DANH MỤC CÁC TIN, BÀI CỦA BẢN TIN KHĐS THÁNG 5/2011
STT Tin, bài viết
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
1 Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
2 Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã
3 Cần chú trọng hơn công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ
sản
NÔNG NGHIỆP
1 Trồng dưa chuột Nhật, lãi gấp 3 dưa chột thường
2 Cách chọn đu đủ cho nhiều quả
LÂM NGHIỆP
1 Giữ mãi mầu xanh cho đất
2 Làm giàu từ đất rừng
NGƯ NGHIỆP
1 Kỹ thuật nuôi cá chép
2 Nuôi cá ghép
Y TẾ
1 Hoa gạo chữa sưng ngực sau khi sinh
2 Lá chè tươi chữa ngứa ngáy, nứt nẻ tay chân
3 Những người không nên ăn tỏi
4 Thể chất nào, hoa quả đó
BẠN NHÀ NÔNG
1 Tỷ phú nhờ phát triển cây, con đặc sản
2 Anh Thuỷ làm công tác giỏi
3 Người phụ nữ Mường làm kinh tế giỏi
Người thực hiện Phó Giám đốc Giám đốc
Kiêm TP. KH-TH
Nguyễn Khánh Hoà Bùi Quang Nam Vũ Mậu Đặc
ĐỘT PHÁ TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Mặc dù đạt được thành tựu nổi bật trong thời gian qua (như tăng trưởng về diện tích, quy mô, sản
lượng, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp, thậm chí nhiều nông sản được xuất khẩu sang thị
trường các nước với kim ngạch và thị phần lớn) nhưng về căn bản, cơ cấu nông nghiệp chưa có thay
đổi về chất, chủ yếu chúng ta vẫn xuất nông sản dưới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lượng dinh dưỡng
thấp, giá trị hàng hoá so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường bị thua thiệt. Giá gạo xuất khẩu
của nước ta thường tháp hơn so với gạo của Thái Lan, giá cà phê xuất khẩu cũng thấp hơn so với cà
phê Braxin. Ở đây, ngoài lý do thương hiệu và kênh phân phối, tiếp thị yếu kém thì có vấn đề trong
khâu chọn lọc giống, chủng loại và cải tiến chất lượng, đầu tư cơ giới hoá sản xuất, công nghệ chế
biến và bảo quản sau thu hoạch. Kết quả là giá trị nông sản hàng hoá trên một đơn vị diện tích (ha
gieo trồng) cũng như năng suất của lao động nông nghiệp nước ta rất thấp. So sánh ở các nước, một
lao động nông nghiệp có thể cung cấp nông phẩm cho 6, 7, 8 thậm chí 20, 30, 40 người làm phi nông
nghiệp; Mỹ chỉ có chưa tới 2% dân cư nông nghiệp trên tổng dân số 240 triệu người; Hà Lan có 4
triệu ha đất nông nghiệp nhưng xuất khẩu nông phẩm tới 17 tỷ USD /năm, đạt bình quân giá trị xuất
khẩu 4 triệu USD /ha đất canh tác. Còn ở chúng ta, mỗi lao động nông nghiệp chỉ cung cấp nông
phẩm cho 2 - 3 người và đang phấn đấu xây dựng cánh đồng 30 - 50 triệu đồng. Nếu nhìn từ khía
cạnh khác, có thể thấy chúng ta đang khai thác phí phạm và thiếu trách nhiệm, thiếu bền vững những
nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá và không thể tái tạo cho mai sau. Do đó, tất yếu phải chuyển dịch
cơ cấu theo hướng xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao. Để làm điều đó, cần chú trọng
đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao, sử dụng các kết quả khoa học công nghệ (KHCN)
trong nông nghiệp, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học. Trong suốt mấy chục năm qua, nền
nông nghiệp nước ta chủ yếu phát triển theo mô thức truyền thống, dựa chủ yếu vào hai yếu tố chính
sách và thể chế (Khoán 10 và hợp tác xã nông nghiệp), còn KHCN chưa thực sự trở thành động lực
mạnh mẽ cho tăng trưởng. Ngày nay, nếu không kịp thời gắn đổi mới cơ chế chính sách và thể chế
với tiến bộ KHCN trong nông nghiệp sẽ triệt tiêu phát triển. Hoặc là chính chúng ta sẽ tự trói buộc
mình trong những giới hạn chật hẹp và đánh mất khả năng cạnh tranh trước các đối thủ tiềm tàng.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của công nghệ
