Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

0193 nghiên cứu tình trạng thiếu kẽm và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh vện nhi đồng cần thơ năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.84 MB, 107 trang )

(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CÀN THƠ

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠNG NGHỆ CÁP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ
CAC YEU TO LIEN QUAN O TRE DUOI5 TUOI
DEN KHAM TAI KHOA KHAM
BENH VIEN NHI DONG CAN THO 2016

CHU TICH HQIPONG


PGS.TS ĐÀM VĂN CƯƠNG

CHU NHIEM DE TAI

+

a

BO
.==:

ThS. PHAM NGUYEN KIM TUYEN

CAN BO PHOI HOP: PGS.TS PHAM THI TAM



CAN THO - 2017


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu này là do tơi thực hiện cùng với sự

tham gia của Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Thị Tâm. Các số liệu, kết quả nêu
trong dé tài là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Chủ nhiệm đề tài

.*ˆ=——

Phạm Nguyễn Kim Tuyền


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

Mục lục

PHAN 1. TOM TAT DE TAI
PHAN 2. TOAN VAN CONG TRINH NGHIEN CUU
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

ĐẶT VÁN ĐÈ

l

Chương 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Tổng quan về kẽm, sinh khả dụng và nhu cầu

3

1.2 Tình trạng thiếu kẽm trên thế giới và Việt Nam

11

1.3 Các yếu tố liên quan đến thiếu kẽm ở trẻ

13

1.4 Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan


16

Chương 2: ĐĨI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

2.1 Đối tượng nghiên cứu

19

2.2 Phương pháp nghiên cứu

19

2.3 Phương pháp xử lý số liệu

28

2.4 Vấn đề y đức trong nghiên cứu

28

Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU

29

3.1 Đặc điểm trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh viện Nhi

29


Đồng Cần Thơ
3.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về trẻ

29

3.1.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về mẹ của trẻ

31

3.2 Tình trạng thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng

32

khám Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ


(ae

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

3.2.1 Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ

3.2.2 Phân bố tỷ lệ thiếu kẽm theo đặc điểm của trẻ
3.2.3 Phân bế tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ theo đặc điểm của mẹ trẻ
3.3 Các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

3.3.1 Tiền căn bản thân
3.3.2 Tình trạng hiện tại
3.3.3 Tình trạng bệnh của trẻ

3.3.4 Thói quen ăn uống của trẻ

Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm trẻ đưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh viện Nhi
Đồng Cần Thơ

4.2. Tình trạng thiếu kẽm của trẻ đưới 5 tuổi đến khám tại phòng

32
33
34
35
35
39
40
43
45
45
48

khám Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
4.3 Các yếu tố có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm của trẻ

52

KẾT LUẬN

61

KIÊN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHU LUC 1: Bộ câu hỏi
PHỤ LỤC 2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 3: Bảng phân loại dinh dưỡng theo WHO


ag TUMPLIB Tai liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

PHAN 1: TOM TAT DE TAI


(ae

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

ĐẶT VẤN ĐÈ

l

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em đang là vấn đề được quan tâm có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng trong đó thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến, đặc biệt
| là ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức án động vật.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh,Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã nghiên cứu đánh giá
tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em tại cộng đồng, dựa vào nồng độ kẽm huyết thanh thấp

(<10,7 umol/l) ghi nhận tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40%, tùy

địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non,
không được bú mẹ, suy đinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ bị
các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Bằng phương pháp xét nghiệm nồng độ
kẽm huyết thanh ở trẻ tiêu chảy đang điều trị tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi

Đồng Cần Thơ ghi nhận tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ là 27,1%. Hiện nay vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu để xác định tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ để làm cơ sở cho việc điều trị
dự phòng cũng như cải thiện tình trang thiếu kẽm ở trẻ. Vì vậy chúng tơi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng thiếu kẽm và các yếu tố liên

quan ở trẻ đến khám tại phòng khám Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ” với các
mục tiêu:

1.Xác định tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh
viện Nhi Đồng Cần Thơ 2016.

2.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan thiếu kẽm ở trẻ đưới 5 tuổi đến khám tại
khoa khám bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2016.

/

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Trẻ dưới 60 tháng tuổi đến khám tại phòng khám bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
và bà mẹ của trẻ được đưa vào mẫu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang



(ae

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

- Cỡ mẫu: Trong nghiên cứu này chúng tôi thu thập được 390 mẫu.
- Nội dung nghiên cứu

" Đặc điểm của trẻ: tuổi, giới, dân tộc, cách thức tổ chức lớp học.

