Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN TIỂU LUẬN DẠY HỌC GIẢI TOÁN Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.2 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

BÀI TẬP LỚN
DẠY HỌC GIẢI TOÁN Ở TIỂU HỌC

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Út Trinh
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Tuyết Trinh (0888556869)
Lớp: ĐHGDTH 19A-L2-VL/SP

Đồng Tháp, 8/2021


1
A. Lời mở đầu
Qua thời gian học tập môn: Dạy học giải toán ở tiểu học mà cô đã truyền
đạt, là một giáo viên dạy lớp bản thân cũng rất cố gắng tự nghiên cứu thêm cách
giải các dạng toán ở Tiểu học để giúp cho bản thân nắm vững hơn và nhớ lại
được nhiều dạng toán ở Tiểu học để truyền thụ cho các em được tốt hơn.
Nghiên cứu của em cho thấy rằng, trái ngược với thành kiến của một số
giáo viên dạy toán cho học sinh Tiểu học cho rằng nhiều học sinh sợ làm toán,
thích được nghe hướng dẫn hơn, thực tế là trẻ không hề e ngại thử thách trong
toán học mà còn thích thú với những thử thách mới mẻ. Thay vì nghe những
giáo viên chỉ dẫn từng ti từng tí những cách giải toán, nhiều học sinh thích tự
làm ra lời giải hoặc là thảo luận với những học sinh khác để có được câu trả lời.
Nghiên cứu cũng chứng minh rằng học sinh học được nội dung đích thực của
toán học qua việc giải được các dạng toán, có thể khai thác các cách liên hệ lập
luận của mình. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ cách giải toán tìm ra nhiều phương
pháp để truyền thụ cho các em. Giúp cho các em nắm và hiểu các phương pháp
giải toán. Mỗi giáo viên chúng ta cần biến toán học thành niềm vui, thành thói
quen hằng ngày.


Mục tiêu đạt được ở bài tập lớn này là hồn thành được tất cả ba nợi dung
của cô đưa ra. Mỗi học viên cần nghiên cứu kĩ các nội dung, nhất là nội dung
thứ hai việc giải toán và phương pháp giải toán ở Tiểu học, đây là nội dung quan
trọng nhất ở bài tập này.Vậy mỗi học viên cần nghiên cứu kĩ nhất là chọn các
phương pháp và hướng dẫn các bước giải toán để làm sao cho các em hiểu và
thực hiện tốt cách giải các dạng toán.
B. Nội dung
1. Trình bày sơ lược về bài tốn và đường lới chung để giải tốn
Như chúng ta đã biết, giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức
tạp, hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học khó hơn nhiều so với hình
thành kĩ năng, kĩ xảo tính, vì các bài toán có lời văn là sự kết hợp đa dạng nhiều
khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không phải chỉ là nhớ mẫu rồi áp
dụng mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, đòi hỏi khả năng độc
lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết làm tính thông thạo, khả năng hiểu biết
thực tế cuộc sống.
Để giúp học sinh tiểu học thực hiện hoạt động giải toán có kết quả, cần
giúp cho các em nắm được một số bước của quy tắc chung, hướng dẫn các em
thực hiện theo 5 bước sau:


2
* Bước 1: Nghiên cứu kĩ đầu bài
Cần đọc kĩ bài toán dù bài toán cho ở dạng có lời văn hoàn chỉnh hay
bằng dạng tóm tắt. Học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ đề toán cho biết cái gì? Bài
toán hỏi gì? Ở bước này, tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể sử
dụng các phương pháp khác nhau để yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu đề. Chẳng
hạn yêu cầu học sinh đọc thầm đề bài và dùng bút chì gạch 1 gạch dưới cái đã
cho và gạch 2 gạch dưới cái phải tìm (phương pháp bút đàm) sau đó cho học
sinh thuật lại vắn tắt bài toán mà không cần phải đọc nguyên văn bài toán đó
(tức là đọc lại đề bài sau khi đã lược bỏ những yếu tố phi toán học).

* Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài
- Minh họa bài toán bằng cách tóm tắt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ,
kí hiệu ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ,… Ở bước này người giáo viên cần
giúp học sinh tìm ra cách tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tìm ra cách giải nhất.
Chẳng hạn:
Với bài toán: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 3cm. Nếu
gấp chiều dài lên 5 lần mà vẫn giữ nguyên chiều rộng thì chiều dài mới sẽ lớn
hơn chiều rộng 31 cm. Tính chiều dài của hình chữ nhật đã cho. Ta có thể tóm
tắt theo 3 cách như sau:
* Bước 3: Lập kế hoạch giải toán (phân tích bài tốn để tìm cách giải)
- Lập kế hoạch giải bài toán nhằm xác định hướng giải quyết, thực hiện
các phép tính số học. Có hai hình thức được thể hiện như: “Đi từ câu hỏi của bài
toán đến các sớ liệu”(Đường lối phân tích) hoặc đi từ số liệu (dữ kiện) đến các
câu hỏi của bài toán (Đường lối tổng hợp).
Còn Đường lối phân tích thì ngược lại, học sinh luôn hiểu rõ lí do của mỗi
việc làm, hiểu rõ vì sao lại chọn phép tính này mà không chọn phép tính kia.
Như vậy suy nghĩ luôn có phương hướng xác định, tính tích cực, chủ động được
phát huy. Song nếu hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải toán bằng phương
pháp này thì bài giảng thường dài hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Vả lại với học
sinh có khó khăn trong học tập môn toán hoặc với những bài toán khó như ví dụ
3 thì dùng phương pháp này sẽ khó thu được hiệu quả như mong muốn.
Như vậy tùy từng đối tượng học sinh, tùy nội dung bài cụ thể mà giáo
viên có thể lựa chọn phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích đề bài toán để
tìm cách giải một cách phù hợp và hiệu quả.
* Bước 4: Hướng dẫn trình bày bài giải bài toán


3
Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế
hoạch giải bài toán và trình bày bài giải.

* Bước 5: Kiểm tra kết quả của bài tốn và tìm hướng giải khác
Việc giúp cho học sinh có thói quen tự kiểm tra lại kết quả của bài toán đã
tìm ra là một việc rất quan trọng, vì nó giáo dục các em đức tính cẩn thận, chu
đáo, ý thức trách nhiệm với công việc mình làm.
Tóm lại, để giúp học sinh tiểu học có thể làm tốt dạng toán có lời văn
người giáo viên cần thực hiện tốt và đầy đủ 5 bước trên không xem nhẹ bất cứ
bước nào. Song tùy từng đối tượng học sinh, tùy từng nội dung cụ thể mà linh
hoạt thực hiện kĩ một số bước nào đó. Chẳng hạn:
Với học sinh lớp 1, 2 và những học sinh có khó khăn trong học tập môn
toán ta không những cần phải hướng dẫn kĩ, tỉ mỉ 3 bước 1; 2; 3 mà còn phải
hướng dẫn thật tỉ mỉ bước 4. hướng dẫn kĩ từ cách viết câu trả lời đến cách viết
phép tính, viết đơn vị và đáp số. Hay ở bước 3 cần có thêm các câu hỏi phụ gợi
ý để học sinh có thể tìm ra cách giải.
- Với học sinh lớp 3, 4, 5 ta chỉ cần hướng dẫn thật kĩ 3 bước trên thì việc
trình bày bài giải và kiểm tra lại kết quả không còn là vấn đề đối với các em.
- Với đối tượng học sinh giỏi, ta lại đặc biệt chú trọng bước 5 “Kiểm tra
kết quả và tìm cách giải khác”. Ở bước này, ta nên hướng học sinh giỏi ngoài
cách kiểm tra tính hợp lí của đáp số còn nên kiểm tra kết quả bằng cách giải bài
toán bằng các cách khác nhau và cách đặt bài toán ngược để giải. Như vậy, ta
phát triển tư duy sáng tạo của các em, giúp các em linh hoạt, sáng tạo hơn.
2. Trình bày sơ lược về một số phương pháp thường dùng để giải toán
ở Tiểu học
2.1. Phương pháp rút về đơn vị. Phương pháp tỉ số
Trong một bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ (thuận hay nghịch) người
ta thường cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và một giá trị của đại lượng
thứ hai. Bài toán đó đòi hỏi phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai.
Để tìm giá trị đó, ở cấp Một có thể sử dụng một trong những phương pháp
thường dùng như phương pháp rút về đơn vị, phương pháp tỉ số,...
Ví dụ 1: Có 112 m vải may được 32 bộ quần áo như nhau. Hỏi phải dùng
bao nhiêu mét vải loại đó để may được 100 bộ quần áo như thế ?

