Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nâng cao tính tự chủ tài chính của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN DUY QUANG

NÂNG CAO TÍNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN DUY QUANG

NÂNG CAO TÍNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ LOAN

CẦN THƠ, 2020



i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Nâng cao tính tự chủ tài chính của các trường trung
học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang”, do học viên Nguyễn Duy Quang thực hiện
theo sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Loan. Luận văn đã được báo cáo và
được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ...................
Ủy viên

Ủy viên – Thư ký

(ký tên)

(ký tên)

Phản biện 1

Phản biện 2

(ký tên)

(ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(ký tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cơ giáo
Trường Đại học Tây Đô, bản thân tôi đã tiếp thu được những kiến thức tương đối toàn
diện. Luận văn tốt nghiệp lớp cao học Tài chính - Ngân hàng của tơi được hồn thành
chính là kết quả của q trình nhận thức đó, cho phép tơi được gửi lời cảm ơn trân
trọng đến:
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành
luận văn này.
- Ban Giám đốc Sở Tài chính An Giang, tập thể phịng Tài chính Kế hoạch của
Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, cùng các hiệu trưởng trường trung học phổ thông
công lập trên địa bàn tỉnh An Giang đã cung cấp thông tin, tài liệu và giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn này.
- Và tơi vô cùng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tơi, những người thân, những
người bạn của tôi luôn hỗ trợ và thường xuyên động viên tinh thần tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp này./.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Tác giả viết luận văn

Nguyễn Duy Quang


iii


TĨM TẮT
Nâng cao khả năng tự chủ tài chính của các trường THPT tỉnh An Giang
Hiện nay, tự chủ tài chính trong giáo dục và đào tạo là xu thế tất yếu. Mở
rộng quyền tự chủ sẽ mang lại nhiều kết quả tốt, rõ nét, góp phần tạo thế cạnh
tranh giữa các trường trung học phổ thông công lập với các cơ sở cung cấp dịch
vụ giáo dục tư thục và nước ngồi.
Cơng tác tự chủ tài chính mang lại hiệu quả tích cực bao gồm tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đã thực sự nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý tài
chính, tài sản của các trường phổ thông; đồng thời, nâng cao đời sống của giáo
viên, tạo động lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Trong khi đó, việc thực hiện tự chủ tài chính ở các trường phổ thơng cịn
chậm và kém hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu này phân tích các nội dung của cơ
chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập, những thuận lợi và khó khăn
trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường THPT, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao cơ chế tự chủ tài chính của các trường THPT trên
địa bàn tỉnh An Giang


iv

ABSTRACT
Improving financial autonomy of high schools in An Giang province
Currently, financial autonomy in education and training is an inevitable
trend. Expanding the autonomy would bring many good and clear results,
contributing to create a competitive position between public high schools and
private and foreign educational service providers.
The financial autonomy that has brought positive results including selfcontrol and self-responsibility has really enhanced the initiative and creativity in
financial and asset management of high schools; at the same time, improve the
lives of teachers and create motivation to actively improve the quality of
education and training.

Meanwhile, the implementation of financial autonomy in high schools is
slow and ineffective. Therefore, this study analyzes the contents of the financial
autonomy mechanism of public non-business units, the advantages and
difficulties in implementing the financial autonomy mechanism of high schools,
from there proposing solutions to improve financial autonomy of high schools in
An Giang province.


v

CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ
một công trình khoa học nào khác.
Ngày

tháng

năm

Nguyễn Duy Quang


vi

MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv

CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. v
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Lược khảo tài liệu .................................................................................................. 4
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn ............................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 6
CHƯƠNG : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
TRƯỜNG THPT ........................................................................................................... 7
1.1 Tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo.......................... 7
1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập .............................................................................. 7
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo ................................................................. 8
1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo ................................................. 9
1.1.4 Điều kiện phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo ............................... 10
1.1.5 Dịch vụ giáo dục đào tạo và giá dịch vụ giáo dục đào tạo............................ 10
1.1.6 Quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục .......................................... 13
1.1.7 Về lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách ........... 13
1.2 Quản lý tài chính của các trường THPT ......................................................... 16


