Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

2548 Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Tại Bệnh Viện Tâm Thần Thành Phố Cần Thơ Năm 2015.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.11 MB, 128 trang )

(wrox PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BO Y TE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CÀN THƠ

DAO THI CAM THUY

ĐẠI HỌC Y DƯỢC CÂN THƠ

THU

VI EN

KHAO SAT TINH HINH SU DUNG THUOC
TAI BENH VIEN TAM THAN
THANH PHO CAN THO NAM 2015
Chuyén nganh: TO CHUC

QUA

Ma sé:coriparab Kieranse ci

VIÊN TRỌNG BẢN quyểN

MẤY TỦN

LUAN VAN CHUYEN KHOA CAP I


Người hướng dẫn khoa học:
TS.DS. PHAM THI TO LIEN

CAN THƠ - 2016


(wrox PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tơi, đề tài này chưa có
ai cơng bố trong bat ky cơng trình nghiên cứu khoa học nào.

Các số liệu phân tích và kết quả nghiên cứu được tôi thực hiện tại Bệnh
viện Tâm thần thành phố Cần Thơ.
Nếu có gì sai, khác với cam đoan nêu trên tơi xin hồn tồn chịu trách

nhiệm trước tồn thể hội đồng.
Cân thơ, ngày 19 tháng 8 năm 2016
Dao Thi Cam Thủy
fe


agtUMPLIB Taj liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahoc

va

{{

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Thị Tố Liên, người đã trực tiếp


hướng dẫn, định hướng, góp ý cho tơi nhiều ý kiến q báu, giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và các Thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy,

trang bị kiến thức hữu ích và tạo điều kiện trong suốt q trình học tập tại
trường.

Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Tâm thần thành
phố Cần Thơ; lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây
Nam Bộ đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp đã ủng hộ và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập.

Mặc dù đã cố gắng hồn chỉnh đề tài nhưng cũng khơng tránh khỏi hạn
chế, thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp ý q báu của quý Thầy cô và các
đồng nghiệp.
Cân thơ, ngày 19 tháng 8 năm 2016

Đào Thị Cam Thủy


ns

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa họng I


MUC LUC
Trang phu bia
Loi cam doan

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

70020600077...

............. ¬

1

Chương 1 TƠNG QUAN TÀI LIỆỆU ............................5--2-1.1 Danh mục thuốc .....................------- D10

111113 1100 0011 1 K08 0780 1518171012. 3

1.2 Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử
Gung thudc ............................
1.3 Hoạt động kê đơn. . . . . . . . . . . . -

-- -- << 5 +

1...


ng

Won...
. ..........

7
9

12

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ........................- 14
1.6 Các công cụ tra cứu tương tác tHUỐCC................
- 5-6 Ss SE ‡EtEEEEEEErkereererxee 16

Chương 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 19
bà?

J0] 120. ðnn

................

19

2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU.......................6 + 4 s34 TH ng th 20
2.3 Đạo đức trong nghiÊn CỨU. . . . . . . . . . .

.-- -- ác

HH


TH th ngưng 33

Chương 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU...............................---s<-scs
3.1 Xác định tỷ lệ các loại thuốc thực hiện theo danh mục thuốc bệnh viện và
phân tích sử dụng thuốc thơng qua phương pháp phân tích ABC/VEN......... 34

3.2 Xác định tỷ lệ kê đơn thuốc hướng tâm thần không đúng qui định và sự
tương tác thuốc ở các bệnh nhân nội trú và TIgOẠI ẦTÚ........................+c2 csvsseses 41

Chương 4 BÀN LUẬN ................................. --sscsecrseezesrereerrerrkeverrerrrresrree 49


N

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

V

4.1 Xác định tỷ lệ các loại thuốc thực hiện theo đanh mục thuốc bệnh viện cà
phân tích sử dụng thuốc thơng qua phương pháp phân tích ABC/VEN......... 49

4.2 Xác định tỷ lệ kê đơn thuốc hướng tâm thần không đúng qui định và sự
tương tác thuốc ở các bệnh nhân nội trú và TIEOẠI ẦTÚ....................

sen

905.


«cuc

..................