2.2. Phương pháp thay thế
Trong một bài toán hợp thể phải tìm nhiều số chưa biết. Khi giải bài toán
đó ta có thể tạm thời thay thế một vài số chưa biết bằng một số chưa biết khác,


4
hoặc nói cách khác, ta biểu diễn một vài số chưa biết này theo một số chưa biết
khác. Lúc đó những số chưa biết này được thay đổi để bằng một số chưa biết đó.
Dựa vào các điều kiện của bài toán ta tìm giá trị của số chưa biết đó, rồi từ giá
trị mới tìm này mà tìm tiếp các số chưa biết còn lại của bài toán.
Ví dụ: Tìm ba số có tổng bằng 175, biết số thứ nhất kém số thứ hai 16 đơn
vị, số thứ hai kém số thứ ba 17 đơn vị.
2.3. Phương pháp chia tỉ lệ
Người ta thường sử dụng phương pháp chia tỉ lệ khi gặp các bài toán đã
cho biết tỉ số của các số và cho biết tổng (hoặc hiệu) của các số đó. Nhiều bài
toán về đại lượng tỷ lệ thuận, về đại lượng tỉ lệ nghịch có thể giải được bằng
phương pháp này.
Ví dụ: Nhà trường chia đều 800 quyển vở cho mỗi lớp của khối Năm và
khối Bốn. Hỏi mỗi khối được chia bao nhiêu quyển vở, biết rằng khối Năm có 3
lớp và khối Bốn có 5 lớp?
2.4. Phương pháp suy luận lôgic
Loại toán này đa dạng về đề tài đòi hỏi học sinh phải biết suy luận đúng
đắn, chặt chẽ, trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sống
phong phú của mình. Vì vậy, cần phải luyện tập óc quan sát, cách lập luận, cách
xem xét các khả năng có thể xảy ra của một sự kiện và vận dụng những kiến
thức đã học vào các tình huống muôn hình muôn vẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Đôi khi để giải những bài toán loại này, chỉ cần những kiến thức toán học đơn
giản, nhưng lại đòi hỏi, khả năng chọn lọc trường hợp, suy luận chặt chẽ, rõ
ràng.
Ví dụ: Một con ốc bò từ mặt đất lên đầu một chiếc cọc cao 20dm. Biết

rằng cứ ban ngày nó bò lên được 5dm thì tối đến nó lại bị tụt xuống 2dm. Hỏi
nếu con ốc bắt đầu bò từ sáng hôm nay thì sau bao lâu nó mới bò lên đến đỉnh
cọc?
2.5. Phương pháp lựa chọn
Có những bài toán mà khi giải bài toán đó ta phải nêu lên tất cả các
trường hợp có thể xảy ra với một đối tượng nào đó, trên cơ sở ấy ta kiểm tra
xem có trường hợp nào đúng với điều kiện của bài toán không? Nếu có thì
trường hợp đó là đáp số của bài toán. Cách giải đó được gọi là theo phương
pháp lựa chọn.
Giải bài toàn theo phương pháp lựa chọn thường có hai bước: thống kê và
kiểm tra. Để thống kê các trường hợp có thể xảy ra với một đối tượng nào đó,


