Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Pháp luật về phòng chống gian lận thương mại điện tử từ thực tiễn tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG
MẠI TỪ THỰC TIỄN TỈNH NAM ĐỊNH

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÁ BÌNH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung Luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu
nghiêm túc của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của T.S Nguyễn Bá Bình,
Đại học Luật Hà Nội. Tất cả các ý kiến của tác giả khác nêu trong luận văn đều
được trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn toàn về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Phƣơng Thảo




LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế với đề tài “Pháp luật về phòng chống
gian lận thƣơng mại từ thực tiễn tỉnh Nam Định” là kết quả của quá trình
cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy,
bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm
ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa
học vừa qua.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS.
Nguyễn Bá Bình đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học mở Hà Nội, Khoa Sau Đại
học và Khoa Luật đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc nghiên
cứu khoa học của mình. Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp,
đơn vị công tác đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG
GIAN LẬN THƢƠNG MẠI ......................................................................................6

1.1.Khái quát về phòng chống gian lận thương mại...........................................6
1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại ............................................................6
1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại. .....................................................8
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của gian lận thương mại ..............................9
1.2. Khái quát về pháp luật về phòng chống gian lận thương mại ...................13
1.2.1. Khái niệm pháp luật về phòng chống gian lận thương mại ...............13
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về phòng chống gian lận thương mại. .........14
1.2.3. Nội dung pháp luật về phòng chống gian lận thương mại. ................19
1.3. Lược sử pháp luật về phòng chống gian lận thương mại ở Việt Nam ......20
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................25
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ PHỊNG CHỐNG
GIAN LẬN THƢƠNG MẠI...................................................................................26
2.1. Phịng chống gian lận thương mại quy định trong pháp luật hành chính ..26
2.1.1. Nội dung pháp luật hành chính về chống gian lận thương mại. ........26
2.1.2. Những hạn chế trong pháp luật hành chính về chống gian lận thương
mại ................................................................................................................26
2.2. Phịng chống gian lận thương mại quy định trong pháp luật hình sự........32
2.2.1. Nội dung pháp luật hình sự về chống gian lận thương mại. ..............32
2.2.2. Những hạn chế trong pháp luật hình sự về chống gian lận thương mại
......................................................................................................................40


2.3. Phòng chống gian lận thương mại quy định trong pháp luật kinh tế ........43
2.3.1. Nội dung pháp luật kinh tế về chống gian lận thương mại. ..............43
2.3.2. Những hạn chế trong pháp luật kinh tế về chống gian lận thương mại
......................................................................................................................47
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................49
Chƣơng 3: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG
GIAN LẬN THƢƠNG MẠI Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ..50
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại tại tỉnh

Nam Định. ........................................................................................................50
3.1.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận
thương mại tại tỉnh Nam Định .....................................................................50
3.1.2. Tình hình gian lận thương mại tại tỉnh Nam Định trong những năm gần
đây ................................................................................................................64
3.1.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại
tại tỉnh Nam Định .........................................................................................69
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phịng chống
gian lận thương mại ..........................................................................................80
3.2.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống gian lận thương mại80
3.2.2. Các giải pháp về tổ chức, bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng
chống gian lận thương mại tại tỉnh Nam Định. ............................................83
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................96


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 :Tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 .....................52
Bảng 3.2 :Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh giai đoạn 2014- 2018 .........................53
Bảng 3.3 :Cơ cấu tổ chức BCĐ 389 tỉnh...................................................................55
Bảng 3.4: Bảng kết quả xử phạt vi phạm trong lĩnh vực gian lận thương mại trên địa
bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2014-2018 ..................................................................71


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký tự viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BCĐ

