Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG “LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT” CỦA JOHN MAYNARD KEYNES VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.68 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG “LÝ THUYẾT
TỔNG QUÁT” CỦA JOHN MAYNARD KEYNES VÀ Ý NGHĨA
THỰC TIỄN CỦA NÓ

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Tuấn
Lớp
: Cao học Kinh tế Chính trị - K19
Học viên thực hiện
: Nhan Thanh
Nguyễn Thiệu Thành
Nguyễn Thị Thu

TP. HCM – 03/2010


MỤC LỤC

* LỜI NĨI ĐẦU…………………………………………………………… Trang 3
I. HỒN CẢNH RA ĐỜI LÝ THUYẾT KINH TẾ TỔNG QUÁT CỦA KEYNES……… 4

II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LÝ THUYẾT KINH TẾ TỔNG QUÁT CỦA
KEYNES……………………………………………………………………………..4
1. Lý thuyết “Tổng cầu”……………………………………………………………. 4
2. Lý thuyết “khuynh hướng tiêu dùng cận biên”………………………………….. 5
3. Lý thuyết “số nhân đầu tư”……………………………………………………….5
4. Lý thuyết lãi suất………………………………………………………………… 6


5. Lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản……………………..7
III. NHẬN XÉT LÝ THUYẾT KINH TẾ TỔNG QUÁT CỦA KEYNES………………...7
IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LÝ THUYẾT KINH TẾ TỔNG QUÁT
CỦA KEYNES……………………………………………………………………………..11

* KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 14
* TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….15

2


LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào những năm 1929 - 1933 là thời
kỳ có những thay đổi lớn cả về nền kinh tế lẫn lý thuyết kinh tế. Trong suốt thời gian
đó, những cơ chế cũ vốn điều hoà nền kinh tế, đặc biệt là chu kỳ kinh tế, nhưng nay
chúng lại phải chịu sức ép lớn từ những thuyết kinh tế mới và những phương pháp
điều hành mới, và sau cùng bị thay thế bởi những thuyết và phương pháp mới này.
Kinh tế học cổ điển với quan điểm để mặc tư nhân kinh doanh (theo họ thị trường sẽ tự
điều tiết nếu thấy cần thiết) và kinh tế học tân cổ điển với quan điểm là một vài loại thị
trường đặc biệt sẽ tự động điều tiết, cả hai đều đã khơng cịn phù hợp với tình hình xã
hội hiện tại nữa và phải nhường lại cho kinh tế học vĩ mô "Keynes" với trọng tâm
chính là nêu bật vai trị tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà
nước trong việc quản lý nền kinh tế.
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ năm 2007 sau đó đã

lan khắp các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Chỉ trong vịng 12 tháng của 2008
đã làm bốc hơi trên 30 ngàn tỉ USD trong tổng số 62 ngàn tỉ USD vốn hóa tồn cầu.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính, thế giới bước vào một cuộc suy thối kinh tế được ví
là nghiêm trọng nhất trong vịng gần 100 năm qua. Chính phủ các nước khơng thể
khoanh tay đứng nhìn. Hàng loạt các gói giải cứu lớn đến cả ngàn tỉ USD ở hầu khắp

các nước trên thế giới đổ ra khiến cho người ta nhớ đến một nhà kinh tế vĩ đại của
những năm 30 của thế kỷ trước: John Maynard Keynes. Mặc dù thời đại ngày nay rất
khác với thời đại của ơng, nền kinh tế thế giới đã tồn cầu hóa và hội nhập sâu sắc, tuy
nhiên, các nguyên tắc tạo “cầu hiệu quả” - “cầu có khả năng thanh tốn” bằng các gói
cứu trợ, kích thích kinh tế bằng tăng chi ngân sách, mở rộng thị trường nhà nước và
thực hành tín dụng rẻ để kích thích đầu tư và tiêu dùng... mà Keynes đề xuất hồi ấy thì
vẫn còn nguyên giá trị. Nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách trên thế giới, trong
khi chưa tìm ra các lý thuyết mới làm căn cứ để đưa nền kinh tế của mình ra khỏi suy
thối, đã rất kỳ vọng vào việc vận dụng và phát triển các nguyên tắc của Keynes trong
điều kiện hiện nay.
Vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết kinh tế tổng quát của Keynes không những có ý
nghĩa về mặt lý luận mà cịn cả về mặt thực tiễn góp phần gợi mở cho Việt Nam
những bài học kinh nghiệm khi vận dụng trong bối cảnh mới.
Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp duy vật biện chứng, logic – lịch
sử và đối chiếu so sánh.

3


I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT CỦA KEYNES:

Học thuyết kinh tế của Keynes ra đời trong hoàn cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới 1929 – 1933, đã làm phá sản học thuyết “tự điều chỉnh kinh tế” của trường
phái cổ điển và tân cổ điển. Trong thực tế của chủ nghĩa tư bản, các quy luật kinh tế
khách quan hoạt động một cách tự phát đã đem đến khủng hoảng cho nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ lúc bấy giờ đã làm cho tình hình kinh tế – xã hội rối
loạn, thất nghiệp tăng cao do hàng loạt công ty, nhà máy phải bị phá sản nên sa thải
công nhân hàng loạt. Hàng triệu tấn hàng bị ứ thừa không tiêu thụ được phải đem đổ
xuống biển. Trong khi đó, quần chúng nhân dân lao động khơng có thu nhập hoặc thu
nhập rất thấp nên khơng có khả năng tiêu thụ, đời sống vơ cùng khó khăn. Mâu thuẫn

xã hội diễn ra gay gắt. Trước tình hình đó địi hỏi cấp bách của lý luận và thực tiễn là
phải có một lý thuyết kinh tế mới có khả năng giúp nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thoát
được cơn khủng hoảng này. Lý thuyết của Keynes xuất hiện và đáp ứng được yêu cầu
đó.

