Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

Tác Động Của Tăng Trưởng Kinh Tế, Tiêu Thụ Năng Lượng Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Đến Mật Độ Carbon Dioxide Đối Với Phúc Lợi Con Người.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

ĐẶNG BẮC HẢI

ĐAĐẶNG BẮC HẢI
TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TIÊU THỤ NĂNG
LƯỢNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN MẬT
ĐỘ CARBON DIOXIDE ĐỐI VỚI PHÚC LỢI CON NGƯỜI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------

ĐẶNG BẮC HẢI
G BẮC HẢI
TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TIÊU THỤ
NĂNG LƯỢNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN MẬT ĐỘ CARBON DIOXIDE ĐỐI VỚI
PHÚC LỢI CON NGƯỜI
Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 931 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thuấn

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi cũng xin hứa rằng: luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ
bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Nghiên cứu sinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất dành cho Bố, Mẹ, anh, chị và gia đình
nhỏ của tôi. Tất cả họ là những người mang lại niềm vui, động lực và điểm tựa để
tôi thực hiện những hồi bão trong cuộc sống.
Tơi gửi sự biết ơn trân trọng nhất tới tất cả Thầy Cô đã tận tình truyền đạt
kiến thức và các chuyên viên cũng như các nhân viên hành chính của Khoa Sau Đại
học - Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian

tôi tham gia học tập tại Trường. Đặc biệt, tơi dành sự tơn kính cao nhất đối với thầy
PGS.TS. Nguyễn Thuấn với sự tận tình và lịng nhiệt huyết. Những hướng dẫn, góp
ý

và tình cảm của Thầy đã giúp tơi có được sự tự tin và lịng quyết tâm phải hồn

thành luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các cán bộ quản lý, đồng nghiệp, bạn bè tại trường
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM đã quan tâm, động viên, khuyên bảo
và góp ý cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Nghiên cứu sinh


iii

TÓM TẮT
Luận án nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ carbon dioxide (CO2) đối với phúc lợi
con người (Carbon instensity of well-being-CIWB). Nghiên cứu này đề cập tác
động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến CIWB trong cùng một mơ hình.
Sau khi thực hiện lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về
CIWB, luận án nhận thấy CIWB là cách thức rất có giá trị để hiểu sự liên kết giữa
phát triển và sự bền vững, "cân bằng giữa phúc lợi con người với các tác động đến
môi trường lý sinh" (Dietz, Rosa và York, 2009). Ngồi ra, với cách tính bằng
lượng khí thải CO2 so với phúc lợi con người, chỉ số CIWB đã cung cấp một thông
tin rất quan trọng là cái giá phải trả chi phí về mơi trường cho việc đạt được mục

tiêu về phúc lợi con người. Do đó, nghiên cứu về CIWB gắn liền với các hoạt động
kinh tế sẽ cho thấy rõ quan điểm về phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, việc xem
xét tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến CIWB trong cùng một mơ hình là một nghiên cứu hồn tồn mới
nếu khơng kể đến nhóm nghiên cứu của nghiên cứu sinh (Nguyen và Dang, 2021 và
Dang và các cộng sự, 2023). Ngồi ra, luận án cịn phát hiện thêm: nghiên cứu về sự
thay đổi qua thời gian của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB và nhóm quốc
gia có độ nhạy với CIWB được chọn làm mẫu nghiên cứu chưa có nghiên cứu nào
đề cập đến. Trong khi đó, nghiên cứu về sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng
lượng tác động đến CIWB thì chỉ mới tìm thấy qua hai nghiên cứu của: Sweidan
(2017) và Nguyen và Dang (2021) nhưng kết quả nghiên cứu cịn có sự mâu thuẫn.
Vì vậy, luận án đã đề xuất các hướng nghiên cứu:
-

Nghiên cứu tác động của tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng
lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB.

