Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

0902 nghiên cứu tình hình các yếu tố liên quan và kết quả tư vấn điều trị viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ 3 5 tuổi tại các trường mẫu giáo thuộc huyện tam bì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BÙI THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ
KẾT QUẢ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA TIẾT DỊCH
Ở TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THUỘC
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2013 – 2014.

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BÙI THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ
KẾT QUẢ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA TIẾT DỊCH
Ở TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THUỘC
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2013 - 2014
Chuyên ngành: Quản lý Y tế


Mã số: 62 72 76 05.CK

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Võ Huỳnh Trang

CẦN THƠ – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác./.
Tác giả

Bùi Thanh Tùng.


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận án này tơi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học, các Phịng ban và các Bộ mơn
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi trong
thời gian học tập và tiến hành làm luận án.
Quý thầy cô giáo, giảng viên của trường đã tận tình truyền đạt cho tơi
những kiến thức cơ bản và hữu ích về chun ngành Y tế cơng cộng.
Các chun gia, các tác giả trong và ngoài nước đã để lại những kiến
thức và những thông tin vô cùng quý giá để tơi có tư liệu nghiên cứu và tham

khảo trong q trình thực hiện luận án.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến TS.BS. Võ Huỳnh
Trang đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện luận án này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ
giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận án này./.
Tác giả

Bùi Thanh Tùng.


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3
1.1. Cấu trúc giải phẫu và sinh lý của cơ quan tiền đình ốc tai ............ 3
1.2. Bệnh viêm tai giữa tiết dịch ....................................................... 5
1.3. Các yếu tố nguy cơ thường gặp trong viêm tai giữa tiết dịch ........ 17
1.4. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tai giữa tiết dịch .................. 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 27

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................... 27
2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................. 27
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ...................................................... 27
2.2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................... 29
2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu ........................... 37
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ............................................. 39
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................... 40
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 40


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 42
3.1. Thông tin chung ......................................................................... 42
3.2. Tỉ lệ bệnh viêm tai giữa tiết dịch ................................................. 45
3.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh viêm tai giữa tiết dịch ................... 50
3.4. Kết quả sau can thiệp tư vấn điều trị bệnh viêm tai giữa tiết dịch .. 56
Chương 4. BÀN LUẬN ......................................................................... 63
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .......................................... 63
4.2. Tỉ lệ bệnh viêm tai giữa tiết dịch ................................................. 65
4.3. Yếu tố liên quan bệnh viêm tai giữa tiết dịch ............................... 70
4.4. Đánh giá kết quả sau can thiệp tư vấn điều trị .............................. 79
KẾT LUẬN .......................................................................................... 84
KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Phiếu khám trẻ (Giai đoạn 1)
Phụ lục 2. Phiếu khám trẻ (Giai đoạn 2)
Phụ lục 3. Bộ câu hỏi
Phụ lục 4. Bảng tư vấn khám và điều trị khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa tiết
dịch
Phụ lục 5. Bảng tư vấn phòng ngừa bệnh viêm tai giữa tiết dịch
Giấy xác nhận nơi lấy mẫu nghiên cứu

Danh sách đo nhĩ lượng đồ (Đợt 1 và 2)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBVC:

Cán bộ, viên chức

ENG:

Điện động nhãn đồ

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

OTN:

Ống thơng nhĩ

VA (Vegetations adenoides):

Hạnh nhân vịm

VHHT:

Viêm hô hấp trên

VTG:


Viêm tai giữa

VTGC:

Viêm tai giữa cấp

VTGTD:

Viêm tai giữa tiết dịch


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Điều tra VTGTD ở Đan Mạch .......................................... 23

Bảng 3.1.

Tuổi của trẻ trong mẫu nghiên cứu .................................... 42

Bảng 3.2.

Giới của trẻ trong mẫu nghiên cứu .................................... 42

Bảng 3.3.

Tuổi của phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ ........................ 43

Bảng 3.4.


Giới của phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ ......................... 43

Bảng 3.5.

Dân tộc của phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ .................... 44

Bảng 3.6.

Kinh tế gia đình của phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ ....... 45

Bảng 3.7.

Tỉ lệ trẻ mắc VTGTD ....................................................... 45

Bảng 3.8.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo tuổi ................................ 45

Bảng 3.9.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo giới tính .......................... 46

Bảng 3.10.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo dân tộc ........................... 46

Bảng 3.11.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo tuổi phụ huynh ................ 47


Bảng 3.12.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo giới tính phụ huynh ......... 47

Bảng 3.13.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo nghề nghiệp phụ huynh.... 48

Bảng 3.14.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo trình độ văn hóa .............. 48

Bảng 3.15.

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh VTGTD theo điều kiện kinh tế gia đình . 49

Bảng 3.16.

Liên quan giữa tiền sử bú mẹ và bệnh VTGTD ................. 50

Bảng 3.17.

Liên quan giữa tư thế bé ngủ và bệnh VTGTD .................. 50

Bảng 3.18.