Ban chỉ đạo

CP

Chính phủ

LL

Lực lượng



Nghị định



Quyết định

QLTT

Quản lý thị trường

TP

Thành phố

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VP

Văn phòng


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, nền
kinh tế đã từng bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
được nâng cao; Hợp tác giao thương giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới,
nhất là các nước láng giềng theo đó cũng ngày càng rộng mở và đi vào chiều sâu.
Quá trình mở cửa một mặt đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn cho xuất
nhập khẩu hàng hóa, phát triển kinh tế; mặt khác, cũng đặt ra khơng ít thách thức,
khi hoạt động gian lận thương mại nói chung ngày càng diễn biến phức tạp, thủ
đoạn tinh vi, quy mô trên trải rộng khắp địa bàn cả nước, ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế - xã hội, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi
người tiêu dùng, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Để kịp thời ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại nói chung, Chính phủ và
các bộ ngành đã có nhiều chính sách phịng chống vấn đề này. Các lực lượng chức
năng thực thi nhiệm vụ chống gian lận thương mại cũng đã đẩy mạnh, việc thực hiện
các giải pháp chống gian lận thương mại đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để ngăn chặn, phịng ngừa "hiểm
họa" này và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xun, cấp bách và lâu dài;

địi hỏi tồn Đảng, tồn qn, tồn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm
từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi gian lận thương mại. Cuộc đấu tranh này chỉ có
thể giành thắng lợi nếu được phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc và
trên từng địa bàn cụ thể, trong đó đấu tranh phịng chống gian lận thương mại trên từng
địa bàn có ý nghĩa quan trọng, trong đó có tỉnh Nam Định.
Thực tiễn từ tỉnh Nam Định mang những điểm chung của cả nước và tỉnh
Nam Định nhưng đồng thời cũng có những đặc thù riêng. Việc nghiên cứu đề tài sẽ
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, phịng chống
gian lận thương mại. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về phòng

1


chống gian lận thương mại từ thực tiễn tỉnh Nam Định” để tiến hành nghiên cứu
trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế.
Do thời gian tìm hiểu ngắn, hiểu biết còn hạn chế nên bài viết này khơng tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp cũng như sửa chữa của q thầy cơ.
2.Tình hình nghiên cứu
Gian lận thương mại là một vấn đề pháp lý nhận được nhiều sự quan tâm của
các luật gia, các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp và mọi tầng lớp nhân dân. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận một số bài viết, luận văn, đề tài nghiên cứu
về vấn đề này có thể kể đến như sau:
- Gian lận thương mại dưới góc nhìn của nhà tâm lý học của tác giả Tuấn
Anh ( dịch từ The Gtnews);
- Định hướng giải quyết cho tình hình gian lận thương mại hiện nay của tác
giả Phạm ThuThủy (Báo Cơng thương số 4/2015);
- Bình luận và góp ý với các quy định về gian lận thương mại của tác giả
Nguyễn Minh Quang (Báo Công thương số 5/2017);
- Nguyễn Tấn Hương Toàn, Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại
trong lĩnh vực xăng dầu, Luận văn Thạc sĩ, năm 2017;

- Nguyễn Trung Tiến, Quản lý nhà nước về phịng chống bn laaij và gian
lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ, năm 2017;
- Trần Thị Thanh Huyền, Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và
gian lận thương mại, Luận văn Thạc sĩ, năm 2015;
- Nguyễn Thị Kiều Phương, Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian
lận thương mại ở Việt Nam trong giai đạn hiện nay, Luận văn tốt nghiệp khoa Luật
Trường Đại học Cần Thơ, năm 2011;
- Nguyễn Thế Linh, Thực hiện pháp luật về gian lận thương mại qua thực
tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ, năm 2015;

2


- Nguyễn Tuấn Khiêm, Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ, năm 2018.
Ngồi ra cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề gian lận thương mại.
Đây là những tài liệu có chất lượng cao, giúp tác giả tham khảo, kế thừa. Tuy nhiên,
hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu pháp luật về phòng chống gian lận thương
mại từ thực tiễn tỉnh Nam Định. Trong luận văn, tác giả sẽ nêu các điểm mới về
quan điểm,giải pháp cụ thể về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn (qua thực tiễn tỉnh Nam Định) của pháp luật về phòng chống gian lận
thương mại, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật về phòng chống gian
lận thương mại và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nuớc về vấn đề này.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là tập
trung làm rõ những vấn đề sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về gian lận thương mại
- Phân tích, đánh giá về khung pháp luật và các cơ quan chức năng phòng
chống gian lận thương mại tại tỉnh Nam Định

