Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.63 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
------------

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------------

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính- ngân hàng
Mã số: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. QUAN MINH NHỰT

CẦN THƠ, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp vừa qua, tơi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Với lòng cảm ơn chân thành, tơi xin trân trọng cảm ơn Khoa tài chính
ngân hàng, trường đại học Tây Đô cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình rèn luyện và học tập tại
trường đại học Tây Đơ
Để hồn thành luận văn tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc
tới thầy giáo PGS. TS Quan Minh Nhựt đã dành thời gian trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành q trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tơi xin cảm ơn Giám đốc cùng tồn thể cán bộ cơ quan BIDV
Đồng Tháp trong thời gian thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ về mặt vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, luận văn
khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự thơng cảm
và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày.......tháng ......năm 2019
Người cảm ơn


Nguyễn Thị Ngọc Mai


ii

TĨM TẮT
Là một trong những NHTM có quy mơ lớn tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), là một ngân hàng hoạt động chủ yếu như một
ngân hàng bán buôn. Khách hàng truyền thống của BIDV chủ yếu là các định chế tài
chính như ngân hàng, các tập đồn, tổng cơng ty, các doanh nghiệp lớn,… Nhưng với
xu hướng chung, BIDV cũng đang dần phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong
đó có hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, muốn phát triển hoạt động cho vay
tiêu dùng, BIDV cần xem xét các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay
tiêu dùng? Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” là để góp
phần giải quyết sự cần thiết của vấn đề trên.
Đề tài tập trung phân tích Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư và
Phát triển Việt Nam chi Nhánh Đồng Tháp. Từ đó đề xuất các biện pháp, Nhằm nâng
cao các hoạt động cho vay tiêu dùng đến các cá nhân, hộ gia đình.
- Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài triển khai thực hiện để đạt được
các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng tiêu dùng và phát triển
cho vay tiêu dùng (CVTD) của NHTM.
- Phân tích và có những đánh giá về thực trạng “Phát triển cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp”
- Đề xuất một số giải pháp phát triển CVTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của CVTD, BIDV Đồng Tháp trong những
năm qua cũng đã triển khai loại hình cho vay này và cũng đạt được những kết quả
đáng khích lệ.

Song song với những kết quả đạt được thì BIDV Đồng Tháp cịn có những hạn
chế trong hoạt động CVTD. Những hạn chế này do cả các nguyên nhân khách quan và
chủ quan gây ra. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hoạt động này tại đơn
vị. Do đó, nếu có những giải pháp khắc phục được những vướng mắc đang tồn tại thì
chắc chắn BIDV Đồng Tháp sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh này.
Hồn thiện quy trình CVTD, Hồn thiện danh mục sản phẩm CVTD, Đa dạng hóa


iii
phương thức CVTD, Tăng cường hoạt động marketing, Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất và hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng, Phát triển mạng lưới phòng giao dịch của
chi nhánh, Tăng cường công tác huy động vốn, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


iv

SUMMARY

As one of the large-scale commercial banks in Vietnam, the Bank for Investment
and Development of Vietnam (BIDV), is a bank operating primarily as a wholesale
bank. Traditional customers of BIDV are mainly financial institutions such as banks,
corporations, corporations, large enterprises, etc.But with the general trend, BIDV is
also gradually developing selling banking services. Odds, including consumer lending.
However, in order to develop consumer lending activities, BIDV should consider what
factors affect the development of consumer lending? Therefore, the author chose the
topic "Development of consumer loans at the Bank for Investment and Development
of Vietnam Dong Thap Branch" to contribute to addressing the need of the above
problem
The topic focuses on analyzing consumer loan development at Bank for
Investment and Development of Vietnam - Dong Thap Branch. Since then proposed

measures, In order to improve consumer lending activities to individuals and
households.
- Based on the common research objectives, the project was
implemented to achieve the following objectives:
- Systematize the basic theoretical issues about consumer credit and credit card
development of commercial banks.
- Analyzing and assessing the status of credit card development at Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Dong Thap Branch
- Proposing a number of solutions to develop consumer credit at the Bank for
Investment and Development of Vietnam - Dong Thap Branch.
Recognizing the important role of CVTD, BIDV Dong Thap has implemented this
type of loan in recent years and also achieved encouraging results.
In parallel with the achieved results, BIDV Dong Thap has limitations in credit
activity. These limitations are caused by both objective and subjective causes. This has
greatly affected the development of this activity at the unit. Therefore, if there are
solutions to overcome existing problems, BIDV Dong Thap will surely be more
successful in this business field.


