Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

0356 nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống viêm sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 18 49 tuổi tại tp cà mau tỉnh cà mau năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.9 MB, 121 trang )

(wrox PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

BỘ GIÁO VÀ DỤC ĐÀO TẠO
TRUONG

Dat ae

BO Y TE
Soa,

CAN THO

| THU VIỆN
TRAN THI BACH NHƯ.

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KÉT Q

CAN THIỆP PHỊNG CHĨNG VIÊM SINH DỤC DƯỚI
Ở PHỤ NỮ CĨ CHỊNG TỪ 18 - 49 TUỎI TẠI THÀNH PHÓ
CÀ MAU TỈNH CÀ MAU NĂM 2016 - 2017

Chuyên ngành: Quản lý y tế

Mã số: 62 T2 76 (5€K?;£N

TRƯỜNG BAI HOC Y BOC CAN TH}

HAY TON (TRỌNG BAN QUYE
N

LUAN AN CHUYEN KHOA



Người hướng dẫn khoa học:

PGS.. TS PHẠM THỊ TÂM

CÀN THƠ,

2017


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

(

LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kêt
quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa được ai cơng bơ trong
các báo hay tạp chí y học nào khác.
Tác giả luận án

~†1

OE

—~

Trần Thị Bạch Như


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

U (

LOI CAM ON
Hồn thành luận án này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Quý Thầy — Cơ Ban Giám hiệu, Phịng Đảo tạo Sau đại học, Khoa Y tế
Công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; Ban Giám đốc Sở Y tế Cà Mau

và Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cà Mau đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Cơ PGS.Ts Phạm Thị Tâm —

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã trực tiếp hướng dẫn và
tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận án này.
- Đồng thời tơi cũng xin bày tơ lịng biết ơn đến Ban Thường vụ Hội Phụ
nữ Thành phố Cà Mau, Chỉ hội Phụ nữ các xã, phường, lãnh đạo và nhân viên
khoa Sản, Phòng KHTH, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cà

Mau đã giúp tôi thu thập và xử lý số liệu để hồn thành q trình nghiên cứu

luận án này.
- Cuối cùng, cho phép tơi bày tỏ tình cảm sâu sắc đến những người thân
trong gia đình; những bạn bè đồng nghiệp và các bạn cùng lớp học Chuyên

khoa cấp II Quản lý Y tế khóa 2015 — 2017 đã động viên, giúp đỡ đề tơi hồn
thành q trình học tập và nghiên cứu luận án.
Xin tran trong cam on!
Cần Thơ, tháng 9 năm 2017


TRẢN THỊ BẠCH NHƯ


(re

sata

A

"

,

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc =

Nas

ANN

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục hình

Trang

270v 620 ..............

1

22 ©75222+s+2cxsserxerrrreeee 3
Chương 1 TƠNG QUAN TÀI LIỆU .......................-----1.1. Giải phẫu và sinh lý đường sinh đục đưới .......................... --------------- 3

1.2. Tình hình VSDD ở phụ nữ trên thế giới và Việt Nam...................... 9
1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của VSDD.............................. 13

se tteerrrrerrerrrrree 17
1.4. Một số yếu tố liên quan VSDD..........................-----sc

1.5. Điều trị VSDD........................----cc Street

21

2.2. Phương pháp nghiên cứu.................... ¿sen

rrreeereerie 23

Chương 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 22
tre 22
¿7+5 tt
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................-2tr
---- ---++s**1
2.3. Đạo đức trong nghiên CỨU...................


39

Chương3 KÉT QỦA NGHIÊN CỨU........................---------:c-++++c2++ererre 41
41
-- - 5-5 sec
3.1. Đặc điểm của đối tng nghiờn cu.....................

se â5ôcccôccccee 45
3.2. Tỡnh hỡnh VSDD ph nữ 15-49 tuổi ......................-.....---- 49
552 cccerrerrrrrerrreee
3.3. Các yếu tố liên quan đến VSDD......................


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Ì V

3.4. Kết quả can thiệp điều trị và truyền thông..........................-..---------- 55

Chương 4 BÀN LUẬN ..........................-2--5+
+ x22 2xEEEEEEEkerrerrrrrrrrrrrrrrkcee 62
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.................. "

62

4.2. Tỷ lệ bệnh viêm sinh dục dưới của phụ nữ...........................--«c+« se 65
4.3. Một số yếu tế liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục đưới........ 72


4.4. Kết quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh VSDD......... 80
45080007.) 1575.............................

86

KITEN NGHI
0
—.................................

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU PHONG VAN


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

V

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

AD
AH
CBCC
CCVC
CTC
'.ĐHY
DHYD

HIV
HPV
KT, TD, TH
KTC
LTQDTD
TC
VSDD

Am dao

Âm hộ
Cán bộ công chức
Công chức viên chức
Cổ tử cung
Đại học Y
Đại học Y Dược

Human immunodeficiency vius
Human papilloma virus.

