Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

0192 nghiên cứu tình trạng thiếu kẽm và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám bv nhi đồng cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.68 MB, 109 trang )

Qi

PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BO Y TE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẢN THƠ

‘BATHOG Ý DƯỢC CAN THO

| THU VIEN |
———e

=

PHẠM NGUYÊN KIM TUYỂN

|

THUVIEN

|

TRƯỜNG ĐẠI HộC Y DƯ CAR THO

[HAY TON TRONG BAN QUYEN

NGHIEN CUU TINH TRANG THIEU KEM VA
CAC YEU TO LIEN QUAN O TRE DUOI5 TUOI


DEN KHAM TAI PHONG KHAM
BENH VIEN NHI DONG CAN THO
Chuyén nganh: Y TE CONG CONG
Mã số: 60.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHẠM THỊ TÂM

CÀN THƠ - 2016


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

[

LOI CAM DOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

s
b



Phạm Nguyễn Kim Tuyền


Qi

PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn và tốt nghiệp khóa học này, tơi chân thành và
trân trọng bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám
Khoa Y

Hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học,

tế công cộng, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt

nhất, luôn đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ và giải quyết khó khăn để tơi an tâm
học tập và nghiên cứu.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Thị Tâm,

người đã hết lịng tận tụy giúp đỡ tơi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
chỉnh luận văn này.
Xin chân thành biết ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Y tế cơng cộng đã tận
tình truyền đạt những kiến thức mới, những kinh nghiệm vô cùng quý báu cho
chúng tôi.
Xin cảm ơn cán bộ Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ
tơi trong q trình thu thập và xử trí số liệu thơng tin và hồn thành đề tài.
Xin hứa sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ vận dụng những kiến thức mà Thảy,
Cơ đã tận tình giảng dạy để phục vụ tốt hơn trong cơng tác của mình.

Tác giá luận văn

i

Phạm Nguyễn Kim Tuyền


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

¬

(a

MUC LUC
Trang
Muc luc

' Danh muc cac chit viét tat
, Danh muc cac bảng
Danh muc cac biéu d6

‘DAT VAN DE
Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Téng quan vé kém, sinh kha dung va nhu cau

1.2 Tình trạng thiếu kẽm trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Nguy cơ thiếu kẽm ở giai đoạn trẻ


1.2.2 Tình trạng thiếu kẽm
1.3 Các yếu tố liên quan đến thiếu kẽm ở trẻ
1.3.1 Tình trạng dinh dưỡng lúc sinh
1.3.2 Tình trạng dinh dưỡng hiện tại của trẻ

1.3.3 Tình trạng nhiễm trùng
1.3.4 Thói quen ăn uống

1.4 Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2: ĐĨI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3 Phương pháp xử lý số liệu
2.4 Vấn đề y đức trong nghiên cứu

Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh viện Nhi
Đồng Cần Thơ


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa how

3.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về trẻ

29

3.1.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về mẹ của trẻ


31

3.2 Tình trạng thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám
Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

3.2.1 Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ

32

3.2.2 Phân bố tỷ lệ thiếu kẽm theo đặc điểm của trẻ

33

3.2.3 Phân bố tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ theo đặc điểm của mẹ trẻ

34

3.3 Các yếu tổ liên quan đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

35

3.3.1 Tiền căn bản thân

35

3.3.2 Tình trạng hiện tại

39


3.3.3 Tình trạng bệnh của trẻ

40

3.3.4 Thói quen ăn uống của trẻ

43

.Chương 4: BÀN LUẬN

45

4.1 Đặc điểm trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh viện Nhi

45

Đồng Cần Thơ

4.2. Tình trạng thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám

48

Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
4.3 Các yếu tố có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm của trẻ

52

KET LUAN

61


KIEN NGHI

62

TAI LIEU THAM KHAO

PHY LUC 1: Bộ câu hỏi

PHU LỤC 2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 3: Bảng phân loại dinh dưỡng theo WHO


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa tod

DANH MUC CAC CHU VIET TAT
AE

Viêm da đầu chỉ ruột

BMI (Body Mass Index)

Chỉ số khối cơ thể

CN/T

Cân nặng/ Tuổi


GH (Growth Hormone)

Hormone tăng trưởng

IGF (insulin like growth

hormon tăng trưởng giống insulin trong máu

factor)
IZINCG

Tổ chức tư vấn đỉnh đưỡng kẽm quốc tế

KTC

Khoảng tin cậy

MLQ

Mỗi liên quan

OR (Odd Ratio)

Nguy cơ tương đối

RBP

Retinol trong gan

'The U.S RDA


Tổ chức khuyến cáo chế độ ăn uống của Mỹ

SD (Standard Deviation)

Độ lệch chuẩn

SDD

Suy dinh dưỡng

SGA

Nhỏ so với tuổi thai

WHO

(World Health

Organization)

Tổ chức Y tế thế giới


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa họư

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng I.] Nhu cầu kẽm khuyến nghị (RDA)

8

Bảng

10

1.2 Thiếu kẽm dựa vào chỉ số kẽm huyết thanh theo khuyến

nghị của IZINCG 2004

Bảng 2.1 Kỹ thuật định lượng kẽm

27

Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu của trẻ

30

Bảng 3.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về nhóm tuổi mẹ của trẻ

