Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tiểu Luận - Marketing Quốc Tế - Đề Tài - Chiến Lược Marketing Quốc Tế Sản Phẩm Cà Phê Cốt Dừa Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cộng Cà Phê Tại Thị Trường Hàn Quốc.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.6 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***---------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

MARKETING QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ SẢN PHẨM CÀ
PHÊ CỐT DỪA CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
CỘNG CÀ PHÊ TẠI THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CỘNG CÀ PHÊ VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC .......................................................................2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................2
1.2. Sứ mệnh và định hướng phát triển ...................................................................2
1.2.1. Sứ mệnh .............................................................................................................2
1.2.2. Định hướng phát triển .......................................................................................3
1.3. Phương thức thâm nhập thị trường Hàn Quốc của sản phẩm Cà phê cốt
dừa ..............................................................................................................................3
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CỘNG CÀ
PHÊ TẠI THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ..................................................................5
2.1. Nghiên cứu khái quát .........................................................................................5
2.1.1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc .................................................................5
2.1.2. Tình hình thị trường cà phê Hàn Quốc .............................................................5
2.2. Nghiên cứu chi tiết .............................................................................................6


2.2.1. Về khách hàng ...................................................................................................6
2.2.2. Về sản phẩm ......................................................................................................7
2.2.3. Về quy mô, đặc điểm thị trường ........................................................................7
2.2.4. Về cơ sở hạ tầng ................................................................................................7
2.2.5. Về hệ thống kênh phân phối cà phê tại Hàn Quốc............................................7
2.2.6. Về cạnh tranh ....................................................................................................8
2.2.7. Về xu hướng biến động của cung, cầu và giá cả ..............................................8
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CỘNG
CÀ PHÊ TẠI HÀN QUỐC .....................................................................................10
3.1. Chiến lược sản phẩm – Product ......................................................................10
3.1.1. Phân loại sản phẩm .........................................................................................10


3.1.2. Định vị sản phẩm ............................................................................................10
3.1.3. Định vị thương hiệu.........................................................................................10
3.1.4. Hướng tiếp cận thị trường Hàn Quốc .............................................................10
3.1.5. Vòng đời sản phẩm..........................................................................................11
3.1.6. Bao bì và nhãn hiệu.........................................................................................12
3.2. Chiến lược giá – Price ......................................................................................12
3.3. Chiến lược phân phối – Place ..........................................................................14
3.3.1. Mô tả hệ thống kênh phân phối của Cộng Cà phê ..........................................14
3.3.2. Phân tích chi tiết các kênh phân phối cà phê cốt dừa tại Hàn Quốc .............15
3.4. Chiến lược xúc tiến – Promotion ....................................................................17
3.4.1. Quảng cáo .......................................................................................................17
3.4.2. Xúc tiến bán .....................................................................................................18
3.4.3. Quan hệ công chúng........................................................................................19
KẾT LUẬN ..............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................21



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các chi nhánh của Cộng Cà phê tại thị trường Hàn Quốc .....................3
Bảng 2. Các kênh phân phối tại Hàn Quốc mà Cộng Cà phê đang sử dụng .....15

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mơ hình kênh phân phối của Cộng Cà phê ............................................14
Hình 2. Sản phẩm Cà phê đóng hộp của Cộng Cà phê được bán trong nhiều cửa
hàng tiện lợi 7 - Eleven............................................................................................16
Hình 3. Cộng Cà phê ở Yeonnam Dong ................................................................19


1

LỜI NĨI ĐẦU
Nền kinh tế thị trường khơng chỉ mở ra cơ hội kinh doanh mới mà đồng thời
còn đặt ra rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải
liên tục vận động, sáng tạo để tìm ra con đường phù hợp để phát triển bền vững,
chiếm được thị phần và tạo dựng thương hiệu cho chính mình.
Điều này chỉ có thể khẳng định khi sản phẩm của doanh nghiệp thực sự đi sâu
vào đời sống của người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu đó, việc nghiên cứu
marketing là hoạt động khơng thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng
cường khả năng cạnh tranh, nhất là trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế
hiện nay. Thơng qua chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội
lực để khai thác mọi tiềm năng trên thị trường trong nước nói riêng và thị trường quốc
tế nói chung.
Tuy nhiên, vấn đề marketing ở thị trường quốc tế chưa bao giờ là bài tốn dễ
dàng. Để có được sự thành công trong bước đầu tiên thâm nhập tại thị trường Hàn
Quốc, Cộng Cà phê đã trải qua rất nhiều khó khăn. Việc phân tích chiến lược
marketing quốc tế cho của Cộng Cà phê tại thị trường Hàn Quốc sẽ mang đến những
bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đó cũng chính là lý do nhóm

chúng em quyết định chọn đề tài “Chiến lược Marketing quốc tế sản phẩm Cà phê
cốt dừa của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cộng Cà phê tại thị trường Hàn
Quốc”. Mong rằng bài tiểu luận sẽ giúp ích cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc
khai thác những cơ hội tiềm năng, từ đó gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa trên
thị trường này.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được thực hiện với
kết cấu 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Cộng Cà phê và phương thức thâm nhập thị trường
Hàn Quốc.
Chương 2: Nghiên cứu môi trường kinh doanh của Cộng cà phê tại thị trường
Hàn Quốc.
Chương 3: Phân tích chiến lược Marketing Mix sản phẩm Cà phê cốt dừa tại
thị trường Hàn Quốc.


2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CỘNG CÀ PHÊ VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ý tưởng kinh doanh Cộng Cà phê bắt nguồn từ nữ ca sĩ Linh Dung vào năm
2007. Ban đầu, đây chỉ là một quán cà phê nhỏ được mở trên phố Triệu Việt Vương
với ý tưởng mô phỏng phong cách Hà Nội thời kì bao cấp. Năm 2014, ca sĩ Linh
Dung chính thức thành lập Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Cộng Cà phê.
31/7/2018 là cột mốc quan trọng đối với Cộng Cà phê, đánh dấu lần đầu tiên
thương hiệu này đặt chân đến Seoul (Hàn Quốc), mang theo tinh thần cùng văn hoá
cà phê của người Việt đến với bạn bè quốc tế.
Ngày 14/11/2019, Cộng Cà phê tự hào đánh dấu cột mốc tiếp theo trong hành
trình mang tách cà phê Việt Nam đậm đà tinh thần dân tộc đến với Malaysia. Đây là
một tín hiệu rất đáng mừng cho Cộng nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng.