-

Nghiên cứu về sự thay đổi riêng rẻ qua thời gian của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và của tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB.


iv

Tiếp theo, luận án đã mơ hình hố các hướng nghiên cứu đã đề ra và giới hạn
phạm vi nghiên cứu là nhóm quốc gia có độ nhạy với CIWB và trong giai đoạn
2000-2019.
Luận án đã sử dụng các kiểm định để kiểm tra các khuyết tật trong các mô hình
và sau đó thực hiện ước lượng bằng mơ hình hồi quy Prais–Winsten đơn vị chéo chuỗi

thời gian với sai số chuẩn điều chỉnh dữ liệu bảng (Panel-corrected Standard ErrorPCSE) và kỹ thuật tự hồi quy bậc nhất (AR1) do Beck và Katz (1995). Kết quả nghiên
cứu của luận án đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tác động đến CIWB một cách có ý nghĩa thống kê. Cụ thể hơn:
tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tác động làm giảm CIWB,
ngược lại, tiêu thụ năng lượng tác động làm tăng CIWB. Ngồi ra, trong các biến kiểm
sốt đưa vào mơ hình thì chỉ có biến đơ thị hố tác động làm giảm CIWB một cách có ý
nghĩa thống kê, trong khi hai biến phụ nữ tham gia lao động và giáo dục thì chưa tìm
thấy bằng chứng tác động đến CIWB. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sự thay đổi qua
thời gian của FDI tác động đến CIWB đã cho thấy các hệ số tác động của FDI luôn là
số âm. Ngược lại, kết quả nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng lượng
tác động đến CIWB thì các hệ số tác động của tiêu thụ năng lượng luôn là số dương
nhưng độ lớn giảm dần qua thời gian.

Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đã đưa ra những gợi ý chính
nhằm giúp các quốc gia thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình với các đặc
điểm: dân số đơng và mức phát thải CO2 bình quân theo đầu người cao giảm thiểu
được khí thải CO2 ra mơi trường và nâng cao phúc lợi con người. Bên cạnh đó, luận
án cũng trình bày những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
TÓM TẮT...............................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ...........................................................................x
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... xiii

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.........................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu.......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 10
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 11
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................... 11
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 11
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 11
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu....................................................................... 13
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 13
1.5.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu....................13
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................ 14
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................... 14
1.6.1. Ý nghĩa khoa học.......................................................................... 14
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án....................................................... 15
1.7. Điểm mới của luận án.............................................................................. 15
1.8. Kết cấu của luận án nghiên cứu............................................................... 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................... 18
2.1. Các khái niệm sử dụng trong luận án....................................................... 18
2.1.1. Khái niệm Carbon dioxide (CO2)................................................. 18
2.1.2. Khái niệm phúc lợi con người...................................................... 19
2.1.3. Khái niệm mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB)........20


vi

2.1.4. Khái niệm tăng trưởng kinh tế...................................................... 23
2.1.5. Khái niệm tiêu thụ năng lượng..................................................... 24
2.1.6. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................. 25
2.2. Lược khảo các lý thuyết........................................................................... 26
2.2.1. Mơ hình IPAT và STIRPAT......................................................... 26

2.2.2. Lý thuyết đường cong Kuznet về mơi trường...............................28
2.2.3. Lý thuyết hiện đại hố sinh thái.................................................... 30
2.2.4. Lý thuyết sản xuất liên tục............................................................ 32
2.2.5. Các lý thuyết khác........................................................................ 33
2.3. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu trước............................................. 37
2.3.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với CO2 và với phúc lợi con
người...................................................................................................... 37
2.3.2. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với CO2 và với phúc lợi con
người...................................................................................................... 43
2.3.3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với CO2 và với
phúc lợi con người.................................................................................. 52
2.3.4. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến mật độ CO2 đối với phúc lợi
con người (CIWB).................................................................................. 59
2.3.5. Tác động của tiêu thụ năng lượng đến mật độ CO2 đối với phúc lợi
con người (CIWB).................................................................................. 71
2.3.6. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối
với phúc lợi con người (CIWB)............................................................. 75
2.3.7. Mối quan hệ riêng rẻ giữa đô thị hoá, giới và giáo dục với CO2 và
với phúc lợi con người........................................................................... 76
2.4. Đề xuất các hướng nghiên cứu................................................................. 82
2.4.1. Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng
và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con
người (CIWB) tại tại nhóm quốc gia đã đề cập trong giai đoạn (20002019)-Hướng nghiên cứu thứ nhất......................................................... 82


vii

2.4.2. Nghiên cứu riêng rẻ sự thay đổi qua thời gian về vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài, tiêu thụ năng lượng tác động đến mật độ CO2 đối với phúc

lợi con người (CIWB) tại nhóm quốc gia đã đề cập trong giai đoạn (2000-

2019)- Hướng nghiên cứu thứ hai: 83
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................ 86
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................... 86
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 88
3.2.1. Phân tích thống kê mơ tả

