Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng đông nam bộ và tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.25 MB, 267 trang )

iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
i
LỜI CAM ĐOAN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT………………………………
.vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………… ……
vii
DANH MỤC CAC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ……………………………… ……… …
xii
MỞ ĐẦU 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3


4.1. Đối tượng nghiên cứu 3

4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ 4
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô lai trên thế giới 5

1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô lai ở Việt Nam 7

1.2.3.Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên 10
1.3. ƯU THẾ LAI VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ 14
1.3.1. Khái niệm về ưu thế lai 14

1.3.2. Nhóm ưu thế lai
16

1.3.3. Phương pháp xác định ưu thế lai 17

1.4. DÒNG THUẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẠO DÒNG THUẦN 17
1.4.1. Khái niệm dòng thuần 17
1.4.2. Vật liệu chọn tạo dòng thuần 18
iv

1.4.3. Một số phương pháp chọn tạo dòng thuần ở ngô 19
1.4.4. Đánh giá dòng và phương pháp đánh giá dòng 27
1.5. NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN NHÓM TGST VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC Ở NGÔ 32
1.5.1. Phân nhóm thời gian sinh trưởng của ngô 32
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách đến năng suất ngô
trên thế giới và Việt Nam 34

1.5.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất ngô 37
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. VẬT LIỆU 42
2.1.1. Dòng thuần: 42
2.1.2. Cây thử: 43
2.1.3. Tổ hợp lai 43
2.1.4. Giống đối chứng 43

2.1.5. Phân bón: 43
2.1.6. Đất đai: 43

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 44
2.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng. 44
2.2.2. Đánh giá KNKH của tập đoàn dòng 44
2.2.3. Khảo nghiệm các tổ hợp lai triển vọng. 44
2.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống LVN68. 45
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
45

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
46

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng 46
2.4.2. Phương pháp tạo dòng và đánh giá dòng 50
2.4.3. Các phương pháp tính toán và xử lý số liệu 51
2.4.4. Khảo nghiệm các tổ hợp lai triển vọng. 52
2.4.5. Sơ đồ quá trình chọn tạo…………………………………………… .………… 52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
3.1. KẾT QUẢ CHỌN LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ DÒNG
53


3.1.1. Một số đặc điểm chính của tập đoàn dòng. 53
3.1.2. Đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu và năng suất của tập đoàn dòng
nghiên cứu 53
v

3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA TẬP ĐOÀN DÒNG 68
3.2.1. Kết quả đánh giá KNKH chung về năng suất của tập đoàn dòng bằng phương
pháp lai đỉnh 68
3.2.2. Kết quả đánh giá ƯTL của các THL và KNKH riêng về năng suất của các dòng
bằng phương pháp luân giao 77
3.3. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CÁC TỔ HỢP LAI TRIỂN VỌNG
119

3.3.1. Kết quả khảo nghiệm tác giả 119
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản (VCU) 127

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO GIỐNG
NGÔ LVN68 TẠI ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN. 133
3.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ cho giống ngô lai LVN68 133
3.4.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho giống ngô lai LVN68 141

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1544
1. KẾT LUẬN 1544
2. ĐỀ NGHỊ 1544
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN AN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1577





















vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CIMMYT Centro Internacional de Mejoramiento de Maiz y Trigo – Trung
tâm cải lương giống ngô và lúa mì quốc tế
CV Coefficients of variation – Hệ số biến động
DH Double haploid – Đơn bội kép
ĐV-LT Dạng hạt đá màu vàng – lõi trắng
½ ĐV-LT Dạng hạt bán đã màu vàng- lõi trắng
ĐX Vụ Đông Xuân
GCA General combining ability – Khả năng kết hợp chung
H

MP
Midparent heterosis – Ưu thế lai trung bình
H
BP
Heterobeltiosis– Ưu thế lai thực
H
S
Standard heterosis – Ưu thế lai chuẩn
HT Vụ Hè Thu
KNKHC Khả năng kết hợp chung
KNKHR Khả năng kết hợp riêng
LSD

Least Signification Difference – Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
P
1000
Khối lượng 1000 hạt
IRRISTAT International Rice Research Institute statistical research tool –
Phần mềm quản lý nghiên cứu thống kê
QTLs Quanlititative Trait Loci- Locustính trạng số lượng
RnV-LT Dạng hạt răng ngựa màu vàng - lõi trắng
½ RnV-LT Dạng hạt bán răng ngựa màu vàng - lõi trắng
SCA Specific Combining Ability – Khả năng kết hợp riêng

TB
Vụ Thu Đông
Giá trị trung bình
THL Tổ hợp lai
ƯTL Ưu thế lai
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng
Tên bảng Trang
1.1. Diện tích ngô chuyển gen của một số nước trên thế giới năm 2009 7

