Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tìm hiểu phong cách nghệ thuật trong sáng tác của nguyễn thị thụy vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.41 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGƠ THỊ DIỆM

TÌM HIỂU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

TP HỒ CHÍ MINH - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGƠ THỊ DIỆM

TÌM HIỂU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thắng

TP HỒ CHÍ MINH - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của


riêng tơi. Những tư liệu được sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn rõ
ràng, đúng quy định. Kết quả cuối cùng của luận văn này là do tôi tự tìm hiểu, khám
phá và phân tích một cách độc lập, khách quan, trung thực phù hợp với thực tiễn văn
học Việt Nam. Đặc biệt, kết quả luận văn này chưa từng được cơng bố ở một cơng
trình nghiên cứu nào trước đó.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022
Học viên

Ngơ Thị Diệm


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của thầy cơ giáo cùng gia đình, bạn bè,
tơi đã hồn thành luận văn với đề tài “Tìm hiểu phong cách nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyễn Thị Thụy Vũ”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô thuộc Khoa Văn học, Phòng Sau đại học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã
cung cấp kiến thức, chỉ bảo tận tình để tơi hồn thành khóa học và luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Văn Thắng, người trực
tiếp hướng dẫn đã ln nhiệt tình trong việc định hướng, động viên và tạo điều kiện để
tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể người thân đã hỗ trợ, động viên để
tôi chuyên tâm thực hiện luận văn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022
Học viên

Ngô Thị Diệm


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DẪN NHẬP ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 11
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 12
CHƢƠNG 1. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ ................. 13
1.1. Phong cách nghệ thuật và hƣớng tiếp cận phong cách nghệ thuật .............. 13
1.1.1. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật ở nước ngoài .................................... 13
1.1.2. Nghiên cứu phong cách học ở Việt Nam.................................................. 15
1.1.3. Cách hiểu phong cách nghệ thuật của tác giả luận văn ............................ 16
1.2. Các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật Nguyễn Thị Thụy Vũ............ 16
1.2.1. Văn chương Nguyễn Thị Thụy Vũ trong bối cảnh chung của văn học
miền Nam 1954-1975 ........................................................................................ 17


1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội ......................................................................... 17
1.2.1.2. Bối cảnh văn hóa ................................................................................... 19
1.2.2. Nền tảng quê hương, gia đình và cá tính nhà văn..................................... 24
TIỂU KẾT................................................................................................................ 27
CHƢƠNG 2. SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ TRONG CẢM HỨNG
NGHỆ THUẬT ................................................................................................................ 28
2.1. Cảm hứng thời đại ........................................................................................... 28
2.1.1. Tư tưởng thủ cựu ...................................................................................... 28
2.1.2. Chiến tranh và những hệ lụy .................................................................... 34
2.1.3. Đời sống đức tin của con người ............................................................... 40

2.2. Cảm hứng nhân sinh mang màu sắc hiện sinh .............................................. 45
2.2.1. Con người cô đơn ...................................................................................... 45
2.2.2. Con người ưu tư và khát vọng vươn lên .................................................... 50
2.2.3. Con người tính dục .................................................................................... 55
TIỂU KẾT: .............................................................................................................. 63
CHƢƠNG 3. SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ TRONG PHONG CÁCH
NGHỆ THUẬT ................................................................................................................ 65
3.1. Ngơi kể gắn với điểm nhìn ............................................................................... 65
3.1.1. Ngơi kể ........................................................................................................ 65
3.1.2. Điểm nhìn.................................................................................................... 66


3.1.3. Các dạng ngơi kể gắn với điểm nhìn trong sáng tác của Nguyễn Thị Thụy


................................................................................................................. 67

3.1.3.1. Ngôi kể thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến ............................................. 67
3.1.3.2. Ngơi kể thứ ba với điểm nhìn bên trong .................................................. 70
3.1.3.3. Ngơi kể thứ ba dịch chuyển điểm nhìn .................................................... 72
3.2. Khơng gian, thời gian nghệ thuật.................................................................... 74
3.2.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................ 74
3.2.1.1. Không gian xã hội tù hãm, ngột ngạt đối lập với khơng gian tự do, phóng
đãng

................................................................................................................. 75

3.2.1.2. Khơng gian tâm tưởng.............................................................................. 78
3.2.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................... 80
3.2.2.1. Thời gian đồng hiện và tự sự dòng ý thức................................................. 81

3.2.2.2. Nhịp điệu trần thuật nhẩn nha, kéo dài ..................................................... 83
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................................... 85
3.3.1. Đặt nhân vật vào những tình huống tâm lý ................................................. 85
3.3.2. Khai thác sự đối lập giữa vẻ ngoài và nội tâm nhân vật ............................. 88
3.4. Giọng điệu ......................................................................................................... 90
3.4.1. Giọng suy tư, chiêm nghiệm......................................................................... 91
3.4.2. Giọng lạnh lùng, khách quan xen lẫn cảm thơng, thương xót ...................... 94
3.4.3. Giọng hài hước, châm biếm.......................................................................... 96


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

TIỂU KẾT ........................................................................................................................ 99
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 102

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1

DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài

Trong dòng chảy văn học, sự hình thành các thời kì, giai đoạn văn học được đánh
dấu bằng sự ra đời, định hình bởi các tài năng văn học, các phong cách nghệ thuật độc

đáo, mới lạ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt cho văn học trong từng thời kì, giai
đoạn. Vì thế, việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn ở phương diện phong cách nghệ
thuật là một công việc cần thiết để nhận diện, khẳng định những nỗ lực sáng tạo của
người nghệ sĩ trong việc tạo ra một cách nhìn mới về thời đại, về con người; khẳng
định một lối viết, một phong cách riêng không trộn lẫn với những nhà văn cùng thời.
Điều đó, cịn cho thấy sự phong phú, đa dạng của đời sống văn chương, thấy được dấu
ấn của cả một giai đoạn văn học trong suốt chiều dài lịch sử.
Trên tiến trình phát triển của văn học Việt Nam đã xuất hiện dòng văn học đô thị
1954-1975 với đời sống văn chương vô cùng sôi động, náo nhiệt được tạo nên bởi đội
ngũ sáng tác đông đảo, thuộc nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ khác nhau. Ra đời trong một
bối cảnh xã hội đặc biệt, mang nặng ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, văn học đơ
thị miền Nam có những hạn chế nhưng cũng nhiều tinh hoa. Vì vậy việc nghiên cứu bộ
phận văn học này thật sự cần thiết để có cái nhìn toàn diện về một giai đoạn văn học
đặc biệt.
Được đánh giá là một trong năm nữ nhà văn nổi bật của văn chương đô thị miền
Nam 1954-1975, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã có những đóng góp tích cực của mình về
mặt thể tài cùng phong cách nghệ thuật độc đáo. Từ năm 1965 đến 1975 bà đã cho ra
đời mười tập truyện ngắn, truyện dài được đăng rải rác trên các tạp chí văn nghệ, sau
đó được in thành sách. Sau mấy mươi năm không được lưu hành từ sau 1975, năm
2016, 2017 toàn bộ những tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ được Nhà xuất bản Hội
Nhà văn giới thiệu lại với tinh thần “gạn đục khơi trong” nhằm mang đến cho độc giả
một cái nhìn đầy đủ hơn về diện mạo văn học miền Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị
Thanh Xuân trong bài viết Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trở lại bày tỏ sự vui mừng “Bẵng đi
những 41 năm, qua một giấc ngủ đông dài, bỗng một ngày toàn bộ mười tác phẩm của
Nguyễn Thị Thụy Vũ lần lượt mở mắt tươi tắn chào bạn đọc. Những ai u sách, u
văn học, những ai nóng lịng với sự chìm khuất của một phần di sản văn chương Việt
Nam, hẳn sẽ rất vui mừng. Mừng cho nhà văn, mừng cho công chúng, mừng cho việc
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

trở lại của một đời sống văn học tự nhiên và tự tin chấp nhận trong lịng nó nhiều giá trị