Kiến thức, thái độ, thực hành
Khoảng tin cậy
Lây truyền qua đường tình đục
Tử cung
Viêm sinh dục dưới


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học


VỊ

DANH MUC CAC BANG
Trang
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số giải pháp can thiệp ..............................- 38
Bảng 3.1. Phân bố tình trạng hôn nhân của phụ nữ nghiên cứu...................... 43

Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ nạo hút thai của đối tượng nghiên cứu ...................... 44
Bảng 3.3. Phân bố tiền sử khám phụ khoa....................-.
2-5 22 cts+xz+rxrzxrsrev 45
Bảng 3.4. Phân bố VSDD

theo nhóm tuổi của phụ nữ............................-......... 46

Bảng 3.5. Phân bố VSDD theo học vấn..........................--2se csecrvEEeEEecrervrerrvee 46
Bảng 3.6. Phân bố VSDD theo nghề của phụ nữ ..............................
2: se: c5+2 47

Bảng 3.7. Phân bố VSDD theo kinh tế gia đình.......................-2 +2s+cxe+rx+tzee 47
Bảng 3.8. Tỷ lệ VSDD theo vị trí tốn thương ...........................--5«se xx+xezzeczz 48
Bảng 3.9. Phân bố viêm sinh dục dưới theo các tác nhân........................------ 48

Bảng 3.10. Liên quan nghề nghiệp với VSDD..........................---- -csce+xvzxecxevrx 49
Bảng 3.11. Liên quan giữa trình độ học vấn với VSDD............................---s-2 49

Bảng 3.12. Liên quan giữa nhóm tuổi với VSDD...........................2- c©secerxrz 50
Bảng 3.13. Liên quan giữa tình trạng hơn nhân với VSDD..............................- 50

Bảng 3.14. Liên quan giữa tình hình kinh tế với VSDD...........................-. 51

Bang 3.15. Liên quan giữa nguồn nước vệ sinh với VSDD............................ 5]
Bang 3.16. Liên quan giữa biện pháp tránh thai với VSDD.............................--- 52

Bảng 3.17. Liên quan giữa tiền sử có điều trị khí hư với VSDD................... 52
Bang 3.18. Liên quan giữa khám phụ khoa với VSDD..............................------ 53
Bảng 3.19. Liên quan giữa tiền sử nạo hút thai với VSDD............................. 53

Bảng 3.20. Liên quan giữa có nhà tắm với VSDD.........................
2 s55 ccesecree 54
Bảng 3.21. Liên quan giữa số lần sinh con với VSDD.........................---5-cs+: 54
Bảng 3.22. Liên quan giữa phơi đồ lót với VSDD.........................-2-csc
55s sec 55
Bảng 3.23. Liên quan vệ sinh âm đạo với bệnh VSDD............................-.---<- 55
Bảng 3.24. Các triệu chứng trước và sau can thiỆp........................-.-.--5-5<<< < + 56


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Wi \

Bảng 3.25. Tỉ lệ VSDD trước và sau can thiỆp .........................-- 555cc, 57
Bang 3.26. So sanh điều trị bằng thuốc sau can thiệp..........................--...xeee 57

Bảng 3.27. So sánh điều trị bằng thuốc sau can thiệp hình thái tổn thương... 58
Bảng 3.28. Kiến thức về triệu chứng trước và sau can thiệp.......................... 59
Bảng 3.29. Khám phụ khoa định kỳ trước và sau can thiệp........................... 60
Bảng 3.30. Kiến thức có nhà tắm trước và sau can thiệp ............................-.- 60
Bảng 3.31. Thực hành phòng chống VSDD trước và sau can thiệp.............. 61



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Vy

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỎ
Trang

Biểu đồ 3.1. Phân bồ tuôi trong nhóm nghiên cứu.........................---2 + sss+s Al
Biểu đồ 3.2. Phân bố học vấn nhóm nghiên cứu.........................--------c---s+--+ 41
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nghề nhiệp của đối tượng nghiên cứu.................. 42
Biểu đồ 3.4. Phân bố nguồn nước sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu......... 42

Biểu đồ 3.5. Phân bố điều kiện kinh tế của nhóm đối tượng nghiên cứu....... 43
Biểu đồ 3.6. Phân bố số con của đối tượng nghiên cứu.......................-..+ 44

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ VSDD của đối tượng nghiên cứu......................--.-------5+ 45


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

\ K

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ........................---5-5-5 5sccecxeseereerererreee 4
Hình 1.2. Cấu tạo bộ phận sinh dục ngồi cỦa nỮ............................-

Hee

5

Hình 2.1. Sợi nắm Candida bicans...................-------2 2 5252525 *+z+x+z+zzErxevreecee 27
Hỡnh 2.2. Soi tuoi Trichomonas vag1naliĐ ........................---- - ô+5 < sex sseeee 28
Hình 2.3. Hình ảnh Gardnerella vag1n1s..............................----- «<< s«ssx vs vs esseee 28


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

|

1

DAT VAN DE
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một vấn đề thường gặp trong đời

sống của người phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Đây không phải là bệnh lý cấp tính ảnh
hưởng đến tính mạng, nhưng thường ảnh hưởng đến năng suất lao động, gây
khó chịu trong sinh hoạt đời sống, hoạt động tỉnh dục của người phụ nữ và

của cả người chồng. Vì thế ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống. Vậy

nên cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều

biến chứng nặng nè, khó chữa cho người phụ nữ.

Việc điều trị dễ dàng nhưng lại dễ tái phát, do phịng bệnh chưa tốt. Vì
vậy phịng ngừa tái phát là việc làm hết sức quan trọng, để điều trị triệt để
bệnh lý nầy phụ thuộc vào cách đi khám và tuân thủ điều trị bệnh, vào chất
lượng dịch vụ y tế, vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Ở Việt Nam nói
chung và riêng tại Cà Mau, đa số người dân vùng nông thôn và vùng ven
thành thị vẫn còn sử dụng nước sinh hoạt là nước mưa, nước ao, hồ nhiễm

phèn mặn dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao.