480 (.i00077.5. ....................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

57

66
68


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa ọcV

DANH MUC CAC CHU VIET TAT
: Tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ và chi phí

ATC

: Anatomical Therapeutic Chemical
Hệ thống phân loại thuốc quốc tế

BHYT

: Bảo hiểm Y tế


DMT

: Danh mục thuốc

DMTBV

: Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCY

: Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

: Danh mục thuốc thiết yếu

HĐT&ĐT

: Hội đồng thuốc và điều trị

HSBA

: Hồ sơ bệnh án

HIT

: Hướng tâm thần

ICD — 10


: International Classification for Diseases
Bang phan loai bénh quéc té
: Rối loạn tâm thần

: Số lượng
: Tương tác thuốc
: Thuốc thiết yếu
: Tỷ lệ giá trị tiêu thụ

: Vital-Essential-Desirable
Tối cần — Thiết yếu - Mong muốn
: Vital — Essential — Non Essential
Tối cần — Thiết yếu — Không thiết yếu

::Việt Nam đồng

WHO

: World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học/T

DANH MỤC CÁC BÁNG
Bảng 2.1: Nhóm biến số của phân tích ABC.......................:-.2c2 ccscrxrrrsrrrrsrke 26

Bảng 2.2: Nhóm biến số của phân tích VEN.........................---+
2+ ccseccxerrrsecree 26

Bảng 2.3: Nhóm biến số của phân tích ma trận ABC/VEN......... "

27

Bang 2.4: Phân mức ý nghĩa tương tác theo Drug Interaction Facts.............. 31
Bảng 3.1: Tỷ lệ thuốc được thực hiện theo DMTBV năm 2015 ..................... 34
Bảng 3.2: Số lượng thuốc sử dụng ngồi danh mmục ..........................--«5s scBang 3.3: Số lượng thuốc trong đanh mục không sử dụng........................--.-- 35

Bảng 3.4: Cơ cấu danh mục thuốc tại BVTT thành phố Cần Thơ năm 2015
theo qui chế chuyên môn...........................
2-2 +2©+£2E+++EzEvEE+e+rzEvEzze+rrrrrrrrrrrrreree 36
Bảng 3.5: Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phương pháp phân tích ABC............... 36
Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phương pháp phân tích VEN............... 37
Bảng 3.7: Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC/VEN..... 39
Bảng 3.8: Cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc theo phương pháp phân tích

.\); 9004500007... .........................
Bảng 3.9: Cơ cấu tiêu thụ thuốc hạng A theo pp phân tích VEN

39

.................. 40

Bang 3.10: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi .................................--.---:---:- 41
Bảng 3.11: Phân bố bệnh nhân theo giới tính ................................--.---52-5 42


Bảng 3.12: Phân bố bệnh nhân theo loại bệnh được chẩn đoán..................... 43
Bảng 3.13: Tỷ lệ các sat phạm kê đơn thuốc hướng tâm thần ....................... 44

Bảng 3.14: Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc......................---¿--c+©ssc-cceeccee 45
Bảng 3.15: Kết quả tương tác thuốc hướng tâm thần theo từng mức độ ở bệnh
H00

0n...

.....................

45

Bảng 3.16: Kết quả tương tác thuốc hướng tâm thần theo từng mức độ ở bệnh
MAAN NGL trU a...

..........................

46

Bang 3.17: Cac cặp tương tác thuốc HTT thường gặp theo mức độ ............. 46


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa hood? |

Bang 3.18: Mối liên quan giữa số thuốc trong đơn thuốc ngoại trú và số cặp
tương tác thuỐC. . . . . . . . . . . .


.0. 2222 Y vn E121111111112121111111111211111X111722002011111xecce.

Bảng 3.19: Mối liên quan giữa số thuốc trong bệnh án nội trú và các cặp


h "

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa hoc



DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ chủng loại và chi phí sử dụng thuốc theo phân tích ABC

37

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ chủng loại và chỉ phí sử dụng thuốc theo phân tích VEN 38
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ chủng loại và chi phi thuốc hạng A theo phân tích VEN . 41
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo giới tính............................----2--s©szcxeeee 42

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.2: Giao diện phần mềm Facts and Comparisonis.......................--.--s-s 17
Hình 1.2: Giao diện phần mềm Medscape.......................
22 222ccz+cczerrrrrecee 17