" Đặc điểm của người ni trẻ: nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức
sống, số con trong gia đình.
" Nồng

độ kẽm:

xác định dựa vào xét nghiệm nồng độ kẽm huyết thanh bao

gồm:
+ Thiếu kẽm: khi nồng độ kẽm huyết thanh <10,7mol/I

+Không thiếu kẽm: khi nồng độ kẽm huyết thanh >10,7pmol/l.
+Nơng độ kẽm huyết thanh trung bình theo phân nhóm.
w Các yếu (ố liên quan đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
+Tình trạng dinh dưỡng lúc sinh
+Tinh trạng hiện tại

+Tinh trạng mắc các bệnh nhiễm trùng
+ Thói quen ăn uống


KET QUA VA BAN LUAN
Đặc điểm của trẻ và mẹ trẻ
Tỷ lệ trẻ nam là 55,9% cao hơn trẻ nữ 44,1%. Đa số trẻ thuộc nhóm từ 24

tháng tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ 56,4%, >24 tháng tuổi là 43,6%, trẻ chưa đi học
chiếm tỷ lệ 66,4% và trẻ đã đi học là 33,6%. Đa số trẻ thuộc dân tộc kinh 99,5%.
Về tình trạng dinh dưỡng tỷ lệ trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường với
CN/T trong khoảng +25D là 85,6%, tỷ lệ trẻ suy đỉnh dưỡng với CN/T <-28D là

9,3%, 5,1% trẻ béo phì với CN/T >+2SD.

Tuổi trung bình của mẹ trẻ là 29,9 + 5,5 tuổi, bà mẹ có độ ti thấp nhất là
| 18 tuổi và cao nhất là 49 tuổi. Tỉ lệ bà mẹ dưới 35 tuổi chiếm 80,7%, bà mẹ từ
¡35 tuổi trở lên 19,3%. Có 31,3% bà mẹ có trình độ học vấn trên trung học phổ

._ thơng, 31,5% có trình độ trung học phổ thơng và 37,2% có trình độ cấp 1, cấp 2


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

và không biết chữ. Về nghề nghiệp của mẹ nội trợ và nơng nghiệp có tỷ lệ cao
nhất là 37,2%, cơng nhân 26,4%, viên chức nhà nước

16,9%, ngành dịch vụ là

19,5%. Bà mẹ được phỏng vấn cho rằng gia đình có mức sống đủ ăn là 72,1%,


túng thiếu là 8,2% và mức sống ở mức khá, giàu là 19,7%. Về số con trong gia
đình, có đến 95,4% các bà mẹ có từ 1 đến 2 con, chỉ có 4,6% đối tượng có từ 3
con trở lên.

Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám Bệnh viện

Nhi Đồng Cần Thơ
Trong tổng thẻ 390 mẫu nghiên cứu ghi nhận được có 316 trẻ có nồng độ

kẽm huyết thanh bình thường chiếm tỷ lệ là 81,1%, tỷ lệ trẻ bị thiếu kẽm khi

nồng độ kẽm huyết thanh <10,7umol/I là 18,9% với 74 trẻ. Về việc phân bố tỷ lệ
thiếu kẽm của trẻ theo từng đặc điểm ghi nhận nhóm trẻ từ 13-36 tháng tuổi có

tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất, nhóm trẻ 48-60 tháng tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, về các
đặc điểm khác của trẻ như giới tính, dân tộc, nơi ở hay tình trạng đi học ta có thể

thấy sự phân bố là khơng có sự khác biệt nhiều. Về sự phân bố tỷ lệ thiếu kẽm
của trẻ theo các đặc điểm về kinh tế xã hội của mẹ cũng khơng có sự khác biệt
nhiều cần ghi nhận.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ thấp hơn so với
những nghiên cứu của tác giả khác như Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) thực hiện

trên trẻ bị tiêu chảy đang điều trị thì tỷ lệ thiếu kẽm là 27,1%, nghiên cứu của
Trần Quốc Cường (2014) về tình hình thấp cịi và thiếu hụt vi chất của học sinh

tiểu học thì tỷ lệ thiếu kẽm là 22,3%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hợp và cộng
sự (2014) về thực trạng và các giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể

thấp còi ở trẻ em Việt Nam ghi nhận tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 2 tuổi thấp còi tại

4 tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía bắc là 49,5%. Kết quả của chúng tôi thấp
hơn so với nghiên cứu của Motadi S.A ở trẻ lứa tuổi mầm non từ 3-5 tuổi tại
huyện Vhembe tỉnh Limpopo, Nam phi có tỷ lệ thiếu kẽm là 42,6%. Chúng ta có


(ae

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

thể thấy rằng sự khác biệt giữa các kết quả này tuy nhiều nhưng phụ thuộc nhiều
vào

nhóm đối tượng chúng ta lựa chọn, và nhóm trẻ có bênh lý và lứa tuổi càng

|thap thì tỷ lệ thiếu kẽm càng cao.