- Khảo sát, phân tích và đánh giá kết quả về phòng chống gian lận thương mại
tại tỉnh Nam Định
- Đề xuất một số biện pháp quản lý khả thi nhằm tăng cường phòng chống
gian lận thương mại tại tỉnh Nam Định
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về gian lận thương mại,
nêu các quy định của pháp luật và thực tiễn về hành vi gian lận thương mại trên địa
bàn tỉnh Nam Định.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu hệ thống văn bản quy định về gian lận thương
mại và các văn bản trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2014-2018, đề xuất giải
pháp cho giai đoạn tiếp theo. Vì thực tế nghiên cứu về hành vi gian lận thương mại
là một lĩnh vực rất rộng, nên trong khn khổ luận văn và theo tình hình thực tế tại
tỉnh, tác giả chỉ nghiên cứu những hành vi xảy ra tại tỉnh Nam Định, chủ yếu là gian
lận trong lưu thơng hàng hố trên thị trường và một số hành vi khác.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng kết hợp các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa
học và các phương pháp nghiên cứu kinh tế cụ thể.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Các tài liệu thứ cấp được tập trung nghiên
cứu sâu trong đề tài bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chống
gian lận thương mại; Các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án có liên quan đến gian
lận thương mại; Các báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tỉnh Nam Định; Các bài báo, bài viết, tham luận tại các Hội
nghị, Hội thảo có liên quan; Các số liệu thu thập, các quan điểm dự báo, đánh giá
tổng hợp về tình hình gian lận thương mại.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên
suốt quá trình nghiên cứu tài liệu. Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu từ các nguồn như sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, đề tài khoa
học, các bài viết, giáo trình và tài liệu khác. Tài liệu sau khi được tổng hợp sẽ được
phân tích cụ thể.
- Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh. Phương pháp này giúp đưa ra cái nhìn
khách quan, sinh động về thực trạng của phòng chống gian lận thương mại hiện nay.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Thực tiễn ln là nguồn tư liệu sống có giá
trị, từ đó sẽ tìm ra được những điểm bất cập hạn chế trong các biện pháp quản lý
hiện hành.

4


6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận chung nhất và phân tích những quy
định pháp luật hiện hành về gian lận thương mại đồng thời làm rõ quá trình thi hành
pháp luật về gian lận thương mại tại tỉnh Nam Định. Bên cạnh đó, luận văn đã chỉ ra
được những bất cập, tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành và các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về gian lận thương mại trên địa bàn
tỉnh Nam Định. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho
việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật Kinh tế trong các cơ sở đào tạo
ngành luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm các chương sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật phòng chống gian lận thương mại
- Chương 2: Quy định pháp luật hiện hành về phòng chống gian lận thương mại
- Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về phòng chống gian lận thương
mại ở tỉnh Nam Định và một số đề xuất


5


Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
PHỊNG CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI
1.1.Khái qt về phịng chống gian lận thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại
Ở Việt Nam thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời
sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, song cho đến nay
chưa có định nghĩa chính thức trong một đạo luật Thương mại.
Thương mại được hiểu là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến
thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó
(bằng tiền thơng qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức
thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung
cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho
người bán một giá trị tương đương nào đó. Sau này,việc phát minh ra tiền (và sau
này là tín dụng, tiền giấy và tiền ảo (tức không phải tiền tồn tại dưới hình thức được
in hay được đúc ra) như là phương tiện trao đổi đã đơn giản hóa đáng kể hoạt động
thương mại và thúc đẩy hoạt động này. Kết quả của nó là việc mua và việc bán tách
rời nhau.1 [1]
Gian lận là hai từ rất quen thuộc, nó xuất hiện rất phổ biến trong xã hội,
trong đời sống hằng ngày. Theo từ điển tiếng việt thì gian lận có nghĩa là có hành
vi dối trá, lừa lọc.Khi xuất hiện nền kinh tế thị trường, xuất hiện hoạt động thương
mại thì cũng là lúc những hành vi gian lận len lỏi vào nền kinh tế. Cụ thể là xuất
hiện những hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại.
Theo chuyên gia pháp lý Lê Cao: "khái niệm về gian lận thương mại chưa
được định nghĩa một cách cụ thể trong pháp luật Việt Nam hiện nay, nhưng ởmột số
văn bản, các nhà làm luật đã cố gắng “nhận diện” các hành vi rất khác nhau của
1