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

I

ĐẶT VẤN ĐÈ
Thuốc có vai trị quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con

người. Tuy nhiên, thuốc vốn được xem là một con dao hai lưỡi, vừa có tác
dụng bảo vệ sức khỏe

- nếu được sử dụng đúng, vừa có thể gây ra nhiều hệ

lụy ánh hướng đến không tốt cho sức khỏe và đời sống con người nếu sử dụng
khơng đúng cách, bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc khơng hợp lý cịn làm phát
sinh thêm chi phí, tạo ra gánh nặng tài chính cho bản thân người bệnh và cho
xã hội.
Việc sử dụng thuốc đúng, hợp lý sẽ có tác dụng tốt trong cơng tác
phịng và chữa bệnh, đồng thời, cịn tiết kiệm được chỉ phí khơng đáng có.
Hiện nay, bằng các nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc thơng qua phương
pháp

phân tích tương

quan giữa lượng thuốc tiêu thụ và chỉ phí (4Œ),

phương pháp phân tích thuốc tối cần — thiết yếu — không thiết yếu trong sử

dung (VEN) cé thé giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị (/Đ7&Ð1) tại các


bénh vién (BV), giúp các nha quan lý xác định các vấn đề về sử dụng thuốc,
làm cơ sở cho việc lập kế hoạch về: lựa chọn thuốc;

cung cấp thuốc; dự trù

thuốc,... nhằm bạn chế tối đa tình trạng tồn kho làm ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc cũng như tăng thêm các chỉ phí ngồi dự kiến. Do vậy, việc đánh
giá tổng quát về tình hình sử dụng ngân sách thuốc và tác động can thiệp lựa
chọn

sử dụng thuốc tại bệnh viện thông qua phân tích ABC,

VEN

là một

chiến lược có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều
trị cũng như quản lý kinh tế y tế trong bệnh viện.

Việc phối hợp thuốc là quy trình khơng thể thiếu trong điều trị bệnh.
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi nhiều thuốc sử dụng đồng thời,

trong đa số trường hợp, người thầy thuốc chủ động phối hợp thuốc nhằm lợi


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học


2

dụng sự tương tác thuốc theo hướng có lợi để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác

dụng phụ cũng như giải độc thuốc [15].
Là bệnh viện chuyên khoa tâm thần kinh, Bệnh viện Tâm thần thành
phố Cần Thơ thường xuyên sử dụng số lượng lớn thuốc tâm thần và tiền chất

kết hợp với các loại thuốc thông thường khác trong điều trị. Việc quản lý

thuốc hướng thần và tiền chất đòi hỏi việc kê đơn, cấp phát thuốc nói riêng và
cơng tác quản lý thuốc nói chung phải hết sức chặc chẽ, đúng theo các qui

định hiện hành của Bộ Y tế [9].
Tuy nhiên, hiện tại cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện dangtrong giai đoạn dần hoàn thiện, do đó, một số điều kiện cần thiết cho cơng tác
quản lý thuốc vẫn cịn nhiều khó khăn như: chưa có phần mềm hỗ trợ cho
cơng tác chun mơn; trang thiết bị chưa đầy đủ theo yêu cầu hoạt động,... từ

đó, làm ảnh hưởng đến quy trình sử dụng thuốc cũng như chất lượng điều trị
của bệnh viện, đặc biệt, việc phân tích nhu cầu thuốc nhằm

cung cấp các

thơng tin và giải pháp quản lý việc xây dựng danh mục thuốc sử dụng cho
bệnh viện cũng như việc xác định các tương tác thuốc trong toa điều trị hiện

nay vẫn còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến các quyết định thu mua thuốc
của Hội đồng thuốc và chất lượng điều trị.