Trẻ 13 đến 24 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất là 22,9%, tiếp theo là
trẻ có nhóm ti từ 25 đến 36 tháng tuổi với 19,7%, nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi
Ì là 18,9%, nhóm trẻ từ 37 đến 48 tháng tuổi thấp hơn với 15,8%, và thấp nhất là
Ì nhóm trẻ từ 49 đến 60 tháng tuổi với 13,5%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ nam 20% và
| trẻ nữ 17,4%;

dân tộc kinh

18,6%; thành thị 19,8%

và nông thôn

18,2%;


trẻ

không đi học bán trú 19,7% và trẻ đi học bán trú 17,6%.

| Các yếu tổ liên quan đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
Có rất nhiều yếu tố liên quan được ghi nhận trong nghiên cứu như mối liên
quan giữa tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ với thói quen ăn uống hay tăng cân trong thai
kì của mẹ, tình trạng đỉnh dưỡng của trẻ lúc sinh, bú sữa mẹ và ăn dặm hay thói
quen cho trẻ ăn uống hiện tại cũng như các bệnh nhiễm trùng trẻ thường mắc

Chúng tôi ghi nhận được mối liên quan giữa tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ với thói

quen khơng ăn và có ăn nhiều tôm thịt, cá, và các loại hải sảm thực phẩm giàu

kẽm trong quá trình mang thai của bà mẹ trẻ là 24,9% và 14,5% (p = 0,01).

- Trẻ sanh non có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp 2,4 lần trẻ sinh đủ tháng
(33,3% và 15,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,02.
- Trẻ thuộc gia đình thiếu ăn có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp 2,9 lần trẻ thuộc
' gia đình đủ ăn (37,5% và 18,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,05.
- Trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp 1,7 lần trẻ không bị tiêu
chảy và trên 3 đợt trên năm có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp 2,04 lần trẻ bị dudi 3
đợt tiêu chảy trên năm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là 0,05

và 0,03.


(ae

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học


- Trẻ không ăn hay không được cho ăn các loại thực phẩm giàu kẽm như
tơm, cua, thịt bị,..có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp 2,3 lần trẻ ăn các loại thực

phẩm này thường xuyên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,03.
.- Các yếu tố khác tuy ghi nhận có nguy cơ nhưng chưa ghi nhận được sự
|khác biệt có ý nghĩa thống kê, có thê lý giải vấn đề này do nhóm ti nghiên cứu
¡của chúng tơi cịn rộng, điều này địi hỏi phải có nghiên cứu thêm sâu hơn về

'vấn đề này để khẳng định các mối liên quan.
KET LUAN

Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại bệnh viện Nhỉ đồng Cần Thơ

là 18,9% và nồng độ thiếu kẽm huyết thanh trung bình là 8,9+1,2umol/L. Có
mmối liên quan giữa tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ với thói quen khơng ăn nhiều tơm cua
|it của bà mẹ trong giai đoạn mang thai và tuổi thai của trẻ, mối liên quan với
mức

sống của gia đình và tình trạng hay số lần mắc bệnh tiêu chảy trong năm

|của trẻ với tình trạng thiếu kẽm ở trẻ.


(ma

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

PHẢN 2: TỒN VĂN CƠNG TRÌNH


NGHIÊN CỨU ©


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

BMI (Body Mass Index)

Viêm da đầu chỉ ruột
Chỉ số khối cơ thể

CN/T

Cân nặng/ Tuôi

GH (Growth Hormone)

Hormone tang trưởng

IGF (insulin like growth factor)

hormon tăng trưởng giống insulin trong

AE

máu


IZINCG

Tổ chức tư vấn dinh đưỡng kẽm quốc tế

KTC

Khoảng tin cậy

MLQ

Mối liên quan

OR (Odd Ratio)

Nguy cơ tương đối

RBP

Retinol trong gan

The U.S RDA

Tổ chức khuyến cáo chế độ ăn uống của

Mỹ
SD (Standard Deviation)

Độ lệch chuẩn

SDD


Suy dinh dưỡng

SGA

Nhỏ so với tuổi thai

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y

tế thế giới


(ae

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

DANH MỤC CÁC BANG
Trang
Bảng 1.1 Nhu cầu kẽm khuyến nghị (RDA)

8

Bảng 1.2 Thiếu kẽm dựa vào chỉ số kẽm huyết thanh theo khuyến nghị

0

của IZINCG 2004
Bang 2.1 Kỹ thuật định lượng kẽm


27

Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu của trẻ

30

Bảng 3.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về nhóm tuổi mẹ của trẻ

31

Bảng 3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội mẹ của trẻ

32

Bảng 3.4 Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình theo phân nhóm

33

Bảng 3.5 Tỷ lệ thiếu kẽm phân bố theo nhóm tuổi của trẻ

33

Bảng 3.6 Phân bồ thiếu kẽm theo đặc điểm của trẻ

34

Bảng 3.7 Phân bố thiếu kẽm theo nhóm tuổi mẹ

34


Bảng 3.8 Phân bế thiếu kẽm theo đặc điểm xã hội của mẹ

35

Bảng 3.9 MLQ giữa thiếu kẽm với thói quen ăn uống của mẹ lúc mang
thai

5

Bảng 3.10 MLQ giữa thiếu kẽm với tiền căn tăng cân trong thai kì của

36

me

Bảng 3.11 MLQ giữa thiếu kẽm với tiền căn bản thân của trẻ lúc sinh

36

Bảng 3.12 MLQ giữa thiếu kẽm với tiền căn bú mẹ của trẻ

37

Bảng 3.13 MLQ giữa thiếu kẽm với bú mẹ hoàn toàn của trẻ

37

Bảng 3.14 MLQ giữa thiếu kẽm với tình trạng cai sữa và ăn dặm của trẻ


38

Bảng 3.15 MLQ giữa thiếu kẽm với tiền căn của trẻ giai đoạn cai sữa

38

Bang 3.16 MLQ giữa tỷ lệ thiếu kẽm với độ tuổi của trẻ

39

Bảng 3.17 MLQ giữa thiếu kẽm ở trẻ với tình trạng dinh đưỡng của trẻ

39

Bảng 3.18 MLQ giữa thiếu kẽm với tình trạng kinh tế gia đình của trẻ

40

Bảng 3.19 MLQ giữa phân bố tỷ lệ thiếu kẽm với bệnh tiêu chảy

40


(ma

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Bảng 3.20 MLQ giữa phân bố tỷ lệ thiếu kẽm với bệnh hô hấp