thông tin, tự động hoá…vào chăn nuôi, trồng trọt; hơn thế, còn là thay đổi bản thân quy trình và
công nghệ, quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao, có
khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh. Như vậy, một nền nông nghiệp công nghệ
cao cũng đồng nghĩa với giá trị cao, bảo đảm sức cạnh tranh, thân thiện với môi trường và phát triển
bền vững. Nếu không áp dụng công nghệ cao thì không thể có những cánh đồng cà chua, rau sạch
nuôi trồng thậm chí không cần đất mà vẫn cho năng suất 300-400 tấn /ha/năm. Các nước như Đài
Loan, Israen, Đức, Nhật Bản là những ví dụ thực tế cho thấy, hiệu quả đem lại của nền nông nghiệp
công nghệ cao, giá trị cao không thua kém so với nền công nghiệp công nghệ cao. Để phát triển nền
nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, trước tiên chúng ta cần tập trung giải quyết các khâu vốn và
thị trường đầu ra. Đương nhiên, quy mô kinh tế hộ không có khả năng giải quyết những vấn đề này,
mà chỉ có thể là những doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế có tiềm lực. Thứ nữa, cần lựa chọn bước đi
và loại hình công nghệ cao cho phù hợp với điều kiện của ta. Cuối cùng, cần có chính sách đào tạo,
bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ cao. Một trong những
Cơ chế chính sách
hướng KHCN cần tập trung là ưu tiên phát triển ngành công nghệ sinh học. Chúng ta sẵn có những
nguyên liệu quý như mía, sắn, ngô, khoai… dùng cho công nghệ sinh học; thậm chí những chất xơ
tưởng như bỏ đi (cellulose) như rơm rạ, lau sậy, mùn cưa… được đường hoá nhờ vi sinh vật để tạo
ra cồn nhằm thay thế cho các dạng năng lượng dầu mỏ, than đá, khí đốt đã cạn kiệt. Các nông sản
làm ra không chỉ thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Rất nhiều sản phẩm giàu đường và
tinh bột có thể còn được dùng làm nguyên liệu cho một ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cao, đó
là sản xuất các sản phẩm mới của công nghệ sinh học, các sản phẩm phục vụ công nghiệp dược,
công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dầu khí, công nghiệp môi trường. Ví dụ, từ bột sắn chế biến
thành tinh bột biến tính như cồn khô, lớp thấm hút trong tã lót trẻ em…; Công ty Vedan đã xây dựng
nhà máy sản xuất axit amin vào loại lớn nhất thế giới tại Đồng Nai, giúp cho nông dân trồng sắn
năng suất cao và tận thu nguyên liệu sắn với giá cả cao. Vấn đề nghiên cứu, phát triển cơ giới hoá
khâu canh tác, công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm giảm nhẹ lao động nặng và nâng cao năng
suất, gia tăng hàm lượng dinh dưỡng và giá trị hàng hoá, để bảo quản sản phẩm lâu dài cũng cần
được quan tâm. Trong khi ta có nhiều bột cá, đậu tương, ngô hạt…nhưng vẫn phải nhập khẩu làm
thức ăn chăn nuôi; nhiều nông sản vốn là thế mạnh của ta nhưng khi xuất khẩu bị ép giá hoặc trả lại
vì không đạt yêu cầu. Phải chăng vì công nghệ chế biến yếu nên giá thành cao, quy cách và chất chất
lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa đảm bảo sạch? Gần đây, một số nông dân các địa phương tự
phát mầy mò, sáng chế ra máy lựa đậu, cà phê, tuốt ngô, lúa, gieo hạt, thu hoạch mùa màng…cũng
nói lên nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp từ cuộc sống đã chín muồi, bức xức đến nhường nào.
Vấn đề chỉ còn thiếu một chính sách, chủ trương sát hợp và cơ chế cụ thể cho sự kết hợp lợi ích giữa
các “nhà”: nhà nông - nhà khoa học - nhà đầu tư. Trước mắt, cần khẩn trương nghiên cứu, chọn lọc
và hoàn thiện Bộ giống chuẩn quốc gia về các cây lương thực chủ yếu. Thật vô lý khi Việt Nam là
nhà xuất khẩu gạo lớn nhưng vẫn phụ thuộc giống từ bên ngoài như của Trung Quốc, Thái Lan.
