Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

2685 Khảo Sát Kiến Thức Thái Độ Thực Hành Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Phòng Chống Sốt Xuất Huyết Dengue Của Người Dân Phường Mỹ Phước Tp Long Xuyên Tỉnh An.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ HÂN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA NGƯỜI DÂN
PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG, NĂM 2012

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

CẦN THƠ - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ HÂN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA NGƯỜI DÂN
PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,


TỈNH AN GIANG, NĂM 2012

Chuyên ngành: Y Tế Công Cộng
Mã số: 60. 72. 0301.CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA I Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS TRẦN ĐỖ HÙNG

CẦN THƠ - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hân


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác từ
nhiều phía. Tơi xin gởi lời cám ơn đến:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- Qúi Thầy Cô Khoa Y Tế Công Cộng đã chỉ dẫn tôi về phương pháp
nghiên cứu khoa học

- Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Trần
Đỗ Hùng, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành đề tài.
- Tơi cũng xin gửi lời cám ơn đến Trạm y tế và những hộ gia đình tham
gia vào nghiên cứu ở Phường Mỹ Phước, Thành phố Long Xuyên, tỉnh
An Giang đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu đề tài.

Ngày 20 tháng 08 năm 2013

Nguyễn Thị Hân


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

.................................................. 3

1.1.Lịch sử và tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ................................... 3
1.2. Tác nhân gây bệnh ................................................................................. 6
1.3. Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh và véc tơ ......................................... 6
1.4. Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue .............................. 8

1.5. Các chỉ số giám sát véc tơ truyền bệnh .................................................. 13
1.6. Kiến thức, thái đợ, thực hành về phịng chống sốt xuất huyết ............... 15
1.7. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................. 18
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 20
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .............................................................. 20
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................. 20
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................... 20
2.1.5. Thời gian nghiên cứu ............................................................. 20


2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................. 20
2.2.2. Cỡ mẫu ...................................................................................... 20
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................ 21
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................. 22
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................... 27
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ................................................... 29
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................... 29
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 30
Chương 3 KẾT QUẢ .................................................................................... 31
3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu. ............................................................... 31
3.2 Tỉ lệ nghiên cứu về kiến thức, thái đợ, thực hành phịng chống sốt xuất
huyết

................................................................................................. 33

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái đợ, thực hành phịng chống
SXH của người dân. ...................................................................................... 43

3.4 Tiếp cận dịch vụ truyền thơng về phịng chống bệnh SXH .................... 52
Chương 4 BÀN LUẬN ................................................................................ 53
4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ................................................................ 53
4.2 Kiến thức, thái đợ, thực hành phịng chống SXH ................................... 54
4.3 Mợt số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
SXH của người dân. ...................................................................................... 62
4.4 Tiếp cận dịch vụ truyền thơng về phịng chống bệnh SXH .................... 69
KẾT LUẬN ................................................................................................. 71
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH....................................................

Biến đổi khí hậu

DCCN ....................................................

Dụng cụ chứa nước

KAP .......................................................

Kiến thức, thái độ, thực hành

HGĐ ......................................................

Hộ gia đình


NVYT ...................................................

Nhân viên y tế

TĐHV ..................................................

Trình độ học vấn

SXHD ....................................................

Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue

TE ........................................................

Trẻ em

TPCT ...................................................

Thành phố Cần Thơ

VDCN....................................................

Vật dụng chứa nước

VDPT ..................................................

Vật dụng phế thải

WHO .....................................................


Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung của bảng

Trang

1.1

Tình hình mắc bệnh SXHD Phường Mỹ Phước trong 05 năm ......... 19

3.1

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ............................................. 31

3.2

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ............................................. 31

3.3

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn. ........................ 32

3.4

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp................................ 32


3.5

Kiến thức đối tượng đã từng nghe bệnh SXH .................................... 33

3.6

Kiến thức nhận biết dấu hiệu của bệnh SXH ...................................... 33

3.7

Kiến thức đối tượng về bệnh SXH đang trở nặng .............................. 34

3.8

Kiến thức đối tượng về cách lây truyền bệnh SXH ............................ 34

3.9

Kiến thức đối tượng về loài muỗi truyền bệnh SXH .......................... 34

3.10

Kiến thức đối tượng về thời gian muỗi đốt ......................................... 35

3.11

Kiến thức đối tượng về nơi đẻ của muỗi truyền bệnh SXH ............... 35

3.12


Kiến thức đối tượng về bệnh SXH có thể phòng chống bệnh ........... 35

3.13

Kiến thức đối tượng về các biện pháp phòng chống bệnh SXH ......... 36

3.14

Kiến thức đối tượng về phòng tránh muỗi đốt .................................... 36

