Tải bản đầy đủ (.pdf) (387 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên, giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 387 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Nghệ An, tháng 11 năm 2019


Chịu trách nhiệm xuất bản
GS.TS.NGƯT Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An
PGS.TS Lưu Tiến Hưng - Hiệu trưởng Trường CĐSP Nghệ An
Chịu trách nhiệm nội dung
Tiến sĩ Trần Anh Tư - Phó Hiệu trưởng Trường CĐSP Nghệ An
Ban biên tập
Tiến sĩ Đàm Thị Ngọc Ngà
Tiến sĩ Thái Dỗn Việt
Thạc sĩ Tạ Thị Thanh Hà
Thạc sĩ Phạm Đình Hòa
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Đào
Thạc sĩ Trần Hải Hưng
Thạc sĩ Phùng Nguyễn Quỳnh Nga
Thiết kế và trình bày
Phịng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, Số 389 Đường Lê Viết Thuật,
Xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An
Email:



MỤC LỤC
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG PHỔ THƠNG THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC
GS.TS. Thái Văn Thành...................................................................................................................... 10
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
PGS.TS. Lưu Tiến Hưng...................................................................................................................... 18
BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Nguyễn Thị Hoài An................................................................................................................... 24
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NĨI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG
TRÌNH MỚI
ThS. Lưu Thanh Tú, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Lê Hoài Thu, ThS. Nguyễn Thị Ngọc................... 33
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY KĨ NĂNG NÓI CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Phạm Thị Mai Anh - ThS. Lê Thị Hồng Thái................................................................................ 38
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ
ThS. Lê Thị Phương Anh.................................................................................................................... 43
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THƠNG MỚI
Thượng tá Trần Văn Bản, ThS. Hà Ngọc Phi(1), CN Trịnh Thị Bích Hải(2)............................................... 49
MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THCS ĐÁP ỨNG U CẦU CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Phan Thị Châu........................................................................................................................... 54
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TẠI
TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
ThS. Phan Thị Minh Châu................................................................................................................... 63
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÂM LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG

GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN KHI DẠY HỌC HỌC PHẦN TÂM LÝ
HỌC ĐẠI CƯƠNG
ThS. Nguyễn Thị Kim Chung.............................................................................................................. 70
ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THƠNG MỚI - ThS. Nguyễn Đình Đại Dương............................................................................... 77


4

Kỷ yếu hội thảo khoa học

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG U CẦU
CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
ThS. Nguyễn Đình Đại Dương............................................................................................................. 83
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH MƠN TN&XH LỚP 1 VÀ VIỆC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY HỌC
MÔN TN&XH LỚP 1 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THƠNG
ThS. Thái Thị Đào - ThS. Lê Thị Ánh Nga........................................................................................... 91
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC HỆ
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Lê Thị Hương Giang - CN. Lê Thị Lam Giang.............................................................................. 99
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠOGIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN
ThS. Lê Thị Lệ Hà............................................................................................................................ 106
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MỸ QUA NGỮ LIỆU VĂN HỌC NHẰM BỒI DƯỠNG PHẨM
CHẤT CHO HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI PHỔ THƠNG
ThS. Tạ Thị Thanh Hà - ThS. Trần Thị Lệ Dung................................................................................. 113
ÁP DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MỚI
ThS. Võ Thị Thanh Hà - ThS. Nguyễn Thị Hồng Phượng.................................................................... 119
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI

Ths. Trần Bích Hải........................................................................................................................... 126
PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2018
ThS. Nguyễn Thị Diễm Hằng, PGS.TS. Cao Cự Giác......................................................................... 133
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
ThS. Cao Thị Hiên............................................................................................................................ 140
DẠY HỌC HỌC PHẦN “TOÁN 2” CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
ThS. Đậu Thị Thu Hiền..................................................................................................................... 147
ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP NGHE, NĨI, ĐỌC, VIẾT KẾT HỢP VỚI HÌNH ẢNH TRONG
DẠY HỌC TIẾNG ANH NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở BẬC THCS
ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS. Trần Kim Tú, ThS. Trần Thị Thanh Hoa, ThS. Đào Thị Nhung............. 152
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TOÁN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Phạm Đình Hịa........................................................................................................................ 159


Kỷ yếu hội thảo khoa học

5

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH
ThS. Phạm Đình Hịa, ThS. Lê Đình Cường, ThS. Nguyễn Anh Tài..................................................... 167
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN TIẾNG VIỆT 1 THEO ĐỊNH HƯỚNG CDIO NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Phạm Thị Thanh Huệ............................................................................................................... 174
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Nguyễn Lâm Huy..................................................................................................................... 184
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO

TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Hương (A)............................................................................................................. 189
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
ThS. Nguyễn Cao Kiên..................................................................................................................... 194
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CHO SINH VIÊN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TS. Đặng Thị Quỳnh Lan, TS. Nguyễn Viết Thanh Minh..................................................................... 201
PHÁT TRIỂN CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
ThS. Thái Thị Mai Liên - ThS. Đặng Thị Ngun................................................................................ 208
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MƠN NGỮ VĂN VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
GIÁO VIÊN
TS. Đặng Lưu................................................................................................................................... 214
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN THCS ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH SGK MỚI
ThS. Nguyễn Thị Phước Mĩ............................................................................................................... 221
XÁC ĐỊNH QUY TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LOẠI HÌNH BỒI
DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỰC TIỄN
TS. Nguyễn Viết Thanh Minh - ThS. Hoàng Lê Minh Nhật................................................................. 228
CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CÁC CHỦ ĐỀ SINH HỌC TRONG MƠN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Trần Thị Kim Ngân1, Cao Thị Hiên1, Nguyễn Thị Bích Liên2............................................................... 234


6

Kỷ yếu hội thảo khoa học

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

PGS.TS Nguyễn Thị Nhị................................................................................................................... 241
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS, ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH SGK MỚI
ThS. Đoàn Thị Kim Nhung................................................................................................................ 246
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Hà Ngọc Phi, Trung tá Nguyễn Văn Minh, Thiếu tá Nguyễn Tiến Đồng...................................... 254
DẠY HỌC TOÁN CHO SINH VIÊN KHOA TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
Th.S Nguyễn Thị Hồi Qun............................................................................................................ 259
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ MƠN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh.......................................................................................................... 267
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
TS. Nguyễn Chí Tăng, TS. Hồ Cảnh Hạnh......................................................................................... 272
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA - VŨNG TÀU VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH, XÂY DỰNG LẠI CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
TS. Nguyễn Chí Tăng, TS. Hồ Cảnh Hạnh......................................................................................... 280
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM
TS. Nguyễn Thủy Tiên...................................................................................................................... 291
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG
MỚI - 2018 HƯỚNG TỚI VIỆC HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
TS. Chu Thị Hà Thanh...................................................................................................................... 297
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
Ths. Lê Văn Thắng........................................................................................................................... 305
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT KIỂM TRA

ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC
ThS. Hoàng Thị Minh Thảo............................................................................................................... 316


Kỷ yếu hội thảo khoa học

7

DẠY HỌC STEM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG MỚI
ThS. Lê Thị Ngọc Thúy, ThS. Lương Thị Tú Oanh............................................................................. 324
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
ThS. Nguyễn Văn Thường................................................................................................................. 329
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO
ĐỊNH HƯỚNG PHÙ HỢP CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Nguyễn Thị Hương Trà............................................................................................................. 338
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THƠNG MỚI
PGS.TS Trần Anh Tuấn.................................................................................................................... 343
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TÂM LÝ - GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
TS. Nguyễn Huy Tuyến, ThS. Nguyễn Thị Trầm Ca........................................................................... 354
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TS. Trần Anh Tư, TS. Đàm Thị Ngọc Ngà, Ths.Trần Hải Hưng........................................................... 362
THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN - MƠ HÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO NHU
CẦU TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN KHI HỌC MÔN THỂ DỤC NHẰM ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Phạm Thanh Vinh..................................................................................................................... 371

DẠY HỌC MƠN TỐN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
NGƯT.TS.Thái Huy Vinh................................................................................................................... 376
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS ĐÁP ỨNG CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI HIỆN NAY
TS. Hồ Thị Việt Yến.......................................................................................................................... 382


8

Kỷ yếu hội thảo khoa học


Kỷ yếu hội thảo khoa học

9

LỜI NĨI ĐẦU
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 bao gồm Chương trình tổng thể, chương
trình các môn học và hoạt động giáo dục đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ký ban hành ngày 26/12/2018 kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Theo đó
Chương trình GDPT 2018 sẽ được áp dụng trên tồn quốc từ năm học 2020-2021. Để
kịp thời đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp học Tiểu học và Trung
học cơ sở (THCS) phù hợp với yêu cầu chương trình GDPT mới, các cơ sở đào tạo,
các đơn vị quản lý và sử dụng giáo viên cần có những kế hoạch hành động cụ thể để
điều chỉnh, bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch, lộ trình chi
tiết bồi dưỡng giáo viên tiểu học, THCS trong thời gian tới.
Với mục đích tổ chức một diễn đàn học thuật để các chuyên gia, các nhà khoa
học, các nhà giáo, các nhà quản lý và những người quan tâm trao đổi, chia sẻ về thực
trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và Trường
CĐSP Nghệ An phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển chương trình đào tạo
và đội ngũ giảng viên, giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới”.
Hội thảo tập trung trao đổi, đề xuất các nội dung nhằm điều chỉnh, bổ sung, đổi
mới các chương trình đào tạo, các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, THCS
phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thơng mới. Đồng thời, trao đổi, đề xuất nội
dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường Cao đẳng Sư phạm, giáo
viên các cấp Tiểu học, THCS đáp ứng yêu cầu giảng dạy Chương trình giáo dục phổ
thơng mới.
Những nội dung này của Hội thảo đã được đón nhận sự hưởng ứng tích cực từ
đơng đảo cán bộ, giảng viên trong và ngoài trường. Ban tổ chức đã nhận được bài viết
từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Huế,
Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, Trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu, Trường CĐSP
Nam Định, Trường CĐSP Quảng Trị, Trường CĐSP Hà Tây…, điều đó cho thấy, chủ
đề Hội thảo thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học và các nhà giáo. Các
bài viết đều hướng vào chủ đề của Hội thảo với những cách tiếp cận khác nhau nhưng
đều tâm huyết bày tỏ sự trăn trở của tác giả với việc phát triển chương trình đào tạo và
đội ngũ giảng viên, giáo viên hiện nay.
Hội thảo năm nay cũng là một trong những hoạt động trọng tâm trong chuỗi hoạt
động chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ
An (1959-2019). Thay mặt toàn thể cán bộ, viên chức Trường CĐSP Nghệ An, Ban
tổ chức trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến quý vị khách quý, các nhà giáo, nhà
khoa học đã quan tâm đến Hội thảo. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, với sự chuẩn bị
chu đáo của Ban tổ chức và sự ủng hộ nhiệt huyết của các nhà khoa học, nhà giáo, Hội
thảo khoa học với chủ đề “Phát triển chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên, giáo
viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới” sẽ đạt được mục đích đã đề ra.
Chúc Hội thảo thành cơng tốt đẹp!


10


Kỷ yếu hội thảo khoa học

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN
LÍ TRƯỜNG PHỔ THƠNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
GS.TS. Thái Văn Thành
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
Tóm tắt: Để thực hiện thành cơng chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ
thông 2018, việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là
vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Bài viết đề cập vấn đề phát triển chương trình bồi
dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí trường phổ thơng theo tiếp cận năng lực. Theo đó,
tác giả bài viết phân tích rõ về: Sự cần thiết phải phát triển chương trình bồi dưỡng
giáo viên, cán bộ quản lí trường phổ thơng theo tiếp cận năng lực; Quy trình phát
triển chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí trường phổ thơng theo tiếp cận
năng lực.
Từ khóa: Phát triển; bồi dưỡng; giáo viên; cán bộ quản lí; cán bộ quản lí trường
phổ thơng.
1. Đặt vấn đề
Trước bối cảnh tồn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0, địi hỏi Việt Nam phải tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất
nước trong bối cảnh mới. Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khố XI về Đổi mới căn bản,
tồn diện GD&ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết Số
88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK)
giáo dục phổ thông (GDPT), Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành CT GDPT 2018.
Từ năm học 2020-2021, sẽ bắt đầu triển khai áp dụng CT GDPT và SGK mới theo
hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông. Để triển khai thực hiện CT GDPT 2018, cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực

cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) phổ thông.
Từ trước đến nay, việc bồi dưỡng GV, CBQL trường phổ thông thường được tiến
hành theo hướng tiếp cận nội dung. Theo cách tiếp cận này, việc bồi dưỡng chỉ dựa
chủ yếu trên một số Modul, chun đề lí thuyết. Vì vậy, việc bồi dưỡng chỉ nhằm trả
lời câu hỏi: Họ cần biết cái gì? Bồi dưỡng cho họ cái gì? Còn theo hướng tiếp cận
mới (tiếp cận phát triển năng lực), việc bồi dưỡng GV, CBQL nhằm phát triển ở họ
các phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV, CBQL để có thể tổ chức dạy học,
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt CT GDPT 2018. Đó là cách tiếp cận nêu rõ người GV,
CBQL sẽ phải làm những gì và làm như thế nào? Vì thế, bồi dưỡng theo tiếp cận mới
quan tâm đến chuẩn đầu ra. Theo cách tiếp cận này, địi hỏi GV, CBQL khơng chỉ
nắm vững kiến thức, kĩ năng mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng sáng tạo kiến
thức, kĩ năng đó vào hoạt động dạy học, giáo dục và hoạt động quản trị, lãnh đạo nhà
trường, vào việc giải quyết các tình huống quản lí giáo dục; phát triển các phẩm chất