88

3.2.2. Phân tích hồi quy Prais-Winsten đơn vị chéo thời gian với sai số
chuẩn hiệu chỉnh dữ liệu bảng (PCSE)

88

3.2.3. Các mơ hình nghiên cứu

91

3.3. Các kiểm định........................................................................................101
3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị...........................................................101
3.3.2. Kiểm định phụ thuộc chéo..........................................................101
3.3.3. Kiểm định tự tương quan............................................................101
3.3.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.........................................102
3.3.5. Kiểm định hiện tượng nội sinh...................................................102
3.3.6. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến..........................................103
3.4. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................103
3.5. Tính tốn CIWB....................................................................................104
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................107
Chương này sẽ trình bày các kết quả trong quy trình nghiên cứu và thảo luận

kết quả hồi quy theo hướng các nghiên cúu..................................................107
4.1. Phân tích thống kê.................................................................................107
4.1.1. Một số đặc điểm về nhóm nước nghiên cứu...............................107
4.1.2. Thống kê mơ tả các biến số........................................................117
4.2. Kiểm định tính dừng..............................................................................118


viii

4.3. Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB)

(Mơ hình 3.1’)..............................................................................................119
4.3.1. Kiểm định sự phụ thuộc chéo
4.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

119
119

4.3.3. Kiểm định tự tương quan

119

4.3.4. Kiểm định hiện tượng nội sinh trong mơ hình

120

4.3.5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

120


4.3.6. Kết quả hồi quy tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng
lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đến CIWB (Mơ hình 3.1’) 121
4.4. Nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian của FDI tác động đến CIWB (Mơ
hình 3.2b).....................................................................................................126
4.4.1. Kiểm định sự phụ thuộc chéo
4.4.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

126
126

4.4.3. Kiểm định tự tương quan

126

4.4.4. Kiểm định đa cộng tuyến

127

4.4.5. Kết quả hồi quy sự thay đổi qua thời gian của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi tác động đến CIWB (Mơ hình 3.2b) 129
4.5. Nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng lượng tác động đến

CIWB (Mơ hình 3.3b)..................................................................................132
4.5.1. Kiểm định sự phụ thuộc chéo
4.5.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

132
132


4.5.3. Kiểm định tự tương quan

133

4.5.4. Kiểm định đa cộng tuyến

133

4.5.5. Kết quả hồi quy sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng lượng
tác động đến CIWB (Mơ hình 3.3b)

134

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI.........140
5.1. Kết luận.................................................................................................140
5.2. Gợi ý về các chính sách.........................................................................142


ix

5.2.1. Gợi ý về chính sách tăng trưởng kinh tế

143

5.2.2. Gợi ý về chính sách tiêu thụ năng lượng 143
5.2.3. Gợi ý về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
5.2.4. Gợi ý về chính sách đơ thị hoá

144
145


5.3. Hạn chế của nghiên cứu.........................................................................146
5.4. Hướng nghiên cứu trong tương lai.........................................................147
DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ XUẤT BẢN TẠI CÁC
TẠP CHÍ VÀ NHÀ XUẤT BẢN VÀ CÁC BÁO CÁO TẠI CÁC HỘI THẢO
VỀ KINH TẾ.......................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................150
PHỤ LỤC.............................................................................................................180


x

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang

Hình 2.1: Đồ thị mối quan hệ giữa mơi trường và tăng trưởng kinh tế....................29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu............................................................................... 87
Hình 4.1: Lượng khí thải CO2 của nhóm nước nghiên cứu...................................108
Hình 4.2: Tuổi thọ trung bình của người dân ở nhóm nước nghiên cứu................109
Hình 4.3: Hình mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) ở nhóm nước nghiên