/>
6


gian lận thương mại. Cách nhận diện hành vi gian lận thương mại mỗi bộ ngành mỗi
kiểu, mỗi lĩnh vực một sự xác định đã khiến cho tình hình quản lý có thể bị rối bời
cần sự thống nhất, khái quát cao để có thể xác định rõ hành vi gian lận thương mại,
thậm chí hình sự hóa hành vi gian lận thương mại trong các điều luật của Bộ luật
hình sự một cách cụ thể hơn hiện nay"2 [2]
Từ cách phân tích trên, ta có thể hiểu định nghĩa về “ gian lận thương mại “
như sau: Gian lận thương mại là hành vi gian dối, lừa lọc trong hoạt động thương
mại, vi phạm các quy định pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Người có hành vi gian
lận thương mại gọi là “gian thương”. ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích của cá
nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội.
Gian lận thương mại ở Việt nam không phải là vấn đề mới, từ xa xưa, ông
cha ta đã đúc kết hành vi gian lận thương mại thành câu:" Buôn gian, bán lận" để
chỉ những mặt trái của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn,mánh
khóe,lừa dối khách hàng của các gian thương

3

[3] .Hiện nay chúng ta đang phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh
tranh. Cạnh tranh là động lực để phát triển. Nguyên nhân và động cơ cuối cùng của
cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện hình thức và thủ
đoạn gian lận thương mại phức tạp và tinh vi thể hiện ở các hành vi trốn thuế, lẩn
tránh sự kiểm soát của Nhà nước, lừa đảo người tiêu dùng, cạnh tranh khơng lành

mạnh... có thể thấy mục đích hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm thu
được lợi nhuận khơng chính đáng. Hành vi gian lận thương mại có mặt rất nhiều,
hầu như trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở tất cả
các nước trên thế giới.
2

Mai Tuân, Bài phỏng vấn ông Lê Cao về nhận diện hành vi gian lận thương mại, Báo
Chất lượng Việt Nam Online
3

/>
lau/02692d0e?fb_comment_id=730387590326955_825919790773734

7


1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại.
Trong nhiều năm qua tình trạng gian lận thương mại diễn ra ngày càng rất
phức tạp không chỉ ở riêng một quốc gia nào mà hầu như ở tất cả các nước trên thế
giới. Các quốc gia trên thế giới đã phải chịu rất nhiều tổn thất và tốn kém ngân sách
để phòng chống hiện tượng này.Vì những tác hại nghiêm trọng của những hành vi
này mang lại và vì sự phát triển bền vững của nền kinh tế mà tổ chức Hải quan thế
giới đã triệu tập hội nghị chống buôn lậu và gian lận thương mại với hơn 50 nước
và tổ chức quốc tế tham gia. Hội nghị đã xác định được các hình thức gian lận
thương mại và cách phịng tránh.
Theo tài liệu số 36.623 ngày 28 tháng 5 năm 1995 của hội nghị quốc tế lần
thứ V về chống buôn lậu và gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels (Bỉ) đã
khẳng định gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức:
1) Bn lậu hàng hóa ra khỏi biên giới hay ra khỏi kho hải quan.
2) Khai báo sai.

3) Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa.
4) Lợi dụng chế đội ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế)
5) Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công.
6) Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất.
7) Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu.
8) Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở
nước hàng đi qua)
9) Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa.
10) Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả bn trái phép hàng hóa
được ưu đãi thuế (lợi dụng sự ưu đãi của Chính Phủ về thuế xuất khẩu dành cho
những đối tượng sử dụng nhất định)

8


11) Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
12) Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
13) Hàng giao dịch bn bán khơng có sổ sách.
14) Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế hải quan ( kể cả
làm chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)
15) Kinh doanh “ma”, đăng kí kinh doanh lậu nhằm hưởng tín dụng trái phép.
16) Thanh lý có chủ đích (nghĩa là lập cơng ty kinh doanh trong thời gian
ngắn để nợ thuế, khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế,
giám đốc cơng ty đó thành lập cơng ty mới ngay sau đó với cùng ý định) 4 [4]
Gian lận thương mại cũng biểu hiện trong việc chuyển tải hàng hóa. Đó là
việc thơng qua một nước thứ ba để che giấu nguồn gốc thực sự của hàng hóa nhằm
che mắt hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp này nước thứ ba là nước cung
cấp tài liệu giả hoặc các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang
nước quá cảnh. Đến khi hàng được nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy

định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản
quyền sản xuất…
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học, được đúc rút qua thực tiễn
trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều nước trên thế giới. Đó
cũng là các hình thức cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của gian lận thương mại
* Nguyên nhân khách quan
Gian lận thương mại là một sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị
trường. Khi kinh tế mở cửa, giữa các doanh nghiệp đương nhiên có sự cạnh tranh.
4

/>
9


Từ sự cạnh tranh này, các doanh nghiệp, người bán phải tìm mọi cách để giảm giá
thành sản phẩm để đưa ra thị trường hàng hoá thu hút người tiêu dùng. Vì vậy, gian
lận thương mại là hệ quả tất yêu của nền kinh tế thị trường.
Hành vi gian lận luôn mang lại siêu lợi nhuận. Do giá trị sản phẩm thực tế thấp
nên có sức cạnh tranh, từ đó mang lại lợi nhuận cho gian thương. Hoặc gian thương lợi
dụng đưa ra thị trường với giá trị cao, chất lượng thấp thì lợi nhuận càng lớn.
Một phần nguyên nhân không nhỏ hiện nay của gian lận thương mại, Việt
Nam có đường biên giới giáp Trung Quốc- cơng xưởng lớn của thế giới nên việc
hàng hoá tràn vào Việt Nam khiến cạnh tranh trong thị trường càng khốc liệt, càng
gia tăng gian lận về xuất xứ hàng hố. Có những hàng hoá là hàng hoá Trung Quốc
đội lốt là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” được gian thương trà trộn vào thị
trường trong nước gây biến động thị trường.
Thói quen, tâm lý của người tiêu dùng sính hàng ngoại, hàng hiệu trong khi
kinh nghiệm lựa chọn hàng và thu nhập còn hạn chế nên Việt Nam là một nguyên
nhân gây nên tình trạng sử dụng hàng đi “cửa sau” như xách tay, trốn thuế... thúc

đẩy cho gian lận phát triển.
Chính sách mở của về kinh tế của nước ta, tạo điều kiện cho thơng thương
hàng hóa nhưng cũng tạo kẽ hở cho những gian thương liên kết với các cơng ty
nước ngồi hoặc bằng con đường tiểu ngạch đưa hàng hố khơng đạt chuẩn của
nước khác về nước ta.
* Nguyên nhân chủ quan
- Một số cơ chế, chính sách đặc biệt là quy định của pháp luật về gian lận
thương mại cịn nhiều chồng chéo, bất cập, khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế.
- Nhiều quy định mang tính định khung, khái niệm gian lận thương mại cũng
chưa rõ ràng, chính sách hải quan thơng thống (khơng thông qua phân luồng, theo
khai báo không kiểm tra hàng hóa) bị doanh nghiệp lợi dụng.

10


- Nhận thức của doanh nghiệp trong đấu tranh chống gian lận thương mại
còn hạn chế.
- Việc thiếu cơ chế kinh phí và yếu về hệ thống phịng giám định dẫn đến việc
giám định các hàng hoá kém chất lượng tinh vi gặp nhiều khó khăn
- Cơng tác vận động tuyên truyền người dân tham gia đấu tranh chống chống
gian lận thương mại cịn mang tính hình thức, chưa phát huy hiệu quả.
- Công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh còn thiếu đồng bộ và
liên kết giữa các khu vực và trên cả nước. Khi nhiều thành phần kinh tế, nhiều đơn
vị, tổ chức kinh doanh cùng tham gia sản xuất và kinh doanh một mặt hàng làm cho
công tác quản lý phức tạp, tốn nhiều thời gian để quản lý.
- Sự phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng chức năng với các doanh nghiệp,
hiệp hội và sự liên hệ giữa lực lượng chức năng với người tiêu dùng còn hạn chế.
Sự chỉ đạo điều hành thống nhất từ Trung ương tới địa phương hoặc giữa các
ngành, các lực lượng chức năng chưa đầy đủ, chặt chẽ nên vẫn xảy ra tình trạng
cùng một vụ việc hàng gian lận nhưng có nơi xử lý, nơi thì khơng. Dẫn đến tình

