Ngày soạn...............................
Tiết 1+2+3
BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị,
xã hội, tư tưởng.
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các
cuộc cách mạng tư sản.
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch
sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế
+ Rèn luyện kỹ năng: Sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử, kĩ
năng giải thích phân tích sự kiện vấn đề lịch sử
+ Biết phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với thực tế
cuộc sống
3. Thái độ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa Lịch sử 10, slide bài giảng điện tử, bảng thơng minh...
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới.
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV cho học sinh quan sát bức tranh nhân dân Pari đánh chiếm ngục Baxti
(Pháp) ngày 14/7/1789 và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh viết phần trả lời ra giấy:
+ Hãy miêu tả sự kiện được nói đến trong bức tranh.
+ Sự kiện đó có ý nghĩa gì với nước Pháp và thế giới?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS suy nghĩ, viết câu trả lời ra giấy.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo thảo luận.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung mới.
Sản phẩm:
- Bức tranh miêu tả cuộc tấn công của nhân dân Pari vào nhà ngục Baxti. Đây
vốn là một pháo đài với bức tường thành bằng đá kiên cố sừng sững bao bọc, có
nhiều tháp canh.sau đó đã trở thành nhà tù giam giữ những phạm nhân chính
trị, là biểu tượng của chế độ phong kiến Pháp. Ngày 14-7-1789, người dân
thành Paris khởi nghĩa, tấn cơng ngục với khí thế mãnh liệt, họ phá vỡ từng
mảng tường thành bằng mọi thứ vũ khí trong tay.
- Sự kiện đó mở đầu cuộc cách mạng tư sản Pháp- cuộc cách mạng TS điển hình
thời cận đại. Vậy cách mạng tư sản là gì, bùng nổ dựa trên tiền đề nào, và mang
những đặc điểm gì ? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu vào bài
học hơm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu Tiền đề kinh tế của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: học sinh hiểu được những tiền đề kinh tế của CMTS.
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
1, Em hiểu thế nào là “tiền đề”, thế nào là “cách mạng tư sản”? Tiền đề kinh tế
của các cuộc cách mạng tư sản đã được biểu hiện như thế nào ở các nước Âu –
Mĩ ?
2, Đọc tư liệu 1 và phân tích sự phát triển của ngoại thương với nước Anh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
- Tiền đề: là những điều kiện đã được chuẩn bị từ trước.
- Cách mạng tư sản: là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản và các lực lượng
khác, chống lại chế độ phong kiến, thực dân để thiết lập chế độ mới tiến bộ
hơn.
1. Tiền đề của cách mạng tư sản
a. Kinh tế
- Thế kỉ XVI-XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở
các nước Âu – Mĩ: Anh, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Pháp.
+ Anh: công nghiệp len dạ đặc biệt phát triển, công trường thủ công chiếm ưu
thế, ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển:
công trường thủ công ở miền Bắc và đồn điền ở miền Nam.
+ Pháp: công thương nghiệp phát triển mạnh, mở rộng ngoại thương ở châu
Âu và châu Á.
- Tuy nhiên, kinh tế tư bản bị chính quyền kìm hãm
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Tiền đề chính trị của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: học sinh Tiền đề chính trị của cách mạng tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS theo dõi bảng 2 trong SGK trả lời câu hỏi:
1, Nêu những từ chỉ chế độ chính trị và chính sách của chính quyền ở Anh, 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và ở Pháp.