Liên quan giữa tiền sử đi nhà trẻ và bệnh VTGTD ............ 51

Bảng 3.19.


Liên quan giữa tiền sử VHHT và bệnh VTGTD ................ 51

Bảng 3.20.

Liên quan giữa VTGC và bệnh VTGTD ........................... 52

Bảng 3.21.

Liên quan giữa thuốc lá và bệnh VTGTD .......................... 52

Bảng 3.22.

Liên quan giữa số trẻ sống chung và bệnh VTGTD ........... 53

Bảng 3.23.

Liên quan giữa số thành viên trong gia đình và VTGTD .... 54

Bảng 3.24.

Liên quan giữa diện tích nhà ở và bệnh VTGTD ............... 54


Bảng 3.25.

Liên quan giữa môi trường xung quanh và VTGTD .......... 55

Bảng 3.26.


Liên quan giữa bệnh TMH khác và bệnh VTGTD ............. 55

Bảng 3.27.

Tham gia điều trị sau tư vấn .............................................. 56

Bảng 3.28.

Chuyên khoa được lựa chọn điều trị .................................. 56

Bảng 3.29.

Phương pháp điều trị ........................................................ 56

Bảng 3.30.

Thời gian điều trị .............................................................. 57

Bảng 3.31.

Kết quả điều trị ................................................................ 57

Bảng 3.32.

Biến chứng sau điều trị ..................................................... 57

Bảng 3.33.

Kết quả điều trị theo tuổi của trẻ


Bảng 3.34.

Kết quả điều trị theo giới của trẻ ……..... .......................... 58

Bảng 3.35.

Kết quả điều trị theo tuổi phụ huynh chăm sóc trẻ ............. 59

Bảng 3.36.

Kết quả điều trị theo giới tính phụ huynh chăm sóc trẻ …... 59

Bảng 3.37.

Kết quả điều trị theo dân tộc phụ huynh chăm sóc trẻ ……. 59

Bảng 3.38.

Kết quả điều trị theo nghề nghiệp phụ huynh trẻ ................ 60

Bảng 3.39.

Kết quả điều trị theo kinh tế gia đình phụ huynh trẻ ........... 60

Bảng 3.40.

Kết quả điều trị theo trình độ phụ huynh chăm sóc trẻ ........ 61

Bảng 3.41.


Kết quả điều trị theo cơ sở điều trị .................................... 61

Bảng 3.42.

Kết quả điều trị theo phương pháp điều trị ........................ 62

Bảng 3.43.

Kết quả điều trị theo thời gian điều trị nội khoa ................. 62

Bảng 4.1.

So sánh tỉ lệ mắc VTGTD với một số quốc gia khác .......... 65

Bảng 4.2.

Tỉ lệ VTGTD phân theo tuổi so sánh với tác giả khác ........ 67

.................................... 58


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1

Giải phẫu cơ quan tiền đình và ốc tai ............................... 4

Hình 1.2

Nhĩ lượng đồ .................................................................. 16


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Cơ chế VTGTD do nhiễm khuẩn hô hấp trên ................... 6

Biểu đồ 1.1

Tỉ lệ % trẻ bị VTGTD sau 1 đợt viêm tai giữa cấp ........... 12

Biểu đồ 3.1

Nghề nghiệp của phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ ........... 43

Biểu đồ 3.2

Trình độ học vấn của phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ ....44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa tiết dịch là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Viêm tai giữa
tiết dịch kéo dài nếu không được điều trị đúng sẽ gây các biến chứng như
giảm thính lực, ở giai đoạn trẻ đang tập nói sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình
thành ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp và học tập của trẻ. Do đó cần
phải phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh một cách thích hợp [30].
Ðây là bệnh lý thứ phát sau khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên và là
một bệnh lý thường bị cha mẹ bỏ quên do dịch tụ trong hòm nhĩ mà khơn g
gây nên một triệu chứng gì, nhất là ở trẻ chưa biết nói. Trên thế giới, có nhiều

nghiên cứu về bệnh Viêm tai giữa tiết dịch tại cộng đồng, nhưng tần suất mắc
bệnh của các tác giả đưa ra rất khác nhau, dao động từ 2 - 15% [16]. Tại Việt
Nam qua điều tra dịch tễ bệnh tai mũi họng ở trẻ em tuổi mẫu giáo tại các
trường mầm non Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh của Phan Cảnh Tú (200 7)
viêm tai giữa tiết dịch là 5,79% [33], nghiên cứu của tác giả Đặng Hoàng Sơn
(1997) ở trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi tại hai xã của huy ện Củ Chi, Thành p hố
Hồ Chí Minh là 7,1% [25], nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài An ở trẻ
từ 1 - 14 tuổi tại các trường mẫu giáo và tiểu học trong một xã tại Hà Nội là
8,9% [1], theo tác giả Đỗ Hội và cộng sự (2009) nghiên cứu các yếu tố nguy
cơ thường gặp trong viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em trường Mẫu giáo Hoa
Mai thuộc Thành phố Cần Thơ là 20,2% [14].
Có nhiều yếu tố gây bệnh viêm tai giữa tiết dịch, trong đó rối loạn chức
năng vịi nhĩ được xem là yếu tố quan trọng nhất. Rối loạn chức năng vòi nhĩ
gây nên sự tắc vòi nhĩ cơ năng. Yếu tố bên ngoài do viêm hệ thống bạch
huyết vùng hầu (viêm VA) phì đại, những u nang bẩm sinh vùng vòm mũi
họng, khối u vùng vòm mũi họng chèn ép gây tắc vòi nhĩ cơ học. Viêm nhiễm
gây phù nề niêm mạc vòi nhĩ gây tắc vòi nhĩ [37], [48].