5
người ta thường dựa vào một số điều kiện nào đó của bài toán, để kiểm tra các
trường hợp này, người ta thường dựa vào các điều kiện còn lại của bài toán.
Ví dụ: Cho số có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số
hàng chục. Nếu lấy số đó cộng với 7 thì sẽ được số có hai chữ số giống nhau.
Hãy tìm số đã cho.
Trên đây là phương pháp hướng dẫn học sinh tiểu học giải toán có lời văn
mà bản thân tôi đã học hỏi được trên sách, báo, tài liệu và áp dụng vào thực tế
giảng dạy. Nhờ tất cả phương pháp này mà giúp cho các em nắm được cách giải
toán có lời văn ở tiểu học.
3. Dạy học giải toán ở Tiểu học
3.1. Chọn 4 bài toán ở tiểu học và hướng dẫn cách giải
Bài tốn 1: Mợt tắc xi trong 2 giờ chạy được 40 km. Hỏi tắc xi đó chạy
trong 4 giờ được bao nhiêu kí lô mét? (Coi như vận tốc không đổi)
Cách 1: Phương pháp rút về đơn vị
Giải
Số ki lo mét tắc xi chạy trong 1 giờ là:

40 : 2 = 20 (km)
Số ki lo met tắc xi chạy trong 4 giờ là:
20 x 4 = 80 (km)
Đáp số: 80 km
Hướng dẫn cách giải cách 1 và phân tích bài toán
* Đọc kĩ đề toán: Cần nắm được ba yếu tố cơ bản. Những "dữ kiện" là
những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, "những ẩn số" là những cái chưa biết và
cần tìm và những "điều kiện" là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
* Phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì? (Một tắc xi trong 2 giờ chạy được 40km)
- Bài toán hỏi gì? (Hỏi tắc xi đó chạy trong 4 giờ được bao nhiêu kí lo
mét?)
- Muốn tìm số ki lo mét đi trong 4 giờ ta cần biết gì? (Biết được số ki lo
mét đi trong 1 giờ)
- Số ki lo mét đi trong 1 giờ biết chưa? (Chưa biết)
- Muốn biết ta phải làm sao? (Ta lấy 40 : 2)
- Có được số ki lô met đi trong 1 giờ, muốn tìm số ki lô mét đi trong 4 giờ
ta làm như thế nào? (Lấy số ki lô mét đi trong 1 giờ nhân cho 4)
* Tóm tắt đề toán


6
2 giờ: 40 km
4 giờ: ? km
Bài toán này sẽ được giải theo hai bước sau đây:
B1/
1 giờ : ? km
B2/
4 giờ : ? km
Vậy bước một ta tìm gì? (Tìm xem 1 giờ đi được bao nhiêu ki lô mét?)

Bước hai ta tìm gì ? (Tìm xem 4 giờ đi được bao nhiêu ki lô mét?)
* Viết bài giải.
* Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
Cách 2: Phương pháp tỉ số
Giải
So sánh 4 giờ với 2 giờ ta thấy:
4 : 2 = 2 (lần)
Vậy trong 4 giờ xe máy đi được:
40 x 2 = 80 (km)
Đáp số: 80 km
Hướng dẫn giải cách 2
- GV hướng dẫn HS tóm tắt như cách 1
GV hướng dẫn giải theo hai bước sau đây:
* GV hỏi: 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? (gấp 2 lần vì 4 : 2 = 2)
* Quãng đường phải tìm gấp bấy nhiêu lần 40 km.
- So sánh hai giá trị của đại lượng thứ nhất xem số này gấp mấy lần số kia
(ở bài này 4 giờ gấp 2 lần 2 giờ)
- Gía trị đã biết của đại lượng thứ hai cũng được tăng (hoặc giảm) đúng
một số lần vừa tìm được ở bước 1 (ở bài toán này 40 km được tăng gấp hai lần)
kết quả vừa tìm được chính là sớ phải tìm trong bài toán.
Bài tốn 2( dạng tốn tởng, hiệu): Tìm hai sớ biết tổng của chúng bằng
65, số lớn hơn số bé 5 đơn vị.
Cách 1:
Giải



