Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng các chuyên đề nghiên cứu về sông nhuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.71 MB, 189 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN QUI HOẠCH THỦY LỢI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ:

“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LƯU VỰC SƠNG HỒNG”
Chủ nhiệm đề tài: TS. Tơ Trung Nghĩa
_________________________________________________

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VỀ SÔNG NHUỆ

7226-8
19/03/2009
HÀ NỘI - 2008


CHUYÊN ĐỀ
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM, NGUYÊN NHÂN
GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

Chủ nhiệm đề tài: Quách Thị Xuân
Chủ nhiệm chuyên đề: Trương Vân Anh

HÀ NỘI, THÁNG 8/2008



I. GIỚI THIỆU CHUNG
Quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở những nước đang phát triển như
Việt Nam thì nhu cầu nước dùng cho các ngành kinh tế và q trình đơ thị hóa
ngày càng tăng song song với nó là lượng nước thải ra mơi trường từ các ngành
này và nước thải sinh hoạt cũng tăng theo cả về lượng và chất gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng khi các chế tài khống chế nó cịn quá lỏng lẻo. Người ta
thường chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế mang lại mà không chú ý đến những mơi
trường vốn rất nhạy cảm đang bị suy thối nghiêm trọng từng ngày. Rất nhiều nơi
người ta bỏ qua những tác động môi trường to lớn từ các hoạt động phát triển kinh
tế dẫn đến nhiều hậu quả không thể cứu vãn được như vấn đề ô nhiễm nghiêm
trọng 3 lưu vực sông lớn ở Việt Nam là lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông
Nhuệ - Đáy và lưu vực sông Cầu.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, bao
gồm một phần lãnh thổ của các tỉnh, thành lớn là Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình do đó vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nơi tiếp nhận lượng lớn
nước thải sinh hoạt, sản xuất của các tỉnh thành này nên nguồn nước bị suy thoái
nghiêm trọng. Có thể nói nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt của một
phần lớn thành phố Hà Nội đổ vào sông Tô Lịch, nước thải của hàng trăm làng
nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp và khu dân cư dọc hai bên
bờ sông suối thuộc lưu vực. Nguồn nước có nhiều thời điểm có màu đen, mùi hơi
thối nồng nặc gây mất mỹ quan, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nước, cũng như
có nguy cơ gây ơ nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm vùng xung quanh, nước
không đủ tiêu chuẩn cấp sinh hoạt, sản xuất.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Định lượng lợi ích kinh tế của việc cải thiện
chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ” với mục tiêu là ước tính và đánh giá lợi ích
kinh tế của việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sơng Nhuệ sẽ góp phần giúp các
nhà lãnh đạo định rõ hướng đi trong việc cải thiện và quản lý nguồn nước sông
Nhuệ Đáy, vốn rất quý giá trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đơ Hà
Nội nói riêng và các tỉnh trong lưu vực nói chung.

Chuyên đề “Hiện trạng ô nhiễm, nguyên nhân gây nguồn nước sông NhuệĐáy” sẽ góp phần phân tích hệ thống hiện trạng cho việc đánh giá những thiệt hại
kinh tế do ô nhiễm nguồn nước các sông suối trong lưu vực gây ra, đồng thời đưa
ra các khuyến cáo, kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm và quản lý một cách hiệu
quả nguồn nước lưu vực sông.


II. PHẠM VI VÙNG NGHIÊN CỨU
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm ở hữu ngạn sơng Hồng, có tọa độ địa lý từ 200
– 21020’ vĩ độ Bắc và từ 1050 – 1060 30’ kinh độ Đơng, có ranh giới như sau:
- Phía Bắc và Đơng Bắc được bao bởi đê sơng Hồng từ Trung Hà đến cửa
Ba Lạt
- Phía Tây bắc giáp sơng Đà từ Ngịi Lát tới Trung Hà.
- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáo với các dãy núi Ba Vì, Cúc Phương – Tam
Điệp.
- Phía Đơng và Đông Nam là biển Đông.
Bao gồm địa phận hành chính của các tỉnh sau:
- Tỉnh Hịa Bình gồm các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy
với diện tích khoảng 1.631km2.
- Hà Nội gồm các huyện Từ Liên, Thanh Trì và khu vực nội thành bên hữu
ngạn sơng Hồng với diện tích 257,84km2.
- Tỉnh Hà Tây gồm thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây, huyện Thạch Thất,
huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ, huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, huyện
Thường Tín, huyện Phú Xuyên, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hịa, huyện Chương
Mỹ, huyện Mỹ Đức với diện tích 1.768,3km2.
- Tồn bộ tỉnh Hà Nam với diện tích 851,7km2.
- Tồn bộ tỉnh Ninh Bình với diện tích 1.388,7km2.
- Tỉnh Nam Định gồm Thành phố Nam Định, huyện Nam Trực, huyện Vụ
Bản, huyện Trực Ninh, huyện Nghĩa Hưng, huyện Ý n với diện tích
1.067,88km2
Trong đó Hệ thống thuỷ lợi sơng Nhuệ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng

trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phịng của lưu vực nói
riêng và cả nước, được bao bọc bởi:
- Phía Bắc và Đơng là sơng Hồng.
- Phía tây là sơng Đáy
- Phía Nam là sơng Châu Giang
- Sơng Đáy ở phía Tây
Bao gồm địa phận hai tỉnh Hà Tây, Hà Nam và thủ đô Hà Nội . Thủ đơ Hà
Nội có 2 huyện là Từ Liêm và Thanh Trì và các quận nội thành phía Nam sông


Hồng; Hà Tây có 7 huyện thị là Đan Phượng, Hồi Đức, Thanh Oai, Ứng Hồ,
Thường Tín, Phú Xun và thành phố Hà Đơng. Tỉnh Hà Nam có hai huyện là Duy
Tiên và Kim Bảng.
Lưu vực có tọa độ địa lý :
- 22o71’ ÷ 23o38’ vĩ độ Bắc
- 5o63’ ÷ 6o08’ kinh độ Đơng
Tổng diện tích tự nhiên là 107.530 ha trong đó khoảng 81.148 ha là đất canh
tác.

III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÙNG NGHIÊN CỨU
1. Sơ họa mạng lưới sơng suối vùng nghiên cứu:
Lưu vực có dạng dài, hình nan quạt, với mạng lưới sông suối tương đối phát
triển, mật độ lưới sông biến đổi trong phạm vi từ 0.7 – 1,2km/km2, bao gồm các
sơng trục chính sau:
Sơng Đáy:
Sơng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nguyên là một phân lưu lớn của
lưu vực sông Hồng. Tuy nhiên sau khi xây dựng Đập Đáy năm 1937, sông Đáy trở
thành con sông tiêu, làm nhiệm vụ phân lũ khi có lũ lớn xảy ra, cịn phần lớn nước
sơng Hồng khơng vào được sơng Đáy bởi đập Đáy đóng hồn tồn trong thời gian
sơng khơng làm nhiệm vụ phân lũ. Vì vậy 71 km đầu nguồn (từ Đập Đáy đến Ba