2, Các nước theo chế độ chính trị nào? Chính quyền thi hành chính sách cai trị
như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Sản phẩm
b. Chính trị
- Đa số các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế hoặc là thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân
- Nhà nước phong kiến, thực dân cai trị hà khắc, gây nên sự bất mãn trong
nhân dân
+ Anh: vua Sác - lơ I cai trị độc đoán, cản trở tư sản và quí tộc mới
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: Thực dân Anh ra nhiều đạo luật hà khắc kìm
hãm sự phát triển của Bắc Mĩ
+ Pháp: Vua Lu-I XVI có quyền lực tuyệt đối, chế độ chuyên chế
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV mở rộng thêm về chính sách khắt khe của Anh ở Bắc Mĩ, tiêu biểu là đạo
luật chè (5/1773)
Hoạt động 3. Tìm hiểu Tiền đề xã hội của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: học sinh hiểu Tiền đề xã hội của cách mạng tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS hoạt động nhóm điền đặc điểm nổi bật của các giai cấp,
tầng lớp trong xã hội vào phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 1:
Lực lượng Q tộc phong
cũ
kiến
Tăng lữ
Nơng dân
Lực lượng Tư sản
Q tộc mới
mới
Chủ nơ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
Lực lượng Q tộc phong
Thống trị, có nhiều đặc quyền, sở hữu nhiều
cũ
kiến
ruộng đất
Tăng lữ
Chuyên cúng tế thần thánh, có nhiều đặc
quyền.
Nơng dân
Làm ruộng, bị bóc lột tàn tệ, phải chịu nhiều
nghĩa vụ
Lực lượng Tư sản
Chủ nhà máy, hiệu bn, giàu có nhưng khơng
mới
có quyền lợi chính trị tương xứng
Quí tộc mới
Những quí tộc phong kiến đã tư sản hố, kinh
doanh TBCN
Chủ nơ
Chủ các đồn điền, sử dụng lao động nô lệ
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Mâu thuẫn xã hội gay gắt, các giai cấp, tầng lớp mới đã tập hợp nhân dân để
chống chế độ phong kiến hoặc thực dân
+ Anh: mâu thuẫn giữa tư sản, quí tộc mới và nhân dân với chế độ phong kiến
chuyên chế.
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: mâu thuẫn giữa tư sản, chủ nô và nhân dân với
thực dân Anh.
+ Pháp: mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân với tăng lữ, quí tộc phong kiến.
Hoạt động 4. Tìm hiểu Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: học sinh Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS hoạt động:
Khai thác tư liệu, tìm hiểu điểm tiến bộ trong tư tưởng của ba nhà triết học tiêu
biểu của thế kỉ Ánh Sáng.
Nêu giá trị của các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
- Giai cấp tư sản có các trào lưu tư tưởng để tập hợp nhân dân. Họ phê phán giáo
lí lỗi thời của chế độ phong kiến, đề xuất tư tưởng mới tiến bộ.
+ Anh: Thanh giáo
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là
chết”
+ Pháp: Triết học Ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Tiết 2:
Hoạt động 1. Tìm hiểu Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: học sinh hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS hoạt động:
1, Xác định mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản.
2, Hãy ghép những cum từ đã cho vào bảng sau để thể nhiện những nhiệm vụ cơ
bản của cách mạng tư sản: Xố bỏ tình trạng cát cứ, Xoá bỏ chế độ phong kiến
chuyên chế, Thống nhất thị trường dân tộc, Xác lập nền dân chủ tư sản, Giải
phóng dân tộc.
Nhiệm vụ dân tộc
Nhiệm vụ dân chủ
3, Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Pháp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
- CMTS nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thiết lập chính quyền tư sản
+ Anh: Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền tư sản và quí tộc mới
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: Lật đổ thực dân Anh, giành độc lập, thiết lập
chính quyền tư sản, chủ nơ.
+ Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền tư sản.
- CMTS nhằm 2 nhiệm vụ cơ bản:
Nhiệm vụ dân tộc
Nhiệm vụ dân chủ
Xố bỏ tình trạng cát cứ, Thống nhất Xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên
thị trường dân tộc
chế,
Giải phóng dân tộc.
Xác lập nền dân chủ tư sản
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Gv mở rộng phân tích:
Đối với các nước tồn tại chế độ phong kiến chuyên chế, nhiệm vụ dân tộc là xoá
bỏ sự khác biệt giữa các địa phương, xố bỏ tình trạng cát cứ, xoá bỏ quyền lực
của lãnh chúa địa phương. Cịn với các thuộc địa thì nhiệm vụ dân tộc trọng tâm
là xố bỏ sự thống trị của chính quốc, giành độc lập, đưa đến sự hình thành một
Nhà nước mới, một thị trường dân tộc thống nhất với không gian kinh tế chung,
lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, văn hố chung.