2

Một số yếu tố kết hợp khác bao gồm: nhiễm trùng đường hô hấp trên, dị
ứng và rối loạn chức năng lông chuyển, bất thường nguyên phát hoặc thứ phát
niêm mạc đường hô hấp, rối loạn chức năng cơ căng màng hầu và suy giảm
miễn dịch [34].
Nhiều trẻ bị viêm tai giữa tiết dịch không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Cha mẹ hoặc thầy cơ giáo có thể nghi ngờ trẻ bị giảm thính lực khi thấy trẻ
mất tập trung hay trẻ bị chậm nói. Có thể phát hiện nghe kém bằng khám sàng
lọc định kỳ cho trẻ tại trường học, nhưng đôi khi bị bỏ qua nhất là khi trẻ chỉ
nghe kém một tai. Một số trẻ có những đợt đau tai thường vào ban đêm, loạng

choạng, ù tai, sốt và bứt rứt [28].
Một số di chứng khác do viêm tai giữa tiết dịch như: để lại một lỗ thủng
vĩnh viễn trên màng nhĩ, viêm tai giữa nung mủ mãn, xơ nhĩ, viêm tai giữa
dính, hoại tử chuỗi xương con, các túi lõm trên màng nhĩ, cholesteatome tai
giữa, điếc tiếp nhận. Các di chứng này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời
sẽ đạt được hiệu quả cao [30].
Vì những lý do trên nên chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình
hình, các yếu tố liên quan và kết quả tư vấn điều trị viêm tai giữa tiết
dịch ở trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mẫu giáo thuộc huyện Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long năm 2013 - 2014” với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỉ lệ bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường
mẫu giáo thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ 3 5 tuổi tại các trường mẫu giáo thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3. Đánh giá kết quả điều trị viêm tai giữa tiết dịch sau can thiệp tư vấn
phụ huynh chăm sóc trẻ 3 – 5 tuổi bị viêm tai giữa tiết dịch tại các trường
mẫu giáo thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu trúc giải phẫu và sinh lý của cơ quan tiền đình ốc tai
Cơ quan tiền đình ốc tai được chia ba phần: tai ngồi, tai giữa, tai trong.
- Tai ngoài: gồm loa tai và ống tai ngồi. Loa tai có nhiệm vụ đón nhận
và định hướng âm thanh vào lỗ ống tai ngoài. Ống tai ngồi giúp đưa s óng âm
thanh đến màng nhĩ.
- Tai giữa: hòm nhĩ, vòi tai (vòi Eustache) và chuỗi xương con.
+ Hòm nhĩ: được xem giống như một cái trống với 6 thành:
. Thành trên là trần hòm nhĩ, ngăn cách hòm nhĩ với não bộ bằng một

mảnh mỏng của phần đá xương thái dương.
. Thành dưới là thành tĩnh mạch, liên quan với tĩnh mạch cảnh trong.
. Thành ngồi hay thành màng là màng nhĩ, ngăn cách hịm nhĩ với ống
tai ngoài.
. Thành trong là thành mê đạo liên quan với tai trong qua cửa sổ bầu
dục và cửa sổ tròn.
. Thành trước là thành động mạch, liên quan với động mạch cảnh trong,
ở thành này có lỗ tai của vịi tai.
. Thành sau là thành chũm, có lỗ thơng hang thơng hịm nhĩ với p hần
chũm của xương thái dương, bên trong chứa các xoang chũm có đường thơng
thương với nhau.
+ Chuỗi xương con: Trong hịm nhĩ chứa ba xương con là xương búa,
xương đe, và xương bàn đạp, tương ứng với các xương trên có cơ xương búa,
cơ xương bàn đạp.
+ Vòi nhĩ: là một ống dài khoảng 3,5cm, thơng từ hịm nhĩ bằng lỗ tai
vịi tai với hầu bằng lỗ hầu vịi tai. Sự đóng mở của vòi nhĩ giúp áp suất trong


4

hịm nhĩ cân bằng được với áp suất mơi trường bên ngoài, cử động này được
điều khiển bởi cơ căng màng hầu và cơ căng màng khẩu cái, các cơ này hoạt
động theo động tác nhai và nuốt [18].