John Maynard Keynes (1883 – 1946), sinh tại Anh, là nhà kinh tế học nổi tiếng,
giáo sư kinh tế học của trường Đại học Cambridge. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực
tài chính, tín dụng, lưu thơng tiền tệ, làm cố vấn cho chính phủ Anh về ngân khố quốc
gia và là chủ bút tạp chí “Nhà kinh tế”. Ơng xuất bản nhiều tác phẩm: “Cải cách tiền
tệ” (1923), “Bàn về tiền tệ” (1930) … Nổi tiếng nhất là tác phẩm “Lý thuyết chung về
việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936).
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LÝ THUYẾT KINH TẾ TỔNG QUÁT
CỦA KEYNES:
1. Lý thuyết “Tổng cầu”:
Về “tổng cầu”, theo Keynes, một nền kinh tế chịu tác động của hai nhân tố cơ
bản: tổng cung tức toàn bộ số hàng hóa bán trên thị trường, và tổng cầu, tức tồn thể
số hàng hóa mà người ta muốn mua. Nhân tố trực tiếp quyết định mức sản lượng và
việc làm trong nền kinh tế không phải là tổng cung mà chính là tổng cầu. Tổng cung
giữ vai trị thụ động, nó chịu sự tác động của tổng cầu. Đến lượt mình, tổng cầu phụ
thuộc vào các yếu tố: mức chi tiêu cá nhân của mỗi gia đình, mức chi tiêu cho đầu tư,
mức chi tiêu của chính phủ và chi tiêu rịng của nước ngồi đối với hàng hóa sản xuất
trong nước (xuất khẩu rịng).
Theo Keynes, trong q trình vận động của nền kinh tế, tổng cầu thường không
theo kịp so với tổng cung. Điều đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, thu hẹp đầu tư
4


và gây ra nạn thất nghiệp. Để giải quyết tình trạng này phải tăng tổng cầu. Tổng cầu
lớn hơn tổng cung sẽ làm gia tăng đầu tư do đó sẽ gia tăng việc làm và gia tăng thu
nhập. Cuối cùng sản lượng quốc gia cũng được gia tăng.

2. Lý thuyết “khuynh hướng tiêu dùng cận biên”:
Một trong những thành phần của tổng cầu là tiêu dùng. Trong lý thuyết của mình,
Keynes chia thu nhập làm hai phần : phần cho tiêu dùng và phần tiết kiệm. Từ đó, sẽ
có hai khuynh hướng xảy ra đối với việc sử dụng thu nhập : khuynh hướng tiêu dùng
và khuynh hướng tiết kiệm. Khuynh hướng tiêu dùng là mối quan hệ giữa thu nhập và
phần chi tiêu cho tiêu dùng, còn khuynh hướng tiết kiệm là mối quan hệ giữa thu nhập
và phần tiết kiệm.
Hàm số tiêu dùng có dạng: C = f(Y)
Hàm số tiết kiệm có dạng: S = g(Y)
Trong đó:
C: tiêu dùng từ thu nhập
S: tiết kiệm từ thu nhập
Y: thu nhập.
Khuynh hướng tiêu dùng cận biên (MPC – Marginal propensity to consume) là
mối quan hệ giữa sự gia tăng tiêu dùng so với sự gia tăng thu nhập.
MPC = ▲C/▲Y
Khuynh hướng tiết kiệm cận biên là mối quan hệ giữa gia tăng tiết kiệm so với sự
gia tăng thu nhập (MPS – Marginal Propensity to Save). Ví dụ : với một đồng thu nhập
tăng thêm dành 0,8 đồng cho tiêu dùng thêm và 0,2 đồng cho tiết kiệm thêm thì ta có
MPC = 0,8; cịn MPS = 0,2.
Theo Keynes, quy luật tâm lý cơ bản của con người là cùng với sự gia tăng của
thu nhập, khuynh hướng tiết kiệm cận biên sẽ ngày càng tăng, đồng thời khuynh
hướng tiêu dùng sẽ giảm tương đối so với sự gia tăng của khuynh hướng tiết kiệm cận
biên. Đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
3. Lý thuyết “số nhân đầu tư”:
Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập.
Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng thu nhập lên bao nhiêu. Nó cho
chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng
thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư.
Ta có:


k = ▲Y/▲I

▲Y = k x ▲I
Xác định trị số k như sau: theo Keynes thu nhập được chia thành tiêu dùng và tiết
kiệm, đồng thời thu nhập cũng có thể chia thành tiêu dùng và đầu tư. Như vậy:
Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
Y

=

C

+

S

Thu nhập = tiêu dùng + đầu tư
Y

=

C

+

I
5



Từ đó: Tiết kiệm = đầu tư
S

=

I

Nếu xét dưới phương tiện cận biên thì: ▲Y = ▲C + ▲S
Hay ▲Y = ▲C + ▲I
Suy ra: ▲I = ▲S = ▲Y - ▲C
Nên:

k = ▲Y/▲I = ▲Y/ (▲Y - ▲C)
= (▲Y/▲Y) / (▲Y/▲Y - ▲C/▲Y)

Như vậy trị số k sẽ là:

k = 1 / (1 - ▲C/▲Y)

