Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

nghiên cứu hiệu suất xử lý nước sông và nước ngầm bằng cột lọc cát cải tiến qui mô hộ gia đình tại quận cái răng, tp cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 86 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
  







NGUYỄN HOÀNG LÂM

Luận Văn Tốt Nghiệp
Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trƣờng



NGHIÊN CỨU HIỆU SUẤT XỬ LÝ
NƢỚC SÔNG VÀ NƢỚC NGẦM BẰNG CỘT
LỌC CÁT CẢI TIẾN QUI MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TẠI QUẬN CÁI RĂNG, TP CẦN THƠ




Cán bộ hướng dẫn
NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC


ĐINH DIỆP ANH TUẤN




i



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
  




NGUYỄN HOÀNG LÂM

Luận Văn Tốt Nghiệp
Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trƣờng




NGHIÊN CỨU HIỆU SUẤT XỬ LÝ
NƢỚC SÔNG VÀ NƢỚC NGẦM BẰNG CỘT
LỌC CÁT CẢI TIẾN QUI MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TẠI QUẬN CÁI RĂNG, TP CẦN THƠ




Cán bộ hướng dẫn
NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC
ĐINH DIỆP ANH TUẤN




ii



PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề “Nghiên cứu hiệu suất xử lý nƣớc sông
và nƣớc ngầm bằng cột lọc cát cải tiến qui mô hộ gia đình tại quận Cái Răng,
TP Cần Thơ” do Nguyễn Hoàng Lâm thực hiện và báo cáo đã đƣợc hội đồng chấm
luận văn thông qua.



Thành viên của hội đồng





TS. Nguyễn Văn Công Ths. Nguyễn Công Thuận






Ths. Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc

iii

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt những năm học Đại học và thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt
nghiệp có nhiều khó khăn và trở ngại nhƣng đƣợc sự hỗ trợ và động viên từ thầy cô
và bạn bè đã giúp tôi có thể thực hiện tốt đề tài luận văn tốt nghiệp. Nhân đây tôi
xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc và vô cùng biết ơn đến những ngƣời đã giúp
tôi thực hiện đề tài này.
- Trƣớc hết là lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và chị hai đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
- Cô Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc, thầy Đinh Diệp Anh Tuấn đã tận tâm hƣớng
dẫn truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
- Chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm dự án “Thích ứng biến đổi Khí hậu
thông qua phát triển đô thị bền vững” (do tổ chức CSIRO, Úc tài trợ) đã hỗ trợ kinh
phí cho tôi thực hiện đề tài.
- Cuối cùng, xin cám ơn các bạn trong lớp Khoa học Môi trƣờng K36,
Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện
luận văn.

Tôi chân thành cám ơn!





Nguyễn Hoàng Lâm
iv

TÓM LƢỢC

Nƣớc sạch ở nông thôn đang là vấn đề hết sức cấp thiết. Hiện nay, tình
trạng thiếu nƣớc sinh hoạt ngày càng trở nên trầm trọng. Nhiều địa phƣơng, ngƣời
dân phải sử dụng nƣớc ao hồ, sông suối và nƣớc bị nhiễm bẩn để dùng. Vì vậy, đề
tài “Nghiên cứu hiệu suất xử lý nƣớc sông và nƣớc ngầm bằng cột lọc cát quy mô
hộ gia đình tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện nhằm tìm ra
phƣơng pháp lọc nƣớc đơn giản với chất lƣợng nƣớc sau lọc đạt chất lƣợng theo
QCVN 02:2009/BYT.
Đề tài đã đƣợc thực hiện từ ngày 24/8/2013- 25/11/2013. Đề tài tiến hành
thiết kế hệ thống cột lọc cát, xác định đƣợc lƣu lƣợng nạp tối ƣu của hệ thống; vận
hành hệ thống để xác định hiệu suất xử lý nƣớc của hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy lƣu lƣợng nạp tối ƣu của cột lọc từ
0.5 – 0.7 lít/phút và chất lƣợng nƣớc cột lọc có khác biệt đối với đầu vào và đầu ra
(p<0.05), thể hiện rõ nhất là các chỉ tiêu độ đục, chất rắn lơ lửng (SS), vi khuẩn E.
coli và Coliform. Hiệu suất xử lý của cột lọc đạt cao nhất 100% đối với chỉ tiêu vi
khuẩn E. coli và tổng coliform. Tuy một số chỉ tiêu hóa học nhƣ NO
3
-
, độ cứng,…
không đạt hiệu suất xử lý cao, nhƣng chất lƣợng nƣớc sau xử lý vẫn đạt QCVN
02:2009/BYT quy định về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt. Ngoài ra, có một số chỉ tiêu
tổng chất rắn hòa tan (TDS), vi khuẩn E. coli, Coliform, NH
4
+

, NO
2
-
, NO
3
-
, PO
4
3-
độ
cứng, nhôm, đồng, kẽm) đạt QCVN 01:2009/BYT quy định về chất lƣợng nƣớc ăn
uống.
Kết quả thống kê nhận thấy hiệu suất xử lý giữa ba cột lọc: cột lọc cát –
liên tục, cột lọc cát có than hoạt tính – liên tục và cột lọc đối chứng (cát – không
liên tục) không có sự khác biệt (p>0.05). Tuy nhiên hiệu suất xử lý giữa hai cột lọc
thí nghiệm (cột lọc cát – liên tục, cột lọc cát có than hoạt tính – liên tục) có ý nghĩa
khác biệt (p<0.05) vì cột lọc có thêm than hoạt tính đạt hiệu suất xử lý cao hơn.

Từ khóa: biosand, cột lọc, nƣớc sông, nƣớc ngầm.



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM LƢỢC iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH vii
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tầm quan trọng của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời 3
2.2 Tình hình sử dụng nƣớc sạch 3
2.2.1 Trên thế giới 3
2.2.2 Ở Việt Nam 4
2.3 Một số bệnh liên quan đến nƣớc 5
2.4 Sơ lƣợc về xử lý nƣớc uống 6
2.5 Tổng quan về các nguồn nƣớc ở Việt Nam 7
2.5.1 Nƣớc mặt 7
2.5.2 Nƣớc ngầm 7
2.5.3 Một số điểm khác nhau giữa nƣớc mặt và nƣớc ngầm 8
2.6 Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng nƣớc 8
2.6.1 pH 8
2.6.2 Độ đục 9
2.6.3 Chất rắn 9
2.6.4 PO
4
3-
9
2.6.5 NH
4
+
10
2.6.6 NO
2
-
10

2.6.7 NO
3
-
11
2.6.8 Sắt tổng 12
2.6.9 Nhôm 12
2.6.10 Kẽm 13
2.6.11 Đồng 15
2.6.12 Độ cứng 15
2.6.13 Vi khuẩn E. coli 16
2.6.14 Tổng Coliform 16
2.7 Sơ lƣợc về bộ lọc chậm 17
2.7.1 Cấu tạo 17
2.7.2 Nguyên tắc hoạt động 17
2.7.3 Ƣu – nhƣợc điểm 17
vi

2.7.4 Áp dụng 17
2.7.5 Rửa bể lọc chậm 18
2.8 Sơ lƣợc về bình lọc cát sinh học 18
2.8.1 Nguyên tắc hoạt động 18
2.8.2 Cấu tạo 18
2.8.3 Vận hành 18
2.8.4 Bảo trì 19
2.9 Khái quát về vật liệu lọc 20
2.9.1 Than hoạt tính 20
2.9.2 Sỏi – cát lọc 22
2.9.3 Vi sinh vật (Schmutzdecke) 22
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24

3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu 24
3.2.1 Mô hình thí nghiệm 24
3.2.2 Dự toán kinh phí lắp đặt hệ thống 26
3.2.3 Phƣơng tiện thực hiện phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc 27
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 27
3.3.1 Các bƣớc thực hiện thí nghiệm 27
3.3.2 Phƣơng pháp thu và bảo quản mẫu 27
3.3.3 Phƣơng pháp phân tích mẫu 28
3.3.5 Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu 29
3.3.6 Xử lý số liệu 30
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Xác định lƣu lƣợng vận hành tối ƣu 31
4.1.1 pH 31
4.1.2 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 32
4.1.3 Độ đục và chất rắn lơ lửng (SS) 33
4.1.4 Chỉ tiêu vi sinh 34
4.1.5 Lƣu lƣợng vận hành tối ƣu 35
4.2 Hiệu suất xử lý của hệ thống 35
4.2.1 Đặc điểm cột lọc 35
4.2.2 Nguồn nƣớc mặt 35
4.2.3 Nguồn nƣớc ngầm 46
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

