Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

0819 nghiên cứu tình hình hoạt động của nhân viên y tế thôn bản tỉnh đồng tháp 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.97 MB, 142 trang )

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

BO GIAO DUC VA DAO TAO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CÀN THƠ

NGUYÊN THÀNH SƠN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
TINH DONG THAP 2011
Chuyén nganh: Quan ly y tế.

Mã sô: 62.72.76.05.CK

LUAN AN CHUYEN KHOA CAP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đàm Văn Cương

CÀN THƠ - NĂM 2012


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, được tiến hành
nghiêm túc trung thực.

Bài luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II chuyên ngành Quản lý y tế.

Tên đề tài: “ Nghiên Cứu Tình Hình Hoạt Động của Nhân Viên Y Tế Thôn Bản,
tỉnh Đồng Tháp năm 2011.” Các thông tin, số liệu trong nghiên cứu này là mới,
các kết quả nêu trong luận án khơng trùng lắp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
của tác giả nào khác, do tôi tự nghiên cứu, không sao chép của người khác là sự

thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người viết luận án

Nguyễn Thành Sơn


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập cũng như nghiên cứu luận án tốt nghiệp chuyên

khoa cấp II chuyên ngành Quản Lý Y Tế. Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc và sự kính trọng tới Ban Giám Hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào

tạo sau Đại học Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và Ban Giám Đốc Sở Y Tế
tỉnh Đồng Tháp đã cho phép tơi được dự khóa học lớp chun khoa cấp II Khóa
VII của Trường Đại Học


ÝY Dược

Cần Thơ, đặc biệt xin chân thành cảm ơn

Thầy PGS.TS. Đàm Văn Cương người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp rất
nhiều ý kiến q báo giúp tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Y Dược Cần Thơ

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học

tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Đốc các Trung Tâm y tế huyện, thị xã, Thành
Phố, Trưởng trạm Y tế các xã, thị trấn, các phường, tất cả các Nhân viên y tế

khóm ấp, các Phó chủ tịch UBND các xã thị trấn của các huyện Lấp Vò, Lai
Vung, TP Cao Lãnh, Thị xã Sa Đéc, Huyện Thanh Bình, huyện Châu Thành

Phịng Tổ Chức cán bộ, Phịng Kế hoạch- Nghiệp vụ y Sở y tế Đồng Tháp đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian điều tra nghiên cứu, thu thập thơng tin tại địa
phương nhằm hồn thành luận án này.
Tôi luôn được sự động viên chia sẻ mọi thành viên trong gia đình và bạn
đồng nghiệp trong lớp học hỗ trợ, động viên để được yên tâm học tập, nghiên
cứu và hoàn thành bài luận án chuyên khoa cấp II này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô và các bạn đồng

nghiệp những người đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi
hồn thành bài luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II này.

BS Nguyễn Thành Sơn



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Ty

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

DAT VAN ĐỀ..........................--cv2vvcr.2212112111 1.22117111111111... 1
Mục tiêu nghiên CỨU. . . . . . . . .

.. . - -- - c0

S151 HH

HH nh

ky rêu 2

Chuong 1: TONG QUAN TÀI LIEU... cccecccccceesecccececececececeeeaueessasense 3
1.1. Hệ thống tổ chức và hoạt động y tế cộng đồng trên thế giới.................... 3

1.2. Hệ thống tổ chức và hoạt động y tế thôn bản tại Việt Nam.....................

4

Chương 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................
.-- ‹ +. S2 SS nen
ey 24
2.1.1.Các đối tượng....................-nn ng
khi 24
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu............................
. - E211 SE S11 E11 s2 xszssec 24

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ..........................----ccc-2.1,4. Địa điểm nghiên cứu........................---s¿
2.1.5. Thời gian nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................-.............-.--cccccsccccsscs, 25

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........¿+
s1 kE SE vs
...........
--- 25
2.2.2. Mẫu nghiên cứu.....................
¿set SEEEEEEEEEESEEEEEEevErkrrserr
rseee 25
......-

2.2.2.1. Cở mẫt........................--2
E2 vEEEE11E2211112111112711x
1111 e2 25

2+-©22et9EE
2.2.2.2. Phương pháp chọ mẫu.........................-22-2 ©s2++xzczsecczzevrveeee 26
2.2.3. Nội đung nghiên cứu........................-- ¿-22++xz+vxvt+keErkzrEreerxerzrvervre 27
2.2.4. Phương Pháp và kỹ thuật thu thập số liệu.................................. 35

2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu............................-s2-e©+ktt99ZEZSEExevtrerrrrrercer 36
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu.........................
sec sec sec
.- 38


}Vv
(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Chương 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU......................
--. ¿+ 5+ <5 cces--eeece..... 3Ô
01/17187906079

2528... . 1...
II...

TAI LIEU THAM KHAO
PHU LUC:
- Phụ lục 1 phiếu điều tra nhân viên y tế thôn bản tỉnh Đồng Tháp năm 2011
- Phụ

lục 2 phiếu hướng dẫn phỏng vấn đại diện ban trong ban giám đốc


trung tâm y tế

- Phụ lục 3 phiếu hướng dẫn phỏng vấn đại diện trong Uỷ ban nhân dân xã
- Phụ lục 4 phiếu hướng dẫn phỏng vấn đại diện trạm y tế xã
- Phụ lục 5 Quyết định về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y

tế thôn, bản (Kèm theo Quyết định số 75/ 2009/QĐ-TTg, ngày11/5/2009 của Thủ
tướng Chính Phủ)
- phục lục 6 Qui định chức năng nhiệm của NVY TT

( Ban hành kèm theo

Thông tư số 39/2010/TT-BYT, ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng bộ y tế )
- Phụ lục 7 Danh sách nhân viên y tế thôn bản được điều tra năm 2011.