31

Bảng 3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội mẹ của trẻ

32

Bảng 3.4 Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình theo phân nhóm


33

Bảng 3.5 Ty lệ thiếu kẽm phân bố theo nhóm tuổi của trẻ

33

Bảng 3.6 Phân bố thiếu kẽm theo đặc điểm của trẻ

34

Bảng 3.7 Phân bố thiếu kẽm theo nhóm tuổi mẹ

34

Bảng 3.8 Phân bố thiếu kẽm theo đặc điểm xã hội của mẹ

35

Bảng 3.9 MLQ giữa thiếu kẽm và thói quen ăn uống của mẹ lúc

35

mang thai

Bảng 3.10 MLQ giữa thiếu kẽm và tiền căn tăng cân trong thai kì của

36

mẹ


Bảng 3.11 MLQ giữa thiếu kẽm và tiền căn bản thân của trẻ lic sinh

36

Bảng 3.12 MLQ giữa thiếu kẽm và tiền căn bú mẹ của trẻ

37

Bảng 3.13 MLQ giữa thiếu kẽm và bú mẹ hoàn toàn của trẻ

37

Bảng 3.14 MLQ giữa thiếu kẽm và tình trạng cai sữa và ăn dặm của

38

trẻ
Bảng 3.15 MLQ giữa thiếu kẽm và tiền căn của trẻ giai đoạn caisữa

38

Bảng 3.16 MLQ giữa tỷ lệ thiếu kẽm và độ tuổi của trẻ

39

Bảng 3.17 MLQ giữa thiếu kẽm ở trẻ tình trạng dinh dưỡng của trẻ

39


Bảng 3.18 MLQ giữa thiếu kẽm và tình trạng kinh tế gia đình của trẻ

40


\*

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa ạt

Bảng 3.19 MLQ giữa phân bố tỷ lệ thiếu kẽm và bệnh tiêu chảy

Bảng 3.20 MLQ giữa phân bố tỷ lệ thiếu kẽm và bệnh hô hấp
Bảng 3.21 MLQ giữa phân bố tỷ lệ thiếu kẽm và sốt ở trẻ
Bảng 3.22 MLQ số ngày bệnh trung bình mỗi đợt bệnh và tỷ lệ thiếu
kẽm ở

40
41
4I
42

trẻ

Bảng 3.23 MLQ giữa thiểu kẽm và thói quen ăn uống của trẻ

43



\\.

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa nọ

(

DANH MUC CAC BIEU DO
Trang

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính

29

Biểu đồ 3.2 Phân bồ tháng tuổi

29

Biểu đồ 3.3 Tình trạng dinh dưỡng

30

Biểu đồ 3.4 Phân bố nghề nghiệp của mẹ

31

Biểu đỗ 3.5 Tý lệ thiếu kẽm của trẻ

32



I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

1

DAT VAN DE
Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm là một vi khống được chứng minh
có vai trị quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và

miễn dịch của trẻ những năm đầu đời [9]. Trẻ thiếu kẽm thường thấy có biểu
hiện ăn khơng ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương
tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực.
Thiếu kẽm

cũng gây ra sụt cân, thiếu máu,

chậm

lành vết thương và kém

minh mẫn, khả năng miễn dịch với những tác động của môi trường và bệnh lý

còn hạn chế, ảnh hưởng lâu đài đến chất lượng cuộc sống và khả năng phát
triển của trẻ cả về thể chất lẫn tỉnh thần. Thiếu kẽm đang là vấn đề phô biến,
đặc biệt là ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn

động vật. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh,Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã nghiên
cứu đánh giá tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em tại cộng đồng, dựa vào nồng độ kẽm
huyết thanh thấp (<10,7umol/I) ghi nhận tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam

khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở

trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh

dưỡng thể còi), trẻ bị các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng [2].
Theo nghiên cứu của Trần Thành Đô và các cộng sự vào năm 2014 về
Tình trạng suy dinh đưỡng thấp cịi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở

trẻ em đưới

2 tuổi vùng Núi Phía Bắc và Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm là 49,5%,
khơng có sự khác biệt theo nhóm trẻ và giới và nhóm tré 6-11 tháng có tỷ lệ

thiếu kẽm cao nhất (52,9%){14].
Theo một nghiên cứu của Khoa Dinh dưỡng, Trường Khoa học Y tế,
Dai hoc Venda, Thohoyandou, Nam Phi và Sở Khoa học sức khỏe đa ngành,
Khoa Y và Khoa học Y tế, Đại học Stellenbosch, Maitland, Stellenbosch,
Nam Phi năm 2014 về sự phổ biến của tình trạng thiếu sắt và kẽm ở trẻ em

lứa tuổi mầm non 3-5 tuổi ở huyện Vhembe, tinh Limpopo, Nam Phi đã có


(re

._

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — 2

kết quả Tỉ lệ thiếu hụt kẽm là 42,6% và thiếu máu là 28%; cả hai đều ở bé gái
cao hơn bé trai [32].

Hiện nay ở một số nước tiên tiến và có nền kinh tế khá giá đã thực hiện

rất nhiều nghiên cứu xoay quanh việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng trong
đó có kẽm góp phần năng cao tình trạng sức khỏe của cộng đồng. Nhưng ở
Việt Nam do điều kiện kinh tế và kiến thức người dân chưa hiểu được tầm
quan trọng của vấn đề thiếu kẽm ở trẻ em. Đối với trẻ, giai đoạn từ mới sinh

đến 5 tuổi là giai đoạn rất quan trọng với sự hình thành cơ thể, tiếp xúc nhiều

hơn với mơi trường xã hội, hình thành những kiến thức xã hội đầu tiên và khả
năng tiếp xúc với các yếu tố có hại cũng rất cao trong khi sức đề kháng và khả
năng tự bảo vệ thì cịn rất thấp. Vì thế giúp cho trẻ có một sức khỏe và tỉnh
thần tốt nhất để tự bảo vệ mình là điều mà ai cũng mong muốn. Hơn thế nữa,

khi trong cơ thể trẻ có bệnh, đặc biệt yếu tố đinh đưỡng, sẽ giúp trẻ có sức đề
kháng tốt chống lại bệnh đồng thời tránh những tác nhân gây bệnh khác, và
kẽm là một trong những yếu tố quan trọng không thê thiếu trong việc giúp trẻ

thốt khỏi vịng xoắn bệnh lý. Vì thế tơi làm nghiên cứu tình trạng thiếu kẽm
ở lứa tuổi này nhằm xác định tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng khi đến khám bệnh
và các yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ, đồng thời là cơ sở dữ liệu
cho những hoạt nghiên cứu mở rộng sắp tới cũng như là cơ sở cho việc phòng
ngừa gia tăng thiếu kẽm ở nước ta trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu

1. Xác định tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh
viện Nhi Đồng Cần Thơ 2016.

2. Xác định một số yếu tố liên quan thiếu kẽm ở trẻ đưới 5 tuổi đến khám tại
khoa khám bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2016.



