Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

1280 nghiên cứu kiến thức thái độ thực hành phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp của người cao tuổi ở quận cái răng tp cần thơ năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.86 MB, 97 trang )

Í Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÉ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CÀN THƠ
ĐA:

HO

iO

AN

NGUYEN THI MAI DUYEN

———

i

THOVIEN

TRƯỜNG BạI tụt Y DƯỢP CAH The]

|

HAN TON TRONG BAN QUYỂN

NGHIEN CUU KIEN THUC, THAI DO, THUC HANH


PHONG NGU‘A BIEN CHUNG TANG HUYET AP
CUA NGUOI CAO TUOI O QUAN CAI RANG,
THANH PHO CAN THO NAM 2014
Chuyén nganh: Y TE CONG CONG
Mã số: 60.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.LÊ THÀNH TÀI

Cần Thơ 2015


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

\

LỜI CÁM ƠN

Đề hồn thành luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn:
Đầu

tiên, tôi xin bày

tỏ sự cảm

ơn


chân

thành

đến

PGS.TS.LÊ

THÀNH TÀI, Thầy giáo trực tiếp, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn này.

Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo, giảng viên của
trường Đại học Y Dược

Cần Thơ đã tận tình truyền đạt cho tơi những kiến

thức cơ bản và hữu ích về chun mơn.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ
giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Tác giả

JR
i

Nguyen Thi Mai Duyén


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học


\

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả thực hiện luận văn

[XK

fe

Nguyén Thi Mai Duyén


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

jẲ

MỤC LỤC
Trang bìa
Phụ bìa
Mục lục

Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ

7vi0 20650117... ................. 1

Chương 1 - TONG QUAN TALI LIỆU..........................-.----------©2222-=555+vesserrveee 3
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp.......................-----c-c«-cceeererrerrrrrree 3
1.2. Người cao mm.

..........Ơ

11

1.3.Tình hình nghiên cứu về kiến thức, thai độ, thực hành phòng ngừa tăng
5s se cerveererrrrrirrkerreee 12
huyết áp và biến chứng tăng huyết áp..................-.-----

1.4. Một số yếu tế liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa
tăng huyết áp và biến chứng tăng I0

141212107177.7... ......

15

1.5. Biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp..................--. 16

Chương 2 - ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 19
-- ¿5c t vgtethgtHH013011.013x x11, 19
2.1. Đối tượng nghiên CỨU......................

5+ +xteretrekketrrrtrertkerkkrerkerri 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................-----+ +52 teEEtetrrrkkrrrkrrrrrrrkrrrree 19
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu....................--- s«+5++xverxvErxerkeerkrerkerkkrtrkerkkrerkerrkd 19
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ....................--2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................----cs-ccseesrrrrrrrrrrke 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................--- ---+++5+s+xsxtétteeeirerereiirrririe


19

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................------5--5st+cteErterkirrrrrrrrtrrrerrrrrrreee 19
nh ..................... 19
;szzÄ e8
rrarrr 20
....-----2+5 ©c2Szttrxrerrrrrrrrrrrr
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.................


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

\ Vv

2.2.4.NOi dung nghi€n tr nh ........

20

2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu............................---.------ 28
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai

.....

28

2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.....................--..-----ccccc-cree 28
.rrke 29

5+ S+ s22...-¿-...........
2.3. Đạo đức trong nghiên CỨU........2+

Chương 3 - KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU......................--.---55-53.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................-.-------«es««- 30
3.2. Tình hình kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa biến chứng tăng
-- -- - +5 kt*xsvekrerrrerrrrrrrrrke 31
huyết áp của đối tượng nghiên cứu ...................

3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phịng, ngừa
«xxx 38
---biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu..................

....---- 46
.........rrrrrrrrree
Chương 4 - BÀN LUẬN..............sen
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................--------s-cseceeeeccee 46

4.2 Tình hình kiến thức, thái độ, thực hành phịng ngừa biến chứng tăng
--- 47
-- 5< xe +tetrerkrtrrrrrrrrrerrrree
huyết áp của đối tượng nghiên cứu....................-

4.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa
biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu .......................-.----c++ccsre+ 54

ire 62
2.2211
xtTrrrtrrrrrrirrr
©2+++2V2+2EEE+.

KẾT LUẬN .......................---2--©1E...
400i. 08.7. .................. 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

V

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

BMI

Body Mass Index

(Chi số khối cơ thể)
DTD

Đái tháo đường

GDSK

Giáo dục sức khoẻ
Huyết áp

HATT

HATTr

Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương

HCCH

Hội chứng chuyển hoá

ISH

International Society of Hypertention

(Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế)
JNC

Joint National Committee
(Phân loại tăng huyết áp)

NCT

Người cao tuổi

THA

Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

WHO

World Health Organization

(Tổ chức Y tế Thế giới)
Waist-hip ratio
(Ty sé vong eo chia vong méng)


+

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại HA theo WHO/ISH ........................-.-555-cccSnhihriie 6
Bang 1.2. Phân loại HA ở người lớn theo JVCVI ..........................---c+xBảng 1.3. Tiêu chuẩn phân loại HA người > 18 tuổi theo JNC VII (2003)........... 8

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chân đoán tăng huyết áp theo JNC VII...........................- 21
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................- 30

Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp và thời gian bệnh của đối tượng .................. 31
-... - 31
Bảng 3.3 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tăng huyết áp................

