Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID19 tại Trung tâm Y tế An Phú tỉnh An Giang năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


PHẠM THANH TIẾN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHÂN COVID-19
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ AN PHÚ
TỈNH AN GIANG NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


PHẠM THANH TIẾN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHÂN COVID-19
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ AN PHÚ
TỈNH AN GIANG NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ VĂN BẢY



CẦN THƠ, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phịng Sau Đại Học Trường
Đại Học Tây Đơ, Ban Giám Đốc Trung tâm Y tế huyện An Phú cho phép và tạo
điều kiện thuận lợi giúp tôi học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Võ Văn Bảy, người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành
luận văn Dược Lý - Dược Lâm Sàng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh chị đang công tác tại
Trung tâm Y tế huyện An Phú đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi học tập và hồn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các cơ
chú anh chị đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong q trình hồn
thành luận văn.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2022

Chữ ký học viên

Phạm Thanh Tiến



ii

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm và xác định tỷ lệ sử dụng thuốc bệnh
nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện An Phú.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu thu
thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin.
Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-59 tuổi là 293 người
(76,1%), bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên là 92 người (23,9%). Bệnh nhân có tuổi
lớn nhất là 97 tuổi và nhỏ nhất là 18 tuổi. Tổng số bệnh nhân nam là 178 bệnh
nhân (46,2%). Số ngày nằm viện từ 8-14 ngày chiếm tỷ lệ lớn nhất với 70,65%.
Bệnh nhân có bệnh nền mắc kèm tỷ lệ là 14%. Bệnh nhân chủ yếu mắc kèm 1
bệnh, chiếm tỉ lệ cao nhất 60,4%.
- Bệnh nhân có mức độ nhẹ là 328 bệnh nhân (85%). Thời gian nằm viện của
bệnh nhân trung bình là 12 ngày. Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu có thể
trạng bình thường chiếm 256 bệnh nhân (66,49%).
- Có 80 bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus trong đó có 72 bệnh nhân
(18,96%) sử dụng thuốc Molnupiravir và 8 bệnh nhân (2,08%) sử dụng thuốc
Favipiravir có hiệu quả sau 05 ngày dùng thuốc.
- Có 73 bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid chiếm tỷ lệ 18,96%. Có 52 bệnh
nhân (13,51%) có dấu hiệu tổn thương phổi. Có 60 bệnh nhân (15,58%) sử dụng
thuốc kháng đơng. Tất cả bệnh nhân sử dụng thuốc kháng đông không có trường
hợp nào chảy máu.
- Mức độ tương tác thuốc trung bình và nhẹ có 67 bệnh nhân (17,4%).
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng giúp
cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19 được hiệu quả và hạn chế tương tác
không mong muốn của thuốc gây ra.
Từ khóa: COVID-19, SARS-CoV-2



iii

SUMMARY
Research objective: To survey the characteristics and determine the rate of
drug use in COVID-19 patients at the An Phu District Health Center.
Research method: Using cross-sectional descriptive method, retrospectively
collect results based on data collection form.
Research results: 293 patients aged 18-59 years old (76.1%), patients aged 60
years and older were 92 people (23.9%). The oldest patient is 97 years old and
the youngest is 18 years old. The total number of male patients was 178 patients
(46.2%). The number of days in hospital from 8-14 days accounted for the
largest proportion with 70.65%. Patients with underlying disease have the rate of
14%. Patients mainly had one disease, accounting for the highest rate of 60.4%.
- Patients with mild severity were 328 patients (85%). The average length of
hospital stay was 12 days. Most of the patients in the study had normal health,
accounting for 256 patients (66.49%).
- There were 80 patients using antiretroviral drugs, of which 72 patients
(18.96%) used Molnupiravir and 8 patients (2.08%) used Favipiravir effectively
after 05 days of taking the drug.
- There were 73 patients using corticosteroids, accounting for 18.96%. There
were 52 patients (13.51%) with signs of lung damage. There were 60 patients
(15.58%) using anticoagulants. All patients on anticoagulation had no bleeding.
- Moderate and mild drug interactions had 67 patients (17.4%).
Conclusion: The results of the study have provided many important databases
to help treat COVID-19 patients effectively and limit unwanted drug
interactions.
Keywords: COVID-19, SARS-CoV-2


iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2022

Chữ ký học viên

Phạm Thanh Tiến


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................ ii
SUMMARY......................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH COVID-19 ..................................................... 3

