ thể chính trong hệ thống quốc tế, các quốc gia đều tìm cách nâng cao
quyền lực trên trường quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của mình – Nghiên cứu sinh sẽ lý giải, phân tích quan hệ của Trung
Quốc với các nước khu vực Trung Đơng nhằm hiểu rõ hơn bản chất chính sách của
Trung Quốc đối với các nước khu vực, cũng như những tác động của nó. Mục tiêu của
Trung Quốc trong đẩy mạnh quan hệ với các nước Trung Đông chủ yếu vì lợi ích quốc


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
gia, dân tộc; nhằm nâng cao vai trò tầm ảnh hưởng trong khu vực, góp phần đưa Trung
Quốc trở thành cường quốc số một thế giới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic để
giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, chú ý phân tích quan hệ giữa Trung Quốc và các
nước khu vực Trung Đông từ góc độ lịch sử, bám sát các sự kiện để phân tích, so sánh,
đối chiếu mối liên hệ giữa các sự kiện nhằm phác họa nên một bức tranh tổng thể về
quan hệ giữa các nước khu vực Trung Đơng và Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng,
q trình chuyển đổi trong mục tiêu chính sách của Trung Quốc đối với các nước khu
vực Trung Đông nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao vai trò vị thế của Trung
Quốc trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Đồng thời, Nghiên cứu sinh sẽ sử
dụng phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm đối chiếu,
làm rõ những đặc điểm nổi bật trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông
ở những giai đoạn khác nhau; phân tích, đánh giá trữ lượng dầu mỏ, khí đốt trong thế
kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI cũng như trao đổi thương mại của Trung Quốc
với các nước Trung Đơng, q trình gia tăng nhập khẩu năng lượng nhằm phục vụ cho
nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc. Hệ thống bảng biểu, biểu đồ cũng
được xây dựng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm hệ thống, làm nổi bật hơn vấn đề
cần nghiên cứu. So sánh quyền lực trong quan hệ quốc tế cũng được vận dụng trong
phân tích quan hệ của Trung Quốc với khu vực Trung Đông và sự cạnh tranh quyền lực
giữa các nước lớn ở một khu vực có vị trí quan trọng hàng đầu trên bàn cờ chính trị thế
giới.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh cịn vận dụng phương pháp phân tích chính sách

để phân tích chính sách của Trung Quốc và các nước lớn, góp phần làm rõ các biện
pháp, chủ trương Trung Quốc áp dụng trong quan hệ với các nước khu vực Trung Đông,
trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp
nghiên cứu trường hợp cũng được áp dụng nhằm thấy được tính điển hình, tầm quan
trọng của năng lượng trong quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia khu vực.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về mặt khoa học
- Là cơng trình nghiên cứu đầu tiên, khá hệ thống về lĩnh vực năng lượng trong
quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
- Bước đầu phân tích, đánh giá tình hình năng lượng và an ninh năng lượng toàn
cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
- Làm rõ vai trị của dầu mỏ và khí đốt trong quan hệ của Trung Quốc với các
nước Trung Đông.
- Phân tích mục tiêu chính sách của Trung Quốc tại Trung Đông trong giai đoạn
hiện nay cùng những tồn tại trong quan hệ năng lượng của Trung Quốc với các nước
Trung Đông.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Xác lập hệ thống tư liệu có giá trị tham khảo cao về lĩnh vực năng lượng trong
quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đông. Là tài liệu tham khảo cho các chuyên
ngành: Lịch sử, Quan hệ quốc tế, Đông phương học cũng như những chủ thể quan tâm
đến quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Đơng.
- Góp phần chỉ rõ tầm quan trọng của dầu mỏ và khí đốt trong giai đoạn hiện nay
và khả năng mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đơng.