Bảng 3.4 Kiến thức của đối tượng về những biến chứng của tăng huyết áp..... 32
Bang 3.5 Kiến thức về cải thiện lối sống để phòng ngừa biến chứng THA....... 32
Bảng 3.6 Kiến thức về các đặc điểm để phòng biến chứng THA..................... 33

Bảng 3.7 Kiến thức tập thể dục ảnh hưởng đến THA gây biến chứng ............ 33
Bảng 3.8 Nguồn

thông tin bệnh THA qua các phương tiện.........................--- 34

Bảng 3.9 Thái độ của bệnh nhân về biến chứng của THA...........................---- 35

Bảng 3.10 Thái độ với một số lời khuyên về phòng ngừa biến chứng THA. ... 35
Bảng 3.11 Một số đặc điểm thực hành phòng ngừa biến chứng THA.............. 37
Bảng 3.12 Liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức phịng ngừa biến chứng
- - + sxttrrtetiee 38
tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.....................
Bảng 3.13 Liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức phòng ngừa biến
39
sen he
chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu...............--..-----

Bảng 3.14 Liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức chung phòng ngừa biến
----- +-+s+x+x+e+eezres 39
chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ......................
Bảng 3.15 Liên quan giữa số năm tăng huyết áp với kiến thức chung phòng


ngừa biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu........................---:-c- 40


_

as TUMPLIB Taj ligu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học†{

Bảng 3.16 Liên quan giữa nhóm tuổi với thái độ phòng ngừa biến chứng tăng
huyết áp của đối tượng nghiên cứu.....................---+ 27552 Sx S3 EvStEerexekerssrrrrerke 40

Bảng 3.17 Liên quan giữa nghề nghiệp với thái độ chung phòng ngừa biến
chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu....................-.
5+ ++c+csrerverereree 41
Bảng 3.18 Liên quan giữa trình độ học vấn với thái độ phòng ngừa biến
chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu..................-.-- - - -5s+c+cccsrvexrree 4I
Bảng 3.19 Liên quan giữa số năm tăng huyết áp với thái độ chung phòng
ngừa biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.................... ..-.----- 42

Bảng 3.20 Liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành chung phòng ngừa biến
chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.................
.---- - 5 ccs+sxsvzxrxerzee 42
Bảng 3.21 Liên quan giữa nhóm tuổi với thực hành chung phịng ngừa biến
chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.................----+: +ss+s+x+ezzeex 43
Bảng 3.22 Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành chung phòng ngừa

biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu..................... ..-.--c-c«cc«cse: 43
Bảng 3.23 Liên quan giữa số năm tăng huyết áp với thực hành chung phòng
ngừa biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ......................
-.-. ---‹- 44
Bảng 3.24 Liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung phòng ngừa


biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu..................... .--.---c«cc+cscv2 44
Bảng 3.25 Liên quan giữa thái độ chung với thực hành chung phòng ngừa
biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu .....................-------+-c+c<ce>+ 45
Bảng 3.26 Liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung phòng ngừa

e-cecccee 45
- -- ......
biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.................


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Wi (

DANH MỤC CÁC BIÊU DO

Biểu đồ 3.1. Tình hình kiến thức chung về phòng ngừa biến chứng THA........ 34
Biểu đồ 3.2. Tình hình thái độ chung về phịng ngừa biến chứng THA của đối
tượng nghiÊn CỨU. . . . . . . . . . . . -

-«- «+

kh

H0 1010101 3071004411114124114017107E, 36

Biểu đồ 3.3. Tình hình thực hành chung về phòng ngừa biến chứng THA......... 38



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

1

DAT VAN ĐÈ

Trong một xã hội ngày càng phát triển cuộc sống của con người ngày
càng được hưởng thụ nhiều hơn, từ đó tuổi thọ cũng được nâng lên dẫn đến sự

gia tăng của những bệnh mãn tính khơng lây, trong đó có cần lưu ý đến bệnh
tăng huyết áp, nó đã trở thành một bệnh rất thường gặp. Bệnh tăng huyết áp là

bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với
sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở
người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mach hang
năm có khoảng 35% - 40%

nguyên nhân do tăng huyết áp [30]. Tỷ lệ bệnh tăng

huyết áp rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh khơng chỉ ở các nước có nền

kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Bệnh tăng huyết áp gây
nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tỉm, suy mạch
vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật

đắt tiền [30].

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch

tại thành phố Hà Nội năm 2001-2002, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 23,2%,
cao gần ngang hàng với các nước trên thế giới [44]. Tỷ lệ tăng huyết áp trong
các nghiên cửu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25% . Một số nghiên

cứu mới đây cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng
Việt Nam đã lên đến 33,3% [8]. Bệnh tăng huyết áp còn liên quan đến một số rối
loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là
nguyên nhân gây tăng huyết áp vừa là hậu quả của tăng huyết áp và như vậy khi
bị tăng huyết áp bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến

chứng tại tìm, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý cần quan tâm. Dự báo trong
những năm tới số người tăng huyết áp bị biến chứng sẽ tăng do các yếu tố liên


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

2

quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động
vẫn cịn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố
nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh tăng huyết áp cũng như biến

chứng mà tăng huyết áp gây ra [20]. Tăng huyết áp có nhiều biến chứng nguy
hiểm như ở não gây cơn thiếu máu não thoáng qua, suy giảm nhận thức và sa
' sút trí tuệ, tai biến mạch máu não; ở tim gây suy tim, bệnh mạch vành gồm
thiếu máu cơ tim, cơn đau thất ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim; tại