Theo các chuyên gia, trong tình hình thế giới khủng hoảng lương thực kéo dài, chúng ta nên tập
trung vào nghiên cứu, phát triển các giống lúa cao sản, ngắn ngày, chịu được hạn hán thiên tai và
kháng rầy… để cạnh tranh về số lượng và giá rẻ với gạo Thái Lan chất lượng cao nhưng năng suất
thấp, giá thành đắt. Ngoài lúa, cũng cần hoàn thiện bộ giống các cây lương thực, thực phẩm khác
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Ở đây, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các kết
quả nghiên cứu, phát minh về giống cũng như trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, hình thành và
phát triển thị trường KHCN sẽ có tác dụng đòn bẩy mạnh mẽ trên các phương diện: gắn KHCN với
sản xuất, thúc đẩy KHCN và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trường hợp nhà nông học Nguyễn
Thị Trâm chuyên theo đuổi nghiên cứu và phát minh các dòng lúa lai chất lượng cao cho nền nông
nghiệp nước nhà là ví dụ sinh động. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ là chưa đủ nếu không gắn
với chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm nông thôn. Hiện Việt Nam chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp tuy có tiến bộ, giá trị nông nghiệp so với GDP cả nền kinh tế từ 26,62% năm 1995 xuống
20,4% năm 2006; nhưng chuyển dịch cơ cấu lao động lại hết sức chậm trễ, có tới hơn 70% dân số
làm nông nghiệp và 78% dân số vẫn sống dựa vào nghề nông. Mặt khác, việc dân cư tập trung trong
nông nghiệp đang tạo bức xúc về mặt xã hội, nếu không xử lý thì đến lúc nào đó sẽ gây bùng phát,
mất ổn định. Nó cũng đồng nghĩa miếng bánh nông nghiệp phải chia nhỏ ra cho nhiều người hay
tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp và nghèo khổ trong nông thôn. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà
nước, nhà hoạch định chính sách là phải có chiến lược xử lý chủ động, tích cực vấn đề chuyển dịch
cơ cấu lao động - việc làm trong nông thôn. Có các phương án khác nhau: chuyển dịch tuyệt đối -
đưa nông dân vào làm công nghiệp, dịch vụ ở thành thị hoặc đi xuất khẩu lao động nước ngoài, xuất
khẩu lao động trong nước (gia công và làm cho doanh nghiệp FDI), chuyển dịch tương đối - “ly
nông bất ly hương”; mở ra ngành nghề dịch vụ kết hợp ngay trong nông thôn. Với bối cảnh mở cửa
hiện nay, Việt Nam có thể và cần kết hợp cả bốn phương án sao cho hài hoà, uyển chuyển, đạt được
hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Nhưng cần chuẩn bị tốt các điều kiện và phối hợp các hoạt động
liên ngành, xã hội hoá công tác chuyển dịch này: đào tạo và chuẩn bị tốt tri thức, nghề nghiệp cho
thế hệ trẻ nông thôn để đón bắt cơ hội việc làm; đàm phán và thực hiện quản lý Nhà nước đối với
hoạt động xuất khẩu lao động để bảo vệ lợi ích người lao động; khuyến khích phát triển công nghiệp
- dịch vụ theo cả hai hướng: sử dụng công nghệ cao và sử dụng công nghệ vừa, công nghệ sử dụng
nhiều lao động; phát triển các trung tâm, khu công nghiệp lớn kết hợp với mở mang các khu công
nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vùng đông dân cư nhằm thu hút sử dụng nhiều
lao động nông thôn Đặc biệt, có cơ chế thông thoáng về thủ tục hành chính, hỗ trợ cho phát triển hạ
tầng kỹ thuật và thuỷ lợi, mở mang giao thông nông thôn; đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch
lao động nông thôn; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ (giống mới, kỹ thuật
và công cụ mới, phương pháp canh tác mới); trợ cấp cho điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp; trợ
cấp chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người
sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị, vận chuyển trong nước và quốc tế... Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách
thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị thông qua các chương trình “điện - đường -
trường - trạm”... cũng cần được chú ý quan tâm hơn. Ngoài việc hỗ trợ của Nhà nước cần xác định
là chất xúc tác để kích thích và phát huy hiệu quả các khoản đầu tư của các thành phần kinh tế vào
nông nghiệp. Mặc dù nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và
chiếm đa số dân cư, nhưng đầu tư của Nhà nước vào ngành này mới chiếm 14% tổng đầu tư ngân
sách. Đầu tư của doanh nghiệp FDI cũng còn khiêm tốn ở mức 10,6% các dự án FDI và 6,5% tổng
vốn đăng ký; hơn nữa, chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu á, trong khi các cường quốc nông
nghiệp như Mỹ, úc, Canađa... vẫn vắng bóng . Đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp ở
ta còn quá thấp, chỉ chiếm 0,13% GDP của ngành, trong khi ở các nước là 4%(10). Nếu phấn đấu cải
thiện nâng dần tỷ lệ đầu tư này lên chí ít gấp rưỡi, gấp đôi sẽ rất có ý nghĩa với sự nghiệp phát triển
nông nghiệp và nông thôn.