Hay k = 1 / (1 – MPC)
Qua sự phân tích trên, ta thấy khuynh hướng tiêu dùng cận biên có vai trị quan
trọng trong số nhân và đến lượt mình số nhân làm khuyếch đại thu nhập khi có sự gia
tăng đầu tư. Khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng gia tăng thì số nhân đầu tư càng
lớn, do đó độ khuyếch đại của gia tăng đầu tư đối với thu nhập, sản lượng và công ăn
việc làm càng lớn và ngược lại, khuynh hướng tiết kiệm cận biên càng tăng thì sự rị rĩ
trong chi tiêu càng lớn nên số nhân càng nhỏ, do đó, độ khuyếch đại thu nhập, sản
lượng, cơng ăn việc làm của gia tăng đầu tư càng nhỏ.
Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung về công nhân
và tư liệu sản xuất, có nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng. Thu nhập tăng sẽ
làm tiền đề cho tăng đầu tư mới. Như vậy, số nhân tác động dây chuyền, nó khuyếch

đại thu nhập lên.
4. Lý thuyết lãi suất:
Lãi suất có ý nghĩa rất lớn đối với đầu tư do đó tác động đến cơng ăn việc làm và
thu nhập trong xã hội.
Về bản chất, Keynes cho rằng, lãi suất là số tiền trả cho việc không sử dụng tiền
mặt trong một khoảng thời gian nhất định.
Có hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
Thứ nhất, khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông. Nếu khối lượng tiền tệ đưa vào
lưu thơng càng tăng thì lãi suất càng giảm và ngược lại. Đây là một công cụ quan trọng
để đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của nhà nước. Để kích thích đầu tư cần hạ lãi
suất, muốn hạ lãi suất thì phải tăng khối lượng tiền trong lưu thơng.
Thứ hai, sự ưa thích tiền mặt. Đây chính là mức cầu tiền tệ. Theo Keynes,
người ta có thể giữ tài sản dưới nhiều hình thức như: giữ dưới dạng tiền, dưới dạng các
loại chứng khốn có giá, dưới dạng hiện vật, … Trong đó, Keynes cho rằng của cải
dưới dạng tiền là thuận lợi nhất. Do vậy, con người có khuynh hướng gắn liền với nó.
Mà lãi suất là phần thưởng cho sự xa rời đối với tiền mặt. Lãi suất là chi phí cơ hội cho
việc giữ tiền mặt. Lãi suất cao tức chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt cao nên người
ta giảm việc giữ tiền mặt và ngược lại. Vì vậy, ưa thích tiền mặt là một khuynh hướng
ấn định khối lượng tiền mặt mà người ta muốn giữ lại theo lãi suất nhất định. Sự ưa
thích tiền mặt chịu sự tác động của các yếu tố sau: 1) động lực giao dịch; 2) động lực
dự phòng; 3) động lực đầu cơ.

6


Với những phân tích trên, Keynes cho rằng cần phải giảm lãi suất để kích thích
đầu tư. Việc giảm lãi suất được thực hiện bằng chính sách tiền tệ mở rộng, tạo ra lạm
phát và từ đó kích thích người ta giữ tiền mặt để tiêu dùng, để đầu tư kinh doanh, nhất
là mở rộng thị trường chứng khoán cho hoạt động đầu tư gián tiếp phát triển. Qua đó
sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

5. Lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản:
Trong logic phân tích lý luận của mình, Keynes cho rằng để thốt khỏi khủng
hoảng và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế để tăng tổng cầu,
gia tăng việc làm và thu nhập. Sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ sau:
Thứ nhất, chương trình đầu tư nhà nước
Để duy trì tổng cầu, nhà nước phải sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư
nhân và nhà nước thơng qua: các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà
nước …
Thứ hai, chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ
Keynes chủ trương sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích lịng
tin, sự lạc quan và tích cực đầu tư của nhà đầu tư. Ông chủ trương bù đắp thâm hụt
ngân sách bằng cách in tiền để duy trì đầu tư nhà nước và đảm bảo chi tiêu cho chính
phủ. Điều tiết thu nhập thông qua thuế.
Thứ ba, mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư thậm chí cả vào các ngành
thuộc lĩnh vực quân sự
Thứ tư, khuyến khích tiêu dùng cá nhân
Theo Keynes, sự tham gia của nhà nước vào kinh tế giữ một vai trò quan trọng
trong việc làm nền kinh tế tăng trưởng. Nó kích thích làm tăng đầu tư tư nhân cũng
như tăng tiêu dùng nhà nước. Nhờ vậy, nó làm tăng việc làm, thu nhập và đưa nền
kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp.
III. NHẬN XÉT LÝ THUYẾT KINH TẾ TỔNG QUÁT CỦA KEYNES:

Tác phẩm lý thuyết kinh tế tổng quát của John Maynard Keynes (1883-1946) đã
cung cấp cho ta lời giải đối với vấn đề làm sao để nền kinh tế tăng trưởng thông qua
thặng dư dù cho mức lương có cao và thiếu vắng những mối quan hệ kinh tế. Những
nhà kinh doanh áp dụng thuyết kinh tế học cổ điển giống như nguyên tắc trò chơi tổng
bằng 0 (Zero-Sum Game). Điều này có nghĩa là, nếu một bên có được, thì bên kia mất
đi (tổng của cái được và cái mất bằng 0). Do vậy, họ cảm thấy rằng nếu muốn tăng lợi
nhuận thì phải giảm lương. Trong giai đoạn thế giới xảy ra các cuộc chiến, thì Keynes
nhận thấy rằng thuyết này tồn tại những chướng ngại khó vượt qua được: chính trị

