Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Biện pháp phát huy vai trò quản lí lớp học của cán bộ lớp ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.56 KB, 6 trang )

SKKN
Biện pháp phát huy vai trò quản lí lớp học
của cán bộ lớp ở lớp 4
I. Lí do chọn đề tài
- Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay của đất nước, trình độ dân trí
được nâng cao rất nhiều. Trẻ em cũng từ đó phát triển nhanh hơn về mặt thể chất
lẫn trí tuệ. Hệ thống giáo dục Việt Nam không ngừng đổi mới để đáp ứng kịp nhu
cầu phát triển đó. Tất cả các trường học đều áp dụng những biện pháp quản lí giáo
dục mới mẻ, nhà trường tiểu học cũng thế.
- Để phát huy tính tự quản, tích cực của HS, nhiều nhà nghiên cứu đã viết rất
nhiều sách đúc kết từ kinh nghiệm của chính bản thân và qua các khảo sát, ứng
dụng. Riêng bản thân tôi – cũng là một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tôi
đề cao việc dạy làm người song song cùng việc dạy chữ. Ngoài việc rèn luyện đạo
đức cho học sinh, tôi chủ động tìm hiểu một số cách thức giúp HS tiểu học của tôi
có thể quản lí lớp học. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp phát huy vai trò
quản lí lớp học của cán bộ lớp ở lớp 4” để nghiên cứu và ứng dụng.
II. Thực trạng lớp học
- Đầu năm học 2013-2014, lớp 4L của tôi có 45 HS, sang HKII có thêm 1
HS từ trường dân lập Đoàn Thị Điểm – Hà Nội chuyển vào, sỉ số đến cuối năm học
là 46 học sinh.
- Đây là lớp tiếng Anh tăng cường, thành phần gia đình khá tốt về điều kiện
kinh tế, các em được gia đình hỗ trợ việc học rất nhiều nhưng thụ động trong việc
xây dựng nề nếp lớp học, chủ yếu là GV phải chỉ bảo nhiều trong tác phong, sinh
hoạt bán trú: ăn uống, dọn dẹp ngăn bàn, trực nhật,…
- Các em chủ yếu đặt trọng tâm vấn đề học, ít khi tham gia các phong trào,
hoạt động vì chưa có ai khích lệ, giới thiệu.
- Việc xung phong làm cán bộ lớp: có em thì hào hứng xin được đảm nhận
nhưng bản thân chưa thật sự nghiêm túc, học chưa tốt, khó có thể làm gương cho
các bạn; có em đủ yêu cầu về học tập, năng lực nhưng ngại giao tiếp, sợ nhận trách
nhiệm,…
1


III. Các biện pháp tiến hành phát huy vai trò
Xây dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được đội ngũ cán sự cốt cán của
lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó phụ trách từng mặt, lớp được chia làm 5 tổ, mồi tổ
bầu một em làm tổ trưởng, một em làm tổ phó. Sau khi bầu xong, giáo viên họp
đội ngũ cán bộ lớp để phân công quán triệt rõ nhiệm vụ cho từng em, đồng thời
cho các em tự đăng kí các danh hiệu thi đua và biện pháp thực hiện từ đó có
phương hướng chỉ đạo để học sinh thực hiện tốt.
Mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng tổ
viên trong tổ. Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng
tổng hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần.
Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần rồi đến giáo viên nhận xét chung
tình hình học tập của lớp: về ưu điểm và tồn tại. Sau đó nhận xét đánh giá tình hình
học tập cùng với nề nếp, tác phong, vệ sinh của từng em để các em tự rút kinh
nghiệm và khắc phục trong tuần tiếp theo. Ngoài ra còn giáo dục các em phải: “Nói
lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng mình”. Thường xuyên giáo dục các em có
tính tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường. Muốn các em thực hiện tốt,
nghiêm túc thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt,
phải là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề ra phải thực
hiện và khen chê đúng mực. Vì học sinh tiểu học các em đang ở lứa tuổi nhỏ nên
giáo dục phải nhẹ nhàng, nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng cởi mở gần gũi độ
lượng, luôn vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, tuyệt đối không trù ém
mắng nhiếc học sinh.
1. Chọn cán bộ lớp
- Ở tháng học đầu tiên của năm học (tháng 8/2013): chọn học sinh xung
phong làm cán bộ lớp.
- Các tháng tiếp theo: định kì 2-3 tuần/ 1 lần (tùy theo điều kiện học tập,
nghỉ lễ của nhà trường)
Các em viết phiếu tự giới thiệu đơn giản như sau:
Họ tên:
Ngày sinh:

Sở thích:
Những việc sẽ thực hiện nếu được làm cán bộ lớp:
Ngày tháng năm
2
Đây là mẫu phiếu tự giới thiệu của 1 HS trong lớp:
TỰ GIỚI THIỆU
Mình tên là Bùi Anh Dương
Mình rất hào hứng trong việc vẽ tranh và trồng cây.
Sở thích của mình là đọc sách văn học.
Mình có sáng kiến trong việc quản lý lớp là: kiểm tra quần áo, tác phong các bạn
đầu giờ thật nghiêm túc, nhắc nhở những bạn hay đánh nhau, phân công cho các
tổ trưởng phụ giúp mình.
Hy vọng mình sẽ trở thành lớp trưởng trong nhiệm kì tiếp theo. Các bạn hãy ủng
hộ cho mình nhé!
Các em sẽ đính phiếu tự giới thiệu này lên góc “TỰ GIỚI THIỆU” của lớp
để các bạn đọc
- Tiến hành bầu phiếu kín theo mẫu đơn giản:
Lần đầu GV cử HS phụ trách việc quản lí phiếu do GV đã photo sẵn, phát
phiếu, thu phiếu và ghi nhận kết quả bình chọn. GV trực tiếp hướng dẫn và theo
dõi, làm mẫu cho HS.
Các lần tiếp theo, cán bộ lớp đang đương nhiệm sẽ phụ trách tiến hành việc
bầu phiếu. GV chỉ là người quan sát, giúp đỡ khi có vấn đề phát sinh.
- HS trùng số phiếu bầu
HS đứng lên ứng cử tiếp hoặc nhường vị trí, tùy theo khả năng nói, thuyết
phục để chọn lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động.
2. Sổ ghi chép của cán bộ lớp
Các tổ trực nhật có thể dùng hình thức này để bầu chọn tổ trưởng, tổ phó
hoặc tự áp dụng các hình thức khác sao cho nhanh chóng, báo kết quả tên bạn là tổ
trưởng, tổ phó cho cán bộ lớp ghi nhận trong SỔ THEO DÕI LỚP. Đây là quyển
sổ được truyền tay qua “các đời” lớp trưởng để ghi chép sơ bộ các bạn tích cực,

ngoan hoặc chưa ngoan. Lớp trưởng có nhiệm vụ trình cho GVCN đọc để nắm tình
hình lớp, kết hợp với nhận xét khách quan của GVCN.
3
PHIẾU BẦU
Em bầu chọn bạn ……………
là cán bộ lớp.
3. Phân công trực nhật
GVCN chia nhỏ các việc của lớp ra để HS biết cần làm những gì theo phân
công của cán bộ lớp, luân phiên thay đổi trong 1-2 tuần: giặt khăn lau bảng, chiếu,
bàn chải đánh răng, khay cơm,… Tổ trưởng dán bảng phân công lên góc TRỰC
NHẬT của lớp.
Lớp có 5 tổ:
Tổ 1: Phụ trách việc lớp ngày thứ sáu hàng tuần
Tổ 2: Phụ trách việc lớp ngày thứ hai hàng tuần
Tổ 3: Phụ trách việc lớp ngày thứ ba hàng tuần
Tổ 4: Phụ trách việc lớp ngày thứ tư hàng tuần
Tổ 5: Phụ trách việc lớp ngày thứ năm hàng tuần
4. Tổ chức lớp đọc sách
Cán bộ lớp ngoài việc gương mẫu trong học tập, lao động, giúp lớp học
thêm nề nếp, ổn định còn là những thành viên góp phần đề cao giá trị sống mà nhà
trường đã đặt ra. Dựa trên các tiêu chí để “Khỏe mạnh. Đoàn kết. Tự tin. Trách
nhiệm. Khát vọng và vượt trội.”, tập thể lớp 4L chọn tiêu chí hàng đầu của lớp
“Đoàn kết” và “Đoàn kết tạo nên sức mạnh” để HS nghĩ đến, học tập và sinh hoạt
theo tiêu chí. Hình thức đọc sách tập thể cũng khá quan trọng trong việc lan tỏa
tinh thần ham học hỏi của các cán bộ lớp. Trước hết, các em phải là những con
người yêu sách, yêu đọc sách. Không chỉ dành 20 phút đầu giờ mỗi ngày để tổ
chức các bạn trong lớp ngồi đọc sách cá nhân mà mỗi giờ nghỉ trưa, trước khi ngủ,
cán bộ lớp còn phải chủ động cho các bạn đăng kí đọc sách cho bạn nghe.
IV. Các kết quả đạt được
Sau khi tiến hành các biện pháp giúp cán bộ lớp phát huy vai trò chủ động của