1.1.1 Định nghĩa ............................................................................................ 3
1.1.2 Vi rút SARS-CoV-2 ............................................................................. 3
1.1.3 Tình hình mắc Covid-19 trên Thế giới và Việt Nam ........................... 4
1.1.4 Chẩn đoán............................................................................................. 6
1.1.5 Phân loại ............................................................................................... 8
1.1.6 Cơ chế bệnh sinh .................................................................................. 9
1.2 NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ HOẶC CÁC MỐI LIÊN QUAN ....... 14
1.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH COVID-19 ................... 15
1.3.1 Nguyên tắc phòng bệnh...................................................................... 15
1.3.2 Nguyên tắc chống dịch ....................................................................... 16
1.4 TỔNG QUAN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19:............................ 16
1.4.1 Ritonavir-Boosted Nirmatrelvir (Paxlovid) ....................................... 16
1.4.2 Molnupiravir ...................................................................................... 19
1.5 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN AN PHÚ ................. 23
1.5.1 Vài nét về Trung tâm Y tế An Phú .................................................... 23


vi

1.5.2 Chức năng của Trung tâm Y tế An Phú ............................................. 24
1.5.4 Chức năng nhiệm vụ và mơ hình tổ chức của khoa Dược-TTB -VTYT
Trung tâm Y tế An Phú ....................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 26
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 26
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................... 26
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 26
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 26
2.2.2 Mẫu nghiên cứu.................................................................................. 26
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu................................................................................ 27

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 28
2.3.1 Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân được điều trị COVID-19 ............. 28
2.3.2 Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 ................. 29
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ .......................................................... 31
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU. .. 32
2.5.1 Công cụ thu thập ................................................................................ 32
2.5.2 Kỹ thuật thu thập ................................................................................ 32
2.5.3 Người thu thập ................................................................................... 32
2.5.4 Phương pháp kiểm sốt sai số ............................................................ 32
2.6 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................................... 32
2.7 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 34
3.1 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
COVID-19 .......................................................................................................... 34
3.1.1 Đặc điểm về giới tính và tuổi ............................................................. 34
3.1.2 Thời gian điều trị ................................................................................ 35
3.1.3 Đặc điểm về bệnh nền mắc kèm của bệnh nhân ................................ 36
3.1.4 Số bệnh mắc kèm của bệnh nhân ....................................................... 36


vii

3.1.5 Phân loại mức độ nặng nhẹ ................................................................ 37
3.1.6 Tính thể trạng bệnh nhân ................................................................... 37
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
COVID-19 .......................................................................................................... 38
3.2.1 Đặc điểm bệnh nhân sử dụng thuốc Molnupriavir, Favipiravir và bệnh
nhân sử dụng thuốc khác. .................................................................................... 38
3.2.2 Thời gian sử dụng thuốc .................................................................... 40
3.2.3 Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc kháng đông .. 40

3.2.4 Đặc điểm tương tác thuốc .................................................................. 42
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 45
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN COVID-19........................................ 45
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
COVID-19 .......................................................................................................... 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 55
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. 55
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57
PHỤ LỤC I.......................................................................................................... xi
PHỤ LỤC II ........................................................................................................ xi


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp nguyên tắc điều trị người bệnh COVID-19 ........................ 21
Bảng 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân theo tuổi và giới tính. .................................. 34
Bảng 3.2 Thời gian điều trị ................................................................................. 35
Bảng 3.3 Đặc điểm về bệnh mắc kèm ................................................................. 36
Bảng 3.4 Một số bệnh mắc kèm .......................................................................... 36
Bảng 3.5 Phân loại mức độ nặng nhẹ. ................................................................. 37
Bảng 3.6 Tính thể trạng bệnh nhân. .................................................................... 37
Bảng 3.7 Thuốc kháng Virus. ............................................................................. 38
Bảng 3.8 Sử dụng corticoid trong điều trị. .......................................................... 38
Bảng 3.9 Sử dụng thuốc hỗ trợ trong điều trị...................................................... 39
Bảng 3.10 Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương phổi ....................................................... 39
Bảng 3.11 Thời gian sử dụng thuốc .................................................................... 40
Bảng 3.12 Bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc kháng đông ........................... 40



ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh vi rút SA S-CoV-2 ................................................................ 4
Hình 1.2 Các yếu tố sinh lý bệnh được nhắm mục tiêu bởi các liệu pháp dựa trên
miễn dịch trong COVID-19 .................................................................................. 9
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 27
Hình 3.1 Sử dụng nhóm thuốc kháng đơng......................................................... 41
Hình 3.2 Đặc điểm tương tác thuốc .................................................................... 42
Hình 3.3 Mức tương tác thuốc. ........................................................................... 42