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

khác nhau” (Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2017). Sự xuất hiện trở lại này đã khẳng định
được giá trị bền bỉ vượt thời gian của những tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Trên
tinh thần đó, thiết nghĩ, việc nghiên cứu Tìm hiểu phong cách nghệ thuật trong sáng
tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ là công việc cần thiết để khẳng định dấu ấn sáng tạo, tài
năng văn chương và những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học dân tộc.
2.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát toàn bộ 10 tập truyện được sáng tác từ
1965-1975 của Nguyễn Thị Thụy Vũ, sử dụng bản in của Nhà xuất bản Hội Nhà văn và
Phương Nam Book phát hành trong năm 2016 bao gồm:
Tập truyện ngắn:
+ Mèo đêm. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Lao vào lửa. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Chiều mênh mông. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
Truyện dài:
+ Khung rêu. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Thú hoang. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Nhang tàn thắp khuya. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Ngọn pháo bông. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Như thiên đường lạnh. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Chiều xuống êm đềm. (2016). Nxb Hội Nhà văn.
+ Cho trận gió kinh thiên. (2016). Nxb Hội Nhà văn.

- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thị Thụy Vũ, luận văn tập trung
nghiên cứu dấu ấn sáng tạo và những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc mang tính ổn
định được thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Đồng thời, luận văn cũng có
sự đối sánh với các tác giả cùng thời và sau này để thấy được những sáng tạo độc
đáo của riêng Nguyễn Thị Thụy Vũ.
3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ nằm trong bộ phận văn học miền Nam giai
đoạn 1954-1975. Từ những cơng trình nghiên cứu chung liên quan đến dòng văn học
miền Nam trong hơn hai mươi năm 1954-1975 có nhắc đến nhà văn Nguyễn Thị Thụy
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

Vũ đến những cơng trình nghiên cứu, bài báo có giá trị nhận định riêng về nhà văn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

Nguyễn Thị Thụy Vũ được người viết chọn lọc và giới thiệu theo hai giai đoạn trước và
sau năm 1975.
3.1.

Trƣớc năm 1975

Cơng trình Những nhà văn hơm nay (1969), Nguyễn Đình Tuyến giới thiệu 27
tác giả. Trong đó có 8 tiểu thuyết gia, 14 thi gia và 5 kịch tác gia. Nguyễn Thị Thụy Vũ

được chọn là một trong số tám nhà văn tên tuổi cả trong và ngoài nước, bên cạnh những
Lưu Nghi, Phương Triều, Thanh Nam, Trần Văn Minh, Võ Phiến, Kawabata (Nhật), J.
Steinbeck (Mỹ). Thời điểm 1969, Nguyễn Thị Thụy Vũ có tên trong làng văn chưa lâu
(6 năm), nhưng đã tạo được dấu ấn độc đáo trên văn đàn. Nguyễn Đình Tuyến xếp tác
phẩm Nguyễn Thị Thụy Vũ vào loại tiểu thuyết phóng sự: “Tiểu thuyết phóng sự của
Nguyễn Thị Thụy Vũ trình bày được một trong những khía cạnh nổi bật của chiến
tranh” (tr.15). Khảo sát 2 tập truyện Lao vào lửa và Mèo đêm, thế giới của những cô gái
bán bar làm Nguyễn Đình Tuyến kinh ngạc bởi sự táo bạo của Nguyễn Thị Thụy Vũ
và chất thực của đời sống. Sự táo bạo như vậy trước đó khơng có, thế nên Nguyễn
Đình Tuyến xem “Nguyễn Thị Thụy Vũ là người đầu tiên can đảm ghi nhận những sự
thực đó và sự thực được ghi có một sức hấp dẫn lạ thường” (tr.43). Ơng cịn nhận ra,
truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ ngồi tính chất sống thực cịn có tính chất mới và đẹp.
Tính mới thể hiện ở việc “mơ tả những nếp sống đặc biệt của hạng gái mới, sống gần
như biệt lập hẳn trong xã hội hôm nay” (tr.43), vượt qua cả Vũ Trọng Phụng. Cịn cái
đẹp thì thể hiện qua những nhận xét thông minh, bằng một cú pháp bình dị và trong
sáng, “Cái đẹp nầy khác hẳn cái đẹp mơ màng trong các truyện của Tự Lực Văn Đồn.
Cái đẹp ở đây có tính chất xơ bồ, có tính chất rực rỡ. Chúng ta đã đi xa, quá xa thời kì
của cái đẹp thầm lặng, Á Đơng, đài các, cái đẹp trong các loại tiểu thuyết khuê phòng”
(tr.44). Nguyễn Thị Thụy Vũ đã được đánh giá bằng những nhận định mang tính đề
cao, vượt qua những định kiến truyền thống, hủ lậu. Với Nguyễn Đình Tuyến, một giá
trị sẽ làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm Nguyễn Thị Thụy Vũ là bà đã “trình bày
những sự kiện sống thực nhất của thời đại chúng ta. Thời đại này rồi sẽ đi qua. Những
cái gì của thời đại chúng ta nếu khơng ghi kịp thì ngày mai sẽ mất” (tr.42).
Tạ Tỵ có 2 tập nhận định văn học có giá trị trong việc tìm hiểu văn học miền
Nam là Mười khuôn mặt văn nghệ (1970) và Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay
(1972). Trong số hai mươi khn mặt văn nghệ được lựa chọn, có hai nhà văn nữ là
Túy Hồng và Nguyễn Thị Thụy Vũ, hai nhà văn vừa đoạt giải Văn chương toàn quốc
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

năm 1970, xuất hiện ở tập thứ 2. Tạ Tỵ cho rằng Nguyễn Thị Thuỵ Vũ tuy tuổi đời còn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