Đề khắc phục những hạn chế nêu trên, chúng tơi tiến hành thực hiện đề

tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh Bệnh viện Tâm thần

thành phố Cần Thơ năm 2015”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sử
. dụng thuốc tại bệnh viện. Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ các loại thuốc thực hiện theo danh mục thuốc bệnh
viện và phân tích sử đụng thuốc thơng qua phương pháp phân tích ABC/VEN.
2. Xác định tỷ lệ kê đơn thuốc hướng tâm thần không đúng qui định và
sự tương tác thuốc đối với các bệnh nhân nội trú và ngoại trú.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

3

Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Danh mục thuốc
1.1.1 Danh mục thuốc thiết yéu
1.1.1.1 Quan niệm về thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu (77) là những thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức

khỏe của đại đa số nhân dân; được đảm bảo bằng chính sách thuốc Quốc gia,
gắn liền nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc với nhu cầu thực tế chăm sóc

sức khỏe của nhân dân; ln đảm bảo, đủ số lượng cần thiết, đưới dạng bảo
chế phù hợp, an toàn, giá cả hợp lý [1]
1.1.1.2 Nguyên tắc lựa chọn thuốc thiết yếu

- Đảm bảo có hiệu quả, hợp lý, an tồn.
- Giá cả hợp lý.

- Phải ln sẵn có với số lượng đây đủ, có đạng bào chế phù hợp với
điều kiện bảo quản, cung ứng, sử dụng.

- Phù hợp với mơ hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ cán bộ

chuyên môn của tuyến sử dụng.
- Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp là
có hiệu quả hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng cũng như độ
an tồn. Nếu có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở
đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả, khả năng cung

ứng [1].
1.1.2 Danh mục thuốc chủ yếu
Danh mục thuốc chủ yếu (DÄZ7CY) xây dựng trên cơ sở danh mục

thuốc thiết yếu (DMT7) của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới hiện hành.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

DMTCY

4

mới nhất đã được Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số


40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014, hướng dẫn việc thực hiện DMTCY

sử

dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm thanh tốn. Danh mục

thuốc (DM7) gồm 27 nhóm, với 845 hoạt chất và 1064 thuốc, được sắp xếp
theo mã hệ thống phân loại thuốc (47Œ); được ghi theo tên chung quốc tế và

theo quy định của Dược Thư Quốc gia Việt Nam. Đối với hoạt chất có nhiều
mã ATC hoặc có nhiều chỉ định khác nhau sẽ được sắp xếp vào một nhóm

phù hợp nhất để hạn chế sự trùng lặp. DMT phóng xạ và hợp chất đánh dấu
bao gồm 57 hoạt chất, được ghi theo tên chung quốc tế, được sắp xếp thứ tự
theo van chit cdi A, B, C..[14].

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu điều trị, các cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh đề xuất bổ sung, sửa đổi hay hiệu chỉnh DMT cho phù hợp với tình hình
thực tế theo mục tiêu, nguyên tác sau [14]:
~ Mục tiêu:

+ Đảm bảo sử đụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
+ Đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.
+ Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm

y tế (BHYT). Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chỉ
trả của quỹ BHYT.
- Nguyên tắc:

+ Thuốc đề nghị bổ sung vào DMT trên cơ sở DMTTY

của Việt Nam

và của Tổ chức Y tế Thế giới.
+ Có hiệu quả trong điều trị.
+ Không đề xuất đưa danh mục các thuốc nằm trong điện khuyến cáo

không nên sử dụng của Tổ chức Y tế Thế giới, của Bộ Y tế hoặc thuốc lạc hậu
và có nhiều tác dụng phụ.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

5

+ Thuốc bổ sung, sửa đổi hiệu chỉnh phải do HĐT&ĐT của bệnh viện
đề nghị.
1.1.3 Danh mục thuốc Bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBP) là danh mục những loại thuốc cần
thiết thỏa mãn nhu cầu khám, chữa bệnh. Thực hiện y học dự phịng của bệnh
viện, phù hợp với mơ hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị va bao quản, khả năng tài
chính của bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh.

Căn cứ phân tuyến kỹ thuật, mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh
viện. Giám đốc bệnh viện chỉ đạo HĐT&ĐT

xay dung DMT


si dung tai don

vị và có kế hoạch tổ chức cung ứng thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị theo các
quy định của pháp

luật về đấu thầu cung ứng thuốc. Việc lựa chọn thuốc

thành phẩm theo nguyên tắc: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất,
thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các đoanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn

thực hành tốt sản xuất thuốc [14].

'DMTBV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch
nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả.
-_ Danh mục này được xây dựng hàng năm và có thê bổ sung hoặc loại bỏ
thuốc danh mục trong các kỳ họp HĐT&ĐT

bệnh viện. Đánh giá và lựa chon

thuốc cho DMTBV là chức năng quan trọng của HĐT&ĐT

[5].