1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2012 9

1.3 Kết quả sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giai đo
ạn
2010 - 2012
12

1.4 Chỉ số đánh giá thời gian sinh trưởng theo thang điểm FAO 32

1.5 Lượng nhiệt của một số nhóm ngô trên các vĩ độ khác nhau 33

1.6 Phân nhóm giống dựa theo các bộ phận của cây ngô 33

1.7 Phân nhóm giống ngô theo thời gian sinh trưởng 34

2.1 Danh sách các dòng nghiên cứu 42

2.2 Tính chất lý, hoá tính của đất đỏ Bazan vùng ĐNB và Tây Nguyên 43

2.3 Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu 45

2.4 Sơ đồ tạo các tổ hợp lai đỉnh (Top cross) 47


2.5 Sơ đồ tạo các tổ hợp lai luân giao (Dialel cross) 47

3.1 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của
tập đoàn dòng nhóm I - vụ Hè Thu và Thu Đông 2004 tại Trảng
Bom - Đồng Nai
54

3.2 Khả năng chống chịu của tập đoàn dòng nhóm I trong vụ Hè Thu
và Thu Đông 2004 tại Trảng Bom- Đồng Nai.
56

3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng
nhóm I - vụ Hè Thu 2004 tại Trảng Bom - Đồng Nai
58

3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng
nhóm I -vụ Thu Đông 2004 tại Trảng Bom - Đồng Nai
60

3.5 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của tập
đoàn dòng nhóm II - vụ Hè Thu và Thu Đông 2008 tại Trảng Bom
- Đồng Nai
62

viii

3.6 Khả năng chống đổ, mức độ nhiễm sâu bệnh của tập đoàn dòng
nhóm II - vụ Hè Thu và Thu Đông 2008 tại Trảng Bom - Đồng Nai

64


3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng
nhóm II - vụ Hè Thu 2008 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
65

3.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng
nhóm II - vụ Thu Đông 2008 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
66

3.9 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai đỉnh I - vụ Hè Thu và Thu
Đông 2005 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
69

3.10 Giá trị khả năng kết hợp chung (
ĝ
i
)về năng suất của 18 dòng và 2
cây thử trong lai đỉnh I - vụ Hè Thu và Thu Đông 2005 tại Trảng
Bom - Đồng Nai.
71

3.11 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai đỉnh II - vụ Hè Thu và Thu
Đông 2009 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
74

3.12 Giá trị khả năng kết hợp chung (
ĝ
i
)về năng suất của 12 dòng và 2
cây thử trong lai đỉnh II - vụ Hè Thu và Thu Đông 2009 tại Trảng

Bom - Đồng Nai.
75

3.13 Thời gian sinh trưởng của cácTHL lai luân giao I - vụ Thu Đông
2005 và Hè Thu 2006 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
79

3.14 Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai luân giao I -
vụ Thu Đông 2005 và Hè Thu 2006 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
81

3.15 Khả năng chống đổ, mức đ
ộ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai
luân giao I - vụ Thu Đông 2005 và Hè Thu 2006 tại Trảng Bom -
Đồng Nai.
82

3.16 Chiều dài bắp và đường kính bắp của các tổ hợp lai luân giao I - vụ
Thu Đông 2005 và Hè Thu 2006 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
86

3.17 Số hàng hạt/bắpvà số hạt/hàng của các tổ hợp lai luân giao I - vụ
Thu Đông 2005 và Hè Thu 2006 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
87

3.18 Khối lượng 1000 hạt, tỉ lệ hạt/bắp và năng suất của các tổ hợp lai
88

ix


luân giao I - vụ Thu Đông 2005 và Hè Thu 2006 tại Trảng Bom -
Đồng Nai.
3.19 Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của các tổ hợp
lai luân giao I.
93

3.20 Ưu thế lai về chiều dài bắp và đường kính bắp của các tổ hợp lai
luân giao I.
95

3.21 Ưu thế lai về số hàng hạt/bắp và số hạt/hàng của các tổ hợp lai luân
giao I.
96

3.22 Ưu thế lai về khối lượng 1000 hạt và năng suất của các tổ hợp lai
luân giao I.
97

3.23 Giá trị khả năng kết hợp chung (
ĝ
i
),
khả năng kết hợp
riêng (ŝ
ij
) và
phương sai
khả năng kết hợp
riêng (


2
s
ij
) về năng suất hạt của 7 dòng
tham gia luân giao I - vụ Thu Đông 2005 và Hè Thu 2006
tại Trảng
Bom - Đồng Nai.
98

3.24 Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai luân giao II - vụ Hè Thu và
Thu Đông 2010 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
101

3.25 Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai luân giao II
- vụ Hè Thu và Thu Đông 2010 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
103

3.26 Khả năng chống đổ, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các tổ hợp lai
luân giao II - vụ Hè Thu và Thu Đông 2010 tại Trảng Bom - Đồng
Nai.
105

3.27 Chiều dài bắp và đường kính bắp của các tổ hợp lai luân giao II -vụ
Hè Thu và Thu Đông 2010 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
108

3.28 Số hàng hạt/bắp và số hạt/hàng của các tổ hợp lai luân giao II - vụ
Hè Thu và Thu Đông 2010 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
109


3.29 Khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu của các tổ hợp lai luân
giao II - vụ Hè Thu và Thu Đông 2010 tại Trảng Bom - Đồng Nai
110

3.30 Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của các tổ hợp
lai luân giao II.
112

x

3.31 Ưu thế lai về chiều dài bắp và đường kính bắp của các tổ hợp lai
luân giao II.
114

3.32 Ưu thế lai về số hàng hạt/bắp và số hạt/hàng của các tổ hợp lai luân
giao II.
115