7
Hai lần số bé là:
65 – 5 = 60
Số bé là:
60 : 2= 30
Số lớn là:
65 – 30 = 35
Đáp số: số lớn là: 35, số bé là 30
Cách 2:
Giải
Hai lần số lớn là:
65 + 5 = 70
Số lớn là:
70 : 2 = 35
Số bé là:
65 – 35 = 30
Đáp số: số lớn là: 35, số bé là 30
Hướng dẫn giải cách 1
* Đọc kĩ đề toán: Cần nắm được ba yếu tố cơ bản. Những "dữ kiện" là
những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, "những ẩn số" là những cái chưa biết và
cần tìm và những "điều kiện" là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
* Phân tích bài toán
Nếu ta giả thuyết số lớn giảm đi 5 đơn vị thì hai số sẽ bằng nhau (đều
bằng số bé). Bước này thực chất là ta biểu diễn số bé qua số lớn.
- Lúc này tổng của hai số sẽ giảm đi 5 đơn vị. Tổng này sẽ bằng hai lần số
bé.
- Từ đây ta tìm được số bé.
- Lấy tổng trừ đi số bé ta tìm được số lớn.
- Ta có công thức: Số bé = (Tổng - hiệu) : 2

* Tóm tắt đề toán (GV có thể hỏi HS và hướng dẫn vẽ sơ đồ tóm tắt hay
cho HS tóm tắt)
Số bé
5
65
Số lớn
* Viết bài giải.
* Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Đọc lại lời giải.


8
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa
* Tương tự nếu ta giả thuyết số bé tăng thêm 5 đơn vị ta có cách giải thứ
hai.
- Ta có công thức: Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2
Bài toán 3( Bài toán về chuyển động đều): Một người đi xe đạp trong
15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó?
Cách 1:
Giải
Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ:
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15 km
Hướng dẫn:
* Đọc kĩ đề toán: Cần nắm được các yếu tố cơ bản. Những "dữ kiện" là

những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, "những ẩn số" là những cái chưa biết và
cần tìm và những "điều kiện" là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
* Phân tích bài toán và tóm tắt
- Bài toán cho biết gì? (Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc
12,6 km/giờ).
- Bài toán hỏi gì? (Tính quãng đường đi được của người đó?)
- Muốn tính quãng đường ta làm sao? (Quãng đường bằng vận tốc nhân
thời gian)
- Vận tốc biết chưa? (Biết rồi: 12,6 km/giờ)
- Thời gian biết chưa? (Biết rồi: 15 phút)
- Vậy có được vận tốc và thời gian ta tính được quãng đường.
- Tóm tắt đề toán.
t = 15 phút =

1
giờ = 0,25 giờ
4

v = 12,6 km/giờ
S = ? km
* Viết bài giải.