CAWST : Centre for Affordable Water and Sanitation Technology
CSIRO : Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation

Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc
BYT : Bộ Y Tế
KPH : Không phát hiện
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TP : Thành phố
UNICEP : United Nations International Children’s Emergency Fund
Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
WHO : World Health Organization
Tổ chức sức khỏe thế giới


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số điểm khác nhau giữa nƣớc mặt và nƣớc ngầm 8
Bảng 2.2: Quy định về hàm lƣợng nitrite và nitrate trong nƣớc của một số quốc
gia và tổ chức 11
Bảng 2.3: Phân loại hạt cát theo kích thƣớc 22
Bảng 3.1: Giá thành các vật liệu trong quá trình thiết kế hệ thống 26
Bảng 3.2: Phƣơng pháp bảo quản mẫu 28
Bảng 3.3: Phƣơng pháp phân tích một số chỉ tiêu 29
Bảng 4.1: Lƣợng nƣớc thu đƣợc đối với các mức lƣu lƣợng nạp 31


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Mô hình cột lọc cát 25
Hình 4.1: Giá trị pH của các mức lƣu lƣợng nạp đầu vào và đầu ra của hệ thống 31
Hình 4.2: Hàm lƣợng TDS của các mức lƣu lƣợng nạp 32
Hình 4.3: Giá trị độ đục của các mức lƣu lƣợng nạp 33
Hình 4.4: Hàm lƣợng SS của các mức lƣu lƣợng nạp 33

Hình 4.5: Số lƣợng vi khuẩn E. coli của các mức lƣu lƣợng nạp 34
Hình 4.6: Số lƣợng tổng coliform của các mức lƣu lƣợng nạp 34
Hình 4.7: Giá trị pH của nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 36
Hình 4.8: Giá trị độ đục của nƣớc mặt đầu vào 37
viii

Hình 4.9: Giá trị độ đục của nƣớc mặt đầu ra của các cột lọc 37
Hình 4.10: Hàm lƣợng chất rắn hòa tan (SS) của nƣớc mặt đầu vào 38
Hình 4.11: Hàm lƣợng chất rắn hòa tan (SS) của nƣớc mặt đầu ra của các cột lọc . 38
Hình 4.12: Hàm lƣợng tổng chất rắn hòa tan (TDS) của nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý
của các cột lọc………………………………………………………… 39
Hình 4.13: Hàm lƣợng NH
4
+
của nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 40
Hình 4.14: Hàm lƣợng NO
2
-
của nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 41
Hình 4.15: Hàm lƣợng nitrate của nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý của các cột lọc. 42
Hình 4.16: Hàm lƣợng photphate của nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 43
Hình 4.17: Số lƣợng vi khuẩn E. coli của nƣớc mặt giữa đầu vào và đầu ra của các
cột lọc………………………………………………………………… 44
Hình 4.18: Số lƣợng Coliform của nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 45
Hình 4.19: Giá trị pH của nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 46
Hình 4.20: Giá trị độ đục của nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 47
Hình 4.21: Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (SS) trong nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý
của các cột lọc………………………………………………………… 48
Hình 4.22: Hàm lƣợng tổng chất rắn hòa tan (TDS) của nƣớc ngầm trƣớc và sau
xử lý của các cột lọc 49

Hình 4.23: Hàm lƣợng độ cứng trong nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý của cả các cột
lọc 50
Hình 4.24: Hàm lƣợng sắt của nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý của các cột lọc 51
Hình 4.25: Hàm lƣợng đồng trong nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý của cả ba cột
lọc 52
Hình 4.26: Hàm lƣợng kẽm trong nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý của các cột
lọc 53
Hình 4.27: Số lƣợng Coliform của nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý của các cột lọc . 54
1

CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

Nƣớc ngọt là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong sự phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia. Theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại thì nhu cầu về
nƣớc ngọt của con ngƣời trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông, thủy sản ngày càng tăng. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu về
nƣớc ngày càng tăng. Trong hoạt động nông nghiệp, nhu cầu về nƣớc tăng nhanh,
mỗi ha cần trung bình 14 – 18m
3
nƣớc ngọt. Trong công nghiệp, sự tăng nhanh của
một số nhà máy, xí nghiệp và tăng năng suất thì nhu cầu về nƣớc tăng rất nhanh, để
sản xuất 1 tấn nhựa cần 500m
3
, 1 tấn dầu cần 16m
3
(Trần Sỹ Nam, 2011).
Theo báo cáo của Văn phòng thƣờng trực quốc gia về vệ sinh và môi trƣờng
nƣớc sạch (2010), hiện tỷ lệ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc có kiểm soát tăng từ
32% năm 1998 lên 79% năm 2009. Tuy nhiên, chỉ có 40% dân số nông thôn đƣợc

sử dụng nƣớc sạch đạt quy chuẩn quốc gia do Bộ Y tế ban hành. Trƣớc tình trạng
chung của cả nƣớc là vùng nông thôn thiếu nƣớc sạch trong sinh hoạt, ăn uống và
thành phố Cần Thơ cũng không ngoại lệ nên đang cần có nhiều biện pháp khắc
phục.
Hiện trạng cấp nƣớc ở nông thôn hiện nay chủ yếu là do ngƣời dân tự cấp
nƣớc sinh hoạt, họ sử dụng đủ loại nguồn nƣớc: ao, kênh, sông, nƣớc ngầm, nƣớc
mƣa,…. Nhƣng hầu hết các nguồn nƣớc đó đều bị ô nhiễm do tập quán canh tác
nông nghiệp, chăn thả gia súc, gia cầm, sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích
thích tăng trƣởng, chất thải sinh hoạt,… Do đó, cần tạo điều kiện cho ngƣời dân
nghèo đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch là hết sức cần thiết.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ đã và đang hỗ trợ để phát triển ngành nƣớc nói chung và lĩnh
vực nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn nói riêng, đến nay việc xử lý nƣớc
và trữ nƣớc hộ gia đình đã có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy nhiên mỗi vùng có
nguồn nƣớc khác nhau nên việc xử lý bảo đảm cho ngƣời dân sử dụng cũng khác
nhau. Vì vậy cần phải có những biện pháp xử lý, trữ nƣớc cụ thể theo thực trạng
nguồn nƣớc, góp phần cải thiện nguồn nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân vùng nông
thôn, đồng thời nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân.
Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO) đã hỗ
trợ kinh phí trong việc xây dựng, lắp đặt bình lọc nƣớc – cát sinh học với qui mô hộ
gia đình. Đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống lọc nƣớc kiểu này, nhƣng trên thực tế
hệ thống lọc nƣớc cát sinh học vẫn còn nhiều nhƣợc điểm và có ít báo cáo đánh giá
khả năng lọc nƣớc của bình lọc đối với từng loại nƣớc ở từng vùng. Do vậy, đề tài
“Nghiên cứu hiệu suất xử lý nƣớc sông và nƣớc ngầm bằng cột lọc cát cải tiến qui
mô hộ gia đình tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ” đƣợc thực hiện.
2

Mục tiêu cụ thể của đề tài: đánh giá hiệu suất xử lý của bình lọc đối với nƣớc
mặt và nƣớc ngầm ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ nhằm nhân rộng mô hình
cung cấp nƣớc sạch cho nhiều ngƣời dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long.