3.15

Kiến thức đối tượng về cách diệt lăng quăng .................................... 37

3.16

Kiến thức đúng chung của đối tượng về phòng chống bệnh SXH .... 37

3.17

Thái độ đối tượng về cách tiêu diệt trung gian truyền bệnh SXH ...... 38

3.18

Thái độ đối tượng về trách nhiệm phòng chống bệnh SXH ............... 38

3.19

Thái độ đúng của đối tượng về bệnh SXH.......................................... 38


3.20

Thực hành ngủ mùng .......................................................................... 39

3.21

Thực hành ngủ mùng cả ngày lẫn đêm ............................................... 39

3.22

Thực hành đậy nắp các dụng cụ chứa nước ........................................ 39

3.23

Thực hành súc rửa dụng cụ chứa nước ............................................... 39

3.24

Thực hành bỏ các vật dụng chứa nước ............................................... 40


3.25

Thực hành đuổi muỗi .......................................................................... 40

3.26

Thực hành treo quần áo, màn .............................................................. 40


3.27

Thực hành dọn các dụng cụ phế thải, nước đọng quanh nhà .............. 41

3.28

Kết quả quan sát các DCCN tại nhà các đối tượng............................. 41

3.29

Thực hành đậy nắp các dụng cụ chưa nước ....................................... 42

3.30

Quan sát lăng quăng ở các vât dụng chứa nước.................................. 42

3.31

Thực hành đúng chung về phòng chống bệnh SXH ........................... 42

3.32

Liên quan giữa giới và kiến thức phòng chống SXH ........................ 43

3.33

Liên quan giữa giới và thái độ phòng chống SXH ............................ 43

3.34


Liên quan giữa giới và thực hành phòng chống SXH ....................... 44

3.35

Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phịng chống SXH .... 44

3.36

Liên quan giữa trình độ học vấn với thái độ phòng chống SXH ....... 45

3.37

Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành phịng chống sốt

xuất huyết ............................................................................................................. 45
3.38

Liên quan giữa gia đình đã từng có người bị SXH và kiến thức

phòng chống SXH ................................................................................................... 49
3.39

Liên quan giữa gia đình đã từng có người bị SXH và thái độ phòng

chống SXH ............................................................................................................. 49
3.40

Liên quan giữa gia đình đã từng có người bị SXH và thực hành

phịng chống SXH ................................................................................................... 50

3.41

Liên quan giữa kiến thức và thái độ .................................................... 50

3.42

Liên quan giữa kiến thức và thực hành .............................................. 51

3.43

Liên quan giữa thái độ và thực hành .................................................. 51

3.44

Kênh truyền thông mà người dân tiếp cận ......................................... 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1 Liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống SXH ...................................................................................................46
Biểu đồ 3.2 Liên quan giữa tuổi và kiến thức phòng chống SXH ...........................47
Biểu đồ 3.3 Liên quan giữa tuổi và thái độ phòng chống SXH ...............................48
Biểu đồ 3.4 Liên quan giữa tuổi và thực hành phòng chống SXH ..........................48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất
nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có thuốc chủng
ngừa. Khi mắc bệnh sẽ dễ dẫn đến tử vong nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe, học tập, làm việc. Tỉ lệ mắc bệnh trên thế giới đã gia tăng mạnh
mẽ trong những năm gần đây. Toàn thế giới có 2,5 tỉ người hiện đang sống
trong vùng có bệnh lưu hành. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền
bệnh (muỗi) và virus đưa đến tăng cao tỉ lệ bệnh trong 25 năm qua và xuất
hiện dịch do nhiều type virus khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới [2],
[14], [18]. Các trường hợp mắc bệnh gia tăng và khả năng nhiễm nhiều loại
virus khác nhau càng đáng báo động. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch sốt xuất huyết
Dengue [19], [23], [24], [44].
Việt Nam là nước nằm trong khu vực có dịch sốt xuất huyết Dengue lưu
hành nặng. Bệnh khơng chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thơn, nơi có
muỗi véc tơ truyền bệnh. Mức độ trầm trọng của bệnh cũng như dịch ngày
càng tăng. Bên cạnh đó, hiện nay tình hình dịch bệnh lại càng trở nên biến đổi
khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm thay đổi thời tiết, ảnh
hưởng của thay đổi khí hậu theo mùa và biến đổi khí hậu tồn cầu có tác động
khơng nhỏ tới sự mở rộng phạm vi và mức độ lưu hành của bệnh. Theo thống
kê của Bộ Y tế, hiện nay, trong phạm vi toàn quốc, sốt xuất huyết Dengue
đứng hàng thứ 7 trong số 10 nguyên nhân nhập viện hàng đầu và đứng hàng
thứ 10 trong số 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu của những bệnh nhân nhập
viện. Sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có vacxin phịng bệnh và thuốc điều trị
đặc hiệu, do đó chỉ có thể làm giảm lây truyền bằng cách phòng chống véc tơ