)

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

DANH MUC CAC CHU VIET TAT
BYT

Bộ y tế

BS

Bác sỹ


CT

Chương trình

CSSKBD

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

CSSKBMTE& KHHGD

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa
gia đình

CNNV

Chức năng nhiệm vụ

CTV

Cộng tác viên

GDSK

Gíao dục sức khỏe

GDP

Tổng thu nhập quốc dân


KHHGD

Kế hoạch hóa gia đình

NVYTTB

Nhân viên y tế thơn bán

NVSKCD

Nhân viên sức khỏe cộng đồng

SYT

Sở y tế

SR

Sốt rét

SXH

Sốt xuất huyết

PCSDD

Phòng chống suy dinh dưỡng

TTYT


Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

TE

Trẻ em

TIGDSK

Truyền thông giáo đục sức khỏe

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

Uỷ ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

WHO

Tổ chức y tế thế giới

YTTB


Y tế thôn bản


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

|

DANH MUC CAC BANG
Bảng 3.1: Nhóm tuổi của nhân viên y tế thơn bản...........................-2-cszecc2cxve 39
Bảng 3.2: Tính số lượng và tỉ lệ nhân viên y tế thôn, bản theo giới.............. 40
Bảng 3.3: Kiêm nhiệm công tác xã hội của Nhân viên y tế thôn, ban...........42

Bảng 3.4: Tỉ lệ số ngày tham gia công tác của NVYTTHB/tháng.................... 43
Bang 3.5: Phan bé noi lam viéc của nhân viên y tế thôn, bản...................... 44

Bảng 3.6: Tỉ lệ NVYTTB nhận biết được nội dung chức năng nhiệm vụ.....45
Bảng 3.7: Đánh giá sự nhận biết của NVYTTB, bản nắm được CNNV.......46
Bảng 3.8: Đánh giá hoạt động của NVY TT

thực hiện nhiệm vụ............... 47

Bang 3.9: Phân loại nhân viên y tế thôn, bản thực hiện 20 nhiệm vụ.......... 51

Bảng 3.10: Liên quan giữa tuổi cha NVYTTB voi thuc hién nhiém...........52
Bảng 3.11: Liên quan giữa giới của NVY TTB

với thực hiện nhiệm vụ......53


Bảng 3.12: Liên quan giữa trình độ học van của nhân viên y tế thôn bản
với thực hiện nhiệm vVỤ......................
.-- 5-5. Sc S1
ve exsrerersee 54
Bảng 3.13: Liên quan giữa Trình độ Chun mơn với thực hiện nhiệm vu..55

Bảng 3.14: Liên quan giữa nhận biết và thực hành của NVYTTB................ 57
Bảng 3.15: Phân bố NVYTTB

theo dụng cụ, phương tiện làm việc........... 57

Bảng 3.16: Giao ban của trạm y tế xã với nhân viên y tế thon, ban............. 58

Bảng 3.17: Giám sát của Trạm y tế xã với nhân viên y tế thôn, bản............ 59
Bảng 3.18: Kê hoạch làm việc của trưởng TYT với NVYTTE.................... 60
Bảng 3.19: Phối hợp hoạt động, giúp đỡ của trưởng thơn với (ÄĐVYTTB)..60
Bảng 3.20: Phân bố nhân viên y tế thôn, bản với nguồn thu nhập chính......6 1
Bảng 3.21:

Tinh tỷ lệ tiền phụ cấp của NVYTTB trong một tháng ............ 62

Bảng 3.22: Nguyện vọng muốn tiếp tục làm nhân viên y tế thôn, bản......... 63
Bảng 3.23: Những nội dung nhu cầu của nhân viên y tế thôn, bản............... 63
Bảng 3.24: Tỷ lệ hưởng phụ cấp của nhân viên y tế thôn, bản..................... 64


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học


DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỊ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo Trình độ học vấn của NVYTTB.........................

Biéu dé 3.2: Phan b6 NVYTTB theo trình độ chun mơn...............
Biểu đồ 3.3: Tính tổng số NVYTTB có hoặc khơng có chun mơn.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

1

DAT VAN DE
Theo luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có khái niệm: Sức khỏe là vốn
quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống

hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc [60]. Vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi
người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Việc chăm sóc sức khỏe và giải
quyết các vấn đề về bệnh tật cần phải theo quan điểm dự phịng tích cực và
chủ động, đây mạnh phong trào vệ sinh phịng bệnh, rèn luyện thân thể, đi đơi
với nâng cao hiệu quả điều trị. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân

tộc. Thực hiện phương chăm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đa dạng

hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe (nhà nước, tập thể, nhân dân)
trong đó y tế nhà nước là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước

và mở rộng hợp tác quốc tế [4].

Trong những năm qua Đảng nhà nước có nhiều chủ trương đường lối
chỉ đạo, trên cơ sở đó ngành y tế cũng đưa ra nhiều chương trình dự án, chính
sách giải pháp để thực thi nhằm nâng cao bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân

dân trong tình hình mới. Tiếp tục ổn định, củng cố và phát triển hệ thống y tế
đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, triển khai thực hiện chuẩn Quốc gia về y tế xã,

giai đoạn 2011- 2020 xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển y tế
nông thôn bản [29],[81],[85].Việc tham gia chăm sóc sức khỏe nhân dân ở
cộng đồng cần phải kể đến vai trò của nhân viên y tế thôn, bản: Là người tự
nguyện

làm nhiệm

vụ y tế thôn bản, được

đào tạo ít nhứt từ 3 tháng về

chun mơn theo tải liệu đào tạo nhân viên y tế thôn bản của Bộ Y Tế năm
2007; y tế thôn, bản, ấp, bn, làng, sóc (sau đây gọi chung là y tế thôn, bản)

[33]. Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản tham gia thực hiện một số nhiệm


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc _ 2

vụ tại thơn bản góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương
[70], đã quy định trong thông tư số: 39/2010/TT-BYT, ngày 10/9/2010, của

Bộ trưởng bộ y tế. Vì vậy y tế thơn bản có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết
trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại cộng đồng dân cư, nhất là khu vực
nông thôn .
- Lý do tiến hành nghiên cứu tình hình hoạt động của nhân viên y tế thơn, bản

tỉnh Đồng Tháp.
Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi
người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền,

các đồn thê

nhân dân và các tơ chức chính trị, xã hội trong đó ngành y tế giữ vai trị nịng
cốt [8],[2]. Y tế thôn, bản nằm trong hệ thống y tế cơ sở, đóng vai trị quan
trọng trong cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

- Xuất phát từ thực trạng trên của nhân viên y tế thôn, bản tỉnh Đồng Tháp,
chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “ Nghiên cứu tình hình hoạt động của

nhân viên y tế thơn, bản tỉnh Đồng Tháp năm 2011. ”
Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xác định tỉ lệ nhân viên y tế thôn, bản nhận biết được nhiệm vụ.