_ than gay suy thận; tại mắt gây mờ mắt, mù gọi là bệnh lý võng mạc do tăng

huyết áp và nhiều biến chứng ở các cơ quan khác[20], [32].
Tại quận Cái Răng nhiều năm nay chưa có nghiên cứu nào về biến
chứng của tăng huyết áp, do đó, để góp phần phịng ngừa biến chứng bệnh

tăng huyết áp, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ,
thực hành phòng ngửa biến chứng tăng huyết áp ở người cao tuôi ở quận
Cái Răng Thành phố Cần Thơ năm 2014” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ người cao tuổi tăng huyết áp chưa biến chứng có kiến
thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp

ở quận Cái Răng thành phố Cần Thơ năm 2014.
2. Tìm hiểu các yếu tế liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng
phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp của người cao tuổi tăng huyết áp

chưa biến chứng ở quận Cái Răng thành phố Cần Thơ năm 2014.


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

3

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1. Dinh nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp


Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là tăng huyết áp

(THA) khi HA tối đa, HA tâm thu (HATT) > 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu,
HA tâm trương (HATTr) > 90 mmHg hoi dang điều trị thuốc hạ huyết áp hàng
ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chân đốn la THA [44].
Đây khơng phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau.
THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tìm mạch khác như: tai biến mạch

máu não, rối loạn nhịp tìm, bệnh mạch vành...[2], [3].
1.1.2. Các khái niệm về tăng huyết áp
Khái niệm về xác định HA với cột áp kế thủy ngân và băng cuốn quanh cánh

tay bơm căng lên được thầy thuốc người Ý, Riva Rocci giới thiệu và thực hành
trong một số phẫu thuật [46].
Khái niệm HA tâm thu và tâm trương, qua tiếng đập của động mạch dưới
băng cuốn được Nicolai Korotkoff, phau thuật viên người Nga, trình bày năm

1905. Đến nay, phương pháp đo HA này vẫn được áp dụng trong lâm sàng [46].

Dựa vào kinh nghiệm bản thân, các cơng trình nghiên cứu dịch tễ học của cá

nhân, của nhóm, trong nhiều năm, nhiều tác giả đã đưa ra số HA ranh giới giữa
bình

thường

140/90mmHg;
Thomas


(1952):



cao:

Bargess

Brown

(1948):

150/90mmHg;

140/90mmHg [49].

(1947):

130/70mmHg;

180/100mmHg;
Evans (1956):

Bechgaard:
180/110mmHg;

Pereira

(1948):


160/100mmHg;
WHO

(1959):


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

4

Nhiều cơng trình cho thấy, chỉ giảm HA tâm trương xuống 5- 6mmHg cũng
đã giảm 42% các tai biến mạch máu não và giảm 14% nhồi máu cơ tim. Đối với
những người cao tuổi, có HA tâm thu cao đơn độc (isolated systolis hypertion

1SH), điều trị có tác dụng tốt [50].
Các nhà nghiên cứu người Đức đã ghi nhận từ năm 1921, về sự thay đổi HA
trong ngày. Những năm

1960, sự sáng chế ra HA kế bán tự động, không xâm

nhập, mang được, giúp ghi HA 24 giờ. Nhật ký HA ở người bình thường có 2
đỉnh cao: một đỉnh vào buổi sáng sớm và đỉnh thứ hai vào buổi chiều tối, sau đó
HA sẽ giảm dần trong đêm, thấp nhất vào khoảng 3 giờ sáng [50].
Ngày nay, đo HA liên tục di động, cung cấp thông tin về HA trong suốt 24h,
cả khi hoạt động lẫn lúc ngủ. Đảm bảo cho việc đánh giá tăng HA áo choàng
trang (white coat hypertension), khi khơng có tổn thương cơ quan đích. Nó cũng

giúp cho việc đánh giá tình trạng đề kháng thuốc một cách rõ ràng,.những triệu
chứng tụt HA khi dùng thuốc hạ áp, THA cơn và suy chức năng thần kinh tự


chủ. Trị số HA khi theo dõi liên tục, thường thấp hơn đo trên lâm sàng. Những
bệnh nhân THA, khi thức có HA trung bình là 130/85mmHg và lúc ngủ là
120/75mmHg. Trị số HA khi theo dõi liên tục, cũng có tương quan với tồn
tương cơ quan đích chặt chẽ hơn đo trên lâm sàng. Theo dõi HA liên tục, cũng
giúp tỷ lệ % số đo có tăng HA, gánh nặng toàn bộ (overall BP load) và mức độ

giảm HA lúc ngủ. Ở hầu hết mọi người, HA giảm 10-20% vào ban đêm, thấp
nhất vào khoảng 3 giờ sáng, do giảm nhịp tim, giảm lưu lượng tim, giãn mạch

các phủ tạng. Các biến đổi này có liên quan với giảm trương lực giao cảm và
tăng trương lực phó giao cảm; những người khơng có sự giảm HA này, sẽ tăng

nguy cơ tai biến tim mạch [47].
Người THA, không hạ HA trong đêm (zon noctural dipper) va cé mối liên
hệ giữa tăng vọt HA buổi sáng sớm (Surge), với biến chứng tim mạch như tai
biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim, cao nhất trong khoảng từ 6-10 giờ sáng.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

5

Do ting néng d6 catecholamine va cortisol huyét tuong, tang kha nang két dinh

tiểu cầu và tăng trương lực mạch máu, nhưng giảm hoạt tính tiêu sợi huyết nội
sinh. Những thay đổi này, tạo điều kiện hình thành huyết khối và hạ thấp ngưỡng
thiếu máu. Hiện nay, trị liệu thời khắc (chronotherapeutics), hay điều trị theo
nhịp sinh học dựa trên chu kỳ 24 giờ, còn gọi là nhịp điệu của thời gian - việc

tiết ra hormone, có tác dụng tới các cơ năng cốt yếu khác nhau là một ngành mới
đáng quan tâm [48].