2

truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của muỗi Aesdes aegypti

[12], [20], [28].
Phường Mỹ Phước, thành phố Long Xun, tỉnh An Giang là phường
ln có số ca mắc sốt xuất huyết đứng đầu toàn thành phố liên tiếp trong
nhiều năm qua. Mặc dù chính quyền địa phương ln quan tâm cơng tác
phịng chống dịch bệnh sốt xuất huyết ngay từ đầu năm. Ngoài 03 đợt chiến
dịch diệt lăng quăng theo qui định của ngành, Ủy ban địa phương cũng chi
kinh phí thực hiện 03 đợt chiến dịch diệt lăng quăng đột xuất tại các khóm
trọng điểm có số cas mắc sốt xuất huyết tăng trong tuần và tháng. Ngồi ra,
thực hiện mơ hình cộng tác viên điểm phòng chống sốt xuất huyết cho 70
cộng tác viên điểm tại địa bàn, mơ hình đội đặc nhiệm xử lý ổ dịch
nhỏ…nhưng số ca mắc sốt xuất huyết vẫn gia tăng trên địa bàn, gây trăn trở
cho ngành y tế và các cấp chính quyền tại địa phương [9], [25]. Vì vậy chúng
tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của người dân
về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Phường Mỹ Phước, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2012” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ người dân Phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang năm 2012 có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phịng
chống sốt xuất huyết Dengue.
2. Xác định yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống SXHD của người dân.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử và tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Bệnh sốt xuất huyết Dengue ( SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính, gây
dịch do muỗi truyền. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí

hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương;
có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ; hằng năm có hơn 50 triệu
người mắc, 500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue (SXHD) phải nhập
viện và có 20.000 – 25.000 trường hợp tử vong, đặc biệt là trẻ em [41], [50].
Đại dịch SXHD bắt dầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số mắc hàng
năm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trường hợp mắc là trẻ em
dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình là 5% với khoảng 240.000 trường hợp mỗi
năm. Trong 40 năm qua, SXHD đã vượt ra khỏi Đơng Nam Á, lan sang Tây
Thái Bình Dương, Châu Mĩ, phía Đơng Địa Trung Hải và cuối cùng là Châu
Phi, vùng Ca-ri-bê và có mặt trên 100 nước và lãnh thổ [51], [52].
Tại Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới tháng 5/1998, bà Tổng Giám
đốc Gro Harlem Brundtland đã tuyên bố: “Thế kỷ 21 là thế kỉ phòng chống
bệnh sốt xuất huyết” [33], [47].
Những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những vùng có nguy cơ cao
của dịch SXHD tăng đáng kể trong 5 năm đầu thập niên của thế kỉ này và đã
phát hiện 925.896 ca gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 1990 – 1999 (479.848 ca).
Năm 2003, SXHD là trở thành căn bệnh nghiêm trọng nhất cho người do
virus Arbo gây nên, với hơn một nửa dân số thế giới sống trong vùng nguy
cơ. Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tình hình


4

sốt xuất huyết năm 2012 ở các nước trên thế giới và trong khu vực diễn biến
phức tạp [47], [49].
1.1.2. Tình hình sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam
Dịch SXHD bùng nổ lớn được ghi nhận lần đầu tiên ở miền Bắc Việt
Nam vào năm 1958 với 68 bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Bạch Mai [4]. Tại
miền Nam, năm 1960 trận dịch đầu tiên được ghi nhận xảy ra từ tháng 4 đến
tháng 6 tại Cái Bè, Định Tường (Tiền Giang) với 60 ca mắc, ở An Giang và

Kiên Giang (năm 1963) với 220 ca mắc, tử vong 89 trường hợp [28]; từ đó
bệnh đã trở thành dịch lưu hành địa phương trong cả nước. Gần đây bệnh có
chiều hướng tăng lên, nhất là từ năm 1994 trở lại đây số mắc và chết do
SXHD gia tăng đáng kể; vụ dịch năm 1998 có số mắc và tử vong do SXHD
rất cao với 234.920 trường hợp mắc và 337 trường hợp tử vong tại 56/61
tỉnh/thành phố. Bệnh SXHD luôn tồn tại và là vấn đề y tế nghiêm trọng ở các
nước nhiệt đới có khí hậu thuận lợi cho véc tơ phát triển như Việt Nam. Trong
những năm gần đây, số mắc trung bình mỗi năm được thông báo là trên
100.000 và chết trên 200 trường hợp; với những thay đổi về xã hội và môi
trường sống, ở nhiều nơi tần số mắc bệnh có chiều hướng tăng lên nhất là ở
miền Trung và miền Nam nước ta [47].
Bệnh SXHD lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng (miền Bắc),
đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung; bệnh
không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thơn, nơi có muỗi véc tơ
truyền. Trong những năm gần đây chỉ số mắc bệnh cao nhất được thông báo ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung; tuy
nhiên những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển đến vùng cao
nguyên Trung Bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung cấp nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém. Dịch SXHD bùng nổ theo chu kỳ với