Thá), đoạn sông này được coi như đoạn sông chết, hiện tượng bồi lắng, lấn chiếm
bãi, lòng để canh tác thường xuyên xảy ra, đặc biệt về mùa kiệt. Nguồn nước bổ
sung chính cho sơng Đáy chủ yếu là do các sơng nhánh, quan trọng nhất là sơng
Tích, sơng Bơi – Hồng Long, sơng Đào Nam Định, sơng Nhuệ.
Trong thời gian tới, sông Đáy đang được nghiên cứu để khôi phục dòng chảy
tự nhiên qua dự án “Làm sống lại dịng sơng Đáy”.
Phần thượng nguồn sơng Đáy bị ơ nhiễm do khơng có nguồn nước bổ sung
trong khi đó lượng xả thải lại ngày một tăng nhanh cùng với quá trình đơ thị hóa
đang diễn ra rất mạnh mẽ, vùng trung lưu cũng đã bị ô nhiễm do nguồn thải từ các
vùng dân cư tập trung, các khu công nghiệp của các tỉnh Hà Nam, Hà Tây, Ninh
Bình. Vùng hạ du hiện đang bị xâm nhập mặn đặc biệt vào mùa kiệt.
Sông Nhuệ:
Sông Nhuệ là con sông lấy nước sông Hồng qua cống Liên Mạc phục vụ tưới,
tiêu nước cho tồn bộ hệ thống thủy nơng sơng Nhuệ bao gồm toàn bộ vùng nội


thành thành phố hà nội, thị xã Hà Đông và các huyện, thị khác của tỉnh Hà Tây, Hà
Nam và T.P Hà Nội, chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ Lý.
Trong hệ thống thủy nơng sơng Nhuệ cịn có các kênh trục chính, tưới tiêu
trong hệ thống là kênh La Khê, kênh Vân Đình, kênh Ngoại Độ đều nối sông Nhuệ
và sông Đáy, kênh Duy Tiên nối sông Nhuệ và sơng Châu.
Bốn con sơng thốt nước chính của Hà Nội:
- Sơng Tơ Lịch, dài 14,6km, rộng trung bình 40 – 45m, sâu, bắt đầu từ cống
Bưởi, chảy qua địa phận Từ Liêm, Thanh Trì qua đập Thanh Liệt và đổ vào sông
Nhuệ. Đoạn cuối sông Tô Lịch tiếp nhận nước sơng Lừ, sơng Kim Ngưu và đảm
nhận tiêu thốt tồn bộ nước thải của thành phố.
- Sơng Sét: dài 5,9km, rộng 10 – 30m, sâu 3 – 4m, bắt đầu từ điểm xả cơng
Lị Đúc, tiếp nhận nước sơng Sét tại Giáp Nhị và hợp lưu với sông Tô Lịch tại
Thanh Liệt.
- Sông Lừ (sông Nam Đồng): dài 5,6m, rộng trung bình 30m, sâu 2 – 3m,

nhận nước thải, nước mưa từ các cống Trịnh Hoài Đức, cống Trắng (Khâm Thiên)
chảy qua Trung Tự về đường Trường hinh và đổ ra sơng Tơ Lịch.
Sơng Tích
Bắt nguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy núi Ba Vì theo hướng Tây Bắc – Đơng
Nam có chiều dài 110km đổ vào sơng Đáy tại Ba Thá.
Sơng Thanh Hà:
Sơng có chiều dài 40km, bắt nguồn từ dãy núi đá vôi ở gần Kim Bôi (Hịa
Bình), chảy vào vùng đồng bằng từ ngã ba Đơng Chiêm ra đến Đục Khê, được
ngăn cách giữa cánh đồng và núi bởi kênh Mỹ Hà đưa nước chảy thẳng vào sơng
Đáy.
Sơng Hồng Long:
Gồm 3 chi lưu lớn là sơng Bơi, sơng Đập và sơng Lãng. Thượng nguồn dịng
chính có tên là sơng Bơi bắt nguồn từ Hịa Bình, đoạn sau hợp lưu sông Bôi với
sông Lạng và sông Đập gọi là sơng Hồng Long, chảy vào sơng Đáy tại Gián
Khẩu, dịng chính sơng dài 125km.
Sơng Châu:
Hiện tại sơng chỉ là con sông Tiêu nước cho vùng 6 trạm bơm lớn tỉnh Hà
Nam, Nam Định với chiều dài 27km. Tuy nhiên hiện đang xây dựng Cống Tắc
Giang với mục đích lấy nước và tiêu nước ra sông Hồng.


Sông Đào - Nam Định:
Là phân lưu của sông Hồng ở phía Bắc T.P nam Định và chảy vào sơng Đáy
tại Độc Bộ với chiều dài 32km.
Sông Ninh Cơ:
Là phân lưu của sông Hồng đổ ra biển Đông, liên hệ với sông Đáy qua kênh
Quần Liêu, sông Đáy chuyển nước sang sông Ninh Cơ vào cả mùa lũ và mùa kiệt,
ảnh hưởng thủy triều đối với sơng này rất lớn.
Ngồi ra cịn các sơng nội đồng: bao gồm sơng Sắt, sông Vạc, sông Vân, sông
Càn đều là trục cấp và tiêu nước cho các khu vực.



BẢN ĐỒ CÁC SƠNG, KÊNH CHÍNH
LƯU VỰC SƠNG ĐÁY


2. Hiện trạng và phương hướng phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội:
Dân số của 6 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hịa Bình trên
lưu vực sông Nhuệ - Đáy vào khoảng gần 8 triệu người với mật độ khoảng từ
1150 – 1200 người/km2, cao gấp hơn 4 lần so với bình quân chung của cả nước
(270 người/km2) cho thấy đây là vùng có dân cư và kinh tế xã hội phát triển mạnh
mẽ. Theo số liệu thơng kê từ năm 1990 đến nay thì diễn biến tăng dân số đơ thị
trên lưu vực bình quân năm vào khoảng hơn 4%. Trong giai đoạn hiện tại, toàn bộ
tỉnh Hà Tây và một phần của huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, Lương Sơn – Hịa Bình
sát nhập vào thủ đơ Hà Nội thì thời gian tới, việc quy hoạch các khu đô thị, khu
công nghiệp của thủ đơ sẽ nhanh chóng được triển khai và đưa vào thực hiện. Đây
chính là một trong những thế mạnh của vùng, nhưng cũng ẩn chứa nhiều mối đe
dọa đến mơi trường sống nói chung và mơi trường nước nói riêng khi q trình quy
hoạch khơng quan tâm đúng mức đến tác động môi trường.
Cơ cấu kinh tế của lưu vực dựa trên phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ và tiểu thủ cơng nghiệp trong đó nơng nghiệp chỉ chiếm khoảng 20%, hơn 40%
là công nghiệp – xây dựng, cịn lại là dịch vụ. Dự tính đến năm 2010, cơ cấu kinh
tế sẽ dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dưng và
dịch vụ - du lịch, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản cụ thể sẽ giảm trồng
trọt, tăng về chăn ni và ni trồng thủy sản. Dự tính đến năm 2010 nông – lâm –
thủy sản sẽ chiếm khoảng 14,8%, công nghiệp – xây dựng là 46,5%, du lịch – dịch
vụ là 38,8%; đến năm 2020 nông – lâm – thủy sản sẽ cịn khoảng 8,3%, cơng
nghiệp – xây dựng là 52,7%, du lịch – dịch vụ là 39%. Tốc độ tăng trưởng công
nghiệp dự kiến khoảng 11-12% (năm 2010) và 12-14% (năm 2020). Phát triển
hàng loạt các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề.

Đa dạng hoá sản phẩm, ngành hàng phục vụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
3. Hiện trạng về nguồn nước
3.1. Về trữ lượng nước
Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Phần hữu ngạn
lưu vực có mưa khá lớn (X > 1800mm), đặc biệt là vùng đồi phía Tây (X >
2000m) với tâm mưa lớn nhất nằm ở vùng thượng nguồn sơng Tích thuộc núi Ba
Vì ( X = 2200 – 2400mm). Phần tả ngạn mưa tương đối nhỏ (1500 – 1800mm),
nhỏ nhất tại thượng nguồn sông Đáy, sông Nhuệ (X = 1500mm), và lại tang dần ra
phía biển (X = 1800 – 2000mm).