vii


1.2.1 Khái niệm tài chính ....................................................................................... 16
1.2.2 Nguồn tài chính của trường THPT ................................................................ 17
1.2.3 Nội dung chi của trường THPT ................................................................... 18
1.2.4 Cơng tác lập kế hoạch tài chính và dự toán ................................................. 19
1.2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý tài chính trong nhà trường ...................................... 20
1.2.6 Các hoạt động tài chính chủ yếu trong nhà trường ...................................... 21
1.2.7 Chấp hành dự toán ........................................................................................ 22
1.2.8 Trách nhiệm của người đứng đầu (hiệu trưởng) đối với việc quản lý tài
chính ....................................................................................................................... 23
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính của các ĐVSN giáo dục ..................................................................................... 23
1.4 Kinh nghiệm về tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ở các
nước và bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 26
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG .......................................................................... 34
2.1 Thực tế về tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa bàn tỉnh .......... 34
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý nhà nước đối với
các ĐVSN hoạt động theo cơ chế tự chủ của tỉnh An Giang ................................. 34
2.1.2 Thực tế về thực hiện tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa bàn tỉnh
An Giang ................................................................................................................ 39
2.1.3 Tổng hợp khảo sát thực hiện tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa
bàn tỉnh ................................................................................................................... 55
2.2 Đánh giá về tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa bàn tỉnh ..... 66
2.2.1 Thành tựu về tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa bàn tỉnh........ 66
2.2.2 Hạn chế ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa bàn
tỉnh và nguyên nhân ............................................................................................... 67
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH AN GIANG ................................. 73
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển tính tự chủ về tài chính của các trường
THPT tỉnh An Giang ................................................................................................... 73


viii

3.2 Giải pháp nâng cao tính tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục
trung học phổ thông tỉnh An Giang ........................................................................... 77
3.2.1 Đối với địa phương ....................................................................................... 77
3.2.2 Đối với các trường THPT ............................................................................. 82
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 89
1. Kết luận ................................................................................................................ 89
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 90
2.1 Đối với cơ quan, bộ ngành ............................................................................... 90
2.2 Đối với địa phương .......................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 92
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 95


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổ chức, sắp xếp đơn vị SNCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn
tỉnh An Giang ................................................................................................................. 37
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện tự chủ tài chính của các trường THPT giai đoạn
2019-2021 trên địa bàn tỉnh An Giang ....................................................................... 41
Bảng 2.3: Lộ trình tự chủ tài chính các trường THPT định hướng đến năm 2030 ....... 43
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang ...................... 44

Bảng 2.5: Tổng hợp thu chi các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn
2017-2019 ...................................................................................................................... 46
Bảng 2.6: Tình hình hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh năm 2019 .......... 54
Bảng 2.7: Đối tượng tham gia phỏng vấn ..................................................................... 56
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, nhân viên kế toán và giáo viên về thực
hiện tự chủ tài chính ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang .......................... 57
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, nhân viên kế toán và giáo viên về thực
trạng quản lý tài chính ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang ....................... 61


x

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ số 2.1: Bộ máy tổ chức cơ bản tại các trường THPT .......................................... 43
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nguồn thu của các trường THPT giai đoạn 2017-2019.............. 47
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nguồn thu sự nghiệp trên tổng nguồn thu của các trường THPT giai
đoạn 2017-2019 ............................................................................................................. 49
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các khoản thu sự nghiệp ngoài NSNN của các trường .................... 49


xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nghĩa đầy đủ

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLTC

Quản lý tài chính

QLGD

Quản lý giáo dục

THPT

Trung học phổ thông

SNCL


Sự nghiệp công lập

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập
quốc tế, Đảng và Nhà nuớc ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu (được quy định cụ
thể tại Điều 35 của Hiến pháp như sau: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu"); đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; giáo dục gắn với sự
nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh; đa dạng hố các hình
thức đào tạo; xã hội hố giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục là những
nguyên lý cơ bản về giáo dục trong nền kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế.
Công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng và Nhà nuớc đã đưa nuớc ta thoát khỏi
khủng hoảng, kinh tế phát triển, giáo dục và đào tạo cũng phát triển theo hướng đổi
mới. Với mục tiêu xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp
của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp từng bước giảm dần bao
cấp từ ngân sách nhà nước, do đó, đổi mới cơ chế tự chủ tài chính theo hướng trao