cứu trong giai đoạn 2000-2019..............................................................................110
Hình 4.4: GDP bình qn theo đầu người ở nhóm nước nghiên cứu.....................111
Hình 4.5: Tiêu thụ năng lượng theo đầu người ở nhóm nước nghiên cứu trong giai
đoạn 2000-2019.....................................................................................................112
Hình 4.6: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ở nhóm nước nghiên cứu....................113
Hình 4.7: Đơ thị hố ở nhóm nước nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2019...........114
Hình 4.8: Phụ nữ tham gia lao động ở nhóm nước nghiên cứu..............................115
Hình 4.9: Số năm đi học trung bình của người dân ở nhóm nước nghiên cứu trong
giai đoạn 2000-2019..............................................................................................116

Hình 4.10: Các hệ số tác động ước tính của FDI đến CIWB cụ thể qua từng năm trong

giai đoạn 2000-2019..............................................................................................130
Hình 4.11: Các hệ số độ co giãn về tác động ước tính của tiêu thụ năng lượng đến
CIWB cụ thể qua từng năm trong giai đoạn 2000-2019........................................136


xi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Các điểm mới của luận án....................................................................... 16
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với CO2
39
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phúc
lợi con người (tuổi thọ trung bình).......................................................................... 42
Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với CO2
46
Bảng 2.4: Tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với phúc
lợi con người........................................................................................................... 50
Bảng 2.5: Tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa.......................................... 54
Bảng 2.6: Tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI với phúc lợi con người
58
Bảng 2.7: Tóm tắt các nghiên cứu xem xét tác động sự thay đổi qua thời gian của tăng

trưởng kinh tế đến CIWB........................................................................................ 62
Bảng 2.8: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của.................................................. 66
Bảng 2.9: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của tiêu thụ năng lượng đến CIWB
theo hai hướng......................................................................................................... 73

Bảng 2.10: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của vốn đầu tư..............................75
Bảng 3.1: Định nghĩa các biến trong mơ hình......................................................... 94
Bảng 3.2: Định nghĩa các biến trong mơ hình......................................................... 97
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến số...................................................................117
Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng cho các biến sử dụng nghiên cứu.........................118
Bảng 4.3: Kiểm định sự phụ thuộc chéo giữa các quốc gia trong mơ hình............119
Bảng 4.4: Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mơ hình............................119
Bảng 4.5: Kiểm định tự tương quan trong mơ hình...............................................119
Bảng 4.6: Kiểm định nội sinh các biến trong mơ hình...........................................120


xii

Bảng 4.7: Kiểm định đa cộng tuyến trong mơ hình...............................................120
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và
FDI đến CIWB bằng phương pháp Prais-Winten với PCSE..................................121
Bảng 4.9: Kiểm định sự phụ thuộc chéo giữa các quốc gia trong mơ hình............126
Bảng 4.10: Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình..........................126
Bảng 4.11: Kiểm định tự tương quan trong mơ hình.............................................126
Bảng 4.12: Kiểm định đa cộng tuyến trong mơ hình.............................................127
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng mơ hình (3.2b) bằng phương pháp hồi quy PraisWinsten với PCSE.................................................................................................129
Bảng 4.14: Kiểm định sự phụ thuộc chéo giữa các quốc gia trong mơ hình..........132
Bảng 4.15: Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình..........................132
Bảng 4.16: Kiểm định tự tương quan trong mơ hình.............................................133
Bảng 4.17: Kiểm định đa cộng tuyến trong mơ hình.............................................133
Bảng 4.18: Kết quả ước lượng mơ hình (3.3b) bằng phương pháp hồi quy PraisWinsten với PCSE.................................................................................................134


xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AR(1)