Mùa mưa từ tháng V – X, lượng mưa chiếm từ 80 – 85% tổng lượng mưa
năm, đạt từ 1200 – 1800mm với số ngày mưa vào khoảng 60 – 70ngày nên thường
gây ngập úng ở các vùng trũng.
Mùa khô từ tháng XI – IV năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 15 – 20% tổng
lượng mưa năm, đạt dưới 10mm/ tháng, trong đó tháng XII, I, II, III đều dưới
50mm/ tháng do đó trong thời kỳ này, dịng chảy trên lưu vực thường nhỏ, chủ yéu
phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc.
Do mưa phân bố không đều nên chế độ dịng chảy trên các sơng suối trong lưu
vực cũng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Dịng chảy lớn nhất là ở
núi Ba Vì , phần hữu ngạn có dịng chảy lớn hơn phần tả ngạn.
- Dòng chảy lũ bắt đầu từ tháng VI – X, chiếm 70 – 80% lượng dòng chảy
năm trong đó tháng 9 là tháng có lượng dịng chảy trung bình tháng lớn nhất trong
năm, chiếm khoảng 20 – 30% lượng dòng chảy năm.
- Dòng chảy kiệt bắt đầu từ tháng XI – V năm sau, chiếm khoảng 20 – 30%
lượng dòng chảy năm.
Tổng lượng nước hàng năm trên lưu vực sơng Đáy khoảng 28,8tỷ m3, trong
đó sơng Đào Nam Định đóng góp 25,7 tỷ m3 chiếm 89,5%, lấy nước sơng Hồng
với lưu lượng trung bình từ 200 – 300m3/s.
Chế độ thủy văn của hệ thống sông Nhuệ phụ thuộc chủ yếu vào sự đóng, mở

của cống Liên Mạc và sự vận hành của các cống điều tiết trong hệ thống: cống
Thanh Liệt (sông Tô Lịch vào sông Nhuệ), các cống trên trục chính gồm cống Hà
Đơng, Đồng Quan, Lương Cổ, Nhật Tựu.
Trong thời kỳ mùa lũ, sông Nhuệ là nơi nhận nước của khoảng 107.530 ha đất
tự nhiên toàn khu vực, trong đó 72.000 ha là đất canh tác, phần còn lại là các khu
dân cư, trong thời kỳ này, cống Liên Mạc gần như hồn tồn đóng, chỉ mở thời kỳ
đầu vụ khi trong khu vực vẫn có nhu cầu nước tưới và mực nước sông Hồng dưới
báo động I. Vì thế, diễn biến mực nước trên sơng Nhuệ trong thời kỳ mưa lũ phụ
thuộc vào những yếu tố sau:
-

Đặc điểm mưa nội địa của khu vực nghiên cứu trong thời kỳ này.

-

Quá trình vận hành hệ thống thuỷ nơng sơng Nhuệ (theo quy trình vận hành
đã được duyệt)

-

Mực nước cửa ra của hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ tại hạ lưu cống Lương
Cổ trên sông Đáy.


Theo tài liệu quan trắc từ 1957 ÷ 1986 trên số hệ thống, mực nước trung bình
tại Hà Đơng trong các tháng thời kỳ mùa lũ dao động trong khoảng từ 2,00 m ÷
4,50 m (theo hệ cao độ giả định). Mực nước lớn nhất trong thời kỳ mưa lũ có thể
đạt gần 6,00 m: tháng IX/1985, mực nước Hà Đông là 5,6 m; tháng VI/1960 mực
nước tại thượng lưu Liên Mạc là 5,15 m; tháng VII/1980 là 5,2 m; tháng VIII/1971
là 5,63 m; ..... Tháng VIII, IX là những tháng căng thẳng trong tời kỳ mưa lũ. Số

năm có mực nước quan trắc tại thượng lưu Hà Đông lớn hơn 5,00 m trong tháng
VIII là 6/30, tháng IX là 6/30. Cũng xem xét tương tự với tại vị trí Đồng Quan, Số
Lần xuất hiện Hmax > 4,00 m trong tháng VIII là 3/30 và trong tháng IX là 6/30.
Tại Lương Cổ, cửa ra của hệ thống, số lần xuất hiện Hmax >4,00 m trong tháng
VIII là 1/30, tháng IX là 4/30.
Mùa kiệt dịng chảy sơng Nhuệ phụ thuộc chủ yếu vào quy trình vận hành của
các cơng trình trên hệ thống, đặc biệt là cống Liên Mạc. Được thiết kế để lấy nước
từ sông Hồng vào sông Nhuệ, cấp nước cho hơn 72.000 ha đất canh tác, có thể nói
sơng Nhuệ đóng vai trị hết sức quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên khu vực trong thời kỳ mùa kiệt. Chế độ thuỷ văn trên sông Nhuệ trong thời kỳ
mùa kiệt thay đổi và phụ thuộc vào quy trình lấy nước trên hệ thống, tức là hồn
tồn phụ thuộc vào quá trình quản lý và vận hành các cơng trình có liên quan như
cống Liên Mạc, Đồng Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ và hoạt động của các trạm bơm
trong từng giai đoạn lấy nước. Về cơ bản thì mực nước trên sơng Nhuệ thường
giao động trong khoảng từ 3,00 ÷ 4,00 m (tại hạ lưu cống Liên Mạc). Tháng có
mực nước thấp nhất là tháng III, mực nước tại thượng lưu Liên Mạc thường dao
động trong khoảng 3,00 ÷ 3,50 m.... Thời kỳ nhu cầu nước cao, tháng I, II hàng
năm mực nước thượng lưu cống Liên Mạc thường giữ ở mức trên dưới 3,50 ÷ 4,00
m. Những năm nước cạn thì mực nước trung bình tháng tại thượng lưu Liên Mạc
dao động từ 3,00 m ÷ 3,50 m.
3.2. Về chất lượng nguồn nước
1. Sông Đáy và các chi lưu lớn của sông Đáy
Phần này sẽ được đánh giá dựa trên kết quả đo đạc trong tháng 9/2007 và
tháng 2/2008 do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện phục vụ dự án Quy hoạch
nguồn nước sông Đáy. Từ đó có thể đưa ra những nhận xét sát thực nhất về chất
lượng nguồn nước giai đoạn hiện tại.
Các sông từ thượng nguồn tới ngã ba Phủ Lý:
1.

Đối với các sơng Bùi, sơng Bơi, sơng Thanh Hà, sơng Tích vùng thượng

nguồn sông Đáy:


Hàm lượng cặn lơ lửng đo được trong đợt đo mùa kiệt và mùa lũ đều khá
cao. Đặc biệt về mùa lũ, khi mưa xuống cuốn trôi các vật chất bề mặt làm tăng
hàm lượng cặn lơ lửng trong sông hàm lượng cặn lơ lửng nằm ở ngưỡng trên giới
hạn B TCVN 5942-1995 cho phép. Trong đợt đo mùa lũ ở vị trí trên sơng Thanh
Hà cịn vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt.
Hàm lượng các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO2-) đã vượt giới hạn A và nằm
trong giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt, có xu hướng cao về mùa kiệt và thấp
hơn về mùa lũ do về mùa kiệt, mực nước thấp và dòng chảy nhỏ, dễ bị ô nhiễm bởi
nước thải, rác thải sinh hoạt, sản xuất. Đặc biệt hàm lượng NO2- đo được trong đợt
đo mùa kiệt trên sông Thanh Hà tại cầu Bạch Tuyết cho kết quả là 0.052mg/l, vượt
giới hạn B của tiêu chuẩn nước thải. Đây chính là mùa lễ hội Chùa hương, chỉ tiêu
này có thể bị ảnh hưởng của nước thải, rác thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
khách sạn cũng như khách hành hương.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng thể hiện qua hàm lượng BOD5, COD cũng
khá cao, mùa kiệt cao hơn mùa mưa do lượng thải không thay đổi nhiều trong khi
mực nước và lưu lượng mùa kiệt đều thấp nên dễ bị ảnh hưởng hơn mùa lũ. Hàm
lượng BOD5, COD về mùa kiệt ở cả 3 vị trí này đều xấp xỉ ngưỡng trên giới hạn B
cho phép, mùa lũ có giảm đi nhưng vẫn không thể về gần ngưỡng dưới giới hạn B,
chứng tỏ các nguồn nước này chịu ảnh hưởng mạnh của nước thải sinh hoạt trong
vùng.
Hàm lượng vi sinh thể hiện qua hàm lượng coliform, Fecal.coliform,
Cl.ferfrigens nằm trong giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt nhưng cũng khá cao.
Hàm lượng Coliform dao động trong khoảng từ 700 – 2000 coli/100ml,
Fecal.coliform dao động trong khoảng từ 300 – 900 F.coli/100ml, Cl.ferfrigens dao
động trong khoảng từ 10 – 20/10ml.
Tại những vị trí này cũng đo một số chỉ tiêu kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cu,
Cr) nhằm đánh giá chất lượng các nguồn thải làng nghề 2 bên bờ sông. Tuy nhiên