Cộng đang có những bước tiến dài sau 15 năm phát triển mà nhiều thương hiệu
đi trước phải ao ước. Hiện tại, chuỗi cà phê Cộng có gần 60 cửa hàng tại Việt Nam,
7 cửa hàng tại Hàn Quốc và 2 cửa hàng tại Malaysia.
1.2. Sứ mệnh và định hướng phát triển
1.2.1. Sứ mệnh
Sứ mệnh của Cộng Cà phê là khơi dậy trí tưởng tượng và mang đến cho khách
hàng những trải nghiệm cảm xúc khác biệt về Việt Nam. Các thành viên đang không
ngừng sáng tạo với mục tiêu là tiến xa hơn để mang Cộng đến với thế giới, lan toả và
truyền cảm hứng bằng chính trái tim của mỗi thành viên.
Để theo đuổi sứ mệnh, Cộng Cà phê ln chú trọng phong cách hồi niệm và
mang đến cảm xúc cho khách hàng. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Cộng cịn mang
đến trải nghiệm về khơng gian và dịch vụ. Thêm vào đó là sự tơn trọng cùng cách
phục vụ chu đáo, ân cần và nhiệt tình của nhân viên khi khách ghé qn.
Bên cạnh đó, Cộng Cà phê cũng đề cao tính chuyên nghiệp và hiện đại. Điều
này thể hiện qua hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và luôn thành công
trong việc đảm bảo chất lượng cũng như concept ở từng cửa hàng. Cộng cịn sử dụng
smartphone để gọi món cho khách hàng, vừa nhanh, vừa tiện, lại vừa chính xác.


3

1.2.2. Định hướng phát triển
Trong những năm sắp tới, Cộng Cà phê vẫn sẽ nỗ lực đi sâu vào đời sống
khách hàng qua việc không chỉ phục vụ sản phẩm là những ly cà phê ngon, mà còn
là những trải nghiệm về không gian và dịch vụ. Cộng hy vọng sẽ ra mắt thêm dòng
đồ uống mới cùng rất nhiều chương trình đặc biệt dành riêng cho các khách hàng thân
thiết nhằm mở rộng thị trường trong nước. Đồng thời, sắp tới Cộng Cà phê sẽ đưa ra
những chiến lược cụ thể để có thể mở thêm các chi nhánh bên nước ngoài.
1.3. Phương thức thâm nhập thị trường Hàn Quốc của sản phẩm Cà phê cốt
dừa

Ngay từ ban đầu, phương thức chính mà Cộng Cà Phê sử dụng để thâm nhập
vào thị trường Hàn Quốc là nhượng quyền thương hiệu. Cộng Cà phê đang là một
trong số ít chuỗi cà phê Việt có hoạt động mở rộng sang thị trường nước ngoài, trở
thành một thương hiệu Việt dám thách thức các “ông lớn” như Starbucks, Coffee
Bean & Tea Leaf nổi tiếng tồn thế giới của ngành cơng nghiệp cà phê.
Cộng có lợi thế làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chuỗi cung
ứng vận hành tốt. Chiến lược thâm nhập của Cộng Cà phê tại Hàn Quốc tập trung chủ
yếu ở thủ đô Seoul. Đến nay thương hiệu cà phê - đồ uống đến từ Việt Nam đã có tới
7 chi nhánh tại xứ sở kim chi. Khoảng cách giữa các chi nhánh đủ xa để đảm bảo vấn
đề chính sách của Chính phủ cũng như lượng khách hàng không bị chia sẻ giữa các
chi nhánh.
Bảng 1. Các chi nhánh của Cộng Cà phê tại thị trường Hàn Quốc

YEONAM

223-114, Yeonnam-dong, Mapo-gu, Seoul

ITAEWON

34–54 Itaewon, Yongsan - Gu, Seoul

SINDORIM

B2, 662 Gyeongin-ro, Guro - Gu, Seoul

SAMSEONG

B1, 517 Teheran-ro, Gangnam - Gu, Seoul

JAMSIL


Lotte Department Store, Olympic-ro, Jamsil, Seoul

DAECHI

401 Dogok-ro Gangnam-gu Seoul

PANGYO

Hyundai Department Store Pangyo, Seongnam, Gyeonggi


4

Sau khi các chi nhánh của Cộng tại Hàn Quốc dần đi vào ổn định, Cộng Cà
phê mở rộng thị phần qua việc bày bán sản phẩm cà phê cốt dừa đóng hộp trong các
siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Mới đây nhất chính là kem cà phê dừa - được bày bán trong
hệ thống 7-Eleven Hàn Quốc.


5

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CỘNG CÀ
PHÊ TẠI THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
2.1. Nghiên cứu khái quát
2.1.1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong bốn con Rồng kinh tế của châu Á cùng với Hồng Kơng,
Đài Loan và Singapore. Q trình phát triển kinh tế của quốc gia này được mệnh danh
là “Kỳ tích sơng Hàn” nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử
thế giới hiện đại. Mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là hơn 10% trong vòng

gần một nửa thế kỷ qua.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu ở châu Á về nhận thức và hành
động trong chiến lược tăng trưởng kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế sáng tạo. Sự
bứt phá về khoa học và công nghệ dẫn đến sự phát triển tăng tốc thần kỳ của Hàn
Quốc khiến các cường quốc từ ngỡ ngàng đến thán phục với sự lớn mạnh của các
công ty hàng đầu thế giới như Samsung và Hyundai.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thể hiện sức mạnh kinh tế của mình bằng cách
khắc phục vấn đề thất nghiệp xuất hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Xét về sự phát triển kinh tế, Hàn Quốc được dự đoán sẽ chỉ kém Mỹ trong vài thập
kỷ nữa.
Với tất cả những điều kiện kinh tế trên, Hàn Quốc là một môi trường kinh tế,
kinh doanh thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước mà còn đối với các
doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngồi.
2.1.2. Tình hình thị trường cà phê Hàn Quốc
2.1.2.1. Tổng quan thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tại Hàn Quốc
Trong những năm qua, Hàn Quốc luôn nằm trong top đầu những quốc gia nhập
khẩu cà phê tại Việt Nam. Cụ thể, Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu cà phê đứng thứ
10 của chúng ta, tương đương hơn 3% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Trong 8
tháng đầu năm 2021, lượng xuất khẩu đạt 25.888 tấn, tương đương 50,64 triệu USD,
tăng 12,72% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong
tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc ở mức chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Năm 2021, thị
phần cà phê của Việt Nam chiếm 20,56% trong tổng lượng nhập khẩu cà phê của Hàn
Quốc.