thực tiễn và lý thuyết.
Về khía cạnh giả thuyết, ơng đưa ra giải pháp có thể vừa tăng lương vừa tăng
luôn cả lợi nhuận. Mặc dù sự cơng bằng về quyền lực chính trị giữa người kinh doanh
và cơng nhân đó thiên về phía cơng nhân, và do đó làm lương tăng lên, nhưng vẫn còn
một cách làm tăng thặng dư hay tăng lợi nhuận.
Giải pháp đó cần có sự can thiệp tích cực của chính quyền (đặc biệt là nhà nước
trung ương) nhằm kích thích tăng trưởng năng suất lẫn sản lượng. Keynes nghĩ rằng,
giải pháp này khả thi một phần nhờ vào chính sách trả lương cao, chính sách này thực
7


hiện việc cơ cấu lại ngành theo các phân xưởng đạt năng suất cao nhất (cấm hoạt động
đối với những phân xưởng tốn chi phí cao mà năng suất lại thấp). Một phần cũng nhờ
vào việc mở rộng chi tiêu của chính phủ (đi đơi với cơng tác điều tiết chính sách tiền
tệ), qua đó tạo điều kiện cho các công ty tăng cường đầu tư, thuê mướn thêm công
nhân, tăng sản lượng, với phương hướng mở rộng thị trường - tất cả đều làm cho mức
lương tăng cao.
Trong dạng những biến số kinh tế chính trị trọng tâm, thì giải pháp này rất đơn
giản. Bạn có thể tăng mức lương và tăng lợi nhuận (thặng dư) khi và chỉ khi bạn nối
kết được mức tăng trưởng tiền lương với mức tăng trưởng về năng suất. (Năng xuất ở
đây chính là năng suất lao động hay sản lượng sản phẩm trong một giờ làm việc của
công nhân.) Nếu số lượng sản phẩm trong một giờ gia tăng, và nếu phần sản phẩm tiêu
thụ đối với số sản phẩm thặng dư là một hằng số, thì sản lượng tuyệt đối cho tiêu thụ
(lương) và cho thặng dư (lợi nhuận) có thể đồng loạt gia tăng.
Nếu ta suy nghĩ giải pháp này theo một hướng khác như phép loại suy thường
dùng, ở đây xem nó như một cái bánh tăng dần, sau đó chia sản lượng giữa C và S là
75/25 và cái bánh này to dần từ giai đoạn t1 đến giai đoạn t2, thì mức lương và lợi
nhuận có thể đồng thời tăng lên trong khi phần chia trong chiếc bánh vẫn giữ nguyên.
Do vậy, lợi nhuận sẽ tăng cùng với mức lương.
Quan điểm này cũng khá đơn giản nhưng phải mất một thời gian mới được các

nhà kinh tế lĩnh hội và thậm chí những nhà kinh doanh cũng khó lịng chấp nhận quan
điểm này. Thật vậy, các nhà kinh doanh chống đối kịch liệt quan điểm cho rằng lương
gia tăng không làm ảnh hưởng đến thặng dư mà Roosevelt đã đặt nó vào một tình hình
mới. Qua việc ủng hộ những tổ chức cơng đồn và biện pháp gia tăng lương bằng pháp
chế và tuyên truyền, Roosevelt tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải tăng dần mức
lương lên chứ không được giảm nửa. Về cơ bản, ông cho là "gia tăng năng suất để có
khả năng trả lương khơng thơi thì phải từ bỏ vai trị quản lý của mình. Những doanh
nghiệp chịu theo cải cách này thì sẽ tồn tại, cịn khơng thì sẽ bị triệt và sẽ bị những
doanh nghiệp khác thay thế". Đây là một vị thuốc đắng của chính phủ để thi hành
chính sách như thế. Do vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp đều ghét
Roosevelt kể từ đó -- thậm chí về cơ bản giải pháp của Keynes mà ông ta ủng hộ đã
cứu lấy hệ thống của họ.
Chúng ta cũng nên lưu ý rằng thuyết kinh tế Keynes nhằm khái quát hóa và thể
chế hóa ở mức độ cấp quốc gia cái ý tưởng mà đã được phát triển trước đó vài năm bởi
Henry Ford (hay những nhà nghiên cứu của ông). Ford được gọi là cha đẻ của cải cách
về cái gọi là sản xuất hàng loạt (mass production), ông sản xuất sản phẩm cho một thị
trường tập trung rộng lớn. Ông muốn mọi người - bao gồm cả công nhân của ông mua xe của ông sản xuất ra. Do vậy, ông nhận thấy được cái mà những doanh nghiệp
khác khơng thấy. Ơng thấy rằng lương khơng chỉ được khấu trừ từ lợi nhuận mà cịn là
một phần thiết yếu đối với sự tăng trưởng và mở rộng mức tiêu thụ đã được định
hướng sản xuất. Ford là người đã trả cho công nhân mức lương cao nhất trong ngành
sản xuất ở nước Mỹ. Ông trả lương cao như vậy một phần do ông thấy được chính
lương bổng hình thành nên nhu cầu và một phần khuyến khích cơng nhân làm việc
chăm chỉ hơn nhằm giảm khuynh hướng thôi việc của họ -- doanh thu đạt được rất cao
trong phương thức sản xuất theo dây chuyền của Ford. Quan niệm của ông ta đúng là
một quan niệm sáng suốt đặc biệt trong vai trò thiết yếu của lương bổng được xem như
nhu cầu sau cùng. Theo như các nhà bình luận thì ý tưởng của Ford và vai trị của ơng
mang một tầm vóc quan trọng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại,
8



