Xã hội học nông thôn
Hương ước và luật tục ở nông
thôn Việt Nam
Giảng viên : Tống Văn Chung
Nhóm 10- K52 Xã hội học
I. Hương ước
• Khái niệm
• Nội dung
• Lịch sử hình thành và những chính sách của
Nhà Nước
• Hiện trạng
1.1 Khái niệm
- Hương ước ra đời là sản phẩm của văn hóa làng và việc dùng
hương ước để quản lý xã hội từng có tiền lệ trong lịch sử, không
riêng ở Việt Nam mà cả ở các nước khác như: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, hương ước cũng rất được chú trọng.
- Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã
hội, cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành
dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết.
( Đinh Gia Khánh- Văn hóa dân gian Việt Nam- NXB Chính
trị quốc gia HN, 1995, trang 62)
- Hương ước là một hệ thống các lệ làng, luật tục, là công cụ để
điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng làng xã . Gọi nôm na
thì đó chính là pháp luật của một làng.
Những điều khác biệt giữa hương ước và pháp luật ngày xưa:
- Nội dung của hương ước đơn giản và gọn nhẹ hơn so với pháp luật.
- Trong văn bản pháp luật chỉ quy định các hình thức xử phạt, mà không có
hình thức khen thưởng như hương ước. Khung hình phạt của hương ước thường
đơn giản và ít mang tính nghiêm khắc hơn so với pháp luật.
- Trong hương ước không có hình thức giảm tội cho bất kỳ ai có hành vi vi
phạm, cho dù người đó thuộc thành phần xuất thân và có địa vị xã hội như thế
nào trong làng. Trong khi đó, pháp luật phong kiến có quy định bát nghị, cho
phép một số giai tầng trong xã hội (chủ yếu là thân thích của hoàng tộc, các công
thần) được giảm mức hình phạt khi phạm tội Tính bình đẳng của hương
ước rõ nét hơn so với pháp luật.
- Hương ước có tính bảo lưu lâu dài, ít thay đổi, trở thành một thói quen, một
nếp sống. Trong khi đó, pháp luật được hình thành do ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội, mang tính cưỡng chế và dễ thay đổi khi thể chế thay đổi.
1. 2 Nội dung
Xét tổng thể,
hương ước phản
ánh những nội
dung chính sau:
Những
quy
ước
Những quy ước
về bảo vệ sản
xuất nông
nghiệp, bảo vệ
môi trường
sinh thái tự
nhiên
Những quy
ước về đảm
bảo an ninh
làng xã
Những quy ước
về văn hóa tinh
thần, đảm bảo
đời sống tâm
linh của cộng
đồng dân làng
Những
quy ước
về chế độ
ruộng đất
Những quy
ước về tổ
chức xã hội
và các quan
hệ xã hội
trong làng
1.3 Lịch sử hình thành và những chính sách của Nhà Nước
1.3.1 Lịch sử hình thành hương ước.
- Vấn đề kết hợp giữa lệ làng và phép nước là một kinh nghiệm của
cha ông ta khi lần đầu tiên, vào cuối thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông
(1460- 1497) trong điều luật 260 của “Hồng Đức thiện chính thủ” đã,ra
sắc chỉ cho phép các làng xã lập hương ước riêng và hướng dẫn cách thức
soạn thảo.
- Thời Pháp thuộc: khoảng những năm 20 của thế kỉ XX, Thực dân
Pháp thực thi chính sách cải cách hương thôn, soạn thảo những hương
ước cải lương để quản lý và cai trị nông thôn nước ta.
- Từ sau 1945, cơ cấu tổ chức làng xã phong kiến bị bãi bỏ, hương ước
không có cơ sở tồn tại.
- Vào thập kỉ 80, hiện tượng tái lập hương ước xuất hiện và ngày càng
có chiều hướng rõ nét.
1.3.2 Những chính sách của Nhà Nước.
- Tại Hội nghị lần V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII)
họp tháng 6.1993, Đảng chủ trương khuyến khích xây dựng và thực
hiện hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn xã.
- Năm 1996, trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII của Đảng
cộng sản Việt Nam đã nêu rõ cần phải phát huy và kế thừa hương
ước cổ truyền trong việc quản lý nông thôn hiện nay.
- Chủ trương này sau đó đã được luật pháp hóa bằng Nghị định
24CT/TTg ngày 19/6/1998 của Chính phủ chỉ thị cho các địa
phương việc kế thừa hương ước cổ truyền trong việc soạn thảo quy
ước nông thôn mới. Năm 1999, Bộ Tư pháp cũng có những công
văn, chỉ thị hướng dẫn các địa phương thực hiện nghị định này của
Chính phủ.
1.4 Hiện trạng
- Những hương ước sớm nhất tập hợp được hiện nay là hương ước
Quỳnh Đôi- Nghệ An (1638-1645), hương ước xã Mộ Trạch- Hải Dương
(1665), khoán ước xã Phú Cốc (1689).