Các dược phẩm chính dùng để kiểm sốt THA, thay đổi theo sự diễn biến
của từng giờ. Để đạt kết quả 100%, các thuốc này nên dùng trong khoảng thời
gian từ 15- 21 giờ. Ngoài ra, một số thuốc lợi niệu chỉ hạ HA vào ban đêm.

Nghiên cứu Framingham, xem xét thời điểm xuất hién d6t tir do tim (sudden
cardiac death: SCD), trén 5.209 bénh nhân trong 38 năm. Thấy có sự gia tăng tỷ
lệ tử vong từ 7 giờ đến 9 giờ sáng (nguy cơ của SCD là 70%) và giảm từ 9 giờ
sáng đến 1 giờ chiều, tỷ lệ tử vong thấp vào ban đêm[50].
Nghiên cứu Massachusetts, khảo sát 223 bệnh nhân chết ngoài viện, trong

năm 1983 cho thấy, tần suất SCD gia tăng từ 7 giờ - 9 giờ sáng và từ 17 giờ18giờ chiều, thấp về ban đêm. Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim khơng sóng Q, có
tần suất cao nhất từ 6 giờ sáng đến giữa trưa. Đối với nhồi máu não, tần suất cao

nhất 8 giờ - 10 giờ sáng.
HA thay đổi theo khí hậu, thời tiết. Trời lạnh, mạch máu ngoại vỉ co lại để
giảm sự thải nhiệt, giữ nhiệt độ cho cơ thể, HA tăng lên. Ngược lại, khi trời nắng
nóng, mạch ngoai vi gian ra nhằm tăng sự thai nhiệt để điều hòa nhiệt độ cho cơ

thể, HA giảm xuống [50].
Sự biến thiên mức độ HA ở người bình thường, có thể từ 0,3mmHg (khi
xem truyền hình), lên đến 45mmHg (khi chạy bộ). Ở bệnh nhân THA, sự thay
đổi mức độ HA này gia tăng hơn nhiều. Thay đổi HA càng nhiều, tốn thương cơ
quan đích càng nặng hơn. Khi lao động trí óc căng thắng liên tục kéo dài, HA có


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học


6

thể tăng cao. Ở người đã có HA cao sẵn thì nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu

não nhiều hơn [50].
1.1.3. Phân loại bệnh tăng huyết áp
Theo WHO

công bố năm 1979, THA đứng hàng đầu trong các bệnh ly tim

mạch nói chung, tần suất từ 15-20% dân số từ 18 tuổi trở lên, THA là bệnh gây
nhiều tai biến và biến chứng: những người từ 50-60 tuổi, với huyết áp tâm

trương 85mmHg tỷ lệ tử vong là 63%, với huyết áp tâm trương trên 140mmHg
thì ty lệ tử vong là 83%. Nguyên nhân đột tử của bệnh nhân THA, có lẽ liên
quan đến các loạn nhịp thất nặng nề như rung thất, nhịp nhanh kịch phát [49].

Cũng theo WHO tính khái qt, độ tuổi 35: 20 có 1 người THA; độ tuổi 45:
7 người có 1 người THA; độ tuổi > 59: 3 người có 1 người THA [49].
1.1.3.1. Phân loại theo giai đoạn huyết áp
Bảng 1.1. Phân loại HA theo WHO/ISH [49].
Phân loại HA

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

(mmHg)


<140

<90

THA nhe

140-180

90-105

Phân nhóm ranh giới

140-160

90-95

THA vừa và nặng

>180

>105

THATTT đơn độc

>140

<90

HA bình thường


Phân nhóm ranh giới

140-160

l

<90

Cách phân loại này, khơng tính tới các tồn thương ở cơ quan đích: tỉm,
thận, mắt và cũng khơng tính tới các yếu tố nguy cơ: xơ vữa động mạch, đái tháo
đường... Nhưng ưu điểm là quy định mức độ nặng nhẹ của tăng HA và nói tới

tăng HA tâm thu đơn độc (một loại tăng HA cần phải điều trị). Tuy nhiên, số HA.
thay đổi nhiều trong ngày, nên thực tế lâm sàng không chỉ dựa vào số HA đo
một lân được.


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

7

JNC VỊ, được ủy ban điều phối của Chương trình Giáo dục Quốc gia về tăng
HA (National High Blood Preessure Education Program) NHBPEP, chuan y.