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

3

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Tổng quan về kẽm, sinh khả dụng và nhu cầu
Nhiều hoạt động của sự trao đổi chất tế bào phụ thuộc kẽm. Kẽm đóng
vai trị quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển, đáp ứng miễn dịch, chức

năng thần kinh và sinh sản. Trên cấp độ tế bào các chức năng của kẽm có thể
được chia thành ba loại: xúc tác, câu trúc, quy định [52].
Xúc tác: Hơn 300 loại enzym khác nhau phụ thuộc vào kẽm để tăng
khả năng xúc tác cho các phản ứng hóa học quan trọng, kẽm được biết đến
như một tổ chức của enzyme [31].
Cấu trúc: Kẽm đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc của protein và
màng tế bào, giúp ổn định cấu trúc của một số protein. Ví dụ như đồng cung
cấp

các

hoạt

động


superoxide dismutase

xúc

tác

cho

(CuZnSOD),

các

enzym

chống

trong khi kẽm

oxy

hóa

đồng

kẽm

đóng một vai trị quan

trọng về cấu trúc, mất kẽm từ các mang sinh hoc làm tăng sự nhạy cảm với


tồn thương oxy hóa và làm suy yếu chức năng của mang sinh hoc [35].
Quy định: Kẽm đóng một vai trị trong việc truyền tín hiệu tế bào và đã
được tìm thấy để ảnh hưởng đến phát hành hormone và truyền xung động
thần kinh. Kẽm được tìm thấy để đóng một vai trị trong quá trình apoptosis
(chết tế bào gen đạo diễn), quá trình điều tiết tế bào quan trọng với những tác
động đối với tăng trưởng và phát triển, cũng như một số bệnh mãn tính [40].

1.1.1 Phân bỗ trong cơ thể
Người trưởng thành chúa khoảng 1,5-2,5g kẽm, là một vị khoáng nhiều

thứ 2 sau sắt. Khoảng 90% kẽm tập trung ở cơ và xương, trên 95% kẽm của
cơ thể gắn với các metalloenzym của tế bào và màng tế bào [1]. Khi lượng
kẽm dự trữ bình thường trong cơ thể giảm thì mức độ giảm nồng độ kẽm
trong các mô cũng khác nhau, cơ xương, da và cơ tim lượng kẽm vẫn được


AgtUMPLIB Tai liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — 4

đuy trì trong khi xương, gan, tính hồn hay huyết thanh thì nồng độ kẽm sẽ
giảm [47].
Bình thường, lượng kẽm trong huyết tương vào khoảng 0,8-1,2ng/ml
hay 12-18umol/l. Trén 80% kẽm trong máu được tập trung trong các tế bào
máu. Hồng cầu người có khoảng lmg kẽm/ 10° té bào và bạch cầu có khoảng

6mg kẽm/10 tế bào [1].
1.1.2 Hap thu và chuyển hóa
Lượng kẽm hấp thu vào cơ thê người khoảng 5mg/ngày. Kẽm được hấp
thu chủ yếu tại tá tràng và hồng tràng, cũng có khi tại hồi tràng. Trong điều

kiện chuẩn tỉ lệ hấp thu kẽm khoảng 33%. Tỷ lệ hấp thu này phụ thuộc nhiều

vào các điều kiện như hàm lượng kẽm trong thức ăn, nguồn gốc thức ăn



sự có mặt của các chất ức chế hay các chất kích thích sự hấp thu kẽm. Hàm
lượng kẽm trog thức ăn càng thấp thì tỷ lệ hấp thu càng cao. Tại tá tràng, 4070% lượng kẽm được hấp thu vào cơ thể [1],[9].
Hiệu quả hấp thu kẽm từ thức ăn phụ thuộc vào tổng lượng thức ăn tiêu
thụ và các yếu tố khác như hàm lượng phytate, sắt, đồng, canxi,....Có một
mối liên quan tương đối chặt chẽ giữa hiện tượng bài tiết kẽm nội sinh và sự

bấp thu kẽm. Lượng kẽm dự trữ trong cơ thể càng thấp thì sự bài tiết kẽm nội
sinh càng được hạn chế. Phytate được chứng minh nhiều trên thực nghiệm là

làm giảm mức độ hòa tan của kẽm nên cũng ảnh hưởng xấu đến hấp thu kẽm.

Sắt vơ cơ có thể làm giảm hấp thu kẽm. Nhiều nghiên cứu còn chứng tỏ sắt
Hem cũng có tác dụng ức chế tương tự. Đồng có ít ảnh hưởng hấp thu kẽm.

Canxi làm tăng bài tiết kẽm và do đó làm giảm hấp thu kẽm. Một số thay đổi
về sinh lý và tình trạng bệnh lý như nhịn đói, có thai, bệnh tật bao gồm nhiễm
khuẩn, mồ xẻ, suy tụy và ngộ độc rượu đôi khi cũng làm thay đổi mức độ hấp
thu kẽm. Mức độ hịa tan của kẽm có một vai trị rất quan trọng trong hấp thu

kẽm [16].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học


5

1.1.3 Mỗi tương tác sinh học giữa kẽm và các vỉ chất dinh dưỡng khác
Kẽm có mối tương tác với rất nhiều vi chất dinh đưỡng khác nhau nhưng
người ta đặc biệt quan tâm tới hai mối tương tác là giữa kẽm với vitamin A và
kẽm với sắt.
Kém va sat