v
Complete the process of CVTD, Complete the portfolio of CVTD, Diversify the
mode of CVTD, Enhance marketing activities, Enhance investment in infrastructure
and modernize Banking technology, Develop network of transaction offices translation
of branches, Strengthening capital mobilization, Improve the quality of human
resources


vi

CAM KẾT KẾT QUẢ


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được bảo vệ bởi học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong q trình thực hiện đề tài này
tơi ln chấp hành đúng mọi quy định của BIDV Đồng Tháp

Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Mai


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
SUMMARY ...................................................................................................................iv
CAM KẾT KẾT QUẢ ..................................................................................................vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................x
DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................................xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ xii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
3.1 Đối tượng Nghiên cứu : ............................................................................................. 2

3.2. Đối tượng khảo sát....................................................................................................2
3.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................3
4.2. Phương pháp phân tích ........................................................................................... 3
5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................................1
1.1. Các vấn đề cơ bản trong hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng thương
mại ...................................................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng .............................................................. 1
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng .............................................................................3
1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng ..............................................................................4
1.1.4. Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng đối với kinh tế - xã hội .......................... 9
1.2 Phát triển cho vay tiêu dùng ở ngân hàng thương mại .....................................10
1.2.1. Quan niệm phát triển cho vay tiêu dùng (CVTD) ...............................................10
1.2.2. Sự cần thiết của việc phát triển CVTD ................................................................ 11
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển CVTD của NHTM ..................................14


viii
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng ................................ 18
1.3.1. Các nhân tố khách quan ....................................................................................... 18
1.3.1.1. Môi trường kinh tế ............................................................................................ 18
1.3.1.2. Môi trường văn hóa – xã hội ............................................................................19
1.3.1.3. Mơi trường pháp lý ........................................................................................... 19
1.3.1.4. Môi trường công nghệ và hệ thống thông tin ................................................... 19
1.3.1.5. Khách hàng vay vốn ........................................................................................ 20
1.3.1.6. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................... 20
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .......................................................................................... 21

1.3.2.1. Chính sách tín dụng .......................................................................................... 21
1.4 Quy trình cho vay tín dụng tiêu dùng: ............................................................... 23
1.5 Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của một số NHTM ........................ 26
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của ACB ..........................................26
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của Vietinbank .................................27
1.5.3. Bài học cho các NHTM Việt Nam ......................................................................28
1.6. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Đồng Tháp....................................................... 28
Chương 2; THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP .................................................31
2.1. Khái quát về bidv chi nhánh Đồng Tháp. .......................................................... 31
2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng BIDV chi nhánh Đồng Tháp .............................. 31
2.1.2 Sơ Tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Chi nhánh đồng Tháp.......................... 32
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp giai đọan
2016-2018 ...................................................................................................................... 34
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn................................................................................... 34
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng .......................................................................................... 36
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh........................................................................38
2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp ....................... 38
2.2.1. Khái quát cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp .............................................38
2.2.1.1. Quy trình và chính sách tín dụng tiêu dùng tại BIDV ......................................39
2.2.1.2. Hệ thống xếp hạng khách hàng vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp ...............40
2.2.1.3. Quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp ...................................40
2.2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp ........................... 41


ix
2.2.2.1. Số lượng và số lượt khách hàng giao dịch tại BIDV Đồng Tháp về sản
phẩm CVTD .................................................................................................................. 41
2.2.2.2. Dư nợ và nợ xấu CVTD tại BIDV Đồng Tháp ................................................43
2.2.2.3. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp ...................................44