Gợi mở những giải pháp trong góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của các quốc gia.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
án “Lĩnh vực năng lượng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung
Đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI” gồm 4 chương nội dung:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CỦA TRUNG
QUỐC VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TRÊN LĨNH VỰC NĂNG
LƯỢNG TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC
TRUNG ĐÔNG TRÊN LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỶ XXI
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC
KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TRÊN LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TRONG HAI THẬP
NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơng trình về lịch sử phát triển, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của
các nước khu vực Trung Đơng
Có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến lịch sử, đặc điểm, tình hình các nước khu
vực Trung Đơng của các tác giả trong và ngồi nước như: tác giả Đỗ Đức Định thuộc
viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đơng đã xuất bản cơng trình nghiên cứu về Trung
Đông năm 2008 với nhan đề Trung Đông – Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính
trị trong bối cảnh quốc tế mới, tập trung làm rõ những thách thức đặt ra đối với các nước
Trung Đơng trên lĩnh vực chính trị - kinh tế, trong đó có vấn đề dầu mỏ và an ninh năng
lượng. Năm 2012, tác giả Đỗ Đức Hiệp xuất bản ấn phẩm Cẩm nang về Trung Đơng,
cung cấp cái nhìn tổng quát về khu vực Trung Đông cũng như đặc điểm tình hình của
16 quốc gia Trung Đơng theo quan điểm của Việt Nam.
Năm 2013, tác giả Đỗ Đức Định xuất bản tiếp cơng trình Trung Đơng và khả
năng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam, đề cập đến tình hình khu vực Trung Đơng
trong giai đoạn hiện nay trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội, phân tích
trữ lượng dầu mỏ cũng như vai trị của dầu mỏ Trung Đơng trên thế giới. Trong cơng
trình này, tác giả dành một chương đề cập đến quan hệ quốc tế và khu vực Trung Đơng,
trong đó có quan hệ giữa Trung Đơng với Trung Quốc. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
với Một số vấn đề cơ bản về Hồi Giáo ở Trung Đông xuất bản năm 2013 cũng đã đề cập
một cách khái quát về khu vực Trung Đông và những đặc điểm nổi bật về Văn hóa Hồi
giáo, Chính trị Hồi giáo, Xã hội Hồi giáo ở khu vực Trung Đông. Trong sách Lịch sử
Trung Cận Đông xuất bản năm 2013, các tác giả Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Bích và
Nguyễn Văn Sơn đã cung cấp những kiến thức có hệ thống về lịch sử, những sự kiện nổi
bật trong khu vực, cũng như tình hình quan hệ quốc tế của các quốc gia trong khu vực.
Với cơng trình Where is the Middle East ? The definition and classification
problem of the Middle East as a regional subsystem in international, đăng trên Turkish
Journal of Politics số 2 năm 2011, tác giả Osman Nuri Özalp đã phân tích về nguồn gốc
cũng như nội hàm của thuật ngữ Trung Đông qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó, giúp


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
Nghiên cứu sinh xác định rõ hơn về khu vực nghiên cứu. Năm 2017, The Washington
Institute For Near East Policy ấn hành nghiên cứu của tác giả Theodore Karasik và
Jeremy Vaughan với nhan đề: “Middle East Maritime Security: The Growing Role of
Regional and Extraregional Navies”, bài viết đã phân tích tình hình an ninh hàng hải
trong khu vực, sự tham gia của lực lượng hải quân các nước trong góp phần đảm bảo an
ninh ở Trung Đơng.
Bên cạnh đó, cịn có các nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như
tác giả Trần Văn Tùng với bài viết Những đặc điểm chính trị cơ bản của châu Phi và
Trung Đơng trên Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông số 1 năm 2005, tác giả
Trần Thị Lan Hương với Tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế ở Trung Đơng đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông số 1 năm 2005, Nguyễn Duy Lợi với
Vai trị của Trung Đơng trong nền chính trị - kinh tế thế giới1, Hồ Bất Khuất với chuyên
đề Trung Đông : dầu mỏ, hạt nhân và an ninh năng lượng tồn cầu đăng trên Tạp chí
Cộng sản năm 2006, Cao Văn Liên với Trung Đông – lịch sử những quốc gia, những
nhà nước2…
Nhìn chung, các cơng trình đã đưa ra các quan điểm, góc nhìn khác nhau về khu
vực Trung Đơng với những đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội, tơn giáo khá phức tạp,
chịu tác động nhiều bởi các yếu tố bên ngoài và nguồn năng lượng dồi dào được thiên
nhiên ban tặng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về chính trị an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, những cơng trình này phần lớn đề cập đến một khía
cạnh của khu vực, chưa phân tích tổng thể về khu vực cùng những vấn đề liên quan.
Nghiên cứu những cơng trình này, Nghiên cứu sinh sẽ có kiến thức nền về khu vực
Trung Đơng và trên cơ sở đó, tiếp tục phát triển, phân tích để định vị một cách rõ nét
hơn về khu vực Trung Đơng, phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa Trung Đông với
các nước ngoài khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc cũng như sự thâm nhập, phát triển

quan hệ của Trung Quốc trong khu vực trên lĩnh vực năng lượng.