Theo Báo nông nghiệp
LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ
Xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước và là điều kiện tiên quyết cho phát triển nông
thôn mới, Quảng Ninh đã có chỉ đạo với những xã đã có quy hoạch thì rà soát lại, những xã chưa có
quy hoạch thì tiến hành lập các loại quy hoạch theo quy định. Và trong năm 2011 tập trung rà soát,
bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch, lập mới và phê duyệt xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp
xã. Đến nay tất cả các địa phương đều đã phê duyệt xong nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng nông
thôn mới ở 125 xã, vấn đề cần quan tâm hiện nay đó là tiến độ thực hiện và chất lượng của quy
hoạch. Trong xây dựng nông thôn mới tỉnh đã xác định rõ đối với tiêu chí về quy hoạch, cụ thể năm
2011 sẽ hoàn thành 2 loại quy hoạch cấp xã phù hợp với các chỉ tiêu của bộ tiêu chí Quốc gia đó là
quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường
theo chuẩn mới, quy hoạch bố trí dân cư, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp, gắn việc bố trí dân cư với
việc tránh các nguy cơ thiên tai. Riêng đối với quy hoạch thứ 2 phải thực hiện rà soát điều chỉnh quy
hoạch các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn gắn
với hệ thống của từng vùng theo tiêu chuẩn do các bộ, ngành liên quan ban hành.
Vùng trồng lúa kém hiệu quả ở xã Sông Khoai (Yên Hưng) đã
được quy hoạch thành vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
Trong quá trình triển khai quy hoạch cụ thể ở cấp xã, tỉnh đã có chỉ đạo cơ bản tôn trọng hiện trạng,
chủ yếu là chỉnh trang lại. Người dân phải được trực tiếp tham gia vào quy hoạch và chấp nhận, tuân
thủ những quy định ấy, các nhà tư vấn chỉ giúp đỡ về mặt kỹ thuật là chính. Mặt khác, để có được
những sự hoạch định tốt, phải khảo sát, đánh giá nắm bắt hiện trạng về nông thôn của địa phương,
so với 19 tiêu chí nông thôn mới. Việc quy hoạch ở cấp xã phải do UBND cấp xã chủ trì, UBND cấp
huyện phê duyệt. Ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư 100% để làm các quy hoạch chung, vùng sản xuất
tập trung, khu trung tâm xã, dân cư, còn lại các quy hoạch khác huy động vốn từ các đơn vị chuyên
ngành. Để triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, ngành Xây dựng,
NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các Viện, Học viện tiến hành mở
các lớp tập huấn cho lãnh đạo UBND các địa phương; lãnh đạo và cán bộ địa chính xây dựng của
125 xã, phường và các đơn vị tư vấn tham gia làm công tác quy hoạch về quy hoạch xây dựng, sản
xuất và sử dụng đất trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Các địa phương đã phối hợp với
các ngành, đơn vị tư vấn thực hiện các bước lập quy hoạch trên địa bàn. Đến hết tháng 4 toàn bộ 125
xã đã phê duyệt xong nhiệm vụ quy hoạch. Trong quá trình thực hiện một số địa phương thuê các
đơn vị tư vấn thực hiện khoanh vùng, phân loại theo cụm có những điểm chung về mặt kinh tế - văn
hoá - xã hội để đẩy nhanh tiến độ. Điển hình như huyện Đông Triều đã uỷ quyền cho Phòng Kinh tế-
Hạ tầng ký hợp đồng với 4 đơn vị tư vấn thực hiện lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở 3 khu