Những thói quen về vệ sinh cá

nhân, vệ sinh kinh nguyệt, tiền sử sanh nhiều con nên bị viêm nhiễm đường
sinh đục dưới chiếm tỷ lệ cao

42,8% [57], tại thành phố Cà Mau năm 2015 tỷ

lệ phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục đưới chiếm 40,38% [63]

Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục đưới là rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, nơi
điều kiện vệ sinh và các phong tục tập quán vẫn cịn nhiều hạn chế [H], [7].
Tuy nhiên, chưa có những con số chính xác về tỷ lệ mắc bệnh trên dân số tồn
quốc. Các nghiên cứu trước đây chân đốn đựa vào xét nghiệm có tỷ lệ bệnh

giao động từ 30% đến 63% với các phụ nữ đến khám tại các cơ sở Y tế, còn
nghiên cứu dựa trên chân đốn lâm sàng có tỷ lệ bệnh giao động từ 21% đến

61% [1], [7], [57].



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

2

Tại thành phố Cà Mau đại bộ phận người dân ở các xã vùng ven sống
bằng nghề nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt chưa đảm bảo, nhiều phụ nữ
còn đùng nước mưa và nước ao hồ để tắm giặt, việc khám phụ khoa chủ yếu
dựa vào các cơ sở Y tế địa phương và các đợt khám ngoại viện, chân đoán

bệnh tại các trạm y tế còn thực hiện ở mức thấp chủ yếu là khai thác yếu tố
nguy cơ vả dấu hiệu lâm sàng chứ khơng có xét nghiệm hỗ trợ để tìm căn
ngun.

[63] có 70.601 lượt phụ nữ đến khám tại các cơ sở Y tế và 1 đợt

chiến dich truyền thơng dân số - kế hoạch hóa gia đình thì có tới 23.513 lượt
phụ nữ bị mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm 40,38%, còn đối
với những phụ nữ trong cộng đồng thì tại thành phố Cà Mau chưa có nghiên

cứu nào đề cập đến vấn dé nầy. Chính vì thế tơi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp phịng chẳng

VSDD ở phụ nữ có chồng từ 18 - 49 tuổi tại thành phố Ca Man, tinh Ca
Mau nam 2016 - 2017”
Nhằm


nâng cao sự hiểu biết của chị em phụ nữ về bệnh viêm nhiễm

đường sinh dục dưới, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh, đưa ra một

số giải pháp can thiệp về truyền thông để không ngừng nâng cao chất lượng

cuộc sống cho chị em phụ nữ trên địa bàn thành phố. Đề tài nghiên cứu của
chúng tôi gồm các mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ và tác nhân VSDD ở phụ nữ có chồng từ 18 - 49 tuổi
tai Thanh pho Cà Mau, tỉnh Cà Mau năm 2016- 2017.

2. Tìm hiểu một số yếu tơ liên quan bệnh VSDD ở phụ nữ có chẳng từ
18 - 49 tuổi tại Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau năm 2016

- 2017.

3. Đánh giá kết quả điều trị và can thiệp truyền thơng phịng chống

bệnh VSDD ở phụ nữ có chồng từ 18 — 49 tuổi tại thành phố Cà Mau tỉnh Cà
Mau

năm 2016 - 2017.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

'


3

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU
1.1. Giải phẫu và sinh lý đường sinh dục dưới

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
Đường sinh dục đưới bao gồm: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
- Âm hộ:

Gồm tất cả những phần bên ngồi nhìn thấy được từ xương vệ

đến tầng sinh môn. Được cấu tạo gồm da, mơ liên kết đưới da và cơ, có tác
dung che chở, bảo vệ cho các bộ phận bên trong của đường sinh dục.

- Âm đạo: Là một ống cơ trơn nối âm hộ với cổ tử cung, nằm giữa niệu
đạo va bang quang ở phía trước và trực tràng ở phía sau, thành trước âm đạo
đài từ 6 — §em, thành sau khoảng 7 — 10cm. Vòm âm đạo tiếp cận với các túi

cùng, phía sau ngăn cách với trực tràng qua cùng đồ sau và túi cùng Douglas

là điểm thấp nhất trong ơ bụng, có tầm: quan trọng đặc biệt trong sản phụ
khoa. Bình thường âm đạo là một ống đẹp, thành trước và sau áp sát vào

nhau, khi cần thiết âm đạo có thể giản nở đủ rộng để thai nhi có thể chui qua
được trong chuyên dạ đẻ thường. Niêm mạc âm đạo cấu trúc có nhiều nếp

ngang, thường luôn ẩm do dịch tiết ra từ CTC và buồng TC, âm đạo được


nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phong phú [21]. Đặc điểm nỗi bật của âm
đạo là khả năng đàn hồi, âm đạo là phần tiếp xúc trực tiếp trong lúc quan hệ
tình đục, là phần cuối của ống sinh sản và là ống đẫn kinh nguyệt từ buồng tử
cung ra ngồi. Do đó bệnh lý của âm đạo có liên quan đến sự thay đổi môi
trường âm đạo và các bệnh lây lan qua quan hệ tình dục khơng an tồn và
những chấn thương do sinh đẻ.

- Cổ tử cung: Là phần hẹp và dưới cùng của tử cung. Lỗ cổ tử cung
hướng xuống âm đạo là nơi để kinh nguyệt từ buồng tử cung chảy ra đổ vào
âm đạo, là cửa ngõ đầu tiên khi thai nhi lọt lòng xuống âm đạo để qua âm hộ


(wrox PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

ra ngoài. Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu nên cô tử cung cũng là nơi xuất phát
các viêm nhiễm vào sâu hơn trong đường sinh dục [20].[21].