cái họ gọi là "Chủ nghĩa Ford" để ám chỉ một chiến lượt sản xuất mới dành cho thị
trường đại trà và trả lương rất hậu.
Với Keynes, thì ý tưởng này đã được áp dụng ở cấp độ quốc gia. Keynes thấy
rằng mức lương "giảm trầm trọng" và không thể giảm tới mức âm được nửa, nhưng có
thể xem như một phần của nhu cầu sau cùng đối với các sản phẩm đầu ra - nhu cầu
hoàn toàn thiết thực đối với các sản phẩm được bày bán. Miễn là lương và năng suất
tăng cùng lúc với nhau, sự tăng lương đóng vai trị sống cịn trong việc tiêu thụ sản
phẩm gia tăng.
Phương tiện chính để lập nên mối liên kết giữa lương bổng và năng suất - được
gọi là "chính sách năng suất" - là cơng đồn, đặc biệt là nghiệp đồn cơng nghiệp.
Những cơ quan này được xem như là thứ vũ khí giúp cơng nhân chống lại doanh
nghiệp, và những cơ quan này đã thừa nhận chính sách này đảm bảo được lợi nhuận.
Hoặc giả dù gì đi nữa, thì thơng qua họ, doanh nghiệp có thể kiểm sốt được cơng
nhân - họ khơng phải lúc nào cũng thành cơng cả.
"Hợp đồng" của cơng đồn - được thỏa thuận thông qua thương thuyết hợp tác
với nhau -- đã trở thành một phương pháp được sử dụng để bình ổn và giải quyết xung
đột, để khơng gây cản trở cho tăng trưởng. Hợp đồng này làm thay đổi những xungđột-khơng-chủ-đích thành những cuộc đấu tranh vì hợp đồng đã định thời gian tuỳ
theo độ dài của hợp đồng. Xung đột bùng phát trong thời gian ngắn trước khi hợp
đồng được tái thoả thuận, và do đó, một khi đã thoả thuận xong, thì trách nhiệm của bộ
máy cơng đoàn là buộc các thành viên phải thực hiện theo hợp đồng. Như ta vừa nói,
điều khoản trọng tâm của những hợp đồng thương thuyết được gọi là "chính sách năng
suất" - trong đó cơng nhân chấp nhận những vai trò của họ bị biến đổi một cách đa
dạng hoặc giả họ phải chấp nhận việc áp dụng những phương pháp cải cách nhằm tăng
năng suất để có được lợi nhuận cao hơn và từ đó trả lương cho cơng nhân cao hơn.
Theo phương pháp của Keynes, thì nạn thất nghiệp ồ ạt khơng cịn xảy ra nữa, mà thay
vào là những chính sách năng suất và thương thuyết hợp tác với nhau.
Cho dù nếu lương có khuynh hướng tăng nhanh hơn năng suất, thì chính phủ
cũng có thể thi hành những biện pháp ở cấp độ vĩ mô như dùng chính sách tiền tệ và
tài chính. Chính sách này có thể làm tăng lạm phát từ đó làm suy yếu đi mức lương vì
thế chúng sẽ khơng cịn tăng nhanh hơn năng suất được nữa (đây là một giải pháp

được Keynes chọn dùng để giải quyết cuộc đại suy thoái); nhà nước sẽ tạo ra một số
thất nghiệp để giảm (chứ khơng giảm hồn tồn) tốc độ tăng trưởng của lương bổng
(Keynes phản đối giải pháp này một phần vì nó q phi lý và một phần vì nó sẽ làm
dấy lên làn sóng chống đơi mạnh mẽ).
Cùng với những thành tựu phát triển này, thì quá trình giảm tốc sản xuất cơng
nghiệp theo chu kỳ hay cịn gọi là những cuộc suy thối đã dẫn đến việc chính phủ ban
hành nhiều chính sách mới - đây là những nổ lực có định hướng rõ ràng và cân nhắc
kỹ của chính phủ nhằm tạo mọi điều kiện phát triển nền kinh tế. Những chính sách này
khơng cịn là một thứ phụ phẩm đơn thuần của những giải pháp tự tạo của các doanh
nghiệp nhằm giải quyết vấn đề lợi nhuận của họ nửa.
Làm theo "giải pháp của Keynes", các doanh nghiệp đã biết hoạt động tập thể
thơng qua chính phủ để làm những việc mà các doanh nghiệp tư nhân từ chối làm.
Song với định hướng tăng trưởng mức lương, chính phủ cịn kích thích tăng trưởng
năng suất nhằm giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng
của tầng lớp lao động. Trong suốt thời kỳ suy thoái, để cho năng suất tăng trưởng
9


chính là một vấn đề lớn vì các doanh nghiệp không chịu đầu tư. Họ chỉ biết khư khư
giữ tiền của mình mà khơng chịu đem đầu tư vào nhà máy và mua thiết bị (giữ tiền ở
đây là họ giữ tiền mặt hay những chứng khoán ngắn hạn để kiếm tiền lời). Đó là lý do
tại sao chính phủ bắt đầu can thiệp sâu vào khoảng đầu tư. Một mặt, chính phủ bắt đầu
đánh thuế vào thu nhập chưa được đem đi đầu tư của các công ty và nhà nước dùng số
tiền thuế đó để mở rộng thị trường và buộc cho các doanh nghiệp phải có những
hướng giải quyết. Mặt khác, nhà nước sẽ dùng trực tiếp số thuế đó vào nghiên cứu và
phát triển nhằm bắt kịp những kỹ thuật hiện đại để tăng sản lượng sản xuất trong một
giờ của cơng nhân. Những cơng trình đầu tư lớn như thế này diễn ra xuyên suốt trong
thời kỳ Đại Nhị Thế Chiến.
Để hiểu được mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế ta cần phải tìm hiểu kỹ chi
tiêu của chính phủ tài trợ cho việc các dự án mở rộng đầu tư công nghiệp và sản lượng