1
2

Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông số 3 năm 2005
Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đơng số 9 năm 2008
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
1.2. Nghiên cứu về vai trò của năng lượng trong quan hệ quốc tế, tình hình
cung cầu năng lượng của Trung Quốc và trên thế giới
Trên lĩnh vực này, có thể đề cập đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: Giá dầu
tăng: nguyên nhân, tác động và giải pháp trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3 năm
2005 của Nguyễn Anh Tuấn và Hà Tú Anh, bài viết đã phân tích những nguyên nhân
khiến giá dầu thô tăng cao trong những năm đầu thế kỷ, những tác động của nó và những
giải pháp đề ra trong bối cảnh dầu thơ tăng giá. Trong tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 2
năm 2008, tác giả Ngô Duy Ngọ có bài viết Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan
hệ quốc tế, phân tích về nhu cầu dầu mỏ của các quốc gia lớn trên thế giới và nhận định
rằng trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng, dầu mỏ sẽ được sử dụng như công
cụ tác động đến các mối quan hệ quốc tế, ảnh hưởng đến q trình hoạch định chính
sách của các quốc gia. Những phân tích trên đã phần nào cho thấy vai trò quan trọng của
năng lượng trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Bài viết Khủng hoảng năng lượng và vị trí của các nước Trung Đơng trong thị
trường năng lượng thế giới trên Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông số 05 năm
2010 của tác giả Trần Văn Tùng đã đề cập đến những biến động của thị trường năng
lượng thế giới, tình hình cung – cầu năng lượng trên thế giới và vị trí của Trung Đơng

trong thị trường năng lượng tồn cầu, khẳng định khu vực Trung Đơng có trữ lượng dầu
mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới và hiện cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề như vốn đầu
tư vào khu vực trong lĩnh vực dầu mỏ còn thấp, khả năng hợp tác thương mại thơng qua
liên kết khu vực cịn kém, năng lực quản lý và khả năng điều tiết các nguồn thu từ dầu
mỏ đang đứng trước nhiều thách thức. Phân tích của tác giả cũng cho thấy giá dầu có
ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế thế giới, có thể kéo giảm hoặc thúc đẩy đà
tăng trưởng của kinh tế toàn cầu ở những thời điểm cụ thể. Các số liệu thống kê cho thấy
nhiều dự đoán về cung – cầu cũng như giá cả năng lượng trên thế giới đã không đúng
với thực tế, điều này cũng gợi mở cho Nghiên cứu sinh thấy cần phải nghiên cứu, phân
tích lại một cách tổng thể tình hình cung cầu năng lượng trên thế giới, chính sách của
Trung Quốc trong đảm bảo an ninh năng lượng dưới sự tác động của cuộc cách mạng
công nghệ 4.0 cũng như những biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới trong
hai thập niên đầu thế kỷ XXI dựa trên những số liệu thống kê mới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
Tác giả Trần Ngọc Toản trong bài viết Nhìn lại thị trường dầu khí 2014. Tác
động của giá dầu thấp đến nền kinh tế thế giới 2015, đăng trên Thời báo kinh tế Việt
Nam năm 2015 đã phân tích biến động của thị trường năng lượng trong thập niên thứ
hai của thế kỷ XXI cùng với những tác động của việc dầu thô giảm giá trong giai đoạn
này đến nền kinh tế thế giới, qua đó cũng cho thấy tầm quan trọng của giá cả năng lượng
thế giới đến tình hình kinh tế tồn cầu. Trong tác phẩm Thế giới bước ngoặt lịch sử xuất
bản năm 2015, tác giả Lê Thế Mẫu cũng dành một phần trình bày về cuộc chiến giành
giật dầu mỏ và khí đốt cùng những biến động về chính trị xã hội ở khu vực Trung Đơng
và Bắc Phi. Trong đó, tác giả cho rằng nguyên nhân sâu xa của những biến động tại khu
vực Trung Đông – Bắc Phi trong thời gian vừa qua chính là sự tranh giành nguồn tài

nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu
vực. Đây là yếu tố tất yếu dẫn đến xung đột lợi ích giữa Trung Quốc với Mỹ và các cường
quốc phương Tây. Phát triển luận điểm này, Nghiên cứu sinh sẽ làm rõ cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung – phương Tây trong quá trình Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở
Trung Đơng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của các học giả nước ngồi tiếp tục cung cấp cho Nghiên
cứu sinh thêm nhiều thông tin, tư liệu q và gợi mở thêm những góc nhìn mới về vai
trị của năng lượng cũng như tình hình cung cầu năng lượng trong giai đoạn hiện nay.
Có thể đề cập đến một số cơng trình tiêu biểu như: The real oil problem đăng trên
Regulation số Spring năm 2004 của tác giả Adeleman, phân tích nhiều khía cạnh xoay
quanh vấn đề dầu mỏ và khí đốt. Tác giả cho rằng trong thực tế khó có khả năng xảy ra
khủng hoảng năng lượng, dầu mỏ và khí đốt sẽ không cạn kiệt do sự phát triển của khoa
học công nghệ sẽ giúp con người phát hiện những mỏ dầu ở độ sâu lớn hơn, ở những
địa hình phức tạp hơn. Tác giả cũng chỉ ra rằng trong thực tế, ở khu vực các nước OPEC,
lượng dầu khai thác được thấp hơn cả lượng dầu được phát hiện mới; Đồng thời cho
rằng hai vấn đề lớn liên quan đến năng lượng là làm thế nào xác định được mức giá hợp
lý để có lợi nhuận tối đa và làm cách nào để kiểm soát, phân bổ sản lượng sản xuất của
các nước sản xuất dầu mỏ một cách phù hợp. Với những luận điểm này, Nghiên cứu
sinh cho rằng với tính chất là một tài ngun hóa thạch, dầu mỏ không phải là nguồn
cung vô tận nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khả năng sử dụng những
nguồn năng lượng mới, phân tích giữa chi phí khai thác và giá trị sử dụng…dầu mỏ và
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
khí đốt sẽ khơng sớm cạn kiệt như dự đoán của nhiều chuyên gia, các quốc gia vẫn có
thể sử dụng năng lượng như một vũ khí chiến lược trong ngắn hạn để tác động đến cục
diện chính trị khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, tình hình cung – cầu cũng như giá cả

năng lượng cũng sẽ chịu tác động nhiều bởi các vấn đề toàn cầu mà dịch bệnh Covid 19
là minh chứng rõ nét. Năm 2008, tác giả Joseph Yu-shek Cheng có bài A Chinese view
of China’s energy security đăng trên Journal of Contemporary China, đề cập đến nhận
thức của Trung Quốc đối với vấn đề an ninh năng lượng, cung cấp những thông tin về
cơng tác hoạch định chính sách nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc, dự
báo nhu cầu và khả năng cung ứng năng lượng của Trung Quốc đến năm 2020 và chính
sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy rằng những chính sách của Trung Quốc trong đảm bảo an ninh năng lượng
cũng như nhu cầu, khả năng cung ứng năng lượng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện
nay đã có điểm khác trước so với cách nay một thập niên.
Tác giả Christof Rühl với nghiên cứu Global energy after the crisis: prospects
and priorities trên Tạp chí Foreign Affairs số 89.2 năm 2010 đã phân tích về mối quan
hệ tác động qua lại của những biến động về giá cả năng lượng trên thị trường thế giới
đối với kinh tế toàn cầu và ngược lại. Tác giả đã chỉ ra rằng giá cả năng lượng toàn cầu
đã nhiều lần tăng giảm mạnh mẽ, đỉnh điểm là 147 USD/thùng vào tháng 7 năm 2008
và nhanh chóng rớt giá chỉ còn 34 USD vào cuối năm 2008 do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Sự tăng, giảm giá dầu trên thế giới đều ảnh hưởng đến tình hình
kinh tế thế giới và OPEC ln nhanh chóng có những điều chỉnh trước những biến đổi
phức tạp của thị trường năng lượng thế giới nhằm có được mức giá hợp lý, lợi nhuận
cao cho các nước thành viên. Tác giả cũng khẳng định rằng trong tương lai, thị trường
năng lượng vẫn sẽ do các nhiên liệu hóa thạch chi phối.
Tác giả Gregory D. Miller trong bài viết The security costs of energy
independence đăng trên The Washington Quarterly 33 (2) năm 2010 đã phân tích về hệ
quả của việc Mỹ trở nên độc lập về năng lượng: xung đột quốc tế sẽ thêm phức tạp, bất
ổn ở các nước xuất khẩu dầu sẽ gia tăng và lan sang các nước láng giềng, các quốc gia
phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu mỏ sẽ vướng vào suy thối và có xu hướng chuyển
sang những hoạt động không minh bạch. Với quan điểm này, Nghiên cứu sinh cho rằng
Mỹ nhiều khả năng sẽ trở nên độc lập về năng lượng, trở thành một quốc gia xuất khẩu
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×