trẻ nhưng đã tự tạo cho riêng mình một thế đứng, một cương vị trong nền văn học Việt
Nam hiện đại vì “nó khơng nằm trong khn nếp thơng thường của một nữ nhi, nó đã
bay ra ngồi quỹ đạo dự tưởng” (tr.155). Sự đóng góp của Nguyễn Thị Thụy Vũ trong
khu vườn văn chương đã sớm gây sự chú ý nhờ vào “một bút pháp mạnh mẽ xuyên qua
từng dòng chữ bỏng cháy với suy nghĩ về tình dục, về xã hội trong nét sống đặc biệt của
các cô gái thuộc giới snack bar thành phố” (tr.155). Với đề tài đặc biệt này, độc giả và
cả những nhà phê bình tỏ ra thắc mắc, nghi ngờ về những dữ kiện, tình tiết, về “thực
trạng của mỗi vấn đề mà Thụy Vũ đã đặt ra trước xã hội, về khả năng hiểu biết cuộc
sống… và sự góp mặt của những chứng tích đó, có nên dành vinh dự cho nhà văn nữ
giới?” (tr.156). Tạ Tỵ đã dẫn ra trường hợp của Nguyên Hồng khi viết Bỉ vỏ, Vũ Trọng
Phụng khi viết Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Làm đĩ hay trường hợp của Marie
Choisy để khẳng định lẽ dĩ nhiên rằng Nguyễn Thị Thuỵ Vũ không cần phải kinh qua
đời sống trụy lạc kia rồi mới có một hiện thực sống động đến vậy trong sáng tác. Nhưng
do Nguyễn Thị Thuỵ Vũ tuổi đời còn trẻ, thành ra sự việc đề cập tới dù ở khía cạnh nào
cũng chỉ để bày tỏ, nói ra những gì mình nghĩ, một cách ngay tình khơng dùng ẩn dụ
hay che đậy sau những dòng chữ.
Tạ Tỵ lần lượt đi qua thế giới đầy dâm loạn với những uẩn khúc của Mèo đêm
tiếp đến là Lao vào lửa để tìm hiểu những thân phận đàn bà đang quay cuồng, giãy giụa
trong mê cung khơng lối thốt, đến cuối cùng của cái thế giới ấy là nơi nhà thương Bạc
Hà với những “tai nạn” trong nghề. Qua thế giới đó, Tạ Tỵ nhìn thấy được tấm lịng
Nguyễn Thị Thụy Vũ đằng sau kỹ thuật hành văn đôi khi lạnh lùng, tàn nhẫn. Nguyễn
Thị Thụy Vũ khơng chỉ nhìn cuộc sống đó với khía cạnh xấu của nó, mà cịn đi vào
những uẩn khúc của từng tâm trạng “Cái đó là nỗi ước vọng mù khơi của một tâm hồn
đã quá ê chề giữa vũng lầy trụy lạc” (tr.169).

Với tác phẩm đạt giải thưởng Văn chương toàn quốc năm 1970 – Khung rêu – Tạ
Tỵ cho rằng “Thụy Vũ đã đốt ngọn đèn tâm tưởng để truy nguyên quá khứ, để giành
giữ cho mình những khung trời tuy khơng trong sáng bao nhiêu, nhưng cũng vừa đủ để
soi tỏ bản thân” (tr.172). Nguyễn Thị Thụy Vũ đã sử dụng kỹ thuật dựng truyện cổ
điển: “Nội dung được dàn trải quanh một cơ cấu ở đó, Thụy Vũ chạm trổ những gì đã
được ấn định trong tâm thức”. Tạ Tỵ dành một dung lượng khá dài để nói đến các nhân
vật trong tác phẩm, chỉ ra sơ sót trong một vài chi tiết, đồng thời cũng cho thấy những
điểm mạnh “Thụy Vũ viết thật chắc và mơ tả tâm lý rất sát… tóm gọn được tất cả mọi
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

khía cạnh của vấn đề”. Đặc biệt, ông đánh giá cao việc Nguyễn Thị Thụy Vũ đã thẳng


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

thắn bày tỏ suy nghĩ của riêng mình về cuộc sống tình cảm cũng như xã hội “Nhiều ý
tưởng táo bạo, mạnh mẽ như những nhát búa đập thẳng vào trí não làm người đọc
chống váng mặt mày” (tr.175). Kết thúc phần viết về Nguyễn Thị Thụy Vũ, Tạ Tỵ đã
lên tiếng bênh vực cho nhà văn “đừng có ai khắt khe cho rằng sự dâm ơ trong kích
thước văn chương Thụy Vũ là độc tố phá hoại ngấm ngầm ý thức con người, nó chính
là liều thuốc an thần cho mỗi con người đã mất thăng bằng tâm não”.
Un Thao với cơng trình Những nhà văn nữ Việt Nam 1900-1970 (1973), đã
tuyển chọn 9 nhà văn nữ ông cho là tiêu biểu trong 70 năm văn học Việt Nam gồm:
Thụy An, Mộng Sơn, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị
Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương. Trong phần Lược ghi về văn học nữ giới,
tác giả Uyên Thao đặc biệt chú ý đến mốc năm 1966 vì đó là năm xuất hiện đồng loạt
của nhiều tác giả nữ tên tuổi, đồng thời cũng là năm đầu tiên tác phẩm của các nhà văn
nữ giành được ưu thế trên thị trường sách báo “Tác phẩm của các tác giả nữ giới như

Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trở thành sách bán chạy nhất của
năm 1966 và trong năm này (1970), những bút danh Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị
Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ và Trùng Dương đã thực sự trở thành quen thuộc với độc
giả” (tr.30). Về Nguyễn Thị Thụy Vũ, Uyên Thao dành dung lượng 31 trang để vừa
khảo sát về mặt nội dung sáng tác vừa xem xét một số yếu tố trong bút pháp của
Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Uyên Thao cho rằng Nguyễn Thị Thụy Vũ tỏ ra là một cây bút có khá nhiều tinh
thần mạo hiểm cùng với óc quan sát tinh tế, nhưng tất cả đều bị bóp nghẹt dưới một ám
ảnh nặng nề. Ám ảnh đó đã làm cho “Nguyễn Thị Thụy Vũ tự biến thành một con thoi
trên khung cửi vùng chạy không ngừng nhưng đích đến chỉ là hai đối cực khơng thay
đổi, một phía là những kỷ niệm nặng nề và một phía là sự phá phách hoang tàn đến tàn
độ” (tr.188). Uyên Thao đặt vấn đề: Tại sao Nguyễn Thị Thụy Vũ lại diễn tả hai vùng
trời mang màu sắc đối nghịch như vậy? Một bên là sự sống khô cằn do những đòi hỏi
ép xác của một tinh thần đạo đức vừa cổ lỗ vừa giả dối. Một bên là lối sống nhầy nhụa
chán chường do sự thả lỏng xác thịt đến tận cùng? Và tác giả lý giải: “Thực ra, hai vùng
trời đó liên hệ với nhau khá mật thiết bằng một ám ảnh – đó là nỗi ám ảnh nặng nề và
duy nhất – nỗi ám ảnh thân xác” (tr.206). Nguyễn Thị Thụy Vũ đã thực hiện những tác
phẩm có chủ đề chính là sự sống thể xác. Lí giải theo quan điểm phân tâm học của
Freud thì “Nguyễn Thị Thụy Vũ là một người bị dồn nén trầm trọng về đời sống tính
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

dục” (tr.207). Yếu tố này đã khiến hai vùng trời đối nghịch trong thế giới tiểu thuyết