1.1.4 Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
1.1.4.1 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc

- Bảo đảm phù hợp với mơ hình bệnh tật và chi phi về thuốc đùng điều
trị trong bệnh viện.


- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện.
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

6“

- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện.
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu đo

Bộ Y tế ban hành.
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước [5].

1.1.4.2 Mơ hình bệnh tật

Mơ hình bệnh tật của bệnh viện là các số liệu thống kê về bệnh tật
trong một khoảng thời gian nhất định. Mơ hình bệnh tật khác nhau giữa các

bệnh viện do đặc thù hạng, tuyến bệnh viện, địa lý, môi trường, cấu trúc dan
cư, văn hoá, kinh tế, xã hội của địa phương. Mơ hình bệnh tật là căn cứ quan

trọng để bệnh viện hoạch định kế hoạch hoạt động và phát triển, xây dựng
DMTTBV cho các năm sau.

Mơ hình bệnh tật được phân loại theo phân loại bệnh tật quốc tế lần

thứ 10 (CD-10), gồm 21 chương bệnh với 10.000 bệnh [46].
1.1.4.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc

- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an tồn
thơng qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.

- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh kha dung, én
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.

- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì
phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an
tồn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác đụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí, hiệu quả giữa các

thuốc với nhau, so sánh tổng chỉ phí liên quan đến q trình điều trị, khơng so
sánh kinh phí tính theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở đạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng

phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

7

hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh


đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an tồn hoặc tiện dựng so với
thuốc ở dạng đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt được hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như

các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng [5].
1.1.4.4 Các bước xây dựng danh mục thuốc
, Thu thập, phân tích tình hình sử đụng thuốc năm trước về số lượng và

giá trị sử dụng, phân tích ABC/VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các
phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các ngồn thơng
tin đáng tin cậy.

Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng
một cách khách quan.
Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo
nhóm điều trị và theo phân loại VEN [5].
1.2 Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vẫn đề về
sử dụng thuốc

1.2.1 Phân tích ABC /37
Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa

lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chỉ phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [5].
Mục đích của phân tích ABC:

cho thấy những thuốc được sử dụng


thay thế với lượng lớn mà có chỉ phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị
trường. Thơng tin này được sử dụng nhằm:
- Lựa chọn những thuốc thay thế có chỉ phí điều trị thấp hơn.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

8

- Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
- Thương lượng với nhà cung cấp đề mua được thuốc với giá thấp hơn.

- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức

khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử
dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mơ hình bệnh tật.

- Xác định phương thức mua các thuốc khơng có trong DMTTY

của

bệnh viện.

1.2.2 Phân tích VEN /%
Khải niệm: Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho
hoạt động


mua

sam

và tổn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí

khơng đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích
VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau [5]:

- Thuốc V (Vital drugs): la thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám bệnh,

chữa bệnh của bệnh viện [5].
- Thuéc E (Essential drugs): la thuốc đùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình bệnh tật
của bệnh viện [5].
"

Thuốc N (Non-Essential drugs): là thuốc đùng trong các trường hợp

bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc [5].
jMục đích của phân

thống nhất nhằm để:

tích VEN: kết quả phân loại sẽ được tập hợp và

|


- Lựa chọn hay loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
- Xem

xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ

những thuốc này trong trường hợp khơng cịn nhu cầu điều trị.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

- Xem

3

lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước

nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an tồn.
- Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chế
hơn nhóm N.
1.3 Hoạt động kê đơn

1.3.1 Thuốc hướng tâm thần
Thuốc hướng tâm thần là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp
hay bán tổng hợp có tác dụng trên thần kinh trung ương gây nên tình trạng
kích thích hoặc ức chế được

sử dụng với mục


đích phịng

và chữa bệnh.