2. Xác định tỉ lệ thực hiện nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản

(theo các nhiệm vụ ở Thông tư số: 39/2010/TT-BYT, của Bộ Trưởng Bộ y

tế,

ngày 10/9/2010 ).


3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động của nhân viên y tế
thôn bản.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

3

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU
1.1. Hệ thống tổ chức và hoạt động y tế cộng đồng trên thế giới
Ở nhiều nơi, thế giới của sự tiến bộ hướng tới mục tiêu của sức khỏe
cho tất cả vào năm 2000. Trong khi hầu hết các quốc gia đã xây dựng chính
sách, chiến lược và kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, Những

người chịu trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ y tế được cung cấp cho người
dân, chẳng hạn như các cơ quan y tế, đang ngày càng công nhận tầm quan
trọng [88],[92]. Nhân viên Y tế cộng đồng (Community Health Workers)
đóng góp những vai trị quan trọng trong các chương trình chăm sóc sức
khoẻ ban đầu ở nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Phần lớn họ
làm việc theo hướng hồn tồn tự nguyện, họ khơng được hưởng thù lao,

ít chịu sự quản lý và theo dõi của nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của các
nhân viên y tế cộng đồng này là làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
tuyên truyền vận động vệ sinh phịng bệnh [89],[91].


Ở Thái Lan có 2 loại nhân viên y tế thôn, bản (NVYTTB), một là
những truyền thông viên y tế, hai là tình nguyện viên y tế. Những truyền
thông viên được đào tạo và cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo cho phép
họ phục vụ như những người truyền bá thơng tin y tế tới nhóm từ 10 - 15
hộ gia đình. Cứ 10 truyền thơng viên có 1 tình nguyện viên y tế. Những
tình nguyện viên y tế được huấn luyện kỹ hơn và có trách nhiệm nâng cao

sức khoẻ, phịng ngừa dịch bệnh, chăm sóc một số bệnh đơn giản. Hiện
nay Thái Lan có khoảng 42.325 tình nguyện viên y tế và khoảng 434.803
truyền thơng viên y tế, phủ khoảng 90% thôn bản [87].
Năm 1989, Indonesia phát động chương trình “Hộ sinh viên thơn, bản” nhằm
tăng cường nỗ lực làm giảm tử vong mẹ. Trong phạm vi chương trình, các hộ


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

4

sinh viên mới tốt nghiệp đã được tuyến dụng tại các thôn bản trong cả nước với
thời gian hợp đồng trong 3 năm, có khoảng 52.000 hộ sinh viên được tuyển

dụng trong chương trình này trong cả nước và có 90% số thơn bản có ít nhất
một hộ sinh viên hoạt động trong năm 1997.

Kết quả là số ca đẻ do mụ vườn đỡ ở các vùng nông thôn giảm xuống từ 55%
năm 1997 con 48% nam 1998 [89].
Ở Mozambic đã sử dụng những người hoạt động xã hội tình nguyện ở


các cộng đồng nông thôn và thành thị, họ đi đến từng gia đình để truyền thơng
và thực hiện một số chương trình y tế [87].Việc chăm sóc tại nhà là một phần
của chăm sóc sức khỏe ban đầu và cải cách y tế tổng thể.[91]

Ở Népan đã xây dựng đội ngũ nhân viên y tế cộng đồng( NVYTCĐ)
làm đầu mối quan trọng giữa hệ thống y tế với cộng đồng. Nhân viên y tế
cộng đồng được đào tạo 3 tháng với nhiệm vụ chủ yếu là truyền thông giáo
dục sức khoẻ, tham gia vận chuyển người bệnh, hàng tháng họ giao ban báo

cáo tình hình sức khoẻ cộng đồng với Trạm y tế (TYT) [90],[91].

1.2. Hệ thống tổ chức và hoạt động y tế thôn bản tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình chung về hệ thống y tế Việt Nam

Ở miền Bắc nước ta, trước khốn 10, y tế thơn bản gắn liền với hợp

tác xã và đội sản xuất nông nghiệp, nhân viên y tế thôn bản được trả thù lao
bằng cơng điểm, hoạt động có nề nếp góp phần tích cực vào cơng tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân. Từ khi thực hiện khốn 10 trong nơng nghiệp ruộng
đất chia theo hộ gia đình và người nơng dân ai cũng lo canh tác trên phần đất

của mình, khơng cịn cơ chế và chế độ chính sách cho đội ngũ y tế thôn bản,
Đặc biệt từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong đó có quản lý nơng
nghiệp theo cơ chế thị trường thì mặt chưa được của khoán 10 cùng với mặt

trái của thị trường đã có ảnh hưởng rất lớn đối với y tế cơ sở nói chung và y
tế thơn bản nói riêng làm cho y tế thôn, bản dần dần tan rã [43],[86].