vực khác nhau. Cụ thể Công ty CP Vương Long lập quy hoạch cho 5 xã An Sinh, Bình Dương,
Nguyễn Huệ, Thuỷ An, Việt Dân; Công ty CP Tư vấn quy hoạch xây dựng nhà ở Quảng Ninh lập
quy hoạch cho 5 xã Tràng Lương, Bình Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế, Yên Đức; Công ty CP Đầu tư tư
vấn Đông Dương Quảng Ninh lập quy hoạch cho 7 xã Hồng Phong, Đức Chính, Hưng Đạo, Xuân
Sơn, Kim Sơn, Tràng An, Tân Việt; Công ty CP Tư vấn quy hoạch xây dựng miền Bắc lập quy
hoạch cho 2 xã Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây. Sau khi được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch,
các đơn vị tư vấn đang xây dựng đồ án quy hoạch cho các xã và huyện đặt mục tiêu phấn đấu sẽ
hoàn thành trước 1 tháng so với tiến độ chung của cả tỉnh. Mặc dù tất cả các địa phương đều đã hoàn
thành phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tuy nhiên qua kiểm tra của cơ quan chuyên môn thấy xuất hiện
nhiều vấn đề cần sớm có sự điều chỉnh. Đó là, có xã lồng ghép quy hoạch sản xuất vào quy hoạch
xây dựng; số điểm mạng dân cư lập quy hoạch chi tiết cũng chưa thống nhất về nguyên tắc triển
khai. Lẽ ra công tác lập quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới phải thực hiện trên cơ sở đánh giá
thực trạng, nhu cầu, nguyện vọng của người dân tại chỗ, từ đó các đơn vị tư vấn giúp xã hoàn chỉnh
thành đồ án quy hoạch chung và dựa trên thực tế để lập quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng
nhưng do các xã chưa xác định rõ trách nhiệm của mình, nội dung yêu cầu lập quy hoạch mà trông
chờ, ỷ lại vào đơn vị tư vấn. Ở cấp huyện khi thẩm định nhiệm vụ quy hoạch còn nhiều hạn chế, do
đó dẫn đến dự toán lập quy hoạch của các xã rất khác nhau, có xã trên 100 triệu đồng nhưng có xã
lên tới trên 2 tỷ đồng. UBND tỉnh đã có quyết định quy định cụ thể về phương thức triển khai lập
quy hoạch nông thôn mới cấp xã, đó là giao cho UBND xã làm chủ đầu tư đồ án quy hoạch. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện mỗi địa phương làm một kiểu. Các địa phương Uông Bí, Đông
Triều, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Bồ, Bình Liêu thì giao cho UBND cấp xã làm chủ đầu tư nhưng
các địa phương như Yên Hưng, Vân Đồn, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Cẩm Phả, Cô Tô lại giao cho
cơ quan chuyên môn làm chủ đầu tư mà theo lý giải của các địa phương này là do đây là nhiệm vụ
hoàn toàn mới, trình độ của cán bộ cấp xã chưa đáp ứng nếu để các xã thực hiện có thể sẽ làm chậm
tiến độ của quá trình thực hiện.
Theo kế hoạch đến hết tháng 6/2011 toàn tỉnh phải hoàn thành việc lập quy hoạch xây dựng nông
thôn mới cấp xã, hiện nay các địa phương đang tập trung vào lập đồ án quy hoạch vì vậy cán bộ xã,
thôn, bản, làng cần chủ động phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện. Đồng thời huy động sự
vào cuộc của nhân dân để đẩy nhanh công tác lập quy hoạch chung, làm căn cứ từng bước lập quy
hoạch chi tiết, xây dựng từng khu chức năng như khu trung tâm xã, các điểm dân cư, các công trình
hạ tầng (chợ, giao thông, thuỷ lợi…) khu sản xuất cũng như triển khai hiệu quả chương trình xây
dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương.