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

của Nguyễn Thị Thụy Vũ khơng cịn cách biệt.
Về bút pháp, Uyên Thao vừa đề cao lại vừa nhẹ nhàng phê phán lối viết tùy hứng

của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Tác giả nhận định rằng Nguyễn Thị Thụy Vũ là cây bút phụ
nữ có lối viết độc đáo nhất vào khoảng thời gian mà Mèo đêm ra đời “Nhưng phải thành
thực mà nhận rằng Nguyễn Thị Thụy Vũ đã khơng có lối viết của một tiểu thuyết gia
chun nghiệp” (tr.212). Bởi ông thấy “Qua 6 tác phẩm Nguyễn Thị Thụy Vũ là một
cây bút khá sắc bén và tinh tế, nhưng vẫn mắc những sơ hở nặng nề của một tinh thần
tùy hứng” (tr.212). 6 tác phẩm với những khung cảnh khác nhau nhưng chỉ mang đến
cho người đọc cùng một số màu sắc hết sức nghèo nàn. Nhược điểm này được bù lại
bằng một ưu điểm mà nhiều tác giả khác khơng có, “đó là tính chất nóng cháy một cách
sơi bỏng trong cách thế diễn tả của Nguyễn Thị Thụy Vũ” (tr.212). Nguyễn Thị Thụy
Vũ hơn các nhà văn nữ cùng phái ở việc tạo được hơi lửa cho mỗi tác phẩm của mình.
Về thái độ gay gắt của một số người, coi Nguyễn Thị Thụy Vũ là một người lợi
dụng nghệ thuật để mua danh bằng tài khiêu dâm, Uyên Thao tỏ thái độ bênh vực:
“Đành rằng làm văn chương không phải là mô tả những chuyện làm tình nhưng khơng
vì thế chúng ta lại được quyền cho rằng mơ tả những chuyện làm tình tức là một tai họa
cho văn chương. Vấn đề cần phải được đặt lại chỉ ở ý thức của người cầm bút khi sáng
tác” (tr.215). Ở điều này, Uyên Thao đồng quan điểm với Tạ Tỵ. Và mặc cho những chỉ
trích trên, “vị thế của Nguyễn Thị Thụy Vũ trong làng văn Việt Nam hiện nay vẫn
khơng có gì thay đổi” (tr.215).
Như vậy, trước năm 1975, Nguyễn Thị Thụy Vũ được giới phê bình, nghiên cứu
đánh giá với những bài viết thật chất lượng. Tuy nhiên, do những bài phê bình khảo sát
trên những tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Thị Thụy Vũ tại những thời điểm nhất
định nên chỉ đánh giá được một phần sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ chứ chưa có
cái nhìn tổng thể và tồn diện. Nói như Un Thao “tất cả những tác phẩm đã được
trình diện vẫn cịn nằm trong cái chu kỳ ngẫu hứng” (tr.215).
3.2.

Sau năm 1975

Phạm Văn Sĩ trong cuốn Văn học giải phóng miền Nam (1976), ở phần phụ lục đã đề
cập đến một số xu hướng văn chương phản động và suy đồi ở vùng tạm chiếm miền Nam có

nhắc đến Nguyễn Thị Thụy Vũ và đánh giá văn chương của bà là “những sách dâm ô”.
Cùng một cách nhìn nhận đó, Trần Trọng Đăng Đàn trong cuốn Văn hóa, văn nghệ…
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

Nam Việt Nam 1954-1975 (2000) phê phán văn chương Nguyễn Thị Thụy Vũ là: “thế


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

giới mà mục đích của người phụ nữ là khai thác thân xác của mình thật triệt để, để có
được nhiều tiền”.
Võ Phiến có cơng trình Hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1975 (1986).
Trong Phần tổng quan của cơng trình này Võ Phiến đã nhận xét về vị trí của Nguyễn
Thị Thụy Vũ: “Tập truyện Mèo đêm của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã làm cho sự có mặt
của nữ giới trong địa hạt văn xuôi đã được đặc biệt lưu ý”.
Nguyễn Phúc trong luận án phó tiến sĩ Khảo sát sự du nhập của phân tâm học và
chủ nghĩa hiện sinh vào đô thị miền Nam trước năm 1975 (1995) nhìn nhận: “Người đọc
tỏ lịng thương cảm với bao nỗi tủi nhục của các nhân vật đã trải qua và đều cầu mong
khi thoát khỏi tỉnh lẻ này, họ sẽ bắt gặp được nhiều may mắn trong cuộc đấu tranh
giành quyền sống và hạnh phúc ở môi trường xã hội mới, tại thành phố Sài Gòn chẳng
hạn”.
Hồ Trƣờng An trong tác phẩm Quê Nam một cõi (2007) nghiên cứu nhiều tác giả
của văn học miền Nam, trong đó tác giả khái quát sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thị
Thụy Vũ trong mục Tổng quan văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Hồ Trường An
nhận định: “Văn chương Nguyễn Thị Thụy Vũ thật khó xác định. Chị viết về tâm sự cô
đơn của các cô gái già, chị viết về xã hội các cô gái buôn hương bán phấn, chị viết về
sinh hoạt của gia đình nhiều biến cố có liên quan đến thời cuộc và những khúc quanh
của lịch sử”.

Nhà thơ Du Tử Lê có 2 bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ: Sự khác biệt về
tính dục trong truyện Nguyễn Thị Thụy Vũ và các nhà văn nữ khác (đăng trên trang
Web dutule.com ngày 27/10/2010) và Cá tính mạnh mẽ của Nguyễn Thị Thụy Vũ từ văn
chương tới đời thường (đăng trên trang Web dutule.com ngày 03/11/2010). Du Tử Lê
tạm chia hành trình văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ thành 3 giai đoạn. Giai đoạn
xuất hiện: là thời điểm Nhã Ca, Túy Hồng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Hồng đã định
hình bằng một văn phong riêng. Tuy xuất hiện muộn hơn nhưng “Nguyễn Thị Thụy Vũ
cũng đã cho thấy móng vuốt của mình”. Giai đoạn thứ 2: thời điểm xuất hiện tập truyện
Mèo đêm, như một lưỡi dao lao thẳng vào các mục tiêu tình dục với hai nguồn mạch
chính: ẩn ức sinh lý của các nhân vật nữ quá lứa lỡ thì và hoạt động mưu sinh trên thân
xác của các cô gái bán bar. Giai đoạn sáng tác thứ 3, yếu tố tính dục vẫn cịn hiện diện
nhưng đã trở nên mờ nhạt hơn, khơng cịn có vai trị chính diện nữa, với những truyện
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

như Trơi sơng, Đêm tối bao la, Lịng trần. “Trên con lộ mới xuyên qua thân phận làm