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

5

Trong những năm từ 1976 đến 1990 mạng lưới y tế cơ sở đứng trước
những khó khăn phức tạp, cơ sở tạm bợ, thiếu nguồn nhân lực, trình độ

chun mơn hạn chế trang thiết bị thô sơ thiếu thốn. Nền kinh tế thị trường

cũng làm xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo, đặc biệt ở nơng thơn, những

người có thu nhập cao thường có xu hướng tìm kiếm dịch vụ khám chữa
bệnh chất lượng cao, vượt qua y tế tuyến dưới để đi tới các tuyến y tế cao

hơn còn những người nghèo hồn cảnh kinh tế khó khăn thì việc tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ y tế còn rất hạn chế. Thực trạng ở vùng nông thôn
và miền núi phần lớn nhân dân có thu nhập bình qn đầu người rất thấp,
vì vậy đã khơng có đủ khả năng chỉ trả cho các dịch vụ y tế mỗi khi bị ốm
đau, bệnh tật. Để giảm nhanh tỉ lệ đói nghèo tháng 7/1998 Chính phủ chính
thức phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc

gia về xóa đói giảm nghèo

(chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000 nhằm mục tiêu giảm tỉ lệ đói
nghèo của cả nước xuống cịn 10% vào năm 2000 [51].
Nhà nước ta cũng đã tăng cường đầu tư qua các chương trình y tế, mặt

khác tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi tiến bộ, đời sống của người
dân ngày càng được nâng cao, bảo hiểm y tế đã được phát huy tác dụng khơng

cịn tiếp tục như trước. Song song với việc tồn tại theo phương thức có thu
trong dịch vụ y tế hình thành một quan hệ phục vụ theo kiểu cơ chế thị trường.
Đến nay mọi người đều có quyền lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh như nhau,
nhưng phải trả tiền. Nhà nước chỉ cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho những
đối

tượng chính sách, chương trình quốc gia như: người nghèo, trẻ em, bệnh

xã hội. Khả năng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu lại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó điều kiện kinh tế, khoảng cách tới cơ sở y tế, các yếu tố tập

quán. Những tồn tại và khó khăn trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dan

cịn nhiều bất cập, trước tình hình trên Đảng, Nhà nước có những chính sách
về y tế cho đến đầu những năm 90 đã được cải thiện đáng kể.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Từ năm

6

1991 cho đến nay mức chỉ ngân sách công cho y tế đã tăng

đáng kế về giá trị tuyệt đối cũng như tỉ lệ so với GDP và so với tổng chỉ ngân
sách nhà nước, Nhà nước đã đãm nhận trách nhiệm trả lương cho cán bộ y tế


xã từ năm 1994. Tình trạng thiếu thuốc thiếu vốn đã được đây lùi các chương

trình phịng chống bệnh truyền nhiễm đã được đầu tư ngân sách nhiều hơn,
suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm. Trong những thành tựu của ngành y tế



một số là kết quả của những tác động từ bên ngoài ngành y tế, là sự tăng
trưởng nhanh của nền kinh tế thị trường, mức thu nhập và mức sống

các hộ

gia đình cũng tăng, sự cải thiện mức độ sử đụng dịch vụ y tế, tình trạng sức
khỏe và tình trạng dinh dưỡng trẻ em gắn liền với việc nâng cao mức sống
nhờ có những chính sách phù hợp cụ thể là các chính sách nhằm đấm bảo sự
cơng bằng trong chính sách y tế và cải thiện tính hiệu quả của hệ thống y

tế

trong thời kỳ đổi mới [51]. Nhà nước đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho
phát triển kinh tế xã hội, thê hiện bản chất tốt đẹp của chế độ [8]. Con người
là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong

đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là
một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình. Vì
vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ chính là
đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc

sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình [23],[84].
Do vậy vấn đề củng cố màng lưới y tế cơ sở là rất cần thiết trong đó có

y tế thơn bản nhằm tạo mọi điều kiện cho nhân dân được tiếp cận chăm sóc
sức khỏe ban đầu tại địa phương, và các dịch vụ phịng bệnh chăm sóc sức

khỏe cộng đồng triển khai kịp thời để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

Định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới trong Tuyên ngôn
Alma Ata năm 1978 “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm hồn,

về thê xác, về xã hội”[90], tuyên ngôn sức khỏe cho mọi người vào năm 2000
và chiên lược chăm sóc sức khỏe ban đâu của WHO

đặt trọng tâm các vấn đề


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc — 7

sức khỏe vào cộng đồng[87] và thực hiện những nội dung chăm sóc sức khỏe
ban đầu, chính sách y tế mới nay dé cao tính tự quyết và tự tham 81a của các
cá nhân và cộng đồng trong các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe có thé
nói đây là một chính sách khơn ngoan đem lại sự cơng bằng trong CSSK cho
tất cả mọi người . Đó là: 1- Giáo dục sức khỏe, 2- Dinh dưỡng và vệ sinh thực
phẩm, 3- Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường, 4- Bảo vệ sức khỏe

bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, 5- Tiêm chủng mở rộng phòng chống

bảy bệnh trẻ em, 6- Phòng chống các bệnh dịch và bệnh xã hội, 7- Chữa bệnh

tại nhà và xử trí các vết thương thơng thường, 8- Đảm bảo thuốc thiết yếu, 9Quản lý sức khỏe, Việt Nam đã bổ sung thêm một nội dung 10- Kiện toàn


mạng lưới y tế cơ sở[34],[SI],[58]. Có thể thấy rằng những nội dung
CSSKBĐ nêu trên phải được thực hiện thông qua mạng lưới y tế cơ sở trong

đó có vai trị của y tế thôn, bản, phải gắn liền với y tế cơ sở. Củng cố và hoàn
thiện y tế cơ sở có ý nghĩa chiến lược trong hệ thống y tế Nhà nước, góp phần
quyết định sự thành cơng của CSSKBĐ. Ngày 14/1/1993, Hội nghị lần thứ tư

BCHTW Đảng khóa 7 ra Nghị quyết số:04-NQ/HNTW (TW4) [1]. về những
vấn đề cấp bách trong sự nghiệp BV&CSSKND. Đây là lần đầu tiên Đảng ta
có nghị quyết chuyên về y tế. Đánh giá vai trò của y tế, NQTW4 khẳng định
# Trong sự nghiệp chống ngoại xâm, xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc, ngành y tế