3.33 Ưuthế lai vềkhối lượng 1000 hạt và năng suất của các tổ hợp lai luân
giao II.
116

3.34 Giá trị khả năng kết hợp chung (
ĝi),
khả năng kết hợp riêng
(
ŝ
ij
)và
phương sai khả năng kết hợp riêng

(

2
s
ij
)
về năng suất của 5 dòng
tham gia luân giao II - vụHè Thu và Thu Đông 2010 tại Trảng
Bom - Đồng Nai.
118

3.35 Đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu của tổ hợp lai
TB68.
120

3.36 Một số yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp lai TB68. 121

3.37 Năng suất của tổ hợp lai TB68 trong khảo nghiệm tác giả. 122

3.38 Đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu của tổ hợp lai
TB80.
124

3.39 Một số yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp laiTB80 125

3.40 Năng suất của tổ hợp lai TB80 trong khảo nghiệm tác giả. 125

3.41 Năng suất của LVN68 trong khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị
sử dụng (VCU).
127


3.42
Năng suất của DP113 trong khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị
sử dụng (VCU)
129

3.43 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng giống
ngô LVN68 tại Trảng Bom - Đồng Nai
133

3.44 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến khả năng chống chịu của
giống ngô LVN68 tại Trảng Bom – Đồng Nai.
134

3.45 Năng suất thực thu của các mật độ gieo trồng khác nhau đối với
giống ngô LVN68 - vụ Hè Thu và Thu Đông 2010 tại Trảng Bom -
136

xi

Đồng Nai
3.46 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng giống
LVN68 - vụ Đông Xuân 2011- 2012 và Hè Thu 2012 tại Đức Trọng
- Lâm Đồng
137

3.47 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến khả năng chống chịu của
giống ngô LVN68 tại Đức Trọng – Lâm Đồng
138


3.48 Năng suất thực thu của các mật độ gieo trồng khác nhau đối với
giống ngô LVN68 tại Đức Trọng - Lâm Đồng vụ Đông Xuân 2011-
2012 và Hè Thu 2012
140

3.49 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng
giống LVN68 tại Trảng Bom - Đồng Nai vụ Thu Đông 2010 và
Đông Xuân 2010 – 2011.
142

3.50 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng chống chịu của
giống ngô LVN68 tại Trảng Bom – Đồng Nai.
143

3.51 Năng suất của giống ngô LVN68 ở các liều lượng phân bón khác
nhau tại Trảng Bom - Đồng Nai vụ Thu Đông 2010 và Đông Xuân
2010 -2011
145

3.52 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của
giống ngô LVN68 tại Đức Trọng - Lâm Đồng vụ Đông Xuân 2011-
2012 và Hè Thu 2012.
146

3.53 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng chống chịu của
giống ngô LVN68 tại Đức Trọng –Lâm Đồng vụ Đông Xuân 2011
- 2012 và Hè Thu 2012
147

3.54 Năng suất thực thu của giống ngô LVN68 ở các mức phân bón khác

nhau tại Đức Trọng - Lâm Đồng vụ Đông Xuân 2011-2012 và Hè
Thu 2012.
149

3.55 Hiệu quả kinh tế của các liều lượng phân bón cho giống ngô
LVN68 ở Trảng Bom - Đồng Nai và Đức Trọng - Lâm Đồng.
151


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

Số
hình
Tên hình Trang
1.1

Biểu hiện UTL của giống ngô lai (giữa) tạo ra từ dòng B73 (trái) và
Mo17 (phải)
15

3.1

Một số hình ảnh tập đoàn dòng nghiên cứu vụ Thu Đông 2008 tại
Trảng Bom - Đồng Nai
68

3.2


Năng suất các THL thí nghiệm lai đỉnh I tại Trảng Bom - Đồng Nai 70

3.3
Giá trị KNKHC về năng suất của 18 dòng với cây thử ở vụ Hè Thu
2005 tai Trảng Bom - Đồng Nai
72

3.4

Giá trị KNKHC về năng suất của 18 dòng với cây thử ở vụ Thu
Đông 2005 tại Trảng Bom - Đồng Nai
73

3.5

Năng suất trung bình của các THL đỉnh II 74

3.6
Giá trị KNKHC về năng suất của 12 dòng với cây thử ở vụ Hè Thu
2009 tạiTrảng Bom - Đồng Nai
76

3.7

Giá trị KNKHC về năng suất của 12 dòng với cây thử ở vụ Thu
Đông 2009tạiTrảng Bom - Đồng Nai
76

3.8


Năng suất của các THL Luân giao I tại Trảng Bom - Đồng Nai

91

3.9

Năng suất hạt của các THL luân giao II tại Trảng Bom- Đồng Nai 111

3.10

Một số hình ảnh về giống ngô lai đơn LVN68 131

3.11
Một số hình ảnh về giống ngô lai đơn DP113 132

3.12
Năng suất thực thu của giống ngô LVN68 ở các mật độ gieo trồng
khác nhau tại Trảng Bom - Đồng Nai
137

3.13

Năng suất thực thu của giống ngô LVN68 ở các mật độ gieo tr
ồng
khác nhau tại Đức Trọng - Lâm Đồng
141