Một vấn đề được quan tâm trong mối tương tác giữa kẽm và sắt là nếu
bổ sung cả sắt và kẽm cùng lúc đưới dạng các hợp chất sắt thì có thể làm
giảm đáng kể tỷ lệ hấp thu kẽm khi hàm lượng sắt lớn hơn 25mg/ngày. Sự ức
chế hấp thu nảy sẽ tăng lên nếu bổ sung sắt được tiến hành trong bữa ăn. Vì
vậy, người ta khuyến nghị nên bổ sung sắt giữa các bữa ăn. Tỷ lệ kết hợp sắt

và kẽm trong các hợp chất phù hợp nhất để hạn chế sự ức chế hấp thu kẽm là
không được quá 2:l.
Trong khi nhiều nghiên cứu đã cho thấy sắt với hàm lượng cao trong hỗn
hợp protein, tăng cảm giác ngon sắt và kẽm sẽ ức chế hấp thu kẽm thì trong
nhiều nghiên cứu tăng cường cả sắt và kẽm vào thực phẩm bằng phương pháp
sử dụng đồng vị phóng xạ lại khơng thấy có hiện tượng ức chế này. Điều này
có nghĩa là sắt chỉ ức chế hấp thu kẽm nếu hai vi chất này cùng được bổ sung
qua các chế phẩm với một tỷ lệ không phù hợp và không ức chế hấp thu kẽm
khi hai vi chất cùng được tăng cường vào thực phẩm [44].
Kém va vitamin A
Kém 1a mét vi chat can thiét dé ting hop men Retinal dehydrogenase,
mét men chuyén retinol thành retinaldehyte trong ruột và các tổ chức khác

trong đó có võng mạc mắt. Chính men này tham gia vào q trình nhìn. Kẽm
thanh gia vào q trình tơng hợp protein vận chun retinol trong gan (RBP),
từ nơi dự trữ trong gan đến các cơ quan đích, nếu thiếu kẽm, lượng RBP

huyết thanh bị giảm thấp,

do vậy vitamm A dự trữ từ gan bị ứ đọng khơng

được mang tới các cơ quan đích, dẫn tới hội chứng thiếu vitamin A, mặc dù là

dự trữ trong gan vẫn cao. Trong trường hợp này điều trị bằng bổ sung viên


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

6

nang vitamin A đơn thuần khơng có tác dụng, trong khi kết hợp vitamin A và
bổ sung kẽm sẽ có hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng tương ứng với nồng độ RBP
tăng. Ngược lại, thiếu vitamin Á nặng cũng ảnh hưởng tới hấp thu kẽm do

giảm tổng hợp protein vận chuyển kẽm ở ruột [16], [23].
1.1.4 Chúc năng của kẽm đối với sự tăng trưởng và phịng chỗng bệnh
Tăng trưởng

Kẽm có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng này có
thể giải thích trên nhiều tác dụng như: tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein,
tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormon tăng trưởng (GH - Growth
Hormon), hormon IGF-I [5]. Mét số nghiên cứu đã chứng tỏ rằng kẽm có tác
dụng kích thích tăng trưởng ở trẻ nhờ tác dụng trung gian làm tăng hormon
tăng trưởng giống insulin trong mau (IGF-I). IGF voi nhiều nhóm có cấu trúc


polypeptid có liên quan tới q trình tăng sinh và biệt hoá tế bào lần đầu tiên
được đề cập tới như những yếu tố kích thích tăng trưởng. Cơ chế hoạt động
của IGE cũng giống như các yếu tố có cấu trúc polypeptid khác là gắn với
những thụ thê đặc hiệu của tế bào để thúc đây quá trình vận chuyển chất qua
mảng tế bào.

Bồ sung kẽm có ý nghĩa trong việc phát triển chiều cao và cân nặng, với

mức tăng trung bình khoảng 0,35 KTC 95% (0,189-0,511) và 0,309 KTC

95% (0,178-0,439) tương ứng. Tuy nhiên mức độ cải thiện về cân nặng theo
chiều cao lại không được ghi nhận với mức độ tăng trung bình -0,018 KTC

95% (-0,132-0,097), chứng tỏ trong các thử nghiệm lâm sàng này kẽm có tác
dụng trên sự tăng trưởng chiều cao của trẻ hơn là cân nặng [21]. Hơn thế nữa

theo tổng hợp từ 36 nghiên cứu thực nghiệm bổ sung kẽm dự phòng dành cho
trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển cho thấy khi bổ sung dự phòng 10
mg kẽm/ngày trong 24 tuần dẫn đến tăng 0,37 (+0,25) cm tùy vào hiệu quả
của đơn nguyên kẽm hay kết hợp với các vi khống khác so với nhóm chứng

[25].


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

7

Miễn dịch
Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể,


thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy, thiếu kẽm
làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn

dịch: tế bảo T, tế bào B và đại thực bào [5]. Nghiên cứu thực nghiệm trên
chuột cho thấy chuột bị thiếu kẽm có biểu hiển thiểu sản lách, tuyến ức, giảm
sản xuất các globulin miễn dịch ( IgA, IgM và IgG) [39]. Người ta còn nhận

thấy vai trò của kẽm đối với hệ miễn dịch là thông qua cơ chế đáp ứng miễn
dịch trung gian tế bào. Nghiên cứu của tác giả Prasad AS thấy có hiện tượng
giam ty 16 té bao lympho CD4/CD8, mét biểu hiện giảm sản xuất các tế bảo

miễn dịch phụ thuộc tuyến ức và giảm số lượng lympho gây độc tế bảo
(cytotoxic lymphocyte) cũng như THỊ và TH2 ở những người thiếu kẽm [29].
Trong một số năm gần đây, nghiên cứu đã xác định hiệu quả của bổ sung
kẽm lên tỷ lệ mắc bệnh, trong một số trường hợp làm giảm mức độ nặng của

bệnh, thời gian mắc bệnh tiêu chảy, viêm phối và sốt rét. Một số thử nghiệm
trên cộng đồng về bổ sung kẽm đã làm giảm tỷ lệ mới mắc và hiện mắc của

bệnh tiêu chảy, với OR= 0,82 KTC 95% (0,72-0,93). Bồ sung kẽm cũng làm
giảm nguy cơ tử vong 40% (khoảng từ 10-63%) do tiêu chảy kéo dài [10].