Để đạt đƣợc các mục tiêu trên các nội dung sau sẽ đƣợc thực hiện:
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống lọc nƣớc hộ gia đình.
- Tiến hành vận hành cột lọc để chọn lƣu lƣợng nạp tối ƣu.
- Thu mẫu nƣớc mặt trƣớc và sau xử lý bởi cột lọc, phân tích một số chỉ tiêu
pH, độ đục, tổng chất rắn hòa tan (TDS), chất rắn lơ lửng (SS), NH
4
+
, NO
2
-
, NO
3
-
,
PO
4
3+
, vi khuẩn E. coli, tổng Coliform.
- Thu mẫu nƣớc ngầm trƣớc và sau xử lý bởi cột lọc, phân tích một số chỉ
tiêu pH, độ đục, tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ cứng, sắt tổng, nhôm, đồng, kẽm,
vi khuẩn E. coli, tổng Coliform.
- Đánh giá hiệu suất xử lý của cột lọc nƣớc hộ gia đình tại vùng khảo sát.
3

CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU


2.1 Tầm quan trọng của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời
Nƣớc là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của con ngƣời. Không có

nƣớc, cuộc sống trên Trái đất không tồn tại. Nhƣng tại nhiều quốc gia trên thế giới,
ngƣời dân phải sống trong những vùng hiếm nƣớc hoặc những vùng có nguồn nƣớc
bị ô nhiễm nên rất nguy hiểm cho sức khỏe của con ngƣời. Đối với nhu cầu bữa ăn
và nƣớc uống hàng ngày của một ngƣời chỉ cần vài lít là đủ. Song để cung cấp
lƣợng nƣớc an toàn, đủ và sẵn ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nƣớc uống an toàn là một vấn đề quan trọng trong việc kiểm soát nhiều loại
bệnh tật. Ngƣời ta đã đánh giá tới 80% các loại bệnh về đƣờng ruột trên thế giới là
do nguồn nƣớc nhiễm bẩn gây ra. Một khi đã uống nƣớc nhiễm bẩn, các tác nhân
gây bệnh sẽ xâm nhập vào và nhiễm bệnh. Việc kiểm soát các bệnh này đòi hỏi phải
cải thiện chất lƣợng nƣớc (Nguyễn Duy Thiện, 2000).
Nhu cầu sử dụng nƣớc ăn uống:
- Ngƣời lớn trung bình cần uống 2L nƣớc/ngày
- Ngƣời trung bình cần uống 1.5L nƣớc/ngày
- Trẻ nhỏ cần uống 0.75L nƣớc/ngày
Nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt: Tiêu chuẩn trung bình trong sinh hoạt của
mỗi ngƣời cần khoảng 60-100L nƣớc/ngày (Đào Ngọc Phong, 2001).
2.2 Tình hình sử dụng nƣớc sạch
2.2.1 Trên thế giới
Nƣớc có vai trò quan trọng trong đời sống con ngƣời, tuy nhiên hiện nay có
khoảng 1,1 tỉ ngƣời không đƣợc sử dụng nƣớc sạch; 2,6 tỉ ngƣời không có đủ các
điều kiện vệ sinh thích hợp. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, các nƣớc đang
phát triển mỗi năm có khoảng 830 triệu ngƣời không có đủ nguồn nƣớc sinh hoạt
hợp vệ sinh. Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF, 2008), có khoảng 88%
các loại bệnh tật đều có liên quan đến môi trƣờng nƣớc bị nhiễm bẩn. Hàng năm có
hàng tỷ ngƣời mắc bệnh và hàng triệu ngƣời chết do sử dụng nƣớc bị ô nhiễm. Khả
năng tiếp cận với nƣớc sinh hoạt là nhu cầu căn bản nhất của con ngƣời và là trọng
tâm phát triển của thiên niên kỷ. Tuy nhiên, hệ thống quản lý nƣớc yếu kém khiến
cho việc thiếu nƣớc sạch trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong trên
thế giới. Liên Hiệp Quốc cho rằng vào năm 2020, lƣợng nƣớc cung cấp cho mỗi

ngƣời trên thế giới giảm 1/3 so với hiện nay. Cuộc khủng hoảng nƣớc ngày càng tồi
tệ hơn do chính phủ chƣa ý thức đƣợc vấn đề nƣớc sạch và chƣa hành động để bảo
vệ nguồn nƣớc sạch (WHO, 2000).
4

Báo cáo về nguồn nƣớc nhân Ngày nƣớc thế giới (22/3) hàng năm cho biết
có khoảng 16% dân số thế giới không đƣợc dùng nƣớc sạch, 49% dân số thế giới
không đƣợc hƣởng các điều kiện vệ sinh tối thiểu, trong đó, 50% sống ở Trung
Quốc và Ấn Độ; nhiều khu vực trên thế giới có tới 40% nguồn nƣớc bị lãng phí,
hoặc bị khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm (Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ
quốc gia, 2006).
2.2.2 Ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 2005, trên địa bàn cả nƣớc có khoảng 62% dân số nông
thôn đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt; khoảng 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh,
nhiều chuồng trại chăn nuôi đƣợc cải tạo và xây mới đảm bảo quản lý chất thải;
khoảng 70% tổng số trƣờng học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, 58% tổng số trạm xá, 17%
tổng số chợ ở khu vực nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sạch và có công trình vệ sinh
hợp tiêu chuẩn.
Để tăng nhanh tỷ lệ dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch và số hộ gia
đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện đời sống và sức khỏe của
ngƣời dân nông thôn, nhằm góp phần cải thiện công cuộc xóa đói giảm nghèo và
từng bƣớc thực hiện công nghiệp hóa nông thôn, từ năm 1999, Việt Nam đã triển
khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
nông thôn giai đoạn 1999 – 2005 theo quyết định số 237/1998/QĐ-TTG, ngày 03
tháng 12 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về
nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng (2005). Qua nhiều năm thực hiện với sự tham gia
của nhiều Bộ, Ngành ở Trung Ƣơng và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh, thành phố
trong cả nƣớc, đến nay các mục tiêu chính của Chƣơng trình đề ra đều đã cơ bản
hoàn thành.
Theo số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng Việt Nam – Bộ Y Tế, toàn

quốc chỉ có 20 – 30% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch, trung bình toàn quốc có 12%
hộ gia đình sử dụng nguồn nƣớc bề mặt không đƣợc đảm bảo vệ sinh làm nƣớc ăn
uống và sinh hoạt. Tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng: đồng bằng
sông Cửu Long có từ 42 – 47% số dân nông thôn không bảo đảm nƣớc ăn uống
hàng ngày, cao nhất là Đồng Tháp, Vĩnh Long và An Giang với tỷ lệ tƣơng ứng là
88%, 81%, 70% (Bộ Y Tế, 2002). Hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, tức
là khoảng 50 triệu ngƣời, trong đó có 18 triệu trẻ em không đƣợc sử dụng nhà vệ
sinh đạt tiêu chuẩn. Số này cao hơn so với cộng đồng dân tộc thiểu số và các vùng
sâu, vùng xa. Cụ thể 87% cộng đồng dân cƣ thuộc các dân tộc thiểu số khôn đƣợc
tiếp cận với nƣớc sạch, 10% trẻ em ở nội thành chƣa đƣợc tiếp cận với các phƣơng
tiện vệ sinh so với 40% ở khu nông thôn (UNICEF, 2008)
Theo điều tra chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn các tỉnh miền Nam (Tiền
Giang, An Giang, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu) của Viện vệ sinh Y Tế cộng đồng
thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, tỷ lệ ngƣời dân tiếp cận với nƣớc máy cao nhất
5

ở tỉnh An Giang 45,37%, thấp nhất là tỉnh Tây Ninh chỉ có 9,13%, tỷ lệ ngƣời dân
sử dụng nƣớc ngầm ở Đông Nam Bộ là 72,5% cao hơn so với đồng bằng sông Cửu
Long là 7,9%, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ đạt Coliform tổng số
tính trung bình 72,5% thấp hơn so với vùng Đông Nam Bộ là 90,4%. Yếu tố ảnh
hƣởng đến nƣớc ngầm là nhà tiêu và nguồn gây ô nhiễm gần giếng (94,3% và
46,5%). Các nguy cơ đối với nƣớc mặt có tần suất xuất hiện cao là không có rào
ngăn gia súc và gần nguồn gây ô nhiễm (78,8% và 96,3%) (Nguyễn Xuân Mai và
ctv, 2006).
2.3 Một số bệnh liên quan đến nƣớc
Nƣớc là môi trƣờng truyền bệnh, đặc biệt là bệnh đƣờng tiêu hóa với các
dịch bệnh lớn nhƣ dịch tả, thƣơng hàn. Năm 1990, WHO thông báo 50% số bệnh
nhân phải nhập viện trên thế giới với các bệnh có liên quan đến nƣớc và 25.000
ngƣời chết hàng ngày do các bệnh này.
Theo báo cáo của UNICEF, hàng năm tại các nƣớc đang phát triển có khoảng