3.14

Năng suất của giống ngô LVN68 với các liều lượng phân bón khác

nhau trong vụ Thu Đông 2010 và Đông Xuân 2010-2011 tại Trảng
Bom - Đồng Nai.
146

3.15

Năng suấtthực thu cuả LVN68 với các liều lượng phân bón khác
nhau trong vụ Đông Xuân 2011-2012 và Hè Thu -2012 tại Đức
Trọng - Lâm Đồng
150

3.16

Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho giống LVN68 tại
Trảng Bom - Đồng Nai và Đức Trọng - Lâm Đồng
151

1

MỞ ĐẦU


1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khi nói về thành công của việc ứng dụng hiện tượng ưu thế lai trong sản xuất
nông nghiệp, đầu tiên phải nói tới ngô lai. Ngô lai - một thành tựu khoa học nông
nghiệp nổi bật của thế kỷ XX - đã mang lại thành quả to lớn cho sản xuất nông
nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam[39].
Năm 2012, diện tích gieo trồng ngô của Việt Nam là 1.118,3 nghìn ha, năng
suất trung bình 43 tạ/ha và sản lượng là 4,8 triệu tấn [45]. Chiến lược phát triển
nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 định hướng cho ngành trồng trọt đối

với cây ngô là phấn đấu đạt sản lượng 6,5 triệu tấn ngô hạt vào năm 2015 và 7,2
triệu tấn năm 2020[7]. Để thực hiện được định hướng trên và đáp ứng nhu cầu ngô
ngày càng tăng ở những năm tới trong khi diện tích trồng ngô chỉ có thể tăng lên tới
1,3 triệu ha thì việc chọn tạo ra những giống ngô lai mới có năng suất cao, chống
chịu tốt trên quy mô lớn sẽ là giải pháp có nhiều khả thi hơn[7].
Hiện nay, ngô lai đã chiếm khoảng 95 % diện tích gieo trồng ngô cả nước.
Các giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo chủ yếu phục vụ cho sản xuất
ở các tỉnh phía Bắc, còn các tỉnh phía Nam với 39,1 % diện tích trồng ngô cả nước,
năng suất trung bình 50 tạ/ha nhưng số lượng các giống ngô của Viện nghiên cứu
ngô được triển khai vào sản xuất còn rất ít.
Đông Nam Bộ (ĐNB) và Tây Nguyên (TN) là hai vùng sản xuất ngô hàng
hóa lớn của các tỉnh phía Nam. Năm 2012 năng suất ngô của hai vùng này đạt
trung bình 51,3 tạ/ha (ĐNB-56,2 tạ/ha; TN-49,8 tạ/ha) [45]bằng 119,4% so với cả
nước (43,0 tạ/ha) và bằng 103,4 % so với thế giới (49,4 tạ/ha)[155]. Hàng năm,
diện tích gieo trồng ngô ở hai vùng này khoảng hơn 300 nghìn ha nhưng diện tích
trồng các giống ngô lai trong nước nói chung và giống do Viện Nghiên cứu Ngô
chọn tạo nói riêng mới chỉ chiếm khoảng 20 %, số diện tích còn lại được gieo trồng
bằng các giống của các công ty giống nước ngoài như Mosanto, Syngenta, CP
Group, Pioneer, Bioseed với giá bán cao gấp 1,5 đến 2,0 lần giá giống của các
công ty trong nước làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế và không chủ động
2

trong việc cung ứng giống cho người sản xuất.
Nhu cầu hạt giống ngô cho hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên hàng năm
khoảng 6000 tấn/năm, đây là thị trường tiềm năng cho các công ty giống cây trồng
sản xuất và kinh doanh giống ngô. Tuy nhiên, yêu cầu về giống ngô ở hai vùng này
đòi hỏi khá cao, giống phải có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày mới
phù hợp với cơ cấu canh tác cây trồng có ngô, cho năng suất cao, màu hạt đẹp, lõi
cứng, kháng bệnh, chịu hạn và cạnh tranh được với các giống của nước ngoài. Các
giống ngắn ngày thường cho năng suất thấp không phát huy được điều kiện tự