Nghiên cứu của Zhou cho thấy rằng nhóm trẻ viêm phổi có biểu hiện
thiếu các vi khoáng đinh dưỡng, đồng thời sau điều trị can thiệp về vi khống

cho thấy nhóm trẻ điều trị can thiệp có thời gian nằm điều trị ngắn hơn so với
nhóm trẻ bệnh khơng được điều trị can thiệp về các vi khoáng dinh dưỡng,
tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều [45]. Liệu pháp sử dụng liều kẽm gấp


2 lần nhu cầu hàng ngày trên những trẻ bị viêm phổi trong khoảng 5-6 ngày
hoặc dùng kéo dài cho đến khi trẻ khỏi cho thấy nhóm trẻ được bổ sung kẽm
có thời gian mắc bệnh trung bình ngắn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng. Tuy nhiên, số liệu sẵn có chưa cho thấy đủ bằng chứng để

chứng minh hiệu quá kẽm trong việc điều trị viêm phổi cho trẻ em.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

8

1.1.5 Nhu cầu kẽm và nguồn cung cấp
Theo Recommended dietary allowances (RDA) [48]

Khuyến cáo chế độ ăn uống (RDA) cho kẽm được liệt kê theo giới tính
và nhóm tuổi trong bảng dưới đây. Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và
phụ nữ mang thai và cho con bú có nguy cơ gia tăng của tình trạng thiếu kẽm.

Chỉ số đánh giá tình trạng đinh duỡng thiếu kẽm là khơng sẵn có, RDA tính
tốn nhu cầu kẽm hằng ngày được dựa trên một số chỉ số khác nhau về tình

trạng dinh dưỡng kẽm và đại diện cho tiêu thụ hàng ngày có khả năng ngăn
chặn sự thiếu hụt ở gần như tất cả các cá nhân trong một nhóm tuổi và giới

tinh cu thé.
Bảng 1.1 Nhu cầu kẽm khuyến nghị (RDA)
Tuổi


Nam

Nữ

Mang thai

Cho con bú

(mg/ngày)

(mg/ngày)

(mg/ngày)

Dưới 19 tuổi

12

13

19 tuổi trở lên

11

12

(mg/ngay) |
0-6 tháng


2

2

7-12 tháng

3

3

1-3 tuổi

3

3

4-8 tudi

5

5

9-13 tuôi

8

8

14-18 tuôi


11

9

19 tuôi trở lên

11

8

1.1.6 Phân loại thiểu kẽm theo nguyên nhân
1.1.6.1 Thiếu hụt kẽm nguyên phát
Lượng kẽm trong sữa mẹ được ghi nhận tốt, bắt đầu ở những nồng độ

khá cao (>3mg/1) và ngay sau đó giảm nhanh và dần dần ở những tháng đầu
sau sinh, cho đến <1 mg/1 ở thời điểm 6 tháng tuổi. Lượng kẽm ăn vào của trẻ
nhữ nhỉ được cho bú mẹ hoàn toàn cũng giảm trong 6 tháng đầu sau sinh, có


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

3

nghĩa là uống sữa nhiều hơn không bù đắp được cho sự giảm nồng độ đột
ngột của kẽm. Trẻ sẽ bù lại nguồn

kẽm này bằng các thức ăn dặm, nhưng khả


năng cung cấp lượng kẽm theo nhu cầu sinh lý này cịn hạn chế vì chất lượng
thức ăn và khả năng hấp thụ của trẻ còn thấp.

1.1.6.2 Thiếu hụt kẽm dựa trên di truyền
Bệnh

viêm

đầu

chi

ruột

(Acrodermatitis

enteropathica-AF)



một

nguyên mẫu của dạng nặng nhất của thiếu hụt kẽm ở người. Đây là một bệnh

di truyền nhiễm sắc thể lặn hiếm gặp, hiện nay được nhận biết là do hấp thu
kẽm

đường

ruột bị ngăn


chặn

một phần

do những

đột biến trong gien

SLC39A4, còn được biết đến là gien ZIP4 [46]. Biểu hiện kiểu hình kinh điển
với tam chứng viêm da quanh đầu chỉ hoặc quanh các lỗ tự nhiên (miệng, hậu

môn), rụng tóc và tiêu chảy, hồn tồn đo một tinh trạng thiếu hụt kẽm nặng.
Thiếu hụt kẽm nặng ở trẻ nhũ nhi bú mẹ, gây ra do tuyến vú của mẹ

khơng có khả năng tiết lượng kẽm bình thường, gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh
sinh non. Nồng độ kẽm trong sữa thấp xảy ra mặc dù mẹ có tình trạng kẽm
bình thường. Đột biến, hoặc các đột biến đặc hiệu của các chất vận chuyển

kẽm ở tuyến vú, ví dụ, SLC30A2 (ZnT-2) là nguyên nhân cho tình trạng này
ở người, là một lĩnh vực được nghiên cứu tích cục. Đột biến này được đặc

trưng bởi nồng độ kẽm trong sữa thấp (~25% so với bình thường trong giai
đoạn cho con bú), gây ra thiếu hụt kẽm nặng ở những trẻ nhũ nhi được cho bú
mẹ hoàn toàn. Kẽm bổ sung cho những trẻ nhũ nhi này dễ dàng điều trị tình

trạng thiếu hụt kẽm của trẻ, bởi vì khơng có khiếm khuyết về mặt hấp thu
kẽm ở những trẻ này. Trẻ này không nhận được sữa mẹ được tăng cường

trong giai đọan nằm viện, và biểu hiện với một viêm da điển hình, và nồng độ

kẽm huyết tương rất thấp ở 3-4 tháng tuổi sau sinh. Bé đáp ứng tốt với bổ

sung kẽm và phục hồi hoàn toàn. Ở lần mang thai và chu kỳ cho con bú sau
của mẹ bé, nồng độ kẽm thấp trong sữa mẹ được xác định thêm, và trẻ nhũ
nhỉ ra đời sau được bổ sung kẽm dự phòng với kết quả tốt.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — 1