14 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật do hậu quả của nƣớc
nhiễm bẩn, của điều kiện vệ sinh kém và ô nhiễm môi trƣờng. Theo WHO, ở các
nƣớc đang phát triển có khoảng 340 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị tiêu chảy với khoảng
1 tỷ lƣợt/năm. Những thống kê nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 750 triệu trẻ
em dƣới 5 tuổi ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đã bị tiêu chảy cấp trong 1 năm và
khoảng 3-6 triệu trẻ ở độ tuổi đó bị chết hàng năm, 80% chết trong 2 năm đầu bị ra
đời (WHO, UNICEF, 2008). Nguyên nhân là do suy dinh dƣỡng, thiếu sữa mẹ, do
thiếu nƣớc hoặc nƣớc không sạch, bị nhiễm phân. Ở các nƣớc đang phát triển có
đến 80% các bệnh liên quan đến nƣớc, chủ yếu là bệnh: tiêu chảy, thƣơng hàn, giun
sán, viêm gan A,… nguyên nhân chủ yếu là do bị nhiễm bẩn từ các chất hữu cơ và
vi sinh vật, qua đó đã tác động trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời, đặc biệt là ngƣời
già và trẻ em. Tình trạng nhiễm giun đƣờng ruột rất phổ biến ở hầu hết các nƣớc
trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ văn
hóa và vệ sinh kém thì tỉ lệ nhiễm giun lại càng cao hơn.
Ở Việt Nam, nƣớc không sạch là nguyên nhân gây ra các bệnh đƣờng tiêu
hóa. Năm 2006 có 16.304 ca tiêu chảy; năm 2007 tăng lên 19.682 ca (Báo cáo trung
tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ, 2007). Bên cạnh đó, một loại bệnh nguy
hiểm khác là bệnh dịch tả cũng có nguồn gốc từ ô nhiễm nƣớc: năm 1993 dịch tả
xảy ra ở 21 tỉnh, thành phố với 3.460 ngƣời mắc bệnh; năm 1995, 29 tỉnh thành phố
báo cáo có 6.088 bệnh nhân mắc bệnh tả; năm 1999 cả nƣớc có 630 trƣờng hợp mắc
bệnh tả ở 19 thành phố; năm 2000 có 176 trƣờng hợp mắc bệnh, 2 trƣờng hợp tử
vong; năm 2002 có 321 ngƣời mắc bệnh; năm 2003 có 342 trƣờng hợp mắc bệnh,
năm 2004 có 67 trƣờng hợp mắc bệnh, năm 2007 có 1991 trƣờng hợp mắc tiêu chảy
cấp nguy hiểm trong đó có 295 trƣờng hợp dƣơng tính với phẩy khuẩn tả (Bộ Y Tế,
2007).
6

Việc ngƣời dân đƣợc cung cấp nƣớc với chất lƣợng an toàn có một ý nghĩa
quan trọng, giúp giảm bớt 25 trƣờng hợp ca tiêu chảy, qua đó giúp giảm từ 16 –
30% số trƣờng hợp nhiễm giun ở trẻ em. Giảm thiểu tác động do điều kiện cấp nƣớc

và vệ sinh gây ra đối với sức khỏe dân cƣ nông thôn là một trong những mục tiêu
chính của chƣơng trình Quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn
Việt Nam.
2.4 Sơ lƣợc về xử lý nƣớc uống
Đối với xử lý nƣớc uống, việc xử lý nghiêm ngặt hơn so với xử lý nƣớc dùng
cho sinh hoạt (nƣớc cấp). Các chỉ tiêu trong nƣớc uống cũng khắc khe hơn. Do
nƣớc đầu vào đã đƣợc xử lý khá sạch nên các chất cặn lắng không còn nhiều, hệ
thống xử lý nƣớc uống vẫn sử dụng phƣơng pháp lọc, nhƣng kích thƣớc vật liệu lọc
rất nhỏ. Sau khi kiểm tra pH, nƣớc nguồn đầu vào đƣợc lọc thô với kích thƣớc khá
nhỏ. Ở giai đoạn này, các chất cặn bã sẽ đƣợc giữ lại để làm giảm chi phí xử lý cho
giai đoạn sau. Tiếp đến là giai đoạn trao đổi ion nhằm làm mềm nƣớc. Nếu nguồn
nƣớc chứa nhiều các ion nhƣ: Ca, Mg,… thì khi làm nóng ở nhiệt độ 70-100
o
C sẽ
kết tủa hoặc kết hợp với ion âm trong nƣớc tạo váng, hay cặn lắng ở đáy. Nguồn
nƣớc cứng đầu vào đƣợc dẫn qua hệ thống lọc thô (bông sợi thủy tinh) có kích
thƣớc rất nhỏ sẽ loại bỏ hoàn toàn các tạp chất cơ học trong nƣớc. Tiếp đó, nƣớc sẽ
đƣợc dẫn qua các hệ thống trao đổi ion để loại bỏ các thành phần gây nên tính cứng
của nƣớc. Tại đây, nƣớc cứng sẽ kết hợp với các hạt trao đổi. Các hạt trao đổi ion sẽ
giữ lại các thành phần kim loại vì thế thành phần nƣớc sẽ sạch và mềm hơn. Trong
giai đoạn này, hầu nhƣ nƣớc đã đƣợc xử lý hoàn toàn các thành phần hóa học nhƣng
vẫn còn một giai đoạn khử chất độc bằng ozon ở phía sau.
Tiếp đó, nƣớc sẽ đƣợc xử lý bằng công nghệ thẩm thấu ngƣợc (Reverse
Osmosis: RO). Công nghệ này do một nhà khoa học ngƣời Mỹ phát minh năm
1950. Ban đầu công nghệ này chủ yếu sử dụng trong mục đích lọc nƣớc phục vụ
cho ngƣời du hành vũ trụ (hệ thống tuần hoàn nƣớc trong tàu con thoi, khoa học vũ
trụ), Sau này nó đƣợc ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác. Trong y tế dung
chạy thận nhân tạo, lọc nƣớc tinh khiết trong phòng thí nghiệm,… Đây là công nghệ
lọc nƣớc theo phƣơng pháp thẩm thấu ngƣợc (RO) với các mắt lọc kích thƣớc cỡ
0.001µm. Giống nhƣ cơ chế hoạt động của thận ngƣời, RO có thể lọc tất cả các vi

khuẩn cũng nhƣ các tạp chất trong nƣớc. Tiếp đến, nƣớc sẽ đƣợc sục ozon để tiêu
diệt các vi khuẩn và các hóa chất độc hại. Để tạo đƣợc khí ozon, ngƣời ta cho luồng
khí khô chạy qua hai điện cực (điện thế trên 4000V) tạo ra tia lửa điện khoảng 20kw
(tƣơng đƣơng với một tia sét loại nhỏ). Sự phóng điện này sẽ sản sinh ra O
3
. Tuy
nhiên, quá trình phóng điện này tạo ra oxit nito rất có hại cho đƣờng hô hấp. Sau khi
nƣớc đƣợc lọc tinh tới kích thƣớc vật liệu lọc rất nhỏ để lọc xác vi khuẩn, các cặn
lắng của hóa chất, kết tủa của các ion kim loại. Sau cùng, nƣớc sẽ đƣợc khử trùng
bằng các tia cực tím (tia UV). (CAWST, 2009).
7

2.5 Tổng quan về nguồn nƣớc ở Việt Nam
2.5.1 Nƣớc mặt
Nếu xét chung cho cả nƣớc, thì tài nguyên nƣớc mặt của nƣớc ta tƣơng đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lƣợng dòng chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nƣớc ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, tài nguyên nƣớc mặt có những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động
giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều
giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lƣợng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km
3
, chiếm
tới 59% tổng lƣợng dòng chảy năm của các sông trong cả nƣớc, sau đó đến hệ thống
sông Hồng 126,5 km
3
(14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km
3
(4,3%), sông Mã,
Cả, Thu Bồn có tổng lƣợng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dƣới 20 km