Hình 1.1. Giải phẩu cơ quan sinh dục nữ
(Nguồn https:/www.youtube.com, 2017 [90])
1.1.2. Sinh lý thường về âm đạo

1.1.2.1. Dịch tiết âm đạo sinh lý (khí hư):

Ở trạng thái bình thường nó là chất dịch khơng màu được tiết ra hàng
ngày chỉ có một lượng ít, nguồn góc chủ yếu từ: [53]
- Dịch tiết từ các tuyến Bartholin, tuyến Skene của âm hộ: có tác dụng

duy trì lượng dịch tại âm đạo và cũng có tác dụng kháng khuẩn, trong đó chất
Lactoferin có tác dụng hiệp đồng với IgA; chất Muranidase có khả năng thuỷ

phân một số đường nối chủ yếu ở vách các vi khuẩn Gram dương Gram âm và
các enzyme, hiệu lực kháng. khuẩn của các thành phần nầy chịu sự chỉ phối

của nội tiết tố nữ [20].
- Do biểu mô bị bong ra: Bình thường mơi trường âm đạo là toan pH từ
3,8 — 4,6, có tác dụng

bảo

vệ âm

đạo

khơng

bị nhiễm

các

vi khuẩn

gây

bệnh.Tính toan của mơi trường âm đạo là do glycogen tích luỹ trong tế bào
biểu mơ chun thành acid lactic khi có sự hiện diện của vi khuẩn thường trú


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

tại âm đạo. Biểu mô bong ra nhiều làm khí hư giống như sữa, lượng ít, đặc,


đục, bao gồm các tế bào bề mặt khơng có bạch cầu đa nhân [3].
Biểu mô âm đạo: Được cấu tạo bởi các tế bào gai có đáp ứng với sự thay
đổi nồng độ estrogen và progesteron. Các tế bào lớp nông là loại tế bào chủ
yếu ở đường sinh dục và sẽ vượt trội khi có kích thích của estrogen. Các tế
bảo lớp trung gian sẽ vượt trội trong giai đoạn hoàng thể do có kích thích của
progesteron. Các tế bào cận đáy sẽ vượt trội khi khơng có sự hiện diện của

các hormon, một tình trạng như ở phụ nữ mãn kinh không điều trị hormon

thay thế [20].
Mũ ấm vật

“a

Au wa ling eau

Am vit

Mi nige

Mai len

li amd

Mii nhé

hậu

- Tuyển Bartbolin

Mang trinh

KGTEY - Cấu tạu bộ phdr: sirFfi duc ngodl obs nik

Hình 1.2. Cấu tạo bộ phận sinh dục ngoài của nữ

(Nguồn hftps:/www.youtube.com, 2017 [90])
- Dịch tiết từ biểu mô trụ của ống cổ tử cung tiết ra, dịch nội mạc tử

cung, vịi trứng và nút nhầy cơ tử cung vào những ngày phóng nỗn, chất dịch
nhày nây tiết nhiều nhất là vào giữa chu kì kinh có dạng lỗng, trắng trong,
khơng mùi, dai và có thể kéo thành sợi thường nằm ở cùng đồ sau.. khơng gây
triệu chứng cơ năng kích thích âm hộ, âm đạo, cỗ tử cung bình thường, chỉ


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

6

khi địch sinh lý (khí hư sinh lý) có tình trạng thay đổi về số lượng, tính chất,
màu sắc và có sự hiện điện của các tác nhân sinh bệnh thì lúc đó mới trở

thành khí hư bệnh lý [20], [21]. Khi soi dưới kính hiển vi, chất tiết âm đạo
bình thường có thể có nhiều tế bào biểu mơ, vài tế bảo bạch cầu (<1/ một tế
bào biểu mô) và vài té bao clue (clue cell) 14 cdc té bào biểu mơ lớp nơng của
âm đạo có vi trùng bám vào, thường là Gardnerlla vaginalis làm phá hủy

màng tế bào và thường có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Có thể cho

thêm KOH

10% lên lam để khảo sát sự hiện diện của nấm. Nhuộm Gram có

thể thấy các tế bào biểu mô lớp nông của âm đạo và sự hiện diện vượt trội của
trực trùng gram duong (lactobacilli) [20], [21].

1.1.2.2. Vi khudn
Đây là những vi khuẩn thường thường trú ở âm đạo chủ yếu là ái khí,
trung bình có 6 chủng vi khuẩn khác nhau, loại phổ biến nhất là lactobacilli
sản xuất hydrogen peroxit. Khả năng sống sót của các vi khuẩn hiện diện tại
âm đạo chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nồng độ pH của âm đạo, bình thường pH
của âm đạo đưới 4,6, ở điều kiện nảy, sự sản xuất acid lactic được duy trì. Các

tế bao biểu mơ âm đạo chịu kích thích của estrogen rất giàu glycogen. Các tế
bào biểu mô sẽ phân hủy glycogen thành monosaccharicde, sau đó lactobacilli
chuyển monosaccharicde thành acid lactic [20], [21], [53]

1.1.3. Sinh lb bệnh VSDD

1.1.3.1. Các cơ chế bảo vệ
|

Ở những điều kiện bình thường, âm hộ, âm đạo và cổ tử cung đều được
bảo vệ bởi các thành phần sau [53]:
- Môi

trường Acid âm đạo: Glycogen được sản xuất bởi biểu mô âm đạo

chịu tác động của hoạt động chế tiết hormon


sinh dục của buồng trứng.