Kỷ yếu hội thảo khoa học

11

và năng lực của người GV, CBQL theo Chuẩn GV, Chuẩn hiệu trưởng mới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết phải phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ
quản lí trường phổ thông theo tiếp cận năng lực
2.1.1. Yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
Hiện nay, tồn cầu hóa và sự thúc ép của cuộc cách mạng 4.0, yêu cầu nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đặt ra gay gắt cho tất cả các nước. Nếu như các cuộc cách
mạng công nghiệp trước đây chỉ phát triển nhờ một phát minh công nghệ và một sự
tích hợp đơn giản, thì cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 bùng nổ nhờ sự tích hợp rất
nhiều cơng nghệ đột phá với công nghệ số. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
sự xuất hiện và bị thay thế nhanh chóng của các loại công nghệ dẫn đến sự xuất hiện

nhanh chóng của các loại hình nghề nghiệp phi truyền thống. Đây là đặc điểm quan
trọng không những để định hướng cho việc thay đổi giáo dục mà còn định hướng “học
tập suốt đời”, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối với mọi kĩ năng làm việc trong thời
kì công nghiệp 4.0. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF, 2016) [1] đưa ra một khung nhìn
về ba nhóm năng lực và kĩ năng làm việc, đó là: 1/ Năng lực cơ bản (năng lực nhận
thức và năng lực thể chất; 2/ Kĩ năng cơ bản (kĩ năng nội dung và kĩ năng xử lí); 3/ Kĩ
năng liên chức năng (kĩ năng xã hội, kĩ năng quản lí nguồn nhân lực, kĩ năng kĩ thuật,
kĩ năng hệ thống và kĩ năng giải quyết các vấn đề phức tạp).
Hecklau, Galeitzke, Flachs, Kohl (2016) [2] cũng giới thiệu bổ sung 4 nhóm năng
lực cần cho người lao đợng 4.0, đó là: 1/ Nhóm năng lực kĩ thuật (kiến thức, kĩ năng kĩ
thuật, thực hiện thao tác quy trình, lập trình, IT và đa phương tiện); 2/ Nhóm kĩ năng
phương pháp (sáng tạo, sáng nghiệp, giải quyết vấn đề, mâu thuẫn, ra quyết định,
phân tích, kĩ năng nghiên cứu và định hướng năng suất); 3/ Nhóm kĩ năng xã hội (giao
tiếp, ngôn ngữ, mạng lưới hợp tác, chuyển giao kiến thức, lãnh đạo); 4/ Nhóm kĩ năng
cá nhân (linh hoạt, kiên trì, vượt khó, động cơ làm việc, chịu đựng áp lực…).
Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, địi
hỏi chúng ta phải đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT. Đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT là “Đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ
đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực
hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị
của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân
người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học” [3].
Trong những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết nói trên, đổi mới đào tạo, bồi dưỡng
nhà giáo và CBQL GD phải đi trước một bước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban
Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã nhấn mạnh: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào
tạo- bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế... ” [3].
2.1.2. Yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới CT, SGK GDPT đã nhấn



12

Kỷ yếu hội thảo khoa học

mạnh: “Đổi mới CT, SGK GDPT nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất
lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp;
góp phần chuyển nền giáo dục nặng phẩm chất và năng lực sang nền giáo dục phát
triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt
nhất tiềm năng của mỗi HS” [4]. Để thực hiện mục tiêu trên, CT GDPT cần được đổi
mới theo hướng “tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định
hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở
các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên” [4]. Bên cạnh đó, SGK cần “cụ
thể hóa các yêu cầu của CT GDPT về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và
năng lực HS; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá
chất lượng giáo dục” [4]. CT phổ thông được xây dựng bảo đảm định hướng thống
nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc, đồng thời trao
quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ
sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng
giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối
hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. Vì vậy, địi hỏi CBQL
phải chủ động, linh hoạt, vận dụng sáng tạo CT quốc gia, CT địa phương cho phù hợp
với đặc điểm HS và điều kiện, bản sắc riêng của từng nhà trường nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu
giáo dục của cấp học, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới căn bản, tồn
diện GD&ĐT.
Từ sự đổi mới đó, địi hỏi phải đổi mới bồi dưỡng đội ngũ GV, CBQL theo tiếp cận
phát triển năng lực để họ có thể thực hiện có hiệu quả CT, SGK GDPT 2018.
2.1.3. Đáp ứng sự thay đổi vai trò của nhà giáo và cán bộ quản lí trường phổ

thơng trong bối cảnh mới
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4,0,
đội ngũ GV và CBQL phải có cơ cấu hợp lí, đủ về số lượng và cần có những năng lực
mới như năng lực sáng tạo, sáng nghiệp và học tập suốt đời. Vai trò của sáng tạo được
nhấn mạnh trong báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới và trong nhiều nghiên cứu,
khẳng định như là một năng lực quyết định sự thành công của mỗi cá nhân và tổ chức
trong kỉ nguyên công nghiệp 4.0 (Erol, et al.; WEF, 2017) [5].
Trong CT GDPT 2018, nhà trường được tự chủ về thực hiện CT giáo dục, người
CBQL có cơ hội và cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bảo
đảm chất lượng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và năng lực cho
HS.Từ những u cầu trên, địi hỏi mỗi CBQL phải có năng lực mới như tầm nhìn,
sáng tạo, lãnh đạo sự thay đổi, lôi cuốn, thu hút, thúc đẩy giáo viên thực hiện sự nghiệp đổi mới giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục sáng tạo...
2.2. Phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí trường phổ
thông theo tiếp cận năng lực
2.2.1. Xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình bồi dưỡng GV và CBQL
trường phổ thông