3
(2,3 -
2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng
9 km
3
(1%), các sông còn lại là 94,5 km
3
(11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nƣớc mặt của nƣớc ta là phần
lớn nƣớc sông (khoảng 60%) lại đƣợc hình thành trên phần lƣu vực nằm ở nƣớc
ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km
3
, 88%). Nếu chỉ
xét thành phần lƣợng nƣớc sông đƣợc hình thành trong lãnh thổ nƣớc ta, thì hệ
thống sông Hồng có tổng lƣợng dòng chảy lớn nhất (81,3 km
3
) chiếm 23,9%, sau đó
đến hệ thống sông Mê Kông (53 km
3
, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km
3
,
9,6%).
().
2.5.2 Nƣớc ngầm
Việt Nam là quốc gia có nguồn nƣớc ngầm khá phong phú về trữ lƣợng và
khá tốt về chất lƣợng. Nƣớc ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất
đá, đƣợc tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của
nguồn nƣớc mặt nƣớc mƣa, nƣớc ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục
mét, hay hàng trăm mét. Đối với các hệ thống cấp nƣớc cộng đồng thì nguồn nƣớc

ngầm luôn là nguồn nƣớc đƣợc ƣa thích vì các nguồn nƣớc mặt thƣờng bị ô nhiễm
và lƣu lƣợng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa.
Nƣớc ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con ngƣời. Các chất
thải của con ngƣời và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất thải hoá học, và việc sử
dụng phân bón hoá học…tất cả những loại chất thải đó theo thời gian nó sẽ ngấm
vào nguồn nƣớc, tích tụ dần và làm ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm. Đã có không ít
nguồn nƣớc ngầm do tác động của con ngƣời đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ
khó phân huỷ, các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các hoá chất độc hại nhƣ các kim loại
nặng, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu và không loại trừ cả các chất phóng xạ.
Tuy nhiên, nguồn nƣớc ngầm vẫn còn ít chịu ảnh hƣởng hơn so với nƣớc mặt
bởi các tác động của con ngƣời. Chất lƣợng nƣớc ngầm thƣờng tốt hơn chất lƣợng
8

nƣớc mặt nhiều. Trong nƣớc ngầm hầu nhƣ không có các hạt keo hay các hạt lơ
lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp.
2.5.3 Một số điểm khác nhau giữa nƣớc mặt và nƣớc ngầm
Bảng 2.1 Một số điểm khác nhau giữa nƣớc ngầm và nƣớc mặt
Thông số
Nƣớc bề mặt
Nƣớc ngầm
Nhiệt độ
Thay đổi theo mùa
Tƣơng đối ổn định
Hàm lƣợng chất
rắn lơ lủng
Thƣờng cao và thay đổi theo
mùa
Thấp hoặc hầu nhƣ không có
Chất khoáng hòa
tan

Thay đổi theo lƣợng đất,
lƣợng mƣa
Ít thay đổi, cao hơn nƣớc bề
mặt ở một số vùng
Hàm lƣợng sắt,
Mangan
Rất thấp trừ dƣới đáy hồ
Thƣờng xuyên có
Khí CO
2
hòa tan
Thƣờng thấp hoặc gần nhƣ
bằng không
Thƣờng xuyên xuất hiện ở
nồng độ cao
Oxy hòa tan
Gần nhƣ bão hòa
Thƣờng không tồn tại
Khí NH
3

Xuất hiện ở các nguồn nƣớc
nhiễm bẩn
Thƣờng có
Khí H
2
S
Không có
Thƣờng có
SiO

2

Thƣờng có ở nồng độ trung
bình
Thƣờng có ở nồng độ cao
NO
3
-
Thƣờng thấp
Thƣờng có ở nồng độ cao do
phân bón hóa học
PO
4
3-
Thƣờng có ở nồng độ trung
bình (nhiều ở những nơi có
sử dụng nhiều chất tẩy rửa)
Thấp hoặc hầu nhƣ không có
Các vi sinh vật
Vi trùng (nhiều loại gây
bệnh) virus các loại và tảo
Các vi trùng do sắt gây ra
thƣờng xuất hiện
(Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000)
2.6 Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng nƣớc
2.6.1 pH
pH là đại lƣợng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H
+
trong nƣớc (pH=-
log[H

+
]). Chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung
dịch nƣớc, bùn.
Trong nƣớc uống, pH hầu nhƣ rất ít ảnh hƣởng tới sức khỏe, trừ khi cho trẻ
nhỏ uống trực tiếp, trong thời gian tƣơng đối dài (ảnh hƣởng đến men tiêu hóa). pH
của nƣớc tốt nhất cho nƣớc uống theo Quy chuẩn nƣớc uống của Bộ Y Tế vào
khoảng 6,5 – 8,5. (Trƣơng Quốc Phú, 2008).


9

2.6.2 Độ đục
Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, những chất này có kích thƣớc khác nhau,
từ cỡ hạt keo đến những thể phân tán thô phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn của
nƣớc. Các chất này có thể là sét, mùn, vi sinh vật. Những hạt vật chất gây đục
thƣờng hấp thụ các kim loại độc và các vi sinh vật. Mặt khác, độ đục lớn thì khả
năng xuyên thấu của ánh sáng bị giới hạn nên quá trình quang hợp giảm, nồng độ
oxy hòa tan trong nƣớc giảm, nƣớc trở nên yếm khí. Thêm vào đó, độ đục làm cho
việc lọc nƣớc trở nên khó khăn và tốn kém. Độ đục cao rút ngắn chu kỳ lọc và tăng
chi phí làm sạch (Nguyễn Thị Thu Lan, 1999).
Độ đục trong nƣớc gây mất thẩm mỹ khi sử dụng nƣớc và làm cho việc lọc
nƣớc trở nên khó khăn và tốn kém. Các vi sinh vật có thể đƣợc các hạt chất rắn bao
lại, sẽ không bị ảnh hƣởng bởi các chất khử trùng và có thể trở thành vi sinh vật gây
bệnh. (Trần Sỹ Nam, 2011).
2.6.3 Chất rắn
Chất rắn hòa tan (TDS) là phần chất rắn còn lại trong nƣớc sau khi cho
mẫu nƣớc lọc qua giấy lọc (φ = 0.2µm). Chất rắn hòa tan trong nƣớc bao gồm các
muối hòa tan. Hàm lƣợng tổng chất rắn hòa tan trong nƣớc uống đòi hỏi phải <500
mg/L, một số vùng khô khan còn sử dụng nƣớc có hàm lƣợng tổng chất rắn lên đến
1000 mg/L để uống.

Chất rắn lơ lửng (SS) là phần chất rắn còn lại trên giấy lọc. Bao gồm các
hạt vật chất hữu cơ nhƣ: các hạt keo, sét, muối không tan,… Các hạt vật chất hữu cơ
nhƣ: các hạt protein, các mảnh vụn trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ,… và
các tế bào vi sinh vật. Chất rắn không tan là một trong những chỉ tiêu để đánh giá
lƣợng ô nhiễm của nƣớc và cũng là yếu tố quan trọng gây ảnh hƣởng đến hệ sinh
thái thủy sinh vật trong thủy vực. Ngoài ra, còn đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả
của hệ thống xử lý (Trần Sỹ Nam, 2011).
2.6.4 PO
4
3-

Nƣớc trong tự nhiên thƣờng gặp nhất là phosphore. Đây là sản phẩm của quá
trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Nƣớc thải sinh hoạt tƣơng đối giàu các
chất phosphore. Trƣớc khi các chất tẩy rửa tổng hợp ra đời, hàm lƣợng phosphore
vô cơ thƣờng nằm trong phạm vi từ 2-3 mg/L và các dạng phosphore hữu cơ thay
đổi từ 0,5 – 1,0 mg/L. Hầu hết phosphore vô cơ là chất thải của con ngƣời qua quá
trình tiêu hóa protein, và hầu hết các chất tẩy rửa tổng hợp đều chứa lƣợng lớn
phosphate (12 – 15%) (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004).
Vì vậy, việc sử dụng chất tẩy rửa tổng hợp làm tăng phosphore đáng kể. Việc
xác định phosphore rất quan trọng để đánh giá năng suất sinh học tiềm tàng của
nƣớc mặt, cũng nhƣ nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm của dòng chảy.
10