kết quả phân tích khá khả quan, các chỉ tiêu này đều cho hàm lượng rất nhỏ, không
đáng kể trong cả 2 đợt đo mùa kiệt và mùa lũ ở cả 3 vị trí.
Nguồn nước các sơng này đủ tiêu chuẩn cấp cho sản xuất và nông nghiệp,
nếu cấp cho sinh hoạt thì cần phải xử lý trước khi cấp đặc biệt là hàm lượng cặn lơ
lửng, các hợp chất chứa Nitơ, chỉ tiêu vi sinh…
Sơng Tích cũng là một sơng nhánh chính ở thượng nguồn sơng Đáy, đổ vào
sơng Đáy tại Ba Thá, và có một chi lưu lớn là sơng Bùi. Trên sơng này có 3 vị trí
đo tại Vật Lại (thượng nguồn sơng Tích), tại cầu Tân Trượng sau nhập lưu sông
Bùi và tại ngã ba Ba Thá trước khi nhập lưu vào sông Đáy.


Kết quả phân tích hàm lượng cặn lơ lửng cho thấy ngay từ đầu nguồn, nguồn
nước sơng Tích đã bị nhiễm bẩn. Hàm lượng căn lơ lửng rất cao, hầu hết tại các vị
trí trong 2 đợt đo vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt (trừ đợt đo mùa kiệt tại
Vật Lại cho kết quả là 35mg/l nằm trong giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt).
Hàm lượng một số các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO2-) cũng khá cao. Hàm
lượng NH4+ tại các vị trí vượt giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt từ 1,5 – 3 lần, và
hàm lượng này vào mùa kiệt thường gấp khoảng 1,5 lần mùa lũ. Hàm lượng NO2cũng vượt từ khồng 2 – 7 lần giới hạn A, điển hình trong đợt đo mùa kiệt tại ngã
ba Ba Thá, hàm lượng này là 0.071, gấp gần 1,5 lần giới hạn B TCVN 5942-1995
cho phép do tiếp nhận nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước tiêu nông nghiệp vùng
xung quanh trong khi lưu lượng và mực nước lại khá thấp.
Hàm lượng các chỉ tiêu gây ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD) khá cao, nằm ở
ngưỡng trên giới hạn B cho phép. Các chỉ tiêu vi sinh (coliform. Fecal.coliform,
Cl.fer) tuy vẫn nằm trong giới hạn A nhưng cũng thể hiện rõ bị ảnh hưởng của
nước thải sinh hoạt, hàm lượng coliform dao động trong khoảng từ 700 – 1100
coli/100ml, Fecal.coliform dao động trong khoảng từ 320 – 550 F.coli/100ml,
Cl.fer dao động trong khoảng 11 – 17/10ml.
Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước sơng Tích đã và đang bị ơ nhiễm bởi
nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất và tiêu nông nghiệp trên địa bàn. Trong thời
gian tới, khi khu đô thị Láng Hịa Lạc và một số khu đơ thị đang phát triển như

Xuân Mai, Sơn Tây phát triển theo hướng đơ thị hóa mạnh mẽ dọc 2 bờ sơng Tích
thì nguy cơ ơ nhiễm nguồn nước sơng này là rất rõ ràng nếu như khơng có những
định hướng cụ thể về biện pháp quản lý và giám sát ngay từ bây giờ.
Các sơng vùng hạ du sơng Đáy:
Đây chính là các sông nội địa trên hệ thống, tiếp nhận nước thải cũng như
làm nhiệm vụ tưới tiêu trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình bao gồm
sơng Vân – Ninh Bình, sơng Vạc tại Ninh Bình, sơng Duy Tiên – Hà Nam, sông
Châu tại Lý Nhân, sông Bút tại Yên Mô, sông Ân tại Kim Sơn, sông Sắt tại Bình
Lục – Hà Nam.
Hàm lượng cặn lơ lửng đo được trên các sông này khá cao, thường dao động
trong khoảng từ 80 – 100mg/l, vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt trừ mẫu
nước mùa kiệt trên sơng Sắt - Bình Lục, hàm lượng cặn lơ lửng là 50mg/l gấp 2,5
lần giới hạn A và nằm trong giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt.
Hàm lượng các hợp chất chứa nitơ có NH4+, NO2- cho hàm lượng khá cao ở
các vị trí. Hàm lượng NH4+ thường vượt giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt trừ


mẫu nước sông Vạc tại Yên Sơn và sông Ân tại Kim Sơn – Ninh Bình trong mùa
lũ. Hàm lượng NO2- tại tất cả các vị trí đều nằm trong giới hạn B của tiêu chuẩn
nước mặt, đặc biệt trên sơng Vân Ninh Bình trong đợt đo mùa kiệt, hàm lượng này
lên đến 0.361mg/l gấp hơn 7 lần giới hạn B cho phép do nguồn nước này hứng trực
tiếp nước thải của thành phố Ninh Bình khơng qua xử lý.
Hàm lượng các chất hữu cơ thể hiện qua hàm lượng BOD5, COD cũng khá
cao, vượt giới hạn A và nằm trong giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt ở tất cả các
vị trí khảo sát, đo đạc chứng tỏ nguồn nước bị tác động của nước thải sinh hoạt
nhân dân sống 2 bên bờ sông.
Hàm lượng một số các vi khuẩn gây bệnh: Coliform, Fecal.coliform, Clo.fer
cũng cao, tuy nhiên hầu hết các điểm qua trắc đều nằm trong giới hạn A của tiêu
chuẩn nước mặt trừ sông Vân - Ninh Bình – nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh
hoạt và sản xuất T.P Ninh Bình khơng qua xử lý. Nước quanh năm có màu xanh

đen, mùa hè bốc mùi hơi thối do q trình phân hủy các chất gây ô nhiễm, hàm
lượng coliform vào mùa kiệt là 11.900 coli/100ml vượt giới hạn B của tiêu chuẩn
nước mặt.
Trên các sông này cũng tiến hành đo đạc các chỉ tiêu kim loại nặng để đánh
giá thành phần các nguồn thải. Tuy nhiên kết quả phân tích cho hàm lượng các kim
loại nặng khá nhỏ, nằm trong giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt, trừ hàm lượng
Hg trên sông Vân Ninh Bình đợt đo mùa kiệt, nằm ở ngưỡng trên giới hạn B tiêu
chuẩn nước mặt cho phép.
Các nguồn nước sông này đủ tiêu chuẩn cấp cho tưới tiêu nông nghiệp,
nhưng không đủ tiêu chuẩn cấp sinh hoạt. Cần khuyến cáo người dân sống những
vùng xung quanh.
Sơng Hồng Long và sông Đào Nam Định:
Hai sông nhánh lớn của sông Đáy là sơng Hồng Long (có chi lưu lớn là
sơng Bơi) và sông Đào Nam Định, chuyển nước từ sông Hồng sang sông Đáy, tổng
lượng nước 2 sông này chiếm khoảng hơn 80% - 90% tổng lượng nước sông Đáy
chuyển ra biển.
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng cặn lơ lửng các sông này khá lớn.
Hàm lượng cặn lơ lửng trên sơng Hồng Long là 76mg/l và 70mg/l trong đợt đo
mùa kiệt và mùa lũ, nằm ở ngưỡng trên giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt cho
phép. Trên sông Đào Nam Định, vốn mang đặc trưng của dòng chảy sông Hồng,
hàm lượng cặn lơ lửng rất cao, đạt 80mg/l vào mùa kiệt và 120mg/l vào mùa lũ,
vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt.