JNC VI, chỉ khác JNC V là khơng có giai đoạn IV, vì huyết áp tâm thu>
180mmHg, hoặc huyết áp tâm trương> 110mmHg trở lên đều được coi là giai
doan nang (III). Đối với các yếu tổ nguy cơ và tốn thương cơ quan đích, khơng
có sự khác biệt giữa JNC VI và Ủy ban chuyên viên của WHO năm 1996 [49].
Bảng 1.2. Phân loại HA theo JVC VI

Giai đoạn

Tơi ưu
Bình thường
Binh thường cao

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

<130

<85

130-139

85-89

<120

<80

Tang huyét dp
D6 I (mild hypertension)

140-159


90-99

ĐộTI

160-179

100-109

Độ HI

>180

>110

Phân loại nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA theo JNC VI:

Các yếu tố nguy cơ chính: hút thuốc lá; rối loạn lipid máu; đái tháo đường;
tuổi > 60; giới (nam; nữ mãn kinh); tiền sử gia đình có bệnh tim: nữ <65; nam
<55 tuổi [40], [42].
Tổn thương cơ quan đích: Tai biến mạch máu não hoặc cơn thiếu máu não

thoáng qua; bệnh lý cầu thận; bệnh lý động mạch ngoại vỉ; bệnh lý võng mạc

(xuất huyết, xuất tiết có thể phù gai thị, bắt chéo động mạch) [10].
Bệnh tim mạch: Phì đại thất trái; đau ngực trên nhồi máu cơ tim cũ; đã làm
thủ thuật tái lưu thông động mạch vành; suy tim [34], [38].
Theo những chứng minh mới, hiệu ứng áo choàng trắng quá rõ, cũng là yếu

tố nguy cơ mức trung gian. Những yếu tố tác động tâm lý này, tùy thuộc mức độ



I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

8

được xem như là những stress. Chúng tác động lên tuyến thượng thận, làm tăng
tiết các chất catecholamine vào máu gây co mạch, làm THA [9].

Bảng 1.3. Tiêu chuẩn phân loại HA người > 18 tuổi theo JNC VI (2003)
Phân loại

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

<120

va<80

Tién THA

120-139

hoặc 80-90


THA giai đoạn I

140-159

hoặc 90-99

THA giai đoạn II

2160

hoặc> 100

Bình thường

Phân loại và xử trí HA cho người từ 18 tudi trở lên theo JNC VII (điều trị
được quyết định theo mức phân loại HA cao nhất):

HA bình thường: khuyến khích điều chỉnh lối sống.
Tiền THA: cần điều chỉnh lối sống: không dùng thuốc nếu chưa có chỉ định

bắt buộc; sử dụng thuốc khi có chỉ định bắt buộc, (điều trị bệnh nhân bị bệnh
thận mạn tính, Đái tháo đường tới đích HA < 130/80mmHg) [2].

THA giai đoạn 1: cần điều chỉnh lối sống; dùng lợi niệu typ thiazide cho hầu
hết các trường hợp;

cân nhắc

chọn ức chế men


chuyển;

chẹn thụ thể

angiotensin, chẹn B, chẹn kênh calci hoặc phối hợp, khi chưa có chỉ định bắt

buộc; cần thuốc chống THA khác (lợi niệu, ức chế men chuyển; chẹn thụ thé
anglotensin, chẹn , chẹn kênh calcï), khi có chỉ định bắt buộc [2].

THA giai đoạn 2: hầu hết cần phối hợp 2 thuốc (thường là lợi niệu typ
thiazide và ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thé angiotensin, ho&c chen f,
hoặc chen kênh calci), (khởi trị phối hợp, nên thận trọng ở những người có
nguy cơ tụt HA tư thế đứng); cần thuốc chống THA khác (lợi niệu, ức chế
men chuyển, chẹn thụ thé angiotensin, chen B, chen kénh calci), khi có chỉ

định bắt buộc [2].


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

9

Các yếu tố nguy cơ (im mạch theo JNC VII:

Các yếu tế nguy cơ chính: THA, hút thuốc 14, béo phi (BMI: Body Mass
Index >25); ít hoạt động thể lực; rối loạn lipid máu; Đái tháo đường, vi albumin

niệu hoặc độ lọc cầu thận (GER) < 60ml/phút; tuổi (nam >55 tuổi, nữ > 65 tuổi);
tiền sử gia đình có bệnh tỉm mạch sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi) [4].
Tổn thương cơ quan đích: Phì đại thất trái; đau ngực hoặc tiền sử Nhỏi máu

cơ tim; tiên sử tái lưu thông mạch vành; suy tim; Tai biên mạch máu não, hoặc

cơn thiếu máu não thoáng qua; bệnh thận mãn; bệnh động mạch ngoại biên;
bệnh lý võng mạc [37], [43].

Điều chỉnh lối sống để điều trị THA theo JNC VI và VI:
Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường (18,5< BMI < 24,9); sẽ giảm HA: 520mmHg/10kg cân nặng giảm [7], [13].
Tuân thủ kế hoạch ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension): an
nhiều trái cây, rau và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo, giảm mỡ bão hịa và
mỡ toàn phần giàu cholesterol (CL); sẽ giảm HA: 8-14mmHg.

Giảm natri trong khẩu phan ăn: <100mEg/L (2,4g Na # 6g NaCl); sẽ giảm
HA: 2-8mmHg [28], [30].

Hoạt động thể lực đều đặn, như đi bộ nhanh, đạp xe đạp (ít nhất 30 phút/
ngày), và hầu hết các ngày trong tuần) đạt 40-60% tiêu thụ oxy tối đa; sẽ
giảm HA: 4-9mmHg [17], [30].
Uống rượu mức độ vừa phải: không quá 2 ly rượu nhỏ mỗi ngày, tương
đương 30ml ethanol, 720ml bia, 300ml rượu vang; hay 60ml whisky 80 độ
rượu cho nam và không quá 15ml ethanol cho nữ và người nhẹ cân; sẽ giảm

HA: 2-4mmHg [5Š], [33].
Duy tri đủ lượng kali (chế độ ăn # 90mmol/ ngày), lượng calci và magnes

[10].