- Theo thống kê của GS. Cao Văn Biên: ở Hà Đông, Nam Định, Thái
Nguyên, Nghệ An có 258 hương ước Hán Nôm, trong đó chủ yếu là được
lập vào thế kỉ XIX (56,2%).
- Tỉnh Gia Lai, cho đến nay đã hướng dẫn cho 191 thôn làng xây dựng
hương ước, trong đó có 168 hương ước được UBND huyện, thành phố
phê duyệt và thực thi.
- Tỉnh Đắc Lắc từ năm 1997 tới nay đã có 400 làng triển khai xây dựng
hương ước, trong đó có 246 buôn làng đã có bản quy ước được UBND
huyện phê duyệt và đưa vào thực thi.
Giá trị xã hội của hương ước
- Các hương ước với nhiều điều, khoản với nội dung khác nhau có ý
nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ an ninh làng xã, phát triển sản xuất, giữ
gìn thuần phong mỹ tục, phát triển văn hóa giáo dục.
- Hương ước không chỉ đề ra các hình thức trừng phạt với các việc làm
sai trái mà còn đề ra những hình thức khen thưởng việc tốt, có ích cho
làng.
Như vậy, Hương ước có vai trò quan trọng đối với việc ổn định nếp
sống trong làng, bổ sung cho luật pháp khi cần xử lý những vấn đề rất cụ
thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của làng.
- Hương ước không chỉ có ý nghĩa như là một thứ luật pháp còn có ý
nghĩa như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức. Vì vậy, nó chứa đựng
những giá trị văn hoá dân gian, hàm chứa nhiều yếu tố tích cực.
* Những nét hạn chế trong việc xây dựng và thực thi hương ước của
nông thôn nước ta hiện nay:
- Hiện tại, ở nước ta vẫn chưa thống nhất tên gọi là quy ước hay hương
ước. Trong lịch sử, tên gọi này cũng không thống nhất như: hương ước,
khoán ước, hương khoán, lệ làng, khoán lệ Tùy từng làng, từng tộc
người có cách gọi khác nhau.
- Những hương ước hiện nay đã xây dựng đều chưa thể hiện được sự
kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong từng bản hương ước,
nhiều địa phương còn chưa lồng ghép nội dung hương ước với xây dựng
làng văn hóa.
- Trong quá trình xây dựng và thực thi hương ước chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cấp, các nghành, mang nặng tính một chiều từ trên
xuống, chưa phát huy đầy đủ tính dân chủ, năng đông của làng xã nên dễ
rơi vào khuynh hướng rập khuôn.
1
4
2
4
3
II. Luật
tục
Nội dung
Khái
niệm
Hiện trạng
Đặc điểm
2.1. Khái niệm:
Luật tục là toàn bộ những nguyên tắc ứng xử không thành văn
được hình thành trong xã hội, chứa đựng những tiêu chí về đạo đức,
luân lý, cách ứng xử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo sau
một thời gian dài áp dụng đã trở thành truyền thống và được mọi
người tuân thủ.
(Theo nghiên cứu của PGS.TS. Ngô Đức Thịnh-
Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người
Tây Nguyên hiện nay)
2.2 Nội dung của luật tục.
Nội dung luật tục có tính tổng hợp bao hàm những chuẩn
mực xã hội và hàng loạt các khía cạnh cụ thể, đáp ứng yêu cầu duy
trì, củng cố tính thống nhất và quan hệ cộng đồng của dân làng; nó
có tác dụng chuẩn mực trong khuôn mẫu ứng xử và lề lối sinh hoạt
xã hội, xác lập hệ thống tôn ti trật tự chung, chế định các mối liên
hệ của con người trong quan hệ xã hội.
Về xâm phạm đến
tính mạng (xâm
phạm thân thể, tính
mạng người khác,
về các trọng tội, các
tội giết người…)
Quan hệ gia đình
(hôn nhân, quan
hệ nam nữ, cha
mẹ với con cái,
đính hôn, ly hôn,
tội ngoại tình…)
Những tội phạm
về tình dục (tội
giam dâm, loạn
luân, những
điều cấm kỵ…)
Quan hệ với cộng
đồng (các vi phạm
lợi ích cộng đồng,
về trật tự an ninh
xã hội, không tôn
trọng phong tục tập
quán…)
Về tài sản và sở hữu
(quan hệ sở hữu, khai
hoang đất và quyền
sở hữu ruộng đất, về
của cải tài sản, tranh
chấp tài sản, giải
quyết nợ nần, về gia
súc, đất đai…)
Những quy định chung
về luật tục (các quy
định mở đấu, về các
tội và việc xét xử, các
điều tổng quát, kết
thúc một vụ việc…)
Về vai trò của người
đứng đầu làng (các tội
xúc phạm đến già làng,
trưởng thôn, về quan
hệ với thủ lĩnh, các tội
chống chủ làng…)
Tuy nhiên, nội dung của luật tục ngày nay cũng có những sự khác
biệt mới. Hiện nay, luật tục thường được sử dụng trong trường hợp
quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên, hòa giải các mối quan hệ
cộng đồng, quan hệ hôn nhân và gia đình, giữ gìn thuần phong mĩ tục,
thực hành các tín ngưỡng, nghi lễ…
Luật tục cổ truyền vốn đã là một quy ước mang tính cộng
đồng, phát huy vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội, quản lý cộng
đồng, xây dựng đời sống văn hóa buôn làng thì nay, trong điều kiện xã
hội mới vẫn mang những giá trị tích cực có thể kế thừa, lựa chọn và
phát huy, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế hiện nay.