: First-Order Auto Regression

ARDL

: Autoregressive Distributed Lag

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations

BRICS

: Brazil, Russia, India, China, and South Africa

CO2

: Carbon Dioxide

CIWB

: Carbon Intensity of Well-Being

Cup-BC

: Continuously Updated and Bias Corrected

Cup-FM


: Continuously updated and Fully Modified

CV

: Coefficient of Variation

DN

: Doanh Nghiệp

DOLS

: Dynamic Ordinary Least Square

EBRD

: European Bank for Reconstruction and Development

EC

: Energy Consumption

EF

: Ecological Footprint

EIWB

: Ecological Intensity of Human Well-being


EKC

: Environmental Kuznets Curve

EWEB

: Environmental Efficiency of Well-Being

FDI

: Foreign Direct Investment

FGLS

: Feasible General Least Square

FMOLS

: Fully Modified Ordinary Least Square

GDP

: Gross Domestic Product

GHGs

: Greenhouse Gas Emissions

GMM


: Generalized Method of Moments

GNP

: Gross National Product

HDI

: Human Development Index

HPI

: Human Poverty Index

IPAT

: Impacts Population Affluence, and Technology

IV2SLS

: Instrumental Variable Two-Stage Least Square


xiv

IMF

: International Monetary Fund


IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change

LE

: Life Expectancy at Birth

LLC

: Levin Lin and Chu

LR

: Labor Force Participation Rate

MENA

: Middle East and North Africa

MICs

: Middle Income Countries

MPI

: Multidimensional Poverty Index

MYS


: Mean Years of Schooling

NASA

: National Aeronautics and Space Administration

Non-OECD : Non- Organization for Economic Cooperation and Development
NREC

: Non Renewable Energy Consumption

OECD

: Organization for Economic Cooperation and Development

OLS

: Ordinary Least Square

PCSE

: Panel-Corrected Standard Errors

PHH

: Pollution Haven Hypothesis

PMG

: Pooled Mean Group


PRL

: Partial Linear Regression

REC

: Renewable Energy Consumption

SNA

: System National Account

SOR

: Shahbar, Omay and Rouband

STIRPAT

: Stochastic Impacts by Regression on Population, Affluence, and

Technology
UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development
UNDP

: United Nations Development Programme

UR

: Urban Population Rate


USD

: United States dollar

WECD

: World Commision on Environment & Development

WHO

: World Health Organization


1

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Chương 1 nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về luận án nghiên cứu. Cụ
thể, chương này trình bày bối cảnh nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, điểm mới và kết cấu của luận án.
1.1. Lý do nghiên cứu
Biến đổi khí hậu mà hậu quả chính là sự nóng lên tồn cầu và mực nước biển
dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những
thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt. Bởi vì, biến đổi khí hậu đang
ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con
người. Việc gia tăng lượng carbon dioxide (CO2) trong khí quyển từ q trình đốt
cháy nhiên liệu hóa thạch là ngun nhân chính cho những thay đổi trong khí hậu
của chúng ta kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Báo cáo mới nhất của IPCC
(2018) cho thấy nhân loại chỉ còn hơn một thập kỷ để giảm một nửa lượng khí thải

và đến khoảng giữa thế kỷ phải cắt giảm hồn tồn lượng khí thải, nếu chúng ta
muốn tránh nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên hai độ. Nhiệt độ trung bình tăng
hai độ sẽ khiến các vùng trên trái đất khơng cịn là nơi sinh sống của con người và
dẫn đến thiệt hại về nơng nghiệp, làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và thiếu
lương thực. Cuối cùng, nếu khơng giảm lượng khí thải CO2 một cách đầy đủ có thể
dẫn đến sự suy giảm đáng kể về phúc lợi đối với hầu hết mọi người trên thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới-WHO (2018) báo cáo rằng có 4.2 triệu ca tử vong sớm
trên thế giới vào năm 2016 là do ô nhiễm khơng khí xung quanh. Con số này dự kiến có
thể cịn tăng lên do 9/10 dân số thế giới sống ở những nơi có chất lượng khơng khí
nguy hại. Suy thối mơi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và có thể
tìm thấy qua nhiều tài liệu. Ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng ngồi trời là nguyên nhân
làm gia tăng các bệnh mãn tính (ví dụ như bệnh hen suyễn, bệnh tim và ung thư phổi)
(Apergis và cộng sự, 2020 và Kampa và Castanas, 2008) và tăng tỷ lệ tử vong sớm
(Pope và các cộng sự, 2009). Một số nghiên cứu thì cho rằng suy thối môi