1.1.6.3 Thiếu hụt kẽm mắc phải
Thiếu hụt kẽm đã được ghi nhận rõ ở những trẻ sơ sinh non tháng, cân

nặng lúc sinh thấp, được điều trị nội trú nếu kẽm bổ sung không được cung

cấp. Những dấu hiệu thiếu hụt kẽm bao gồm giảm tăng trưởng (chiều dài và
trọng lượng), viêm da đặc trưng giống như viêm da miêu tả ở bệnh AE, và
nồng độ kẽm huyết thanh hoặc huyết tương thấp mức trung bình. Trong một
chuỗi ca từ một nhóm dân số bệnh viện, những yếu tố nguy cơ lâm sảng mạnh

nhất bao gồm: tuổi thai thấp, nhỏ so với tuổi thai (SGA) và bị cắt bỏ ruột.
1.1.7 Đánh giá tình trạng kếm trong cơ thể
Việc đánh giá tình trang kẽm hiện nay cịn nhiều khó khăn vì chưa có chỉ
số và phương pháp đặc hiệu. Một số biện pháp được sử dụng để đánh giá tình
trạng kẽm của cơ thé:
- Kẽm huyết tương (hoặc huyết thanh) là một chỉ số được nhiều tác giả sử
dụng. Theo IzinCG 2004, chỉ số kẽm huyết thanh ở người được khuyến nghị là
thiếu như sau:
Bảng 1.2 Thiếu kẽm dựa vào chỉ số kẽm huyết thanh theo khuyến


nghị

của 1ZINCG 2004
Kém huyết thanh ng/dl (umol/I)

Thời gian

Trẻ em

Nữ giới

Nam

Khơng có thai

Có thai

|Khơngcó|

70 (10,7)

Budi sang

65 (9,9)

66 (10,1)

`
3 thang dau: 56 (8,6)


Budi chiêu

57 (8,7)

59 (9,0)

Buổi sáng, khi đói
`

`

6 tháng đâu: 50 (7,6)

¬

giới
74 (11,3)

70 (10,7)
61 (9,3)

Hệ số quy đơi pmol/l = pmol/dl:6,54
-_ Kẽm trong tóc: phương pháp định lượng kẽm trong tóc khá phức tạp, đễ bị

ơ nhiễm từ mơi trường và phản ảnh tình trạng kẽm của cơ thể trong nhiều
tháng trước.


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

H

- Một số phương pháp khác: thử nghiệm dung nạp kẽm, cơ sở của nghiệm
pháp này là hàm lượng kẽm huyết thanh sẽ tăng vào khoảng một vài giờ sau

khi cho uống một lượng 25-50mg % [1].
|

1.2 Tinh trang thiéu kém trén thế giới và Việt Nam
1.2.1 Nguy cơ thiếu kẽm ở giai đoạn trẻ

Trên trẻ em nói chung

Ước lượng về mặt lý thuyết nhu cầu kẽm cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ
hồn tồn có thể đáp ứng nhu cầu kẽm cho trẻ nhỏ trong 5-6 tháng đầu tiên
của cuộc đời. Nhưng sau 6 tháng sữa mẹ khơng cịn đáp ứng đủ nhu cầu kẽm

của cơ thể trẻ [28]. Vì vậy nếu sau 6 tháng trẻ chưa được ăn thức ăn bổ sung
hoặc thức ăn bổ sung không đủ kẽm để hấp thu thì khả năng cung cấp đủ chất
dinh dưỡng thiết yếu cho co thể trẻ trong đó có kẽm là không thê và cũng ảnh
hưởng lên khả năng hấp thu kẽm từ sữa mẹ cũng như từ thức ăn bé sung kém
của trẻ, trẻ sẽ tăng nguy cơ thiếu kẽm. Ở nhiều nước có thu nhập thấp, ngũ
cốc hoặc tỉnh bột hoặc một số thực phẩm

thuộc loại củ quả được sử dụng như

một thành phần chính của thức ăn bổ sung cho trẻ và hàm lượng kẽm hấp thu

trong những thực phẩm này thường rất thấp dẫn đến bữa ăn bổ sung của trẻ
không đáp ứng nhu cầu kẽm của cơ thể trẻ em.
Ngược lại việc cho trẻ ăn thức ăn bổ sung sớm sẽ làm giảm lượng kẽm

hấp thu hoặc những thức ăn này chứa một lượng phytate và cũng làm giảm
hấp thu kẽm từ sữa mẹ [20]. Một nghiên cứu thử nghiệm trên những trẻ gốc
Phi nhập cư vào Pháp không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn cho thấy
những đứa trẻ được bỗ sung kẽm trong 3 tháng (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ

9 của cuộc đời) đã tăng cân và chiều đài, có thể do thực phẩm bổ sung thêm
có tác dụng ngược lại trên tổng lượng kẽm ăn vào hoặc lượng kẽm hấp thu.
Kết quả của sự phối hợp này cho thấy ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng nguy cơ

thiếu kẽm ở trẻ nhỏ.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

12

Trẻ suy đỉnh dưỡng
Nhu cầu kẽm ở trẻ suy đinh đưỡng là khoảng 2-4mg/kg cân nặng/ngày,
tuỳ thuộc vào lượng thức ăn trẻ ăn vào và mức độ phát triển. Nhu cầu này cao
hơn những đứa trẻ bình thường khác ( 0,17mg/kg cân nặng/ngày đối với trẻ 1-

3 tuổi ), có thể đo cạn kiệt kẽm trước đó và cần kẽm đề tổng hợp các tế bao,
có thể đo giảm hấp thu kẽm vì các vấn đề của ống tiêu hố và có thể tăng nhu
cầu kẽm do mất kẽm trong những đợt tiêu chảy.