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

ACE-2

Angiotensin-converting enzyme 2

ARDS

Acute respiratory distress
syndrome

Nghĩa tiếng Việt

Enzym chuyển đổi angiotensin2
Hội chứng suy hơ hấp cấp tính

AT1

Alveolar type 1

Phế nang loại 1

AT2

Alveolar type 2

Phế nang loại 2

Centers for Disease Control and

Trung tâm kiểm sốt và phịng

Prevention

ngừa dịch bệnh

CDC

COVID-19 Corona virus disease 2019

Giám sát chặt chẽ

GSCC


HFNC

PCR

Highflow nasal cannula

Polymerase Chain Reaction

TMPRSS2 Transmembrane protease, serine 2

Kỹ thuật oxy dòng cao qua
canuyn mũi
Xét nghiệm sinh học phân tử
Protease serine 2 xuyên màng
Trung tâm Y tế

TTYT
WHO

Bệnh do coronavirus 2019

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Coronavirus (COVID-19) xuất hiện vào cuối tháng 12 năm 2019. Do
sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 và tỷ lệ lây nhiễm cao, vi rút đã quét
khắp thế giới chỉ trong vài tháng. Hầu hết những người bị nhiễm virus sẽ bị bệnh
đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình và tự khỏi mà khơng cần điều trị đặc biệt
(Bộ Y tế, 2020). Tuy nhiên, một số sẽ bị bệnh nặng và cần được chăm sóc y tế.
Những người lớn tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tim mạch,
tiểu đường, bệnh hô hấp mạn tính hoặc ung thư có nhiều khả năng phát triển
bệnh nghiêm trọng hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh với COVID-19 và trở
thành bệnh nặng hoặc chết ở mọi lứa tuổi.
Trên toàn cầu, ngày 25 tháng 01 năm 2022, đã có 352.796.704 trường hợp
được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có 5.600.434 trường hợp tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến tháng 2 năm 2022, đã có 404.910.528
trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có 5.783.776 trường hợp
tử vong (Wu et al., 2022).
Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 22/01 đến 16h ngày 23/01, trên hệ thống Quốc
gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.978 ca nhiễm mới, trong đó 44 ca
nhập cảnh và 14.934 ca ghi nhận trong nước (giảm 724 ca so với ngày trước đó)
tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.324 ca trong cộng đồng). Đại dịch COVID-19 đang
diễn ra đã tàn phá các nền kinh tế giàu và nghèo trên tồn thế giới. Tuy nhiên,
mặc dù có vị thế khiêm tốn là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt
Nam đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì đã sớm chiến đấu chống lại đại dịch,
vượt trội so với các nước giàu hơn với hệ thống y tế phát triển hơn nhiều
(Huynh, 2020)
Gần đây chúng ta còn phải đối mặt với đại dịch SARS-CoV-2 trong đại
dịch này chúng ta phải đương đầu với các loại virus đồng thời chúng ta nhận
thấy càng gia tăng thêm vấn đề tình hình sử dụng thuốc trong điều trị hết sức
phức tạp.


2


Việc phân tích tình trạng sử dụng thuốc hiện nay thực sự cần thiết cho các
thầy thuốc, các nhà quản lý trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược sử dụng
điều trị an toàn, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh có nguy cơ
cao, trung bình nói chung và các bệnh lý nền kèm theo.
Trong bối cảnh hiện nay đã đặt ra một thách thức lớn cho các Bác sĩ trong
việc lựa chọn thuốc điều trị cho bệnh nhân một cách hiệu quả vừa giảm tỷ lệ tử
vong cho các trường hợp cấp bách trước tình hình đại dịch hiện nay.
Trung tâm Y tế An Phú là một Trung tâm Y tế đa chức năng ở huyện đầu
nguồn biên giới của tỉnh An Giang, vừa tham gia thực hiện công tác điều trị vừa
thực hiện cơng tác dự phịng trong phịng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện.
Đứng trước những thách thức lớn về việc sử dụng thuốc trong điều trị. Hiện nay
chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sử dụng thuốc cho bệnh
nhân COVID-19. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình hình
sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện An Phú”
với 02 mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện An
Phú.
2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 trong mẫu
nghiên cứu.
Đề tài sẽ cung cấp được dữ liệu thực tế về bệnh nhân COVID-19 và xác
định được tỷ lệ sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế
huyện An Phú.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH COVID-19