Nguồn Báo Quảng Ninh
CẦN CHÚ TRỌNG HƠN CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
NÔNG – LÂM - THUỶ SẢN
Quảng Ninh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn, phong trào chăn nuôi, trồng trọt phát triển
nên nhu cầu về giống và các loại thức ăn, hoá chất phục vụ chăn nuôi nói chung, thuỷ hải sản nói
riêng, là rất lớn. Từ đó, với đặc điểm địa hình đồi núi, đường biên giới dài, khó kiểm soát, việc thẩm
lậu các loại giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc, hoá chất phục vụ chăn nuôi v.v. từ nước ngoài vào là
rất phổ biến. Vì vậy, trong những năm qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo tốt công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) nông, lâm, thuỷ sản. Công tác tuyên truyền cho người dân về vệ sinh an
toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản ngày càng được chú trọng với nhiều hình thức đa dạng, phong
phú. Nội dung tuyên truyền tập trung sâu vào tác hại của dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản
phẩm thuỷ sản, kiểm dịch con giống và phòng tránh dịch bệnh đối với thuỷ sản nuôi, tác hại dư
lượng thuốc, hoá chất trong rau, củ, quả đối với sức khoẻ con người, sự phát triển của giống nòi v.v.
Nhờ đó người dân đã chú trọng hơn đến trồng rau an toàn, phát triển chăn nuôi theo quy mô trạng
trại… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh còn tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Dự án
đảm bảo VSATTP trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2010-2015 và
Dự án quy hoạch vùng trồng rau an toàn đến năm 2015 và 2020… để tăng nguồn thực phẩm cung
ứng trên địa bàn, tạo thuận lợi cho việc kiểm soát thực phẩm từ gốc.
Điểm bán hoa quả tại chợ trung tâm thị trấn
Cái Rồng (Vân Đồn) được bố trí ngay sát điểm bán gia
cầm sống.
Bên cạnh công tác tuyên truyền; việc kiểm tra, kiểm soát VSATTP nông, lâm, thuỷ sản cũng được
chú trọng. Để tạo thuận lợi cho các đơn vị, địa phương trong quá trình kiểm tra; năm 2010, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn công tác quản lý chất lượng ATTP; những thông
tư, quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi đưa hoá chất sử dụng trong sản xuất nông, lâm
nghiệp; hướng dẫn quy trình phát hiện hoá chất độc hại trong nuôi trồng… đến các phòng, ban của
sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương, một số đơn vị trên địa bàn tỉnh. Từ
năm 2010 đến nay, tỉnh đã tổ chức 3 đợt kiểm tra liên ngành về công tác vật tư nông nghiệp tại 14
huyện, thị trên địa bàn; đồng thời kiểm tra hơn 270 lượt cơ sở về hoá chất bảo vệ thực vật; kiểm tra
hơn 140 cơ sở kinh doanh, sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn. Trong quá trình kiểm tra, các
đoàn tăng cường nhắc nhở, hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt công tác VSATTP. Mặc dù, hầu hết các
địa phương chưa có các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, song việc kiểm soát vệ sinh thú y,
phòng chống dịch bệnh lây qua đường thực phẩm trong chăn nuôi vẫn được tăng cường. Riêng năm
2010, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra gần 1.750 con gia súc, cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch cho 52.900 con lợn và một số sản phẩm khác. Các cơ quan chức năng đã tiến hành lấy 681 mẫu
nông, lâm, thuỷ sản để xét nghiệm, phân tích các chỉ số về VSATTP. Chi cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng tiến hành lấy 300 mẫu thịt
gia cầm nhập lậu kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn cúm và dư lượng kháng sinh… Từ đó kịp thời cảnh
báo đến cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Với việc tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm
soát chất lượng nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, người dân đã có ý thức hơn trong quá trình
chăn nuôi, trồng trọt; đảm bảo tốt hơn VSATTP trong sản xuất, chế biến, đóng gói thực phẩm từ
nông, lâm, thuỷ sản.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song công tác VSATTP trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm,
thuỷ sản vẫn còn những mặt hạn chế. Nguyên nhân là do tỉnh có đường biên giới dài, vùng biển rộng
nên việc kiểm soát chất lượng giống thuỷ sản, các loại thức ăn, hoá chất trong chăn nuôi, trồng trọt
nhập lậu vào địa bàn khó khăn. Nhiều người dân do chạy theo lợi nhuận vẫn sử dụng hoá chất độc
hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản rau, quả, thuỷ sản… Việc trồng rau, củ, quả an toàn đòi hỏi
công sức, kinh phí đầu tư, song việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn vì chưa có điểm bán rau, quả sạch,
chưa có cơ chế khuyến khích người nuôi, trồng… Đặc biệt hiện nay trên địa bàn tỉnh, hầu hết chưa
có các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, khiến cho việc kiểm soát các dịch bệnh gia súc, gia
cầm trước khi giết mổ trở thành thực phẩm còn hạn chế… Bởi vậy, để công tác VSATTP trong
nông, lâm, thuỷ sản có chuyển biến tích cực hơn nữa, thời gian tới, việc tuyên truyền cần tiếp tục
được tăng cường và sâu sát tới người dân hơn nữa; đồng thời cần xây dựng các điểm giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung; quy hoạch các điểm bán thực phẩm sạch ngay tại các chợ tạo điều kiện cho
sản phẩm rau, quả sạch đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất.