5

khoảng cách trung bình từ 4 – 5 năm và vụ dịch lớn mới xảy ra; năm 1998,
có số mắc và chết cao (mắc 234.920, chết 377) [48].
Trẻ em dễ bị nhiễm hơn người lớn; ở trẻ em nhiễm virus Dengue thường
biểu hiện nhẹ, trong khi ở người lớn thường gây ra nhiều triệu chứng, đặc biệt
là xuất huyết tiêu hóa nặng. Từ năm 2000 – 2005 tỷ lệ người lớn (>15 tuổi)
chiếm khoảng 30% tổng số mắc hàng năm.
1.1.3 Dịch tễ học của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

Tại Việt Nam, bệnh SXHD được biết từ những năm 60. Những trường
hợp đầu tiên được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long, lan nhanh thành
dịch tại nhiều vùng dọc theo hai bờ sông. Hiện nay đa số tỉnh thành trong cả
nước đều ghi nhận có bệnh SXHD và được xem là một vấn đề y tế công cộng
quan trọng, có thể gây thành dịch lớn với cả trăm ngàn trường hợp mắc bệnh
[37], [38].
Chu kỳ gây dịch trung bình khoảng 3 - 5 năm. Ở Việt Nam, bệnh phát
triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền. Miền Bắc, bệnh SXHD
phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 trong năm. Miền Nam và miền
Trung, bệnh SXHD xuất hiện quanh năm và tần số xuất hiện nhiều nhất từ
tháng 6 đến tháng 10 [11], [35], [40]. Bệnh thường gặp ở các vùng đông dân
cư, vệ sinh môi trường kém. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em từ 2 - 9
tuổi, đặc biệt trẻ bụ bẫm, khỏe mạnh thường có diễn tiến nặng và phức tạp, dễ
rơi vào sốc. Năm 2011 cả nước có 69.680 trường hợp mắc và có 61 trường
hợp tử vong do SXHD, số tử vong giảm 48 trường hợp (44%) so với năm
2010, đã thể hiện việc khống chế thành cơng và duy trì tốt tỷ lệ chết/mắc
(năm 2011 là 0,087%) đó là thành tựu đáng khích lệ của tồn bộ hệ thống điều
trị phịng, chống dịch SXHD trong điều kiện thực tế của cơng tác điều trị
SXHD cịn gặp nhiều thách thức. Hiện số người mắc do SXHD đã giảm,


6

nhưng số lượng bệnh nhân SXHD cần nhập viện để cấp cứu, chẩn đốn, thu
dung điều trị cịn khá cao [12], [30].
1.2. Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi
Aesdes đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 type huyết thanh, có những kháng
nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo 1 phần sau khi bị nhiễm 1
trong 4 type và có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng type. Virus

có ở trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt.
Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày, trung bình
từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày
đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút
thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời
[29].
1.3. Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh và véc tơ
Người bệnh là ổ chứa virus chính. Người bệnh nhiễm virus Dengue bị
muỗi Aesdes đốt mang virus rồi truyền cho người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ
xuất hiện kháng thể IgM kháng Dengue tạm thời kéo dài 8 tuần và khi phát
hiện kháng thể này trong huyết thanh chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm virus
Dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh. [1], [12].
Kháng thể IgG kháng Dengue xuất hiện muộn hơn, tồn tại nhiều năm
hoặc suốt đời và có miễn dịch với type Dengue gây bệnh. Khi bị bệnh do 1
type huyết thanh nào đó của virus Dengue thì sẽ có miễn dịch suốt đời với
type Dengue đó, nhưng khơng có miễn dịch với các type khác. Do đó, những
người sống ở vùng dịch lưu hành có thể bị nhiễm bệnh SXHD nhiều lần (tối
đa 4 lần) trong suốt cuộc đời của họ. Nếu bị mắc bệnh lần thứ 2 với type
Dengue khác có thể bệnh nhân sẽ bị nặng hơn và dễ xuất hiện sốc SXHD
[39].