trạng xử lý khơng nghiêm minh, không triệt để, tận gốc.
* Hậu quả của gian lận thương mại
Đối với xã hội, gian lận thương mại có hậu quả vơ cùng to lớn. Hội nhập
quốc tế về kinh tế là một xu thế khách quan, giúp Việt Nam đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, từng bước bắt kịp với các nền kinh tế khu
vực và thế giới. Quan điểm này đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng khoá
IX, X, XI, XII. Tuy nhiên, tồn cầu hố kinh tế có mặt tích vực, vừa có mặt tiêu
cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự phát triển thì
cũng sẽ xuất hiện nhiều tồn tại và hạn chế trong đó có gian lận thương mại.
Gian lận thương mại làm mất môi trường bình đẳng trong kinh doanh cho
các doanh nghiệp chân chính. Đơn cử như khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều
đóng thuế xuất nhập khẩu thì giá trị thuế sẽ đưa vào chi phí doanh nghiệp, cịn

11


những doanh nghiệp gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế sẽ khơng mất khoản
chi phí đó. Qua đó, hàng hố trên thị trường sẽ có giá tốt hơn, gây sự cạnh tranh
không lành mạnh, gây hại cho doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật. Hoạt động
thương mại tạo ra những đồng tiền “bẩn”, buộc những cá nhân sẽ thực hiện hoạt
động rửa tiền bẩn tại trong nước hoặc ngoài nước, tạo cơ hội cho hoạt động tội
phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, gây bất ổn và tác đông xấu đến thương mại thế
giới 5 [5].
Những hành vi gian lận thương mại bản chất chung đều là làm lợi cho
doanh nghiệp qua đó làm thất thốt nguồn thu của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng
qua gian lận hàng hố, thuế... Không những thế, nhà nước đang phải sử dụng một
số tiền rất lớn để tổ chức cơng tác phịng và chống tình hình gian lận thương mại.
Tóm tại, những hành vi gian lận thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển ổn định của một nền kinh tế, nó giống như một căn bệnh, một mầm họa
đe dọa sự phát triển của nền kinh tế đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển một

cách chậm chạp, sức cạnh tranh trên thị trường bị giảm sút đáng kể,làm cho các
doanh nghiệp nước ngoài e ngại đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Người tiêu dùng là nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong sự vận động
của nền kinh tế. Trong xã hội, người tiêu dùng là số đơng, là người phải có tác
động đến sự phát triển của nền kinh tế và là bên quan trọng tác động đến sự sống
còn của doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Hành vi gian lận thương mại là hành vi
ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Những hành vi gian lận thương
mại như quay vòng hoá đơn, chứng từ, mua bán hoá đơn hợp thức nhập khẩu, giận
lận kê khai giá trên hoá đơn, “tuồn” hàng ế, thừa, không được phép lưu hành tại
thị trường nước ngoài; làm giả giấy từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá xuất,
5

Nguyễn Thị Kiều Phương, Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương

mại ở Việt Nam trong giai đạn hiện nay, Luận văn tốt nghiệp khoa Luật Trường Đại học
Cần Thơ, năm 2011

12


nhập khẩu; nhập hàng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng… lừa dối người tiêu
dùng.Điều này khiến những sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đảm bảo
chất lượng, bỏ ra số tiền không đúng giá trị mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích về tài chính.
Tình trạng gian lận thương mại trong thị trường hàng hoá trong nước là tình
trạng xảy ra tràn lan, ở mọi lĩnh vực trong xã hội mà nhiều nhất là gian lận về đo
lường, gian lận về chất lượng hàng hoá, giả mạo nhãn hiệu hàng hoá, tẩy xoá, sửa
hạn sử dụng... Những hành vi này với hàng hố sử dụng thơng thường đã khơng
tốt. Đặc biệt cịn bị các doanh nghiệp, gian thương gian lận trong những mặt hàng
liên quan trực tiếp đến sức khoẻ như bột ngọt, rượu bia, bánh kẹo, thực phẩm chức