41


Bảng 3.21 MLQ giữa phân bố tỷ lệ thiếu kẽm với sốt ở trẻ

41

Bảng 3.22 MLQ số ngày bệnh trung bình mỗi đợt bệnh với tỷ lệ thiếu
kẽm ở trẻ

Bảng 3.23 MLQ giữa thiếu kẽm với thói quen ăn uống của trẻ

42

43


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

DANH MỤC CÁC BIẾU ĐỊ
Trang

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính

29

Biểu đồ 3.2 Phân bồ tháng ti

29


Biểu đỗ 3.3 Tình trạng dinh dưỡng

30

Biểu đồ 3.4 Phân bố nghè nghiệp của mẹ

31

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ

32


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

DAT VAN ĐÈ
Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm là một vi khống được chứng minh
có vai trị quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và

miễn dịch của trẻ những năm đầu đời [9]. Trẻ thiếu kẽm thường thấy có biểu
hiện ăn khơng ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương
tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực.

Thiếu kẽm cũng gây ra sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém
minh mẫn, khả năng miễn dịch với những tác động của mơi trường và bệnh lý
cịn hạn chế, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống và khả năng phát

triển của trẻ cả về thể chất lẫn tỉnh thần. Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến,

đặc biệt là ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn
động vật.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh,Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã nghiên
cứu đánh giá tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em tại cộng đồng, dựa vào nồng độ kẽm

huyết thanh thấp (<10,7umol/I) ghi nhận tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam
khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở
trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh

dưỡng thê còi), trẻ bị các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng [2].
Theo nghiên cứu của Trần Thành Đô và các cộng sự vào năm 2014 về

Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới
2 tuổi vùng Núi Phía Bắc và Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm là 49,5%,
khơng có sự khác biệt theo nhóm trẻ và giới và nhóm tré 6-11 thang co ty 1é

thiếu kẽm cao nhất (52,9%) [14].
Theo một nghiên cứu của Khoa Dinh dưỡng, Trường Khoa học Y tế,
Đại học Venda, Thohoyandou, Nam Phi và Sở Khoa học sức khỏe đa ngành,
Khoa

Y và Khoa

học Y tế, Đại học

Stellenbosch,

Maitland,


Stellenbosch,

Nam Phi năm 2014 về sự phơ biến của tình trạng thiếu sắt và kẽm ở trẻ em


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
lứa tuổi mầm non 3-5 tuổi ở huyện Vhembe, tinh Limpopo, Nam Phi đã có

kết quả tỷ lệ thiếu hụt kẽm là 42,6% và thiếu máu là 28%; cả hai đều ở bé gái
cao hơn bé trai [36].

Hiện nay ở một số nước tiên tiến và có nền kinh tế khá giá đã thực hiện
rất nhiều nghiên cứu xoay quanh việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng trong
đó có kẽm góp phần năng cao tình trạng sức khỏe của cộng đồng. Nhưng ở

Việt Nam do điều kiện kinh tế và kiến thức người dân chưa hiểu được tầm
quan trọng của vấn đề thiếu kẽm ở trẻ em. Đối với trẻ, giai đoạn từ mới sinh
đến 5 tuổi là giai đoạn rất quan trọng với sự hình thành cơ thể, tiếp xúc nhiều

hơn với mơi trường xã hội, hình thành những kiến thức xã hội đầu tiên và khả
năng tiếp xúc với các yếu tố có hại cũng rất cao trong khi sức đề kháng và khả
năng tự bảo vệ thì cịn rất thấp. Vì thế giúp cho trẻ có một sức khỏe và tỉnh

thần tốt nhất đề tự bảo vệ mình là điều mà ai cũng mong muốn. Hơn thế nữa,
khi trong cơ thẻ trẻ có bệnh, đặc biệt yếu tố đinh dưỡng, sẽ giúp trẻ có sức đề
kháng tốt chống lại bệnh đồng thời tránh những tác nhân gây bệnh khác, và
kẽm là một trong những yếu tố quan trọng khơng thẻ thiếu trong việc giúp trẻ


thốt khỏi vịng xoắn bệnh lý. Vì thế chúng tơi thực hiện nghiên cứu tình
trạng thiếu kẽm ở lứa tuổi này nhằm xác định tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng khi
đến khám bệnh và các yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ, đồng thời
là cơ sở dữ liệu cho những hoạt động nghiên cứu mở rộng sắp tới cũng như là
cơ sở cho việc phòng ngừa gia tăng thiếu kẽm ở nước ta trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu

1. Xác định tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh

viện Nhi Đồng Cần Thơ 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan thiếu kẽm ở trẻ đưới 5 tuổi đến khám tại

khoa khám bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2016.