7

Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là muỗi Aedes aegypti và
Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti, véc tơ giữ vai
trị trung gian chính truyền bệnh.
Muỗi Aedes là một loại muỗi có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Muỗi
Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành màu đen xen lẫn những đám
vẩy màu trắng trên khắp cơ thể tạo nên vằn trắng đen, do đó dân gian thường

gọi là muỗi vằn. Loại muỗi này sống gần người, thường đậu nghỉ trên quần
áo, vật dụng gia đình (GĐ), đẻ trứng nơi nước sạch, ở những vật chứa nước tự
nhiên hay nhân tạo như lu, phuy, hồ, bể chứa nước không đậy nắp, lọ hoa
chậu cây cảnh, chậu nước chống kiến dưới chân tủ thức ăn, lon đồ hộp, ve
chai, gáo dừa, vỏ xe hoặc bất kỳ một vật dụng chứa nước (VDCN) nào khác
có thể tích trữ nước đến 7 ngày. Muỗi Aedes đẻ trứng riêng rẽ ở thành ẩm,
phía trên mực nước của các dụng cụ chứa nước (DCCN). Trứng nở sau khi bị
ngập nước tự nhiên (mưa) hoặc nhân tạo (do người đổ nước vào để dự trữ).
Trong điều kiện khô hạn tự nhiên trứng có thể duy trì được sự sống đến 6
tháng hoặc lâu hơn do đó mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.
Muỗi Aedes cái trưởng thành giao phối và thực hiện hút máu lần đầu tiên vào
khoảng 48 giờ sau khi nở. Muỗi đẻ khoảng 60 - 100 trứng trong lần đẻ đầu
tiên. Ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 85% thì chu kỳ phát triển của muỗi là 10 - 15
ngày, nhiệt độ < 20oC chu kỳ kéo dài trên 20 ngày [17], [21], [41].
Muỗi cái hoạt động hút máu và truyền bệnh chủ yếu ban ngày, nhiều
nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối. Sau khi hút máu người bệnh thì Aedes
có thể truyền bệnh ngay [3], [12]. Nếu khơng có cơ hội truyền bệnh, máu sẽ
đọng lại và virus tiếp tục phát triển trong ống tiêu hóa và tuyến nước bọt (thời
kỳ ủ bệnh ở muỗi 8 - 10 ngày) chờ cơ hội truyền sang người khác. Khoảng
cách bay xa của muỗi Aedes tương đối ngắn so với các loại muỗi khác, trung
bình là 50 mét, xa nhất là 200 mét từ ổ bọ gậy.


8

Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aesdes, vệ sinh
môi trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị cảm thụ cao. Hiện
nay, người ta chưa xác định được chính xác mật độ muỗi Aesdes cần thiết để
duy trì virus Dengue gây bệnh lưu hành hoặc các đợt gây dịch. Tuy nhiên,
trong một GĐ, chỉ một số ít muỗi cái Aesdes là có thể làm cả GĐ mắc bệnh

[36], [42], [43].
Muỗi Aesdes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa
mưa và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống rãnh hoặc
nước ở đồ phế thải (chai lọ, vỏ đồ hộp,…). Trong thời điểm có dịch, bệnh
SXHD có khả năng phát tán rộng là do muỗi mang virus hoặc người đang bị
bệnh đi theo đường giao thông (máy bay, tàu hỏa, ô tô,…) đến các nơi từ tỉnh
này đến tỉnh khác.
1.4. Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue
1.4.1 Vắc xin dự phòng
Vắc xin dự phòng SXHD đã được khám phá trên 60 năm, nhưng qua thử
nghiệm chưa công bố hiệu quả chống lại vi rút Dengue; một loại vắc xin
phòng ngừa nhiễm 4 type vi rút cũng đã được thử nghiệm tại nhiều nước trên
thế giới, cho đến nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa cho phép lưu hành vắc
xin phòng SXHD trên thị trường.
Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế thì đến nay bệnh SXHD chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phịng bệnh, vì vậy diệt véc tơ đặc biệt là diệt
bọ gậy (lăng quăng) với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu
quả nhất trong phòng chống SXHD.
1.4.2 Phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.4.2.1. Sử dụng hóa chất
Việc giải quyết véc tơ truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trong phịng
chống SXHD hiện nay; ngồi các biện pháp cơ học, sinh học, biện pháp hóa