1.2.2. Tình trạng thiểu kẽm

Thể giới
Một số tác giả đã nêu lên tình trạng thiếu kẽm hiện đang phổ biến ở
những nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên số liệu cụ thể về tình trạng thiếu kẽm

vẫn thiếu nhiều vì những khó khăn trong đánh giá tình trạng kẽm của cá thê.
Bằng cách tính tổng lượng kẽm ăn có trong các loại thức ăn ăn vào hàng
ngày, lượng có thể hấp thu được, ước lượng tỷ lệ kẽm-phytate có thể đánh giá
được liệu lượng kẽm ăn vào có đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị hay không

[24].
Nguy co thiếu kẽm tương đối cao và tập trung chủ yếu ở các nước đang
phát triển. Tỷ lệ ước lượng dân số thiếu kẽm cao nhất ở khu vực như Nam Á,

tiếp theo là Bắc Phi và Trung Đông. Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là
khu vực có nguy cơ thiếu kẽm cao đứng thứ ba trên toàn thế giới. Nguy cơ
thiếu kẽm ở các khu vực này tỷ lệ thuận với năng lượng ăn vào, lượng kẽm và
phytate tiêu thụ hàng ngày. Ở những nơi có năng lượng ăn vào thấp thì hàm
lượng kẽm tiêu thụ cũng thấp và lượng phytaê tiêu thụ cao ảnh hưởng lớn đến
khả năng hấp thu kẽm trong thức ăn [28],[50].
Việt Nam

Thiếu đa vi chất dinh dưỡng là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe ở cộng đồng
Việt Nam, trong đó thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin A, thiếu kẽm,.. là
những vân đề nổi cộm.


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — 1

Số liệu đại diện của Việt Nam về tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ còn hạn
chế. Một số nghiên cứu về thiếu vi chất ở trẻ em tại một số tỉnh miễn núi phía

Bắc cho thấy nồng độ kẽm huyết thanh trong máu thấp và tỷ lệ thiếu kẽm.còn
rất cao ở địa bàn nghiên cứu. Một số nghiên cứu khác cho thấy những trẻ suy
đinh dưỡng có nồng độ kẽm thấp hơn có ý nghĩa so với trẻ khơng suy đinh
dưỡng. Tương tự, trẻ bị tiêu chảy cũng có nồng độ kẽm huyết thanh thấp hơn
rõ rệt so với trẻ bình thường. Trẻ càng suy dinh dưỡng nặng thì nồng độ kẽm

huyết thanh càng hạ thấp có ý nghĩa [9]. Một nghiên cứu thuộc miền Bắc Việt
Nam cho thấy nồng độ nồng độ kẽm huyết thanh ở trẻ đưới 5 tuổi thấp ( 51,3
ug/D, tỷ lệ trẻ thiếu kẽm khá cao 86,9% trẻ em ( 87,2% ở trẻ trai và 86,5% ở

trẻ gái). Mặc dù các số liệu về tình trạng kẽm huyết thanh và tỷ lệ thiếu kẽm
trên quần thê có nguy cơ cao ở Việt Nam cịn hạn chế, nhưng tỷ lệ này là rất
cao so với phân loại của IZNCG (trên 20%) [41],{42],[5
1].
1.3 Các yếu tố liên quan đến thiếu kẽm ở trẻ
1.3.1 Tình trạng dinh dưỡng thời kì sơ sinh
Trẻ sơ sinh nhẹ cân với trọng lượng lúc sinh < 2500g có khả năng thiếu
kẽm đặc biệt cao vì có liên quan chặt chẽ với tình trạng bỗ sung kẽm trong
thời kì mang thai của bà mẹ, phụ nữ mang thai không được bé sung kém day
đủ có thể sẽ dẫn đến dị dạng bào thai, giảm cân nặng và chiều đài trẻ sơ sinh,

chậm phát triểm tầm vóc và trí tuệ trẻ sau này, làm giảm khả năng miễn dịch
và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng [26],[38].


Bà mẹ trong ølai đoạn mang thai không tăng đủ cân nặng từ IOkg trở lên
do tình trạng dinh dưỡng khơng đủ sẽ dẫn đến trẻ thiếu kẽm từ trong bào thai
của trẻ. Bà mẹ sau sinh vẫn không cung cấp đủ nhu cầu kẽm hằng ngày sẽ dẫn
đến giảm lượng kẽm trong sữa mẹ, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh vì trẻ phải
hồn tồn dinh dưỡng bằng sữa mẹ khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị suy dinh

dưỡng hay nặng hơn là còi cọc, chất lượng cuộc sống giảm sút, dần dần ảnh
hưởng lâu dài đến tình trạng sức khỏe, khả năng miễn địch cũng như sự phát


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

14

triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh non tháng
thì trữ lượng kẽm cho cơ thể thấp hơn trẻ sơ sinh đủ tháng, vì 60% lượng kẽm
dự trữ trong cơ thể trẻ được lưu trữ trong 3 tháng cuối của thai kì [49].

Đối với trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ sinh cực non trước 28 tuần tuổi thì cơ
thể cần rất nhiều kẽm cho sự hình thành các mơ cơ thể mỗi ngày do lượng dự

trữ kẽm trong cơ thể trẻ không đủ đáp ứng nhu cầu hằng ngày để phát triển

kịp với 1 trẻ đủ tháng khoảng 40 tuần tuổi. Như vậy, trẻ sơ sinh thiếu tháng có
các yêu cầu chế độ ăn uống kẽm tương đối cao [27].
Dinh dưỡng hoàn toan bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể cung

cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng trong đó có kẽm, nếu

trẻ khơng bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu hoặc ăn nhân tạo, ăn đặm quá sớm
cũng làm giảm việc cung cấp kẽm cho cơ thể. Khả năng cung cấp nhu cầu
kẽm hằng ngày của trẻ trong sữa mẹ giảm dần sau 6 tháng, ngoài việc bú sữa
mẹ trẻ phải đảm bảo chế độ ăn đặm đầy đủ các chất và tăng cường lượng thịt
cá, nhất là thịt cá có màu đỏ chứa hàm lượng kẽm cao để đảm bảo cung cấp
đủ năng lượng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển và khả năng miễn
dịch của trẻ.