Hoạt động 2. Tìm hiểu giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: học sinh trình bày được giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng
tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS hoạt động:
1, Phân tích giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
2, Giới thiệu về một trong ba nhân vật : Crom – oen, Oa – sinh – tơn, Ro-bexpie
(năm sinh, gia đình, đóng góp trong cách mạng) đã giao BT chuẩn bị từ trước
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
- Giai cấp lãnh đạo: tư sản và đồng minh của họ (q tộc mới, chủ nơ)
+ Anh: tư sản và quí tộc mới.
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: tư sản và chủ nô.
+ Pháp: tư sản
- Động lực: lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Gv mở rộng phân tích:
Ở những nước mà giai cấp tư sản khơng phải liên minh với q tộc tư sản hố
trong q trình lãnh đạo cách mạng, họ khơng phải thoả hiệp với đồng minh thì
mối liên hệ giữa tư sản với nhân dân sẽ chặt chẽ hơn (ở Pháp, cách mạng đã tấn
cơng vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến, xố bỏ sở hữu ruộng đất
phong kiến. Cịn ở Anh, vị thế quí tộc mới nổi trội hơn tư sản nên việc xác lập
quyền tư hữu ruộng đất diễn ra theo hướng bảo thủ)
Tiết 3:
Hoạt động 1. Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: học sinh trình bày được kết quả, ý nghĩa của cách mạng tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS hoạt động:
1, Phân tích kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. Qua tư liệu SGK,
cho biết điểm tiến bộ, tích cực của chế độ tư bản so với chế độ phong kiến là gì?
2, Cuộc cách mạng tư sản nào là triệt để nhất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
a, Kết quả:
- Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
b, Ý nghĩa:
- Xác lập quan hệ sản xuất TBCN, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ theo nguyên tắc tam
quyền phân lập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Gv mở rộng phân tích:
Thắng lợi của CMTS đã đưa giai cấp tư sản nắm chính quyền, giai cấp tư sản
cũng xây dựng pháp luật, ban hành những chính sách xố bỏ mọi rào cản của
CNTB, tạo điều kiện để tiến hành cách mạng cơng nghiệp, từ đó thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Từ đó dẫn đến việc xác lậpsự thống
trị của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
Mức độ giành thắng lợi của cách mạng tư sản là khác nhau. Ngồi ý nghĩa xố
bỏ những rào cản của nền kinh tế TBCN, cách mạng Anh cịn có một đóng góp
cho văn minh nhân loại là thể chế nhà nước quân chủ lập hiến. Đây là cơ sở để
sau này Mông-texki-ơ xây dựng thuyết “tam quyền phân lập” nhằm phân chia và
giới hạn quyền lực. Hành pháp: chính phủ, lập pháp: Nghị viện, tư pháp: Toà án.
Cách mạng Pháp: đã giải quyết triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư
sản, đặc biệt vấn đề ruộng đất, thủ tiêu cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến. Nó
khơng chỉ mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ ở Pháp mà có ảnh hưởng
sâu sắc và lâu dài với châu Âu và thế giới.
3. Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu: học sinh hệ thống hoá kiến thức về cách mạng tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS hoạt động:
Hoàn thành bảng theo mẫu sau về một trong số các cuộc cách mạng tư sản tiêu
biểu:
Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc Cách mạng tư sản Pháp
lập của 13 thuộc địa ở
Bắc Mỹ
Mục
tiêu
?
?
?
Nhiệm
vụ
?
?
?
Lãnh
đạo
?
?
?
Động
lực
?
?
?
Kết quả
?
?
?
Ý nghĩa
?
?
?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
Cách mạng tư sản
Anh
Chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc
địa ở Bắc Mỹ
Cách mạng tư sản
Pháp
Mục
tiêu
- Lật đổ chế độ phong
kiến chuyên chế;
- Phát triển chủ nghĩa
tư bản;
- Giải quyết các cuộc
khủng hoảng, xung đột
trong nước.