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

người này, những mơ ước chín đỏ cuối kiếp hay xanh ương đầu đời, đã được bà đề cập,
như một bản năng song hành với bản năng tính dục”. Đặc biệt, với truyện ngắn Lòng
trần, Du Tử Lê cho rằng nó hàm chứa một vài tư tưởng Phật giáo. Từ cảm nghiệm đó
ơng hiểu vì sao Nguyễn Thị Thụy Vũ có thể bình thản, mạnh mẽ sống lo cho các con.
Qua hai bài viết, Du Tử Lê không đi sâu phân tích những vấn đề tính dục hay những ẩn
ức tâm sinh lý nhân vật mà chỉ ra một vài yếu tố khác biệt khi viết về nữ giới giữa
Nguyễn Thị Thụy Vũ và các nhà văn nữ khác cùng thời.
Bùi Vĩnh Phúc qua bài viết Hai mươi năm văn học miền Nam – Phẩm tính và ý
nghĩa (2014) đã đặt Nguyễn Thị Thụy Vũ cùng vị trí với các nhà văn nữ thời kì này như

Túy Hồng, Nguyễn Thị Hồng và mơ tả họ: “viết về những thao thức của thân xác
người nữ, của những đam mê cháy bỏng bên ngoài hay của những dằn vặt, bùng bốc
tình dục bên trong”.
Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trở lại (2017)
khẳng định Nguyễn Thị Thụy Vũ vốn là nhà văn bẩm sinh “Quan sát tận tường, miêu tả
táo bạo, phơi mở nhiều cảnh huống, dõi theo nhiều số phận, chạm khắc những tâm
trạng, tung hứng nhiều lời thoại dí dỏm… tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Thị
Thụy Vũ nói với chúng ta bà là nhà văn bẩm sinh” cùng với cá tính phản kháng, hồi
nghi, khơng chịu khép mình vào lề thói, lại hay nói huỵch toẹt ra những sự thật mà đời
thường cấm kỵ. Văn chương Nguyễn Thị Thụy Vũ như những cơn mưa lành rào rạt
chảy, “hồn nhiên mà tưới tắm, mà xói đất, mà làm nổi lên những bèo bọt, rác rưởi của
những kiếp phù sinh một thời ly loạn”. Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng chỉ ra những
nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ thường là những nhân vật Cynique
và họ khơng ít thì nhiều chịu ảnh hưởng của thời cuộc. Về chất liệu Nam Bộ trong sáng
tác Nguyễn Thị Thụy Vũ “Cũng như Hồ Biểu Chánh, chất liệu Nam Bộ đầy ắp trong
văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ. Tùy hứng, linh hoạt, tràn đầy nữ tính, trang viết của bà
bất ngờ hơn, sắc sảo hơn, nghịch ngợm hơn. Những đối thoại kỳ tình; những miêu tả về
tâm lý, sinh hoạt, món ăn… thật hấp dẫn”.
Liễu Trƣơng với bài viết Nguyễn Thị Thụy Vũ và thân phận người phụ nữ qua
những biến động của lịch sử (đăng trên trang Liễu Trương ngày 30/11/2018). Tác giả
cho rằng “Chủ đề lớn nhất làm nên tính nhất quán của mười tác phẩm là người phụ nữ”
và chủ yếu là người phụ nữ ở vùng đất Tiền Giang vào lúc xã hội dần đi vào thời hiện
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

đại. Liễu Trương đi vào thế giới truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ qua lăng kính của phê


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9


bình xã hội (sociocritique) với các vấn đề “Một thời suy tàn”, “Người phụ nữ trong một
xã hội bảo thủ”, “Nỗi niềm của người phụ nữ trong một bối cảnh lịch sử sôi động”,
“Người phụ nữ ở tỉnh lẻ trước sự lựa chọn: thoát ly hay chịu đựng”, “Sài Gòn: một chân
trời mới hay một thế giới ảo?”. Tác giả đã cho thấy phần nào thân phận của những
người phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Thị Thụy Vũ qua những thăng trầm, đổi thay của
lịch sử.
Hoàng Kim Oanh có bài viết Đọc Nguyễn Thị Thụy Vũ, Mênh mơng ước vọng
mù khơi và những khoảng cách…(phần 1: 1965-1975) đăng trên Qn văn 64 (2019).
Bài viết có ý nghĩa tìm hiểu vấn đề tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Thị Thụy Vũ trong giai
đoạn 1965-1975. Bằng trải nghiệm của mình, Hồng Kim Oanh đã ghi lại những ám
ảnh ấu thơ cấm kỵ của gia đình đối với các tác phẩm của các nhà văn nữ miền Nam giai
đoạn 1965-1975. Đó cũng là một phần của tiếp nhận văn chương Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Sau đó, Hồng Kim Oanh tiếp tục lược thuật quá trình tiếp cận tác phẩm của Nguyễn
Thị Thụy Vũ từ những độc giả đầu tiên đến các nhà phê bình như Nguyễn Đình Tuyến,
Tạ Tỵ, Uyên Thao, Du Tử Lê, Võ Phiến… Đó đều là những người đọc chuyên nghiệp,
nhà văn, nhà báo, nhà phê bình nổi tiếng. Về căn bản, những khoảng cách thẩm mỹ,
những quan điểm đạo đức khác nhau sẽ dẫn đến những nhận định đồng tình, đề cao hay
phê phán của các nhà phê bình. Hoàng Kim Oanh nhận định rằng “Đúng là việc tiếp
nhận tác phẩm Nguyễn Thị Thụy Vũ khơng phải chỉ có một chiều. Nhưng sự lạ hóa
một cách tự nhiên như chính hiện thực cuộc sống ở đề tài, chủ đề và cách sử dụng ngôn
ngữ rặt miền Tây Nam Bộ vừa là cái bị phê phán cũng vừa là cái được ca ngợi đã tạo
nên sức hút của ngòi bút riêng bà” (tr.22).
Những năm gần đây, tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều khóa luận, luận văn ở các trường đại học. Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2018): Vấn đề nữ quyền trong văn xuôi của Nguyễn Thị Thụy
Vũ (Đại học KHXH&NV TP.HCM); Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị
Bích Ngọc (2019): Vấn đề nữ quyền trong truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Thị Thụy
Vũ (ĐH Sư phạm Hà Nội 2) cùng nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ bằng
lý thuyết nữ quyền. Cả hai công trình nghiên cứu đều tập trung vào những định kiến

trong xã hội nam quyền ngăn trở sự phát triển của giới nữ. Sự đối kháng mạnh mẽ xuất
phát từ các yếu tố tự do yêu đương, tự do tính dục, tự do kinh tế, tự do học tập hay tự
do sống theo ý muốn là những nỗ lực của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Từ đó, tăng cường thúc
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

đẩy và khẳng định giá trị riêng của nữ giới trong đời sống xã hội giữa thế kỉ XX. Từ