THTT nếu sử dụng khơng hợp lý có thể gây rối loạn chức năng vận động, tư
duy, hành vi, nhận thức, cảm xúc hoặc gây ảo giác hoặc có khả năng gây lệ
thuộc thuốc [19].
1.3.2 Kê đơn thuốc ngoại trú

Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng khơng theo đúng chỉ định của người
kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khoẻ [16]. Giám sát việc thực
hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú căn cứ theo Thông tư số

05/2016/TT-BYT, ngày 29/02/2016, quy định về kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú, Trong đó, có các quy định đối với người kê đơn, về cách thức ghỉ
đơn thuốc và các quy định cần tuân thủ đối với trường hợp kê đơn các thuốc

đặc biệt (thuốc điều trị lao, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc, thuốc gây nghiện...) [13].
Việc kê đơn thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm

tiền chất cho người bệnh ngoại trú thực hiện theo Thông tư số 05/2016/TTBYT, ngày 29/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú.
Thuốc thành phẩm dang phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và
thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất thuộc Danh mục thuốc


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

không

10

kê đơn được bán cho người bệnh không cần đơn theo quy định tại

“Danh mục thuốc không kê đơn” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thuốc thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm
thần và thuốc thành phẩm

dạng phối

hợp

có chứa tiền chất khơng

thuộc

“Danh mục thuốc khơng kê đơn” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, chỉ được sử
dụng khi có đơn của bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Người
bán thuốc chỉ được bán cho người bệnh khi có đơn của bác sĩ có chứng chỉ

hành nghề khám chữa bệnh [9].
Quy định kê đơn thuốc ngoại trú [13]:
- Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu số quy định kèm theo Quy chế này.
- Ghi đủ các mục in trong don; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác.

- Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thơn,

- Với trẻ đưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ.
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu
ghỉ tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất).
- Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi
thuốc.

- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm
số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ SỐ.

- Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh.

- Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên
người kê đơn.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

11

Quy định kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc:
- Đối với bệnh cấp tính kê đơn với liều đủ dùng không vượt quá mười
ngày.

- Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh: Kê đơn thuốc vào số

điều trị bệnh mạn tính, số ngày kê đơn theo hướng dẫn điều trị của chuyên

ngành tâm thần. Người nhà bệnh nhân hoặc Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Y
tế cơ quan của người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh chịu trách nhiệm
mua/ lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào số cấp thuốc của Trạm Y

tế (mẫu số

theo hướng dẫn của chuyên ngành tâm thần). Việc người bệnh tâm thần phân

liệt có được tự lĩnh thuốc hay không do bác sĩ điều trị quyết định [13].
1.3.3 Kê đơn thuốc nội trú

Thuốc chỉ được kê đơn khi cần thiết. Khi kê đơn thuốc, thầy thuốc cần
phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với người bệnh. Điều này đặc biệt
quan trọng khi kê đơn cho người mang thai, người cho con bú, người cao ti,
người có bệnh thận, bệnh gan, người có cơ địa đị ứng.

Cách ghỉ chỉ định thuốc [4]:
- Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ
bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa
bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.

- Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng),
liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần

dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt
khi dùng thuốc.
- Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và

các đường dùng khác.



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

12

Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm
thuốc cần thận trọng khi sử dụng [4]:
- Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm: thuốc phóng
xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị

lao, thuốc corticoid.
- Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư đài ngày

thì đánh số thứ tự ngày dựng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều
trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc [4].
1.4 Tương tác thuốc

Khái niệm: Tương tác thuốc (TTT) là một phản ứng giữa một thuốc với

một tác nhân thứ hai (thuốc, thực phẩm, hóa chất khác). Phản ứng có thê xảy
ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo

quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc [8].

Trong lâm sàng, thầy thuốc muốn phối hợp thuốc dé tăng tác dụng điều
trị, giảm các tác đụng không mong muốn. Trong thực tế điều trị, sự phối hợp


thuốc là việc không thể tránh khỏi nhưng nhiều khi khơng đạt được như mong
muốn. Vì vậy, khi kê đơn thuốc có từ 2 thứ thuốc trở lên, thầy thuốc cần hiểu
rõ sự tương tác giữa chúng.
Trong đa số trường hợp, người thầy thuốc chủ động phối hợp thuốc

nhằm lợi dụng TTT theo hướng có lợi để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng
phụ hoặc để giải độc thuốc. Thế nhưng, trong thực tế điều trị có những trường
hợp hoàn toàn bất ngờ; cùng một thuốc ở mức liều điều trị mà khi phối hợp
với thuốc nảy lại giảm hoặc mất tác dụng; ngược lại, dùng với thuốc kia thì lại

xảy ra ngộ độc. Tỷ lệ tương tác thuốc tăng theo cấp số nhân với số lượng
thuốc phối hợp, có nghĩa là nguy cơ rủi ro, thất bại cũng tăng theo [17].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

13

TTT biểu hiện bằng sự thay đổi tính chất dược động học hoặc tác dụng
được lý của thuốc. Vì vậy, người ta phân biệt hai loại TTT dược động học và
được lực học [17].