đã có nhiều đóng góp to lớn đã đạt được nhiều thành tựu. Nhiều bệnh dịch và

bệnh xã hội đã được khống chế hoặc loại trừ, sức khỏe và tuổi thọ của người
dân tăng, công tác CSSKND đã ngày một tốt hơn góp phần củng cố niềm tin

của nhân dân đối với chế độ ta”. Đồng thời nghị quyết TW cũng chỉ rỏ”
Những năm gần đây ngành y

tế có nhiều biểu hiện xuống cấp có mặt khá

nghiêm trọng, cơng tác vệ sinh phịng bệnh kém, chưa quan tâm đầy đủ, các
hoạt động mang tính quần chúng, y tế cơ sở suy yéu[86],[1]. Nghị quyết đã
đưa ra các chính sách và giải pháp lớn: Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo

của các tổ chức đảng và chánh quyền các cấp hoạt động của Mặt trận Tổ



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

quốc, cá đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tạo ra phong trào chăm sóc sức

khỏe sâu rộng trong nhân dân , đồng thời chấn chỉnh hệ thống chăm sóc sức
khỏe nhân dân là củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Đổi mới
phương thức chỉ đạo và hoạt động của ngành y tế nhằn nâng cao chất lượng
và hiệu quả quản lý nhà nước ở tất cả các cấp[ 1],[86].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VIII và Nghị quyết 37/CP của
Chính phủ, sau 4 năm triển khai thực hiện, Thông tư liên bộ số 08/TT-LB

hướng dẫn thực hiện Quyết định 58/TTg và Quyết định 131/TTg của Chính
phủ qui định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở
tạo điều kiện tốt hơn về chế độ chính sách cho nhân viên y tế trong đó có y tế

thơn bản, cùng với sự hồi sinh của y tế cơ sở, y tế thôn, bản ở một số nơi cũng
được khơi phục và phát triển góp phần CSSKND tốt hơn [11],[21],[22].
Đến 1998 Chính phủ ra Nghị định số: 01/1998/NĐ-CP, ngày 3/1/1998 về việc
củng cố hệ thống tổ chức y tế địa phương. Vì vậy việc củng cố và phát triển
mạng lưới y tế cơ sở trong đó có y tế thơn, bản là nhiệm vụ cấp bách và quan
trọng trong chiến lược phát triển của ngành nhằm nâng cao chất lượng cơng

tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngay tại thôn, bản [24].
Ngày 19/3/2001 Quyết định số: 35/2001/QĐ-TTg “Chính phủ phê duyệt chiến
lược CS&BVSKND

giai đoạn 2001-2010.” Trong đó Nhà nước giữ vai trị


chủ đạo trong đầu tư phát triển sự nghiệp CSSKND [25].
Việt Nam

là một nước nông nghiệp, khoảng 80% dân số làm nơng

nghiệp sống ở nơng thơn. Địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt, giao thơng đi

lại cịn khó khăn đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu.
Mơ hình bệnh tật của nước ta là mơ hình bệnh tật của một nước chậm phát
triển thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, đối tượng phục vụ của y tế chủ yếu là

nơng dân, từ thực tế đó hệ thống y tế Việt Nam được xây dựng và quản lý
trên các nguyên tắc:[43] Bảo đảm phục vụ nhân dân kịp thời, có hiệu quả cao,

đáp ứng được nhu câu của người dân khi cần là có sẵn thầy, sẵn thuốc, xây


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

3

dựng theo hướng y tế dự phòng bản chất của nền y tế xã hội chủ nghĩa, phù

hợp với tình hình kinh tế của mỗi địa phương, phù hợp với trình độ khoa học
kỹ thuật và khả năng quản lý của ngành y tế, đảm bảo không ngừng nâng cao
chất lượng phục vụ.
Hệ thống y tế ở nước ta hiện nay được chỉa theo 4 tuyến:

Tuyến trung ương, tuyến tỉnh/ thành phố, tuyến quận/ huyện/ thị xã,
tuyến xã/ phường. Y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện, tuyến xã/ phường, trong

đó có y tế thơn bản ở miền núi và y tế thôn ở miền xuôi [43],[80]. Tiếp tục
củng cố và hoàn thiện màng lưới y tế cơ sở cả về vật chất trang thiết bị và cán
bộ y tế nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở đáp ứng nhu cầu chăm

sóc sức khỏe cơ bản cho toàn dân đồng thời thực hiện được một số kỹ thuật
đơn giản trong khám điều trị bệnh chuyên khoa, mất, tai mũi họng, sức khỏe
sinh sản, sức khỏe trẻ em, bảo đãm 100% các trạm y tế ở vùng đồng bằng có
Bác sĩ và 80% các TYT đạt chuẩn quốc gia đến 2015 là 100% TYT trong cả

nước phải đạt chuẩn quốc gia tịan diện[20]. Mỗi thơn, bản có từ 1-2 nhân
viên y tế có trình độ sơ học trở lên[33]. Tiêu chuẩn của nhân viên y tế thơn,

bản: Có trình độ chun mơn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã qua các lớp đào
tạo nhân viên y tế thơn, bản theo khung chương trình do Bộ Y tế quy định, tối

thiểu là 3 tháng, họ là những người đang sinh sống, làm việc én định tại thôn,

bản; tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản. Có tỉnh thần trách
nhiệm, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần

chúng và được cộng đồng tín nhiệm. Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm
vụ theo quy định tại Thông tư 39/2010/TT-BYT. Nhân viên y tế thơn, bản có
chức năng tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản ,
nhân viên y tế thôn, bản chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về

chuyên môn kỹ thuật của Trạm y tế xã, Nhân viên y tế thôn, bản chịu sự quản
lý, giám sát về hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thơn, bản, nhân

viên y tê thơn, bản có môi quan hệ phôi hợp với các tô chức quân chúng, đoàn


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

10

thể tại thôn, bản, và hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng. Nhân viên y tế thôn,
bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc (sau đây gọi chung là thơn, bản ) [70].
Đề thực hiện được định hướng chiến lược cơ bản nhà nước đã có nhiều

chính sách và cơ chế phù hợp nhằm củng cố và phát triển mạng lưới y tế từ
Trung ương đến địa phương cũng như tạo ra những nguồn lực tài chính cung
cấp cho hoạt động y tế từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu viện phí, nguồn
thu BHYT và các nguồn viện trợ khác. Trong định hướng chiến lược cung cấp

tài chính cho cơng tác CSSKND ngoài nguồn ngân sách Nhà nước vẫn được
coi là chủ yếu, quỹ BHYT được xác định là nguồn tài chính quan trọng.