năng, thuốc… về chất lượng thực tế kém chất lượng công bố. Như vậy là hành vi
gian lận đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đó là những việc
làm mất hết đạo đức, chạy theo món lợi trước mắt của mình mà các doanh nghiệp,
người kinh doanh đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng một
cách nghiêm trọng. Để khắc phục những hành vi này khơng chỉ có sự hành động
của các ngành chức năng mà cần phải có sự chung tay của toàn xã hội.
1.2. Khái quát về pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm pháp luật về phòng chống gian lận thương mại
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nhà nước sinh ra để điều hòa
các mâu thuẫn trong xã hội, quản lý và duy trì sự tồn tại của xã hội. Nhà nước dùng
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ giữa nhà nước và
cơng dân trong đó có vấn đề thương mại. Rõ ràng, pháp luật là cần thiết trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội. Với tính mệnh lệnh, cưỡng chế, quy phạm, bắt buộc,
được đảm bảo thi hành bởi Nhà nước, chỉ có pháp luật mới giúp Nhà nước thể hiện
được vai trị cai trị của mình. Vấn đề tác giả xem xét ở đây là việc xem xét các quy
định về phòng chống gian lận thương mại với tư cách là một hệ thống tương đối
hoàn chỉnh và độc lập.

13


Pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội , hành
vi xã hội nhằm tạo ra trật tự xã hội vì lợi ích của các chủ thể trong xã hội, vì lợi ích
của cộng đồng, của Nhà nước và của xã hội.
Từ đó có thể rút ra: Pháp luật về phịng chống gian lận thương mại là tổng
thể các quy định pháp luật điều chỉnh về hành vi gian lận thương mại và các hình
thức kiểm tra, xử lý, cũng như thẩm quyền trách nhiệm của các cơ quan chức năng
trong kiểm sốt phịng ngừa hành vi gian lận thương mại.Pháp luật về phòng,
chống gian lận thương mại tồn tại trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực
quan hệ xã hội khác nhau, mang tính chất bắt buộc chung và được bảo đảm thực

hiện bằng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, xử lý bằng các biện pháp
mang tính cưỡng chế của nhà nước.
Thực hiện pháp luật về phịng chống gian lận thương mại là hoạt động có
mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thực hiện hố các quy định đó
vào cuộc sống nhằm kiểm soát,ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận thương mại.
Khoa học pháp lý đã phân định thành bốn hình thức thực hiện pháp luật nói chung
cũng như pháp luật về phịng chống gian lận thương mại nói riêng là: tuân thủ pháp
luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về phịng chống gian lận thương mại.
Có thể nói pháp luật về phịng chống gian lận thương mại hiện nay là một hệ
thống pháp luật tổng hợp, bao gồm rất nhiều nội dung của nhiều lĩnh vực khác nhau
trong đời sống. Hệ thống văn bản phòng chống gian lận hiện nay ở nước ta vô cùng
đồ sộ. Các quy định pháp luật về vấn đề này nằm rải rác trong nhiều văn bản khác
nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật cạnh tranh, Luật Hải quan, Luật Bảo vệ người tiêu
dùng, Luật Thuế doanh nghiệp, Luật Thương mại… Bên cạnh đó cịn các văn bản
dưới Luật như Thơng tư, Nghị định… của nhiều ngành cũng quy định vấn đề phòng
chống gian lận thương mại cụ thể của từng ngành. Điều này trên thực tế làm hoang
mang cho chính cơ quan có thẩm quyền xử lý như Quản lý thị trường, Cơng an… vì
hệ thống văn bản q rộng, dẫn chiếu nhiều lần, gây khó khăn cho cơng tác xử lý.