Bên cạnh quy chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt do Bộ Tài guyên và Môi trƣờng
quy định hàm lƣợng PO
4
3-
phải dƣới 0,1 mg/L để đạt chất lƣợng loại A1, có thể xác
định mức ô nhiễm của nƣớc thông qua PO
4

3-

nhƣ sau:
- Nƣớc rất sạch khi PO
4
3-

có nồng độ thấp hơn 0,01 mg/L
- Nƣớc sạch khi PO
4
3-
có nồng độ từ 0,01 – 0,05 mg/L
- Nƣớc hơi bẩn khi PO
4
3-

có nồng độ từ 0,05 – 0,1 mg/L
- Nƣớc bẩn khi PO
4
3-
có nồng độ từ 0,1 – 0,15 mg/L
- Nƣớc bẩn nặng khi PO
4
3-

có nồng độ từ 0,15 – 0,3 mg/L
- Nƣớc rất bẩn khi PO
4
3-
có nồng độ lớn hơn 0,3 mg/L

(Vũ Nam, 2003)
2.6.5 NH
4
+

Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), cho rằng trong môi trƣờng nƣớc, nitơ có thể
tồn tại dƣới dạng N
2
, hay dƣới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ hòa tan hay không hòa
tan. Các hợp chất hữu cơ hòa tan quan trọng của nitơ là NH
3
, NH
4
+
, NO
2
-
, NO
3
-
.
Các hợp chất vô cơ này có đƣợc là do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, nitơ
lắng đọng dƣới dạng hợp chất Albumine, dƣới tác động của vi sinh vật, đạm
albumin sẽ biến thành ammonia (NH
3
) và khi ammonia hòa tan vào trong nƣớc hình
thành ion ammonia (NH
4
+
).

NH
3
+ H
2
O NH
4
+
+ OH
-
Hàm lƣợng NH
4
+
phụ thuộc vào nhiệt độ, khi pH tăng thì hàm lƣợng NH
4
+
giảm và ngƣợc lại, hàm lƣợng NH
4
+
cũng biến động theo chu kỳ ngày đêm. Hàm
lƣợng NH
4
+
đạt giá trị cực đại vào lúc 14 giờ – 16 giờ và thấp nhất lúc 6 giờ sáng.
N- NH
4
+
thƣờng không bền dƣới tác dụng nhiệt hoặc trong môi trƣờng bazơ
dễ bị biến thành NH
3
gây độc cho thủy sinh vật và mùi hôi cho nƣớc. Khả năng chịu

đựng hàm lƣợng ammonia của thủy sinh vật tùy theo loài, điều kiện sinh lý và các
yếu tố môi trƣờng. Theo Quy chuẩn nƣớc ăn uống của Bộ Y Tế, nồng độ NH
4
+
phải
dƣới 3mg/l.
2.6.6 NO
2
-

Muối của axit nitơ là nitrite, muối nitrite bền hơn axit rất nhiều lần, hầu hết
các muối nitrite dễ tan trong nƣớc. Đa số các muối nitrite không màu.
Hàng ngày thông qua nguồn nƣớc và thực phẩm thì nitrite gây ảnh hƣởng lớn
đến sức khỏe con ngƣời. Khi vào cơ thể con ngƣời, nitrite kết hợp với Hemoglobin
hình thành methaemoglobin, kết quả hàm lƣợng Hemoglobin giảm sẽ làm quá trình
vận chuyển oxy trong máu. Thông thƣờng hemoglobin chứa Fe
2+
, ion này có khả
năng liên kết với oxy. Khi có mặt của NO
2
-
nó sẽ chuyển thành Fe
3+
khiến hồng cầu
không làm nhiệm vụ chuyển tải oxy. Nếu duy trì lâu dài sẽ dẫn đến ung thƣ.
Sự tạo thành methemoglobin đặc biệt thấy rõ rệt ở trẻ em. Trẻ em mắc chứng
bệnh này thƣờng xanh xao và dễ bị đe dọa đến cuộc sống đặc biệt là trẻ em dƣới 6
tháng tuổi.
11


Ngoài ra, khi nitrite vào dạ dày, tại đây pH thấp nitrite đƣợc chuyển thành
axit nitơ có khả năng phản ứng đƣợc với amin hoặc amit sinh ra nitrosamine – đây
là hợp chất gây ung thƣ.
Nitrite có trong rau quả vào khoảng 0.05 – 2 mg/l. Khi dùng thực phẩm hay
nguồn nƣớc có nồng độ nitrite vƣợt quá giới hạn cho phép lâu ngày sẽ dẫn đến ngộ
độc. Vì vậy, những thực phẩm và nguồn nƣớc có chứa nitrite cao cần loại bỏ và việc
xác định hàm lƣợng của chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng
nƣớc và thực phẩm.
(Nguyễn Thị Hoàn, 2009)
2.6.7 NO
3
-
Nitrat là dạng cao nhất trong chu trình nitơ và thƣờng đạt đến nồng độ đáng
kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh học. Trong nƣớc cấp
cho sinh hoạt thƣờng chỉ chứa NO
3
-
với nồng độ nhỏ nhƣng trong một số loại nƣớc
ngầm thì nồng độ NO
3
-
có thể đạt đến giá trị rất lớn (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004).
Trong tự nhiên, nồng độ nitrat thƣờng <5mg/L. Nếu hợp chất nitơ trong nƣớc
chủ yếu là NO
3
-
thì chứng tỏ quá trình oxy hóa đã kết thúc. Nitrat chỉ bền trong điều
kiện hiếu khí, trong điều kiện yếm khí chúng nhanh chóng bị khử thành N
2
tách ra

khỏi nƣớc. Tuy nhiên, khi nồng độ trong nƣớc quá cao có thể gây ngộ độc cho con
ngƣời, vì khi vào cơ thể trong điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu hóa chúng sẽ trở thành
nitrit kết hợp với hồng cầu tạo thành chất không vận chuyển oxy, gây bệnh xanh
xao, thiếu máu (Đặng Kim Chi, 2001). Với nồng độ lớn NO
3
-
gây bệnh blue baby ở
trẻ em (hội chứng methaemoglobinaemia), đặc biệt là trẻ em dƣới 4 tháng tuổi.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế nồng độ tối đa của nitrate trong nƣớc uống là 50
mg/L
Do nitơ và hợp chất của chúng có ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe con ngƣời nên
tổ chức y tế thế giới và các quốc gia đều có những qui định về hàm lƣợng nitrite và
nitrate trong nƣớc.
Bảng 2.2: Quy định hàm lƣợng nitrite và nitrate trong nƣớc của một số quốc gia và tổ
chức
STT
Tổ chức và quốc gia
Hàm lƣợng NO
3
-

(mg/l)
Hàm lƣợng NO
2
-

(mg/l)
1
WHO
45

-
2
TCVN5501 – 91
50
0.1
3
Canada
10
1.0
4
EC
50
0.1
5
CHLB Đức
50
0.1
(Nguyễn Thị Hoàn, 2009)