Hình 1.1. Giải phẫu cơ quan tiền đình ốc tai
(Nguồn: Atlat giải phẫu người, 2010 [24])
Tai giữa có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh, biến thế và bảo vệ tai trong.
Màng nhĩ biến sóng âm thanh thành rung động cơ học, truyền cho các xương
con đến cửa sổ tiền đình [30].
- Tai trong: Theo giải phẫu, tai trong chia làm hai phần là mê đạo màng

chứa nội dịch và mê đạo xương, giữa mê đạo màng và mê đạo xương là


5

khoang ngoại dịch. Theo chức năng, tai trong cũng được chia làm hai phần là
tiền đình và ốc tai:
+ Tiền đình: gồm ba ống bán khuyên nằm theo ba mặt phẳng trong
không gian ba chiều, soan nang và cầu nang; đảm nhận nhiệm vụ giữ thăng
bằng cho cơ thể.
+ Ốc tai: có hình con ốc với 2,5 vịng xoắn, cấu tạo gồm thang tiền đình,
thang nhĩ và ống ốc tai chứa cơ quan Corti; đảm nhận nhiệm vụ ghi nhận âm
thanh cho cơ thể [18].
1.2. Bệnh viêm tai giữa tiết dịch
1.2.1. Khái niệm về bệnh viêm tai giữa tiết dịch
Viêm tai giữa tiết dịch (VTGTD) là một bệnh lý “im lặng” của tai giữa
và thường khơng có triệu chứng rõ ràng nên gây khó khăn cho việc chẩn
đốn. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và là nguyên nhân thường gặp nhất làm
giảm sức nghe của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức,
làm thay đổi hành vi giao tiếp xã hội của trẻ [43]. VTGTD có thể tiến triển
đến các bệnh lý mạn tính ở tai giữa như túi co lõm màng nhĩ, xẹp nhĩ, viêm
tai xơ dính, xơ nhĩ và viêm tai giữa mạn tính có cholesteatome [2]. Bệnh có
thể làm nền cho những đợt tái phát của viêm tai giữa cấp tính, từ đó gây ra
những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tất cả các trường hợp VTGTD phải
được theo dõi và chăm sóc chu đáo nhằm phục hồi lại sức nghe cho trẻ, giúp
trẻ phát triển trí tuệ một cách bình thường và ngăn ngừa biến chứng, di chứng
gây điếc không hồi phục góp phần làm giảm gánh nặng cho xã hội [56].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh viêm tai giữa
Nguyên nhân gây viêm tai giữa tiết dịch bao gồm nhiều yếu tố và còn
đang được tranh cãi. Theo Mirko Tos yếu tố thường gặp nhất là nhiễm trùng

hô hấp trên và/hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ [65].


6

1.2.2.1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Viêm mũi
Quá phát và
phù nề VA
Tích tụ nhầy ở
vịm

Tắc mũi

Phù nề niêm
mạc vịi nhĩ

Giảm thơng khí
tai giữa
Áp lực tai giữa
âm

Nhiễm trùng
gia tăng

Thay đổi niêm
mạc tai giữa

Nhiễm trùng
gia tăng


Sơ đồ 1.1. Cơ chế VTGTD do nhiễm khuẩn hô hấp trên
(Nguồn: Tai mũi họng, quyển 1, 2008 [28])
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một trong những nguyên nhân rất
quan trọng gây viêm tai giữa. Nhiễm trùng hô hấp gây ra tắc mũi và dẫn đến
giảm thơng khí tai giữa, gây áp lực âm trong tai giữa. Niêm mạc tăng tiết gây
ra tích tụ chất nhầy ở vịm mũi và hầu họng, từ đó thúc đẩy nhiễm trùng lan
đến niêm mạc của vòi tai, gây nên tắc bên trong lòng vòi tai, và gia tăng
nhiễm trùng niêm mạc tai giữa.
Các yếu tố dễ dẫn đến nhiễm trùng đường hơ hấp trên bao gồm tình
trạng vệ sinh kém, bụi, khói thuốc lá, dị ứng, VA phì đại [28], …
1.2.2.2. Rối loạn chức năng của vòi nhĩ
Rối loạn chức năng vòi nhĩ được đa số các tác giả công nhận và xem là
yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học VTGTD, đặc biệt ở những trẻ không


7

có tiền căn VTGC trong thời gian gần. Tắc vịi nhĩ chức năng hay cơ học dẫn
đến áp lực âm trong tai giữa, khi kéo dài sẽ gây VTGTD [28].
1.2.2.3. Tắc vịi chức năng
Đây là tình trạng vịi nhĩ bị xẹp kéo dài do tăng trở kháng của vòi nhĩ,
hay do cơ chế mở vịi nhĩ khơng hoạt động, hoặc do cả hai. Tắc vịi chức năng
hầu hết có liên quan đến cấu trúc giải phẫu vòi nhĩ của trẻ như: chiều dài, độ
rộng, góc của vịi nhĩ, hay do rối loạn chức năng của vòi nhĩ. Điều này rất rõ ở
trẻ bị chẻ vòm, đa số đều kèm theo một rối loạn vòi nhĩ ở một mức độ nào đó
như: bất thường về đường đi của cơ nâng màn khẩu cái dẫn đến tắc lỗ ngồi
vịi nhĩ, bất thường phần sụn của vòi nhĩ, giảm sản cơ căng màn khẩu cái,...
Điều này giải thích tại sao những bệnh nhân này, sau khi được vá vịm, tình
trạng vịi nhĩ khơng cải thiện rõ rệt [55].