Kỷ yếu hội thảo khoa học

13

Xác định nhu cầu bồi dưỡng (BD) của GV, CBQL là hết sức quan trọng, giúp
chúng ta xây dựng được chuẩn đầu ra và chương trình BD theo tiếp cận năng lực. Mục
tiêu BD phải được đổi mới theo hướng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và
năng lực của Chuẩn giáo viên, Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông mới. Từ
đó xây dựng Chuẩn đầu ra chương trình BD, bao gồm các vấn đề sau:
1) Đối với CBQL trường phổ thông
Mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ CBQL phổ thông phải được đổi mới theo hướng đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng mới. Cụ

thể là:
Hiệu trưởng được đào tạo về khoa học quản lí giáo dục; có phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống tốt, là tấm gương tốt cho giáo viên, là trung tâm đoàn kết của nhà
trường. Nhà trường được tự chủ về thực hiện CT giáo dục, từng bước thực hiện tự
chủ, người hiệu trưởng có cơ hội và cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về bảo đảm chất lượng. Mỗi hiệu trưởng vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà quản
lí, lãnh đạo, nhà hoạt động xã hội, nhà nghiên cứu khoa học, nhà cung ứng dịch vụ
giáo dục cho cộng đồng. Điều đó địi hỏi hiệu trưởng phải có năng lực lập kế hoạch
chiến lược phát triển nhà trường; năng lực lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và
kiểm tra, đánh giá mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường; năng lực quản lí, lãnh đạo
sự thay đổi; năng lực lựa chọn ưu tiên; có bản lĩnh đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm; năng lực khuyến khích, ni dưỡng sự sáng tạo của giáo viên, HS
trong sự nghiệp đổi mới giáo dục; năng lực lôi cuốn, thúc đẩy tập thể giáo viên, các
lực lượng xã hội, cộng đồng, cha mẹ HS tham gia vào quá trình giáo dục HS; năng
lực huy động nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nhà trường; năng
lực hợp tác quốc tế về GDPT; năng lực tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp quản lí nhà trường
hiệu quả và thực hiện thành công CT GDPT 2018.
2)Đối với GV phổ thông
Mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ GV phổ thông phải được đổi mới theo hướng đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực theo Chuẩn GV phổ thông mới. Cụ thể là:
Đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng, loại hình
giáo viên và nhân viên hỗ trợ. Nhà trường được tự chủ về thực hiện chương trình giáo
dục, người giáo viên có cơ hội và cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chủ,tự chịu trách
nhiệm về bảo đảm chất lượng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất
và năng lực cho học sinh. Mỗi giáo viên vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà hoạt động xã
hội, nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý, nhà cung ứng dịch vụ giáo dục cho cộng
đồng. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực thiết kế kế hoạch dạy học; năng
lực tìm hiểu, nắm vững đối tượng giáo dục; năng lực cảm hóa, thuyết phục, giáo dục
học sinh; năng lực tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong học sinh, cha mẹ các em,
cộng đồng về những chủ trương, chính sách giáo dục mới của Đảng, nhà nước và nhà

trường; năng lực huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục của lớp;
năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và hướng dẫn học sinh nghiên cứu
khoa học; năng lực cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, phân hóa, phát


14

Kỷ yếu hội thảo khoa học

huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp học, đổi mới kiểm tra đánh giá
theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực học sinh; năng lực sử dụng linh hoạt,
sáng tạo công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học; năng lực thiết kế, tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; năng lực hợp tác, gắn kết với làng
nghề truyền thống ở địa phương nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh; năng lực chuyển tải phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
mới cho cha mẹ học sinh...
Có thể xây dựng chuẩn đầu ra theo quy trình 5 bước sau:
Bước 1: Thành lập Tổ soạn thảo Chuẩn đầu ra chương trình BD
Tổ soạn thảo gồm các giáo viên giỏi; cán bộ quản lý; Cơ quan quản lý giáo dục.
Ngồi ra có thể mời các chun gia từ các trường đại học sư phạm.
Tổ soạn thảo tổ chức thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế
hoạch thời gian, cách thức triển khai, các nguồn lực và giao nhiệm vụ cho các cá nhân
và tập thể chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng CĐR.
Bước 2: Xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra
Bước 3: Tổ chức khảo sát thu thập thông tin các bên liên quan
Ở bước này, Tổ soạn thảo thực hiện các nội dung sau:
- Thiết kế phiếu khảo sát các bên liên quan về các năng lực người học cần đạt.
- Lập kế hoạch, xác định các đối tượng, dự tốn kinh phí khảo sát, tổ chức thảo
luận, xin ý kiến chuyên gia về các công việc cần làm để thu thập thơng tin nhằm hồn
thiện chuẩn đầu ra.

- Tổ chức khảo sát thu thập thông tin: Tổ soạn thảo tập huấn cho cán bộ thực hiện
khảo sát. Tổ chức khảo sát các bên liên quan. Xử lý số liệu khảo sát.
Sản phẩm của bước này là Phiếu khảo sát thu thập thông tin và Bảng tổng hợp Kết
quả khảo sát thu thập thông tin của các bên liên quan.
Bước 4: Hoàn thiện Dự thảo chuẩn đầu ra
Dựa vào kết quả phân tích số liệu khảo sát các bên liên quan, Tổ chức hội thảo
hoàn thiện Dự thảo chuẩn đầu ra
Bước 5: Hồn thiện, phê duyệt và cơng bố chuẩn đầu ra
2.2.2. Thiết kế chương trình BD
Căn cứ vào mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình BD, triển khai lựa chọn nội
dung và khối lượng các môn học để đưa vào chương trình BD. Trên cơ sở đó thiết kế
dự thảo khung chương trình bồi dưỡng
2.2.3.. Tổ chức hội thảo góp ý
Sau khi Dự thảo Chương trình BD được hồn thành, tổ chức hội thảo góp ý với sự
tham gia của giáo viên cốt cán, chuyên gia giáo dục, đại diện của cộng đồng; Tranh
thủ ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, của các cấp chính
quyền. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, hồn chỉnh Dự thảo văn bản Chương trình BD.
2.2.4. Tổ chức thẩm định chương trình BD
Đây là hoạt động đảm bảo chất lượng cho việc triển khai chương trình BD đáp ứng
bối cảnh mới, đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra đã được xác lập. Tất cả các bên liên


Kỷ yếu hội thảo khoa học

15

quan đến chương trình BD cần có đại diện tham gia thẩm định. Kết quả thẩm định góp
phần chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình BD trước khi triển khai thực hiện.
2.2.5. Hồn thiện chương trình và ban hành chương trình BD
Sau khi được hồn thiện, chương trình được trình lên cơ quan có thẩm quyền xem