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

việc khai thác các mảng tự do tính dục, tự do đổi mới, nét đẹp bản tính nữ và sự phản
kháng mãnh liệt có trong văn chương, Nguyễn Thị Thụy Vũ giúp khái quát lại đời sống
nữ giới ở đơ thị Sài Gịn và vùng q Vĩnh Long. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên
cứu nghệ thuật trần thuật qua các yếu tố: điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Nhung (2018): Đặc điểm văn xuôi Nguyễn
Thị Thụy Vũ (Đại học Huế) nghiên cứu cảm quan của Nguyễn Thị Thụy Vũ về hiện
thực cuộc sống ở hai bình diện: cuộc sống đời thường và cuộc sống đô thị; nghiên cứu
cảm quan về con người ở các vấn đề: con người cô đơn, con người nổi loạn, con người
lo âu, con người bản năng. Về hình thức thể hiện, tác giả luận văn nhận định: để xây
dựng thành công chân dung nhân vật, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã sử dụng biện pháp miêu
tả ngoại hình và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí để làm rõ nội tâm, tính cách, suy
nghĩ của nhân vật. Đồng thời, nhà văn đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ đậm chất Nam bộ
kết hợp với ngôn ngữ trần thuật kể - tả cùng giọng điệu trữ tình, thương cảm; giọng đời
thường, suồng sã; giọng lạnh lùng, điềm nhiên, trầm tĩnh.
Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thu Phương (2019): Nghệ thuật trần thuật trong
truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ (Đại học Đà Nẵng). Luận văn khai thác nghệ thuật trần
thuật qua các yếu tố: điểm nhìn và kết cấu trần thuật, khơng gian và thời gian trần thuật,
ngôn ngữ và giọng điệu. Tác giả luận văn nhận định: Để tạo điểm nhấn cho truyện, nhà

văn vừa trực tiếp bộc lộ quan điểm, nhìn nhận của mình, đồng thời tạo ra kênh đối thoại
mở, khơi lên giá trị triết lí nhân sinh. Theo đó, việc gia cố điểm nhìn bên ngồi, bên
trong và kết hợp các điểm nhìn đã đem đến những góc tiếp cận khác nhau về hiện thực
đời sống xoay quanh nhiều mối quan hệ phức tạp cũng như cuộc đời đầy bi kịch của
con người. Bằng kết cấu tương phản, kết cấu tâm lí nhà văn đã tái hiện nội tâm con
người rất chân thực. Mạch ngầm ngôn ngữ và chất giọng được cá tính hóa trong sáng
tác Nguyễn Thị Thụy Vũ cho nhiều thanh âm độc thoại, đối thoại, ca dao, tục ngữ,
thành ngữ đã được nâng lên thành triết lí sống sâu sắc.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Gia Bửu (2020): Quan niệm về con người trong
truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ (Đại học Thủ Dầu Một). Tác giả luận văn làm rõ
quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ với những
kiểu: con người bế tắc, tuyệt vọng; con người cô đơn, lạc lõng; con người phá cách, nổi
loạn; con người khát vọng tình yêu. Để làm rõ về phương thức thể hiện quan niệm về
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

con người, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật miêu tả nhân vật, ngôn ngữ
kể, giọng điệu trần thuật.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

Những bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ sau năm 1975 cung cấp những
góc nhìn mới mẻ, hiện đại. Mỗi cơng trình nghiên cứu tập trung khai thác vào một
phương diện nào đó trong sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Các cơng trình nghiên
cứu trên là nguồn tư liệu hữu ích cho chúng tơi trong quá trình thực hiện đề tài Tìm
hiểu phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Phƣơng pháp nghiên cứu


4.
-

Phương pháp thi pháp học: Vận dụng phương pháp thi pháp học bằng cách

lấy văn bản làm yếu tố chính để phân tích tác phẩm, tập trung vào yếu tố hình thức của
tác phẩm như: thể loại, hình tượng nhân vật, không gian - thời gian, kết cấu - cốt
truyện, điểm nhìn, ngơn ngữ,... để tìm ra ý nghĩa thẩm mỹ trong sáng tác của Nguyễn
Thị Thụy Vũ.
-

Phương pháp loại hình: Luận văn sử dụng phương pháp loại hình để phân loại

đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phân loại nhân vật.
-

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Khái quát chung về bối cảnh, đặc điểm văn

hóa xã và sự phát triển của văn học miền Nam 1954 – 1975 nhằm nhìn nhận, đánh giá
tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ như một hiện tượng văn hóa – lịch sử gắn liền với
các sự kiện của đời sống xã hội.
-

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này giúp tác giả luận văn

xem xét văn học phản ánh văn hóa đồng thời vận dụng những kiến thức tổng hợp về
tâm lý học, lịch sử, văn hóa học, xã hội học… để giải mã, các hiện tượng văn học trong
sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu nhằm
phân tích các tác phẩm, tìm hiểu tồn bộ sáng tác của nhà văn để tìm ra những nét đặc

trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thị Thụy Vũ, đồng thời chỉ ra sự khác
biệt trong phong cách của Nguyễn Thị Thụy Vũ với các nhà văn khác.
5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Thông qua luận văn, tác giả hi vọng có thể đưa ra một cái nhìn bao qt về quá
trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ với những nét đặc trưng
trong phong cách sáng tác của nhà văn. Đồng thời có thể khẳng định vị trí, những đóng
góp của Nguyễn Thị Thụy Vũ trong việc góp phần làm nên đời sống văn học sôi động
của văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

6.

Cấu trúc luận văn

Luận văn dài 106 trang, ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và tài liệu tham
khảo, nội dung được triển khai trong 3 chương.
Chương 1 trình bày về Phong cách nghệ thuật và các yếu tố định hình phong
cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, 16 trang. Ở chương này luận văn lược
thuật một số lí thuyết về phong cách nghệ thuật, việc nghiên cứu phong cách nghệ
thuật ở nước ngoài và ở Việt Nam, từ đó nêu cách hiểu về phong cách nghệ thuật của
tác giả luận văn, làm cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu. Phần tiếp theo của chương 1
giới thiệu các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ

bao gồm các vấn đề về bối cảnh thời đại, văn hóa, nền tảng q hương, gia đình và cá
tính nhà văn. Những yếu tố đó tác động đến cách nhìn nghệ thuật của nhà văn về con
người, về cuộc đời – góp phần hình thành nên phong cách riêng của nhà văn.
Chương 2 của luận văn triển khai vấn đề Sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ và
phong cách trong cảm hứng nghệ thuật trong 37 trang. Vấn đề được khai thác trên hai
phương diện: Cảm hứng thời đại và Cảm hứng nhân sinh mang màu sắc hiện sinh. Với
Cảm hứng thời đại, luận văn trình bày những tư tưởng thủ cựu, những hệ lụy chiến
tranh, đời sống đức tin qua cái nhìn của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Đó là thực trạng khách
quan của đời sống xã hội miền Nam trước năm 1975 tác động sâu sắc đến đời sống con
người. Cảm hứng nhân sinh mang màu sắc hiện sinh cho thấy đời sống tinh thần của
nhân vật trong sáng tác Nguyễn Thị Thụy Vũ ít nhiều chịu tác động của lối sống hiện
sinh với biểu hiện là tình trạng con người cơ đơn, sự ưu tư và khát vọng muốn vươn
lên khỏi thực trạng tối tăm của đời sống để hướng đến những điều tốt đẹp, cuối cùng là
hình ảnh con người trong đời sống tính dục.
Những vấn đề về cảm hứng nghệ thuật nêu trên được chuyển tải một cách hiệu
quả thông qua một thủ pháp nghệ thuật độc đáo được trình bày trong chương 3. Với
dung lượng 34 trang, chương 3, Sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ và phong cách
trong thủ pháp nghệ thuật nghiên cứu việc sử dụng các dạng ngơi kể, điểm nhìn nghệ
thuật; cách triển khai không gian và thời gian nghệ thuật; cách xây dựng nhân vật và
cuối cùng là giọng điệu. Những yếu tố về thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật dấu ấn cá
nhân của tác giả trong trong dòng chảy chung của văn chương đô thị miền Nam.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

CHƢƠNG 1
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH

NGHỆ THUẬT NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
1.1.