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trung
học phổ thông là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Hiện nay, ở nuớc ta có nhiều loại hình trường học khác nhau, trong đó loại hình
truờng cơng lập ln giữ vai trị nịng cốt. Cùng với q trình cải cách nền hành chính
nhà nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc
đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo
công lập là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục đào tạo đáp ứng
nhu cầu xã hội, đảm bảo chất lượng dịch vụ đào tạo.
Luật Giáo dục 2019, Điều lệ nhà trường đã xác định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở đào tạo công lập. Trong những năm gần đây, giáo dục trung học
phổ thông ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường trung học phổ
thông tư thục, trường trung học phổ thông quốc tế, trường trung học phổ thông hoạt
động theo chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học tại chỗ của nước
ngoài tham gia vào thị trường giáo dục ở Việt Nam. Điều này, đã tạo một vị thế cạnh
tranh lẫn nhau giữa các trường trung học phổ thông công lập với những tổ chức cung
cấp dịch vụ giáo dục của tư nhân, nước ngoài.


2

Đồng thời, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông đã mở ra cơ hội cho các đơn vị nâng
cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân
sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Do khi thực hiện chế độ giao khoán
mức chi hoạt động thường xuyên, các đơn vị sẽ có điều kiện để chủ động trong quản
lý, sử dụng nguồn tài chính nhằm tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao đời sống thu nhập
của giáo viên, tạo động lực để tích cực lao động nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Để thực hiện chủ trương, chính sách nêu trên, thời gian qua đã có nhiều chính
sách giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.
Trong đó, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về

cơ chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập được đánh giá là có những bước đổi mới
mạnh mẽ về cơ chế, chính sách tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như
các đơn vị sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông. Tuy nhiên, vẫn chưa có các văn
bản hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào
tạo.
Hiện nay, vấn đề giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong nhà
trường đang được quan tâm, thảo luận rất nhiều trên các diễn đàn cụ thể như sau: Bài
báo: “Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhà trường để phát triển bền
vững” của tác giả Minh Phong, website Giáo dục Thời đại: />Bài báo: “Trao quyền tự chủ giáo dục phổ thông: Đừng đem con bỏ chợ” của nhóm
phóng viên, website nhân dân: ; Bài báo: “Tự chủ trong giáo
dục phổ thông ở nước ta hiện nay: hiện trạng và những việc cần làm”, của tác giả
Phạm Đỗ Nhật Tiến, website Tạp chí cộng sản: .
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, việc tìm hiểu thực trạng cơ chế tự chủ tài
chính của các trường trung học phổ thơng trên địa bàn tỉnh An Giang để đánh giá một
số ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện, vận hành cơ chế tự chủ tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục trung học phổ thông, đề xuất giải pháp nâng cao
tính tự chủ về tài chính của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An
Giang, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, làm
cơ sở tham khảo cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang các giải pháp để quản lý
các đơn vị trực thuộc được tốt hơn, hồn thành tốt Chương trình, Kế hoạch công tác