Hàm lượng các hợp chất chứa nitơ (NO2-, NH4+), vượt giới hạn A tiêu chuẩn
nước mặt ở cả 2 vị trí đo đạc trong 2 đợt đo, tuy nhiên chúng vẫn nằm trong giới
hạn B của tiêu chuẩn nước mặt cho phép.
Hàm lượng các chỉ tiêu gây ô nhiễm chất hữu cơ (COD, BOD5) cũng nằm
trong giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt.
Hàm lượng vi sinh đo đạc (coliform, Fecal.coliform, Cl.fer) nằm trong giới

hạn A của tiêu chuẩn nước mặt.
Nguồn nước các sơng này cịn khá sạch, chưa chịu tác động mạnh của nước
thải sản xuất và sinh hoạt 2 bên bờ sông do lưu lượng lớn nên quá trình tự làm sạch
khá cao. Nguồn nước đủ tiêu chuẩn cấp sản xuất và tưới tiêu sau khi lắng lọc hàm
lượng cặn lơ lửng.
Trục chính sơng Đáy:
Tại Cầu Mai Lĩnh, nơi dịng sơng Đáy tiếp nhận một phần lớn nước thải của
thị xã Hà Đông và vùng thượng nguồn chỉ được bổ sung nước do mưa trên diện
nhỏ nên mực nước và lưu lượng nước ở đây rất nhỏ quanh năm, nước ln có màu
đen, tuy nhiên dân quanh vùng vẫn trồng rau muống và các cây rau sống trên mặt
nước ở đây. Về đến đoạn ngã ba Ba Thá, trước nhập lưu sơng Tích, nguồn nước
này vẫn chưa tự làm sạch hoàn toàn nên hàm lượng các chất gây ô nhiễm vẫn rất
lớn, nước có màu xanh đen. Đến đoạn cầu Hồng Phú sau khi tiếp nhận nước sông
Nhuệ, do thời gian lấy mẫu đập Thanh Liệt trên sông Tơ Lịch đóng, khơng xả nước
thải vào sơng Nhuệ nên chất lượng nước sơng Nhuệ khơng cịn bị ơ nhiễm nặng
trước khi đổ vào sơng Đáy, ngồi ra nguồn nước sơng Đáy tại đoạn này đã được
pha lỗng bởi một số sơng nhánh phía thượng nguồn như sơng Tích, sơng Thanh
Hà,… và cũng đã tự làm sạch sau một đoạn đường dài (khoảng hơn 60km) nên
chất lượng nước sông Đáy có khá hơn 2 vị trí trên. Về dưới hạ du qua kết quả khảo
sát 2 vị trí tại cầu Đoan Vĩ và sơng Đáy tại TP Ninh Bình, chất lượng nước sông
Đáy đã được cải thiện đáng kể.
Hàm lượng cặn lơ lửng tại các vị trí đo trong 2 đợt mùa lũ và mùa kiệt đều
vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt, dao động trong khoảng từ 90 – 110mg/l.
Nhóm các hợp chất chứa N có hàm lượng NH4+ vượt giới hạn A tiêu chuẩn
nước mặt, giá trị hàm lượng nhỏ nhất tại cầu Hồng Phú là 0,053 mg/l trong đợt đo
mùa lũ, lớn nhất tại cầu Mai Lĩnh trong đợt đo mùa kiệt, đạt 0,779mg/l gấp hơn 15
lần giới hạn A. Hàm lượng NO2- nhỏ nhất là 0,011mg/l tại cầu Mai Lĩnh trong đợt
đo mùa kiệt và lớn nhất là 0,178mg/l trong đợt đo mùa lũ tại cầu Mai Lĩnh, gấp
gần 4 lần giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt. Tại cầu Hồng Phú trong đợt đo mùa



kiệt hàm lượng NO2- cũng đạt 0,073mg/l gấp gần 1,5 lần giới hạn B của tiêu chuẩn
nước mặt.
Hàm lượng các chất hữu cơ đặc trưng bởi hàm lượng BOD5, COD khá cao.
Tại cầu Mai Lĩnh hàm lượng các chất này trong cả hai đợt đo đều vượt giới hạn B
của tiêu chuẩn nước mặt, về đến ngã ba Ba Thá, mặc dù đã qua quá trình tự làm
sạch sau 15km từ cầu Mai Lĩnh, chất lượng nước sông Đáy cũng không được cải
thiện đáng kể, hàm lượng BOD5, COD vẫn vượt giới hạn B TCVN 5942-1995. Về
phía hạ du, cầu Hồng Phú, cầu Đoan Vĩ và tại thị xã Ninh Bình, hàm lượng các chỉ
tiêu này đã quay về giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt nhưng vẫn nằm ở ngưỡng
trên.
Hàm lượng các vi khuẩn gây bệnh có mặt tại vị trí cầu Mai Lĩnh cũng khá
lớn, hàm lượng coliform tại đây vào mùa kiệt đạt 11.300 coli/100ml, mùa lũ đạt
12.970 coli/100ml đều vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt. Hàm lượng các vi
khuẩn khác như Fecal.coliform, Cl.fer cũng rất cao. Tại các vị trí khác, hàm lượng
các vi khuẩn này đã giảm về giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt.
Có thể thấy tại cầu Mai Lĩnh, nguồn nước sông Đáy không đủ tiêu chuẩn
cấp cho sản xuất, sinh hoạt. Tại các vị trí khác nguồn nước này đã được cải thiện
hơn, tuy nhiên có thể dùng trong tưới nông nghiệp, trừ những vùng trồng rau ăn
tươi, sống. Các nguồn nước này đặc biệt không được sử dụng cho ăn uống, sinh
hoạt nếu không qua xử lý, đưa hàm lượng các chất gây ô nhiễm về đúng giới hạn
cho phép.
2. Hệ thống thủy nông sông Nhuệ:
Dọc dịng chính sơng Nhuệ:
Phần này sẽ nhận định theo kết quả đo đạc định kỳ các tháng 2, 3, 5, 6, 7, 11
năm 2007 do chất lượng nguồn nước hệ thống thủy nông sông Nhuệ phụ thuộc rất
nhiều vào diễn biến nguồn thải: thời gian thải, lượng thải, chất lượng và thành
phần nguồn thải, vị trí nguồn thải,…
Tại vị trí cống Liên Mạc, đầu nguồn lấy nước từ sông Hồng cho hệ thống
thủy Nông sông Nhuệ cho thấy nguồn nước này có hàm lượng cặn lơ lửng rất cao,

dao động trong khoảng từ 110-180mg/l, trong đó các tháng mùa khơ (tháng 2,
tháng 3) dao động trong khoảng từ 110 – 120mg/l, tuy nhiên trong các tháng mùa
mưa và đầu mùa khô (tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 11), hàm lượng này lên đến
150 – 170mg/l. Hàm lượng các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO3-, NO2-) thường
nằm trong giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt, tuy nhiên, trong tháng kiệt nhất của
thời kỳ mùa khô, hàm lượng NH4+, NO2- cũng có thời điểm vượt giới hạn A của


tiêu chuẩn nước mặt. Hàm lượng các chất hữu cơ, biểu thị qua hàm lượng BOD5
(dao động từ 6-9mg/l) và COD (từ 9 – 14mg/l) nằm trong giới hạn B của tiêu
chuẩn nước mặt, DO dao động trong khoảng từ 5 – 7,5mg/l, giảm dần trong các
tháng mùa mưa do vật chất bề mặt bị cuốn trôi cùng nước mưa đổ vào sông. Trong
các tháng kiệt nhất của thời kỳ mùa kiệt và đầu mùa mưa (tháng 2, tháng 3, tháng
5), hàm lượng Cu và các chất bảo vệ thực vật trong nước đã vượt giới hạn nước
mặt cho phép. Hàm lượng vi khuẩn (coliform, fecal.coliform,…) và hàm lượng các
kim loại nặng khác vẫn nằm trong giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt hoặc rất
nhỏ.