- Lật đổ ách thống trị
của thực dân Anh;
- Đưa đất nước phát
triển theo con đường
tư bản chủ nghĩa
- Lật đổ chế độ phong
kiến chuyên chế;
- Phát triển chủ nghĩa
tư bản;
- Giải quyết các vấn đề
kinh tế trong nước.
Nhiệm
vụ
- Thống nhất thị trường
dân tộc;
- Xóa bỏ tính chất
chun chế phong kiến,
xác lập nền dân chủ tư
- Giành độc lập dân
tộc, xóa bỏ tình trạng
phong kiến cát cứ.
- Hình thành quốc gia
dân tộc.
- Thống nhất thị trường
dân tộc;
- Xóa bỏ tính chất
chuyên chế phong kiến,
xác lập nền dân chủ tư
sản;
- Thành lập nhà nước
quân chủ lập hiến.
sản;
- Thành lập nhà nước
cộng hòa tư sản.
Giai
cấp
lãnh
đạo
Quý tộc mới và tư sản
Động
lực
Các giai cấp đối lập với Tất cả các giai cấp,
chế độ phong kiến tầng lớp, nô lệ da đen,
(Nông dân, cơng nhân, da đỏ.
bình dân thành thị,…)
Kết quả - Lật đổ chế độ phong
kiến, mở đường cho
chủ nghĩa tư bản phát
triển.
- Thiết lập chế độ quân
chủ lập hiến.
Chủ nô và tư sản
Giai cấp tư sản
Các giai cấp đối lập với
chế độ phong kiến
(Nơng dân, cơng nhân,
bình dân thành thị,…)
- Lật đổ ách thống trị
của thực dân Anh
- Thành lập Hợp
chủng quốc Mỹ
- Mở đường cho kinh
tế tư bản chủ nghĩa
phát triển.
- Lật đổ nền quân chủ
chuyên chế, thủ tiêu tàn
dư phong kiến, xây
dựng nền cộng hòa dân
chủ, mở đường cho chủ
nghĩa tư bản phát triển.
- Giải quyết vấn đề
ruộng đất cho nông
dân.
Ý nghĩa Mở ra thời kỳ quá độ từ - Đem lại độc lập, tự
chế độ phong kiến sang do các dân tộc ở Bắc
chế độ tư bản.
Mỹ;
- Là một cuộc chiến
tranh vĩ đại, có ảnh
hưởng đến phong trào
đấu tranh giành độc
lập ở nhiều nước vào
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
- Giúp những cản trở
đối với công thương
nghiệp bị xóa bỏ, thị
trường dân tộc thống
nhất được hình thành.
- Làm chế độ phong
kiến bị lung lay ở khắp
châu Âu.
- Mở ra thời đại mới –
thời đại thắng lợi và
củng cố của chủ nghĩa
tư bản ở các nước tiên
tiến thời bấy giờ.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: vận dụng những kiến thức về cách mạng tư sản
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ HS hoạt động:
Tìm hiểu mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, năm 1776) và bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (Pháp, năm 1789) với bản Tuyên ngôn
Độc lập (năm 1945) của Việt Nam.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại, ra đời trong cách mạng tư sản. Đó
là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc
bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng
những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ
Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung
cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.
Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dịng đầu tiên, Hồ
Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tun ngơn lịch
sử đó với thái độ rất trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Ở
đây, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ
qt tồn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt
Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
cũng là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng khơng ai có thể
xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà
các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những
giá trị của các bản Tun ngơn trước đó trong thời đại mới. Trong Tuyên ngôn
độc lập của nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ơng”
(All men). Ngun bản của câu đó là đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm
cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nơ lệ cịn tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc
rất nặng nề, những người đàn ơng có quyền mà Tun ngơn đề cập đến chỉ là
những người đàn ông da trắng. Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền
vốn có ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ơng da
trắng. Cịn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành
cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tơn giáo, giới tính,
sắc tộc. Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với
sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN( tiết
1)
I.
MỤC TIÊU : Thơng qua bài học, giúp HS
- Trình bày sự xác lập của của CNTB ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của
CNTB.
- Trình bày được sự phát triển của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc
quyền.
- Nêu được khái niệm CNTB hiện đại, tiềm năng và thách thức của CNTB
hiện đại.