Ngừng hút thuốc lá [14], [16].


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

10

1.1.3.2 Phân loại theo nguyên nhân
THA nguyên phát: Chiếm khoảng 95% các trường hợp hiện chưa xác định
được nguyên nhân [44].
THA thứ phát: khoảng 5%. Nguyên nhân THA thứ phát:
-

Bam

sinh: hẹp

eo động

mạch

chủ, bénh

Takayashu;

thiếu hụt enzym

steroides thượng thận.
-

Nộitiế:u tủy thượng thận; adénome (hội chứng Conn); quá sản; hội chứng
Cushing; thiếu hut enzyme steroides; bệnh Basedow; chứng to đầu chỉ.


-_

Ngoại lai: do ăn uống: ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, dùng cam thảo. Do
thuốc:

cocaine;

amphetamines;

nacrotiques,

hormone

thượng

thận;

cyclosporine; ergotamine, chống viêm non-steroides; thuốc tránh thai đường

uống: ngừng các tác nhân liệt giao cảm; các chất nhại giao cảm.
-

Thần kinh: tăng áp lực nội sọ; viêm não; toan hô hấp; bệnh lý thần kinh
ngoại biên [ 12].

- _ Sau phẫu thuật tim: cầu nối mạch vành; thay tim, thay van động mạch chủ

[18].
-


Thận (chiếm đa số): bệnh mạch thận (xơ vữa động mạch thận; ton thuong

khéng do xo vita (xo hda: fibreuses); tac mach, u chén ép, xo do thiéu tia).
Bệnh nhu mô thận: khu trú (viêm thận - bể thận, sỏi thận, lao thận); cả hai
bên (viêm cầu thận, viêm thận kế, xơ cầu thận do DTD); than da nang; bénh

than IgA {27], [32].

1.1.3.3 Một số tăng huyết áp đặc biệt
THA tâm thu đơn độc: phổ biến trong bệnh lý THA ở người có ti, do sự
mất đàn hồi, giảm tính giãn nở của tổ chức liên kết ở thành các động mạch lớn,
cùng với tuổi tác, là giảm khả năng đệm cho sự gia THA trong kỳ tâm thu, trong
khi sự co hồi giảm trong kỳ tâm trương, nên huyết áp tâm trương giảm xuống.
Huyết áp tâm thu cao đi kèm với huyết áp tâm trương tăng nhẹ, bình thường


I\6[ruwpuis Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

11

hoặc thấp làm tăng khoảng cách áp lực mạch, đây là đặc trưng của tăng HA ở
người cao tuổi [44].

Theo JNC VI, cơn tăng HA ác tính có thể chia thành 2 loại.
+ Cơn THA cấp cứu (emergency hypertension), đe dọa tính mạng bệnh

nhân, phải được hạ HA cấp thời trong 1 giờ.
+ Cơn


THA

nặng,

khẩn trương (urgency hypertention),

chưa có tốn

thương cơ quan đích, cần hạ HA trong vài giờ.
Bệnh THA, chẳng giản đơn là những con số HA, mà là cả một tổng gánh

(fotal burden), liên tục đè nặng lên toàn bộ cơ thể, nhất là những cơ quan đích,
đều là những bộ phận hệ trọng sinh mạng. Bệnh có tính chất thực sự khơng đồng
nhất, có cơ chế bệnh sinh đa yếu tố cao độ.
1.2 Người cao tuôi
1.1.1 Định nghĩa
Theo định nghĩa của Hội Lão Khoa Việt Nam

và luật người cao tuổi,

người cao tuổi (NCT) là người có độ tuổi từ 60 trở lên, không phân biệt nam

nữ [29].
1.1.2 Những thay đối liên quan đến bệnh lý tăng huyết áp
Quá trình lão hóa xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể và với các mức độ
khác nhau từ mức phân tử, tế bào, cơ quan, hệ thống đến toàn bộ cơ thể. Kết

quả là làm giảm hiệu lực của các cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, giảm khả
năng thích nghi bù trừ và cuối cùng là khơng đáp ứng được những thay đỗi


của sự sống. Đặc tính chung nhất của sự già hóa là sự thay đổi không đồng bộ
ở các bộ phận cơ quan khác nhau cả về hình thái và chức năng [8].

Ở mạch máu người lớn tuổi các tổ chức liên kết có nhiều thay đổi làm
giảm sự đàn hồi. Glycoprotein giảm, trong khi collagen tang, elastin giam,
lipoprotein được hấp thu nhiều, canxi làm cứng thành mạch máu cũng tăng
theo độ tuổi.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