Nguồn Báo Quảng Ninh
TRỒNG DƯA CHUỘT NHẬT, LÃI GẤP 3 DƯA THƯỜNG
Mấy năm gần đây, xã Nguyễn Uý (huyện Kim Bảng, Hà Nam) đã mạnh dạn phối hợp với Cty
TNHH Hoàng Hương (là DN thành viên chuyên SX dưa chuột nguyên liệu cho Cty TNHH Pacific,
có trụ sở tại xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên) chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa 2 vụ sang trồng các
giống dưa chuột của Nhật Bản phục vụ XK. Ông Dương Văn Hiển (xóm 1, xã Nguyễn Uý) cho biết,
đây là năm thứ 3 gia đình ông cũng như các hộ trong xã ký hợp đồng với HTX trồng dưa chuột Nhật
Bản cung cấp cho Cty Hoàng Hương. Theo đó, Cty sẽ ký hợp đồng với HTX, sau đó HTX ký hợp
đồng triển khai SX tới các hộ dân.
Phía Cty sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hạt giống; cung ứng thuốc trừ sâu, cọc làm giàn leo; hướng
dẫn và giám sát kỹ thuật, đồng thời mua sản phẩm sau khi thu hoạch. Cty TNHH Pacific là Cty liên
doanh với Nhật Bản, vì vậy toàn bộ hạt giống dưa chuột đều do Pacific đưa từ Nhật Bản sang và
cung cấp cho nông dân dựa trên hợp đồng SX nguyên liệu. Vì vấn đề an ninh hạt giống, giống dưa
được nhân viên kỹ thuật của Cty này trực tiếp quản lí và phân phối tới tay nông dân rất nghiêm ngặt.
Đến vụ thu hoạch, nông dân tuyệt đối không được bán sản phẩm ra bên ngoài mà phải cung cấp cho
Cty. Sau đó, dưa được chuyển về NM chế biến đóng tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) để chế biến
đóng hộp và trực tiếp chuyển sang tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản. Ông Dương Văn Hiển cho hay,
hầu hết các giống dưa chuột Nhật Bản như Kizawa, Choka... do Cty Pacific cung cấp đều có ưu
điểm là thời gian cho quả rất ngắn và thời gian thu quả kéo dài. Chỉ 30 ngày sau khi trồng là dưa đã
bắt đầu ra quả và thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 1,5 đến 2 tháng sau đó. Các giống dưa đều
Nông nghiệp
cho quả rất dài (từ 35 đến 50cm), ruột đặc và gần như không có hạt nên trọng lượng mỗi quả có thể
tới hơn 300g. Với khoảng 1.500 gốc dưa chuột giống Kizawa, chỉ trồng 2 tháng gia đình ông Hiển
dự kiến sẽ thu gần 5 tấn quả. Hiện tại, Cty Hoàng Hương đang thu mua dưa nguyên liệu với giá
2.000đ/kg. Với giá này, trừ chi phí đầu tư gia đình ông dự kiến lãi không dưới 10 triệu đồng. Mặc dù
vậy, chủ trương của Cty là không mở rộng vùng nguyên liệu ồ ạt, mà mở rộng tới đâu chắc chắn và
hiệu quả tới đó. Để các giống dưa thích nghi với điều kiện của Việt Nam, hàng năm các kỹ thuật
viên về giống của Cty TNHH Pacific từ Nhật Bản sang sẽ trực tiếp giám sát các nhược điểm của
giống trên đồng ruộng, sau đó lấy mẫu về Nhật để hoàn thiện giống. Vì vậy, dưa thường rất ít sâu
bệnh. Để giảm giá thành đầu tư và an toàn cho nông dân trồng nguyên liệu, Cty đã trực tiếp lựa chọn
và chỉ cung ứng cho nông dân các loại thuốc trừ sâu ít độc hại. Đối với đầu tư mua cọc leo cho dưa
khoảng 1,5 triệu đồng/sào, Cty cũng đã trực tiếp thu mua cây dóc từ Quảng Ninh, có độ bền sử dụng
từ 5-8 năm để cung ứng cho nông dân.