Glycogen được trực khuẩn Doderlin chuyên thành acid lactic. Quá trình này


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

7

duy trì khi pH âm đạo có từ 3 - 4, ở điều kiện này hầu hết các vi sinh vật gây
bệnh

khác đều bị ức chế hoạt động [ 20], [21].

- Lớp biểu mô lát của âm đạo: Đây là một hàng rào sinh lý hữu hiệu ngăn
chặn nhiễm trùng. Sự bong ra liên tục của lớp tế bào nông kerato - hyalin và
sự sản xuất ølycogen dưới hoạt động của hormon sinh dục có thể ngăn chặn
sự định cư của vi khuẩn. Ở phụ nữ mãn kinh, biểu mơ thiếu các kích thích của

hormon sinh dục nên mỏng, dễ chấn thương và nhiễm khuẩn [20], [21].
- Các chất tiết từ các tuyến: Các chất tiết từ các tuyến cơ tử cung và vùng
âm hộ sẽ duy trì lượng dịch âm đạo có vai trị kháng khuẩn tùy theo chủng và
các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, gồm 4 chất 1a: Lactoferin (protein hòa
tan tác động hiệp đồng với IgA), mét enzym; một lysozym; Muranidase (có

khả năng thủy phân một số đường nói chủ yếu ở vách các vi khuẩn gram
dương va gram âm) các IgA tiết địch mà phần trung gian được tông hợp do
các tế bào hình trụ ở các tuyến ấn thuộc cổ trong của cổ tử cung. Hiệu lực


kháng khuẩn của các thành phần này chịu sự chỉ phối của nội tiết tố. Nó bị
cac estrogen làm giảm đi và tăng lên do các progestatif [20], [21], [57].
- Sự khép kín của âm đạo: ở phụ nữ chưa sinh hoạt tình dục, âm đạo là

một khoang ảo được khép kín bằng các cơ xung quanh của âm đạo, đây cũng
là hàng rào bảo vệ sinh lý. Đối với phụ nữ có gia đình và đang mang thai thì

khơng được bảo vệ bởi cơ chế này [57].
1.1.3.2. Dây chuyên nhiễm trùng đường sinh dục đưới
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới không chỉ là vấn đề của vi khn
mà cịn có các yếu tố tương quan giữa vật chủ, tác nhân vi khuẩn và đường
lây:
- Vật chủ ở đây là cơ quan sinh dục nữ với các yếu tố bảo vệ: Bình
thường âm đạo dễ dàng tự vệ chống lại vi khuẩn bởi các cơ chế môi trường


(re

|

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

8

acid 4m dao, dich tham tir mang tinh mach, bach mach cé tac dung khang vi

khuẩn.
- Vi khuẩn:
+ Tác nhân nhiễm khuẩn đặc hiệu: Các tác nhân này nói chung lây
truyền qua đường tình dục (vi nấm,..) và gây ra những thương tổn đặc hiệu,

chân đoán bằng lâm sàng và một số xét nghiệm đơn giản [20].
+ Tác nhân nhiễm khuẩn không đặc hiệu: Mầm

bệnh không gây ra

những thương tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy ở cổ tử cung - âm đạo trong trạng

thái bình thường. Khả năng gây bệnh của các mầm bệnh này rất khó xác định,
chỉ có sự hợp tác giữa thầy thuốc lâm sàng và vi khuẩn học mới cho phép lấy

đúng bệnh phẩm đánh giá khả năng gây bệnh tùy theo vị trí lấy bệnh phẩm và
các dấu hiệu lâm sàng.
- Yếu tố lây truyền:
+ Lây lan theo đường niêm mạc: Đó là trường hợp của lậu cầu. Từ âm

đạo, cổ ngoài tử cung nhiễm khuẩn lan rộng dần theo niêm mạc tới ống cổ tử
cung, tử cung và phần phụ.
+ Xâm nhập trực tiếp vào buồng tử cung: (ví dụ: trong khi đặt dung cụ tử
cung, nạo bút thai,...) rồi lan theo niêm mạc đến phần phụ, nhưng hay gặp là
lan theo bạch mạch, tĩnh mạch và thâm nhiễm nền dây chang rong.

+_ Do nhiễm khuẩn một tổn thương sẵn có: Trực tiếp, là nhiễm khuẩn

một tổn thương sùi, loét; Gián tiếp, là do bị ứ đọng địch ở trên cao, ít nhiều có
tổ chức hoại tử và gây nhiễm khuẩn.[20], [21].
1.1.3.3. Tác nhân gây bệnh
- Hệ sinh thái âm đạo bình thường rất phức tạp. Chủng vi khuẩn thường

tra 1a Lactobacilli, nhung rat nhiéu chủng vi khuẩn hiếu khí và ky khí cũng có
thể hiện diện. Chỉ có một ít tác nhân gây bệnh có thể gây ra nhiễm khuẩn kèm

phản ứng viêm mà khơng có tơn thương biểu mơ trước đó. Trong cuộc đời


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

9

người phụ nữ có những thay đổi xảy ra tạo thuận lợi cho một số nhiễm khuẩn

nhất định và chỉ có một số tác nhân gây bệnh chủ yếu mà thôi. Phé vi khuẩn
âm đạo và nguy cơ gây bệnh [20], [21].
- Nguyên nhân do vi khuẩn
ning

gây

bénh:

Bacteroides,

sống thường xuyên ở âm đạo nhưng có khả
clostridium,

Streptocoques

anaerobies,

Escherichia va các enterobacteries khac, Candida albicans va cacsnaams khac

Gardnerella

vaginalis,

Cytomegalovirus,

Herpes

hominis,

Listeria,

môncytogens, Molluscum sp, Papiloma virus, Staphylococcus, Streptococcus
B va D:

Vi khuẩn

gây bệnh:

Mychobacterium

Chiammydia

tuberculosis,

Nesseria

trachomatis,
gonorrhea,


Hemophylus
Treponema

ducreyi,
pallidum,

Ureplasma urealyticum, Streptococcus A
- Nguyén nhan do Trichomonas Vaginalis
- Nguyén nhan do nam Candida
1.2. Tình hình VSDD ớ phụ nữ trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Trên thể giới
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) đang tăng nhanh song
hành cùng với đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính của cơ quan phịng chống

AIDS

Liên Hiệp quốc hằng năm có khoảng 390 triệu người mắc bệnh

LTQĐTD,

trong đó có khoảng 1 triệu người bị nhiễm HIV. Bệnh tập trung

nhiều ở các nước chậm và đang phát triển, như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ

La Tinh [57]. Trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng một triệu người

mới mắc các bệnh nhiễm khuẩn LTQĐTD. Ở một số nước, cứ 10 phụ nữ đến
các cơ sở khám phụ khoa thì có khoảng từ 1 đến 2 người bị mắc bệnh
LTQĐTD. Ước tính có trên 10% số phụ nữ ở độ tuổi sinh hoạt tình dục bị các


bệnh LTQĐTD, nhưng rất nhiều người trong số họ lại khơng có biểu hiện
triệu chứng lâm sàng rỏ, hoặc thiếu kiến thức về bệnh LTQĐTD nên họ

.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — 10

khơng biết mình bị bệnh và khơng biết hậu quả của bệnh.[6].
Hằng năm, có khoảng 40 — 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị viêm âm
đạo do tạp trùng, trung bình có 75% phụ nữ đã từng bị viêm âm đạo do nam

trong đời. Riêng tring roi có khoảng 180 triệu phụ nữ trên thế giới bị nhiễm,
chiếm 10 — 25% các trường hợp viêm âm đạo, đay được xem là tác nhân gây

bệnh lây qua đường tình dục [6]. Theo điều tra trên những phụ nữ tuôi sinh đẻ
người Mỹ gốc Phi trong thời gian mang thai thông thường bị nhiễm tạp trùng

đến 50%. Cho nên vấn đề kiểm soát nhiễm trùng sinh dục trong thời gian
mang thai là rất cần thiết. Một nghiên cứu ở Ý trên 1644 bệnh nhân nữ kết
quả là 51,3% bị nhiễm nấm (trong đó Candida albicans chiếm 78%); vi khuẩn
âm đạo chiếm 19,9%; nhiễm Trichomonas chiếm 6,7% [57].

Bệnh lây truyền qua đường tình dục, gồm cả HIV rat phổ biến ở nhiều

nước phát triển, đặc biệt là vùng Châu Phi hạ Sahara. Theo tổ chức Y tế thế
giới ước tính hàng năm có trên 35 triệu trường hợp mắc mới các nhiễm khuẩn

lây truyền qua đường tình dục ở khu vực Châu A — Thai Binh Duong, trong
đó trùng roi âm đạo chiếm tý lệ cao nhất chiếm 47%,

nhiễm Chlammydia

trachomatis 33%, lậu 18% và giang mai là 2%. Các hậu quả về Y tế và xã hội
cho các bệnh này gây nên đã gánh nặng cho ngành Y tế và Cộng đồng toàn

cầu.
Theo kết quả của M.L.S Prabha [77], nghiên cứu năm 2011 trên 407
phụ nữ có chồng ở vùng nơng thơn của Ấn Độ có tỷ lệ bệnh là 32,9%; Sami

Ramia [81], nghiên cứu năm 2011 trên 502 phụ nữ có chồng tuổi từ 18 — 49 &
ngoai 6 Beirut Lebanon

có tỷ lệ bệnh là 22,9%;

Wang

Xiao — Fang

[87],

nghiên cứu năm 2012 trên 224 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Trung quốc có
tỷ lệ bệnh là 14,4%; Xu Caiyan [86], nghiên cứu năm 2011 trên 6339 phụ nữ

tuổi sinh sản ở Bắc Kinh Trung Quốc có tỷ lệ là 11,4%. Các tác giả này cũng


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — 11

tiến hành nghiên cứu cắt ngang

trên cộng đồng, chọn mẫu ngẫu nhiên theo

khối gồm có cả thành thị và nơng thôn.
Kết quả của

R. Matthew Chico, MPH [80], nghiên cứu năm 2011 trên

340.904 phụ nữ có thai ở Châu Phi có tỷ lệ là 50,8%; Nyardzai E Kurewa
[79], nghiên cứu năm 2010 trên 691 phụ nữ có thai ở Zimbawe có tỷ lệ bệnh

là 51,1%.

1.2.2. Ở Việt Nam
Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS
là vấn đề y tế công cộng nổi cộm tại Việt Nam,

khoảng

theo báo cáo hàng năm có

150.000 trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, theo ước tính của các

chun gia thì hàng năm có khoảng

gần 1 triệu trường hợp mắc mới [63].