xét, phê duyệt và ban hành.
2.2.6. Tổ chức thực hiện chương trình BD
Sau khi đã triển khai áp dụng, chương trình được đánh giá và được tiếp tục điều
chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm sự phù hợp của chương trình với đặc điểm và nhu cầu
phát triển của xã hội và của người học, đảm bảo chương trình vừa ổn định vừa phát
triển và đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
2.2.7. Đánh giá chương trình BD
Đánh giá chương trình BD nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình.
Vì vậy, hoạt động đánh giá chương trình BD cần được triển khai ngay từ đầu, liên tục,
theo từng khâu khi triển khai kế hoạch thực hiện chương trình. Ngoài việc quản lý
chặt chẽ các hoạt động triển khai chương trình sao cho đúng mục tiêu, đúng kế hoach
đã đề ra, định kỳ, tất cả các bên liên quan cần có đại diện thanh gia hoạt động đánh
giá này. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả của chương trình BD.
2.3. Nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thơng
Nội dung bồi dưỡng đội ngũ CBQL phổ thông phải được đổi mới, một mặt để đáp
ứng sự thay đổi vai trò của người CBQL trong bối cảnh hiện nay, mặt khác phải đáp
ứng được các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng phổ thông mới. Từ đó, theo chúng tơi,
nội dung bồi dưỡng đội ngũ CBQL phổ thông phải tập trung vào những vấn đề cơ bản
sau đây:
Thứ nhất: Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường phổ thông, bao gồm: Một
số vấn đề chung về lập kế hoạch phát triển GD&ĐT; Phân tích bối cảnh; Xác định
định hướng chiến lược phát triển nhà trường, triết lí, sứ mạng, tầm nhìn; Xác định các
mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường; Xác định các giải pháp chiến lược phát
triển nhà trường; Trình bày bản kế hoạch, phê duyệt kế hoạch chiến lược phát triển
nhà trường.
Thứ hai: Quản lí phát triển CT GDPT, CT mơn học theo định hướng phát triển
năng lực HS, bao gồm: Một số vấn đề chung về CT, CT giáo dục, cấu trúc CT, kinh
nghiệm quốc tế về phát triển CT giáo dục; Xây dựng CT GDPT, CT môn học theo
định hướng phát triển năng lực HS; Mơ hình, cơ chế, quy trình quản lí phát triển CT

giáo dục, CT mơn học theo định hướng phát triển năng lực HS; Tổ chức thực hiện và
đánh giá CT GDPT, CT môn học.
Thứ ba: Quản lí, lãnh đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
HS, bao gồm: Một số vấn đề chung về năng lực và phát triển năng lực HS, hoạt động
dạy học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực HS; Nội dung quản lí
hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS: Xây dựng
kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động dạy học, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin,


16

Kỷ yếu hội thảo khoa học

đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên,
HS phát huy tốt vai trị của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
HS; Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng
phát triển năng lực HS; Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp
cận năng lực.
Thứ tư: Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến
kinh nghiệm ở trường phổ thông, bao gồm: Khái quát về nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm;Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng và sáng kiến kinh nghiệm ở trường phổ thơng; Quy trình tiến hành nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm ở trường phổ thông: Xác định
đề tài nghiên cứu; Lựa chọn thiết kế nghiên cứu; Thu thập dữ liệu nghiên cứu; Phân
tích dữ liệu; Báo cáo đề tài nghiên cứu; Đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm ở trường phổ thơng;
Thứ năm: Quản trị tài chính trường phổ thơng, huy động nguồn lực phục vụ sự
ngiệp đổi mới GD, bao gồm: Các phạm trù cơ bản về tài chính (tài chính, ngân sách
giáo dục, chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản …); Khái quát về Luật Kế toán,
Luật Ngân sách; Xu hướng đầu tư cho giáo dục; Các nội dung chủ yếu về tự chủ, tự

chịu trách nhiệm: Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp; Quy chế chi tiêu nội bộ; Hoạt động quản lí tài chính trong
trường phổ thơng: Lập dự tốn tài chính; Quản lí cơng tác kế tốn; Kiểm tốn, kiểm
tra tài chính nội bộ; Quy trình tổ chức mua sắm tài sản theo phương thức tập trung;
Phương thức đấu thầu mua sắm, thanh lí tài sản; Huy động nguồn lực phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Thứ sáu: Xây dựng mơi trường giáo dục nhà trường an tồn, lành mạnh, hạnh
phúc và kết nối cộng đồng, bao gồm: Vai trị và lợi ích của mơi trường giáo dục nhà
trường an toàn, lành mạnh, hạnh phúc và kết nối cộng đồng; Nguồn lực bên trong và
bên ngoài nhà trường; Xây dựng mạng lưới chuyên môn và liên kết hợp tác trong giáo
dục; Phối hợp các lực lượng xã gội và phụ huynh trong xây dựng môi trường giáo dục
nhà trường an toàn, lành mạnh, hạnh phúc và kết nối cộng đồng
Thứ bảy: Bồi dưỡng cho CBQL năng lực quan hệ công chúng, xử lý khủng hoảng
truyền thông
Cuối cùng: Phát huy vai trị của CBQL phổ thơng trong bối cảnh đổi mới giáo
dục, bao gồm: Hình thành năng lực tư vấn, thúc đẩy, hỗ trợ đồng nghiệp; Tham mưu
cho cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả đội ngũ giáo
viên, CBQL phổ thơng.
3. Kết luận
Để thực hiện có hiệu quả CT GDPT 2018i, chúng ta cần phải bồi dưỡng nâng cao
năng lực cho đội ngũ CBQL và giáo viên phổ thông. Để thực hiện tốt điều này cần triển
khai thực hiện quy trình trên một cách hiệu quả. Đồng thời phải xây dựng chuẩn đầu ra
chương trình bồi dưỡng thiết thực, khả thi, phù hợp thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của GV,
CBQL và yêu cầu thực hiện CTGD phổ thông 2018.


Kỷ yếu hội thảo khoa học

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] WEF, (2016), The Future of JobsEmployment, Skills and Workforce Strategy
for the Fourth Industrial Revolution Executive Summary.
[2] Hecklau, F., Galeitzke, M., Flachs, S., Kohl, H. ,(2016), Holistic approach
for human resource management in Industry 4.0. 6th CLF - 6th CIRP Conference
on Learning Factories. Procedia CIRP 54 ( 2016 ) 1 - 6. Available online at www.
sciencedirect.com
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám,
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.
[4] Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (2014), Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông.
[5] WEF(World Economic Forum), (2017), Preparing for Fourth Industrial Revolution Requires Deeper Commitments to Education.
[6] Từ điển tiếng Việt, (2005), NXB Đà Nẵng.
[7] Nguyễn Lộc (chủ biên), Mạc Văn Trang, Nguyễn Cơng Giáp, (2009), Cơ sở lí
luận quản lí trong tổ chức giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[8] Đào Duy Anh, (2003), Từ điển Hán Việt, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
[9] Hồ Chí Minh (tồn tập), (1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án ETEP, (2016), Các tài liệu phục vụ Dự án.
[11] Chính phủ, (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thơng.
[12] Thái Văn Thành, (2017), Quản lí nhà trường phổ thông trong bối cảnh hiện
nay, NXB Đại học Vinh.
[13] WEF, (2015), New Vision for Education Unlocking the Potential of Technology, World Economic Forum.