6

2.1.2.2. Thị trường cà phê tại Hàn Quốc
Nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, điều đó
thu hút nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới tập trung tại đây. Vào năm 2017,

có khoảng 26,5 tỷ ly cà phê được bán ra và số lượng cửa hàng cà phê được ước tính
đạt 88.500 của hàng, tăng 63% so với năm 2015. Có nghĩa là cứ mỗi 600 người dân
Hàn Quốc thì sẽ có 1 cửa hàng cà phê.
2.1.2.3. Dung lượng thị trường
Hàn Quốc là một quốc gia có số dân 51,64 triệu người theo thống kê năm 2018,
trong đó số người lớn hơn 15 tuổi chiếm 87,03% 1, đây là nhóm người tiêu dùng cà
phê chủ yếu của quốc gia này.
Với những người lớn trên 20 tuổi, họ tiêu thụ trung bình khoảng 353 tách cà
phê trong một năm, tức là gần một tách mỗi ngày. Cà phê đã trở thành thức uống quen
thuộc của đa số người Hàn Quốc và ngày càng phổ biến hơn. Điều này dẫn đến việc
tiêu thụ cà phê trong nước không ngừng tăng lên.
2.2. Nghiên cứu chi tiết
2.2.1. Về khách hàng
Người Hàn Quốc có xu hướng yêu cái đẹp, thích sự ấn tượng về vẻ bề ngoài.
Tiêu chuẩn về cái đẹp của người Hàn rất gắt gao. Nắm bắt được những đặc điểm này,
Cộng hướng đến sự tỉ mỉ trong thiết kế quán, vừa mang âm hưởng Việt Nam nhưng
vẫn đậm chất gu Hàn.
Thêm vào đó, người Hàn Quốc có xu hướng thích uống cà phê uống liền tại
gia đình và cơng sở do tính tiện sử dụng của loại cà phê này. Có đến 95% cà phê bán
trên thị trường là cà phê hòa tan uống liền.
Đồng thời, người Hàn Quốc cũng rất thích vừa uống cà phê vừa trò chuyện với
bạn bè. Khi tụ tập, họ thường chọn các quán cà phê là nơi diễn ra các cuộc trò chuyện,
đàm đạo và phỏng vấn trao đổi giữa mọi người. Không chỉ là thức uống được ưa
chuộng, các quán cà phê còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với người dân ở quốc
gia này.

1

Theo Statista.com



7

2.2.2. Về sản phẩm
Cà phê là thức uống giúp giới trẻ Hàn Quốc có thể khơi dậy tinh thần và thêm
sức làm việc vì họ có thói quen làm việc đến tối muộn. Một ly cà phê còn giúp họ đủ
tỉnh táo để thức khuya và tiếp thêm năng lượng vào sáng sớm.
Đối với quy định về sản phẩm cà phê đối với thị trường Hàn Quốc, chất lượng
cà phê cần là nguyên chất, công thức rõ ràng. Nhãn hiệu phải được ký và được bảo
hộ tại Hàn Quốc cũng như cần được kiểm tra an tồn.
2.2.3. Về quy mơ, đặc điểm thị trường
Theo báo cáo thị trường cà phê năm 2021, Hàn Quốc xếp thứ ba thế giới sau
Mỹ, Trung Quốc về lượng tiêu thụ cà phê. Nhập khẩu cà phê hằng năm lớn hơn 13%.
Mức tiêu thụ cà phê của Hàn Quốc chiếm khoảng 6% tổng thị trường cà phê Châu Á
- Thái Bình Dương với 2,3kg/ người/ năm và là một trong những thị trường tiêu thụ
cà phê hàng đầu thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn thứ hai ở
Hàn Quốc. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc
ở mức chiếm tỉ lệ lớn, trong khi thị phần cà phê của một số nguồn cung cà phê cho
Hàn Quốc như Colombia, Honduras, Guatemala, Peru, Kenya... đều giảm.
2.2.4. Về cơ sở hạ tầng
Các chi nhánh của Cộng Cà phê chủ yếu đặt tại các khu phố lớn của thành phố
Seoul. Với 10 triệu công dân nội thành và 25 triệu người sinh sống tại vùng đơ thị,
Seoul có mật độ dân số lớn gấp đơi TP. New York (Mỹ) và chiếm đến 50% toàn bộ
dân số Hàn Quốc. Cơ sở hạ tầng công nghệ cao được phát triển dựa vào dữ liệu thông
minh với hệ thống tàu điện ngầm hay các dịch vụ xe buýt thơng minh. Chính vì vậy,
cửa hàng tại các ngách, các con phố nhỏ mang đậm phong cách Hàn Quốc, các trung
tâm thương mại, tàu điện ngầm,... sẽ là những địa điểm thu hút giới trẻ cũng như
những khách hàng tiềm năng.
2.2.5. Về hệ thống kênh phân phối cà phê tại Hàn Quốc
Cửa hàng cà phê có thể thực hiện phân phối thông qua các cửa hàng bán lẻ,

quán cà phê, nhà hàng, khách sạn hay các nhà máy sản xuất thực phẩm, máy bán hàng
hoặc thông qua trực tiếp tại cửa hàng của mình. Theo số liệu, thị phần bán hàng trực
tiếp và phân phối qua cửa hàng bán lẻ chiếm con số cao nhất và chiếm 65%; nhà
hàng, khách sạn chiếm 21%, nhà máy sản xuất thực phẩm chiếm 3% và máy bán hàng