1.4.1 Tương tác được lực học: ác động trực tiếp trén receptor
Loại tương

tác này gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý

hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Có liên quan đến

sự gắn thuốc vào receptor và mang tính đặc hiệu, có thể biết trước nhờ kiến
thức của thầy thuốc về tác dụng dược lý và tác dụng phụ của thuốc, có thể đo:
- Cạnh tranh tại vị trí tac dung trén receptor.
- Tác đụng trên cùng một hệ thống sinh lý.
Tương tác được lực học chiếm phần lớn các tương tác gặp phải trong

điều trị [8].
1.4.1.1 Tác động đối kháng
Xây ra khi tác động của thuốc này đối nghịch với tác động của thuốc

khác, làm giảm hoặc mất tác dụng. Trong lâm sàng thường được sử dụng để
giải độc thuốc, những trường hợp còn lại thuộc về chống chỉ định.
1.4.1.2 Tác động hiệp lực

Một thuốc có tác dụng hiệp lực khi nó làm tăng hoạt tính của một thuốc
khác. Bao gồm hiệp lực bé sung, hiệp lực bội tăng, sự tăng tiềm lực.

1.4.2 Tương tác được động học: tác động gián tiếp không qua receptor
Tương

tác về mặt dược động là các tương tác ảnh hưởng

lẫn nhau

thông qua các quá trình, hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải nên không
qua receptor. Mét thuốc nếu làm thay đổi một trong bốn quá trình trên sẽ dẫn
đến sự thay đổi dược động học của một thuốc khác và hậu quả lâm sảng có
thể xảy ra: tăng hoặc giảm tác động trị liệu, tác dụng phụ - độc tính.

Tương tác được động có thể do [8]:

- Thay đổi hấp thu tại vị trí đưa thuốc.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

14

- Thay đổi phân bố của thuốc trong cơ thể.
- Thay đồi chuyển hóa của thuốc tại gan.
- Thay đổi bài xuất thuốc qua thận.

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.5.1 Tài liệu trong nước
Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện: Năm

2010, ty lệ tiền thuốc

kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm 37,7%, giảm nhẹ so với
năm 2009 (38,4 %). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ
cấu sử đụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5%
(năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010). Đây là tín hiệu đáng mừng trong
cơng tác sử dụng thuốc hợp lý, tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị đặc biệt

tuyến tỷnh, huyện chưa thực hiện tốt việc sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chỉ
phí khơng cần thiết cho người bệnh, tăng tình trạng kháng kháng sinh. Do đó,
thời gian tới, cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội

đồng thuốc và điều trị, cơng tác bình bệnh án, phân tích sử dụng thuốc trong

các ca lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng điều trị [12].
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Minh Hiền (2012) [25]. “Hoạt
động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - Thực trạng và một số giải

pháp”. Cho thấy cơ cấu thuốc nội chiếm tỷ lệ từ 20,35% đến 22,37% giá trị
tiêu thụ trong tong gia tri kinh phi mua thuốc, khối lượng tiêu thụ thuốc nội

chiếm tỷ lệ 82,97% đến 87,3% trong tổng khối lượng tiêu thụ tại bệnh viện,
trong nhóm A, thuốc biệt được gốc chiếm tỷ lệ 40%; 38,33% và 41,79% tổng

giá trị tiêu thụ trong khi khối lượng tiêu thụ chiếm 6,66%; 7,15%; 7,34%,
thuốc generic chiém tir 58,1%; 60%;

61,7% giá trị tiêu thụ nhưng khối lượng

tiêu thụ chiếm trên 90%. Phân tích VEN

các thuốc nhóm N, trong ba năm,

chiếm tỷ trọng 4,77%; 4,03% và 2,34% giá trị tiêu thụ, khối lượng tiêu thụ
chiếm tỷ lệ từ 13%- 27%.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