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
Chương I

TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Tong quan vé kém, sinh kha dung va nhu cầu
Nhiều hoạt động của sự trao đổi chất tế bào phụ thuộc kẽm. Kẽm đóng
vai tro quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển, đáp ứng miễn dịch, chức
năng thần kinh và sinh sản. Trên cấp độ tế bào các chức năng của kẽm có thể
được chia thành ba loại: xúc tác, cấu trúc, quy định [42].
Xúc tác: Hơn 300 loại enzym khác nhau phụ thuộc vào kẽm để tăng
khả năng xúc tác cho các phản ứng hóa học quan trọng, kẽm được biết đến

như một tơ chức của enzyme [35].

Cấu trúc: Kẽm đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc của protein và
màng tế bào, giúp ồn định cấu trúc của một số protein. Ví dụ như đồng cung
cấp

các

hoạt

superoxide

động

dismutase

xúc

tác

cho

(CuZnSOD),

các

enzym

chống

trong khi kẽm


oxy

đóng

hóa

đồng

kẽm

một vai trị quan

trọng về cấu trúc, mất kẽm từ các màng sinh học làm tăng sự nhạy cảm với

tổn thương oxy hóa và làm suy yếu chức năng của màng sinh học [40].
Quy định: Kẽm đóng một vai trị trong việc truyền tín hiệu tế bào và đã
được tìm thấy để ảnh hưởng đến phát hành hormone và truyền xung động
thần kinh. Kẽm được tìm thấy để đóng một vai trị trong q trình apoptosis
(chết tế bào gen đạo diễn), quá trình điều tiết tế bào quan trọng với những tác
động đối với tăng trưởng và phát triển, cũng như một số bệnh mãn tính [46].

1.1.1 Phân bố trong cơ thể
Người trưởng thành chứa khoảng 1,5-2,5g kẽm, là một vi khoáng nhiều
thứ 2 sau sắt. Khoảng 90% kẽm tập trung ở cơ và xương, trên 95% kẽm của
cơ thể gắn với các metalloenzym của tế bào và màng tế bào [1]. Khi lượng

kẽm dự trữ bình thường trong cơ thể giảm thì mức độ giảm nồng độ kẽm
trong các mô cũng khác nhau, cơ xương, da và cơ tim lượng kẽm vẫn được



(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học,
duy trì trong khi xương, gan, tình hồn hay huyết thanh thì nồng độ kẽm sẽ
giảm [22].
Bình thường, lượng kẽm trong huyết tương vào khoảng 0,8-1,2ug/ml
hay 12-18§umol/I. Trên 80% kẽm trong máu được tập trung trong các tế bào

máu. Hồng cầu người có khoảng mg kẽm/10 tế bào và bạch cầu có khoảng
6mg kém/10° té bao [1].
1.1.2 Hấp thu và chuyển hóa
Lượng kẽm hấp thu vào cơ thể người khoảng 5mg/ngày. Kẽm được hấp
thu chủ yếu tại tá tràng và hổng tràng, cũng có khi tại hồi tràng. Trong điều

kiện chuẩn tỉ lệ hấp thu kẽm khoảng 33%. Tỷ lệ hấp thu này phụ thuộc nhiều
vào các điều kiện như hàm lượng kẽm trong thức ăn, nguồn

gốc thức ăn



sự có mặt của các chất ức chế hay các chất kích thích sự hấp thu kẽm. Hàm

lượng kẽm trong thức ăn càng thấp thì tỷ lệ hấp thu càng cao. Tại tá tràng, 40-

70% lượng kẽm được hấp thu vào cơ thé [1],[9].
Hiệu quả hấp thu kẽm từ thức ăn phụ thuộc vào tổng lượng thức ăn tiêu
thụ và các yếu tố khác như hàm lượng phytate, sắt, đồng, canxi,....Có một
mối liên quan tương đối chặt chẽ giữa hiện tượng bài tiết kẽm nội sinh và sự
hấp thu kẽm. Lượng kẽm dự trữ trong cơ thê càng thấp thì sự bài tiết kẽm nội

sinh càng được hạn chế.

Phytate được chứng minh nhiều trên thực nghiệm là

làm giảm mức độ hòa tan của kẽm nên cũng ảnh hưởng xấu đến hấp thu kẽm.
Sắt vơ cơ có thể làm giảm hấp thu kẽm. Nhiều nghiên cứu cịn chứng tỏ sắt
trong Hem cũng có tác dụng ức chế tương tự. Đồng có ít ảnh hưởng hấp thu
kẽm. Canxi làm tăng bài tiết kẽm và do đó làm giảm hấp thu kẽm. Một số

thay đổi về sinh lý và tình trạng bệnh lý như nhịn đói, có thai, bệnh tật bao
gồm nhiễm khuẩn, mồ xẻ, suy tụy và ngộ độc rượu đôi khi cũng làm thay đổi
mức độ hấp thu kẽm. Mức độ hòa tan của kẽm có một vai trị rất quan trọng

trong hap thu kém [16].