Theo số liệu của Bệnh viện Da liễu trung ương, dựa trên hệ thống báo

cáo mỗi năm của trung ương tỷ lệ nhiễm nắm trong cộng đồng ở phụ nữ tuổi
sinh đẻ là 6,6% là tác nhân có tỷ lệ gây nhiễm khuẩn sinh sản cao nhất, trong
đó tỷ lệ tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái khác nhau là Hà Nội

10%;

Thái Nguyên 10,8%; Sơn La 3,6%; Đắc Lắc 10,5%; Hà Tĩnh 3,7%; Khánh
hoà 4,6%; Vũng tàu 6,13%; Kiên Giang 3,2% [12]. Theo Nguyễn Minh Quang
(2011), tỷ lệ viêm do vi khuẩn là cao nhất, chiếm 40% trong số phụ nữ bán
đâm tại trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội thành phố Hà Nội [49].
Theo Nguyễn Việt phượng (2010) 300 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
chồng tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, Tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục dưới

trong độ tuổi sinh đẻ có chồng là 64,3%. Trong đó Trichomonas 3,9%, nấm
Candida 24,1% và cao nhất là tạp khuẩn 70,3% [48].
Theo Phạm Đăng Bảng Trần Hậu Khang (2006) “Các yếu tổ nguy cơ
liên quan tới nhiễm Chlammydia

trachomatis đường

sinh dục” được chan

đoán xác định nhiễm Chlammydia trachomatis 16,2% .Theo Nguyễn Duy Tài,
Đỗ

Khoa


Nam

(2007), nghiên cứu 350 phụ nữ tại huyện Điện Bàng,

tỉnh


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc —

Quảng Nam.

12

Tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục dưới là 65%,

trong đó tỷ lệ do

Trichomonas 1a 22,96% [7]
- Nguyên nhân do nắm Candida

Theo Võ Đông Xuân (2013), tỷ lệ viêm âm đạo do nắm ở phụ nữ mang
thai ba tháng cuối thai kỳ tại phòng khám bệnh viện Đa khoa thành phố Cần
Thơ là 8,9% [73]
Theo Lê Hoài Chương (2011) nghiên cứu 960 phụ nữ đến khám tại bệnh

viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ nhiễm nắm Candida là 35,3% [16].
Theo Ngũ Quốc Vĩ (2012), nghiên cứu 395 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
tại Bệnh viện Da khoa Trung ương, tỷ lệ nhiễm nấm là 22,5% [69]


Theo nghiên cứu của Trần Minh Trụ (2013), tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục

dưới trong độ tuổi sinh đẻ có chồng là 44,4%. Trong đó nắm 35,7% [64].
Theo Lê Thị Kim Thoa (2012), tỷ lệ phụ nữ có viêm nhiễm đường sinh

dục đưới là 37,8%, tỷ lệ nhiễm nấm 14,7% [57].
- Nguyên nhân đo vi khuẩn:
Theo Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Hué, Cao Ngoc Thanh (2007)
nghiên cứu 747 phụ nữ

“Tình hình VSDD ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có

chồng tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quãng Nam”, tỷ lệ viêm sinh đục đưới do là

9,52%, trong đó vi khuẩn đơn thuần là 62,59% [37].
Lâm Đức Tâm, Nguyễn Thị Huệ (2003) nghiên cứu 383 phụ nữ tại Bệnh
viện Đa khoa Cần Thơ, tỷ lệ viêm âm đạo là 37,1%, trong đó, nhiễm khuẩn do
Gardnrrella

vaginalis

12,3%,

Trichlomonas

vaginalis

7,8%,


nam

Candida

1,3% [52].
Theo Võ Đông Xuân (2013) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm

sàng, các yếu tố liên quan viêm âm đạo do nắm Candida và đánh giá kết qua
điều trị ở thai phụ ba tháng cuối tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa Thành

phó Cần Thơ năm 2013”, tỷ lệ viêm âm đạo do nắm là 8,9% [73].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

— 13

Theo Trần Thị Ngọc Hạnh (2016) nghiên cứu trên 110 phụ nữ tuổi từ 18-

45 có chồng đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, tỷ lệ viêm âm đạo là
56,4%,

trong đó, viêm

do nấm

là 31,8%,


tap tring 27,3%,

Trichomonas

4,5%[24].
1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của VSDD
1.3.1. Định nghĩa VSDD
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới bao gồm:

Viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Những bệnh cảnh này
thường gặp nhất sau sấy thai và sinh đẻ hoặc ngoài thời kỳ này do nhiều
nguyên nhân khác. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó 3 ngun nhân
chính thường gặp là: Nấm, ký sinh trùng roi và vi khuẩn, các yếu tố tác động
thuận lợi khác, biểu hiện tình trạng viêm nhiễm trên lâm sàng có khác nhau

đối với mỗi loại mầm bệnh [20].
Bệnh lý về viêm nhiễm đường sinh dục đưới thường biểu hiện một hội
chứng gồm 3 triệu chứng chính đó là: Ra khí hư, ra huyết bất thường và đau
bụng dưới.