18

Kỷ yếu hội thảo khoa học


TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
PGS.TS. Lưu Tiến Hưng
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
1. Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nước đã khẳng định: “Muốn phát triển giáo dục - đào tạo, điều quan
trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức giáo dục”
[1,2]. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, ngày 4/11/2013
đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng nhiệm
vụ và giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh một trong
những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý (CBQL), đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo [3]. Chiến lược phát triển
giáo dục đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 - 2020 cũng khẳng
định: phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là giải pháp then chốt và là điều
kiện đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược giáo dục trong thời kì mới [4].
Nhằm xây dựng đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều Thơng tư, văn bản,
trong đó có: Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành quy định
tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT
ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông. Gần đây, thông tư 32/2018/TT-BGDĐTcủa Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo
ban hành ngày 26/12/2018 đã đặt ra yêu cầu rất cấp bách cho công tác bồi dưỡng đội
ngũ CBQL và giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học
2020-2021 [5].
Ở Nghệ An, để cụ thể hóa các chương trình, phù hợp với thực tế địa phương, đồng
thời chỉ đạo, định hướng ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 27/10/2014; UBND

tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Ngày 05/01/2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế
hoạch số 07/KH.UBND về thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hàng
năm, UBND Tỉnh ban hành chỉ thị để toàn ngành giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm
vụ của năm học. Theo đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục và đội
ngũ giáo viên các cấp học được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp bách
trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh Nghệ An [6].
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An có chức năng và nhiệm vụ đào tạo


Kỷ yếu hội thảo khoa học

19

nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt ở trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ
cấp cho đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên phục vụ trường học từ cấp mầm non đến
trung học cơ sở (THCS) và một số ngành nghề ngoài sư phạm đáp ứng nhu cầu giáo
dục đào tạo, phát triển kinh tế và xã hội. Đến nay, Nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng
trên 60 nghìn giáo viên, nhân viên, CBQL giáo dục cho các trường học từ cấp mầm
non đến THCS của tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Theo Kế hoạch số 07/KH.UBND của UBND tỉnh thì Nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng để nâng
cao năng lực cho đội ngũ giảng viên của Nhà trường và tham gia đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học, THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông hiện nay.
Trong bài viết này, từ những kết quả Nhà trường đã thực hiện được và theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, chúng tôi làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, giáo viên cấp Tiểu
học, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Thực trạng về đội ngũ và công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên tiểu

học, THCS
2.1. Thực trạng về đội ngũ CBQL, giáo viên cấp tiểu học, THCS
Theo số liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An thống kê tại Công văn số 259/
SGDĐT-TCCB ngày 23/02/2017 về việc báo cáo kết quả bổ nhiệm hạng chức danh
nghề nghiệp giáo viên thì số lượng CBQL, giáo viên tiểu học nhiều nhất với 14.518
người; số lượng CBQL, giáo viên THCS là 12.573 người. Theo báo cáo này thì giáo
viên THCS và Tiểu học có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao nhất (62,5% ở cấp tiểu học
và 89,2% ở cấp THCS); số lượng giáo viên trình độ thạc sĩ ít nhất (chỉ 1,8% ở cấp
THCS và 0,3% ở cấp tiểu học); có 32% giáo viên cấp tiểu học và 9,0% giáo viên cấp
THCS có trình độ cao đẳng; vẫn cịn 5,2% giáo viên tiểu học trình độ trung cấp. Để
đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và theo Luật
giáo dục vừa được Quốc hội thơng qua và ban hành thì giáo viên tiểu học và THCS
cần được đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn trình độ đại học trở lên. Trên thực tế số
lượng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đại học phần lớn đã có tuổi đời cao, việc đi
học nâng cao trình độ gặp nhiều hạn chế.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải bắt đầu bằng khâu xác định nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng và đây được xem là khâu quan trọng nhất trong q trình này. Thơng thường
việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải dựa trên tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm và trên cơ sở năng lực, nhu cầu thực hiện
công việc của họ. Để thực hiện tốt khâu xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhất
thiết phải đánh giá đúng thực trạng về đội ngũ CBQL, giáo viên tiểu học và THCS.
Trên cơ sở phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng chúng ta có thể thống kê số lượng giáo
viên các cấp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và thống kê số lượng giáo viên
theo trình độ chun mơn.
2.2. Về cơng tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên tiểu học và THCS
2.2.1. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL


20


Kỷ yếu hội thảo khoa học

Đội ngũ CBQL giáo dục có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lí và
điều hành các hoạt động giáo dục ở các cơ sở và các Nhà trường. Nhận thức đúng đắn
về các hoạt động giáo dục sẽ giúp CBQL có quyết định và cư xử chuẩn mực trong
việc điều hành và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Trường CĐSP Nghệ An hiện nay
là một trong những cơ sở đào tạo được UBND tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo
tin tưởng giao chỉ tiêu và cấp ngân sách để bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục trên địa
bàn tỉnh. Đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng có bề dày kinh nghiệm, có năng lực
và trình độ chun mơn cao, bám sát nội dung chương trình của của Bộ giáo dục và
Đào tạo ban hành theo Quyết định số 382/ QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 01 năm 2012.
Đồng thời, việc bồi dưỡng phải dựa vào tình hình thực tế, thực tiễn của ngành giáo dục
tỉnh nhà và nhu cầu của người học để thực hiện từng nội dung bồi dưỡng. Hàng năm
Nhà trường đã bồi dưỡng từ 300 đến 500 CBQL các cấp mầm non, tiểu học và THCS
theo chỉ tiêu do UBND tỉnh giao. Vì vậy, cơng tác bồi dưỡng CBQL ở cấp Tiểu học
và THCS mà Trường CĐSP Nghệ An thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở cấp
Tiểu học và THCS, theo chúng tôi vẫn cịn có những tồn tại hạn chế như: việc cử giáo
viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở một số địa phương chưa đồng đều, nhiều nơi chưa quan
tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng CBQL và nguồn CBQL giáo dục; nhiều cán
bộ, giáo viên đi học chưa xác định được đầy đủ mục đích và ý nghĩa của việc đào tạo,
bồi dưỡng khối kiến thức này.
2.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cấp tiểu học và THCS
a) Bồi dưỡng thường xuyên
Công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên các cấp học là yêu cầu bắt
buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo(5). Với quan điểm công tác BDTX cho
giáo viên là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài
để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào
tạo; BDTX cho giáo viên được xác định là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước

về giáo dục, của cơ sở giáo dục và của mỗi giáo viên. Chương trình BDTX giáo viên
do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành (các Thông tư số 31, 32 ngày 08/8/2011) với
những đổi mới cả về hình thức, nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Các nội dung bồi
dưỡng được chia theo các yêu cầu, năng lực cần đáp ứng của giáo viên so với chuẩn
nghề nghiệp. Công tác BDTX hàng năm góp phần cập nhật kiến thức, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên.
Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các chương trình tập huấn cho giáo
viên các cấp học, nhằm bồi dưỡng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cho đội
ngũ giáo viên. Đây là việc làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay tồn ngành
giáo dục đang tích cực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới nhằm thực hiện
hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
(5) Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo


Kỷ yếu hội thảo khoa học

21

Gần đây, Trường CĐSP Nghệ An được Sở Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ và
chỉ tiêu bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm. Trong việc
thực hiện nhiệm vụ này, Nhà trường đã chuẩn bị nội dung chương trình bám sát với
thực tiễn ở các trường Mầm non, Tiểu học và THCS, cử cán bộ có kinh nghiệm và
năng lực tốt để đi bồi dưỡng. Nhà trường cũng chủ động liên hệ với các địa phương để
phối hợp tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề cho đội ngũ giáo viên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng tôi nhận thấy một số CBQL ở các cơ sở
chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đối với việc nâng
cao năng lực nghề nghiệp.
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Từ những văn bản quy định hiện hành và yêu cầu thực tế, liên Bộ Giáo dục và Đào

tạo, Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư(6) quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp của giáo viên tiểu học và THCS, Thông tư số 20/2017/TT- BGDĐT ngày 18
tháng 8 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội
dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non, Phổ thông
công lập. Để đảm bảo đạt chuẩn theo yêu cầu và quyền lợi cho giáo viên, Sở Giáo dục
và Đào tạo đã giao nhiệm vụ và phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An và
Trường Đại học Vinh thực hiện công tác bồi dưỡng cấp chứng chỉ Chuẩn chức danh
nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, phổ thông, công tác này đã được làm một cách
bài bản, có kế hoạch và mang lại hiệu quả cao.
Trong hai năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã giao cho Trường CĐSP
Nghệ An bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp cho hơn 5000 giáo viên các cấp
học Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn các huyện và Thành phố Vinh. Việc
bồi dưỡng đã được Nhà trường chuẩn bị và thực hiện một cách nghiêm túc từ khâu
chuẩn bị bài giảng, lựa chọn giảng viên và phối hợp tổ chức triển khai với các phòng
GD&ĐT, trung tâm GDTX ở các huyện và thành phố Vinh.
Qua việc thực hiện công tác bồi dưỡng, chúng tơi nhận thấy vẫn cịn có một bộ
phận giáo viên xem đây là điều kiện để được nâng lương, bắt buộc phải học, chưa chú
trọng đến việc học nâng cao trình độ, đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp; tham gia
bồi dưỡng hầu hết là những giáo viên có nhu cầu thăng hạng.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên
tiểu học và THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Từ thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng CBQL, giáo viên và yêu cầu về
đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, với kinh nghiệm và nhiệm vụ được giao, chúng
tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng
CBQL, giáo viên tiểu học và THCS, cụ thể:
Thứ nhất, trên cơ sở yêu cầu về công tác BDTX và bồi dưỡng CBQL, hàng năm,
(6) Thông tư số 21 và 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành Thông tư liên tịch quy
định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở
công lập.



22

Kỷ yếu hội thảo khoa học

Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục chỉ đạo các Nhà trường xây dựng kế
hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng, kế hoạch phải được thông báo từ đầu năm học
và cơng khai trong tồn đơn vị. Hiệu trưởng các Nhà trường phải có trách nhiệm tạo
điều kiện để viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng, chuẩn chức danh
theo vị trí cơng tác, cần đưa nhiệm vụ bồi dưỡng của CBQL, giáo viên vào đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học.
Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng và đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện của đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên nhằm đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Xây
dựng các chương trình bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu về thực tiễn đổi mới giáo dục
và địa phương, bổ sung những vấn đề cần thiết mà cán bộ, giáo viên đang cần, triển
khai thực hiện công tác bồi dưỡng theo kế hoạch. Gắn việc bồi dưỡng với thực tế ở
các trường phổ thông, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, làm cho
người học thấy được nhu cầu cần thiết của việc bồi dưỡng. Tổ chức bồi dưỡng tập
trung tại các cơ sở đào tạo giáo viên, nâng cao sự tương tác, trao đổi giữa người học
với người học, giữa người học với người dạy, kết hợp giữa bồi dưỡng với các sinh hoạt
tập thể về chuyên môn liên trường hoặc cụm trường nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa
cán bộ, giáo viên với nhau. Sử dụng một cách tối đa ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc bồi dưỡng CBQL và giáo viên.
Thứ ba, là cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh,
Sở Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các trường Đại
học và Cao đẳng trên địa bàn để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhà giáo trên địa bàn tỉnh. Cần phải có sự phân luồng
trong công tác bồi dưỡng CBQL và giáo viên, dựa vào chức năng, nhiệm vụ và năng

lực của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Sở Giáo dục và Đào tạo cần giao chỉ tiêu kế hoạch
cho các cơ sở đào tạo ngay từ đầu năm học nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở chủ động
sắp xếp kế hoạch, bố trí giảng viên tham gia bồi dưỡng hiệu quả, chất lượng. Quản lý
chặt chẽ việc tổ chức dạy học và cấp các loại chứng chỉ trên địa bàn tỉnh đối với các
cơ sở giáo dục khơng có sự phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thứ tư, tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng
Giáo dục với các trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, lấy cơ sở
đào tạo giáo viên làm nòng cốt để tổ chức các lớp bồi dưỡng, đặc biệt là các cơ sở bồi
dưỡng giáo viên trên địa bàn tỉnh. Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An là cơ sở giáo
dục có kinh nghiệm về cơng tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên các cấp mầm non, tiểu học và THCS trong tỉnh Nghệ An, với đội ngũ có chất
lượng, đa số giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đã có kinh nghiệm đào tạo đa ngành
phối hợp như Văn - Sử, Toán - Lý, Tốn - Tin, Văn - Giáo dục cơng dân, Sử - Địa,...
có khả năng phối hợp tốt với Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện tốt công tác đào
tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ CBQL và giáo viên tiểu học, THCS của tỉnh nhà đáp ứng mục tiêu đổi
mới giáo dục phổ thông hiện nay.