1.3.2 Tình trạng dinh dưỡng hiện tại của trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ là một vòng xoắn bệnh lý giữa bệnh tật, nhất là các
bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng qua
thức ăn, về lâu dài ảnh hưởng đến trọng lượng cũng như chiều cao của cơ thể,

trẻ bắt đầu có những biểu hiện chán ăn rồi kém hấp thu hay các bệnh nhiễm
trùng cứ lập đi lập lại. Nhu cầu năng lượng ở trẻ suy đinh dưỡng tùy theo mức
độ cao hơn hẳn trẻ em khỏe mạnh bình thường nhưng khả năng hấp thụ chất
dinh dưỡng ở trẻ này thì ln ở mức độ thấp. Theo nhiều nghiên cứu, kẽm có
vai trị khơng những đối với hệ miễn dịch của trẻ mà còn ảnh hưởng lên cả sự
phát triển chiều cao của trẻ. Kẽm có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ

thể, ảnh hưởng này có thê giải thích nhiều tác dụng như: tăng hấp thu, tăng


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — !
tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormon tăng
trưởng (GH-Growth Hormon); hormon IGF-1.
1.3.3 Tình trạng nhiễm trùng

Kẽm được cung cấp đầy đủ là điều cần thiết trong việc duy trì tính tồn
vẹn của hệ thống miễn dịch, giúp cho sự phát triển bình thường cũng như đảm
bảo chức năng cho các tế bào như bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào,
tế bào B, T,...ngồi ra kẽm cịn đóng vai trị cấu trúc trong các enzym chóng

oxy hóa. Thiếu kẽm có ảnh hưởng xấu đến một số chức năng miễn địch, hậu
quả là làm giảm sản xuất cytokine, giảm khả năng kích hoạt của các enzyme
mà kẽm góp vai trị vào các yếu tố phiên mã, và giảm hoạt động của của
thymulin, một hormon quan trọng của tuyến ức liên quan đến hoạt động của

tế bào T. Do đó, thiếu kẽm ở trẻ làm tăng tính nhạy cảm với nhiều tác nhân
gây bệnh [36],[39].
Lượng kẽm hấp thu chủ yếu qua ở ruột non của đường tiêu hóa, Thiếu
kẽm có liên quan với tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng
xấu đến cấu trúc và chức năng của đường tiêu hóa, và tổn thương hệ thống
miễn dịch [30]. Lương kẽm huyết thanh giảm trong thực tế dường như để
đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng vì nó được quan sát

thấy đầu tiên trong lúc bị bệnh có thê xuất hiện trước cả các triệu chứng như

sốt [33].
1.3.4 Thói quen ăn uỗng
Lượng kẽm cần cho nhu cầu mỗi ngày của trẻ không cao, ở trẻ từ 1 tháng
tuổi đến 3 tuổi chỉ cần khoảng 2-3 mg/ngày và ở

trẻ từ 4 ti đến § tuổi là từ

5-8mg/ngày [1]. Tuy nhiên Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ thiếu
kẽm cao.


-

Phytate, hiện diện trong thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, ngơ và gạo, có
một tác động tiêu cực mạnh mẽ vào sự hấp thu kẽm từ thức ăn hỗn hợp. Việt
Nam lại là nước năm trong khu vực dinh dưỡng chủ yêu là ngũ côc và gạo,


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

16

thành phần thịt trong bữa ăn của mỗi gia đình thấp. Theo đánh giá của tổ chức
tư vấn về kẽm (IZINCG 2004) kẽm trong khẩu phần của người Việt Nam có
tỷ số phytate/ kẽm = 21,6 thuộc loại hấp thu trung bình ( khoảng 30%) [11].
Thiếu kẽm biên và tình trạng kẽm dưới mức tối ưu đã được công nhận ở
nhiều nhóm dân số ở các nước kém phát triển và cả các nước cơng nghiệp
hóa. Mặc dù ngun nhân trong một số trường hợp có thể do chế độ ăn uống
không đầy đủ kẽm, nhưng chất ức chế hấp thu kẽm có trong thức ăn có nhiều
khả năng là yếu tố gây bệnh thường gặp nhất.
1.4 Một số cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan
Theo tác giả

Wessells và Brown để xác nhận tỷ lệ thiếu kẽm ở

trẻ việc

đánh giá tỷ lệ thiếu kẽm đầy đủ dựa trên các ước tính hàm lượng kẽm hấp thụ
của các nguồn cung cấp lương thực quốc gia như xuất phát từ dữ liệu bảng

cân đối lương thực quốc gia thu được từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc Thực
phẩm và Nông nghiệp được khuyến khích để đánh giá nồng độ kẽm hoặc
lượng kẽm trong chế độ ăn uống ở mỗi quốc gia xác định nguy cơ cao bị thiếu
kẽm dựa trên một tỷ lệ thấp còi cao hoặc tỷ lệ cao của chế độ ăn uống kẽm có

thé hap thu [43].
Các tác giả Berger và cộng sự năm 2004 đã đánh giá tỷ lệ thiếu kẽm ở
trẻ em tại cộng đồng, dựa vào nồng độ kẽm huyết thanh thấp (<10,7 umol/l)
đã nghiên cứu được tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40%, tùy

địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở

trẻ nhỏ, trẻ sinh non,

khơng được bú mẹ, suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thé còi), trẻ bị
các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, phụ nữ mang thai và người cao tuổi

cũng hay thiếu kẽm [2].
Theo nghiên cứu của Motadi S.A và cộng sự năm 2014 về sự phổ biến
của tình trạng thiếu sắt và kẽm ở trẻ em lứa tuổi mầm

non 3-5 tuổi ở huyện

Vhembe, tỉnh Limpopo, Nam Phi có kết quả tỉ lệ thiếu hụt kẽm là 42,6% và
thiếu máu là 28%; cả hai đều ở bé gái cao hơn bé trai [32].


×