2.3 Đặc
điểm của
luật tục
Luật tục là hình thức
phát triển cao nhất của
phong tục tập quán,
có tính bắt buộc thực
hiện thông qua sự tự
giác, tự nguyện của
mỗi thành viên trong
cộng đồng.
Luật tục có
phương pháp xử
lý rất linh hoạt.
Đôi khi, trong
một trường hợp
nhưng có nhiều
cách xử sự khác
nhau
Luật tục chứa đựng
những bản sắc văn
hoá độc đáo của mỗi
tộc người. Luật tục ra
đời, biến đổi và quy
định những hành vi
của từng cá nhân
trong cộng đồng phù
hợp hoàn cảnh xã
hội.
3. Hiện trạng
- Đảng và Nhà nước ta xác định "Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp
luật". Nhưng hiện tại, ở các tộc người Tây Nguyên, đã và đang diễn ra thực tế kết
hợp giữa luật tục và luật pháp trong quản lý cộng đồng.
Ví dụ: Ở tỉnh Kon Tum, việc quản lý xã hội buôn làng lại chủ yếu là sử dụng
luật tục. Với diện tích tự nhiên khoảng 9.614.000 km2 nhưng dân số chỉ có
khoảng gần 400.000 người thuộc nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như
Kinh, Ja Rai, Jẻ Triêng, Xê Đăng, Ba Na, Brâu, Rơ Mâm và một số dân tộc
khác thuộc các tỉnh phía Bắc mới di cư vào như: Mường, Thái, Tày, Nùng trong
đó các dân tộc thiểu số bản địa chiếm khoảng 54% dân số tự nhiên của tỉnh nên
việc sử dụng luật tục trong đời sống xã hội có nhiều nét đặc sắc, phong phú và
riêng biệt.
Giá trị xã hội của luật tục
- Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của pháp luật càng lớn. Luật tục, ở
một phạm vi nhất định cũng có vai trò, giá trị xã hội quan trọng như pháp
luật là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, duy trì và đảm bảo trật tự cộng
đồng củng cố, gắn kết các thành viên trong cộng đồng.
- Ngoài luật của nhà nước, cá nhân trong một cộng đồng còn chịu sự điều
chỉnh của nhiều quy phạm xã hội khác như đạo đức, tín ngưỡng. Luật tục
vừa chịu ảnh hưởng của pháp luật vừa tác động ngược lại đến pháp luật.
- Luật tục ra đời trước pháp luật như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống
và được thực hiện một cách tự nguyện. Nó còn là cơ sở để các quy ước,
tiêu chuẩn xây dựng nếp sống văn hoá được tiếp cận, vươn tới tận gốc rễ
của cuộc sống buôn làng
.
Kể cả khi pháp luật mất đi thì nó vẫn tồn tại.
Các thói quen xã hội do luật tục tạo nên có ảnh hưởng không nhỏ đến ý
thức pháp luật, thực hiện pháp luật.
Nắm vững luật tục để thực thi hiệu quả pháp luật là mục tiêu hướng
tới của các nhà lập pháp, quản lý, tư pháp và toàn thể xã hội.
Những điểm hạn chế của luật tục
Nhiều luật tục thể hiện sự lạc hậu, cổ hủ trong nhận thức đối với tự
nhiên và xã hội của người đồng bào dân tộc thiểu số, thậm chí là phản
khoa học, trái với luật pháp hiện hành của Nhà nước, gây tâm lý cục bộ,
địa phương, hình thành tư tưởng “phép vua thua lệ làng”…
Ví dụ: nạn tảo hôn, kết hôn không có giấy giá thú, tục nối dây; để
người chết lâu trong nhà, ăn uống trong ma chay mất vệ sinh, tổ chức lễ
hội tốn kém; những quy định về phạt vạ thiếu thống nhất dẫn đến không
công bằng, thậm chí mâu thuẫn với pháp luật, cách xét xử bằng đức tin
vào thần linh làm oan sai người vô tội, quá tin vào thần thánh, mê tín dị
đoan ảnh hưởng đến sản xuất.
Kết luận
- Tiếp thu những yếu tố tích cực của hương ước, luật tục cũ để
xây dựng hương ước, luật tục mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu
ở các làng xã, buôn làng hiện nay là việc làm cần thiết để góp
phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá ở các xóm làng,
được nhà nước ta quan tâm và ủng hộ.