1.2.2.4. Tắc vịi cơ học
Có thể tắc bên trong hay bên ngồi vịi
- Tắc nghẽn bên trong vòi: do hiện tượng viêm của vòi nhĩ và phù nề thứ
phát. Tác nhân gây kích thích viêm thường gặp: nhiễm siêu vi đường hô hấp
trên, các dị nguyên đường hô hấp đối với cơ địa dị ứng, tiếp xúc với khói
thuốc lá, xạ trị...
- Tắc nghẽn bên ngồi vịi: thường gặp nhất là do VA p hì đại, ngồi ra
cịn do những u nang bẩm sinh, u xơ vòm mũi hầu, hay ung thư vòm.
Vai trò của VA phì đại trong VTGTD: gồm nhiều cơ chế gây bệnh bên
cạnh cơ chế gây tắc vòi cơ học. Một số VA đủ lớn có thể gây tắc cửa mũi sau,
từ đó trực tiếp làm gia tăng áp lực vịm mũi học khi nuốt và gián tiếp gây ra
sự trào ngược dịch từ vịm mũi học vào tai giữa. Mơ VA còn là nơi chứa vi
khuẩn gây bệnh nhiễm trùng tai giữa tái phát.
Trẻ em dễ bệnh lý viêm tai giữa nói chung, viêm tai giữa tiết dịch nói
riêng so với người lớn là do:


8

+ Vòi nhĩ trẻ em ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ xảy ra
hiện tượng trào ngược dịch tiết từ mũi hầu vào tai giữa, nhất là trẻ em thường
ở tư thế nằm ngữa. Cơ căng màn khẩu cái ít hoạt động hiệu quả hơn so với
người trưởng thành, nên khả năng tự điều chỉnh áp lực tai giữa ở trẻ em kém
hơn người lớn.
+ Trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên gây nghẹt mũi, viêm tắc
vòi nhĩ.
+ Bệnh lý VA ở trẻ em [28].
1.2.2.5. Miễn dịch học
Niêm mạc tai giữa có hệ thống miễn dịch dịch thể giống như niêm mạc
đường hô hấp. Vai trò của miễn dịch này vẫn còn đang được tranh cãi, chưa

rõ ràng [28].
1.2.2.6. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân gây một số bệnh lý
vùng tai mũi họng như viêm thanh quản mạn, viêm mũi xoang, viêm tai
giữa,... Tasker và cộng sự chứng minh trong dịch tai giữa của bệnh nhân bị
VTGTD có hiện diện của pepsin protein với nồng độ cao hơn 1.000 lần nồng
độ pepsin trong huyết thanh (trong khi nồng độ albumin và fibrinogen thì
tương đương). Điều này cho thấy trào ngược dạ dày thực quản có vai trị trong
sinh bệnh học của VTGTD, tuy nhiên cần được nghiên cứu thêm [28].
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
1.2.3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng toàn thân và cơ năng
Chẩn đốn chính xác bệnh VTGTD thường chậm trễ, vì bệnh thường gặp
ở trẻ nhỏ, 40 – 50% trẻ và cả cha lẫn mẹ không nhận thấy triệu chứng nào
đáng kể, khơng có dấu hiệu tồn thân, mặc dù trẻ mắc bệnh, dẫn đến chậm
phát triển ngôn ngữ của trẻ.


9

Cha mẹ trẻ có thể mang đi khám vì nghi nghe kém do thấy trẻ kém tập
trung, hay vì trẻ nghe kém thật sự. Nghe kém thường dẫn đến chậm nói ở trẻ
nhỏ. Ở trẻ lớn biểu hiện bằng nói to, lúc nào cũng điều chỉnh âm thanh lớn
mới nghe rõ, học hành kém nhất là mơn chính tả, tập đọc, ngoại ngữ,... Có thể
phát hiện bằng khám sàng lọc định kỳ nghe kém tại trường học, nhưng có thể
bị bỏ qua nhất là nếu chỉ nghe kém một tai. Trẻ nhỏ biểu hiện chậm nói, đối
với trẻ nhỏ hơn thì biểu hiện là khơng đáp ứng thích hợp với kích thích âm
thanh như quay đầu khơng chính xác về hướng âm thanh phát ra... Trẻ lớn có
cảm giác khó chịu trong tai, đau tai nhẹ từng lúc, hay có cảm giác đầy tai, có
khi ù tai. Trẻ nhỏ thì biểu hiện các triệu chứng này bằng cách kéo tai, có khi