1. Về năng lực
- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch
sử; kỹ năng giải thích, phân tích… sự kiện, nội dung lịch sử liênq uan đến bài
học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập
nhận thức mới
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức
và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.
2. Về phẩm chất
Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và hạn chế của CNTB hiện đại, vận dụng
được những hiểu biết về lịch sử của CNTB để giải thích những vấn đề thời sự
của xã hội tư bản hiện nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành
cho HS
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện
vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV
sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.
- máy tính, máy chiếu ( nếu có)
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu
cầu và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Khởi động, tạo tình huống vào bài nhằm kích thích tư duy của học
sinh trong bài học
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 SGK và tư liệu tr.12, yêu cầu HS thảo luận
theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
“Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra
những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả
các thế hệ trước cộng lại” (C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản, NXB Sự thật, 1983, tr. 60).
Từ nhận định trên của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, hãy chia sẻ những hiểu biết của
em về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, đọc thơng tin và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* Dự kiến sản phẩm :
- Chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu tồn tại trên quy mô nhỏ trong nhiều thế kỷ xuất
hiện dưới dạng các hoạt động buôn bán, cho thuê và cho vay và đôi khi là ngành
công nghiệp quy mô nhỏ với một số lao động làm cơng ăn lương. Đã có một lịch
sử rất dài trong trao đổi hàng hóa đơn giản và sản xuất hàng hóa đơn giản, đó là
nền tảng ban đầu cho sự phát triển của tư bản từ trao đổi thương mại. "Thời kỳ
chủ nghĩa tư bản" theo Karl Marx có từ các thương gia thế kỷ 16 và các thành
phố đô thị nhỏ.
- Chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng ra thế giới bởi các quá trình tồn cầu hóa và
đến cuối thế kỷ 18 đã trở thành hệ thống kinh tế chiếm ưu thế. Sau đó trong thế
kỷ 20, chủ nghĩa tư bản đã vượt qua thách thức của các nền kinh tế kế hoạch tập
trung và hiện là hệ thống bao trùm toàn cầu, với nền kinh tế hỗn hợp là hình
thức thống trị của nó trong thế giới cơng nghiệp hóa phương Tây. Để nắm rõ
hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hơm
nay – Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và Bắc Mĩ.
a. Mục tiêu: HS rèn luyện kỹ năng sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm
hiểu về sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
b. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp đơi, thực hiện nhiệm vụ sau:
Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và Bắc Mỹ?
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh triển khai nhiệm vụ, trao đổi cặp đơi sau đó thảo luận thống nhất ý
kiến với cả nhóm hồn thiện phiếu học tập.
- GV hướng dẫn học sinh khai thác:
+ Quan sát các hình 2-3 để thấy được sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và
Bắc Mĩ.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Báo cáo có thể được thể hiện trên sơ đồ tư duy, Infographic, Powerpoint...liên
quan đến chủ đề tranh luận.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh thuyết trình nhiệm vụ
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của các cặp đôi.
- GV bổ sung, phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ:
+ Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp,
chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa
tư bản ở ngoài châu Âu.
+ Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng cơng nghiệp bắt đầu ở Anh,
sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,… đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh
tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước này và khẳng định sự thắng lợi của
chủ nghĩa tư bản.
+ Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới
những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ
nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Như vậy trong thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình
thức khác nhau và đều giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản
ở châu Âu và Bắc Mỹ
Hoạt động 2: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
a. Mục tiêu: HS rèn luyện kỹ năng sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm
hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
b. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp đôi, thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nội dung:
Nhiệm vụ 1: Theo em, chủ nghĩa đế quốc là gì?
Nhiệm vụ 2. Hãy cho biết tầm quan trọng của thuộc địa đối với các nước đế
quốc?
Nhiệm vụ 3: Trình bày những nét chính về q trình mở rộng xâm lược thuộc
địa của chủ nghĩa tư bản trong những năm cuối thế kỉ XIX?
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh triển khai nhiệm vụ, trao đổi cặp đơi sau đó thảo luận thống nhất ý
kiến với cả nhóm hồn thiện phiếu học tập.