Bảo hiểm y tế trở thành một phạm trù kinh tế tất yếu của XH, phát triển

BHYT toàn dân nhằm từng bước đạt tới cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe,
thực hiện sự chia sẽ giữa người khỏe và người ốm, người giàu với người
nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già công bằng trong đãi

ngộ đối với cán bộ y tế[73]. Từ khi có các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước,
Ngành y tế có những đổi mới trong hoạt động như cải tiến công tác quản lý và
phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng công tác CSSKND đặt biệt ở

tuyến cơ sở, đến cuối năm 2000 cả nước đã có trên 51% số xã có BS, 98% số
xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhỉ, nhiều chương trình phịng chống dịch
bệnh đã được triển khai rộng rãi trong nhân dân kế cả các vùng sâu vùng xa

nhờ vậy chúng ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn được Quốc tế cơng

nhận: như thanh tốn bệnh bại liệt, ngăn chặng và đây lùi dịch sốt rét. Tuy
nhiên trong thời gian này tuyến y tế cơ sở còn nhiều bọc lộ yếu kém nhiều chỉ
tiêu trên giao thực hiện còn hạn chế chạy theo thành tích, nhiều chỉ tiêu cơ
bản cho y tế cơ sở thực hiện chưa cao, y tế tuyến trên thiếu quan tâm giám sát,
trình độ chun mơn số cán bộ xã còn yếu, thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, hoạt

động của chương trình, thường chồng chéo nhau, đặt biệt giai đoạn cuối năm
gây quá tải cho y tế cơ sở|44]. Cán bộ y tế cơ sở nhiều khi chưa coi việc triển
khai các nội dung CSSKBĐ

là nhiệm vụ thường xuyên của mình, việc điều


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc _ l1

hành chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng đồng sự quản lý hoạt động của
- NVYTTB

và tham gia phối hợp quản lý hoạt động của y tế tư trên địa bàn, sự

chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động của trạm y


tế chưa được thể hiện đầy đủ ở một số nơi, cơng tác xã hội hóa y tế chưa được
quan tâm đúng mức [44]. Phát triển hệ thống y tế Việt Nam theo hướng tăng
cường xã hội hóa cơng tác y tế, trong đó y tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo
từng bước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hướng tới
sự công bằng và hiệu quả trong cung cấp và Sử dụng

các dịch vụ y tế

[51],[27]. Xã hội hóa cơng tác y tế: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị
quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 về "Phương hướng và chủ
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa". Lồng phép các yêu
cầu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong các chính sách vĩ mơ về

kinh tế, xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa
đói giảm nghèo [25],[27], cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân,

trong đó phải nói đến vai trị của y tế cơ sở là đơn vị y tế gần dân nhất, phát
hiện xã hội ra những vấn đề y tế sớm nhất và giải quyết hơn 80% khối lượng
y té tai chỗ, y tế cơ sở cũng là nơi trực tiếp triển khai, thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về y

tế, là bộ phận quan trọng trong

ngành y tế tham gia vào ồn định chính trị, kinh tế xã hội tại cộng đồng dân cư
[51]. Mục tiêu chung: Phần đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế

có chất lượng, mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển


tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi
thọ và phát triển giống nòi [25].Tăng cường hệ thống y tế ở các địa phương
theo hướng chính quyền địa phương quản lý các hoạt động y

tế trên địa bàn.

Ngành y tế chỉ đạo công tác chuyên môn kỹ thuật thông qua việc điều hành
kinh phí và nhân lực y tế. Các chương trình sức khoẻ tại địa phương do các


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

12

'cấp chính quyền chỉ đạo, ngành y tế và các ngành khác tổ chức thực hiện và
huy động đông đảo nhân dân tham gia , do vậy vấn đề củng cố màng lưới y tế

. cơ sở là rất cẦn thiết trong đó có y tế thơn bán, nhằm tạo mọi điều kiện cho

nhân dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương từ khâu
khám chữa bệnh, và các dịch vụ phòng bệnh triển khai kịp thời để phục vụ
- nhân dân ngày một tốt hơn. Có như vậy chúng ta mới có thể

đảm bảo được

sự cơng bằng trong CSSK cho người dân và đáp ứng được nhiều hơn cho các
đối tượng nghèo, vùng nghèo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều


khó khăn[37]. Có thể thấy rằng những nội dung CSSKBĐ nêu trên phải được
thực hiện thông qua mạng lưới y tế cơ sở, phải gắn liền với y tế cơ sở. Củng
cố và hoàn thiện y tế cơ sở có ý nghĩa chiến lược trong hệ thống y tế Nhà

nước, góp phần quyết định sự thành công của CSSKBĐ tại địa phương.
rong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
mạng lưới y tế cơ sở đã có những bước phát triển mạnh. Chấn chỉnh hệ thống

chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Tiếp theo đó là Chỉ thị 06CT/TW của Ban Bí thư về hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở[47],[2]. Để củng
cố và tăng cường hoạt động y tế nói chung và y tế cở sở nói riêng Bộ y tế đã
đưa ra các chính sách và giải pháp thực hiện trong công tác CSSKND,



hướng dẫn 49/HD của Ban khoa giáo TW-Bộ y tế có đưa ra chỉ đạo cụ thể [4].
Bộ y tế có xây dựng bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, củng cố xây dựng cơ bản
và trang thiết bị cho y tế xã hoạt động nhằm đạt chuẩn Quốc gia theo nội dung

và cơ sở vật chất theo mơ hình quy định của Bộ y té [13].

Đổi mới phương thức chỉ đạo và hoạt động của ngành y tế nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước ở tất cả các cấp, triển khai luật
bảo vệ sức khỏe nhân dân và các văn bản dưới luật, giáo dục luật pháp y tế,
tăng cường công tác thanh tra y tế, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
truyền thông giáo dục sức khỏe từng bước được nâng cao [8]. Ngày 23/2/2005


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

13

Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết số: 46-NQ/TW, của Bộ Chính trị về cơng
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

Qua 10 năm triển khai thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
nhân dân ở nước ta, tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng đặc biệt
mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm

được khống chế và đây lùi. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát
huy tác dụng nhân dân ở các vùng các miền được chăm sóc sức khỏe tốt hơn,
trong nghị quyết đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo và 7 giải pháp chủ yếu với mục
tiêu là: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ,

cải thiện chất lượng giống nịi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất

lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ
Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng
nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc [8].