Phong cách nghệ thuật và hƣớng tiếp cận phong cách nghệ thuật

Phong cách là thuật ngữ ra đời từ rất lâu và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
nghệ thuật khác nhau. Trong nghiên cứu văn học, phong cách học là một cơng cụ phê
bình hiệu quả trong việc chỉ ra những nét độc đáo và dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ
trong dòng chảy chung của giai đoạn văn học hay cả nền văn học dân tộc. Phong cách
học được nghiên cứu và sử dụng trong việc nghiên cứu văn học từ Đông sang Tây. Cho
đến nay, những vấn đề về khái niệm, nội hàm phong cách, các yếu tố cấu thành phong
cách vẫn là một vấn đề mở rộng, chưa có sự thống nhất. Luận văn xin giới thiệu một vài
quan niệm về phong cách của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nhằm làm cơ sở
cho việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.
1.1.1. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật ở nƣớc ngồi
Khái niệm phong cách học có nguồn gốc từ thuật ngữ Stylos (Hi Lạp), Stylus (La
Mã), Style (Pháp). Ra đời sớm nhất ở Hi Lạp - La Mã cổ đại, với ý nghĩa ban đầu chỉ
nét chữ, bút pháp, nghĩa rộng hơn là chỉ tình yêu ngôn ngữ, nghệ thuật dùng từ. Như
vậy, ban đầu, khái niệm phong cách học thuộc lĩnh vực của ngôn ngữ học, thể hiện
trong các cơng trình của Aristote (Thi pháp học, tu từ học). Về nguồn gốc thuật ngữ,
các nhà nghiên cứu có sự thống nhất với nhau. Nhưng về khái niệm phong cách, chỉ xét
ở quan niệm của các nhà nghiên cứu Nga đã vô cùng phong phú.
Chất liệu của văn chương là ngôn từ nghệ thuật, lấy ngôn từ làm chất liệu,
phương tiện để biểu đạt nội dung, hình thức, tư tưởng tác phẩm. Từ phương diện này,
các nhà nghiên cứu coi ngôn ngữ là yếu tố quan trọng quyết định phong cách của nhà
văn. Vinogradov cho rằng, để hiểu được phong cách của nhà văn phải dựa vào sự am
hiểu sâu sắc ngôn ngữ của văn học nghệ thuật: “Phong cách đó là hệ thống sử dụng về
mặt mĩ học cá nhân những phương tiện biểu đạt bằng ngơn ngữ vốn có của thời kì nhất
định của sự phát triển văn học nghệ thuật” (M.B.Khrapchenko, 2002, tr.29).
V.Turbin thiên về lý giải phong cách theo ngôn ngữ học, xem phong cách là một

hiện tượng có tính chất ngơn ngữ: “Phong cách – đó là ngơn từ được xét trong mối quan
hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

những ý niệm nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật”


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

(M.B.Khrapchenko, 2002, tr.259).
Các nhà nghiên cứu đề cao yếu tố hình thức của tác phẩm nghệ thuật thì cho rằng,
phong cách là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt. Ya.Elxberg
đưa ra một định nghĩa về phong cách: “Phong cách biểu hiện sự tồn vẹn của hình thức
có tính nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự
tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội
dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn và của phương pháp của anh ta vốn thống
nhất với thế giới quan... Phong cách – đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức
mạnh tổ chức của nó” (M.B.Khrapchenko, 2002, tr.261).
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác xem phong cách là sự thống nhất giữa
những yếu tố nội dung và hình thức. Đại diện là V.Jirmunxky, ông cho rằng phong cách
nghệ thuật là biểu hiện thế giới quan của người nghệ sĩ, thế giới quan đó lại được thể
hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ: “Bởi vậy không thể
nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích chức năng của nó
mà tách rời nội dung tư tưởng – hình tượng của tác phẩm. Đồng thời, phong cách của
tác phẩm văn học không phải là tu từ học: đề tài, hình tượng, bố cục của tác phẩm văn
học, nội dung nghệ thuật của nó cũng là những yếu tố quan trọng của phong cách, và
có thể khá quan trọng, bởi vì chúng xác định cả những nguyên tắc nghệ thuật của việc
lựa chọn chất liệu từ ngữ, tức là tu từ học hiểu theo nghĩa hẹp của từ đó”.

(M.B.Khrapchenko, 2002, tr.260). G.N.Pospelov cũng cùng một quan điểm: “Sự thống
nhất thẩm mĩ của mọi chi tiết hình tượng – biểu cảm của hình thức tác phẩm, phù hợp
với nội dung của nó, đó là phong cách”. (G.N.Pospelov, 1998, tr.387).
Với nhà lí luận, phê bình M.B.Khrapchenko – người đã dành nhiều thời gian để
nghiên cứu về phong cách học thì phong cách khơng thể là những yếu tố riêng lẻ về
hình thức hay về nội dung, mà là tính chất đặc điểm của sự kết hợp giữa chúng: “Mỗi
một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những phương tiện độc đáo để thể
hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và những phương tiện
cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những hình tượng ấy trở nên hấp dẫn,
dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả. Và điều đó có nghĩa là nhà văn đã tạo
được phong cách của mình” (M.B.Khrapchenko, 2002, tr.279).
Với sự nỗ lực tìm kiếm, định hình một khuynh hướng nghiên cứu văn học, các
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

nhà lí luận phê bình đã tạo được một cơ sở lí luận cho phong cách học. Tuy vẫn còn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

nhiều những ý kiến trao đổi chưa thống nhất trong việc xác định nội hàm, phương pháp,
đối tượng nghiên cứu,… nhưng những phát biểu có tính chất khoa học và sự vận dụng
hiệu quả của phong cách học đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong
nghiên cứu văn học.
1.1.2. Nghiên cứu phong cách học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn học theo phong cách học được đề cập lần đầu
tiên trong công trình nghiên cứu Thơ Hồ Xuân Hương (1968) của Nguyễn Lộc. Bắt đầu
từ đó, nhiều cơng trình nghiên cứu phong cách học ra đời. Nguyễn Đăng Mạnh (1983)
trong cuốn Nhà văn, tư tưởng và phong cách cho rằng phong cách gắn liền với cá tính

sáng tạo của nhà văn và để đánh giá một nhà văn phải căn cứ vào ba tiêu chuẩn chính:
tư tưởng, tâm hồn lớn và có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tiến trình phát triển
của lịch sử văn học dân tộc, vì “nghiên cứu một nhà văn xét đến cùng là nghiên cứu tư
tưởng của ơng ta” (tr.13).
Trong cơng trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (2003),
Phan Ngọc nêu ra những khó khăn trong việc thực hành nghiên cứu phong cách vì các
khái niệm làm cơ sở cho nó như phong cách, phong cách thể loại, phong cách thời đại,
phong cách tác giả… vẫn chưa được xác định một cách nhất quán. Ngoài ra, những thao
tác nghiên cứu cũng chưa được xây dựng. Qua cơng trình của mình, ơng đề xuất các
thao tác nghiên cứu phong cách học như sau:
“- Xây dựng lại các khái niệm của môn phong cách học;
-