Kỷ yếu hội thảo khoa học

23

4. Kết luận
Bồi dưỡng nâng cao năng lực của CBQL giáo dục, đội ngũ giáo viên vừa là nhiệm
vụ vừa là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Công tác bồi dưỡng là hoạt động để duy
trì và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của tỉnh nhà, là điều kiện quyết định sự
thành cơng của cơng cuộc đổi mới căn bản, tồn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.
Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 2, khoá VIII.
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Nghị
quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào
tạo.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
5. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng bộ giáo dục và
đào tạo Ban hành chương trình giáo dục phổ thơng.
6. Kế hoạch số 07/KH.UBND ngày 05/01/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về thực
hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


24

Kỷ yếu hội thảo khoa học

BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG DẠY TIẾNG VIỆT
LỚP 1 THEO MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Nguyễn Thị Hồi An
Khoa Tiểu học, Trường CĐSP Nghệ An
Tóm tắt: Từ việc so sánh Chương trình sách giáo khoa cũ ( SGK 2006) với Chương
trình sách giáo khoa mới ( là SGK năm 2018), chúng tôi đã tìm ra điểm tương đồng
và khác biệt của hai chương trình sách giáo khoa cũ và mới. Sự khác biệt của chương
trình sách giáo khoa mới kéo theo sự thay đổi trong phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học của giáo viên. Đặc biệt, là giáo viên dạy lớp 1 tiểu học cần thiết phải được bồi

dưỡng sớm, tránh bỡ ngỡ khi sách giáo khoa được đưa vào giảng dạy năm 2020-2021.
Vì thế, bài viết đưa ra những nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên trong dạy Tiếng
Việt lớp 1 theo mơ hình phát triển năng lực, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng
mới nhằm giúp giáo viên tự tin và vững vàng hơn trong giảng dạy.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cả nước nói chung và ngành Sư phạm nói riêng đang đứng trước một
thách thức lớn lao, nhưng đầy hy vọng cho tương lai là thay sách giáo khoa (SGK)
mới. Cuộc cải cách này mang một tư tưởng đổi mới giáo dục lớn lao: Chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học. Và quan trọng nhất, năm 2020-2021 sách giáo khoa cho lớp 1
sẽ được đưa vào thực hiện ở bậc tiểu học. Đây cũng là vấn đề mà nhiều giáo viên (GV)
băn khoăn, lo lắng, khi muốn có một hành trang chu đáo, đầy đủ để giảng dạy cho học
sinh (HS) lớp 1. Vì vậy, với bài viết này, tơi muốn đề xuất một hướng bồi dưỡng cho
giáo viên Tiểu học, góp phần nhân lên khát vọng được cống hiến của giáo viên cho
học sinh trong giai đoạn đổi mới giáo dục nước nhà.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Sách giáo khoa theo mơ hình phát triển năng lực
a. SGK theo mơ hình truyền thống
Mục tiêu dạy học của chương trình SGK cũ đang chú trọng cung cấp kiến thức cho
người học. Điều này thể hiện từ yêu cầu, mục tiêu cần đạt ở đầu mỗi bài học đến nội
dung các mục trong mỗi bài học.
Phương pháp dạy học của SGK 2006 thiên về truyền thụ kiến thức. Phương pháp
dạy học khơng thể hiện rõ quy trình tổ chức dạy học thơng qua hoạt động, trong đó
hoạt động học của HS đóng vai trị trung tâm.
Kiểm tra, đánh giá của chương trình SGK 2006 chỉ tập trung vào khả năng ghi
nhớ và trình bày lại kiến thức đã học.
Cách tiếp cận truyền thụ kiến thức không phải không giúp người học phát triển
năng lực. Nhưng dẫn đến chỗ không biết kiến thức nào cần phải đưa vào nhà trường
khi mà khối lượng kiến thức của nhân loại đang tăng nhanh. Hậu quả là HS bị nhồi
nhét kiến thức, nhưng thiếu khả năng giải quyết vấn đề của đời sống. Cách khai thác



Kỷ yếu hội thảo khoa học

25

kiến thức trong SGK truyền thống thường ít vượt ra ngồi mục tiêu giúp HS nắm được
kiến thức.
b. SGK theo mơ hình giáo dục phát triển năng lực (SGK mới 2018)
Trên thực tế, chúng ta không hề phủ nhận tầm quan trọng của kiến thức. Nhưng
khai thác kiến thức phải nhắm đến mục tiêu ngoài kiến thức, phải đồng nhất từ các
khâu trong thiết kế quy trình dạy học, phải bắt đầu từ mục tiêu bài học đến nội dung
dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Như vậy, mọi yếu tố trong SGK mới đều bắt đầu từ mục tiêu dạy học của sách.
Mục tiêu dạy học của SGK chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học trong chương trình.
Rồi mục tiêu dạy học được quy định trong chương trình lại chịu sự chi phối của kì
vọng nhà trường về phẩm chất và năng lực mà người học cần có.
Do mục tiêu là giúp HS phát triển năng lực, nên SGK mới nhiều điểm khác biệt so
với SGK theo mơ hình truyền thống, trong đó có hai đặc điểm nổi bật:
- Thiết kế các nội dung dạy học theo hướng tích hợp.
- Tổ chức các nội dung dạy học theo mô hình hoạt động vì chỉ thơng qua hoạt động
thì các năng lực mới có điều kiện hình thành và phát triển
SGK thiết kế theo cách tạo cho HS có cơ hội tham gia các hoạt động. Bài dạy tạo
điều kiện để GV chuyển đổi vai trò và đổi mới phương pháp dạy học ở trong lớp: giáo
viên được chuyển từ vai trò của người truyền thụ kiến thức sang vai trò của người tổ
chức các hoạt động dạy học ở trong lớp.
Người học cũng chuyển đổi vai trò và phương pháp học tập: Học sinh chuyển từ
vai trò của người tiếp thu, ghi nhớ và trình bày lại kiến thức một cách thụ động sang
vai trò của người chủ động, tích cực tham gia vào q trình học tập, qua đó hình thành
và phát triển các phẩm chất và năng lực cần có.

2.2. Định hướng biên soạn SGK Tiếng Việt 1 theo mơ hình phát triển năng lực
2.2.1 Định hướng chung
- Biên soạn theo quan điểm tích hợp; tích hợp triệt để tất cả kiến thức của môn học
vào trung tâm của bài học là văn bản thuộc nhiều kiểu loại văn bản đa dạng.
- Thiết kế nội dung bài học thành các hoạt động đọc, viết, nói và nghe về văn bản,
tạo điều kiện cho HS được phát triển năng lực giao tiếp thơng qua chính hoạt động
giao tiếp của các em.
2.2.2. Định hướng thiết kế cấu trúc sách và bài học
- Cơ sở thiết kế hệ thống bài học sẽ phân chia và sắp xếp dựa trên các kiểu loại
văn bản và đề tài.
- Tỉ lệ bài các kiểu loại văn bản không chỉ tập trung vào văn bản văn học như SGK
hiện hành. Bên cạnh văn bản văn học chiếm tỉ lệ lớn, SGK mới sẽ có một tỉ lệ hợp lí
văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
- Tỉ lệ số tiết dành cho các kĩ năng trong một bài học phải có đầy đủ các hoạt động
dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các hoạt động phải tích hợp với nhau theo cách: những
gì đã đọc sẽ làm cơ sở cho viết, những gì đã đọc và viết sẽ làm cơ sở cho nói và nghe.
- Dự kiến phân bố yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học ở các bài học nhắm đến


×