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đổi mới chính
sách tài chánh y tế (ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế), phát triển nguồn nhân
lực, tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng,Chính quyền, nâng cao

hiệu lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác y tế, nâng cao hiệu
quả thơng tin -giáo đục -truyền thơng [8].

Đó là những quan điểm, những nhiệm vụ giải pháp của Đảng chỉ đạo .

Nhiệm vụ y tế phải tổ chức phổ biến quán triệt Nghị quyết và có kế hoạch
hành động, để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới, thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Tiếp theo đó Chính Phủ ra

Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg, ngày 05/10/2005, ban hành chương trình
hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số: 46-NQ/TW, đồng thời
Chính phủ ban hành Quyết định số:153/2006/QĐ-TTg, ngày 30/6/2006 Phê
duyệt quy hoạch tổng thé phát triển hệ thống y tế Việt nam giai đoạn đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [28].[30].[8]. Trên cơ sở đó Ban khoa giáo -


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

14

Ban cán sự Đảng Bộ y tế có ban hành hướng dẫn số: 49-HD/BCSĐ-BKGTW,
ngày 22/3/2005 nhằm thực hiện NQ 46 của Bộ Chính trị[4]. Để thực hiện tốt
cơng tác chăm sóc SKND ở địa phương thì phải củng cỗ màng lưới y tế cơ sở,
trong lĩnh vực y tế dự phòng chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia y tế dự
phòng, mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng,

phát hiện dịch sớm khống chế dịch kịp thời không để xảy ra thành dịch lớn,
giảm tỉ lệ mắc và tử vong bệnh nghề nghiệp, chủ động phòng chống các bệnh

do bệnh tật ưu tiên phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm,
đặc biệt các bệnh mới phát HIV/AIDS, suy dinh dưỡng trẻ em, phịng chống


_ tai nạn thương tích, bệnh khơng lây, các bệnh do lối sống có hại cho sức khỏe,
dam bao về ngân sách cho lĩnh vực y tế dự phòng ngân sách nhà nước vẫn là

chủ đạo [26],[31],[321,[9] [84].

Trong kết luận của Bộ chính trị số 42-KL/TW hệ thống y tế cơng vẫn
giữ vai trị chủ đạo, chính phủ ưu tiên chỉ ngân sách nhà nước trái phiếu chính
phú, nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp và phát triển hệ thống y tế công lập,
ưu tiên đầu tư cho hoạt động y tế dự phòng và các cơ sở khám chữa bệnh lao,
bệnh tâm thần, bệnh phong và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia [83],

[3]. Trong báo sức khỏe thế giới năm 2008 Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra bốn
nội dung cải cách của chăm sóc sức khỏe ban đầu cụ thể là: Cải cách về bao
phú toàn dân nhằm nâng cao công bằng trong CSSK, cải cách cung ứng dịch

vụ y tế làm cho hệ thống y tế hướng tới con người, cải cách chính sách cơng
cộng nhằm tun truyền và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng bảo đảm cộng đồng
khỏe mạnh hơn thông qua việc lồng ghép các hoạt động y tế cơng, cải cách sự

lãnh đạo. Có thê nói nhan để của báo sức khỏe thế giới năm 2008 của WHO đã
thé hiện một cách xúc tích quan điểm của tổ chức này đối với chính sách chăm
sóc sức khỏe ban đầu [82]. Mục tiêu lâu dài của mạng lưới y tế cơ sở là: “Cùng
với các ngành khác đảm bảo ngày một đầy đủ nhất các yêu cầu về phòng bệnh,
chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cộng đông, kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh, nâng cao


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học


15

chất lượng đời sống ”. Mạng lưới y tế cơ sở phải xuất phát từ nông thôn, đào
tạo nhân lực y tế từ đó họ quay về phục vụ nhân dân tại chỗ, gắn bó với đời
sống nơng thơn, lớn mạnh và phát triển cùng với sự đi lên của nông thôn [7].
Qua nghiên cứu và theo đõi của Nguồn Điều tra y tế quốc gia (2001 —
2002) và các tác giả đã nghiên cứu, cho ta thấy hoạt động của NVYTTB

có sự

lớn mạnh dần về màng lưới y tế cơ sở đến năm 2002 tổng số thôn, bản

trong

cả nước là 86.931 trong đó có 78.057 thơn bản có nhân viên y tế hoạt động có

tỷ lệ 89,8%[14]. Đến cuối năm 2009 Cả nước có 124.405 Thơn bản ấp, tổ dân
phố;

số thơn bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động là: 94.254 chiếm tỉ lệ 75,6%;

Tổng số NVYTTB, ấp, tổ dân phố là : 98.529, tỷ lệ thôn bản của xã thị trấn
có NVYT hoạt động chiếm 96,6%[19]. Một số chỉ tiêu cơ bản y tế xã đạt
được so sánh 2000 với 2005 như: Tuổi thọ trung bình tăng liên tục qua các
năm đạt 71.5 tuổi vào năm 2005,Tỉ lệ tử vong trẻ em < 1 tuổi giảm từ 31%o
xuống còn 17,8%o,, tỉ lệ tử vong trẻ em < 5 tuổi 30%o xuống cịn 10%o khắp
xã phường đều có y tế cơ sở trong đó 57% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia,
gần 70% số xã có Bác sỹ, 94% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sy sản nhỉ gần 90%


số thơn bản có y tế thơn, bản hoạt động trong cả nước[81].
Thời điểm này năm 2002 Đồng Tháp có 607 ấp có 100% NVSKCD
hoạt động ở ấp có 1497 NVSKCPĐ, đến năm 2009 tổng số ấp là 681,
NVSKCD dat tỉ lệ 100%[14]. Đến năm 2011, một số xã chia tách thêm các
khóm, ấp nên tồn tỉnh Đồng Tháp có 687 khóm, ấp có 1570 NVSKCĐ, trung
bình có 2,28 CTV/ấp, trình độ chun mơn về y tế đạt cịn thấp, Tỉnh Đồng

Tháp chưa có NVYTTEB theo QÐ số:75/2009/QĐ-TTg của chính phủ; có đến
74,5% chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên, chưa có trang bị túi y tế ấp[6],[40].