2.2.2.4. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo loại hình tài sản thế chấp tại BIDV
Đồng Tháp. .................................................................................................................... 46
2.2.2.5. Dư nợ cho vay bình quân Ngân hàng BIDV Đồng Tháp. ............................... 47
2.2.2.6 Thực trạng mở rộng thị phần CVTD tại BIDV Đồng Tháp ............................... 48
2.2.2.7. Tình hình thu nhập từ hoạt động CVTD tại BIDV Đồng Tháp ........................ 51
2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển CVTD tại BIDV Đồng Tháp.............53
2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 53
2.3.2. Những hạn Chế ....................................................................................................55
2.3.3. Nguyên nhân ........................................................................................................57
2.3.4. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng phát triển cho vay tiêu dùng. ........................... 60
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG BIDV – ĐỒNG THÁP .................................................................................... 72
3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV đến năm 2020 .................72
3.2. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV – chi nhánh Đồng Tháp ....73
3.2.1. Hồn thiện quy trình CVTD ................................................................................73
3.2.2. Hồn thiện danh mục sản phẩm CVTD............................................................... 74
3.2.3. Đa dạng hóa phương thức CVTD ........................................................................74
3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing ........................................................................74
3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng ..........77
3.2.6. Phát triển mạng lưới phòng giao dịch của chi nhánh ..........................................79
3.2.7. Tăng cường công tác huy động vốn ....................................................................80
3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................................................................81
3.3. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 83
3.3.1. Kiến nghị đối với BIDV Hội Sở Chính (HSC) ................................................... 83
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan ..............83
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 87
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 88



x

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Bảng thát triển cho vay tiêu dùng về chiều rộng ...........................................23
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Đồng Tháp qua 3 năm 2016-2018 .......35
Bảng 2.2: Tăng trưởng và cơ cấu tín dụng BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2018 .37
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp qua 3 năm 2016-2018
.......................................................................................................................................38
Bảng 2.4: Số lượng và số lượt khách giao dịch về sản phẩm CVTD tại BIDV Đồng
Tháp giai đoạn 2016 – 2018 .......................................................................................... 42
Bảng 2.5: Tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2016-2018 ....43
Bảng 2.6: Tình hình CVTD tại BIDV Đồng Tháp theo sản phẩm trong giai đoạn 2016
– 2018 ............................................................................................................................ 45
Bảng 2.7. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo loại hình tài sản thế chấp. .................47
Bảng 2.8: Dư nợ CVTD của BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2018 ....................... 48
Bảng 2.9: Tình hình mở rộng thị phần CVTD tại BIDV Đồng Tháp trong giai đoạn
2016 – 2018 ................................................................................................................... 49
Bảng 2.10: Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của một số NHTM ....................... 52
Bảng 2.11: Mong đợi của khách hàng đối với Dịch vụ cho vay tiêu dùng ................... 62
Bảng 2.12: Mức độ thỏa mãn của khách hàng .............................................................. 64
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát về thái độ phục vụ của nhân viên chi nhánh .................... 66
Bảng 2.14: Kết quả điều tra về chất lượng phục vụ của nhân viên chi nhánh ..............67
Bảng 2.15: Thống kê thời gian nhân viên Ngân hàng báo trước cho khách hàng khi sai
hẹn .................................................................................................................................68
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về Thời gian giải quyết hồ sơ ..........................................68
Bảng 2.17: Đánh gía của khách hàng về thời gian giải quyết hồ sơ ............................. 69


xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp: ..................................................................6
Hình 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp:...................................................................8
Hình 2.1. Sơ Tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Chi nhánh đồng Tháp.................... 32
Hình 2.2: Biểu đồ Độ tuổi của khách hàng ...................................................................61
Hình 2.3: Biểu đồ Thời gian giải quyết hồ sơ ............................................................... 69
Hình 2.4: Biểu đồ Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ .................................................... 70
Hình 2.5: Biểu đồ Tỷ lệ khách hàng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng đến người
thân. ............................................................................................................................... 71


xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mại
CVTD: Cho vay tiêu dùng
TMCP: Thương mại cổ phần
GTCG: Giấy tờ có giá
LN: Lợi nhuận
TSĐB: Tài sản đảm bảo
CBTD: Cán bộ tín dụng
NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
KHDN: Khách hàng doanh nghiệp
KHCN: Khách hàng cá nhân
QLKH: Quản lý khách hàng
QĐ-HĐQT: Quyết định- Hội đồng quản trị
BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV Đồng Tháp: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng
Tháp
QHKHCN: Quan hệ khách hàng cá nhân

HSC: BIDV Hội Sở Chính


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc
độ cao, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp, lạc hậu trở thành một quốc gia có nền
kinh tế thị trường phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Theo đó nền
kinh tế Việt Nam ngày càng năng động, cạnh tranh, tạo ra nhiều thu nhập, nhiều công
ăn việc làm cho xã hội, đời sống con người ngày càng mở rộng, dẫn đến phát sinh
ngày càng nhiều các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu với mức độ cao cấp hơn như là: nhà ở
tiện nghi, thiết bị hiện đại để phục vụ sinh hoạt và giải trí, phương tiện giao thơng, du
học, du lịch,… Do đó, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng
nhằm gia tăng vốn tín dụng và đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ loại hình cho vay
này.
Cho vay tiêu dùng là sản phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước
phát triển. Ở một số nước, chẳng hạn như Vương quốc Anh, Đức, Tây Ban Nha và
Pháp, mức nợ khơng có bảo đảm là khá cao. Theo Park (1993), cho vay tiêu dùng nổi
lên như một công cụ tài chính chủ yếu cho các hộ gia đình sau thế chiến II và là một
thành phần chính trong việc cân đối chi tiêu của các hộ gia đình kể từ đầu những năm
1950. Từ năm 1960 đến năm 1992, vay tiêu dùng tương đối ổn định ở mức khoảng
20% của tổng số nợ phải trả.
Như vậy, CVTD là hình thức tín dụng phổ biến và có nhiều tiện ích, việc phát
triển CVTD không những tác động tới người tiêu dùng, người sản xuất, NHTM mà
còn cả nền kinh tế.
Tại Việt Nam, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều có các sản phẩm cho vay
tiêu dùng, từ các khoản vay lớn như mua nhà, mua ô tô cho đến các khoản vay nhỏ
như vay mua đồ gia dụng... Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng phát triển chưa thực sự

xứng với tiềm năng của thị trường nước ta hiện nay. Hiện nay, các NHTM đã đưa ra
nhiều gói tín dụng tiêu dùng nhưng số lượng giải ngân còn hạn chế.
Là một trong những NHTM có quy mơ lớn tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), là một ngân hàng hoạt động chủ yếu như một
ngân hàng bán buôn. Khách hàng truyền thống của BIDV chủ yếu là các định chế tài
chính như ngân hàng, các tập đồn, tổng cơng ty, các doanh nghiệp lớn,… Nhưng với


2
xu hướng chung, BIDV cũng đang dần phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong
đó có hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, muốn phát triển hoạt động cho vay
tiêu dùng, BIDV cần xem xét các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay
tiêu dùng? Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” là để góp
phần giải quyết sự cần thiết của vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Đề tài tập trung phân tích “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp”. Từ đó đề xuất các biện pháp,
nhằm nâng cao các hoạt động cho vay tiêu dùng đến các cá nhân, hộ gia đình.
- Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài triển khai thực
hiện để đạt được các mục tiêu sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng tiêu dùng và phát
triển cho vay tiêu dùng của NHTM
+ Phân tích và có những đánh giá về thực trạng “Phát triển cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp”
+ Đề xuất một số giải pháp“Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng Nghiên cứu :