ra làm sao. Nền kinh tế đã chuyển biến rất nhanh trong suốt thời kỳ chiến tranh. Chính
phủ đã đầu tư rất nhiều cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất những mặt hàng
cần cho chiến tranh, từ xe tăng, máy bay cho đến thực phẩm và quần áo. Chiến tranh
thật sự là một cơ hội kinh doanh tốt, nó tạo ra hàng loạt thị trường mới và khiến cho
chính phủ phải trợ cấp nhiều cho đầu tư. Đã có nhiều hoạt động rất lớn do chính phủ
điều hành trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng sau này cũng chuyển giao lại cho các
doanh nghiệp tư nhân. Điển hình là những nhà máy nitrogen được xây dựng để sản
xuất TNT. Sau chiến tranh, chúng được chuyển sang cho doanh nghiệp tư nhân để kích
thích mở rộng sản xuất phân vô cơ.
Các doanh nghiệp cũng đã biết tận dụng những thay đổi trong cơ cấu lực lượng
lao động trong thời kỳ chiến tranh. Bởi khi đó cánh đàn ông đều bị gọi nhập ngũ, nên
chỉ còn phụ nữ tham gia lực lượng lao động với số lượng lớn chưa từng có. Nhiều
người trong số họ đã từng làm trong các nhà máy vào thập kỷ 30, thì nay đã quá chán
với tình hình hỗn loạn của những năm 40 này. Tuy nhiên, phải nói rằng, dù như thế,
giai đoạn chiến tranh là một giai đoạn mà xung đột mạnh mẽ giữa lực lượng lao động
và cấp quản lý là xảy ra thường xuyên, trong các cuộc xung đột đó chính phủ phải can
thiệp vào để cho các cuộc đình cơng của cơng nhân khơng làm cản trở sản xuất. Cả hai
bên lao động và cấp quản lý đều nhận thức được rằng giai đoạn chiến tranh có thể
củng cố hoặc có thể làm tan biến những thành tựu mà lực lượng lao động đã đạt được
vào thập kỷ 30, và do đó phát sinh ra nhiều xung đột giữa họ.
Do vậy, chiến tranh đã khiến cho chính phủ phải can thiệp sâu vào, mà chính
những can thiệp này đã kích thích năng suất và đưa vào áp dụng giải pháp của Keynes
giải quyết cuộc đại suy thoái với một quy mô rất lớn. Đây là thời kỳ mở đầu một mơ
hình diễn ra xun suốt thời kỳ tiền Đại Nhị Thế Chiến. Chính phủ đã tiếp tục thực thi
những gì mà doanh nghiệp khơng hoặc khơng thể tự mình làm. Kết quả thu được là sự
tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, nhưng tăng chậm vào thập kỷ 50 do khi đó
vẫn cịn tồn tại các cuộc xung đột giữa những mối quan hệ mới - giống như Carter sau
này và chính quyền Reagan, những nhà kiến lập chính sách Eisenhower thường viện
vào tình hình suy thoái để hạn chế nhu cầu của tầng lớp lao động, và mức tăng trưởng
đạt mức nhanh hơn vào thập kỷ 60 dưới thời của Kennedy và Johnson, họ đã mở rộng

các dự án đầu tư vào công nghiệp (như không gian vũ trụ, chiến tranh) và những dự án
xã hội (xã hội hiện đại) nhằm tạo ra một lực lượng lao động có năng lực cao và có kỷ
luật, của chính phủ với quy mơ lớn. Suốt thời kỳ này, đã khơng cịn xảy ra suy thối
nửa. Tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất chậm, nhưng cũng không tệ hại như thời kỳ
đại suy thoái. Trong suốt 25 năm, hệ thống Keynes đã hoạt động tốt.
10


Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 60 và đầu 70, thì những phương pháp này của ơng
khơng cịn hiệu quả, cả hệ thống này lẫn lý thuyết kinh tế của ông rơi vào tình trạng
khủng hoảng.
Thứ nhất, tình trạng khủng hoảng kinh tế gay gắt hơn, thời gian của chu kỳ kinh
tế rút ngắn lại; có những cuộc khủng hoảng chưa kịp phục hồi đã bị rơi vào một cuộc
khủng hoảng kinh tế mới. Nước Mỹ là nơi áp dụng mạnh mẽ học thuyết Keynes, đồng
thời lại là nước thường xuyên diễn ra khủng hoảng kinh tế.
Thứ hai, ở các nước tư bản phát triển còn xuất hiện một căn bệnh mới là vừa suy
thoái kinh tế cao vừa lạm phát cao.
Thứ ba, các công cụ điều tiết lợi tức nhằm kích thích đầu tư tư bản của tư nhân
khơng mang lại kết quả mong muốn. Trong thời kỳ suy thối, chính phủ Anh, Mỹ đã
giảm lãi suất để kích thích gia tăng sản xuất, song tư bản lại khơng được đầu tư để phát
triển sản xuất, mà lại được gửi ra nước ngồi, đến nơi có lãi suất cao. Việc in thêm tiền
đưa vào lưu thơng khơng xóa bỏ được thất nghiệp mà còn làm cho lạm phát trầm trọng
hơn.
IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LÝ THUYẾT KINH TẾ TỔNG QUÁT
CỦA KEYNES:
Đã trải qua hơn ba thập kỷ kể từ ngày Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố:
“Giờ đây, tất cả chúng ta đều là Keynesian”. Tư tưởng kích cầu bắt nguồn từ học
thuyết Keynes, một lần nữa xuất hiện như là giải pháp của các chính phủ đưa nền kinh
tế vượt qua khủng hoảng.
Cho đến thời điểm này, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo dài hơn hai