- GV hướng dẫn học sinh khai thác: GV gọi 1 HS đọc to cho cả lớp nghe nội
dung đoạn kênh chữ tư liệu : Điều quan trọng là...(tr 13 SGK)
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Báo cáo có thể được thể hiện trên sơ đồ tư duy, Infographic, Powerpoint...liên
quan đến chủ đề tranh luận.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh thuyết trình nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 và 3
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của các cặp đơi.
- GV bổ sung, phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
Nhiệm vụ 1: Chủ nghĩa đế quốc là
"chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua
hoạt động thuộc địa hóa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác".
Nhiệm vụ 2: Tầm quan trọng của thuộc địa đối với các nước đế quốc
- là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công.
- là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, đem lại nguồn lợi nhuận khổng
lồ
- là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranhchấp, chiến
tranh
Nhiệm vụ 3: Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản
trong những năm cuối thế kỉ XIX:
- Nước Anh với hệ thống thuộc địa rộng khắp, đặc biệt ở châu Á, châu Phi,
chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km?). Anh được mệnh danh là “công
xưởng của thế giới” và là đế quốc thực dân “Mặt Trời không bao giờ lặn”
- Tư bản Pháp cũng ráo riết xâm lược thuộc địa ở Châu Á và Châu
Phi ,tham gia xâu xé Trung Quốc. Đến đầu thế kỉ XIX thuộc địa của Pháp
có khoảng 1 triệu km với 55, 5 triệu dân xếp thứ 2 sau Anh.
- Từ giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng
phạm vi ảnh hưởng và thơn tính thuộc địa. Bằng sức mạnh của đồng đơ la
và “cây gậy”. Những nước tư bản khác như Đức, I-ta-li-a,... cũng chạy
đua cạnh tranh, giành giật thuộc địa, bị chiến tranh đế quốc.
Như vậy:
- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày
càng cao về nguyên liệu và nhân công và thị trường, dẫn tới việc tăng
cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa.
- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa
nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com
Một sản phẩm của cộng đồng facebook Thư Viện VnTeach.Com
/> />3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến
thức mới mà học sinh học trước đây
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn học sinh thực hiện trị chơi “ game bóng bay”
Câu 1:Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
A. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh
B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế thuộc địa phát triển
C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào
D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu
Câu 2: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
Câu 3: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ 2 thế giới là ?
A. Đức
B. Mỹ
C. Anh
D. Pháp
Câu 4: Câu nói “Mặt Trời khơng bao giờ lặn trên đất Anh” mang hàm ý gì?
A. Nước Anh là một liên bang
C. Nước ở gần Mặt Trời
B. Nước Anh gần Xích Đạo Nước
D. Anh có nhiều thuộc địa
Câu 5: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
B. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chiếu đáp án cho HS đối chiếu:
1
2
3
4
5
A D D D A
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu:
vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thơng qua
đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự
học lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy phân tích vai trị và tầm quan trọng của nước ta đối với thực dân Pháp
* Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Xô Viết.
I. Mục tiêu bài học
1. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tranh ảnh, lược đồ, về sự hình
thành liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết.
- Năng lực nhận thức lịch sử: phân tích được ý nghĩa sự ra đời của nhà nước
Liên Xô đối với Liên Xô và thế giới.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, cặp đơi
2. Về phẩm chất
- Trân trọng quá khứ đặc biệt là vai trò của Lenin và ảnh hưởng của Liên Xô
trong suốt thế kỉ XX
- Nắm chắc những bài học kinh nghiệm được rút ra
II. Thiết bị, tư liệu dạy học
- Máy tính, máy chiếu
- Tài liệu tham khảo, lược đồ, tranh ảnh, phim tư liệu
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ: GV chia cả lớp thành 4 nhóm, sau đó GV phát cho các
nhóm 8 mảnh ghép, nhiệm vụ của các nhóm là trong 3 phút phải ghép 8 mảnh
ghép đó thành một bức tranh hồn chỉnh. Và cho biết bức tranh đó là gì? Em
biết gì về bức tranh đó?
-. Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện và báo cáo sản phẩm:
- Hình ảnh về cung điện mùa đông, nơi quần chúng nhân dân tấn công làm sụp
đổ chế độ Nga hoàng cũng là nơi minh chứng cho sự thành công của cách mạng
tháng Mười Nga. Đây là di tích lịch sử cũng như một điểm thăm quan du lịch
hấp dẫn của cố đô Spetecbua.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Quá trình hình thành Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được sự ra đời của Chính quyền Xơ viết và sự thành
lập Liên bang cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết.
b. Tổ chức thực hiện
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: xem đoạn phim tư liệu và thực hiện các nhiệm
vụ sau (sau khi thực hiện xong nhiệm vụ này sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
khác)
- Nhiệm vụ 1 (5 phút)
+ ghi ra những sự kiện có trong đoạn phim tư liệu đó?
+ kết hợp đọc SGK trang 20, 21 trình bày ngắn ngọn về những sự kiện đó (Lãnh
đạo, mục tiêu, kết quả)
- Nhiệm vụ 2 (5 phút):
+ Nhìn lược đồ hình 2 trong SGK tr. 21 xác định vị trí và tên gọi của các nước
trong Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết. Đâu là sự kiện đánh dấu
hồn thành qt trình thành lập nhà nước Xơ viết?
+ Tìm hiểu và đánh giá vai trị của Lenin đối với sự hình thành nước Nga Xơ
viết?
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo sản phẩm
- GV cho hai nhóm lên báo cáo sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung bài
của nhóm bạn.
-Gợi ý sản phẩm:
- Nhiệm vụ 1:
+ 2/1927: Cách mạng tháng Hai đã diễn ra ở Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bonsevich quần chúng đã lật đổ chế độ Nga hoàng tồn tại từ 1721. Tuy nhiên
sau cách mạng tháng Hai thành công nước Nga lại xuất hiện một cục diện chính
trị mới: song song tồn tại hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp khác nhau:
Xô viết công nhân nơng dân và binh lính đại diện cho gcvs, chính phủ tư sản
lâm thời đại diện cho gcts
+ 10/1917 theo lịch Nga, Đảng Bonsevich tiếp tục lãnh đạo quần chúng lật đổ
chính phủ tư sản lâm thời. Cách mạng tháng Mười Nga thành cơng, sắc lệnh hịa
bình và sắc lệnh ruộng đất được thông qua
+ 1918-1920: Nước Nga phải đối phó với cuộc tấn cơng của 14 nước đế quốc
cùng với lực lượng phản động trong nước.=> Kết quả dưới sự lãnh đạo của
Lenin và Đảng Bonsevich kết hợp với liên minh các nước cộng hòa đã đánh bại
cuộc tấn công của 14 nước đế quốc
+12/1922: Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết được thành lập đứng
đầu là Lenin.
- Nhiệm vụ 2:
+ 1/1924 Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua đánh dấu hồn thành
q trình thành lập Nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên
thế giới.
+ Vai trò của Lenin
* Xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng tháng Mười Nga (thông qua
Luận cương tháng Tư)
* Trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga và tun bố thành lập chính
quyền Xơ viết.
* Dưới sự lãnh đạo của Lenin, nước Nga đã đẩy lùi nạn thù trong giặc ngoài bảo
vệ thành quả cách mạng và chính quyền Xơ viết.
* Lãnh đạo Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xô viết từ 1922-trước
21/1/1924.
2.2 Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
a. Mục tiêu: + Hs nắm được ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Xô viết (bao gồm ý nghĩa trong nước và ý nghĩa quốc tế)
+ Liên hệ ảnh hưởng của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
tới Việt Nam.
b. Tổ chức thực hiện
- Nhiệm vụ 1: GV đưa cho học sinh một bảng gồm nhiều từ khóa, cụm từ khóa
và yêu cầu học sinh điền vào ơ trống để hồn thành bảng dữ liệu.
- Nhiệm vụ 2: Sự ra đời của chính quyền Xơ Viết và sự thành lập Liên bang
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
- HS làm việc theo hoạt động cặp đơi sau đó GV gọi hai cặp đơi báo cáo sản
phẩm
- Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bảng dữ liệu (thời gian 3 phút)