9
* Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa

Cách 2:
Giải
Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút:
1 giờ = 60 phút
Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là:
12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
0,21 x 15 = 3,15 ( km)
Đáp số: 3,15 km
Hướng dẫn:
- GV có thể hỏi học sinh ngoài cách tính thời gian là giờ ra, ta còn tính
được thời gian là gì nữa?
(HS có thể trả lời đơn vị là phút, nếu không GV sẽ nêu)
- Vậy 1 giờ bằng bao nhiêu phút? (60 phút)
- Vậy có được thời gian là phút ta tìm vận tốc bằng cách nào? (Quãng
đường chia cho thời gian)
- Có được vận tốc được tính bằng phút ta tìm được quãng đường bằng
cách nào? (Lấy vận tốc nhân với thời gian)
- Cho học sinh giải cách 2.
Bài toán 4( Bài tốn dạng tởng, tỉ): Mợt đám đất hình chữ nhật có chiều
rộng bằng

3
chiều dài và có chu vi là 105m. Tính diện tích đám đất đó?
4

Bài giải
Cách 1:
Nửa chu vi đám đất đó là:
105 : 2 = 52,5 (m)

Tổng số phần bằng nhau:
3 + 4 = 7 (phần)
Chiều rộng đám đất là:


10
52,5 : 7 x 3= 22,5 (m)
Chiều dài của đám đất là:
52,5 – 22,5 = 30 (m)
Diện tích của đám đất là:
22,5 x 30 = 675 (m2)
Đáp số : 675 m2
Hướng dẫn:
* Đọc kĩ đề toán: Cần nắm được ba yếu tố cơ bản. Những "dữ kiện" là
những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, "những ẩn số" là những cái chưa biết và
cần tìm và những "điều kiện" là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
* Phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì? (Một đám đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng
chiều dài và có chu vi là 105m)
- Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích đám đất đó?)
- Muốn tính diện tích ta làm sao? (lấy chiều dài nhân chiều rộng)
- Chiều dài biết chưa? Chiều rộng biết chưa? ( chưa biết)
- Vậy ta cần tìm gì trước ? ( nữa chu vi) 105 : 2= 52,5
- GV vẽ sơ đồ cho HS quan sát.

?m
Chiều rộng
Chiều dài

52,5 m


?m
- Ta tìm gì nữa? (Tổng số phần bằng nhau) 3 + 4= 7
- Vậy ta tìm chiều rộng bằng cách nào? (Ta lấy nữa chu vi: 52,5 : 7 x 3)
- Ta tìm chiều dài bằng cách nào? (Lấy nữa chu vi trừ cho chiều rộng)
- Có được chiều dài và chiều rộng ta tìm được diện tích bằng cách nào?
(Dài nhân rộng)
* Viết bài giải.
* Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.


11
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa
Cách 2:
Giải
Nửa chu vi đám đất đó là:
105 : 2 = 52,5 (m)
Phân số chỉ 52,5 m bằng:
1+

3
7
= (chiều dài)
4
4


Chiều dài của đám đất đó là:
52,5 :

7
= 30 (m)
4

Chiều rộng của đám đất đó là:
52,5 – 30 = 22,5 (m)
Diện tích của đám đất đó là:
22,5 x 30 = 675 (m2)
Đáp số : 675 m2
3.2. Thiết kế 4 bài toán mới và giải các bài tốn
Bài tốn 1: Mợt đợi cơng nhân trong 3 giờ dệt được 60 mét vải. Hỏi trong
6 giờ đội công nhân đó dệt được bao nhiêu mét vải?
Giải
Cách 1:
Số mét vải đội công nhân dệt trong 1 giờ là:
60 : 3 = 20 (mét vải)
Số mét vải đội công nhân dệt trong 6 giờ là:
20 x 6 = 120 (mét vải)
Đáp số: 120 mét vải
Cách 2:
So sánh 6 giờ với 3 giờ ta thấy:
6 : 3 = 2 (lần)
Vậy trong 6 giờ đội công nhân dệt được:
60 x 2 = 120 (mét vải)
Đáp sớ: 120 mét vải
Bài tốn 2: Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 43, số lớn hơn số bé 3
đơn vị.