1.1.1 Định nghĩa
COVID-19 (bệnh do coronavirus 2019) là một bệnh nhiễm trùng toàn thân
do một loại coronavirus mới, SARS-CoV-2. Đây là một bệnh phức tạp, trong đó
các biểu hiện đường hơ hấp liên quan đến sự nhân lên của virus đi kèm với các
tác động toàn thân, cho thấy rằng nhiễm trùng SARS-CoV-2 có khả năng tạo ra
một phản ứng miễn dịch được điều chỉnh trên diện rộng (Frank et al., 2022).
1.1.2 Vi rút SARS-CoV-2
SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV) là một chủng vi rút corona mới trước
đây chưa từng được xác định trên người. Đến nay đã xác định được 6 chủng vi
rút Corona có khả năng lây nhiễm ở người và SARS- CoV-2 là thành viên thứ
bảy (Bộ Y tế, 2020).
Coronavirus (họ Coronaviridae) là tác nhân gây bệnh phổ biến cho người
và động vật. Bốn coronavirus là loài đặc hữu ở người (human coronavirus NL63
(HCoV-NL63), HCoV-229E, HCoV-OC43 và HCoV-HKU1) và thường lây
nhiễm vào đường hô hấp trên, gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường.
Trong hai thập kỷ qua, ba coronavirus gây bệnh ở người (coronavirus gây hội
chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV), coronavirus gây hội chứng
hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và SARS-CoV-2) đã lây nhiễm sang người
sau khi tràn từ các ổ chứa động vật (Drosten et al., 2003). SARS-CoV bắt nguồn
từ Trung Quốc và gây ra dịch vào năm 2003, trong khi MERS-CoV hiện đang
gây ra các đợt bùng phát liên tục ở Trung Đông. SARS-CoV-2, tác nhân gây ra
COVID-19, lần đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm
2019 trong một nhóm bệnh nhân bị viêm phổi (Zhu et al., 2020). Ba loại vi rút
này có thể nhân lên ở đường hơ hấp dưới và có thể gây ra hội chứng suy hơ hấp
cấp tính (ARDS) có khả năng gây tử vong.


4

Hình 1.1 Hình ảnh vi rút SARS-CoV-2

(Nguồn: Bộ Y Tế, 2020)
1.1.3 Tình hình mắc Covid-19 trên Thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
Các ca bệnh đầu tiên xuất hiện bên ngoài Trung Quốc là tại Thái Lan và
Nhật Bản. Đến ngày 31/01/2020, 1 tháng sau khi công bố ca bệnh đầu tiên tại
Trung Quốc số ca mắc trên toàn thế giới đã đạt con số gần 10.000 người, với
213 ca tử vong (Bộ Y tế, 2020).
Ngày 28/02/2020, WHO đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm toàn cầu đối với
dịch COVID-19 lên mức “ ất cao” sau khi ghi nhận dịch bệnh tại gần 60 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với gần 84.000 ca bệnh.
Ngày 11/03/2020, WHO chính thức tun bố dịch bệnh hơ hấp cấp do virus
corona chủng mới gây ra (COVID-19) là đại dịch toàn cầu.
Tính đến 9 giờ sáng ngày 23/03/2020. Thế giới có 337.045 người mắc,
14.641 người tử vong, bệnh đã xuất hiện tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ (Bộ
Y tế, 2020).


5

Ngày 30/12/2021, cả thế giới có 285.015.777 ca nhiễm, trong đó
252.750.819 khỏi bệnh 5.441.306 tử vong (vncdc.gov.vn).
Tại thời điểm hiện nay, tính đến ngày 17/9/2022, cả thế giới có
616.746.365 ca nhiễm, trong đó có 596.05.564 khỏi bệnh và 6.529.580 ca tử
vong (covid19.gov.vn).
Tại Việt Nam:
Ngày 23/01/2020, Việt Nam công bố 2 trường hợp nhiễm SARS- CoV-2
đầu tiên là 2 cha con người Trung Quốc, trong đó người cha từ Vũ Hán đến Hà
Nội ngày 13/01/2020. Sau đó người cha đi gặp người con đang làm việc tại Việt
Nam ở Nha Trang trong vòng 4 ngày, rồi quay về Long An, đến ngày
20/01/2020 thì cả hai người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, nhập viện