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
1.1.3 Mối tương tác sinh học giữa kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác

Kẽm có mối tương tác với rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác nhau nhưng
người ta đặc biệt quan tâm tới hai mối tương tác là giữa kẽm với vitamin A và
kẽm với sắt.
Kém va sat
Một vấn đề được quan tâm trong mối tương tác giữa kẽm và sắt là nếu

bổ sung cả sắt và kẽm cùng lúc dưới dạng các hợp chất sắt thì có thể làm
giảm đáng kể tỷ lệ hấp thu kẽm khi hàm lượng sắt lớn hơn 25mg/ngày. Sự ức
chế hấp thu này sẽ tăng lên nếu bổ sung sắt được tiến hành trong bữa ăn. Vì

vậy, người ta khuyến nghị nên bổ sung sắt giữa các bữa ăn. Tỷ lệ kết hợp sắt
và kẽm trong các hợp chất phù hợp nhất đề hạn chế sự ức chế hấp thu kẽm là
không được quá 2:].
Trong khi nhiều nghiên cứu đã cho thấy sắt với hàm lượng cao trong hỗn
hợp protein làm tăng cảm giác ngon miệng, sắt và kẽm sẽ ức chế hấp thu kẽm

thì trong nhiều nghiên cứu tăng cường cả sắt và kẽm vào thực phẩm bằng
phương pháp sử dụng đồng vị phóng xạ lại khơng thấy có hiện tượng ức chế
này. Điều này có nghĩa là sắt chỉ ức chế hấp thu kẽm nếu hai vi chất này cùng
được bổ sung qua các chế phẩm với một tỷ lệ không phù hợp và không ức chế

hấp thu kẽm khi hai vi chất cùng được tăng cường vào thực phẩm [50].
Kếm và vitamin A

Kẽm

là một vi chất cần thiết để tổng hợp men Retinal dehydrogenase,

một men chuyền retinol thành retinaldehyte trong ruột và các tổ chức khác
trong đó có võng mạc mắt. Chính men này tham gia vào q trình nhìn. Kẽếm
thanh gia vào quá trình tổng hợp protein vận chuyền retinol trong gan (RBP),
từ nơi dự trữ trong gan đến các cơ quan đích, nếu thiếu kẽm, lượng RBP
huyết thanh bị giảm thấp, do vậy vitamin A dự trữ từ gan bị ứ đọng không
được mang tới các cơ quan đích, dẫn tới hội chứng thiếu vitamin A, mặc dù là
dự trữ trong gan vẫn cao. Trong trường hợp này điều trị bằng bổ sung viên


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

nang vitamin A đơn thuần khơng có tác dụng, trong khi kết hợp vitamin A và
bổ sung kẽm sẽ có hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng tương ứng với nồng độ RBP
tăng. Ngược lại, thiếu vitamin A nặng cũng ảnh hưởng tới hấp thu kẽm do
giảm tổng hợp protein vận chuyên kẽm ở ruột [16], [24].
1.1.4 Chức năng của kẽm đối với sự tăng trưởng và phịng chống bệnh
Tăng trưởng

Kém có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng này có
thể giải thích trên nhiều tác dụng như: tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein,
tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormon tăng trưởng (GH - Growth

Hormon), hormon IGF-I [5]. Một số nghiên cứu đã chứng tỏ rằng kẽm có tác
dụng kích thích tăng trưởng ở trẻ nhờ tác dụng trung gian làm tăng hormon

tăng trưởng giống insulin trong máu (IGF-I). IGF với nhiều nhóm có cấu trúc
polypeptid có liên quan tới q trình tăng sinh và biệt hoá tế bào lần đầu tiên
được đề cập tới như những yếu tố kích thích tăng trưởng. Cơ chế hoạt động
của IGE cũng giống như các yếu tố có cấu trúc polypeptid khác là gắn với
những thụ thê đặc hiệu của tế bào để thúc đây quá trình vận chun chất qua
màng tế bào.
Bổ sung kẽm có ý nghĩa trong việc phát triển chiều cao và cân nặng, với
mức

tăng trung bình khoảng 0,35 KTC

95%

(0,189-0,511)

và 0,309 KTC


95% (0,178-0,439) tương ứng. Tuy nhiên mức độ cải thiện về cân nặng theo
chiều cao lại không được ghi nhận với mức độ tăng trung bình -0,018 KTC
95% (-0,132-0,097), chứng tỏ trong các thử nghiệm lâm sàng này kẽm có tác
dụng trên sự tăng trưởng chiều cao của trẻ hơn là cân nặng [21]. Hơn thế nữa
theo tổng hợp từ 36 nghiên cứu thực nghiệm bỏ sung kẽm dự phòng dành cho
trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển cho thấy khi bổ sung dự phòng 10
mg kẽm/ngày trong 24 tuần dẫn đến tăng 0,37 (#+0,25) cm tùy vào hiệu quả
của đơn nguyên kẽm hay kết hợp với các vi khống khác so với nhóm chứng
[28].