mình, lớp tôi đã tạo không khí sôi nổi, nhiều em HS được “tái đắc cử” nhiều lần do
làm tốt nhiệm vụ, được bạn bè tín nhiệm. Đây là bảng ghi nhận các em từng làm
nhiệm vụ lớp trưởng, lớp phó
ST
T
Họ tên HS Lớp trưởng Lớp phó Thời điểm
1 Nguyễn Ngọc Mai Thi x 19/8/2013->
2/9/2013
2 Nguyễn Thiên Kim x
3 Trần Anh Khoa x
4 Ngô Minh Anh x 3/9/2013->
13/9/2013
5 Phạm Thị Huyền Trang x
4
6 Nguyễn Ngọc Bích Trâm x
7 Nguyễn Khánh Phương
Nghi
x 16/9/2013->
11/10/2013
8 Nguyễn Bích Quân x
9 Nguyễn Nhật Huy x
10 Trần Ngọc Phương Anh x 12/10/2013->
1/11/2013
11 Nguyễn Bích Quân x
12 Nguyễn Thiên Kim x
13 Nguyễn Ngọc Bích Trâm x 2/11/2013->
16/11/2013
14 Nguyễn Ngọc Mai Thi x
15 Nguyễn Thiên Kim x
16 Trần Anh Khoa x 16/11/2013->

30/11/2013
17 Huỳnh Nguyễn Minh
Khang
x
18 Trần Phúc Qúy x
19 Trần Minh Thư x 2/12/2013->
15/12/2013
20 Bùi Anh Dương x
21 Trần Công Hùng x
22 Bùi Anh Dương x 16/12/2013->
31/12/2013
23 Nguyễn Bích Quân x
24 Lê Vương Phương Nhi x
25 Nguyễn Thị Thùy Linh x 1/1/2014->
1/2/2014
26 Ngô Minh Anh x
27 Trần Công Hùng x
28 Trần Ngọc Phương Anh x 2/2/2014->
28/2/2014
29 Nguyễn Thị Thùy Linh x
30 Nguyễn Thiên Kim x
31 Phạm Thị Huyền Trang x 1/3/2014->
15/3/2014
32 Trương Trí Lâm x
33 Đào Gia Bách x
34 Trần Anh Khoa x 16/3/2014->
30/3/2014
35 Trần Thị Kim Thư x
36 Triệu Lê Huyền Trang x
37 Trần Minh Thư x 1/4/2014->

15/4/2014
38 Nguyễn Thị Thùy Linh x
39 Trần Công Hùng x
40 Trần Anh Khoa x 16/3/2014->
30/4/2014
41 Nguyễn Thiên Kim x
42 Nguyễn Ngọc Bích Trâm x
43 Lê Vương Phương Nhi x 1/5/2014->
28/5/2014
44 Phạm Thị Huyền Trang x
45 Trương Trí Lâm x
5
V. Mặt tồn tại
Qua một năm học, tôi nhận thấy lớp tôi khá dân chủ và sôi nổi. Tuy nhiên do
sỉ số lớp quá đông, tôi chưa thể tạo điều kiện hết 100% HS được thể hiện vai trò
quản lí, lãnh đạo của mình.
Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp chân thành đóng góp ý kiến
giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm của mình.
Quận 7, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Người viết
Hoàng Thụy Bích Thủy
6

×