180

HÀM LƯỢNG CẶN LƠ LỬNG TẠI LIÊN M ẠC BÌNH QUÂN
ĐO NĂM 2007

160
140

C (m
g/l)

120

100
80
60
40
20
0
T2/2007

T3/2007

T5/2007

T6/2007

T7/2007

T11/2007


0.350

HÀM LƯỢNG M ỘT SỐ HỢP CHẤT CHỨA NITƠ TẠI LIÊN
M ẠC ĐO NĂM 2007

NH4+
NO2-

0.300

NO3-


C (m
g/l)

0.250
0.200
0.150
0.100
0.050
0.000
T2/2007

14.00

T3/2007

T5/2007

T6/2007

T7/2007

T11/2007

HÀM LƯỢNG DO - BOD5-COD TẠI LIÊN M ẠC ĐO NĂM
2007
DO
COD
BOD


12.00

C (m
g/l)

10.00
8.00
6.00
4.00
2.00
0.00
T2/2007

T3/2007

T5/2007

T6/2007

T7/2007

T11/2007

Đến Cầu Diễn, nguồn nước này đã có 2 nhập lưu là sơng Đăm và kênh Xuân
La hiện đang là sông tiêu cho 1 số khu vực thuộc huyện Từ Liêm – Hà Nội với q
trình đơ thị hóa cao, bên cạnh đó sơng còn tiếp nhận nước thải của các khu cụm
dân cư, làng nghề 2 bên bờ sông nên nước bắt đầu có hiện tượng ơ nhiễm hơn đầu
nguồn. Hàm lượng cặn lơ lửng vẫn cao, dao động trong khoảng 110 – 180mg/l, và
thường gấp hơn 2 lần giới hạn B tiêu chuẩn nước mặt vào mùa mưa. Hàm lượng
các hợp chất chứa nitơ vẫn nằm trong giới hạn A cho phép. Tuy nhiên hàm lượng

DO đã giảm khá nhanh, dao động trong khoảng từ 3 – 5mg/l, trong khi đó hàm
lượng BOD5 (dao động từ 8 – 18mg/l), COD (dao động từ 12–30mg/l) tăng khá


nhanh nhưng vẫn nằm trong giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt. Hàm lượng các vi
khuẩn gây bệnh cũng tăng nhanh, tại hầu hết các thời điểm trong năm đều vươt
giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt nhiều lần, từ 1 – 34 lần, và đạt giá trị lớn nhất
vào các tháng mùa mưa (tháng 6, tháng 7).
Tại đập Hà Đông, nguồn nước tiếp nhận thêm nhiều nguồn thải 2 bên bờ
sông, đặc biệt là Thành phố Hà Đơng, ngồi ra cịn có nhập lưu sơng Cầu
Ngà_nhận nước thải toàn bộ khu vực huyện Hoài Đức bao gồm các làng nghề, khu
cụm dân cư và kênh Phú Đô_ tiếp nhận nước thải của một số khu vực nội thành
thành phố Hà Nội, nên chất lượng nước cũng bị suy giảm nhiều so với vùng
thượng nguồn. Hàm lượng DO ở đây chỉ dao động trong khoảng từ 1 – 4mg/l, hàm
lượng BOD5 (dao động trong khoảng 12 – 20mg/l), COD (dao động từ 18 –
37mg/l). Trong khi đó hàm lượng vi khuẩn cũng tăng cao, hàm lượng coliform dao
động từ 26.000 – 350.000 coli/100ml, Fecal-coliform là 4.000 – 34.000
F.coli/100ml, trong khi giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt là 10.000coli/100ml và
giới hạn của tiêu chuẩn nước dùng thủy lợi cũng khuyến cáo khơng được sử dụng
nước có hàm lượng Fecal.coliform quá 200 F.coli/100ml tưới cho vùng trồng rau
và các thực phẩm khác dùng ăn tươi, sống.
Cầu Tó là vị trí khống chế nguồn nước sơng Nhuệ sau khi có nhập lưu sơng
Tơ Lịch tại cống Thanh Liệt. hàm lượng cặn lơ lửng ở đây cũng gấp từ 1 – 2,5 lần
giới hạn B tiêu chuẩn nước mặt, dao động trong khoảng từ 110 – 200mg/l. Trong
những thời kỳ cống Thanh Liệt mở, nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng
bởi hàm lượng các chất hữu cơ và vi khuẩn. BOD5 dao động trong khoảng từ 60 80mg/l, COD dao động trong khoảng từ 80 – 100mg/l vào thời kỳ mùa mưa, gấp
từ 3 – 4 lần giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt. Khi cống Thanh Liệt khơng mở
vẫn có một lượng nhỏ nước sơng Tơ Lịch dò rỉ vào nên hàm lượng các chất này
vẫn nằm ở ngưỡng trên hoặc vượt giới hạn B cho phép. Hàm lượng coliform
thường gấp từ hang chục đến hang trăm lần giới hạn B cho phép, Fecal.coliform

dao động từ 20.000 – 40.000 F.coli/100ml. Hàm lượng một số kim loại nặng như
Cu, Pb, As đo được vào các tháng kiệt (tháng 2, tháng 3) thường vượt giới hạn B
của tiêu chuẩn nước mặt và nước dùng cho thủy lợi. Nguồn nước không đủ tiêu
chuẩn tưới cho nông nghiệp, đặc biệt cho các loại rau và thực vật dùng ăn tươi,
sống và có nguy cơ gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm cao.
Cầu Xém là vị trí khống chế trên sơng Nhuệ sau nhập lưu Cầu Om, một
sông tiếp nhận nước thải từ sông Kim Ngưu chảy qua nội thành và huyện Thanh
Trì - Hà Nội. Nguồn nước tại đây bị ảnh hưởng bởi nước từ Cầu Tó (khoảng 10km
về phía thượng nguồn) đổ về kêt hợp với nước sông Cầu Om đổ vào nên vẫn bị ô


nhiễm nghiêm trọng. Hàm lượng BOD, COD vẫn gấp từ 3 – 4 lần giới hạn B của
tiêu chuẩn nước mặt, hàm lượng coliform vẫn gấp từ 6 – 10 lần giới hạn B, hàm
lượng NH4+ nằm ở ngưỡng trên của giới hạn B, cặn lơ lửng vượt giới hạn từ 1,5 –
2,5 lần giới hạn B. Nguồn nước ở đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Về đến đập Đồng Quan, sau một thời gian nguồn nước tự làm sạch và khơng
có những nguồn xả ơ nhiễm lớn, đột biến, chất lượng nước đã được cải thiện hơn,
tuy nhiên vẫn vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt. Hàm lượng cặn lơ lửng
vẫn rất cao, dao động từ 100 – 120mg/l, BOD5 dao động xung quanh giá trị
40mg/l, gấp khoảng 1,5 lần giới hạn B, COD dao động trong khoảng trên dưới
70mg/l gấp khoảng 2 lần giới hạn B, hàm lượng các vi khuẩn gây bệnh như
coliform dao động trong khoảng từ 50.000 – 120.000coli/100ml, cao vào đầu mùa
lũ và trong thời kỳ kiệt (tháng 2, tháng 3, tháng 5).
Đến đập Nhật Tựu, chất lượng nguồn nước vẫn bị suy giảm nghiêm trọng,
chất lượng nước vẫn vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt, thể hiện qua hàm
lượng cặn lơ lửng (dao động từ 100 – 150mg/l), hàm lượng NH4+ thường gấp từ 210 lần giới hạn A, đôi khi vượt giới hạn B rất nhiều lần (như đợt đo tháng
11/2007), hàm lượng vi khuẩn như coliform, Fecal.coliform vẫn rất cao, dao động
trong khoảng từ 20.000 -360.000 coli/100ml và 8.000 – 36.000 Fecal.coli/100ml,
tùy thuộc vào sự vận hành của đập Thanh Liệt. Hàm lượng chất hữu cơ thể hiện
qua hàm lượng BOD5 (dao động từ 25 – 50mg/l), COD (dao động từ 45 – 60mg/l)