8

tự động chiếm 11%. Đối với Cộng, cà phê được phân phối trực tiếp tại quán cà phê,
thông qua các nhà bán lẻ và cả trên những ứng dụng đặt đồ ăn như Baemin hoặc
Yogiyo,…
2.2.6. Về cạnh tranh
Là quốc gia của nhiều thương hiệu chuỗi cà phê khổng lồ đồng nghĩa với sự
cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các hãng. Trong đó, ba thương hiệu cà phê lớn nhất
tại Hàn Quốc là Starbucks, Twosome, Ediya. Cả ba thương hiệu này đều đạt mức
tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khủng.
Thương hiệu cà phê được người Hàn Quốc yêu thích nhất là Starbucks, công
ty chiếm thị phần áp đảo số một về các quán cà phê trên thế giới, được gọi là “Byeol
Dabang” hoặc “Starbucks” ở Hàn Quốc. Starbucks đã tạo ra sự khác biệt của mình
khi sản xuất và bán những phiên bản quà tặng giới hạn. Năm 2019, hãng cà phê này
đạt mức lợi nhuận 175,1 tỷ KRW trên tổng doanh thu là 1869,6 tỷ KRW.
Đối thủ cạnh tranh đáng chú ý thứ hai là A Twosome Place đã định vị chính
mình như “một qn cà phê với các món tráng miệng thơm ngon”, ghi nhận mức lợi
nhuận 35,7 tỷ KRW trên tổng 3.312 tỷ KRW doanh thu. Trong khi đó, hãng cà phê
Ediya sở hữu chuỗi cà phê lớn nhất Hàn Quốc với khoảng 3.100 cửa hàng cũng khơng
nằm ngồi cuộc chạy đua tăng trưởng này. Tổng doanh thu năm 2019 của hãng này
đạt 220,8 tỷ KRW, mức lợi nhuận ghi nhận khoảng 19,4 tỷ KRW.
Ngoài ra, Bean Brothers, Mega Coffee, Compose Coffee, Paik’s coffee,... cũng
là những công ty lớn trong thị trường cà phê tại quốc gia này. Bên cạnh đó, cà phê
cũng chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế như rượu soju hay các loại trà

hoa quả như Omija.
2.2.7. Về xu hướng biến động của cung, cầu và giá cả
Năm 2021, mặc dù dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nhưng nhu cầu tiêu thụ
cà phê của Hàn Quốc không bị ảnh hưởng nhiều, giá cà phê tại Hàn Quốc tăng liên
tục do nguồn cung bị hạn chế. Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu cà phê của Hàn
Quốc từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 19,5 nghìn tấn, trị giá 30,82
triệu USD, tăng 12,8% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng
nhẹ từ 20,35% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 20,56% trong 6 tháng đầu năm 2021.


9

Như vậy, trong năm 2022, trong trường hợp dịch bệnh có chuyển biến tốt, lượng cung
khơng bị hạn chế, trong khi nhu cầu uống cà phê của người Hàn Quốc vẫn tăng qua
các năm, có thể thấy đây chính là một thị trường tốt cho Cộng cà phê để tiếp tục phát
triển.


10

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CỘNG
CÀ PHÊ TẠI HÀN QUỐC
3.1. Chiến lược sản phẩm – Product
3.1.1. Phân loại sản phẩm
Cà phê cốt dừa, thuộc dòng sản phẩm cà phê, là sản phẩm chủ đạo, cũng đồng
thời là sản phẩm độc đáo và nổi tiếng của Cộng Cà phê được rất nhiều thực khách mê
mẩn và đến uống mỗi lần ghé quán.
3.1.2. Định vị sản phẩm
Trong tâm trí của khách hàng xứ sở Kim chi, Cà phê cốt dừa ở Cộng Cà phê

được xem như một “signature drink” với concept “hoài niệm”.
3.1.3. Định vị thương hiệu
Cộng Cà phê không phải là một cửa hàng cà phê mà là một thương hiệu chuỗi
cà phê đi sâu vào đời sống của khách hàng. Cộng không chỉ phục vụ khách hàng
những ly cà phê ngon mà còn là những trải nghiệm về khơng gian và dịch vụ. Cộng
định vị mình là một địa điểm thân thuộc - nơi mà khách hàng có thể tạm quên đi
những áp lực của cuộc sống, tiếp thêm năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi thơng
qua trải nghiệm khơng gian văn hóa – lịch sử của Việt Nam thời bao cấp.
Dù ở Việt Nam hay thị trường Hàn Quốc, Cộng Cà phê giữ vững hình ảnh Việt
Nam xưa với logo màu đỏ và màu xanh rêu chủ đạo, tạo dựng hình ảnh thương hiệu
vững chắc cho cả khách hàng Việt Nam và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Cộng tạo cho
mình một sự khác biệt độc nhất vì ở Hàn Quốc chưa có một khơng gian cafe bài trí
theo phong cách bao cấp. Sự khác biệt này chính là một lợi thế cạnh tranh của Cộng
vì hầu hết các quán cafe của Hàn đều thiết kế theo hướng hiện đại và tinh tế.
3.1.4. Hướng tiếp cận thị trường Hàn Quốc
Người Hàn Quốc có nền văn hóa và sở thích khá tương đồng với Việt Nam.
Vì vậy, khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Cộng cà phê vẫn giữ nguyên những giá
trị cốt lõi của sản phẩm trong menu của mình.
Cộng Cà phê đã cải tiến sản phẩm cà phê cốt dừa khi mang sản phẩm sang thị
trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, Cộng chỉ thay đổi bao bì bên ngồi, hương vị bên trong
lại khơng đổi. Bằng việc mang những nguyên liệu thuần Việt như đậu xanh, cốt dừa
tạo thành thứ đồ uống độc đáo. Cộng đã giữ trọn vẹn vị béo ngậy, thơm lừng của