nhiên còn giống dài ngày thì không phù hợp với cơ cấu mùa vụ do đặc điểm thời
tiết của vùng.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc chủ động cung cấp
hạt giống giá rẻ, chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí cho người trồng ngô ở vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống
ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-Chọn lọc được một số dòngưu tú cho chương trình chọn tạo giống ngô ở
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Chọn tạo giống ngô lai có thời gian sinh trưởng trung ngày, năng suất cao
chất lượng tốt thích hợp với điều kiện sản xuất ngô ở vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên.
-Xây dựng được một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: Mật độ khoảng
cách, liều lượng phân bón với giống ngô lai mới nhằm giới thiệu và chuyển giao
cho người trồng ngô vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cung cấp thêm số liệu, thông tin khoa học về sử dụng vật liệu tạo dòng
trong chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam.
- Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô lai và các biện pháp kỹ
thuật canh tác trong điều kiện sinh thái vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã xác định được 8 dòng thuần ưu tú là IL3, IL4, IL26, IL28, IL50,
IL55, IL60 và IL61 có đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu tốt, khả năng
kết hợp cao về năng suất phụcvụ công tác tạo giống ngô lai năng suất cao cho vùng
Đông Nam Bộ và TâyNguyên.
- Đề tài đã xác định được hai giống ngô lai LVN68 và DP113 có triển vọng
phát triển trong sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Đề tài đã xác định được mật độ gieo trồng thích hợp là 66.600 cây/ha với
khoảng cách hàng là 60 cm, cây cách cây là 25cm và liều lượng phân bón tối ưu là
180N - 80P
2
O
5
- 80 K
2
O (kg/ha) cho giống ngô LVN68 ở vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các dòng thuần trong tập đoàn dòng được tạo ra từ các nguồn vật liệu khác
nhau.
- Các tổ hợp lai được lai tạo từ các dòng thuần đã lựa chọn.
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác cho THL triển vọng đã lựa chọn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành các thí nghiệm ngoài đồng ruộng bao gồm:
- Thí nghiệm chọn lọc đánh giá dòng.
- Thí nghiệm khảo sát THL đỉnh (Topcross), lai luân giao (Dialell cross).
- Thí nghiệm khảo nghiệm tác giả (so sánh các THL triển vọng), khảo nghiệm
giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô (VCU).
- Thí nghiệm mật độ, thí nghiệm liều lượng phân bón.
Các thí nghiệm được thực hiện tại Viện nghiên cứu Ngô và một số điểm thuộc
các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ

Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L.thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo
Poaceae, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Ngô là cây hàng năm với hệ thống rễ chùm
phát triển, là loài cây giao phấn có hoa đơn tính cùng gốc.
Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển thông qua quá trình chọn lọc
tự nhiên và nhân tạo, với đặc tính đa dạng di truyền rộng và khả năng thích nghi
với nhiều loại hình sinh thái, cho đến nay cây ngô được lan truyền và trồng ở hầu
khắp các châu lục trên thế giới với vai trò là một trong những cây ngũ cốc quan
trọng của loài người. Một trong những ưu thế để cây ngô giành được mối quan tâm
lớn của con người là khả năng sử dụng của nó.
- Ngô là cây lương thực cho người:
Ngô là cây ngũ cốc nuôi sống gần 1/3 dân số toàn cầu, ở các nước trồng ngô
nói chung đều sử dụng ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau. Giai đoạn
2000 - 2007, khoảng 15% sản lượng ngô trên thế giới được sử dụng làm lương
thực cho người, trong đó các nước Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi coi ngô là nguồn
lương thực chính. Các nước Đông Phi sử dụng 92% sản lượng ngô làm lương thực;
Tây Phi 60%; Nam Á 42,6%; Đông Nam Á 34,8%; Trung Mỹ 66,3%; ở Việt Nam
sử dụng trung bình 21 % [157].
- Ngô làm thức ăn chăn nuôi.
Theo số liệu của FAOSTAT, trên phạm vi toàn thế giới giai đoạn 2000 -
2007 đã sử dụng khoảng 65% sản lượng ngô (400 - 450 triệu tấn) làm thức ăn chăn
nuôi. Tỷ lệ dùng ngô làm thức ăn chăn nuôi ở các nước châu Âu lên tới 82%;
Italia97,5%; Croatia 95,5%; Trung Quốc 75,5 %; Thái Lan 78 %; Việt Nam cũng
khoảng 79 % [156].
- Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp:
Ngô là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu,
glucoza, bánh kẹo Người ta đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của
5

các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược
phẩm[39]. Những năm gần đây, ngô đang là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất

ethanol thay thế nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần. Năm 2011, Nước
Mỹ đã sử dụng 45 % sản lượng ngô để sản xuất ethanol[161].
- Ngô là nguồn hàng hóa xuất khẩu:
Trên thế giới hàng năm lượng xuất nhập khẩu ngô khoảng 95 - 100 triệu tấn.
Năm 2012, lượng ngô xuất khẩu của Mỹ là gần 45,8 triệu tấn; Argentina 15,8 triệu
tấn; Brazil 9,4 triệu tấn; Ukraina 7,8 triệu tấn; Pháp 6,2 triệu tấn [155].
- Ngô làm thực phẩm:
Bắp ngô non có chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại vitamin được sử
dụng như một loại rau sạch cao cấp. Nghề trồng ngô làm rau ăn tươi và chế biến
phục vụ xuất khẩu đang phát triển rất mạnh và mang lại hiệu quả cao ở Thái Lan,
Đài Loan [60]. Ngoài ngô rau, các loại ngô nếp, ngô đường được dùng ăn tươi hoặc
đóng hộp cũng là một loại thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị.
Những dẫn liệu trên cho thấy cây ngô có vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế thế giới và đời sống con người.