12

Về vai trò của các yếu tố miễn dịch, nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rang các sản phẩm thoái giáng của elactin có thể gây nên xơ cứng động mạch
với đặc điểm là có lắng đọng các muối canxi trong mạch máu. Nghiên cứu tổ
chức học các mạch máu ở NCT đã phát hiện có sự đút đoạn thành mảnh của
các lớp chun canxi hóa. Tác nhân gây nên hiện tượng đó là elactaza của tụy,
tiểu cầu nhưng quan trọng nhất là ở màng của tế bào cơ trơn thành mạch,

lượng elastaza và hoạt độ của nó đều tăng theo độ tuổi [6].
Những biến đổi trên thành động mạch trong quá trình lão hóa đã có

những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng tăng huyết áp (THA). Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của hiện tượng đó là do sự xơ cứng động
mạch. Sức cản mạch máu ngoại biên tăng dần mỗi năm do xơ vữa động mạch,
làm cho cơ tim phải co bóp mạnh hơn và tiêu hao nhiều năng lượng hơn để
đẩy máu đi từ tìm đến các cơ quan trong cơ thể. Sau một thời gian ngắn, cơ


tim phì đại để làm việc sẽ nhanh chóng mắt bù do các cơ giãn dài ra, dẫn đến
sức co bóp của cơ tìm giảm dần [17].
Trong một thời gian dài, THA động mạch được coi như một hiện tượng

tự nhiên, tất yếu của q trình lão hóa. Tuy nhiên hiện nay quan niệm này
khơng cịn hồn tồn đúng nữa, mà THA phải được coi là một bệnh và phải

được điều trị vì hậu quả của nó thật sự lớn.
1.3 Tình hình nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa
tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và kiến thức, thực hành
phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện Vị

Thủy, Hậu Giang của Nguyễn Văn Thỉnh (2013) [34], cho thay THA tang
theo độ tuổi, tập trung nhiều ở nhóm từ 70 trở lên (66,5%). Kiến thức chung
đúng là 62,3%, có 82,5% đối tượng biết THA cần điều trị thường xuyên để


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

13

phòng biến chứng, 86,5% biết THA có thể gây biến chứng. Thực hành chung
đúng là 58,6%, 84,4% không uống rượu bia.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Tú và cộng sự (2014) [39]
về kiến thức, thực hành về phòng chống tăng huyết áp của người cao tuổi tại


thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho thấy kiến thức và thực hành
của người cao tuổi trong phòng chống tăng huyết áp cịn chưa được tốt. Chỉ

có 20,6% có kiến thức về chỉ số THA, 15,9% hiểu biết về các dấu hiệu THA,
30% có kiến thức đúng về phịng bệnh. 41,5% có thói quen ăn mặn, 31,9%
khơng có thói quen tập thể dục, 11,1% chưa từng đo huyết áp, 28,1% NCT
biết đã bị THẢ nhưng chưa điều trị.
Kết quả nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yêu tố liên quan
của người cao tuổi tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ năm 2012 của Trần Hữu Nghĩa (2013) [24], cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp
tăng dần theo nhóm tuổi: nhóm tuổi 60-69 là 43,1%, nhóm 70-79 tuổi là

52,1%, nhóm từ 80 trở lên là 62,5%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng (2010) [7], tỷ lệ bệnh đã biết

mình mắc THA là 79,8%, tỷ lệ bệnh nhân có điều trị là 76.6%, tỷ lệ bệnh
nhân tuân thủ điều trị là 15,2%, tỷ lệ bệnh nhân THA được kiểm soát tốt HA
trong số bệnh nhân THA có điều trị là 10,5%.
Theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực (2003) [19], tỷ lệ người cần theo

dõi THA là 9,4%, số người ở Đồng bằng Sơng Cửu Long có nhu cầu phịng
ngừa THA tích cực và phịng biến chứng của THA là 24,3%, chỉ có 20-45%
người dân biết được các yếu tố nguy cơ của bệnh THA, vẫn còn 40- 50% có

thái độ phịng THA chưa phù hợp, thực hành phịng chống THA rất thấp chỉ

có 15-24%.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thanh Ngọc (2007) [26] về Cập nhật


về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

14

tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà nội năm 2007 tiến hành trên 210

đối tượng ghi nhân kết quả như sau: Tỷ lệ THA chung: 37,6%, trong đó nam

THA 48,5%, nữ THA 32,4%. Nhóm tuổi 70-79 có tỷ lệ THA là 47,1%, nhóm

người từ 60-69 tuổi: 31,7%, người trên 80 tuổi: 45,5%. Những yếu tố có thể
liên quan đến THA trên các đối tượng nghiên cứu thấy: Tỷ lệ THA ở nhóm
cao tuổi lao động trí óc cao hơn so với nhóm người cao tuổi lao động chân tay

và nghỉ ngơi. Người bệnh THA có tiền sử gia đình về THA, nhồi máu cơ tim
và tai biến mạch não cao hơn những người không THA nhưng sự khác biệt là

chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Nghiên cứu của Hồng Văn Ngoạn (2009) [25] khảo sát 219 người có

độ tuổi từ 60-90 về tỷ lệ, mức độ THA và các yếu tố liên quan tới mức độ
THA tại xã Thuỷ Vân, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế, tác giả ghi nhận: Tỷ lệ
tăng huyết áp ở người cao tuổi là 48,86%. Mức độ tăng huyết áp ở người cao


tuổi tại độ I là 39,25%, độ II là 35,51 %, độ IH là 25,24%. Các thói quen

trong cuộc sống chiếm tỷ lệ tăng dần theo mức độ tăng huyết áp. Chỉ số BMI
càng cao thì mức độ tăng huyết áp càng tăng. Tỷ lệ Protein niệu (+) tăng dần

theo mức độ tăng huyết áp: độ I (19,04%), độ II (26,31%), độ II (44,44%).
Theo

nghiên cứu của Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng và cộng sự

(2005) [22] về tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao
tuổi tỉnh Khánh Hòa năm 2008, thực hiên trên 30 xã của tất cả các huyện, thị
xã và thành phố trong tỉnh với 2134 đối tượng NCT. Kết quả cho thấy: Tỉ lệ
THA ở NCT Khánh Hòa là khá cao: 48,1% (95% độ tin cậy: 46,0% - 50,2%).
THA ở nam cao hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (52,2% so với 45,4%),người
Kinh cao hơn so với người Raglal (48,5% so với 29,7%). Có môi tương quan

giữa THA với chỉ số BMI và tuổi. Giới tính đóng vai trị là yếu tố tương tác
đối với mơ hình hồi quy đa biến.