Giải


12
Cách 1:
Hai lần số bé là:
43 – 3 = 40
Số bé là:
40 : 2 = 20
Số lớn là:
43 – 20 = 23
Đáp số: số lớn là: 23, số bé là 20
Cách 2:
Hai lần số lớn là:
43 + 3 = 46
Số lớn là:
46 : 2 = 23
Số bé là:
43 - 23 = 20
Đáp số: số lớn là: 23, số bé là 20
Bài tốn 3: Mợt Bác tài chạy xe trong 30 phút với vận tốc 25,2 km/giờ.
Tính quãng đường đi của Bác tài đó?
Giải
Cách 1:
Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ:
30 phút = 0,5 giờ
Quãng đường đi được của Bác tài là:
25,2 x 0,5 = 12,6 (km)
Đáp số: 12,6 km
Cách 2:

Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút:
1 giờ = 60 phút
Vận tốc của Bác tài chạy xe với đơn vị km/phút là:
25,2 : 60 = 0,42 (km/phút)
Quãng đường đi được của Bác tài là:
0,42 x 30 = 12,6 (km)
Đáp số: 12,6 km


13
Bài tốn 4: Mợt miếng vườn hình chữ nhật có chiều rộng bằng

2
chiều
3

dài và có chu vi là 200 m. Tính diện tích của miếng vườn đó?
Giải
Cách 1:
Nửa chu vi miếng vườn đó là:
200 : 2 = 100 (m)
Tổng số phần bằng nhau:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng miếng vườn là:
100 : 5 x 2= 40 (m)
Chiều dài của miếng vườn là:
100 – 40 = 60 (m)
Diện tích của miếng vườn là:
60 x 40 = 2400 (m2)
Đáp số: 2400 m2

Cách 2:
Nửa chu vi miếng vườn đó là:
200 : 2 = 100 (m)
Phân số chỉ 100 m bằng:
1+

2
5
= (chiều dài)
3
3

Chiều dài của miếng vườn đó là:
100 :

5
= 60 (m)
3

Chiều rộng của miếng vườn đó là:
100 – 60 = 40 (m)
Diện tích của miếng vườn đó là:
60 x 40 = 2400 (m2)
Đáp số: 2400 m2
C. Kết luận
Qua việc thực hiện nội dung bài tập lớn này bản thân tôi nhận thấy: Ở bậc
Tiểu học môn toán có vai trò đặc biệt quan trọng cùng với các môn học khác nó
góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển tư duy của người học, đồng
thời môn toán còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ



14
trẻ. Ở nhà trường tiểu học, việc dạy học toán cho học sinh tạo năng lực cho các
em sử dụng toán trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua việc
học toán ở nhà trường đã rèn cho các em năng lực tư duy, phát triển trí thông
minh, kĩ năng tính toán. Chính vì thế, môn Toán luôn được chú trọng và được
dành một thời lượng rất lớn trong việc giảng dạy Giáo dục phổ thông. Theo yêu
cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới nợi dung và phương pháp dạy học ở
Tiểu học, ngồi việc tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh nắm được kiến
thức chuẩn thì tùy vào năng lực của học sinh, giáo viên cần phải phát triển, khai
thác, mở rộng thêm kiến thức một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của
các em. Hơn nữa, bậc tiểu học là bậc quan trọng, nó đặt nền móng cho việc hình
thành nhân cách ở học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu
về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, trang bị các phương
pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, Học
sinh học tốt môn toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực học toán
ở các lớp tiếp theo. Và để đem lại thành công trong dạy học toán là rất khó đối
với giáo viên vì phải biết lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học dựa trên đặc điểm tâm lý của các em.
Bản thân là giáo viên Tiểu học tôi thường xuyên nghiên cứu kỉ tất cả các
dạng toán để áp dụng trong giảng dạy, nhằm giúp cho các em nắm bài, hiểu bài
thật chắc. Qua đó, các em mới vận dụng tốt tất cả các phương pháp giải toán ở
Tiểu học để các em có kiến thức học các lớp tiếp theo.
Ngày 29 tháng 8 năm 2021
Học viên

Nguyễn Thị Út Trinh




×