15

1.5.2 Tài liệu nước ngoài

Theo kết quả nghiên cứu về phân tích 156 mặt hàng thuộc danh mục

thuốc của khoa Dược — bệnh viện đa khoa cấp ba của Ấn Độ, tác giả Manhas
Anil K. và cộng sự cho thấy: các mặt hàng nhóm A. chiếm 15,38% trong tổng
số mặt hàng và chiếm 70% kinh phí mua thuốc cả năm của bệnh viện; nhóm
B chiếm 22,43% trong tổng số mặt hàng và chiếm 20% kinh phí; nhóm C
chiếm 62.17% trong tổng số mặt hàng và chiếm 10% kinh phí. Theo phương
pháp phân loại VED, nhóm các nhà chun mơn y khoa tại BV xếp các loại

thuốc tối cần thiét — Vital chiếm 19,23%

trong tổng số mặt hàng; thuốc cần

-thiết — Essential chiếm 39,10 %_ và thuốc phù hợp với ý thích của bác sĩ —
Desirable là 41,66% [48].

Theo nghiên cứu của nhóm tác gid M Devnani, AK Gupta and R Nigah
(2010) vé phan tich danh muc thuốc sử dụng tại BV trực thuộc Viện Giáo dục

y tế và nghiên cứu (PGIMER), TP Chandigarh, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu
trên 421 mặt hàng thuốc bằng phân tích ABC cho thấy: có 13,78%; 21,85%
và 64,37% tổng số các mặt hàng là thuốc thuộc nhóm A, B và C, chiếm tỷ lệ
tương ứng là 69,97%; 19,95% và 10,08% tổng kinh phí mua thuốc của BV
trong một năm. Phân tích VED
28,51%

tổng

số mặt


hàng

cho thấy

là nhóm

thuốc

chiếm tỷ lệ 12,11%;
V, E, D

và tương

59,38% và
ứng,

chiếm

17,14%; 72,38% và 10,48% của tổng kinh phí mua thuốc tại BV. Kết quả
phân tích ma trận ABC/VED

thì chiếm 22,09%;

54,63%

và 23,28%

trong

tổng số mặt hàng là nhóm l, II, III tương ứng, chiếm tỷ lệ 74,21%; 22,23% và


3,56% của tổng kinh phí mua thuốc. Như vậy, phương pháp ABC và VED
cần phải được xem như là một thực hành thường qui để sử dụng tối ưu các

nguồn lực và loại bỏ tình trạng thiếu thuốc tại khoa Dược bệnh viện [49].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

16

1.6 Các cơng cụ tra cứu tương tác thuốc
Có nhiều cơng cụ tra cứu tương tác thuốc có độ tin cậy cao như: Drug

Interactions

(Medicines

Complete),

Drug

Interaction

Comparisons), Drug - Reax (Thomson Micromedex),

Facts


(Facts

&

Lexi - Interact (Lexi -

Comp) hay những cơng cụ miễn phí của các trang web được sử dụng rộng rãi
như:

Interaction

Checker

(Mims.com),

Drug

Interactions

Checker

(Drugs.com), Drug Interactions Checker (Medscape.com), Check Interactions
(DrugDigest.org). Đây chính là những cơng cụ hữu ích giúp kiểm tra các

tương tác thuốc.
Đối
Interactions

với


công

Checker

cụ:

Drug

Interactions

(Medscape.com)

va Drug

Checker -(Drugs.com),

Drug

Interaction Facts (Facts &

Comparisons) thi kết quả tra cứu từ những phần mềm có thể khác nhau. Sự
khác biệt này khơng phải do công cụ tra cứu tương tác thuốc đúng hay sai mà
do các mức tương tác được các công cụ tra cứu dựa trên những tài liệu tham
khảo riêng.
Khi sử dụng nhiều phần mềm tra cứu tương tác thuốc giúp có cái nhìn
tổng qt hơn về các cặp tương tác cần đánh giá. Drugs.com là phiên bản năm

2015 cập nhật nhiều tương tác mới và giải thích cơ chế, mức độ quan trọng và
cách hạn chế sự tương tác; Drug Interaction Facts được sử dụng để giải thích
cơ chê, hậu quả, cách khắc phục rõ ràng và dễ ghi nhận.



×