9

học cũng đóng một vai trị quan trọng nhất là khi dịch có nguy cơ bùng phát.
Các hóa chất diệt côn trùng được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như bột
mịn, bột hòa nước, hạt, nhũ dầu, dung dịch, dạng để phun khí dung ULV…từ
đó cơng dụng khác nhau, cách sử dụng khác nhau, nồng độ và liều lượng hữu

hiệu của mỗi loại hóa chất cũng khác nhau.
Nhằm phát huy triệt để tác dụng của hóa chất được sử dụng, đồng thời
hạn chế sử dụng bừa bãi dẫn đến sự xuất hiện tính đề kháng ở cơn trùng cũng
như tránh được sự ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho người và gia súc;
khi sử dụng hóa chất diệt côn trùng phải đảm bảo các quy định kỹ thuật và tùy
theo các đặc điểm sinh lý, sinh thái của từng lồi cơn trùng mà sử dụng những
hóa chất thích hợp, biện pháp phun thích hợp.
Muỗi Aedes aegypti có quan hệ gần gũi với con người và là loài muỗi
sống chủ yếu trong nhà, hơn 90% muỗi trưởng thành đậu nghỉ trong nhà trên
những bề mặt không thể phun thuốc được như quần áo, mùng màn…Vì thế
biện pháp phun tồn lưu hóa chất khơng được khuyến khích để diệt loài muỗi
này. Để diệt muỗi Aedes aegypti, biện pháp phun khơng gian hiệu quả nhất là
phun khí dung ULV, với đường kính hạt thuốc phun ra cực nhỏ (< 50). Hạt
khí dung đảm bảo các yêu cầu sau: thời gian bay lơ lững trong khơng khí phải
đủ mức độ di chuyển và xâm nhập vào vùng cần phun để diệt muỗi trưởng
thành; tác dụng của phun khí dung ULV là tiêu diệt trong một thời gian ngắn
một số lượng lớn muỗi trưởng thành trên diện rộng nhưng không gây ô nhiễm
mơi trường và khơng có tác dụng tồn lưu, vì các hạt thuốc nhỏ li ti được phun
ra sẽ mất hết trong khơng khí sau một thời gian ngắn, khoảng 30 phút.
Qua nhiều vụ dịch cho thấy sau 20 – 30 ngày, mật độ muỗi Aedes
aegypti trở lại bình thường như trước khi phun khí dung ULV, do lăng quăng
trong các vật chứa nước tiếp tục nở ra. Vì thế, chỉ nên áp dụng phun khi phun
khí dung ULV để diệt khẩn cấp muỗi trưởng thành Aedes aegypti nhằm ngăn


10

chặn sự bùng phát của dịch, để nâng cao hiệu quả của biện pháp phun khí
dung ULV, cần phải đồng thời triển khai các biện pháp phối hợp khác như
vận động người dân diệt lăng quăng.

1.4.2.2. Động vật ăn bọ gậy
Ở Việt Nam, nghiên cứu cá ăn bọ gậy muỗi được áp dụng có kết quả tốt
trong phịng chống SXHD và Sốt rét nhiều năm nay. Nhiều cơng trình nghiên
cứu tác giả nhận thấy các loại cá sẵn có ở địa phương như cá sóc, cá bảy màu,
cá thia thia, cá rơ phi…đều có thể sử dụng để diệt bọ gậy Aedes aegypti. Nhất
là cá rô phi dễ nhân nuôi và khả năng ăn bọ gậy rất cao (1200 bọ gậy tuổi 1, 2
hoặc 300 bọ gậy tuổi 3, 4 trong vòng 24h); các nghiên cứu đều ghi nhận là các
loại cá trên vùng nuôi để ăn bọ gậy, không gây ảnh hưởng trong các dụng cụ
chứa nước (DCCN) sinh hoạt.
Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng được ở các dụng cụ chứa nước có
thể tích lớn, cịn các loại dụng cụ nhỏ và các vật phế thải không áp dụng được
trong khi các dụng cụ chứa nước nhỏ và các vật phế thải như vỏ đồ hộp, khạp,
chân chén, lọ hoa, lốp xe hỏng, vỏ dừa…là nơi có thể trở thành bọ gậy Aedes
aegypti rất đáng ngại. Vì vậy chúng ta cần phải áp dụng song song giữa thả cá
ở dụng cụ chứa nước lớn với các biện pháp vệ sinh môi trường làm giảm
nguồn sinh sản của muỗi, thông qua giáo dục Y tế và sự tham gia của cộng
đồng.
1.4.2.3. Biện pháp phịng chống kết hợp
Đây khơng phải là vấn đề mới trong việc phòng chống véc tơ truyền
bệnh nói chung và trong phịng chống SXHD, nó đã được đưa ra từ thế kỉ XI
khi vai trò truyền bệnh của véc tơ được khẳng định. Đặc biệt được lưu ý khi
biện pháp diệt véc tơ bằng hóa chất tỏ ra kém hiệu quả bởi sự kháng lại hóa
chất của cơn trùng và sự ơ nhiễm mơi trường ngày một tăng, giá thành lại quá
đắt. Vì vậy, việc áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc đã được đặt ra với