năm (kể từ tháng 12-2007). Nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng II lại lần nữa có cơ
hội bùng phát.
Trong lịch sử, cuộc khủng hoảng kinh tế dài nhất nổ ra giữa những năm 1970,
1980 và kết thúc trong vịng 16 tháng. Trước tình hình này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
đang tìm cách thuyết phục các nước áp dụng các gói kích cầu cho nền kinh tế thơng
qua chi tiêu của chính phủ cỡ khoảng 2% GDP. Không chỉ một vài nước, mà đồng loạt
các nền kinh tế từ mới nổi cho đến phát triển, trong đó có Việt Nam, đã có kế hoạch
kích cầu bằng ngân sách nhà nước.
Tổng thống mới của Mỹ, Barack Obama dùng 819 tỉ đơ la để thực hiện kích cầu,
khoản kích cầu lớn nhất kể từ sau những năm 1950, vào việc xây dựng và phát triển hạ
tầng như hệ thống đường cao tốc liên bang, trường học, Internet, công nghệ trong lĩnh
vực năng lượng.
Các nước châu Âu đang lo lắng về nguy cơ thâm hụt ngân sách trên diện rộng kéo
dài sau khủng hoảng nhưng lãnh đạo các nước trong khu vực đã đi đầu trong vấn đề
kích cầu mặc dù hệ thống phúc lợi xã hội của châu Âu khá tốt và phần nào đã có hiệu
ứng kích cầu.
Tương tự, ở châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam đều cơng
bố thực hiện các gói kích cầu ở các quy mơ khác nhau. Trung Quốc dự tính chi 586 tỉ
đơ la để cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sắt, sân bay. Việt Nam cũng có kế hoạch
huy động số tiền tương đương 1-6 tỉ đơ la cho nhiệm vụ kích cầu.
“Tình hình rất xấu, một lần nữa tất cả chúng ta lại là Keynesian, những
Keynesian đích thực” Martin Baily, nhà kinh tế trong chính quyền cũ của Bill Clinton,
11


cho biết. “Trong hồn cảnh khó khăn này, chúng ta cần sử dụng bất cứ thứ vũ khí gì
mà chúng ta có”.
* Và những hệ lụy có thể:
Khơng phải tất cả các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đều ủng hộ lộ trình
vượt khủng hoảng đang phổ biến. Bộ trưởng Tài chính Đức, một trong những nước

thận trọng nhất trong việc sử dụng gói kích cầu, đã chỉ trích Thủ tướng Anh, Gordon
Brown đang theo đuổi “trường phái Keynes đần độn” và lên án ông này đang “tung
hứng với hàng tỉ” rồi để lại hậu quả là nợ của chính phủ cho thế hệ sau.
Thâm hụt ngân sách là điều khó tránh khỏi ở những nước có kế hoạch kích cầu
trên quy mơ lớn. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh
tế và chính sách (CEPR), nếu Việt Nam thực hiện kích cầu theo đúng kế hoạch đã đề
ra, mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới 12%, gây mất cân đối nghiêm trọng cho nền
kinh tế. Các nhà kinh tế trên thế giới cũng cho rằng thâm hụt ngân sách có thể dẫn tới
việc lãi suất tăng, đầu tư vào các khu vực tư nhân (khu vực có hiệu quả sử dụng vốn
cao, từ đó có thể cải thiện tình hình xã hội) giảm.
Trong quá khứ, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã áp dụng chính sách kích
cầu, tạo ra hàng triệu việc làm trong thời kỳ đại suy thối nhưng cũng khơng tránh
khỏi việc lãng phí tiền đầu tư vào những dự án khơng cần thiết. Hơn nữa, các gói kích
cầu đều chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng, trong khi đó các dự án liên quan đến cơ
sở hạ tầng ln chậm tiến độ và vượt dự tốn như dự án đường cao tốc Big Dig ở
Boston đã phải mất hơn 20 năm mới hồn thành, vượt dự tốn 5 lần. Nhật cũng đã
lãng phí tiền đầu tư vào các sân bay ít dùng, cầu đường dẫn đến các đảo ít người.
Những năm 1960, 1970 kích cầu theo học thuyết Keynes tiếp tục phổ biến khắp
nơi trên thế giới mà kết quả là nền kinh tế Mỹ, châu Âu và một số nền kinh tế khác ở
châu Mỹ Latin đã phát triển hơn. Phần lớn việc chi tiêu của chính phủ thơng qua các
gói kích cầu nhằm mục đích đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nhưng nó đã kéo
theo sự phát triển quá nóng. Kinh tế Mỹ Latin thường xuyên trong tình trạng lạm phát
phi mã. Chỉ số chung về lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ cũng luôn ở mức cao, lên đến
20,8% năm 1980, tăng hơn 10% so với 10 năm trước đó.
Ơng Jurgen Stark, thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng trung ương châu
Âu, trước đây từng là Phó tổng giám đốc Bundesbank (Ngân hàng trung ương Đức) đã
lên tiếng cảnh báo về nguy cơ thất bại kích cầu có thể lặp lại giống như những năm 70.
“Tơi thật tình khơng thể biết liệu các chính sách tài khóa tùy tiện lần này có thể mang
lại hiệu quả trong khi nó đã chứng tỏ kém hiệu quả ở những lần trước”.
Suy cho cùng cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu lần này bắt nguồn từ Mỹ với