vẫn rất cao, vượt giới hạn B từ 1 – 2 lần. Hàm lượng một số chỉ tiêu kim loại nặng
(Cu, Pb, As…) và các loại thuốc trừ sâu trong nước tại đây cũng thường vượt giới
hạn B cho thấy nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước thải làng nghề và
nước tiêu nông nghiệp.
Đến cống Lương Cổ, nguồn nước sông Nhuệ cũng không được cải thiện
nhiều, vẫn vượt giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt đặc biệt trong thời kỳ cống
đóng để điều tiết tưới. Hàm lượng cặn lơ lửng dao động trong khoảng từ 100 –
120mg/l, hàm lượng BOD5 dao động từ 20 – 40mg/l, hàm lượng COD dao động từ
30 – 70mg/l, hàm lượng coliform và Fecal.coliform dao động từ 14.000 – 60.000
coli/100ml và khoảng 8.000 – 10.000 Fecal.coli/100ml khi cống Thanh Liệt đóng,
lên đến 300.000 – 400.000 coli/100ml và trên 30.000 Fecal.coli/100ml khi cống
Thanh Liệt mở.
Về đến cuối nguồn tại Phủ Lý trước nhập lưu sông Nhuệ, nguồn nước qua 1
q trình tự làm sạch và khơng có những nguồn xả lớn nên cũng được cải thiện
đáng kể, tuy nhiên, chất lượng nước tại đây vẫn nằm ở ngưỡng trên giới hạn B tiêu
chuẩn nước mặt. Tuy nhiên, vào những đợt cống Thanh Liệt mở, nguồn nước ở


đây vẫn bị suy giảm nghiêm trọng, nước màu đen, bốc mùi hôi thối, hàm lượng các
chất gây ô nhiễm tăng vọt, vượt nhiều lần giới hạn cho phép. Nguồn nước tại đây
sẽ nhập vào sông Đáy tại Phủ Lý là nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho thị xã Hà
Nam.
Tóm lại, diễn biến chất lượng nước trên hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ rất
phức tạp, và luôn biến động theo cả không gian và thời gian phụ thuộc vào các
nguồn thải vào hệ thống và việc vận hành các cơng trình trên hệ thống. Biến động
chất lượng nước trên hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ không tuân theo quy luật thời
gian mùa kiệt ô nhiễm mùa mưa bớt ô nhiễm như các sông lớn của Việt Nam.
Chất lượng nước tại đoạn thượng lưu của sơng Nhuệ có chất lượng nước còn
đảm bảo cho hoạt động sản xuất sau khi đã loại trừ hàm lượng cặn lơ lửng. Kết quả
khảo sát đo đạc cho thấy tại các vị trí cầu Diễn và thị xã Hà Đông đã bắt đầu xuất

hiện tình trạng ơ nhiễm chất hữu cơ ở mức độ cao do ảnh hưởng từ nước thải và
làng nghề. Chất lượng nước của sơng Nhuệ bắt đầu từ cầu Tó-điểm nhận nước thải
lớn nhất từ sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàm lượng các chất ô nhiễm
đặc biệt là hàm lượng các chất ơ nhiễm có nguồn gốc hữu cơ và nhóm N, vi khuẩn
tăng khá cao. Đặc biệt sau cầu Tó hàm lượng chất ơ nhiễm đều vượt giới hạn B của
tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995.
Xét theo khơng gian có thể nhận thấy hàm lượng các chất ô nhiễm thể hiện
qua nhu cầu oxy sinh học-BOD, nhu cầu oxy hố học-COD hoặc các chất thuộc
nhóm N như NH4+, NO2-, NO3- hay các nhóm vi khuẩn như Coliform,
Fecal.coliform có xu hướng diễn biến tăng dần từ thượng lưu bắt đầu từ khi có các
nguồn thải ra nhập đặc biệt là các nguồn thải lớn như sông Đăm, sông Cầu Ngà,
sông Tô Lịch, kênh AI.17. Hàm lượng các chất ô nhiễm thường tăng dần và đạt
cực đại tại vị trí cầu Tó hoặc cầu Xém tuỳ thuộc vào lưu lượng đến của dịng nước
thải từ sơng Tơ Lịch và lưu lượng từ trên hạ lưu đưa xuống. Thông thường theo kết
quả khảo sát thì nhận thấy sau vị trí cầu Xém tức là hết các vị trí thải nước thải
chính thì hàm lượng các chất ơ nhiễm bắt đầu có hiện tượng giảm xuống do sự
phân huỷ của các chất ơ nhiễm và do sự hồ tan từ các nguồn nước khác ra nhập
như từ các nguồn nông nghiệp… Tuy nhiên việc hàm lượng các chất ô nhiễm giảm
xuống diễn ra khơng nhanh và thường thì đến khi tới tận vị trí hạ lưu sơng Nhuệ tại
Phủ Lý thì hàm lượng ơ nhiễm cũng vẫn cịn khá cao và nhiều khi vẫn còn vượt
quá giới hạn B của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
Dưới đây là minh họa diễn biến hàm lượng một số chỉ tiêu gây ô nhiễm (chất
hữu cơ và vi khuẩn) dọc trục sông Nhuệ vào tháng kiệt nhất, thời kỳ dùng nước


khẩn trương cho nông nghiệp (tháng 2/2007) và tháng đầu mùa mưa, khi bề mặt
vật chất bị cuốn trôi theo dịng chảy tràn mặt xuống sơng, suối (tháng 5/2007).
Diễn biến hàm luợng m ột số chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ dọc dịng chính sơng Nhuệ tháng 2/2007
100.00


DO

90.00

COD
BOD

80.00
70.00
60.00
50.00
40.00
30.00
20.00
10.00
0.00
Cống Liên
Mạc

(mg/l)
100,000

Cầu Diễn

Đập Hà
Đơng

Cầu Tó

Cầu Xém


Đập Đồng
Quan

Cầu Thần

Đập Nhật
Tựu

Cống
Lương Cổ

Phủ Lý

Diễn biến hàm lượng một số vi khuẩn dọc trục sông Nhuệ tháng 2/2007

Coliform
Fecal.coliform

90,000
80,000
70,000
60,000
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
0
Cống Liên Cầu Diễn

Mạc

Đập Hà
Đơng

Cầu Tó

Cầu Xém Đập Đồng Cầu Thần Đập Nhật
Cống
Quan
Tựu
Lương Cổ

Phủ Lý


Diễn biến hàm luợng m ột số chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ dọc dịng chính sơng Nhuệ tháng 5/2007
100.00

DO

90.00

COD
BOD

80.00
70.00
60.00
50.00

40.00
30.00
20.00
10.00
0.00
Cống Liên Mạc

Cầu Diễn

Đập Hà Đơng

Cầu Tó

Cầu Xém

Đập Đồng Quan

Cầu Thần

Đập Nhật Tựu

Cống Lương Cổ

Phủ Lý

Diễn biến hàm luợng m ột số chỉ tiêu ơ nhiễm hữu cơ dọc dịng chính sơng Nhuệ tháng 5/2007
400,000

Coliform


350,000

Fecal.coliform

300,000

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0
Cống Liên Mạc

Cầu Diễn

Đập Hà Đơng

Cầu Tó

Cầu Xém

Đập Đồng Quan

Cầu Thần


Đập Nhật Tựu

Cống Lương Cổ

Phủ Lý

Các sông, kênh nước thải trong nội thành Hà Nội:
• Sơng Đăm
Sơng Đăm trước khi nhập vào sơng Nhuệ, tại vị trí này sẽ khống chế toàn bộ
lượng nước thải từ các hoạt động nông nghiệp, sản xuất của khu vực huyện Đan
Phượng. Lưu lượng dịng chảy tại sơng Đăm khơng lớn nhưng chất lượng nước
sông Đăm bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất
canh tác nông nghiệp, trồng rau lớn của vùng Đan Phượng.