Nghiên cứu của Trần Thúy Liễu và công sự (2010) [15] tiến hành trên


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

15

233 đối tượng NCT tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

năm 2009 cho thấy tỷ lệ THA là 49,8%. Tác giả ghi nhân tỷ lệ THA có sự gia

tăng theo tuổi: nhóm 60-69 tuổi là 42,1%, nhóm 70-79 tuổi là 54,8%, nhóm từ
80 trở lên là 60,6%. Các yếu tố nguy cơ được ghi nhận trong nghiên cứu là

rượu, ĐTĐ, rối loạn lipid máu.
1.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa
tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp
Tuổi:

Tuổi

càng tăng thì tỉ lệ THA

càng cao, đặc biệt là lứa tuổi

trên 55 [13]. Theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực tại Đồng bằng sông Cửu

Long, THA bắt đầu ở tuổi 30, tỷ lệ THA ở nhóm tuổi 25-34 là 4,3%, nhóm
35-44 là 21,1%, nhóm 45-54 là 24,2%, nhóm 55-64 là 43,1%, nhóm 65-75 là

46,6%. Tác giả cịn nhận thấy giữa THA và tuổi có mối tương quan tuyến tính
với nhau biểu hiện qua công thức: HATT = 98,67 + (0,54 x tuổi) [19].
Giới tính: Nữ giới tuổi tiền mãn kinh và lứa tuổi 55 —- 60 có q
trình lão hóa, động mạch giảm đàn hồi rơi vào trạng thái động mạch xơ

cứng gây bệnh cảnh THA đặc biệt gọi là “bệnh THA đàn hồi” HATT cao

mà HATTr lại thấp [1], [5].
Nghề nghiệp: Thể hiện qua cơng việc làm chính gần đây và hiện tại

chiếm trên 50% tổng số thời gian trong ngày, đem lại thu nhập chính cho đời
sống cá nhân và ni sống gia đình của họ. Những nghề nghiệp liên quan tới
các hoạt động thể lực thường xuyên giúp làm giảm các nguy cơ béo phì, góp
phần tích cực kiểm sốt đường máu, các rối loạn chuyển hóa mỡ máu, vận

động thích hợp có tác dụng kiểm sốt THA . Nghề nghiệp có các loại hình
chính: Cán bộ viên chức (CBVC), nông dân, buôn bán, nội trợ,...[2]., [7]. [8].
Trình độ học vấn: Tình độ học vấn có vai trị quan trọng trong việc tiếp
cận thơng tin y học, nâng cao nhận thức của họ về nhiều khía cạnh phòng

ngừa, phát hiện và điêu trị sớm các bệnh, ngăn chặn và có thê đây lùi biên


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

16

chứng và tình trạng bệnh tật của họ và người thân. Trình độ học vấn chúng tơi
dựa vào cấp học của người được phỏng vấn đã học qua (mù chữ, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông trở lên.)
Yếu

tố di truyền:

Nhiều

thống kê cho thấy: Nhiều


người

THA

trong gia đình, họ hàng có THA giống nhau [53]. Nghiên cứu của Phạm

Hùng Lực cho thấy trong 14,9% người THA ở Đồng bằng sông Cửu
Long có 10,5% người có cha THA,
em ruột THA

và 5,9%

16,8% có mẹ THA, 3,7% có anh chị

có ơng bà bị THA.

Theo nhận định của tác giả là

có mối liên quan giữa THA và yếu tố gia đình [19].
Đái

tháo

đường:

Đái tháo đường

(ĐTĐ)

được


xem

là một tiêu

chuẩn riêng biệt, là một yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch
ít nhất hai lần so với nhóm khơng có ĐTĐ. ĐTĐ thường kết hợp với các
yếu tố nguy cơ tim mạch khác, thường là rối loạn lipid máu và là yếu tố
nguy cơ của THA.
THA

Tý lệ biến chứng trên các cơ quan đích ở bệnh nhân

nguyên phát có ĐTĐ

typ 2 cao hơn so với THA

nguyên phát đơn

thuần [23]

1.5 Biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Giảm cân nặng nếu thừa cân: chế độ giảm cân nặng cần đặc biệt
được nhấn mạnh ở những bệnh nhân nam giới béo phi thé trung tâm ( bụng),
việc giảm béo phì đã được chứng minh làm giảm cholesterol và giảm phì đại

thất trái. Điều chính lối sống để điều trị bệnh THA thì giảm cân ở người thừa
cân hoặc béo phì: nếu: tăng 5 -10 kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn

(lúc 18 tuổi) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện bệnh tăng huyết áp. Tăng

cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ( chiếm 48%) khả năng mắc bệnh.
Trọng lượng cơ thể người được tính bằng chỉ số BMI: cân nặng (kg) chia cho

chiều cao bình phương(mét), chỉ số BMI bình thường là 18 -22. Với người


×