11

mục đích làm giảm thiểu véc tơ truyền bệnh; các biện pháp kết hợp liên hoàn
sẽ làm bổ sung, hỗ trợ cho nhau để mang lại hiệu quả mong muốn. Đối với

véc tơ SXHD, biện pháp kết hợp đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc
gia như Singapore năm 1986, sử dụng các biện pháp giảm nguồn sinh sản của
muỗi là chủ yếu; thông qua giáo dục y tế để cộng đồng có kiến thức phịng
chống, kết hợp với bắt buộc của pháp luật. Các biện pháp giáo dục y tế và áp
dụng biện pháp sinh học dựa vào sự tham gia của cộng đồng đã áp dụng ở
một số quốc gia, khu vực đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhà có muỗi Aedes
aegypti từ 8% xuống 4% mà khơng cần hóa chất để phun diệt.
Tại Việt Nam, biện pháp kết hợp trong phòng chống véc tơ truyền bệnh
SXHD đã áp dụng từ những năm đầu thập kỉ 70 và đã mang lại kết quả cao
trong phòng chống dịch bệnh và đang duy trì được kết quả phịng chống dịch
tốt. Một nghiên cứu ứng dụng sử dụng một số loại cá ăn bọ gậy của Nguyễn
Văn Chí và cộng sự đã đề xuất thả cá ăn bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước lớn,
kết hợp với làm vệ sinh mơi trường có sự giám sát của y tế mới duy trì được
hiệu quả truyền bệnh SD/SXHD. Mặc dù vậy, hiện nay các nghiên cứu đầy đủ
về lĩnh vực này cịn ít và chưa đầy đủ để đưa ra các biện pháp hữu hiệu hoặc
các mơ hình chuẩn cho cơng tác phịng chống véc tơ truyền bệnh nói chung và
SXHD nói riêng.
1.4.3. Quản lý tổ chức mơ hình phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại
phường xã
1.4.3.1. Các bước triển khai
- Thành lập và tập huấn cho Ban chỉ đạo bao gồm ít nhất 3 thành phần:
Chính quyền, Y tế và Giáo dục nhằm huy động cộng đồng và xã hội hóa cơng
tác y tế. Kinh nghiệm hoạt động tại nhiều địa phương cho thấy sự phối hợp
của 3 thành phần Chính quyền, Y tế và Nhà trường địa phương có hiệu quả
cao trong tổ chức hoạt động và huy động cộng đồng tham gia.


12

- Xây dựng mạng lưới công tác viên: Những người có thời gian, nhiệt

tình, uy tín, có trách nhiệm với cơng việc, có kiến thức và khả năng tun
truyền vận động người dân thực hiện phòng chống SXHD. Mỗi cộng tác viên
được phân công phụ trách khoảng 40 hộ gia đình.
- Tập huấn cho mạng lưới cơng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường
về bệnh SXHD và các biện pháp phòng chống, loại trừ nơi sinh sản của véc
tơ.
1.4.3.2. Hoạt động tại cộng đồng
- Hoạt động cộng tác viên:
Hàng tháng thực hiện giám sát thường xuyên tất cả các hộ gia đình được
phân cơng phụ trách; phát hiện, hướng dẫn và tham gia xử lý ổ bọ gậy;
Nhận nuôi và phóng thả Mesocyclops vào các DCCN lớn; tham gia các
chiến dịch thu gom dụng cụ phế thải, loại trừ nơi sinh sản của muỗi; tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân tự thực hiện các biện pháp
phòng chống Sốt xuất huyết(SXH) đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và có
hiệu quả cao; phát hiện bệnh nhân nghi SXHD tại cộng đồng; tham dự giao
ban và báo cáo kết quả hoạt động hàng tháng cho Trạm Y tế.
- Làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ:
Bọ gậy Aedes có thể phát triển tốt ở cả hai loại nước sạch và nước giàu
chất hữu cơ; vì vậy, quản lí các DCCN để làm giảm nguồn sinh sản là biện
pháp tốt nhất trong phòng chống Aedes aegypti và Aedes albopictus.
Quản lý các DCCN cần phải xét tới việc sử dụng các DCCN của chủ
nhà; nếu các DCCN là có ích hoặt dang sử dụng như lu, kiệu, hồ, phuy, chậu
hoa cây cảnh… thì biện pháp thực hiện sẽ là ngăn ngừa sự sinh sản của Aedes
(đậy nắp thật kín, phóng thả Mesocyclops); nếu thấy rằng các DCCN là khơng
có ích như vỏ xe hỏng, các mảnh vụn , vật dụng gia đình bỏ khơng dùng thì
thu dọn và phá hủy là mục tiêu thực hiện; đối với các ổ tự nhiên như hốc cây,