12

2.6.8 Fe tổng
Là nguyên tố thƣờng gặp trong tự nhiên. Nƣớc bề mặt có hàm lƣợng sắt
khoảng 0.7 mg/L. Trong nƣớc ngầm, hàm lƣợng sắt từ 0,5 – 10 mg/L và có thể lên
đến 50 mg/L. Giếng khơi có hàm lƣợng sắt thấp hơn giếng khoan, thƣờng nhỏ hơn 5
mg/L (Nguyễn Thùy Linh, 2010).
Nếu trong nguồn nƣớc có chứa sắt khi để trong không khí cho oxy xâm nhập,
nƣớc trở nên đục do sự oxy hóa sắt thành Fe(III), không đƣợc chấp nhận về mặt mỹ
quan. Tốc độ oxy hóa này không nhanh, vì vậy các dạng khử có thể tồn tại trong

một khoảng thời gian nào đó trong nƣớc có không khí hòa vào. Trong nƣớc sinh
hoạt có sắt gây trở ngại đến hoạt động giặt ủi, gây khó khăn cho hệ thống phân phối
nƣớc cho việc hỗ trợ cho vi sinh vật sắt phát triển. Sắt cũng làm cho nƣớc có vị có
thể cảm nhận ở nồng độ thấp. Vì những lý do này nƣớc cấp cộng đồng không nên
chứa >0,3 mg/L sắt (Nguyễn Thị Thu Lan, 1999).
Theo quy chuẩn của Bộ Y Tế quy định hàm lƣợng sắt cho phép trong nƣớc
uống và nƣớc sinh hoạt là 0.5 mg/L.
2.6.9 Nhôm (Al)
Là kim loại chiếm tỉ lệ cao nhất ở vỏ Trái đất (8%), nhôm (aluminum) đƣợc
tìm thấy trong đất, nƣớc và không khí. Đặc điểm vật lý và hoá học của nhôm biến
nó thành một loại kim loại lý tƣởng, đƣợc sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác
nhau, từ chế tạo thân máy bay cho tới sản xuất thực phẩm, dƣợc phẩm, đồ dùng nhà
bếp và các vật dụng sinh hoạt khác.
Thực phẩm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhôm hiện diện tự nhiên trong đa số
thực phẩm hoặc trong thực phẩm có chất phụ gia có chứa nhôm. Tổ chức Y Tế
Canada ƣớc tính khoảng 95% lƣợng nhôm đƣa vào cơ thể hàng ngày đối với ngƣời
lớn đến từ thực phẩm.
Nhôm cũng có thể xâm nhập vào thực phẩm từ các công cụ nấu nƣớng (nồi,
chảo, ấm…), vật dụng sinh hoạt và các loại bao gói… Nhƣng nhiều nghiên cứu cho
đến nay cho thấy lƣợng nhôm từ những nguồn này là không đáng kể, nếu những vật
dụng nhƣ thế đƣợc sản xuất đúng theo tiêu chuẩn sản phẩm.
Thực phẩm có nhôm cao là khoai tây, cải bi-na và trà. Những sản phẩm chế
biến từ sữa, bột mì và sữa dinh dƣỡng cho trẻ nhỏ có thể có hàm lƣợng nhôm cao
nếu chúng có chứa chất phụ gia có nhôm.
Dược phẩm
Theo WHO, lƣợng nhôm vào cơ thể hàng ngày có thể tăng mạnh ở những
ngƣời sử dụng thuốc có hàm lƣợng nhôm cao nhƣ antacid (chất làm giảm acid trong
dạ dày) và acetylsalicylic acid (ASA) có lớp bọc. WHO ƣớc tính những ai sử dụng
đều đặn những dƣợc phẩm nhƣ thế có thể đƣa nhôm vào cơ thể ở mức 5g mỗi ngày.


13

Nước uống
Theo WHO, nồng độ nhôm trong các nguồn nƣớc tự nhiên trên thế giới khác
nhau rất nhiều, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lý hoá và khoáng vật học ở từng nơi.
Nồng độ nhôm hoà tan trong các nguồn nƣớc có giá trị pH gần mức trung
tính thƣờng từ 0,001 đến 0,05 mg/lít trong nƣớc chứa nhiều chất hữu cơ.
Đối với nguồn nƣớc bị nhiễm acid nặng, nồng độ nhôm hòa tan có thể đạt
đến mức 90 mg/lít. Lƣợng nhôm vào cơ thể qua nƣớc uống là rất nhỏ, nhƣng một số
nhà khoa học cho rằng nhôm trong nƣớc uống đƣợc cơ thể hấp thụ tốt hơn nhôm
trong thực phẩm.
Ngay cả khi nhôm đạt mức cao nhất cho phép trong nƣớc uống là 0,2 mg/lít
theo tiêu chuẩn châu Âu, thì nếu một ngƣời uống 2 lít nƣớc/ngày thì lƣợng nhôm
vào cơ thể chỉ là 0,4 mg, không bằng 1/10 mức trung bình của lƣợng nhôm vào cơ
thể hàng ngày từ thực phẩm.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ (EPA), nồng độ nhôm trong nƣớc
tự nhiên (chƣa xử lý) nói chung là từ 0,001 đến 1mg/l, mặc dù nồng độ có thể tăng
cao đến 26 mg/l ở một số khu vực nhất định.
Trong nhiều trƣờng hợp, mức nhôm tăng cao trong nƣớc có liên quan đến độ
pH thấp hơn 5,5 hoặc nguồn nƣớc có chứa nhiều chất hữu cơ. Nói chung, nồng độ
nhôm trong nƣớc rất khác nhau tuỳ theo chất lƣợng nguồn nƣớc.
Theo AWWA và các tổ chức quốc tế khác, nhôm đƣợc tìm thấy phổ biến ở các
nguồn chính sau đây:
- Thuốc xông (inhalation), đặc biệt là tại các khu vực công nghiệp nhất
định.
- Đất bám vào các trái cây và rau chƣa rửa sạch.
- Thực phẩm chế biến.
- Thực phẩm nƣớng lò (trong đó, nhôm đƣợc dùng để làm ổn định bột nở và
bột mì).

- Thực phẩm có tính acid nhƣ nƣớc ép từ trái cây và rau, cà, và dƣa cải bắp.
- Các loại dƣợc phẩm chứa antacid.
- Các chất chống đổ mồ hôi.
- Công cụ nấu nƣớng (nồi, chảo, ấm…) và các đồ dùng nhà bếp khác bằng
nhôm, vật chứa và các vật trang trí bằng nhôm.
2.6.10 Kẽm (Zn)
Kẽm là kim loąi cơ bản với khối lƣợng lớn thứ 5 trên thế giới, ứng dụng nổi
bật nhất của kẽm là làm tác nhân mạ trong nhiều lĩnh vực sản xuất, nhƣng kim loąi
này cũng đóng vai trò quan trọng trong các cơ thể sống. Về nhiều khía cạnh, kẽm là
thành phần thiết yếu của quá trình trao đổi chất trong tế bào ở con ngƣời, động vật
và thực vật. Đặc biệt, kẽm hỗ trợ sự hoạt động lành mạnh của hệ miễn dịch trong cơ
thể con ngƣời.
14

Kẽm đƣợc sử dụng để mạ kim loại, chẳng hạn nhƣ thép để chống rỉ.
Kẽm đƣợc sử dụng trong các hợp kim nhƣ đồng thanh, niken trắng, các loại
que hàn, bạc Đức,…
Kẽm đƣợc sử dụng trong đập khuôn, đặc biệt là công nghệ ôtô.
Trong thực đơn hàng ngày, kẽm có trong thành phần các loại khoáng chất và
vitamin. Ngƣời ta cho rằng kẽm có thuộc tính chống oxi hóa, do vậy nó đƣợc sử
dụng nhƣ là nguyên tố vi lƣợng để chống sự lão hóa của da và cơ trong cơ thể.
Trong y dƣợc có nhiều loại thuốc có chứa một lƣợng lớn kẽm, ngƣời ta cho
rằng nó có tác dụng làm nhanh lành vết thƣơng.
(Phạm Thị Lựu, 2010)
Đối với con ngƣời, kẽm là vi khoáng thiết yếu cho cơ thể con ngƣời, dƣ thừa
hay thiếu hụt đều sinh ra các triệu chứng bệnh lý. Trong cơ thể con ngƣời, kẽm
thƣờng tích tụ nhiều nhất ở gan. Thận có khả năng lọc tối đa 2g kẽm mỗi ngày.
Trong máu, 2/3 lƣợng kẽm đƣợc kết nối với Albumine và hầu hết các phần còn lại
tạo phức chất marcoglobin. Kẽm còn có khả năng gây ung thƣ đột biến, gây ngộ
độc hệ thần kinh, ảnh hƣởng trên sự nhạy cảm, sự sinh sản, gây độc đến hệ miễn

dịch. Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể gây ra các triệu chứng liệt dƣơng, teo tinh hoàn,
mù màu, viêm da, bệnh về gan và các triệu chứng khác.
(Tạp chí Phát Triển KH&CN, tập 10, số 1 – 2007)
Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau nhƣ chất
thải công nghiệp, phân bón, các hóa chất nông nghiệp,… Trong đó, việc cho thêm
kẽm vào thức ăn công nghiệp cho gia súc nhằm phòng bệnh và tăng khả năng tiêu
hóa cũng đƣợc xem là yếu tố gây nên sự ô nhiễm kim loại nặng cho môi trƣờng.
Thức ăn dạng này có nhiều khoáng vi lƣợng. Hàm lƣợng kim loại nặng trong phân
sẽ xâm nhập vào đất trồng và tồn lƣu trong các nông sản đặc biệt là các loại rau ăn
lá nhƣ cải ngọt, cải xanh, xà lách,…
Liều lƣợng kẽm đƣợc khuyên dùng hàng ngày:
- Trẻ còn bú sữa: 6 mg/ngày
- Trẻ từ 1 – 9 tuổi: 10 mg/ngày
- Trẻ từ 10 – 12 tuổi: 12 mg/ngày
- Thanh niên từ 13 – 19 tuổi (nam): 15 mg/ngày
- Thanh niên từ 13 – 19 tuổi (nữ): 12 mg/ngày
- Phụ nữ có thai: 15 mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú: 19 mg/ngày
- Ngƣời già: 12 mg/ngày
(Lâm Mỹ Thúy Vy, TRần Nhựt Hoàng Yến, 2009)