3

được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang giao; đồng thời, có thể giúp cải thiện đời sống
cán bộ, giáo viên và học sinh được hưởng nền giáo dục chất lượng cao.
Bằng kiến thức đã học, kết hợp với thực tiễn quản lý, tơi chọn đề tài “Nâng cao
tính tự chủ tài chính của các trường trung học phổ thơng trên địa bàn tỉnh An
Giang”. Tôi hy vọng đề tài này sẽ đánh giá đúng thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của
các trường trung học phổ thơng trên địa bàn tỉnh An Giang, qua đó đề xuất các giải

pháp khả thi đối với vấn đề được đặt ra và phù hợp với tình hình đổi mới hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại các trường trung học phổ thông trên địa
bàn tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp nâng cao tự chủ tài chính của các trường trung
học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tự chủ tài chính của
các trường THPT công lập, tầm quan trọng của tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp
cơng lập nói chung và tự chủ tài chính các trường THPT cơng lập nói riêng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường THPT công
lập.
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại các trường trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh An Giang.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao tự chủ tài chính của các trường trung học
phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những giải pháp nâng cao tính tự chủ tài chính của các trường trung học phổ
thơng trên địa bàn tỉnh An Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính tự chủ
tài chính của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


4


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát thực tiễn, lấy ý
kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm để phân tích thực tiễn tính tự chủ tài chính của
các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang
- Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu thu được.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện cụ thể theo các bước sau:
+ Thứ nhất, tổng hợp, phân loại và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật,
cơng trình khoa học và các tài liệu có liên quan để nghiên cứu những vấn đề lý luận
chung về tính tự chủ tài chính trong các trường THPT: làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai
trò, nguyên tắc và các nội dung cơ bản; từ đó, thống nhất khung lý thuyết làm cơ sở
cho việc đánh giá thực trạng tự chủ tài chính của các trường THPT.
+ Thứ hai, sử dụng khung lý thuyết đã chọn để thống nhất các thông tin cần thu
thập, đối tượng cung cấp thông tin, địa điểm, thời gian và phương pháp thu thập thông
tin.
+ Thứ ba, tiến hành thu thập thông tin, số liệu cơ bản, bao gồm:
* Số liệu thứ cấp: Số liệu báo cáo quyết toán năm 2017-2019 của Sở Giáo dục và
Đào tạo An Giang để đánh giá tình hình cơ bản của các trường THPT. Số liệu thống kê
từ Sở Tài chính An Giang và phịng Tài chính Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo
An Giang để đánh giá thực trạng cơng tác quản lý tài chính tại các trường THPT trên
địa bàn tỉnh.
* Số liệu sơ cấp: Thông tin thu thập được từ phỏng vấn (bảng hỏi điều tra) tại các
trường THPT trên địa bàn tỉnh.
- Thứ tư, trên cơ sở các thông tin đã thu thập, tiến hành tổng hợp, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân
hạn chế của việc tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đề
xuất các giải pháp nâng cao tính tự chủ tài chính ở các trường THPT.
5. Lược khảo tài liệu
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều các cơng trình khoa học, luận văn thạc sỹ, đề
tài nghiên cứu về thực trạng đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự
chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công liên quan đến các lĩnh vực y tế, giáo
dục đào tạo. Mỗi cơng trình khoa học đều có những quan điểm cụ thể về hồn thiện

cơng tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ, các phương pháp nghiên cứu, phân tích,
đánh giá cơng tác quản lý tài chính và đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế.


5

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục phổ thơng cịn rất ít,
đặc biệt tại tỉnh An Giang, chưa có đề tài, cơng trình khoa học nào nghiên cứu tính tự
chủ tài chính của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang.
Một số đề tài nghiên cứu về tính tự chủ tài chính của các trường trung học phổ
thơng có thể kể đến như sau:
+ Đề tài nghiên cứu do TS. Vũ Lan Hương và ThS. Phan Thúy Ngọc, Trường
Cán bộ Giáo dục TP.HCM với tiêu đề: Tăng cường tự chủ tài chính trong các trường
THPT cơng lập ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ - kết quả nghiên cứu của đề tài
này đã làm rõ được một số vấn đề như sau: về lý luận: hệ thống hóa lý luận về nhà
trường tự chủ nói chung và tính tự chủ tài chính trong xu hướng phân cấp, phân quyền
làm cơ sở cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý giáo dục ở Việt Nam, tiêu
chí và cơ sở đánh giá mức độ tự chủ; về thực tiễn: nghiên cứu chỉ ra một số bất cập
(như năng lực của cán bộ quản lý; một số vướng mắc về mặt cơ chế và quan hệ giữa
các cấp có thẩm quyền trong công tác phân bổ và quản lý nguồn lực tài chính cho giáo
dục) ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các
trường THPT công lập ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Kết quả đề tài nghiên
cứu này chỉ dừng lại ở việc đề xuất một số biện pháp về điều chỉnh cơ chế và nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trường THPT, chưa xây dựng được các
biện pháp đồng bộ hay mơ hình quản lý tài chính hiệu quả cho trường THPT theo định
hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm hiện nay của nhà nước Việt Nam.
+ Đề tài luận án tiến sỹ của Nguyễn Vân Anh: “Quản lý tài chính trong nhà
trường THPT theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, Hà Nội, năm 2015.
Kết quả đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tài chính trường trung học phổ
thơng theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đánh giá thực trạng và đề