2

trường làm tăng khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường nước (Comrie, 2007)
chẳng hạn: sốt rét và sốt xuất huyết (Hales và các cộng sự, 2002 và Tanser và các
cộng sự, 2003). Bên cạnh đó, Haines và các cộng sự (2006) cho rằng suy thối mơi
trường làm tăng sự biến đổi trong hệ sinh thái và làm tăng khả năng xảy ra lũ lụt và
hạn hán. Kết quả là, suy thối mơi trường có thể gây ra những thay đổi bất lợi trong
sản xuất lương thực và chất lượng nước, góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là


nhóm trẻ sơ sinh, ở nhóm người già và ở nhóm người nghèo. Wen và Gu (2012) và

Wang và các cộng sự (2014) nhận thấy rằng chất lượng khơng khí ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tuổi thọ của nhóm người già. Đây là nhóm những người có ít có khả năng đối

phó với sự suy thối mơi trường do các bệnh đi kèm khác. Tương tự, Majeed và

Ozturk (2020) đã chứng minh rằng các quốc gia có mức độ suy thối mơi trường
cao hơn thì có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh lớn hơn và ngược lại. Vì vậy, chính sách
kiểm sốt phát thải về carbon và phát triển nền kinh tế carbon thấp trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết ở các quốc gia trên toàn thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Lý thuyết đường cong Kuznets (EKC) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và suy thối mơi trường có dạng hình chữ U ngược: suy thối mơi trường tăng
lên khi q trình phát triển tiếp diễn, sau đó đạt đến một bước ngoặt và sẽ giảm xuống
(Grossman và Krueger, 1991). Kilic và Balan (2018), Mosconi và các cộng sự (2020),
Sahoo và các cộng sự (2021), Shahbaz và Sinha (2019) và Rahman và các cộng sự
(2021) đã dựa vào 3 đặc tính kinh tế: hiệu ứng quy mô, hiệu ứng thành phần và hiệu
ứng công nghệ để lý giải cho các nhánh đối nghịch của quan hệ này. Bên cạnh đó, lý
thuyết hiện đại hoá sinh thái cho rằng: (1) Thị trường và cơng nghiệp hóa đóng vai trị
quan trọng trong cải cách về môi trường (Mol và các cộng sự, 2009), (2) thay đổi công
nghệ và phát triển công nghệ, (3) chuyển tải ý thức xã hội mạnh mẽ hơn vào trong các
hoạt động tiêu dùng “xanh hóa” và trong khắp người dân toàn cầu (Mol, 2002 và Mol
và các cộng sự, 2009). Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ
và ý thức về môi trường xã hội được xem là những nhân tố thiết yếu trong việc chuyển
đổi sản xuất. Những quá trình biến đổi này giúp phi vật chất hóa nền kinh tế vì cần ít tài
nguyên thiên nhiên hơn để phát triển xã hội (Mol, Spaargaren


3

và Sonnenfeld, 2009). Chính vì các vấn đề này, các học giả (Dietz và các cộng sự,
2012; Jorgenson và Dietz, 2015 và Knight và Rosa, 2011) đã đưa ra ý tưởng về sự
bền vững được khái niệm hoá thành hiệu quả môi trường đối với phúc lợi
(environmental efficiency of well-being- EWEB) (environmental efficiency of wellbeing- EWEB) và phát triển khái niệm nêu trên bằng nhiều cách đo lường khác
nhau nhằm xem xét những tác động đến môi trường và phúc lợi con người do các