Hiện nay Cty TNHH Hoàng Hương sẵn sàng hợp tác với các đơn vị, cá nhân có đủ điều kiện phát
triển vùng dưa chuột nguyên liệu trên cơ sở bền vững, uy tín. Cá nhân, tập thể nào có nhu cầu, xin
liên hệ với Cty theo địa chỉ: ông Hoàng Hữu Mạnh, GĐ Cty TNHH Hoàng Hương theo số ĐT: 0904
133108.
Nguồn Báo nông nghiệp
CÁCH CHỌN GIỐNG ĐU ĐỦ CHO NHIỀU QUẢ
Cây đu đủ vốn có tính di truyền phức tạp, phấn của hoa đực và hoa lưỡng tính lại rất khác nhau, tính
mẫn cảm của phấn hoa đực cao gấp nhiều lần của hạt phấn hoa lưỡng tính, do đó đu đủ rất dễ bị lai
tạp, khó giữ được giống tốt thuần chủng nếu không thụ phấn bắt buộc Việc thụ phấn bắt buộc trước
hết phải chọn cây giống khoẻ, ít sâu bệnh, cần phải chọn đúng giống, chọn những nụ hoa ra ở lứa
quả đầu tiên, khi cây còn đang rất sung sức, nếu vào đúng lúc thời tiết đầu mùa hè thì càng tốt, sau
này số hạt sẽ cho nhiều hơn. Dùng kim châm cho các nụ hoa nhỏ ở trong chùm hoa nhiều vết, mấy
hôm sau hoa tự rụng đi, chỉ để lại một nụ hoa ở giữa to nhất, khi đầu cánh của nụ hoa bắt đầu có
màu trắng thì dùng túi nilon trong, châm thật nhiều lỗ cho dễ thoát hơi nước và không khí, sau đó
bao nụ hoa lại theo dõi tới khi hoa nở. Các buổi sáng tháo túi nilon ra, ngắt bao phấn thoa lên đầu
nhụy hoa cái. Nếu cây giống là cây lưỡng tính, có hoa lưỡng tính thì lấy bao phấn của hạt hoa lưỡng
tính. Nếu là giống chỉ có hoa cái và hoa đực riêng rẽ trên từng cây thì lấy phấn hoa đực và sau đó sẽ
có 50% là hạt sẽ cho cây đực. Thụ phấn xong, bao hoa lại để tránh hoa bị thụ phấn của giống khác
ngoài ý muốn. Chờ 2-3 ngày sau hoa rụng đi thì tháo túi nilon ra cho quả phát triển tự nhiên. Muốn
đu đủ cho sai quả và có quả to cần chọn đất ẩm và thoát nước tốt, ánh sáng đầy đủ, không bị cây
khác che khuất. Khi mới trồng nên đào hố sâu, rộng, bón lót từ 20-30kg phân hữu cơ mục và thêm
0,1-0,2kg lân, sang tháng thứ 2-3 thì bón thúc mỗi gốc khoảng 25-30 gam đạm và 40 gam DAP hoà
tan trong nước, tưới vào dưới tán cây, cách xa gốc 20-30 cm. Các tháng sau, cây to ra, hoa quả
nhiều, cần tăng dần lượng phân cho tới lúc quả chín, hạn chế ở mức độ 120-150 gam urê và 140-160
gam DAP cho tới khi cây hết khả năng cho quả thương phẩm. Chú ý vào mùa lạnh cần tưới ẩm
thường xuyên, kết hợp phun oxyclorua đồng. ở ấn Độ người ta còn tưới cả dung dịch này vào gốc
cây, giúp cây có thêm vi lượng đồng, chống rét và bạc lá. Chú ý phòng trừ rệp hại cây.
Nguồn Báo nông nghiệp