Bệnh viện Chợ

ẫy ngày 22/01/2020 và được xác định dương tính với SARS-

CoV-2.
Tính đến ngày 23/03/2020, Việt Nam ghi nhận 161 trường hợp mắc
COVID-19 tại 15 tỉnh thành phố, trong đó 27 ca người nước ngồi, 64 ca người
Việt Nam. Có 17 ca đã được chữa khỏi. Đặc điểm chung của các trường hợp
bệnh này là đến từ vùng dịch ở nước ngoài hoặc tiếp xúc với những người đến từ
vùng dịch ở nước ngoài sau đó làm lây lan ra những người tiếp xúc gần (Bộ Y
tế, 2020).
Ở nước ta trước 2022, tình hình Covid-19 được chia làm 4 giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn 1 (từ 23/01/2020-24/7/2020): 415 ca 106 ca trong nước và 309
ca nhập cảnh).
- Giai đoạn 2 (từ 25/7/2020-27/01/2021): 1.136 ca (554 ca trong nước và
582 ca nhập cảnh).
- Giai đoạn 3 (từ 28/01/2021-26/04/2021): 1.301 ca (910 ca trong nước và
391 ca nhập cảnh).


6

- Giai đoạn 4 (từ 27/04/2021-30/12/2021): 1.1711.890 ca (1.709.042 ca
trong nước và 2.848 ca nhập cảnh).
Đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca
nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình
qn cứ 1 triệu người có 17.383 ca nhiễm) (vncdc.gov.vn)
Tính tới ngày 17/9/2022, Việt Nam có tổng cộng 11.456.558 ca nhiễm,
trong đó có 10.578.390 ca khỏi bệnh và 43.138 ca tử vong có liên quan đến

covid-19 (covid19.gov.vn)
1.1.4 Chẩn đoán
Trường hợp nghi ngờ bệnh
a) Là người tiếp xúc gần hoặc là người có yếu tố dịch tễ và có ít nhất 2
trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: Sốt ho; đau họng chảy nước mũi,
nghẹt mũi đau người, mệt mỏi, ớn lạnh giảm hoặc mất vị giác; khứu giác; đau,
nhức đầu; tiêu chảy khó thở viêm đường hô hấp (Bộ Y tế, 2022; Huang et al.,
2020)
b) Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi
rút SARS-CoV-2.
- Người tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:
+ Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với
da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền.
+ Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vịng 2 mét hoặc trong
cùng khơng gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác
định khi đang trong thời kỳ lây truyền.
+ Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vịng 2 mét
hoặc ở trong cùng khơng gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây
truyền.


7

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang
trong thời kỳ lây truyền mà khơng sử dụng đầy đủ các phương tiện phịng hộ cá
nhân.
- Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định được tính từ 2 ngày trước khi
khởi phát (đối với ca bệnh xác định khơng có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền
được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính)
cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30 (Bộ Y tế, 2022)

- Người có yếu tố dịch tễ bao gồm:
+ Người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự
kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây
truyền.
+ Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.
Trường hợp bệnh xác định
a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng
phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (PCR).
b) Là người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng ngun
dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
c) Là người có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19
và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARSCoV-2.
d) Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng
ngun dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi
có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2. Trong trường hợp xét
nghiệm nhanh kháng ngun lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm Realtime RT-PCR để khẳng định.
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải
thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do


8

nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của
nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua
các phương tiện từ xa (Bộ Y tế, 2022).
1.1.5 Phân loại
Phân loại dựa trên khả năng tăng khả năng lây truyền, mức độ nghiêm
trọng hơn của bệnh, giảm hiệu quả bảo vệ của các kháng thể được tạo ra bởi
bệnh hoặc tiêm chủng trước đó, giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện
có hoặc các biện pháp đối phó sức khỏe cộng đồng hoặc giảm độ nhạy của các

phương thức xét nghiệm.
Các biến thể chính được quan tâm:
- Delta (dòng B.1.617.2 và AY): Được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ được
đặc trưng bởi tăng khả năng truyền và có thể giảm trung hịa bởi một số phương
pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng và huyết thanh postvaccine (Covid et al.,
2020; CDC, 2022).
- Omicron (dòng B.1.1.529 và BA): Được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi;
bây giờ về cơ bản là biến thể duy nhất ở Hoa Kỳ (kể từ tháng 01 năm 2022). Có
vẻ dễ lây truyền hơn các biến thể khác và làm giảm tính nhạy cảm với một số
sản phẩm kháng thể đơn dòng; hiệu quả của remdesivir được cho là không bị
ảnh hưởng (Pau et al., 2021; WHO, 2021).
- Omicron subvariant BA.2 là dịng ưu thế trên tồn thế giới và ở Hoa Kỳ
kể từ giữa tháng 02 năm 2022; biến phụ này dường như đã tăng khả năng lây
truyền, mức độ nghiêm trọng tương tự và tính nhạy cảm tương tự đối với các
kháng thể được tạo ra bởi sự miễn dịch như Omicron phụ biến BA.1, biến phụ
phổ biến nhất trước đây (WHO, 2021).
Các biến thể đang được theo dõi (CDC, 2022):
- Alpha (dòng dõi B.1.1.7 và Q): Dường như đã xuất hiện ở Vương quốc
Anh; được cho là dễ lây truyền hơn và có thể liên quan đến bệnh nặng hơn so
với chủng ban đầu.