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1.Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô lai trên thế giới
So với lúa mỳ và lúa nước, ngô đang đứng đầu về năng suất và sản lượng,
đứng thứ 2 về diện tích [155]. Nhờ vị trí vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên
sản suất ngô trên thế giới luôn được quan tâm và ngày càng phát triển. Mặc dù
trong những năm gần đây diện tích trồng ngô trên toàn cầu không tăng mạnh như
cuối thế kỷ XX do diện tích canh tác có giới hạn nhưng sản lượng ngô trên thế giới
vẫn liên tục tăng trưởng. Nguyên nhân chính là do năng suất ngô ngày càng được
cải thiện nhờ áp dụng các giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên
tiếnvào sản xuất. Năm 2001, diện tích trồng ngô trên toàn thế giới là 140,2 triệu
hecta với năng suất bình quân là 4,3 tấn/ha đạt tổng sản lượng trên 600 triệu tấn, tỷ
lệ diện tích trồng ngô chiếm 20% trong tổng diện tích trồng cây ngũ cốc[38]. Mức
tăng trưởng bình quân hàng năm trong sản xuất ngô trên toàn thế giới giai đoạn 2000
6


- 2010 về diện tích là 1,8%, năng suất là 2,1% và sản lượng là 4,3%. Đến năm 2012,
diện tích gieo trồng ngô trên toàn thế giới là 176,9 triệu ha với năng suất trung bình
là 4,94tấn/ha (giảm so với năm 2011 là 0,4tấn/ha) và sản lượng đạt trên 875 riệu
tấn[155].
Mỹ luôn là nước dẫn đầu về diện tích và sản lượng ngô đồng thời cũng là
một trong những nước có năng suất ngô cao nhất. Mỹ là nước sử dụng giống ngô
lai vào sản xuất đại trà đầu tiên trên thế giới, nhờ đó mà năng suất ngô bình quân từ
1,5 tấn/ha năm 1930 tăng lên tới hơn 7,4 tấn/ha vào năm 1990 và đạt 9,23 tấn/ha,
vào năm 2011với diện tích gieo trồng ngô ở Mỹ là 33,9 triệu ha và sản lượng là
313,9triệu tấn[155]. Hiện nay 100% diện tích trồng ngô ở Mỹ được sử dụng giống
ngô lai trong đó 90% là giống lai đơn (Dẫn theo Ngô Thị Minh Tâm, 2011)[35].
Trung Quốc là nước đứng thứ hai về diện tích trồng ngô trên thế giới và có
năng suất ngô bình quân cao hơn năng suất bình quân thế giới. Năm 2011, diện tích
trồng ngô ở Quốc gia này là 33,56 triệu ha, năng suất 5,74 tấn/ha và sản lượng là
192,9 triệu tấn[155].
Một số nước có sản lượng ngô lớn như Brazin (55,6 triệu tấn), Argentina
(23,7 triệu tấn), Ukraina (22,83 triệu tấn). Năm 2011, trên toàn thế giới 13 nước có
năng suất ngô trung bình trên 10 tấn/ha, đứng đầu là Israel có năng suất ngô đạt
33,81 tấn/ha, Jordan 20,67 tấn/ha, Kuwait 20,16tấn/ha, Austria 18,39 tấn/ha, Qatar
12,56 tấn/ha, Holand 12,33 tấn/ha, Tajikistan (12,1 tấn/ha), tiếp đến là các nước
ChiLê, Thụy sĩ, New Zealand, Đức và Pháp[155].
Trong những năm gần đây, cây trồng công nghệ sinh học(CNSH) đã và
đang mang lại những lợi ích ổn định và bền vững về kinh tế, môi trường, làm tăng
sản lượng nông nghiệp, cải thiện đời sống người nông dân cho nên ngày càng được
nhiều quốc gia ủng hộ và phát triển. Cây trồng công nghệ sinh học lần đầu tiên
được thương mại hóa vào năm 1996. Năm 2012 diện tích cây trồng CNSH là170,3
triệu ha, tăng 6% so với năm 2011, trong đó có 20 nước đang phát triển và 8 nước
công nghiệp, hai nước mới (Sudan (Bt cotton) và Cuba (ngô Bt))[158].
Với nhu cầu ngày càng tăng nên Ngô cũng là một trong những cây trồng
7


được ứng dụng chuyển gen và diện tích ngô chuyển gen trên thế giới tăng rất
mạnh. Đến năm 2009 diện tích ngô chuyển gen trên thế giới là 42 triệu ha chiếm
26,58 % diện tích ngô toàn thế giới. Các nước có tỉ lệ diện tích trồng ngô chuyển
gen lớn là Mỹ, Canada, Argentina, Namphi (bảng 1.1)
Bảng 1.1.Diện tích ngô chuyển gen của một số nước trên thế giới năm 2009
Các nước
Diện tích gieo trồng (Triệu ha)
Tổng số

Ngô chuyển gen
Tỉ lệ ngô chuyển gen (%)
Thế giới 158,0 42,0 26,58
Mỹ 35,2 29,9 84,94
Argentina 2,5 2,1 84,00
South Africa 3,0 1,9 63,33
Nguồn: http//www.gmo-compass.org/features/printversion.php?id=341[160]
1.2.2.Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô lai ở Việt Nam
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Trên cả nước có 8 vùng trồng ngô
chính, mỗi vùng với những đặc trưng riêng về vị trí cây ngô trong hệ thống trồng
trọt, thời vụ và khả năng kinh tế cho sản xuất ngô, nhưng tựu chung ở Việt Nam
cây ngô giữ vị trí là cây màu số một và là cây lương thực thứ hai sau cây lúa. Song
với nền canh tác quảng canh chủ yếu là trồng các giống có dạng hạt đá và ngô địa
phương năng suất thấp nên đến đầu những năm 1980 năng suất ngô ở Việt Nam
vẫn chỉ đạt khoảng1 tấn/ha. Trong những năm 1980-1990, thông qua sự hợp tác
với CIMMYT, Việt Nam đã chọn tạo và đưa vào sản xuất một số giống ngô thụ
phấn tự do cải tiến như VM1, HSB1, MSB2649, TSB2, TSB1 còn ngô lai vẫn
chưa được ứng dụng trong sản xuất. Nguyên nhân ngô lai không phát triển sớm
hơn là:

- Giá thành hạt giống cao, sản xuất không chấp nhận.
- Điều kiện đầu tư thâm canh trong sản xuất thấp, ngô lai không thể phát
huy được ưu thế của nó.
- Thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn cho sản xuất hạt giống[50].
8

Sản xuất ngô của Việt Nam thực sự có bước đột phá khi ứng dụng thành
công các kết quả nghiên cứu ngô lai vào sản xuất. Có thể tóm tắt quá trình phát
triển giống ngô lai ở Việt Nam thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1991-1995: Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới có
thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp vớicơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái,
chống chịu các điều kiện bất thuận và có năng suất cao phẩm chất tốt. Giai đoạn
này chủ yếu sử dụng các giống lai không quy ước như LS3, LS5, LS6, LS8 , ưu
điểm của bộ giống này là những giống có tiềm năng cho năng suất từ 3-7 tấn/ha,
giá bán thấp (5000-8000 đ/kg) nên mỗi năm diện tích gieo trồng các giống ngô lai
này tăng trên 8000 ha và làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so với trồng giống ngô
thụ phấn tự do. Năm 1992-1993 các công ty Pacific, Bioseed và CP Group đã khảo
nghiệm các giống ngô lai đơn ở Việt Nam.
- Giai đoạn 1996-2002: Nhờ chính sách đổi mới, được sự quan tâm đầu tư
đúng mức của Nhà nước và sự phát huy nội lực của các nhà chọn tạo giống ngô
trong nước, những giống ngô lai quy ước như LVN10, LVN4, LVN20, LVN25,
V98, T9, đặc biệt là giống LVN10 đã nhanh chóng trở thành các giống ngô chủ
lực trong sản xuất ngô của Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhiều công ty giống
ngô nước ngoài đã bán giống ngô ở Việt Nam với số lượng lớn.
Cùng với chọn tạo giống ngô mới thì công nghệ sản xuất hạt giống lai ngày
càng hoàn thiện giúp cho các giống ngô lai của Việt Nam có chất lượng không thua
kém các công ty nước ngoài nhưng giá rẻ hơn.

- Giai đoạn 2003 đến nay:Với sự mở rộng hợp tác quốc tế, các nhà tạo
giống ngô Việt Nam đã thu thập được nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Nhờ

nguồn vật liệu phong phú, một số giống ngô lai thế hệ mới được chọn tạo bằng
phương pháp truyền thống hoặc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo truyền thống
và công nghệ sinh học như LVN885, LVN145, LVN66, LVN61, LVN154,
LVN146, LVN14, LVN36 đã được ứng dụng vào sản xuất. Các giống ngô lai
thế hệ mới này có nhiều ưu thế như chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chịu
thâm canh, màu hạt đẹp thích ứng tốt trong điều kiện sản xuất hàng hóa. Giống ngô
9

của các công ty đa quốc gia như Bioseed, Pacific, Syngenta, Bionear, Mosanto và
một số công ty khác đã cung cấp cho sản suất ngô ở Việt Nam số lượng lớn giống
ngô với quy mô chiếm trên 50 % diện tích trồng ngô lai của Việt Nam.
Giống ngô lai đã đóng vai trò chính trong việc tăng năng suất và sản lượng
ngô của Việt Nam. Giai đoạn 1960 - 1980 năng suất ngô của Việt Nam chỉ đạt từ
0,8 - 1,1 tấn/ha do dùng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu.
Đến năm 1990 tăng lên 1,5 tấn/ha là do bắt đầu sử dụng các giống ngô cải tiến. Từ
1990 với những thành công trong công tác lai tạo, ứng dụng giống ngô lai, đồng
thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nên sản xuất ngô của Việt Nam đã có
bước tiến nhảy vọt. Nếu như năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% của
447.000 hecta trồng ngô (bảng 1.2) thì đến năm 2000, diện tích trồng ngô lai chiếm
65% góp phần đưa năng suất ngô bình quân cả nước đạt 2,75 tấn/ha và đến năm
2012, với diện tích trồng ngô 1118,2 nghìn ha, trong đó hơn 95% diện tích là sử
dụng các giống ngô lai. Các giống ngô lai mới như LVN10, LVN20, LVN99 đã
trở thành giống ngô chủ lực trong sản xuất ngô của Việt Nam. Những thành công
của chương trình ngô lai đã góp phần quan trọng trong việc đưa năng suất ngô
trung bình toàn quốc đạt 4,3 tấn/ha (tăng khoảng 48,7 % so với năm 2000 với tổng
sản lượng 4,8 triệu tấn [45]
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1991- 2012
Năm
Diện tích
Năng suất

(
tạ/ha
)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Tổng số
(nghìn ha)
Tỉ lệ trồng
ngô lai
(%)