11

nước dừa hòa quyện cùng với vị đắng nhẹ của cà phê, tất cả hương vị tạo nên sự tuyệt
hảo. Thực tế cho thấy, người Hàn Quốc mê mẩn đồ uống tại Cộng, đặc biệt là mê
đắm hương vị cà phê cốt dừa. Cũng chính vì sự hài lịng đó mà việc Cộng mang bản
gốc đến Hàn là một điểm cộng lớn bởi trong những ngày đầu tiên, phần lớn đối tượng

khách hàng là những người có nhu cầu tìm kiếm trải nghiệm cũ khi đi du lịch ở Việt
Nam.
Ngoài ra, Cộng cịn quảng bá hình ảnh Việt Nam qua những món ăn đi kèm
như bánh mì chấm sữa, bánh sừng và một vài thứ khác như lạc, hướng dương. Ngồi
ra, Cộng cịn có những sản phẩm khác để củng cố concept của mình như sổ tay,
sticker,...
Mặc dù giữ nguyên bản chất hương vị cà phê cốt dừa, Cộng cà phê lại có một
số thay đổi về bao bì để phù hợp với văn hóa và quy định tại Hàn Quốc. Ở Việt Nam,
Cộng hướng đến việc trở thành một hãng cà phê bền vững và thân thiện với môi
trường bằng cách giảm sử dụng cốc nhựa, chuyển sang sử dụng cốc giấy và ống hút
giấy. Tuy nhiên ở Hàn Quốc, Cộng phải sử dụng cốc nhựa, túi nhựa, ống hút nhựa vì
bởi hệ thống phân loại và xử lý rác thải nhựa của Hàn Quốc rất hiệu quả, các sản
phẩm cốc giấy tráng nilon bên trong sẽ không được ưa chuộng vì khó xử lý hơn. Quy
định này khơng thân thiện với mơi trường và trái với những gì thương hiệu Cộng cà
phê hướng tới, tuy nhiên Cộng buộc phải thay đổi và sử dụng theo để có thể thích
nghi với các quy định tại địa phương.
3.1.5. Vịng đời sản phẩm
Cà phê cốt dừa của Cộng cà phê đang ở giai đoạn đổi mới ở nước ngồi trong
vịng đời sản phẩm quốc tế. Cộng cà phê ra đời tại thị trường Việt Nam vào năm 2007
nhưng đến năm 2018 thì thương hiệu này mới tiến hành thâm nhập thị trường nước
ngoài. Dù đã đặt chấn đến thị trường Hàn Quốc hơn 3 năm, Cộng cà phê vẫn gặp
nhiều hạn chế trong năng lực cạnh tranh và sản xuất. Cà phê cốt dừa khá phù hợp với
khẩu vị của nhiều khách hàng trên toàn thế giới và đã giúp làm nên tiếng tăm cho
thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên sản phẩm này vẫn đang trong quá
trình cải tiến để có thể phù hợp hơn với thị trường này hơn.


12

3.1.6. Bao bì và nhãn hiệu

Cộng cà phê là nhượng quyền thương hiệu cà phê với logo với chữ CỘNG
màu xanh rêu được in hoa, phía dưới là dải hình chữ nhật màu đỏ của quốc kỳ Việt
Nam trên nền vàng retro. Điều này gợi cho khách hàng những hoài niệm về một Việt
Nam thời bao cấp, đồng thời tạo thương hiệu vững chắc cho cả khách hàng Việt Nam
và Hàn Quốc.
Sản phẩm của Cộng được phục vụ theo hai cách là thưởng thức tại quán hoặc
mang đi. Dù khách hàng được phục vụ theo phương thức nào thì bao bì sản phẩm đều
độc đáo và nhất quán. Nếu khách hàng chọn sử dụng ngay tại bàn họ sẽ hài lịng với
những chiếc ly thủy tinh, chiếc thìa gỗ, ly lót giấy đều mang đặc trưng theo hướng
bao cấp của Cộng. Còn đối với những khách hàng lựa chọn mang đi thì sản phẩm của
Cộng được đựng trong những chiếc cốc nhựa có gắn logo Cộng cà phê cùng túi nhựa
và ống hút nhựa. Ngồi ra, Cộng cà phê cịn thâm nhập thị trường Hàn Quốc bằng
những ly cà phê đóng hộp được bày bán tại các cửa hàng tiện lợi. Thiết kế ly khá bắt
mắt và đẹp với hai màu chủ đạo là xanh bộ đội và vàng retro đậm phong cách của
Cộng Cà phê.
3.2. Chiến lược giá – Price
Chiến lược giá cả là một trong bốn “trụ cột” trong chiến lược marketing của
Cộng Cà phê. Cộng hướng đến mục tiêu là tối ưu khả năng chi trả của khách hàng
tiềm năng và mở rộng nhận biết thương hiệu.
Quy trình định giá xuất khẩu tối ưu của Cộng Cà phê bao gồm 7 bước:
Bước 1. Mục tiêu của chiến lược giá (mục tiêu tình thế): Cộng Cà phê lần đầu
“xuất ngoại” đến thị trường Hàn Quốc vào năm 2018, vì vậy, ở thị trường này, Cộng
vẫn đóng vai trị là một “tân binh”. Trong thời điểm hiện tại, Cộng vẫn theo đuổi mục
tiêu chủ yếu là thâm nhập thị trường, nên hãng đi theo chiến lược định giá sản phẩm
thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong tương lai, khi đã có được
lượng khách hàng ổn định, Cộng sẽ tiến hành điều chỉnh tăng giá sản phẩm.
Bước 2. Xác định chi phí: Chi phí để có được ly cà phê cốt dừa béo ngậy, thơm
ngon của Cộng Cà phê bao gồm: (ly 250ml)



13


Nguyên liệu: cà phê (25gr), kem, vanilla, nước cốt dừa (50ml), sữa đặc (20ml),
đá viên2…



Dụng cụ pha chế: máy xay sinh tố, phin pha cà phê, cốc đong…



Vật dụng: ly thuỷ tinh, ống hút…



Các chi phí liên quan: chi phí mặt bằng, chi phí lương cho nhân viên, chi phí
quản lý doanh nghiệp, chi phí liên quan đến thương hiệu, phụ thu vào ngày
lễ…

Bước 3. Dự báo cầu và lượng bán: Dựa trên các thông tin đã nghiên cứu được
tại phần nghiên cứu thị trường, Cộng Cà phê dự báo:


Lượng cầu: vì người Hàn có nhu cầu tiêu dùng cà phê ở mức cao (353 ly/
người/năm vào năm 2018)3, hơn nữa, chi nhánh của Cộng nằm ở khu vực thủ
đô Seoul (chiếm ~50% dân số Hàn Quốc) -> Lượng cầu ước tính khoảng 25
ly/người/tháng




Lượng bán: Với lượng cầu về cà phê nêu trên, dự báo lượng cà phê cốt dừa mà
Cộng bán được đạt khoảng 7.000 - 10.000 ly/ tháng/ cơ sở.