Y tế thôn, bản là cầu nối giữa hệ thống y tế công cộng với người dân địa
phương thực hiện truyền tải những thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh phát hiện sớm dịch bệnh tại địa phương mình,

hướng dẫn dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em, chăm sóc SKBMTE, tuyên truyền


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

16

về dân số KHHGĐ([54], sơ cấp cứu bệnh thông thường, tham gia các chương
trình y tế tại địa phương

do trưởng

trạm y tế phân


cơng cơng việc.

1.2.2. Các cơng trình đã được nghiên cứu về hoạt động y tế thôn, bản ở

Việt Nam

Tác giả Phan Hồng Vân viện chiến lược và chính sách y tế có nghiên
cứu đánh giá việc thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010: Xã
hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe là nội dung đầu tiên của 10 chuẩn quốc gia cho y tế xã nó phản
ánh mức độ

quan trọng của việc xã hội hóa cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức

khỏe nhân dân, điều đó có nghĩa là năm 2010 tồn quốc công tác
BV&CSSKND

phải được đưa vào trong nghị quyết của đảng ủy, hội đồng

nhân dân huyện và xã tất cả các cấp chính quyền phải có Ban chỉ đạo và chăm
sóc SKND hoạt động thường xuyên. Theo số liệu điều tra y tế quốc gia (20012002) cả nước có 88,4% xã phường có ban chỉ đạo hoạt động các vùng đồng
bằng sông Hồng và sông Cữu Long và Bắc Trung bộ có tỉ lệ cao 95% vùng
Tây Nguyên tỉ lệ 68,2% vùng Đông Bắc tỉ lệ 72,3% ( Nam trung Bộ, Tây Bắc,

Đông Nam bộ tỉ lệ CSSKBĐ) đều >80%, bên cạnh nhân viên trạm y tế cịn có
nhân viên y tế thôn, bản tham gia hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe
chiếm 98,2% ở thành thị, cịn nơng thơn 97,9%[77]. Tác giả Phạm Xuân Nam

đánh giá thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã Phường ở tỉnh Thái Nguyên (năm
2003) xã có Ban chỉ đạo BV&CSSKND


93,8%, có nghị quyết của đảng ủy

80,3% Ủy Ban có phê duyệt trong nghị quyết 71,3%, có họp Ban chỉ đạo ít

nhất 6 tháng/ lần 65,7% NVYTTB có hưởng bồi dưỡng 86%, có 59,87% xã
vùng nơng thơn sử dụng nước sạch, có 38,22% hồ xí hợp vệ sinh, trong đó có
61,9% số xã phường thị trấn đạt chuẩn dùng nước sạch và 57,14% có hế xí
hợp vệ sinh[53]. Năm

1996-1997 Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Y tế và đơn vị

chính sách tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả tổ chức, hoạt động của y té
cơ sở sau khi có Quyết định 58/TTg và Quyết định 131/TTg thấy trong số

|


Qiuweus

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

31.732 NVYTTB

17

của 7 tỉnh được điều tra có trén 50% NVYTTB

cé trinh độ


sơ học, hơn 10% là trình độ trung học trở lên, số còn lại chưa qua đào tạo về y
tế. Hầu hết các NVYTTB

có trình độ trung học trở lên là những cán bộ y

quân, dân y nghỉ hưu, mất sức. Chỉ có 30,4%

tế

số xã có chế độ phụ cấp cho

NVYTTB. Phong vấn 41 NVYTTB về thực hiện nội dung chức năng, nhiệm
vụ kết quả như sau: Thực hiện cơng tác dự phịng có 80,5%, sơ cứu ban đầu là

75,6%, tuyên truyền sinh đẻ kế hoạch 70,7%, điều trị tại nhà 39%[71]. Theo
nghiên cứu của Lý Ngọc Kính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy
tại các thôn có y tế thơn hoạt động thì các chỉ số về y tế được cải thiện rõ rệt.

Tỷ lệ các gia đình có giếng nước hợp vệ sinh tăng từ 10.5% lên 97,8%; hồ xí

hợp vệ sinh tăng từ 26,1% lên 92,1%.(thơn sơn linh)[46] .Tình hình bệnh tật
giảm, tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tăng, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
bà mẹ trẻ em có những bước cải thiện đáng kể. Người dân chấp nhận mơ hình
YTTB và đồng ý đóng góp đề duy trì hoạt động của mơ hình[46]. Ngồi ra tác
giả Bùi thị Thu Hà, Vũ Mạnh Dương nghiên cứu thực hiện chức năng nhiệm

vụ của 109 NVYTTRB tại Huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây[39]. Truyền thông
GDSK

chiếm 67.9%, phát tờ rơi tờ bướm 61,5%, hướng dẫn 3 cơng trình VS


83,5%, vân độn khám thai 58%, sơ cứu ban đầu 74%, chăm sóc bệnh xã hội
tại nhà

12,8%, có số ghi chép theo dõi chăm

sóc bệnh thơng thường 9,2%,

tham gia hoạt động các chương trình y tế tại thôn 92%, Phân loại thực hiện
nhiêm vụ < 10 nhiệm vụ loại kém, từ >10-13 nhiệm vụ đạt trung bình , >13

đạt tốt. Tại huyện này có 43,1% NVYTTB đạt loại trung bình, 27,5% loại tốt,
có 29,4% loại kém[39]. Nghiên cứu của Phạm Quốc Bảo về thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động y tế khóm ấp tỉnh Đồng Tháp năm 2010
có 1570 Nhân viên sức khỏe cộng đồng , nữ có: 938 người (chiếm 59,7% )
hoạt động trên 629 khóm, ấp trung bình có trên 2 ngudi/ ap.

Trong đó có

74,5% chưa qua đào tạo 3 tháng về y tế thôn bản[6] theo quy định của BYT.


×