để lại vết trầy xước, hoặc có rối loạn về giấc ngủ. Một số trẻ có biểu hiện rối
loạn thăng bằng, hoặc ở trạng thái hay bị bứt rứt [62].
- Triệu chứng thực thể
Khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi là một phương tiện chẩn đốn rất
quan trọng, là một chuẩn mực bằng vàng, dù ngày nay có nhiều p hương tiện
hiện đại giúp đáng giá màng nhĩ, tai giữa và vòi nhĩ. Dấu hiệu bất động màng
nhĩ khi bơm hơi là dấu hiệu có giá trị và quan trọng nhất trong chẩn đoán. Với
một bác sĩ tai mũi họng có kinh nghiệm thì nó là một phương tiện chẩn đốn
vừa có độ nhạy và vừa có độ chuyên biệt khá cao. Theo Cantekin và cộng sự
(1985), độ chính xác trong chẩn đốn của phương tiện này là 88% ở tai có
dịch và 76% ở tai khơng có dịch [41].
Màng nhĩ cần được đánh giá:
+ Vị trí: phồng, co lõm, túi co lõm, sụp lõm, đầy. Thường gặp là màng
nhĩ lõm nhẹ do áp suất âm cũng như do dịch tai giữa, cán ngắn xương búa nhô
rõ lên và có vẻ như ngắn lại. Có khi màng nhĩ co lõm nhiều, dính sát vào
thành trong hịm nhĩ.


10

+ Màu sắc: bình thường màng nhĩ trong suốt, bóng, màu xám nhạt,có thể
nhìn thấy được các mốc giải phẫu. Trong VTGTD, màng nhĩ bị mờ, dày, mất
độ trong suốt không thấy được các mốc giải phẫu bên trong; dịch thanh dịch
và nhầy có thể cho màng nhĩ màu hổ phách; dịch mủ có thể cho màng nhĩ
màu trắng đục kèm theo tăng sinh mạch máu ở phần căng; dịch loại hỗn hợp
thì cho màng nhĩ màu xám đục thì khá thường gặp. Ngồi ra, màng nhĩ cịn có
thể có màu xanh và trước kia thường được gọi là màng nhĩ xanh vơ căn. Sự
hiện diện của bóng nước hoặc nước hơi trong hịm nhĩ thì ít gặp hơn [28].
+ Độ di động của màng nhĩ: giảm hay mất đi, hoặc chỉ di động ra ngoài
dưới áp suất âm là do dịch tai giữa hay do áp suất âm của tai giữa [28].

+ Dấu hiệu mất tam giác sáng trong VTGTD: hồn tồn khơng có giá trị
trong chẩn đốn [39].
1.2.3.2. Cận lâm sàng
- Nhĩ lượng đồ: Đo nhĩ lượng là một phương pháp rất có giá trị nhằm
đánh giá những tổn thương tai giữa mà ta khơng nhìn thấy trực tiếp. Nhĩ
lượng đồ là phương tiện giúp đánh giá khách quan tình trạng của tai giữa mà
khơng cần địi hỏi trẻ phải hợp tác tốt lúc đo [17]. Theo Paradise và cộng sự
1976, nhĩ lượng đồ là thử nghiệm chẩn đốn chính xác nhất. Phối hợp giữa
khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi và nhĩ lượng đồ giúp việc chẩn đốn đạt
độ chính xác rất cao: có độ nhạy đến 97% và độ chuyên biệt đến 90% (theo
Cantekin EF, 1989). Nhĩ lượng đồ còn dùng trong theo dõi kết quả điều trị
VTGTD. Nhĩ lượng đồ có thể giúp ta phát hiện:
+ Mức độ bít tắc của vịi nhĩ
+ Có dịch trong hịm tai
+ Mức độ liên kết của hệ thống màng nhĩ- xương con
Tuy nhiên hình thái của nhĩ lượng đồ luôn biến động tùy thuộc vào sự
tiến triển của các tổn thương trong hòm nhĩ và sự can thiệp của thầy thuốc.