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Miễn dịch
Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể,

thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy, thiếu kẽm
làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn
dịch: tế bào T, tế bào B và đại thực bào

[5]. Nghiên cứu thực nghiệm trên

chuột cho thấy chuột bị thiếu kẽm có biểu hiền thiểu sản lách, tuyến ức, giảm

sản xuất các globulin miễn dịch ( IgA, IgM và IgG) [45]. Người ta còn nhận

thấy vai trò của kẽm đối với hệ miễn dịch là thông qua cơ chế đáp ứng miễn

dịch trung gian tế bào. Nghiên cứu của tác giả Prasad AS thấy có hiện tượng
giảm tỷ lệ tế bào lympho CD4/CD8, một biểu hiện giảm sản xuất các tế bào
miễn

dịch phụ thuộc tuyến ức và giảm

số lượng lympho

gây độc tế bào

(cytotoxic lymphocyte) cing như THỊ và TH2 ở những người thiểu kẽm [33].
Trong một số năm gần đây, nghiên cứu đã xác định hiệu quả của bổ sung

kẽm lên tỷ lệ mắc bệnh, trong một số trường hợp làm giảm mức độ nặng của
bệnh, thời gian mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Một số thử nghiệm
trên cộng đồng về bổ sung kẽm đã làm giảm tỷ lệ mới mắc và hiện mắc của
bệnh tiêu chảy, với OR= 0,82 KTC 95% (0,72-0,93). Bổ sung kẽm cũng làm
giảm nguy cơ tử vong 40% (khoảng từ 10-63%) do tiêu chảy kéo đài [10].
Nghiên cứu của Zhou cho thấy rằng nhóm trẻ viêm phổi có biểu hiện

thiếu các vi khống dinh dưỡng, đồng thời sau điều trị can thiệp về vi khoáng
cho thấy nhóm trẻ điều trị can thiệp có thời gian nằm điều trị ngắn hơn so với
nhóm trẻ bệnh khơng được điều trị can thiệp về các vi khoáng đinh dưỡng,

tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều [51]. Liệu pháp sử dụng liều kẽm gấp
2 lần nhu cầu hàng ngày trên những trẻ bị viêm phổi trong khoảng 5-6 ngày
hoặc dùng kéo đài cho đến khi trẻ khỏi cho thấy nhóm trẻ được bổ sung kẽm
có thời gian mắc bệnh trung bình ngắn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng. Tuy nhiên, số liệu sẵn có chưa cho thấy đủ bằng chứng để


chứng minh hiệu quả kẽm trong việc điều trị viêm phổi cho trẻ em.


(ae

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
1.1.5 Nhu cầu kẽm và nguồn cung cấp
Theo Recommended dietary allowances (RDA) [25]

Khuyến cáo chế độ ăn uống (RDA) cho kẽm được liệt kê theo giới tính

và nhóm tuổi trong bảng dưới đây. Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và
phụ nữ mang thai và cho con bú có nguy cơ gia tăng của tình trạng thiếu kẽm.

Chỉ số đánh giá tình trạng dinh đưỡng thiếu kẽm là khơng sẵn có, RDA tính
tốn nhu cầu kẽm hằng ngày được dựa trên một số chỉ số khác nhau về tình

trạng dinh dưỡng kẽm và đại diện cho tiêu thụ hàng ngày có khả năng ngăn
chặn sự thiêu hụt ở gân như tât cả các cá nhân trong một nhóm tuổi và giới

tính cụ thể.
Báng 1.1 Nhu cầu kẽm khuyến nghị (RDA)
Tuổi

Nam

Nữ

Mang thai


Cho con bú

(mg/ngày)

(mg/ngay)

(mg/ngay)

Dưới 19 tuôi

12

13

19 tuôi trở lên

11

12

(mg/ngay) |
0-6 thang

2

2

7-12 thang

3


3

1-3 tuôi

3

3

4-8 tuôi

5

5

9-13 tuổi

8

8

14-18 tudi

11

9

19 tuối trở lên

11


8

1.1.6 Phân loại thiêu kẽm theo nguyên nhân
1.1.6.1 Thiếu hụt kẽm nguyên phát
Lượng kẽm trong sữa mẹ được ghi nhận tốt, bắt đầu ở những

nồng độ

khá cao (>3mg/]) và ngay sau đó giảm nhanh và dần dần ở những tháng đầu
sau sinh, cho đến <1 mg/1 ở thời điểm 6 tháng tuổi. Lượng kẽm ăn vào của trẻ
nhũ nhỉ được cho bú mẹ hoàn toàn cũng giảm trong 6 tháng đầu sau sinh, có


(em

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
nghĩa là uống sữa nhiều hơn không bù đấp được cho sự giảm nồng độ đột
ngột của kẽm. Trẻ sẽ bù lại nguồn kẽm này bằng các thức ăn dặm, nhưng khả
năng cung cấp lượng kẽm theo nhu cầu sinh lý này cịn hạn chế vì chất lượng
thức ăn và khả năng hấp thụ của trẻ còn thấp.
1.1.6.2 Thiếu hụt kẽm dựa trên di truyền