9

- Beta (B.1.351 và dòng dõi): Được ghi nhận đầu tiên ở Nam Phi; có thể đề
kháng với một số loại vắc xin nhất định (ví dụ: Moderna mRNA-1273)
- Gamma (P.1 và các dịng con cháu): Dường như có nguồn gốc ở Brazil;
có thể làm giảm tác dụng bảo vệ của các kháng thể đối với chủng ban đầu
(Tenforde et al., 2020)
- Epsilon (B.1.427 và B.1.429): Cả hai đều được phát hiện lần đầu tiên ở

California; cả hai đều liên quan đến khả năng truyền tải tăng nhẹ, giảm đáng kể
hiệu quả trung hòa của một số phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng và giảm
vừa phải hiệu quả trung hòa của huyết thanh dưỡng bệnh
1.1.6 Cơ chế bệnh sinh
a. Sinh lý bệnh miễn dịch của COVID-19
COVID-19 là một bệnh phức tạp, trong đó các biểu hiện đường hơ hấp liên
quan đến sự nhân lên của virus đi kèm với các tác động toàn thân, cho thấy rằng
nhiễm trùng SARS-CoV-2 có khả năng tạo ra một phản ứng miễn dịch được
điều chỉnh trên diện rộng. Trong sinh lý bệnh của COVID-19, chúng ta có thể
xác định tác nhân gây bệnh, chất trung gian và con đường tác động (Hình 1.2),
có thể được nhắm mục tiêu bằng liệu pháp miễn dịch.

Hình 1.2 Các yếu tố sinh lý bệnh được nhắm mục tiêu bởi các liệu pháp dựa
trên miễn dịch trong COVID-19


10

Mặc dù yếu tố khởi phát bệnh là nhiễm SARS-CoV-2 và các bước đầu tiên
của quá trình lây nhiễm tương đối giống nhau ở hầu hết các bệnh nhân, tính
khơng đồng nhất của COVID-19 tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của bệnh
và phần lớn được xác định bởi sự biến đổi của phản ứng miễn dịch vật chủ tại
mức độ của người hòa giải và người thực hiện. Sự lây nhiễm được bắt đầu khi
glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2 liên kết với thụ thể enzym chuyển
đổi angiotensin-2 (ACE-2) ở người trên bề mặt tế bào biểu mô, với vật chủ
protease serine 2 xuyên màng (TMPRSS2), thúc đẩy sự xâm nhập của vi rút vào
ô (Hoffmann et al., 2020; Walls et al., 2020). ACE2 được biểu hiện nhiều trong
các tế bào biểu mô của khoang mũi, cung cấp một điểm xâm nhập cho SARSCoV-2 (Salahudeen et al., 2020; Hou et al., 2020). Virus cũng được nhận dạng
bởi các thụ thể nhận dạng mẫu trên các tế bào miễn dịch, các thụ thể này chịu
trách nhiệm khởi động các cơ chế bảo vệ của vật chủ. Việc sản xuất tiếp theo

các chất trung gian miễn dịch như cytokine và bổ thể được sản xuất cục bộ với
số lượng vừa phải là điều cần thiết để chống lại nhiễm trùng; tuy nhiên, chúng
có thể gây hại khi sản xuất quá (Jouan et al., 2021; van et al., 2022).
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trục IL-1 – IL-6 có khả năng đại diện cho
một trong những con đường tín hiệu có liên quan về mặt sinh học nhất trong
phản ứng siêu viêm do SARS-CoV-2 gây ra (Chen et al., 2020; Giamarells et
al., 2020). Điều thú vị là ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng, biểu hiện
HLA-DR thấp trên bạch cầu đơn nhân lưu hành (một dấu hiệu của ức chế miễn
dịch) rõ ràng, nhưng bạch cầu đơn nhân vẫn sản xuất cytokine từ bình thường
đến cao (trái ngược với nhiễm trùng huyết do vi khuẩn) Giamarells et al., 2020;
Payen et al., 2020). Ở cấp độ tế bào, COVID-19 có liên quan đến việc giảm rõ
rệt tế bào T CD4 + và CD8 + (Huang et al., 2020) đang lưu hành, gợi nhớ đến
chứng giảm bạch huyết liên quan đến nhiễm trùng huyết (Iskander et al., 2013)
và điều này có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và kết quả kém (Du
et al., 2020). Ngoài việc giảm số lượng tế bào lympho này, chức năng và khả
năng giải phóng interferon loại II của chúng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở
những bệnh nhân bị COVID-19 nặng (Janssen et al., 2021; Laing et al., 2020).