13


kẻ lá, gốc tre cần được loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi để ngăn
ngừa sự sinh sản của Aedes.
+ Loại trừ ổ bọ gậy: phá hủy hoặc loại bỏ các ổ nước tự nhiên hay nhân
tạo trong và ngoài nhà ở là thực sự tham gia làm giảm quần thể muỗi Aedes.
Thu dọn rác bao gồm kể cả các DCCN nhân tạo hoặc tự nhiên, cho vào túi
nhựa chuyển tới nơi vận chuyển rác của địa phương, nếu khơng có hệ thống
thu gom vận chuyển rác thì các vật phế thải được chơn; úp các dụng cụ để ở
ngồi vườn khơng sử dụng đến xơ, chậu, máng nước cho gia cầm…; lấp các
hốc cây bằng cát, xử lý các kẻ lá cây bằng cách chọc thủng; dọn sạch các
phần còn lại sau thu hoạch như vỏ dừa, tát cạn nước trong ghe, xuồng hoặc lật
úp khi không sử dụng.
+ Ngăn ngừa muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ tích trữ nước: Dụng cụ
chứa nước có hình dạng và kích thước khác nhau như lu, kiệu, hồ là nơi dự
trữ nước chủ yếu cho cuộc sống hằng ngày, đặc biệt ở những nơi nước không
được cung cấp đầy đủ. Ở những nơi này hứng nước mưa từ mái nhà qua máng
xối vào lu, hồ là phổ biến; biện pháp xử lý là đậy thật kín hoặc dùng vải, lưới
che hồ, lu hứng nước mưa không cho muỗi vào đẻ; thả Mesocyclops để diệt
bọ gậy muỗi.
Các biện pháp khác có thể được áp dụng trong một số trường hợp như
lọc nước loại bỏ bọ gậy và lăng quăng trong các DCCN, dội nước sôi vào đáy
và thành lu để diệt bọ gậy và trứng khi lượng nước còn ít. Đối với bẫy kiến, lọ
hoa, chậu cây cảnh có thể áp dụng các biện pháp sử dụng dầu nhớt hoặc muối
ăn cho vào bẫy kiến, thay nước ít nhất 1 lần trong tuần, cọ rửa thành của
DCCN để loại bỏ trứng của Aedes.
1.5. Các chỉ số giám sát véc tơ truyền bệnh
1.5.1. Giám sát muỗi trưởng thành


14


Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ
trong nhà bằng ống tuýp hoặc máy hút cầm tay. Người điều tra chia thành
nhóm, mỗi nhóm hai người soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn,
các đồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Số
nhà điều tra cho mỗi điểm là 30 nhà, điều tra 1 lần/tháng:
Những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus
(tính theo từng lồi).
a. Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi là số muỗi cái trung bình trong một gia
đình điều tra [7], [23].
Số muỗi cái bắt được

CSMĐ (con/nhà) =

Số nhà điều tra

b. Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái
trưởng thành:
Số nhà có muỗi cái

CSNCM (%) =

Số nhà điều tra

x 100

1.5.2. Giám sát bọ gậy
Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi Aedes aegypti và
Aedes albopictus [7], [23]:
a. Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy
Aedes

CSNBG (%) =

Số nhà có bọ gậy Aedes
Số nhà điều tra

x100


15

b. Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm
dụng cụ chứa nước có bọ gậy Aedes:
CSDCBG (%) =

Số DCCN có bọ gậy Aedes
Số DCCN điều tra

x 100

c. Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều
tra. Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI được tính như sau:
BI =

Số DCCN có bọ gậy Aedes
Số nhà điều tra

x 100

d. Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho 1
nhà điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn.


CSMĐBG (con/nhà) =

Số bọ gậy Aedes thu được
Số nhà điều tra

Trong quá trình giám sát véc tơ (muỗi, bọ gậy), nếu chỉ số mật độ muỗi
cao (≥ 1 con/nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI) ≥ 50 là yếu tố nguy cơ cao.
Riêng khu vực miền Bắc chỉ số mật độ muỗi cao (≥ 0.5 con/nhà) hoặc
chỉ số BI ≥ 20 là yếu tố nguy cơ cao.
1.6. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết
1.6.1 Kiến thức
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hoa (2008), có 98,32% bà mẹ biết
muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SD/SXH. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Minh Quân với nghiên cứu: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành
phòng chống sốt xuất huyết của các bà mẹ tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh”, cho thấy có 41,3% các bà mẹ có kiến thức đúng. Nghiên cứu của
Lê Thành Tài và Nguyễn Thị Kim Yến (2007): “Kiến thức, thái độ, thực hành
và một số yếu tố liên quan đến phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người
dân xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2007, có


×