Bệnh

viêm

đầu

chi


ruột

(Acrodermatitis

enteropathica-AE)

là một

nguyên mẫu của dạng nặng nhất của thiếu hụt kẽm ở người. Đây là một bệnh

di truyền nhiễm sắc thể lặn hiếm gặp, hiện nay được nhận biết là do hấp thu
kẽm

đường

ruột bị ngăn

chặn

một phần

do những

đột biến trong

gien

SLC39A4, còn được biết đến là gien ZIP4 [20]. Biểu hiện kiểu hình kinh điển
với tam chứng viêm da quanh đầu chỉ hoặc quanh các lỗ tự nhiên (miệng, hậu

mơn), rụng tóc và tiêu chảy, hồn tồn do một tình trạng thiếu hụt kẽm nặng.

Thiếu hụt kẽm nặng ở trẻ nhũ nhi bú mẹ, gây ra do tuyến vú của mẹ
khơng có khả năng tiết lượng kẽm bình thường, gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh
sinh non. Nồng độ kẽm trong sữa thấp xảy ra mặc dù mẹ có tình trạng kẽm

bình thường. Đột biến, hoặc các đột biến đặc hiệu của các chất vận chuyển
kẽm ở tuyến vú, ví dụ, SLC30A2 (ZnT-2) là ngun nhân cho tình trạng này
ở người, là một lĩnh vực được

nghiên cứu tích cực. Đột biến này được đặc

trưng bởi nồng độ kẽm trong sữa thấp (~25% so với bình thường trong giai
đoạn cho con bú), gây ra thiếu hụt kẽm nặng ở những trẻ nhũ nhi được cho bú

mẹ hoàn toàn. Kẽm bồ sung cho những trẻ nhũ nhi này dễ dàng điều trị tình

trạng thiếu hụt kẽm của trẻ, bởi vì khơng có khiếm khuyết về mặt hấp thu
kẽm ở những trẻ này. Trẻ này không nhận được sữa mẹ được tăng cường

trong giai đọan nằm viện, và biểu hiện với một viêm da điển hình, và nồng độ
kẽm huyết tương rất thấp ở 3-4 tháng tuổi sau sinh. Bé đáp ứng tốt với bổ
sung kẽm và phục hồi hoàn toàn. Ở lần mang thai và chu kỳ cho con bú sau
của mẹ bé, nồng độ kẽm thấp trong sữa mẹ được xác định thêm, và trẻ nhũ

nhỉ ra đời sau được bồổ sung kẽm dự phòng với kết quả tốt.


(ae


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa họco

1.1.6.3 Thiếu hụt kẽm mắc phải
Thiếu hụt kẽm đã được ghi nhận rõ ở những trẻ sơ sinh non tháng, cân

nặng lúc sinh thấp, được điều trị nội trú nếu kẽm bổ sung không được cung
cấp. Những dấu hiệu thiếu hụt kẽm bao gồm giảm tăng trưởng (chiều dai va
trọng lượng), viêm da đặc trưng giống như viêm da miêu tả ở bệnh AE, và
nồng độ kẽm huyết thanh hoặc huyết tương thấp mức trung bình. Trong một
chuỗi ca từ một

nhóm dân số bệnh viện, những yếu tố nguy cơ lâm sảng mạnh

nhất bao gồm: tuổi thai thấp, nhỏ so với tuổi thai (SGA) và bị cắt bỏ ruột.
1.1.7 Đánh giá tình trang kém trong co thé
Việc đánh giá tình trang kẽm hiện nay cịn nhiều khó khăn vi chưa có chỉ
số và phương pháp đặc hiệu. Một số biện pháp được sử đụng để đánh giá tinh
trang kém cua co thé:
- Kẽm huyết tương (hoặc huyết thanh) là một chỉ số được nhiều tác giả sử

dụng.Theo IzinCG 2004, chỉ số kẽm huyết thanh ở người được khuyến nghị là
thiếu như sau:
Bảng 1.2 Thiếu kẽm dựa vào chí số kẽm huyết thanh theo khuyến nghị

của IZINCG 2004

Kẽm huyết thanh ng/dl (umol/])
Thời gian

Trẻ em


Buổi sáng, khi đói

Nữ giới
Khơng có thai

|Khơngcó|

70(10,7)

Budi sang

65 (9,9)

66 (10,1)

Budi chiêu

57 (8,7)

59 (9,0)

Nam
Có thai

"

giới

`


74 (11,3)

x

70 (10,7)

3 thang dau: 56 (8,6)
6 thang dau: 50 (7,6)

61 (9,3)

Hé sé quy d4i umol/1 = pmol/dl:6,54
- Kẽm trong tóc: phương pháp định lượng kẽm trong tóc khá phức tạp, dễ bị
ơ nhiễm từ mơi trường và phản ảnh tình trạng kẽm của cơ thể trong nhiều
tháng trước.


×