Chất lượng nước sông Đăm qua các thời kỳ quan trắc cho thấy rất kém, hàm
lượng các chất ô nhiễm đa phần đều cao hơn giới hạn cho phép của TCVN 59421995. Cặn lơ lửng dao động trong khoảng từ 120-150 mg/l, như vậy cặn lơ lửng
vượt giới hạn B của TCVN 5942-1995. Hàm lượng nhóm N trong nước khá cao
dao động của NH4+ trong khoảng 0,415-1.891 mg/l vượt giới hạn B của TCVN rất
nhiều. Hàm lượng NO2- dao động trong khoảng từ 0,004-0,620 mg/l, và thường
vượt giới hạn A, riêng tháng 5 là tháng đầu mùa lũ, do mưa xuống cuốn trôi các
vật chất bề mặt nên nguồn nước này thường có hàm lượng NO2_ vượt giới hạn B
nhiều lần. Hàm lượng NO3- khá cao, dao động trong khoảng từ 0,038-0,453 mg/l.
Hàm lượng BOD dao động trong khoảng từ 24,50-38,50 mg/l tức là cao hơn giới
hạn A và đa phần các giá trị đo trong tháng 2,3,5,6,7 và 11 đều cao hơn giới hạn B
của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Hàm lượng COD dao động từ 40,54-56,84
mg/l. Hàm lượng DO dao động trong khoảng từ 0,80-3,66 mg/l. Hàm lượng vi
khuẩn Coliform trong nước dao động trong khoảng 100.000-350.000 MPN/100 ml,
vượt giới hạn B của tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995. Trong các lần đo nhận thấy

tính chất mùa của sông Đăm không rõ ràng, giá trị giữa các đợt đo có sự khác biệt,
điều này chứng tỏ nguồn thải ra sông Đăm không đều và không liên tục, mang tính
chất gián đoạn.
Qua kết quả đo đạc nhận thấy hàm lượng chất hữu cơ, vi khuẩn đều rất cao ,
hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ phần lớn vượt quá giới hạn B của TCVN
5942-1995. Như vậy sông Đăm đã nhận được khá nhiều nguồn nước thải và đã làm
gây ô nhiễm đến chất lượng nước sông Nhuệ ngay từ khu vực thượng lưu.
• Sơng Cầu Ngà
Vị trí khống chế nằm ở hạ lưu sông cầu Ngà trước khi đổ vào sơng Nhuệ, vị
trí này khống chế tồn bộ lượng nước thải từ hoạt động nông nghiệp, sản xuất của
khu vực huyện Hoài Đức và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên lưu vực
sông cầu Ngà.
Chất lượng nước qua quan trắc cho thấy bị ô nhiễm nghiêm trọng, hàm lượng
các chất ô nhiễm đều cao hơn giới hạn cho phép của TCVN 5942-1995. Cặn lơ
lửng dao động trong khoảng từ 120-180 mg/l, như vậy cặn lơ lửng vượt giới hạn B
của TCVN 5942-1995. Hàm lượng nhóm N trong nước khá cao với dao động của
NH4+ trong khoảng 0,12-2,30 mg/l. Hàm lượng NO2- dao động trong khoảng từ
0,003-0,634 mg/l tức là cao hơn giới hạn A và trong các tháng 5 hàm lượng NO2là rất cao, cao hơn cả giới hạn B của tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995. Hàm lượng
BOD dao động trong khoảng từ 31,5-82,5 mg/l tức là cao hơn giới hạn B của tiêu


chuẩn chất lượng nước mặt. Hàm lượng COD dao động từ 49,16-137,42 mg/l tức
là mọi thời điểm đo luôn vượt giới hạn B của tiêu chuẩn. Hàm lượng DO dao động
trong khoảng từ 0,49-3,21 mg/l tức hàm lượng DO trong nước là rất thấp, trong đó
hàm lượng DO thấp nhất đo được là vào tháng 6/2007 với giá trị 0,49 mg/l. Hàm
lượng vi khuẩn Coliform trong nước dao động trong khoảng 125.000-320.000
coli/100 ml, vượt giới hạn B của tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995.
Chất lượng nước tại sông cầu Ngà bị ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt về các chỉ
tiêu hàm lượng cặn lơ lửng, chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ như N, P, BOD và COD đều
rất cao, nguyên nhân là do hàng loạt các làng nghề nằm trong khu vực này xả thải

vào sông một lượng rất lớn .
• Đập Thanh Liệt
Đập Thanh Liệt là một trong những điểm nhận nước thải chính của thành phố
Hà Nội và cũng là điểm xả lớn nhất vào sông Nhuệ. Đập Thanh Liệt nằm trên con
sông Tô Lịch là nơi tiếp nhận nước thải của các con sông như sông Lừ, sơng Kim
Ngưu (bao gồm cả sơng Sét).
Kết quả phân tích chất lượng nước định kỳ cho thấy cặn lơ lửng dao động
trong khoảng từ 110-190 mg/l, như vậy cặn lơ lửng vượt giới hạn B của TCVN
5942-1995. Hàm lượng nhóm N trong nước khá cao với dao động của NH4+ trong
khoảng 1,598-7,444 mg/l, vượt giới hạn B của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
Hàm lượng NO2- thường cao vượt giới hạn B của TCVN về nước mặt. Hàm lượng
BOD dao động trong khoảng từ 75-130 mg/l tức là cao hơn giới hạn B của tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt. Hàm lượng COD dao động từ 110-1180 mg/l tức là
mọi thời điểm đo luôn vượt giới hạn B của tiêu chuẩn. Hàm lượng DO rất thấp dao
động trong khoảng từ 0,24-1,21 mg/l. Hàm lượng vi khuẩn Coliform trong nước
dao động trong khoảng từ 98.000-163.000 coli/100 ml, vượt giới hạn B của tiêu
chuẩn TCVN 5942 - 1995.
Chất lượng nước tại Đập Thanh Liệt trước khi đổ vào sông Nhuệ rất ô
nhiễm. Trong thời gian đo đạc khơng có thời điểm nào chất lượng nước tại vị trí
này khơng bị ơ nhiễm, nước ln có màu đen kịt, mùi hơi thối bốc lên nồng nặc.
Hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ đều rất cao.
• Kênh AI.17-kênh nhánh của sơng Kim Ngưu.
Kênh AI.17 là một trong những kênh thải chính của thành phố Hà Nội trước
đây, thượng lưu của kênh bắt nguồn từ sông Kim Ngưu tại hạ lưu cầu Văn Điển.
Trước đây lượng nước chảy qua đây khá lớn, tuy nhiên do không được nạo vét nên
lượng nước từ sông Kim Ngưu chảy qua đây đã bị hạn chế. Nhiều đoạn, nhiều chỗ


×