14


Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp
lý, tiền đề cho kiểm tra, kiểm sốt, xử phạt, quản lý tình trạng gian lận thương mại
trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, gian lận thương mại là tổng thể rất nhiều hành vi,
thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội, nên theo tác giả rất khó để nêu hết các quy định
hiện nay về phòng chống gian lận thương mại. Các văn bản pháp luật có tác động
trực tiếp đến các hành vi gian lận thương mại hiện nay tác giả có thể nêu tiêu biểu:
- Luật Thương mại: Luật quy định chung về các hoạt động thương mại và

hình thức xử lý hoạt động gian lận thương mại.
- Luật Hải quan năm 2014: Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan
đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong
lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan. Đây là cơ sở cho hoạt
động của lực lượng Hải quan cũng như phát hiện, xử lý những hành vi gian lận
thương mại theo pháp luật của lĩnh vực Hải quan.
- Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012: Luật này quy định
việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan
quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Thuế là khoản thu thường xảy
ra gian lận ở các doanh nghiệp, hộ kinh doanh… Vi phạm thuế là một hành vi gian
lận thương mại điển hình.
- Luật giá năm 2012: quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước. Giá là đại diện
cho hoạt động thương mại, những hành vi gian lận giá chính là gian lận thương mại.
Vì vậy, quản lý những mặt về giá như niêm yết giá, bình ổn giá là đẩy lùi gian lận
thương mại.
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010: quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với
thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm;

15


quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với
an tồn thực phẩm; phịng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an tồn thực
phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm thực tế hiện nay là một vấn đề
nóng của xã hội, tồn tại nhiều hành vi gian lận, từ hoạt động kinh doanh thực phẩm

đến chất lượng thực phẩm như hàm lượng phụ gia, hoá chất, hạn sử dụng, nguồn
gốc xuất xứ…
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hoá năm 2018,Luật đo lường năm 2011. Đây là bộ 3 Luật tập trung quy
định về mảng tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hoá, là cơ sở cho tiêu chuẩn
hàng hố lưu thơng trên thị trường.
- Luật Dược năm 2016: Quy định chung về dược, kinh doanh dược,lưu hành,
sử dụng thuộc và nguyên liệu làm thuốc.
- Luật Thú y năm 2015: quy định về phòng, chữa bênh, kiểm sốt dịch bệnh,
giết mổ, bn bán, chế biến sản phẩm động vật…
Ngoài những văn bản kể trên cịn có một vài Luật ở các lĩnh vực khác cũng
đề cập đến hành vi gian lận thương mại. Nhìn chung, các hành vi gian lận thương
mại được quy định tại các luật này cịn sơ sài, chỉ mang tính chất nêu và cấm.
Ví dụ, tại khoản 2, điều 10. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan:
Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;

16


đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Như vậy, gian lận thương mại, gian lận thuế cũng là hành vi bị cấm trong
lĩnh vực Hải quan, vi phạm pháp luật Hải quan nhưng trong Luật này không nêu

biện pháp xử lý.
Các Luật này mới dừng ở mức nêu hành vi. Cụ thể chế tài xử lý, tác giả đề
cập đến Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định quy định cụ thể như sau:
Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực thực hiện từ 01/7/2013 về xử
phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính, đến nay đã có đến hơn
100 văn bản hướng dẫn thi hành. Trong luật quy định hành vi có lỗi do cá nhân, tổ
chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Luật
cũng quy định cơ bản các chủ thể được quyền thực thi biện pháp xử lý vi phạm
hành chính nói chung và trong lĩnh vực gian lận thương mại nói riêng, gồm có Quản
lý thị trường, Cơng an, Bộ đội biên phịng, Hải quan…
Nhìn chung, Luật xử lý vi phạm hành chính ra đời đã đưa ra một khung pháp
luật chung nhất làm tiền đề cơ sở cho các nghị định,thông tư quy định cụ thể về xử
phạt gian lận thương mại trong từng lĩnh vực ra đời như:
+ Nghị định 80/2013/ NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
+ Nghị định 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
+ Nghị định 119/2013/ NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính Phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú ý, giống vật ni, thức ăn chăn nuôi.

17


+ Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan.
+ Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15
tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành

quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
+ Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế.
+ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
+ Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9
năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ
phí, hóa đơn.
+ Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
+ Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh
doanh xổ số…
+ Nghị định 115/2018/ NĐ-CP ngày 4/ 9/2018 của Chính Phủ quy định xử
phạt vi phạt hành chính về an tồn thực phẩm.
+ Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

18


×