15

2.6.11 Đồng (Cu)
Đồng đƣợc đi kèm với acid amin hay protein. Đặc biệt, đồng đƣợc tập trung
trong một vài mô nhƣ gan, vùng não trên chịu trách nhiệm thức tỉnh. Trong máu,
hầu nhƣ toàn bộ đồng đƣợc liên kết với protein, ceruleoplasmin và albumin.
Đồng là coenzyme cần thiết cho quá trình tạo thành melanin, sắc tố của da;

nó can thiệp vào hoạt động chuyên hóa của mô liên kết cũng nhƣ tham gia vào
chuỗi hô hấp.
Liều lƣợng đồng cần đƣợc cung cấp mỗi ngày:
- Trẻ còn bú: 400 mg/ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500 mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 9 tuổi: 600 mg/ngày
- Trẻ từ 10 – 12 tuổi: 800 mg/ngày
- Ngƣời lớn và thanh niên từ 13 – 19 tuổi: 1000 mg/ngày
- Phụ nữ có thai hay cho con bú và ngƣời già: 1000 mg/ngày
Những biểu hiện khi thiếu đồng: đây là một trƣờng hợp rất hiếm so với thiếu
calci, magesi, kẽm hay sắt. Đồng có thể là nguyên nhân của thiếu máu và những
biểu hiện thƣờng ngoại lệ và không cố định.
Tác hại khi dùng đồng quá liều:
- Đồng gia tăng trong máu có thể gây ra các tác dụng âm tính, giống nhƣ oxy
hóa vitamin C.
- Khi dùng nhiều gan lợn, nƣớc máy có ống dẫn nƣớc bằng đồng, thuốc lá
nhiều đồng, cũng nhƣ bổ sung muối khoáng vitamin hay kê đơn thuốc nhiều các yếu
tố vi lƣợng, đó là một trong những nguồn gốc gây thừa đồng.
- Ngoài ra, đồng tƣơng tác với các muối khoáng khác, bằng cách kích thích
sự hấp thu và đi vào trong tế bào sắt. Đặc biệt khi thừa đồng, đồng sẽ chiếm chỗ của
kẽm trong protein, làm biến đổi hoạt tính của protein tƣơng tự nhƣ protein chống
ung thƣ P53.
(Lâm Mỹ Thúy Vy, TRần Nhựt Hoàng Yến, 2009)
2.6.12 Độ cứng
Độ cứng của nƣớc là đặc tính của nƣớc biểu thị nồng độ tổng số các ion
Ca
2+
, Mg
2+
, Sr

2+
, Fe
2+
, Mn
2+
tính theo CaCO
3
. Độ cứng của nƣớc có nguồn gốc từ
sự tƣơng tác với các kết cấu đất đá mà nó chảy qua. Khi nƣớc có chứa nhiều CO
2

hòa tan do quá trình phân hủy chất hữu cơ, chảy qua lớp đất đá hòa tan các khoáng
chất có chứa các ion gây nên độ cứng. Độ cứng trong nƣớc tự nhiên thay đổi từ
vùng này sang vùng khác và nó phản ánh kết cấu địa chất mà nó chảy qua hay thấm
qua. Nhìn chung, nƣớc ngầm có độ cứng cao hơn nƣớc mặt
Độ cứng của nƣớc tính theo CaCO
3
đƣợc phân loại là:
- Nƣớc có độ cứng nhỏ hơn 75 mg/L theo CaCO
3
: nƣớc mềm
- Nƣớc có độ cứng từ 75 đến nhỏ hơn 150 mg/L theo CaCO
3
: nƣớc hơi cứng
16

- Nƣớc có độ cứng từ 150 đến nhỏ hơn 300 mg/L theo CaCO
3
: nƣớc cứng
- Nƣớc có độ cứng lớn hơn 300 mg/L theo CaCO

3
: nƣớc rất cứng
Có 3 loại độ cứng:
- Độ cứng calcium và magnesium: do ion Ca
2+
và Mg
2+
gây nên, còn gọi là độ
cứng tổng
- Độ cứng tạm thời (độ cứng carbonate): các cation gây độ cứng đi cùng với anion
HCO
-
3
.
- Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng noncarbonated): các cation gây độ cứng đi cùng với
anion Cl
-
, SO
2-
4
, NO
-
3
.
Độ cứng của nƣớc là thông số để đánh giá trong việc xác định loại nƣớc sử
dụng phù hợp cho sinh hoạt, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Kết quả phân tích từng loại độ cứng sẽ cung cấp các thông tin để có thể lựa
chọn giải pháp làm mềm nƣớc thích hợp và kinh tế.
Theo quyết định 02/2009/QĐ-BYT về tiêu chuẩn nƣớc sạch thì độ cứng cho
phép tối đa là 350 mg/L. (Trần Sỹ Nam, 2011)

2.6.13 Vi khuẩn E. coli
E. coli là tên viết tắt của chủng vi khuẩn Escherichia coli, E. coli thuộc nhóm
coliform, chúng là một trong những vi khuẩn chính sống trong đƣờng ruột của động
vật máu nóng. Chúng rất cần thiết trong quá trình tiêu hóa và chiếm khoảng 11%
tổng số coliform. Cũng nhƣ coliform, E. coli cũng là chỉ tiêu cần thiết trong đánh
giá chất lƣợng nƣớc. Với số lƣợng lớn E. coli có thể gây bệnh tiêu chảy ở ngƣời. Vì
thế, trong vệ sinh an toàn thực phẩm, phải đảm bảo rửa sạch thực phẩm và không
nên ăn sống, ăn tái để đảm bảo sức khỏe. Theo quy chuẩn nƣớc uống của Bộ Y Tế
không cho phép phát hiện có E. coli trong nƣớc uống.
2.6.14 Tổng coliform
Coliform là nhóm vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn đƣờng ruột
(Enterbacteriaceae) có khả năng lên men đƣờng lactose ở 37
o
C (bao gồm E. coli,
Citrobacter, Klebsiella) có thể dùng nhƣ chỉ điểm vệ sinh về phƣơng diện vi sinh,
thể hiện hiệu quả của việc xử lý nƣớc. Nhóm coliform chịu nhiệt phát triển đƣợc ở
44 ± 0.5
o
C, có khả năng lên men đƣờng lactose. Trong nhóm này có tới 95% là
coliform chịu nhiệt có nguồn gốc từ phân ngƣời và các động vật máu nóng.
Coliform chịu nhiệt là các coliform có nguồn gốc từ tự nhiên nhƣ từ đất, nƣớc, xác
động vật thối rữa.
Những vi khuẩn này rất hữu dụng trong việc đánh giá chất lƣợng nƣớc nhƣ
những sinh vật chỉ thị. Tổng số coliform là chỉ thị tốt nhất cho hiệu quả xử lý của
một nhà máy xử lý nƣớc thải. Hay nói cách khác, chúng rất có ích cho việc đánh giá
tính an toàn của nƣớc thải sau xử lý.
Sự có mặt của coliform chịu nhiệt trong nƣớc là bằng chứng rất quan trọng,
báo hiệu ô nhiễm phân đối với nguồn nƣớc. Theo Quyết định 02/2009 – BYT, số

×