11

Các quá trình sinh lý bệnh quan trọng bổ sung trong COVID-19 được gây
ra ở cấp độ của các con đường tác động, chẳng hạn như hệ thống đông máu.
Huyết khối xảy ra khi hội tụ tình trạng tăng đơng máu, tổn thương nội mơ và ứ
máu, và những tình trạng này thường gặp ở COVID-19 nặng. Sau đó, huyết khối
động mạch và tĩnh mạch thường xuyên được báo cáo: Các nghiên cứu cho thấy
từ 21% đến 69% bệnh nhân bị COVID-19 nặng phát triển các biến chứng huyết
khối (Obi et al., 2021). Người ta tin rằng các quá trình viêm có vai trị quan
trọng trong việc kích thích các quá trình huyết khối tắc mạch, dẫn đến các biến
chứng nghiêm trọng (Chen et al., 2020). Trong các giai đoạn sau, bệnh nhân có

thể bị xơ phổi, hoặc họ có thể bước vào giai đoạn mãn tính hơn được gọi là
COVID kéo dài (Mandal et al., 2021)
Nói chung, sinh lý bệnh của COVID-19 rất phức tạp, bao gồm sự tương tác
giữa quá trình viêm siêu vi, chức năng tế bào lympho bị khiếm khuyết, rối loạn
chức năng nội mô, biến chứng huyết khối tắc mạch và q trình xơ hóa ở phổi.
Các q trình này khơng chỉ phức tạp mà cịn rất khác nhau giữa các bệnh nhân,
có thể liên quan đến sự không đồng nhất của phản ứng miễn dịch vật chủ. Điều
này đảm bảo một cách tiếp cận liệu pháp miễn dịch phân tầng trong các thử
nghiệm lâm sàng đối với COVID-19.
b. Cơ chế gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên sớm và lan đến phổi
Các sự kiện ban đầu trong nhiễm trùng có thể có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của bệnh nặng. Các tế bào đầu tiên bị SARS-CoV-2 nhắm tới trong quá
trình lây nhiễm tự nhiên ở người có thể là tế bào đường thở đa nhân ACE2 +
TMPRSS2 + trong vòm họng hoặc khí quản. Các tế bào có lơng ở mũi biểu hiện
mức độ cao của ACE2 và TMPRSS2 trên màng đỉnh (mặc dù mức mRNA thấp)
(Ahn et al., 21; Hou et al., 2020). Điều này đã được dự đoán trên cơ sở các phát
hiện từ các nghiên cứu về SARS-CoV (Jia et al., 2005) và mức độ dễ dàng lây
nhiễm của những tế bào này bởi SARS-CoV-2 trong môi trường khơng khí-lỏng
ni cấy đường thở người 2D phân biệt) (Lamers et al., 2021; Lamers et al.,
2020)


12

Trong hầu hết các trường hợp COVID-19, nhiễm trùng có thể được xóa bỏ
ở giai đoạn này thơng qua việc cảm ứng interferon loại I hoặc loại III, và cảm
ứng các phản ứng của tế bào B và T; tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus
có thể lây lan xuống đường hơ hấp dưới. SARS-CoV-2 có thể di chuyển sâu vào
phổi do hít phải các phần tử vi rút từ đường hô hấp trên, lây lan dần bằng cách
lây nhiễm các tế bào đường thở ở xa dọc theo cây khí quản hoặc ban đầu là lây