Bước 4. Xác định giá cạnh tranh: Cộng tìm hiểu và xác định mức giá bán của
các đối thủ cạnh tranh tại thị trường cà phê tại Hàn Quốc (won/ly), cụ thể:


Giá của các hãng cà phê nội địa: Ediya (3.500 - 5.200 won), A Twosome Place
(4.200 - 6.500 won), Angel-in-us: (4.800 - 6.900 won), Caffébene (4.100 - 6.600
won), Hollys: (4.100 - 6.000 won)4...



Giá của các hãng ngoại địa: Starbucks (Mỹ): 6.000 - 7.300 won, Caffe Pascucci
(Italia): 4.300 - 5.900 won, Davinci Coffee (Đài Loan): 4.300 - 5.500 won5…

Bước 5. Tiếp cận khách hàng bằng đàm phán: Cộng sử dụng các bài đăng trên
các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram, hashtag #콩카페, bán thử sản phẩm
và tham khảo ý kiến khách hàng…

Giá tham khảo tại Shopee Mall của Cộng Cà phê (đã quy đổi sang KRW): cà phê (8.000 won/gói
500gr), nước cốt dừa (1.600 won/400ml), sữa đặc (2.700 won/1kg).
2

3

Số liệu từ phần 1.2

4


Giá tham khảo tại tistory.com
Giá tham khảo tại tistory.com

5


14

Bước 6. Thực hiện những điều chỉnh cần thiết: Cộng tiến hành điều chỉnh giá
bán phù hợp với thị trường Hàn Quốc, vừa tạo điều kiện cho khách hàng, vừa đảm
bảo chất lượng và tạo doanh thu cho hãng.
Bước 7. Quyết định mức giá xuất khẩu tối ưu: Dựa theo những dữ liệu có được
từ những bước nêu trên, Cộng Cà phê đã đưa ra mức giá cho sản phẩm cà phê cốt dừa
là ở khoảng giá cụ thể là 6.000 won (~113.000 VND)/ly cho size nhỏ và mức giá
6.500 won (~123.000 VND)/ly cho size lớn.
Cộng Cà phê đang thực hiện chiến lược về giá tại thị trường Hàn Quốc, cụ thể
là bán sản phẩm ở mức giá vừa phải so với các đối thủ khác. Khi đặt sản phẩm Cà
phê cốt dừa của Cộng lên “bàn cân", có thấy, đây là một sản phẩm hứa hẹn mang đến
“làn gió mới” cho thị trường cà phê Hàn Quốc, mang đặc trưng nét độc đáo từ một
thương hiệu cà phê Việt Nam. Với sự hài hồ các yếu tố từ hình thức đến hương vị,
mức giá nêu trên được đánh giá là khá hợp lý với tiêu chuẩn, thu nhập cũng như thị
hiếu của người Hàn.
3.3. Chiến lược phân phối – Place
3.3.1. Mô tả hệ thống kênh phân phối của Cộng Cà phê
Chiến lược phân phối là một phần quan trọng trong hoạt động Marketing
Mix. Cộng Cà phê đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền thống và hiện
đại để đạt được kết quả lớn nhất.
Cộng Cà phê


Quán cà phê

Đại lý bán buôn

Khách hàng tiêu dùng

Đại lý bán lẻ

Khách hàng tiêu dùng

Hình 1. Mơ hình kênh phân phối của Cộng Cà phê


15
Bảng 2. Các kênh phân phối tại Hàn Quốc mà Cộng Cà phê đang sử dụng

Truyền thống
Nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Franchise (Quán cà phê)
Những người muốn thưởng thức cả
hương vị và cảm nhận giá trị của cà phê
cốt dừa.

Chủ yếu phân phối các loại cà phê trung Những người muốn thưởng thức cả
và đại trà, cà phê cốt dừa đặc trưng đóng hương vị và cảm nhận giá trị của cà phê
hộp.

cốt dừa.
+ Sử dụng những công nghệ hiện đại

nhất và bí quyết Phương Đơng đặc biệt.
+ Đội ngũ phục vụ được đào tạo và am
hiểu kỹ lưỡng về cà phê cốt dừa cũng
như am hiểu về văn hóa ẩm thực của cả
Việt Nam và Hàn Quốc cùng với một
tinh thần cà phê mới, góp phần khơng
nhỏ vào sự thành cơng xâm nhập thị
trường nước ngồi.
+ Hệ thống quán cà phê nhượng quyền
thể hiện tính chiến lược thống nhất với
chiến lược kinh doanh của Cộng cà phê.

Đây là kênh phân phối dọc. Trong kênh Hiện tại, công ty duy trì hệ thống
có 3 cấp để đưa SP đến tay người tiêu Franchise 7 cơ sở cà phê tại xứ sở kim
dùng: nhà bán sỉ, (nhà phân phối), nhà chi Hàn Quốc.
bán lẻ (điểm bán hàng và cửa hàng bán
lẻ: tiệm tạp hóa) và người tiêu dùng.
3.3.2. Phân tích chi tiết các kênh phân phối cà phê cốt dừa tại Hàn Quốc
3.3.2.1. Bán cà phê cốt dừa tươi tại quán cà phê (Hệ thống Franchise)
Cuối tháng 07/2018, Cộng Cà phê chính thức mở chi nhánh đầu tiên tại MapoGu, Seoul, Hàn Quốc. Đây là con phố nổi tiếng thời thượng của Seoul với khơng khí
đơng vui, độc đáo. Đến nay thương hiệu cà phê - đồ uống đến từ Việt Nam đã có tới