11

Qua nghiên cứu nhĩ lượng đồ của các bệnh nhân bị bệnh lý tai giữa như:
xốp xơ tai, tắc vòi nhĩ, lỏng khớp bàn đạp, VTGTD, xơ nhĩ, gián đoạn xương
con cùng với việc theo dõi diễn biến của nhĩ lượng đồ theo tiến triển của
bệnh, dựa trên những kết quả điều trị phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn [28].
Nguyên lý đo nhĩ lượng đồ: đánh giá sự phản hồi âm thanh đối với bệnh
lý tai giữa. Sự phản hồi âm thanh ghi được nhiều thì sự tiếp nhận âm thanh
của tai giữa kém và ngược lại. Trên máy ghi người ta đánh giá qua độ thông
thuận
Ứng dụng máy đo nhĩ lượng trong khám chữa bệnh qua nhĩ lượng đồ:

+ Nhĩ lượng đồ là một thử nghiệm rất có hiệu quả đánh giá những tổn
thương ở tai giữa không thủng màng nhĩ
+ Nhĩ lượng đồ có dạng type C (áp suất tai giữa âm) trong giai đoạn sớm
của VTGTD, và type B (có dịch trong tai giữa) trong giai đoạn sau.
+ Luôn phải đối chiếu với khám lâm sàng và nhĩ lượng đồ.
- Thính lực đồ: Điếc dẫn truyền ở mức độ nhẹ có thể là phát hiện đầu
tiên của VTGTD. Nhưng việc đo thính lực riêng nó khơng phải là một
phương pháp sàng lọc chính xác để xác định dịch tai giữa, vì kém hiệu quả là
do VTGTD thính lực thường dao động [10], [62].
1.2.4. Chẩn đốn
Chẩn đốn VTGTD: xác định có dịch tai giữa
- Khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi quan sát thấy màng nhĩ mờ, dày,
mất độ trong suốt, di động kém, có thể có mực nước hơi sau màng nhĩ.
- Nhĩ lượng đồ dạng B hay C.


12

Nhĩ lượng đồ dạng B

Nhĩ lượng đồ dạng C

Hình 1.2. Nhĩ lượng đồ
(Nguồn: Atch Otolaryngol Head Neck Surg, 1989 [64])
1.2.5. Biến chứng
VTGTD nếu khơng được điều trị thích hợp và kịp thời sẽ gây ra các biến
chứng và di chứng.
- Nghe kém: Có khoảng 90% trẻ VTGTD điếc dẫn truyền dao động từ
16-40 dB. Tuy nhiên, ở một thời điểm, 49% trẻ VTGTD có thể nghe tốt ở
ngưỡng 20dB. Nghe kém dù là nhẹ và dao động có thể ảnh hưởng lên ngơn

ngữ và sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, do nó xảy ra trong thời kỳ hình thành
ngôn ngữ ở trẻ. Ba nghiên cứu của Ventry IM (1980), Paredise JL(1981) và
Ruben RJ (1989) cho thấy có sự liên hệ rõ rệt giữa VTGTD ở trẻ nhỏ và sự
chậm nói, học tập kém [28].
- Sụp lõm tai giữa, viêm tai giữa dính và cholesteatoma tai giữa [51]
+ Màng nhĩ bị co lõm về phía trong do áp lực âm của tai giữa.
+ Sụp lõm tai giữa: hòm nhĩ bị xố mất nhưng màng nhĩ chưa dính vào
thành trong của hịm nhĩ, niêm mạc lót mặt trong hịm nhĩ cịn ngun vẹn.
+ Viêm tai giữa dính: khi lớp niêm mạc của tai giữa dày lên cùng với sự
sụp lõm màng nhĩ tạo nên hiện tượng dính của màng nhĩ vào ụ nhô hay chuỗi
xương con, và bề mặt niêm mạc hịm nhĩ khơng cịn.


13

Không phải tất cả các trường hợp VTGTD đều phát triển thành sụp lõm tai
giữa; trong đa số trường hợp màng nhĩ đều có khuynh hướng đề kháng lại sự
co lõm vào trong ở mức độ nào đó. Người ta cho rằng các đợt viêm cấp lặp đi
lặp lại cho màng nhĩ yếu và mỏng đi, thuận lợi cho sự sụp lõm. Sade và Berco
(1976) chứng minh có sự huỷ hoại lớp collagen của màng nh ĩ đối với các
trường hợp này [28].
Nếu hiện tượng co lõm nặng, khu trú sẽ tạo ra túi co lõm, thậm chí là
thủng màng nhĩ. Túi co lõm, đặc biệt ở góc sau trên có thể tạo cholesteatoma
tai giữa hoặc tổn thương xương con, hoặc cả hai [9].
- Xơ nhĩ: Thường xảy ra ở giai đoạn cuối của q trình viêm. Đó là sự
thối hoá collagen, hyalin hoá và cuối cùng là lắng đọng canxi thành mảng.
Do đó xơ nhĩ có thể là dấu hiệu của lành bệnh và thường thấy ở 1/2 sau của
màng nhĩ. Xơ nhĩ được thấy trong VTGTD có đặt ống thông nhĩ nhiều hơn là
không đặt ống. Tỷ lệ xơ nhĩ là 10 - 20% VTGTD hai bên không đặt ống [61].
- Điếc tiếp nhận: Là biến chứng rất hiếm gặp , thường do viêm mê nhĩ