hoạt động kinh tế gây ra.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một chỉ số đại diện cho sự bền vững
kinh tế, đó là “ Mật độ carbon dioxide đối với phúc lợi con người- Mật độ CO2 đối
với phúc lợi con người (Carbon intensity of well-being-CIWB)” (Briscoe và các cộng
sự, 2021; Givens, 2017; Givens, 2018; Jorgenson, 2014; Jorgenson, 2015; Jorgenson và
Givens, 2015; McGee và các cộng sự, 2017 và Wang và các cộng sự, 2022). CIWB tích
hợp đồng thời các phương pháp đo lường về kết quả mơi trường (khí thải CO2) và phúc
lợi con người (tuổi thọ trung bình) vào thành một biến số duy nhất và được đưa ra đầu
tiên bởi Jorgenson (2014). Giải thích vì sao kết quả mơi trường được đo lường cụ thể
bằng khí thải CO2 trong cách tính CIWB, Jorgenson (2014) cho rằng đây là yếu tố
chính gây ra biến đổi khí hậu. Hơn nữa, khí thải CO2 cịn có khả năng thay đổi đáng kể
chất lượng cuộc sống của thế hệ tương lai trên toàn cầu (IPCC, 2014; 2018). Bên cạnh
đó, CIWB được sử dụng để so sánh giữa các mức độ phát triển khác nhau ở các quốc
gia. CIWB tăng sẽ cho biết quốc gia đó ít đạt được sự phát triển bền vững. Ngược lại,
CIWB giảm sẽ cho thấy quốc gia đó đã đạt được sự cân bằng về tuổi thọ cao hơn và
lượng khí thải thấp hơn (Jorgenson, 2014). Ngồi ra, Givens (2017) cho rằng các quốc
gia có tuổi thọ trung bình cao và lượng khí thải CO2 thấp hơn sẽ được xếp vào nhóm
Goldemberg. Đây là nhóm mà nhu cầu cơ bản của con người có thể được đáp ứng ở
mức năng lượng tối thiểu (Goldemberg và các cộng sự, 1985). Các quốc gia ở nhóm
Goldemberg có thể đóng vai trị là mơ hình phát triển cho các quốc gia kém phát triển
hơn (thường là các quốc gia có mức phát thải CO2 thấp) trong việc cải thiện phúc lợi
của con người, mà không cần đi theo con đường hủy hoại môi trường giống như một số
quốc gia phát triển hơn và cho cả các


4

quốc gia có mức phát thải cao (thường là các nước thuộc nhóm tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế-OECD), nếu muốn theo đuổi sự phát triển bền vững (Global
Commons Institute, 2003 và Meyer, 2000).

Như vậy, về mặt hình thức CIWB tăng lên là điều không mong muốn ở các
quốc gia, điều này cũng tương tự như CO2. Tuy nhiên, về mặt nội dung thì nghiên
cứu về CO2 hoặc nghiên cứu về phúc lợi con người thì chỉ phản ánh một khía cạnh
về mơi trường hoặc xã hội. Ngược lại, nghiên cứu về CIWB thì sẽ cho thấy đồng
thời hai khía cạnh mơi trường và xã hội. Hơn nữa, thơng qua cách tính của CIWB
như Jorgenson (2014) đưa ra thì chỉ số CIWB cịn cho biết một thơng tin quan trọng
là cái giá phải trả chi phí về mơi trường cho việc đạt được mục tiêu về phúc lợi con
người. Do đó, nghiên cứu về CIWB gắn liền với các hoạt động kinh tế sẽ cho thấy
rõ quan điểm về phát triển bền vững hơn.
Hiện nay, các quốc gia phát triển đã nổ lực cắt giảm được một phần khí thải
nhà kính như đã cam kết theo nghị định Thư Kyoto. Trong khi đó, các quốc gia
đang phát triển vẫn tiếp tục gia tăng phát thải ra môi trường (World Resource
Institute, 2019). Thay thế cho nghị định Thư Kyoto, Hiệp định Paris có hiệu lực với
cam kết các nước phát triển sẽ hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển trong
việc giảm khí thải ra mơi trường và nâng cao năng lực của các nước này nhằm đối
phó với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, kịch bản giảm khí thải tại
các nước đang phát triển trở nên nghiêm trọng hơn những gì mọi người đang nghĩ.
Các nước đang phát triển đang dần trở thành nơi gia công các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều carbon từ các nước phát triển (Malik và Lan, 2016). Điều này
được thể hiện qua nghiên cứu của UNCTAD (2018) báo cáo rằng dịng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi toàn cầu trị giá 57 tỷ USD vào năm 1982 ước tính đạt 1.5 nghìn
tỷ USD vào năm 2019 và khoảng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020 (giảm so với mức
đỉnh 1.92 nghìn tỷ USD vào năm 2015 sau khi thu hẹp đáng kể do các cuộc khủng
hoảng kinh tế và tài chính tồn cầu gần đây và một phần do đại dịch COVID-19 gây
ra). Các nền kinh tế đang phát triển chiếm 44.5% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài toàn cầu vào năm 2019, so với 36% năm 2016.




×