16

7 chi nhánh tại xứ sở kim chi. Khi đặt chân đến Hàn Quốc, thương hiệu chọn không
gian đủ lớn, địa điểm thu hút có nhiều người qua lại và giao thơng tấp nập nhất có thể
để tăng độ nhận diện và cạnh tranh với các thương hiệu khác. Với khách hàng lựa
chọn trải nghiệm ly cà phê cốt dừa trực tiếp tại cửa hàng, họ sẽ hài lòng với những
chiếc ly thủy tinh, chiếc thìa gỗ, ly lót giấy đều mang đặc trưng theo hướng bao cấp

của Cộng.
3.3.2.2. Bán cà phê cốt dừa đóng hộp tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi
Sau khi mở các cửa hàng tại Hàn Quốc, sản phẩm cà phê đóng hộp của Cộng
bất ngờ xuất hiện trên kệ của các cửa hàng tiện lợi. Cộng được "đóng hộp" và được
bán đại trà trong nhiều chi nhánh cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, bên cạnh những cái tên
như Starbucks và những thương hiệu cà phê Hàn Quốc khác. 7-Eleven là hệ thống
cửa hàng nhượng quyền với số chi nhánh lớn hàng đầu thế giới. Vậy nên để được một
“ông lớn” lựa chọn bày bán, chứng tỏ độ phổ biến và được ưa chuộng Cộng Cà Phê
tại Hàn Quốc rất cao.
Tiếp theo đó, đến tháng 6/2020, Cộng Cà Phê tiếp tục gây sốt tại Hàn Quốc
khi bán kem cà phê dừa trong chuỗi cửa hàng tiện lợi, đây là mặt hàng chưa có tại
Cộng Cà phê Việt Nam. Theo đó, kem cà phê cốt dừa của Cộng có giá 2.500
won/phần (khoảng 48.000 VND). Khách hàng sẽ bỏ tiền vào máy bán hàng tự động,
sau đó tự bóp kem ra ly và rưới cà phê (đặc) lên trên. Nhanh chóng đã có nhiều bạn
trẻ Hàn Quốc thử và check-in với kem cà phê dừa của Cộng.

Hình 2. Sản phẩm Cà phê đóng hộp của Cộng Cà phê được bán trong nhiều cửa hàng tiện lợi 7
- Eleven


17

3.4. Chiến lược xúc tiến – Promotion
Chiến lược xúc tiến kinh doanh mà Cộng Cà phê sử dụng là chiến lược kéo.
Lý do của sự lựa chọn này là do chiến lược kéo thích hợp với các doanh nghiệp bán
lẻ hàng hoá, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng, có quy mơ nhỏ, ít nhân
viên. Điều này hồn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Cộng Cà phê tại thị
trường Hàn Quốc.
Để thực hiện hiệu quả chiến lược này, Cộng Cà phê đã sử dụng ba cơng cụ
chính là quảng cáo, quan hệ cơng chúng và xúc tiến bán.

3.4.1. Quảng cáo
Cộng Cà phê đã sử dụng Social Media làm công cụ tấn công trực diện trong
hoạt động quảng cáo.
Hàn Quốc là một quốc gia có tốc độ và những công cụ truyền thông xã hội
được xếp vào hạng nhất nhì trên thế giới. Theo báo cáo “Phân tích thị trường và tình
hình mạng xã hội 2021” do công ty truyền thông DMC (Hàn Quốc) công bố, tỷ lệ
dùng mạng xã hội của Hàn Quốc đạt 89,3%; cao gấp 1,7 lần so với mức trung bình
thế giới (53,6%). Trong đó, Youtube là mạng xã hội được người Hàn Quốc sử dụng
nhiều nhất, với số người truy cập thực là 37,66 triệu người, Instagram 18,85 triệu
người, Facebook 13,71 triệu người, Kakao Story 9,19 triệu người, Twitter 5,17 triệu
người.
Chính vì điều này, Cộng Cà phê đã thực hiện chiến dịch truyền thông cho sản
phẩm cà phê cốt dừa tại thị trường này qua 3 nền tảng mạng xã hội là Youtube,
Facebook, Instagram.
Facebook được đánh giá là kênh truyền thông hiệu quả nhất vì mang lại cho
Cộng Cà phê lượng tương tác rất lớn. Những bài post mà hãng sử dụng đăng tải lên
trang Fanpage thực sự thu lại được lượng quan tâm lớn từ phía Việt Nam lẫn người
dân Hàn Quốc. Hãng đã sử dụng những hình ảnh đẹp, những hashtag khơi dậy sự tò
mò của người dân Hàn Quốc về sản phẩm. Đối với sản phẩm cà phê cốt dừa nói riêng,
Cộng đã liên tục PR sản phẩm này trên fanpage, nhấn mạnh sự kết hợp độc đáo giữa
cà phê và dừa – một hương vị chỉ có ở những nước nhiệt đới.
Instagram cũng mang lại hiệu quả truyền thông nhất định khi chỉ chưa đầy 2
ngày ra mắt, mức độ phủ sóng thơng tin trên Instagram đã rầm rộ. Giới trẻ nước bạn


18

đã kéo nhau tới xếp hàng để có thể thưởng thức đồ uống và check – in tại cửa hàng.
Thậm chí có cả các vlogger người Hàn tới quay trải nghiệm Cộng. Trong một cuộc
khảo sát thu hút nhiều người tham gia với tên gọi “Đồ uống nào đưa bạn tới Cộng”