hoặc có thể do VTG cấp hơn là VTGTD. Điếc tiếp nhận đột ngột hay tiến
triển ở trẻ VTGTD phải nghĩ đến dò ngoại dịch bẩm sinh.
- Ảnh hưởng lên sự phát triển của các thông bào xương chũm: Trẻ
VTGTD được nhận thấy là kém phát triển thông bào xương chũm hơn là trẻ
bình thường. Có hai giả thuyết để giải thích [28]:
+ Thuyết di truyền cho rằng trẻ thông bào xương chũm kém thì có
khuynh hướng bị VTGTD.
+ Thuyết ngoại sinh thì cho rằng VTGTD dẫn đến kém phát triển của các
thông bào xương chũm là do kém thơng khí của tai giữ và xương chũm.
Mặc dù mối quan hệ chặt chẽ giữa VTGTD và kém thông bào xương chũm
đã được phân tích và có ý nghĩa về mặt thơng kế theo một nghiên cứu của Tos
và cộng sự (1984), mối liên hệ nhân quả của chúng vẫn chưa hoà n toàn rõ


14

ràng. Các bằng chứng hiện có ủng hộ quan niệm rằng: hiện tượng viêm mạn
dẫn đến sự tạo xương trong tai giữa và xương chũm và do đó làm giảm kích
thước các thơng bào xương chũm [28].
- Rối loạn thăng bằng, chóng mặt: Thường ít gặp, nhất là ở trẻ em. Theo
nghiên cứu của Golz và cộng sự trên 36 trẻ 4 – 9 tuổi bị VTGTD kéo dài: trẻ
được đo điện động nhãn đồ (ENG) và Bruininks-Osseetsky test trước và sau
khi đặt ống thông nhĩ (ONT). Kết quả là số bất thường ENG là 58% và số có
chỉ số BO test thấp là 71% trường hợp. So sánh với nhóm chứng gồm 74 trẻ
khoẻ mạnh khơng có tiền căn viêm tai giữa thì chỉ có 3 trường hợp bất thường
ENG và 1 trường hợp chỉ số Bruininks-Osseetsky test thấp [28].
1.2.6. Điều trị
Bệnh VTGTD nếu được điều trị nội khoa tích cực: 60% sẽ hết dịch tai
giữa trong thời gian 1 – 3 tháng, cịn lại 30% có thể kéo dài hơn 3 – 9 tháng
và 10% tồn tại rất lâu đến một hay nhiều năm [20].

- Điều trị nội khoa không phẫu thuật
Ở những trẻ bị VTG cấp Teele phát hiện khoảng 3 0% vẫn còn dịch tai
giữa kéo dài mãi đến 3 tháng. Vì vậy, việc điều trị VTGTD nên được xem xét
nếu dịch trong tai giữa tiếp tục tồn tại sau hơn 2 - 3 tháng điều trị [63].
Việc chuyển từ theo dõi sang điều trị tích cực hơn căn cứ vào sự xuất
hiện các triệu chứng sau:
+ Giảm thính lực nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ và sự
tiếp thu học tập của trẻ.
+ Khó chịu, vật vã, trằn trọc, gãi dụi tai, nhiều nhất là về đêm.
+ Viêm tai giữa thường xuyên, chiếm tổng cộng thời gian vài tháng
trong 1 năm.
+ Chóng mặt hay loạng choạng.
+ Xơ nhĩ hay hình thành túi co lõm.


15

+ Bệnh lý tai giữa với xơ dính hay tổn thương đến chuỗi xương con.
+ Viêm nhiễm đường hô hấp trên kèm theo: viêm xoang, viêm amidan,
viêm VA,...
Trong điều trị VTGTD, có nhiều biện pháp được khuyến cáo bao gồm:
+ Kháng sinh
+ Kháng histamine - co mạch thông mũi
+ Corticoid tồn thân
+ Nghiệm pháp Valsalva và thơng vịi nhĩ hàng tuần
+ Thuốc tan đàm
+ Điều trị dị ứng [55].
- Điều trị phẫu thuật
Bệnh nhân bị VTGTD mạn tính kéo dài, đáp ứng kém hay không đáp
ứng với điều trị nội khoa cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật: trích rạch

màng nhĩ và có hay khơng đặt ống thơng nhĩ.
+ Trích rạch màng nhĩ khơng đặt ống thơng nhĩ
+ Trích rạch màng nhĩ có đặt ống thơng nhĩ
Chỉ định đặt ống thông nhĩ:
+ Viêm tai giữa tiết dịch liên tục kéo dài 2 – 3 tháng không đáp ứng với
điều trị nội khoa.
+ Viêm tai giữa tiết dịch với màng nhĩ thối hố nhiều, teo, có túi co
lõm, co lõm, sụp lõm.
+ Viêm tai giữa tiết dịch với điếc dẫn truyền quan trọng làm ảnh hưởng
đến sự phát triển ngôn ngữ hay học tập của trẻ.
+ Viêm tai giữa tiết dịch tồn tại với thời gian tổng cộng hơn 6 tháng
trong 1 năm.
Những lợi ích của việc điều trị bằng đặt ống thông nhĩ:


×