nhiễm trực tiếp các tế bào ở đường hô hấp dưới. Từ các nghiên cứu trong ống
nghiệm bằng cách sử dụng các organoids giao diện khơng khí-lỏng phân biệt
2D, người ta kết luận rằng các tế bào có lơng mao trong đường hơ hấp dưới là
mục tiêu chính của SARS-CoV-2, trong khi các tế bào câu lạc bộ cũng có thể bị
nhiễm đơi khi (Lamers et al., 2022). Trong các organoids đường thở xa 3D, tế
bào câu lạc bộ được xác định là tế bào đích chính của virus, nhưng các
organoids này tương đối kém dễ lây nhiễm và chủ yếu bao gồm các tế bào tiền
thân, với một số ít tế bào có lơng mao trưởng thành. Nhiễm trùng các tế bào
đường thở bài tiết dường như hiếm khi xảy ra trên cơ thể sống (Ahn et al.,
2021), ít nhất là ở đường hơ hấp trên.
Nói chung, phản ứng interferon được kích hoạt trong các tế bào biểu mô
đường thở bị nhiễm trùng tương đối giảm bớt so với phản ứng kích hoạt khi
nhiễm vi rút cúm A (Blanco et al., 2020). Nhiễm trùng tế bào liên kết dẫn đến
mất khả năng hịa giải trong các tế bào biểu mơ phế quản hồn ngun của con
người, có thể làm rối loạn dịng chất nhầy đi lên trong các đường thở phân
nhánh (Robinot et al., 2021), có thể tạo điều kiện cho vi rút phổ biến vào phế
nang. Một khi vi rút đến phế nang, có vẻ như các tế bào AT2 ở đó dễ bị nhiễm
trùng khi chúng biểu hiện ACE2 và TMPRSS2; Chúng đã được phát hiện có
chứa RNA của vi rút khi khám nghiệm tử thi (Hou et al., 2020). Tuy nhiên, việc
thiếu các tài liệu sẵn có từ giai đoạn đầu của bệnh đã hạn chế sự hiểu biết của
chúng ta về các giai đoạn đầu của nhiễm trùng phế nang. Các nghiên cứu về các
organoids tế bào AT2 cho phép mơ hình hóa giai đoạn này (Youk et al., 2020).
Những nghiên cứu này cho thấy rằng các tế bào AT2 được nuôi cấy trong ống
nghiệm dưới dạng các organoids biểu hiện ACE2 và TMPRSS2 trên màng đỉnh


13

của chúng, nhưng biểu hiện rất ít mRNA của các gen mã hóa, mà khơng cần sự
biệt hóa. Nhiễm trùng SARS-CoV-2 trong các tế bào này dẫn đến cảm ứng phản

ứng interferon loại I và loại III. Một nghiên cứu cũng lưu ý rằng tế bào AT2 có
thể mất biểu hiện gen đánh dấu AT2 để phản ứng với nhiễm trùng và có thể đạt
được biểu hiện của gen đánh dấu tế bào cơ bản, gợi nhớ đến tế bào AT2 chuyển
tiếp được mô tả trong vivo (Delorey et al., 2021; Melms et al., 2021)
Bên cạnh các phản ứng với interferon, quá trình apoptosis của các tế bào
AT2 bị nhiễm bệnh và cảm ứng các phản ứng viêm cũng được mơ hình hóa. Các
phát hiện tương tự cũng thu được khi sử dụng mơ hình phế nang sơ cấp (Mulay
et al., 2021). Một khía cạnh quan trọng khác được mơ hình hóa trong các hệ
thống này là sự giảm biểu hiện gen surfactant trong tế bào AT2, điều này cũng
được quan sát thấy trên cơ thể người ở giai đoạn cuối của bệnh (Delorey et al.,
2021). Những dữ liệu này chỉ ra rằng cảm ứng interferon, quá trình apoptosis,
viêm nhiễm và mất sản xuất chất hoạt động bề mặt cũng như nhận dạng AT2 là
những tác động trực tiếp của quá trình nhân lên của vi rút.
Những phát hiện gần đây liên quan đến biến thể Omicron mới xuất hiện
ủng hộ vai trò trung tâm của nhiễm AT2 trong cơ chế bệnh sinh SARS-CoV-2.
Biến thể Omicron dường như gây ra ít trường hợp nhập viện hơn và đã mất khả
năng tái tạo hiệu quả trong các tế bào tổ chức tế bào AT2, trong khi nó sao chép
hiệu quả trong các tế bào hữu cơ đường thở. Chẳng bao lâu nữa, các mơ hình
phế nang có thể được cải thiện bằng cách bắt chước tỷ lệ tế bào AT2 so với tế
bào AT1 được tìm thấy trong phế nang người và phát triển tế bào ở giao diện
khơng khí - lỏng để cho phép mơ hình hóa rị rỉ. Các hệ thống như vậy cũng có
thể bao gồm các tế bào nội mô hoặc các tập hợp con tế bào miễn dịch cụ thể để
điều tra những đóng góp cụ thể của loại tế bào đối với cơ chế sinh bệnh SARSCoV-2. Các organoids ở người cũng có thể được sử dụng để điều tra vai trò của
các gen cụ thể trong bệnh sinh SARS-CoV-2 bằng cách sử dụng hệ thống
CRISPR (Lamers et al., 2020).


×