1991 447,6 < 1 15,00 672,0
1995 556,8 30 21,10 1.177,2
2000 730,2 65 27,50 2.005,9
2005 1052,6 80 36,00 3.787,1
2010 1125,7 90 41,10 4.625,6
2012

1118,2 > 95 43,00 4.800,0

Nguồn:Ngô Hữu Tình, 1997[41],Niên giám thống kê 2012[45]
Mặc dù sản xuất ngô trong nước liên tục tăng trưởng về năng suất và sản
10

lượng nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn nhằm
đáp ứng cho nhu cầu ngành công nghiệp thức ăn gia súc. Cho đến hết tháng
10/2013 nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng so với cùng kỳ, trong đó
nhập khẩu ngô tăng cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,08% và tăng 7,44%
tương đương với 1,5 triệu tấn, trị giá 485,5 triệu USD[163], điều đó cho thấy nhu
cầu ngô cho tiêu dùng ở nước ta là rất lớn, đòi hỏicác nhà quản lý có chiến lược

phát triển sản suất và các nhà tạo giống trong nước nhanh chóng chọn tạo ra các
giống ngô lai mới nhằm khai thác triệt để những lợi thế tự nhiên của các vùng miền
giúp sản xuất ngô trong nước phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
1.2.3.Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Vùng Đông Nam Bộ gồm có 5 tỉnh và một thành phố là Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Đông
Nam Bộ có tổng diện tích tự nhiên là 23.563,54 km
2
chiếm 7,1 % diện tích tự
nhiên cả nước, dân số 14.067.361 (Số liệu điều tra năm 2009) và mật độ dân số
trung bình là 881,8 người/km
2
. Đây là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam,
dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP
cũng như nhiều yếu tố xã hội khác[162].

Đông Nam Bộ nằm trong vùng Nam Bộ nên chịu sự chi phối của khí hậu
vùng Nam Bộ với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. Khí
hậu hình thành trên hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Biên độ nhiệt ngày đêm
giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Lượng mưa 1500-2500 mm/năm, tháng 7
và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất.Nhiệt độ trung bình năm của vùng xấp xỉ 26
0
C.
Hầu như quanh năm không có tháng nào có nhiệt độ trung bình dưới 20
0
C và vượt
quá 29
0
C. Số giờ nắng trong năm thường vượt quá 2000 giờ. Các tháng 1, 2, 3 có

số giờ nắng cao nhất (trên 200 giờ/tháng). Các tháng còn lại từ 100-190 giờ, tháng
9 có số giờ nắng thấp nhất chỉ 100-120 giờ. Số giờ nắng nhiều và ấm quanh năm
rất thuận lợi cho việc trồng ngô. Tổng diện tích trồng ngô của vùng khoảng 90.000
ha. Đất trồng ngô ở vùng này chủ yếu là đất bazan, đất xám và đất phù sa sông
11

ngòi. Đất bazan, đất phù sa sông ngòi có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng
cao, tơi xốp, ít chua, rất phù hợp và thuận lợi cho trồng ngô. Đất xám có nguồn gốc
từ đất phù sa cổ thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, đây cũng là loại đất thích
hợp để trồng ngô nhưng cần bón nhiều phân NPK hơn đối với đất Bazan[162].
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum,Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng. Toàn vùng Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 5.556.800 ha bằng 16,7% diện
tích cả nước. Đất ở đây có độ dốc không lớn, phần nhiều dưới 8
o
rất thuận lợi cho
sản xuất nông lâm nghiệp [32]. Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng
phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900 - 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình
hàng năm 24
0
C; lượng ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ
mặt trời trung bình hàng năm 240 - 250 kcal/cm
2
. Số giờ nắng trung bình 2.200 -
2.700 giờ/năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên
độ từ 15 - 20
0
C, mùa mưa biên độ từ 10 - 15

0
C) [32].
Theo số liệu của tổng cục thống kê, diện tích sản xuất ngô năm 2012 của
vùng Đông Nam Bộ là 79,3 nghìn ha trong đó tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Đồng
Nai (51,2 nghìn ha) và Bà Rịa Vũng Tàu (16,2 nghìn ha). Năng suất ngô của vùng
đạt 56,2 tạ/ha, dẫn đầu về năng suất trong các vùng trồng ngô cả nước, cao hơn so
với năngsuất trung bình của cả nước (43,0 tạ/ha)[45], cao hơn với năng suất trung
bình của thế giới năm 2012 (49,4 tạ/ha) [155] và vùng này đã đóng góp khoảng 9,2
% sản lượng ngô cả nước [45].
So với vùng Đông Nam Bộ, trình độ canh tác ngô ở vùng Tây Nguyên thấp
hơn nhưng lợi thế ở vùng này là tiềm năng mở rộng diện tích gieo trồng và tăng
năng suất. Năm 2012, diện tích sản xuất ngô của vùng Tây Nguyên là 243,9
nghìnha tăng 5% so với năm 2011 trong đó tập trung chủ yếu ở ba tỉnh: Đăk lăk
(119,8 nghìn ha), Gia Lai (53,2 nghìn ha) và Đăk Nông (45,8 nghìn ha). Năng suất
ngô của vùng là 49,8 tạ/ha giảm 2,93 % so với năm 2011 (do hạn), đứng thứ 3

×