Phải tìm ra được những đặc điểm tiêu biểu của tác giả đó về mặt nội dung

khơng lặp lại ở người khác;
-

Tiếp cận tác phẩm một cách hình thức và chứng minh chính hình thức tác giả

lựa chọn là thích hợp để diễn đạt nội dung này” (Phan Ngọc, 2003, tr.6).
Sau đó, tác giả tiếp tục đưa ra một định nghĩa về phong cách: “Phong cách là một
cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và
chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại,
một tác phẩm hay một tác giả…” (Phan Ngọc, 2003, tr.29).
Cuốn 150 thuật ngữ văn học định nghĩa: “Những đặc điểm phong cách dường
như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được
của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt” (Lại Nguyên Ân, 2004, tr.254).
Với hiệu quả nghiên cứu mà phong cách học mang lại, các cơng trình nghiên cứu
về lí thuyết và thực hành nghiên cứu phong cách học trong nước ngày càng xuất hiện
nhiều: Văn chương và tác giả (1995), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ (2000) của Nguyễn
Ngọc Thiện; Văn chương tài năng và phong cách (2002) của Hà Minh Đức; Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (2002) của Tơn Phương Lan; Lí luận và phê bình
văn học (2008) của Trần Đình Sử; Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo
(2016) của Trần Đăng Suyền; …
1.1.3. Cách hiểu phong cách nghệ thuật của tác giả luận văn
Phong cách nghệ thuật là yếu tố tạo nên sự thu hút với độc giả, làm nên bản sắc
riêng cho mỗi nhà văn. Qua việc tìm hiểu những khái niệm về phong cách nghệ thuật
trong và ngoài nước, người viết đưa ra cách hiểu về phong cách như sau:
Phong cách là một phạm trù thẩm mĩ, là một sự thống nhất trọn vẹn của nội dung
và hình thức, mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn, thể hiện cái riêng, sự độc đáo,
đặc trưng mang tính thống nhất, ổn định, xuyên suốt các tác phẩm của mỗi nhà văn,
giúp phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác.
Phong cách nghệ thuật biểu hiện ở phương diện nội dung thành cách nhìn nghệ
thuật về con người và cuộc sống. Phong cách còn thể hiện ở một số nguyên tắc nghệ
thuật, phương pháp sáng tác qua ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại, các thủ pháp nghệ
thuật… Phong cách nghệ thuật mang tính cá thể nhưng phải có liên hệ mật thiết với
phong cách của một giai đoạn văn học.
Có nhiều yếu tố là cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật tác giả, đặc biệt quan
trọng là: truyền thống văn hóa của đất nước, quê hương; những biến động của thời đại;

kinh nghiệm sống, tính cách, tư tưởng, tài năng bẩm sinh, sự định hướng bên trong
nhằm vào độc giả, sự nỗ lực học hỏi và vận dụng của tác giả. Tùy vào mỗi nhà văn mà
các yếu tố này ảnh hưởng với mức độ và phương diện khác nhau.
1.2.

Các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật Nguyễn Thị Thụy Vũ

Để hiểu thêm về thời đại mà tác giả sống và viết, và cũng là một sự lý giải cho
việc hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Thị Thụy Vũ, cần tìm hiểu các yếu tố
khách quan trong việc định hình phong cách nghệ thuật của nhà văn. Mối liên hệ giữa
nhà văn với thời đại là mối liên hệ khăng khít, khơng thể tách rời. Hồn cảnh xã hội –
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

thời đại là nguồn tư liệu dồi dào cho sáng tác, nó góp phần tạo ra tính cách, tư tưởng


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

con người nhà văn. Về mối liên hệ giữa tư liệu sáng tác với cái “tôi” sáng tạo của nhà
văn, V.Panova nói: “Thật là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng nếu nhà văn có tài thì anh ta
có thể tha hồ viết về bất cứ một cái gì. Nếu khơng có tư liệu thực sự, tư liệu đã được
nghiền ngẫm, tư liệu thiêng liêng, thì tài năng của nhà văn chỉ là một âm thanh trống
rỗng, chỉ là một thứ vớ vẩn khơng có giá trị xã hội, chỉ là một sự trừu tượng không thể
biến thành vật chất được” (M.B.Khrapchenko, 2002, tr.276).
1.2.1. Văn chƣơng Nguyễn Thị Thụy Vũ trong bối cảnh chung của văn học
miền Nam 1954-1975
Nguyễn Thị Thụy Vũ sáng tác từ khoảng năm 1965-1975. Sáng tác của bà nằm
trong dòng chảy của văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975. Đó là giai đoạn văn học

đặc biệt, phát triển khá tự do, mang những đặc điểm riêng và tồn tại trong một thể chế
xã hội riêng, khác với văn học miền Bắc cùng thời.
1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội
Giai đoạn lịch sử 1954-1975 là giai đoạn khá đặc biệt với miền Nam, chứng kiến
những xáo trộn to lớn về mặt xã hội. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève
được kí kết (20/7/1954), chấm dứt sự có mặt của người Pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Vĩ tuyến 17 sông Bến Hải trở thành giới tuyến qn sự (khơng phải giới tuyến chính trị
hay lãnh thổ), tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Dự định sẽ có một
cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước diễn ra vào hai năm sau đó. Thế nhưng, thực
tế ngày thống nhất đất nước không phải hai năm mà kéo dài đến tận hai mươi năm.
Trong suốt thời gian đó, miền Bắc tiếp tục con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội và
đấu tranh thống nhất đất nước, còn miền Nam chịu những biến động sâu sắc.
Về chính trị, sau Hiệp định Genève, tình hình có vẻ khả quan khi Pháp rút qn
về nước, trao trả hịa bình cho Việt Nam. Hai bên ngừng bắn, tiếng súng chấm dứt, tạo
nên một cảm tưởng yên bình đầy triển vọng. Theo điều khoản của Hiệp định Genève,
phải đảm bảo cho tất cả mọi người dân Việt Nam tự do lựa chọn vùng mình muốn sống.
Vậy là, 140.000 người miền Nam từng tham gia kháng chiến chống Pháp tập kết ra Bắc,
hơn một triệu người từ Bắc di cư vào Nam (đa số là người Cơng giáo), chưa kể số
người di cư ra nước ngồi khi Pháp rút quân. Điều đó tạo ra một cuộc biến động về
thành phần dân cư, cơ cấu kinh tế, sinh hoạt chính trị, văn hóa văn nghệ.Nhờ có Mỹ hỗ
trợ, Ngơ Đình Diệm lên làm tổng thống nước Việt Nam Cộng Hịa (1956). Trong những
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

năm đầu, chính phủ Ngơ Đình Diệm đã tạo được một số thành tựu: Ổn định xã hội, định


×