nguyên nhân chủ yếu là do chính hệ thống tài chính và các chính sách tài chính, tiền tệ
với nhiều “mục tiêu” khác nhau của Mỹ để phục vụ cho chính nước Mỹ gây ra.
Bùng nổ kinh tế do chi tiêu của chính phủ tăng, do lãi suất thấp kéo dài nhiều
năm mà Alan Greenspan là kiến trúc sư trưởng, do tăng trưởng tín dụng đạt mức kỷ
lục kéo theo sự ra đời của các sản phẩm phái sinh nhằm chuyển nhượng rủi ro phát
triển chóng mặt (CDO, MBA, ABS), hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động của
một mơ hình ngân hàng mới (ngân hàng đầu tư) khá lỏng lẻo, kết hợp với xu hướng
toàn cầu hóa thị trường tài chính thế giới đã đưa nền kinh tế thế giới đến bờ vực của
suy thoái.
12


Như vậy, khơi phục kinh tế chính là khơi phục niềm tin của người dân Mỹ vào hệ
thống tài chính, chính trị của đất nước họ. Hay nói như TS. Nguyễn Đức Thành, có lẽ
chúng ta phải bắt mạch đúng căn bệnh hiện nay của từng nền kinh tế chứ khơng phải
đi tìm liều “thuốc tiên” để chữa bách bệnh cho mọi người. Chính vì vậy, mà người dân
Mỹ đã đặt nhiều kỳ vọng vào tổng thống mới Barack Obama vì sự thay đổi của nước
Mỹ.
Trong hai cuốn sách mới xuất bản của Samuelson và Krugman có tên The great
inflation and its aftermath (Cuộc đại lạm phát và hệ lụy) và The return of depression
economics and the crisis of 2008 (Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng
hoảng 2008), các tác giả cũng cho rằng kinh tế học nên được nhìn nhận là một bộ mơn
nghệ thuật xã hội hơn là khoa học. Tốc độ hồi phục kinh tế có thể sẽ khơng phụ thuộc
vào những con số như lãi suất hay quy mơ gói kích cầu mà nó phụ thuộc vào tâm lý.

13


KẾT LUẬN
Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy

nghĩ của Keynes về kinh tế học. Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng
hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy
mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi.
Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại khủng hoảng và thấy: tiền công không hề
giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi khơng hồi phục nổi. Từ đó, Keynes
cho rằng thị trường khơng hồn hảo như các nhà kinh tế học cổ điển nghĩ.
Học thuyết Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng
quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của
John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm
nền tảng.
Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu
quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thối kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư
hàng hóa cơng cộng (tăng chi tiêu cơng cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo,
nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.
Đặc trưng nổi bật của lý thuyết kinh tế tổng quát của Keynes là đưa ra phương
pháp phân tích vĩ mơ. Theo ơng, phân tích kinh tế phải xuất phát từ các tổng lượng lớn
và nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổng lượng và khuynh hướng biến đổi của chúng,
để tìm ra cơng cụ, chính sách kinh tế tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng
lượng. Tuy nhiên, lý thuyết của ông cũng có những hạn chế nhất định như đã chỉ ra
trong phần nhận xét.
Lý thuyết kinh tế tổng quát của Keynes ra đời có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và
thực tiễn. Nó là cơ sở của các lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại và là cơ sở về mặt chính
sách kinh tế của các chính phủ để can thiệp, tác động vào nền kinh tế. Như nhà kinh tế
học Paul Krugman (nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải nobel kinh tế năm 2008) đã
nói rõ: “Thế giới chao đảo từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, tất
cả chúng đều gắn với vấn đề tạo ra đủ tổng cầu. Nước Nhật từ đầu thập kỷ 1990 trở đi,
Mexico vào năm 1995, Thái Lan năm 1997 và hầu hết các nước trong năm 2008, hết
nước này đến nước khác đã rơi vào cuộc suy thối mà tạm thời ít nhất cũng kéo lùi
hàng trăm tiến bộ kinh tế và các chính sách kinh tế truyền thống dường như khơng có
chút hiệu lực nào. Một lần nữa, câu hỏi làm sao tạo ra đủ cầu để sử dụng hết công suất

của nền kinh tế trở nên quan trọng. Kinh tế học suy thoái đã quay trở lại”.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lenin, NXB
CTQG, Hà Nội, năm 2006.
1. TS. Mai Ngọc Cường, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà
Nội, 1996.
2. TS. Đinh Sơn Hùng, Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế, Đại học
kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 1993.
3. TS. Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Văn Nghinh, Lịch sử các học
thuyết kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
4. TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Hữu Thảo, Giáo trình Lịch sử các học
thuyết kinh tế, trường ĐH Kinh tế tp Hồ Chí Minh, năm 2008.
5. A. Gélédan, Lịch sử tư tưởng kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
6. P.A. Samuelson, Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 1993.
7. Paul Krugman, Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng
năm 2008, Nhà xuất trẻ, Tp Hồ Chí Minh, năm 2009.
8. Mác – Ăngghen toàn tập: tập 23, 24, 25, 26.
9.V.I. Lênin toàn tập: tập 1, 27, 29, 43, 44, 45.

15



×