Trong đó, ra khí hư là triệu chứng quan trọng và phơ biến nhất có

giá trị trong chân đoán tác nhân gây bệnh khác nhau nhờ dựa vào tính chất,

màu sắc, số lượng, khí hư thay đổi tùy thưộc vào từng loại, khí hư thường có
các loại sau [20], [21]
1.3.2. Viêm âm hộ

Viêm âm hộ đơn thuần và tiên phát hiếm gặp mà thường là hậu quả của
viêm âm đạo làm ra nhiều khí hư cháy xuống dính vào âm hộ gây tình trạng


ngứa ngáy, dễ dẫn đến trầy xước gây bội nhiễm làm cho âm hộ xung huyết,
viêm tấy đỏ, ngứa có khi cịn lở lt, sùi...; Nguyên nhân thường do nấm,

trùng roi, tạp khuân không đặc hiệu, lậu...[20].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

14

1.3.3. Viêm âm dao

Mơi trường âm đạo có tính acid. Từ

sau tuổi dậy thì pH âm đạo khoảng

từ 4,5 - 5. Nó thay đơi theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, thấp nhất vào
lúc rụng trứng và trước khi có kinh pH âm đạo được duy trì nhờ có trực khuẩn
Doderline.

Trong

Streptococcus,

âm

đạo




Staphylococcus,

một

quần

thể

vi khuẩn

thường

trú như:

Lactobacillus, Diphteroid, có khi có cả nấm.

Âm đạo được bảo vệ chống lại tình trạng nhiễm khuẩn là nhờ tính pH acid.
Khi âm đạo thay đổi hoặc trong những điều kiện thuận lợi nào đó, các vi

khuẩn thường trú sẽ trở thành gây bệnh. Ngoài ra các thủ thuật cũng có thể
mang vi khuẩn từ bên ngồi vào và gây viêm nhiễm âm đạo. Trong tuổi sinh
hoạt tình dục viêm âm đạo thường do Trichomonas,

Candida, Hemophillus

Vaginalis và siêu vi khuẩn Herpes [21]. Trước tuổi dậy thì và sau tuổi mãn
kinh viêm âm đạo thường do lậu cầu và vi khuẩn không đặc hiệu. Viêm âm


đạo ở bé gái thường do vật lạ, giun làm ngứa ngáy gây bội nhiễm.

Ngoài ra, việc dùng thuốc thụt rửa âm đạo bừa bãi, nhất là đối với những
dung dịch chứa nhiều Chlorine hay chất làm khơ da như phèn chua cũng có

thể là nguyên nhân gây viêm âm đạo hóa học.
1.3.3.1. Viêm âm ñạo do trùng roi (Trichomonas

Vaginalis)

Viêm âm đạo do trùng roi là một bệnh do nhiễm đơn bào Trichomonas

Vaginalis và là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguyên nhân lây
nhiễm thường qua sinh hoạt tình dục.

Khám thấy có khí hư có màu xanh, vàng, có bọt, mùi hơi, số lượng nhiều
và có khi kèm theo ngứa ngáy âm hộ, cảm giác đau nóng âm đạo, giao hợp
đau. Thường kèm với triệu chứng tiểu nóng rát. Đặt mỏ vịt thấy niêm mạc âm
đạo viêm đó, trên bề mặt có những điểm lắm tắm đỏ sậm (hình ảnh trái dâu
tây).
PH âm đạo thường lớn hơn 5; soi tươi địch tiết âm đạo thường thấy có


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc —

15


trùng roi di động và tăng số lượng bạch cầu; có thể thấy tế bào Clue cells vì'

viêm âm đạo đo Trichomonas thường kèm với viêm âm đạo do vi khuẩn. Test

Sniff có thể đương tinh [20], [21].
1.3.3.2. Viém Gm dao do ném Candida

Viêm âm đạo do nấm thường hay gặp ở phụ nữ đang mang thai, bị bệnh
tiểu đường, sau khi dùng thuốc kháng sinh dài ngày (do rối loạn quần thê vi
khuẩn thường trú trong âm đạo), những phụ nữ đang dùng thưốc

viên tránh

thai. Ngồi ra có thể lây lan qua giao hợp, nước tắm, quần áo... nam sé phat
triển trong mơi trường âm ướt, pH < 5.
Thường có ngứa âm hộ, khám thấy khí hư từng mảng, màu trắng đục, có

thể lỗng hoặc đặc, thường tăng nhiều trong những ngày trước kinh, có biểu
hiện đau âm đạo, quan hệ tình dục đau và nóng rát, viêm tay đỏ ở mơi lớn,

mơi bé của âm hộ có thể tạo mũ kèm theo ngứa và kích thích.

Chẩn đốn bằng cách soi tươi khí hư với vài giọt KOH 10% sẽ thấy năm
xuất hiện đưới dạng những sợi tơ nắm, những tế bào hạt men nây búp, hoặc

những bào tử; pH âm đạo thường biến đổi (pH < 4,5); Test Sniff: Am tinh
[20]. 121].
1.3.3.3. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn thường gọi là viêm âm đạo không đặc hiệu, là
một hội chứng lâm sàng chủ yếu gây tiết dịch âm đạo, có mùi hơi. Tuy vậy có

tới 1⁄2 phụ nữ bị bệnh khơng có triệu chứng. Viêm âm dao do vi khuân không

phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục mặc dù có liên quan đến việc bệnh
nhân có nhiều bạn tình. Những phụ nữ chưa bao giờ quan hệ tình dục thì hiếm

khi bị bệnh. Hầu hết các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm âm đạo khi có yếu
tố thuận lợi làm thay đổi khuẩn chí âm đạo, thay thế cho Lactobacillus vẫn
sống cộng sinh ở âm đạo là sự tăng sinh các vi khuẩn ky khí. Viêm âm đạo do

.vi khuẩn là một nhiễm trùng cơ hội, viêm âm đạo do vi khuẩn có thê gây nên


×