xuất các biện pháp quản lý và tổ chức thử nghiệm một trong số các biện pháp đề xuất.
Ngồi ra, các đề tài nghiên cứu hồn thiện cơng tác quản lý tài chính ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Huế, thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An, đã
đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính ở các trường THPT và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao cơng tác quản lý tài chính.
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tài chính
của trường THPT và thực trạng đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các trường THPT.
Đồng thời, qua q trình nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề lý luận về cơng tác quản lý tài


6

chính của bản thân để hệ thống hố được lý luận về quản lý tài chính trong các nhà
trường trung học phổ thông công lập theo định hướng tự chủ; đánh giá thực trạng cơng
tác quản lý tài chính trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh An Giang và đề xuất biện
pháp nâng cao hiệu quả.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
Qua kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa các lý luận về cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị sự nghiệp; đánh giá được
thuận lợi, khó khăn khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa
bàn tỉnh An Giang; đề xuất giải pháp góp phần nâng cao việc quản lý và sử dụng các
nguồn lực tài chính tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Những vấn đề chung về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Chương 2. Thực trạng tự chủ tài chính tại các trường THPT tỉnh An Giang.
Chương 3. Giải pháp nâng cao tính tự chủ tài chính tại các trường THPT tỉnh An
Giang.
Kết luận và kiến nghị



7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
TRƯỜNG THPT
1.1 Tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo
1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập
* Khái niệm [12]
Khái niệm “đơn vị sự nghiệp công lập” được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật
viên chức năm 2010, theo đó, đơn vị sự nghiệp cơng lập là tổ chức do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy
định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước.
Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện
nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (được gọi là đơn vị sự nghiệp công lập
được giao quyền tự chủ);
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện
nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (được gọi là đơn vị sự nghiệp công lập
chưa được giao quyền tự chủ).
Để nhận biết đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập dựa
vào các đặc điểm sau:
- Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước (trực tiếp
hay gián tiếp). Do đó, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với
viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập
và Nhà nước hồn tồn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối
với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập được tổ chức và hoạt động chủ yếu
theo mơ hình doanh nghiệp; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn
vị này cơ bản dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Do đó,

khơng thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối
với các loại đối tượng này.


8

* Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội
ngũ viên chức
Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp
những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục
vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực
ngồi cơng lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y
tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch,
tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh
vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp.
Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi
nhuận.
Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà
nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp cơng
lập.
Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề
nghiệp, có trình độ và năng lực chun mơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu
vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng
đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo
* Khái niệm [14]

ĐVSN giáo dục, đào tạo là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
quyết định thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế tốn để thực hiện
nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cơng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo hoặc phục vụ quản lý
nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
ĐVSN giáo dục, đào tạo được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh
các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước


9

để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ.
Đối với các ĐVSN giáo dục, đào tạo tự chủ hồn tồn thì khoản thu dịch vụ giáo
dục (học phí) và các khoản thu dịch vụ khác được gửi tại ngân hàng thương mại. Toàn bộ
tiền lãi được sử dụng để lập các quỹ học bổng cho học sinh, sinh viên.
ĐVSN giáo dục, đào tạo có hoạt động dịch vụ thực hiện đăng ký, kê khai, nộp đủ
các loại thuế và các khoản nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế.
ĐVSN giáo dục, đào tạo được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
* Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ giáo dục, đào tạo
Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia cung
cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thực hiện phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các
đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước có chức năng cung
cấp dịch vụ sự giáo dục, đào tạo.
Nhà nước từng bước thay đổi phương thức hỗ trợ ngân sách nhà nước thông qua
các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính
sách sử dụng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật, phù hợp với lộ
trình tính giá, phí dịch vụ giáo dục, đào tạo.

1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo
ĐVSN giáo dục, đào tạo được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo
tự chủ hoàn toàn), là đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư phát triển. [14]
ĐVSN giáo dục, đào tạo được giao quyền tự chủ một phần về thực hiện nhiệm
vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo tự
chủ), là đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo tự bảo đảm chi thường xuyên.
ĐVSN giáo dục, đào tạo chưa được giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài
chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo chưa tự
chủ), gồm:
- ĐVSN giáo dục, đào tạo chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do giá, phí dịch vụ
giáo dục, đào tạo chưa kết cấu đủ chi phí;
- ĐVSN giáo dục, đào tạo được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo nhiệm


10

vụ giáo dục, đào tạo được cấp có thẩm quyền giao.
1.1.4 Điều kiện phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo
Để xác định phân loại mức độ tự chủ về tài chính của các ĐVSN giáo dục, đào
tạo, căn cứ vào khả năng đáp ứng chi hoạt động thường xuyên. Theo đó, ĐVSN giáo
dục, đào tạo được phân thành 03 loại tự chủ cơ bản như sau: [14]
(1) ĐVSN giáo dục, đào tạo tự chủ tài chính hồn tồn
- Tự bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Xây dựng đề án tự chủ hoàn hoàn về tổ chức, hoạt động và tài chính trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) ĐVSN giáo dục, đào tạo tự chủ tài chính
- Tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu hoạt động dịch vụ
giáo dục, đào tạo; nguồn thu phí, lệ phí và nguồn thu khác trong lĩnh vực giáo dục, đào

tạo.
- Được nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo theo giá tính đủ
chi phí (chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý hoặc bao gồm cả chi phí
khấu hao tài sản cố định).
(3) ĐVSN giáo dục, đào tạo chưa tự chủ tài chính
- Chưa tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu dịch vụ giáo
dục và đào tạo theo lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo; nguồn thu phí, lệ phí
và nguồn thu khác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; được Nhà nước đặt hàng, giao
nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo theo giá chưa tính đủ chi phí;
- Được Nhà nước giao dự tốn theo nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của cấp có
thẩm quyền quyết định.
1.1.5 Dịch vụ giáo dục đào tạo và giá dịch vụ giáo dục đào tạo
Dịch vụ giáo dục, đào tạo là dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo do các
ĐVSN giáo dục, đào tạo cung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo của công
dân, phục vụ quản lý nhà nước và phục vụ phát triển kinh tế xã hội bao gồm: Giáo dục
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên; đào
tạo nghiên cứu sinh, thạc sỹ; đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ
chính quy; liên kết, liên thơng, văn bằng hai, đào tạo từ xa; đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức chuyên mơn nghiệp vụ ngắn hạn; khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục, đào
tạo; tư vấn giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giáo dục,


11

đào tạo và các dịch vụ khác phục vụ yêu cầu của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ giáo
dục, đào tạo. [14]
Danh mục dịch vụ sự nghiệp cơng có sử dụng ngân sách Nhà nước được ban
hành theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10/02/2017 của Thủ tướng chính phủ ban
hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực giáo dục
đào tạo, gồm có:

+ Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học
các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ
trưởng Bộ GDĐT ban hành;
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về
khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ
nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ
năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi,
tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các
hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
+ Các loại hình hoạt động về giáo dục kỹ năng sống trong trường học, giúp cho
học sinh khi ra trường có đủ kiến thức sống và làm việc.
+ Hoạt động giáo dục thường xuyên.
+ Hoạt động theo chức năng gồm kiểm định chất lượng; cấp phát văn bằng,
chứng chỉ...
Hiện nay, các loại hình dịch vụ này chưa được tính giá cung ứng dịch vụ, các đơn
vị thực hiện nhiệm vụ chủ yếu dựa vào ngân sách khốn theo loại hình tự chủ nên chưa
đảm bảo kinh phí hoạt động, chất lượng dịch vụ cịn chưa đáp ứng nhu cầu người học.
Trong giai đoạn chưa thể tính đầy đủ chi phí trong giá dịch vụ, đơn vị sự nghiệp cơng
lập thực hiện xã hội hóa để đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ, trên cơ sở thỏa
thuận với người học. Mức độ xã hội hóa trong giá, phí dịch vụ phụ thuộc vào việc
phân loại đơn vị tự chủ. Trên cơ sở giá, phí dịch vụ, Nhà nước đặt hàng cho các đơn vị
sự nghiệp công lập thông qua việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm.
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách Nhà nước: Trên cơ sở khảo sát
nhu cầu người dân các trường sử dụng các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, vay,
cổ đông... để tổ chức các dịch vụ không thuộc danh mục ban hành tại Quyết định số
186/QĐ-TTg như:


12


+ Tổ chức giảng dạy các môn học, kỹ năng khơng thuộc nội dung, chương trình
giáo dục chính khóa, ngoại khóa do Bộ GDĐT quy định.
+ Tổ chức các dịch vụ theo yêu cầu người học: đưa rước học sinh; tơ chức ăn,
nghỉ tại trường học...
* Về giá, phí dịch vụ giáo dục, đào tạo như sau:
- Đối với dịch vụ giáo dục, đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước:
+ Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ
thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí
theo quy định của nhà nước.
+ Nhà nước quy định mức giá cụ thể hoặc khung giá phù hợp với từng loại dịch
vụ giáo dục, đào tạo sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
về giá.
- Đối với dịch vụ giáo dục, đào tạo không sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn
vị được xác định giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá.
- Đối với dịch vụ giáo dục, đào tạo thuộc danh mục phí, lệ phí do nhà nước quy
định thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Lộ trình tính giá dịch vụ được tính trong thời gian ổn định 03 năm như sau:
- Năm dự kiến theo kế hoạch: Mức giá dịch vụ bao gồm: Tính đủ chi phí tiền
lương của tồn bộ cán bộ, giảng viên, viên chức của đơn vị; Chi phí trực tiếp phục vụ
hoạt động giảng dạy, học tập hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ, gồm: Chi phí vật tư,
văn phịng phẩm, công cụ dụng cụ, điện nước, nguyên, nhiên vật liệu và các chi phí
khác phục vụ trực tiếp hoạt động giảng dạy hoặc cung cấp dịch vụ; Chưa tính chi phí
khấu hao tài sản cố định.
- Năm dự kiến tiếp theo: Mức giá được tính sẽ bao gồm: Tính đủ chi phí tiền
lương của tồn bộ cán bộ, giảng viên, viên chức của đơn vị; Chi phí trực tiếp phục vụ
hoạt động giảng dạy, học tập hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ, gồm: Chi phí vật tư,
văn phịng phẩm, công cụ dụng cụ, điện nước, nguyên, nhiên vật liệu và các chi phí
khác phục vụ trực tiếp hoạt động giảng dạy hoặc cung cấp dịch vụ; Chi phí quản lý
chung của đơn vị gồm: Chi phí vật tư, văn phịng phẩm, cơng cụ dụng cụ, điện nước và
các chi phí khác phục vụ Ban giám đốc, các phịng, ban của bộ phận quản lý hành

chính trong đơn vị; Chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Đến năm dự kiến tiếp theo: Mức giá tính đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý.


×