trên Instagram, cà phê cốt dừa được bình chọn là đồ uống được nhiều người biết đến
nhất của cửa hàng. Cũng qua cuộc khảo sát này, Cộng cà phê đã khéo léo PR cho sản
phẩm cà phê cốt dừa, khiến nó vốn đã nổi lại cịn nổi hơn.
Trên nền tảng Youtube, Cộng đã “ra mắt” rất nhiều video liên quan đến cà phê
cốt dừa gắn liền với 4 từ khóa “thơm – mềm – mát – mịn”. Các video tập trung khai
thác cách thức chế biến, quy trình để làm ra một ly cà phê cốt dừa mang hương vị
riêng của Cộng, video thu hút nhiều lượt xem và mang về nhiều bình luận tích cực.
3.4.2. Xúc tiến bán
Hai hình thức kích thích tiêu thụ chính mà Cộng Cà phê sử dụng là trưng bày
và giảm giá trực tiếp.
Đối với hình thức đầu tiên, Cộng Cà phê đã sử dụng chính khơng gian của
qn để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và thơng qua đó kích thích việc mua
sản phẩm. Cụ thể, Cộng Cà phê ở Itaewon được trang trí với các hình ảnh về sản
phẩm nói chung và về cà phê cốt dừa nói riêng. Với phong cách đậm chất Việt Nam,
Cộng Cà phê mong muốn tạo cảm giác “lạ” cho người dân nơi đây, đặc biệt là cho
những người chưa từng đặt chân tới Việt Nam trước đó. Đồng thời, vào các dịp lễ của
Hàn, Cộng cũng sẽ thực hiện các chiến dịch truyền thơng và thêm vào các chi tiết
trang trí cho phù hợp để thu hút thêm khách hàng.
Bên cạnh đó, chương trình khuyến mãi bằng cách sử dụng phiếu giảm giá cũng
được Cộng Cà phê áp dụng một cách hiệu quả. Nhận thức được “hiệu ứng” của phiếu
mua hàng mang lại, Cộng đã áp dụng chính sách giảm giá 10% trong những dịp đặc
biệt như ngày lễ kỷ niệm của Công ty, các ngày lễ lớn ở Hàn Quốc nhằm duy trì “sự
trung thành” của khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến với Cộng. Phiếu
mua hàng của Cộng Cà phê được thiết kế tỉ mỉ theo hướng đơn giản, vừa mang âm
hưởng của Việt Nam mà vẫn đúng chuẩn gu Hàn. Đây là lợi thế để thu hút khách bản
địa đến đây bởi “cái đẹp” luôn in sâu vào tâm trí của khách hàng.


19


3.4.3. Quan hệ cơng chúng
Vai trị của quan hệ cơng chúng trong kinh doanh ngày càng được đánh giá
cao bởi nó là cơng cụ quan trọng trong việc đưa sản phẩm tiếp cận đến nhiều đối
tượng khách hàng hơn. Nhận thức rõ được điều này, Cộng Cà phê đã áp dụng hình
thức tổ chức sự kiện nhằm xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp.
Vào năm 2021, Cộng Cà phê đã tổ chức sự kiện để kỉ niệm 3 năm mở cửa của
cửa hàng Cộng đầu tiên tại Yeonnam Dong, Hàn Quốc. Cộng cũng đã tạo 1 list nhạc
riêng trên Spotify để đánh dấu cột mốc này. Đây được coi là cơ hội để tạo nên hình
ảnh tốt đẹp của thương hiệu mà khơng cần tốn q nhiều chi phí. Ngồi ra, Cộng cũng
xem đây là dịp để tri ân những khách hàng đã gắn bó với Cộng từ những ngày đầu
tiên đặt chân lên đất Hàn. Sự kiện này đã thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in, một
phần giúp quảng bá hình ảnh của nhãn hiệu.

Hình 3. Cộng Cà phê ở Yeonnam Dong


20

KẾT LUẬN
Hành trình bốn năm kể từ khi Cộng Cà phê đặt chân đến thị trường Hàn Quốc
đã ghi nhận nhiều thành tựu nhất định. Số lượng chi nhánh của doanh nghiệp trên đất
nước này đã và đang tăng lên, ngày càng nhiều người tiêu dùng biết đến và yêu thích
sản phẩm Cà phê cốt dừa. Thành cơng đó có được là do sự nỗ lực hết mình và sự kiên
trì bền bỉ, khơng ngại khó khăn của đội ngũ nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Cộng Cà phê.
Việc nghiên cứu chiến lược Marketing quốc tế cho sản phẩm Cà phê cốt dừa
của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cộng Cà phê tại thị trường Hàn Quốc có ý nghĩa
rất lớn bởi nền kinh tế của đất nước này mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh. Do đó các
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này cần học hỏi nhiều
hơn để có thể khai thác tối đa được tiềm năng mà thị trường mang lại.

Trên cơ sở đó, bài tiểu luận đã phân tích chi tiết thị trường và chiến lược
marketing quốc tế cho sản phẩm Cà phê cốt dừa của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Cộng Cà phê. Hy vọng rằng trong tương lai doanh nghiệp sẽ từng bước hoàn thiện và
tiến xa hơn trên thị trường Hàn Quốc nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung.
Với thời gian thực hiện có hạn và trình độ hiểu biết cịn nhiều thiếu sót nên đề
tài chỉ tập trung vào phân tích chiến lược marketing quốc tế cho sản phẩm Cà phê cốt
dừa. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế do
chỉ dựa trên những số liệu thứ cấp cũng như tham khảo ý kiến từ các bài báo của các
chuyên gia, do đó sẽ có cái nhìn chưa hồn tồn đầy đủ về chiến lược marketing quốc
tế tại thị trường này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS,TS Phạm Thu Hương đã hướng dẫn
nhóm trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Chúng em rất mong nhận được ý
kiến góp ý của cơ cùng các bạn để tài tiểu luận hồn thiện một cách trọn vẹn hơn.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cộng Cà Phê, Cửa hàng trực tuyến | Shopee Việt Nam. 2022. Cộng Cà Phê, Cửa
hàng

trực

tuyến

|

Shopee

Việt


Nam.

[ONLINE]

Available

at: [Accessed 1 March 2022].
2. 류토피아 인 티스토리 (RYUTOPIA in Tistory). 2022. 2021.2.17. 콩 카페(Cộng
Cà Phê - 신도림 디큐브시티백화점 지하1층) / 베트남에서 가장 유명한
'콩카페!'

달달한

연유라떼를

마셔보다..

[ONLINE]

Available

at: [Accessed 1 March 2022].
3. soha.vn. 2022. No page title. [ONLINE] Available at: [Accessed 3 March 2022].
4. Marketing24h.vn. 2022. Chiến lược Marketing của Cộng cà phê: Chiến lược "thâm
nhập" thị trường Hàn Quốc - Marketing24h.vn. [ONLINE] Available at:
/>
[Accessed 2

March 2022].

5. cafebiz.vn. 2022. No page title. [ONLINE] Available at: [Accessed 5 March 2022].
6. Tomorrow Marketers. 2022. Cộng Cafe - Thành cơng từ sự hồi niệm | Tomorrow
Marketers. [ONLINE] Available at: [Accessed 6 March 2022].


×