Thực trạng “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” ngồi ra cịn phân tích sự cảm nhận của nhóm
khách hàng cá nhân, hộ gia đình với các chính sách của ngân hàng BIDV chi nhánh
Đồng Tháp, Số lượng khách hàng phỏng vấn trực tiếp khoảng 3% /tổng số khách hàng
vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi Nhánh Đồng Tháp,
theo thống kê mơ tả do đó tác giả khơng dùng mơ hình để phân tích số liệu.
3.2. Đối tượng khảo sát
- Báo cáo chính sách vay tiêu dùng
- Nhóm khách hàng cá nhân
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian


3
Luận văn thực hiện nghiên cứu các vấn đề liên quan tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi Nhánh Đồng Tháp.
- Về thời gian
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo Cáo tổng kết hoạt động cho vay của
Ngân Hàng BIDV Chi Nhánh Đồng Tháp trong 3 năm 2016,2017,2018
+ Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp qua phỏng vấn trực tiếp các cá nhân, hộ
nông dân trong khoảng thời gian 6 tháng, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 7 năm 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận bao gồm phương pháp thống kê mô tả,
phỏng vấn trực tiếp, so sánh, phân tích tổng hợp để làm phương pháp nghiên cứu
cho luận văn này, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm góp phần cải thiện
hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng trong những năm tới.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên bảng
báo cáo kết tổng kết cho vay 3 năm của Ngân hàng BIDV chi nhánh Đồng Tháp, từ
năm 2016 đến năm 2018 và được lấy từ Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Đồng

Tháp- năm 2016-2018
+ Số liệu sơ cấp: thông qua việc phỏng vấn trực tiếp và tác giả chọn khoản
3%/tổng số khách hàng vay vốn tại Ngân hàng BIDV Chi Nhánh Đồng Tháp
4.2. Phương pháp phân tích
Với đề tài này tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu tiêu
chí bảng biểu, thống kê mơ tả, do đó khơng cần phải dùng mơ hình phân tích số
liệu.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn nghiên cứu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, để đạt được ba mục
tiêu nêu trên tác giả chia cấu trúc luận văn như sau:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 03 chương, cụ thể:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
thương mại.
- Chương 2: Thực trạng Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.


4
- Chương 3: Giải pháp Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.


1

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Các vấn đề cơ bản trong hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng thương
mại


1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại (NHTM) là
trung gian tài chính với hoạt động chính là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi phải
tiếp xúc với 2 loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế:
- Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng
và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ cần bổ sung thêm vốn.
- Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu tức là thu nhập hiện tại của họ
lớn hơn các khoản chi tiêu hàng hoá, dịch vụ do vay họ còn tiền tiết kiệm.
- Hoạt động tín dụng của Ngân hàng theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động huy
động vốn như: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
và hoạt động cho vay như: Chiết khấu sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay hạn
mức, bảo lãnh….
- Hoạt động tín dụng theo nghĩa hẹp nó chỉ có hoạt động cho vay như: Cho vay
đối với các doanh nghiệp, cho vay hạn mức, cho vay cầm cố giấy tờ có giá (GTCG)…
Trong giai đoạn đầu các Ngân hàng khơng tích cực cho vay với các khách hàng các
nhân bởi họ cho rằng các khoản vay đó có nguy cơ vỡ nợ rất cao.
Trước đây thị phần cho vay tiêu dùng phần lớn là của các doanh nghiệp bán hàng
trả góp nhưng do nhu cầu cho vay tiêu dùng ngày càng gia tăng mạnh mẽ cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, đồng thời thu nhập của người dân ngày càng đều đặn nâng
cao hơn cho vay tiêu dùng giúp họ nâng cao được mức sống, đồng thời do sự cạnh
tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường vốn, khiến cho thị phần cho vay các doanh
nghiệp của Ngân hàng có phần giảm sút và để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng buộc các
Ngân hàng phải phát triển cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho chi tiêu của cá nhân, hộ gia
đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng


2

trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: Nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh
hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ.
Mặt khác cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng Ngân hàng, thông qua hoạt
động cho vay Ngân hàng thực hiện điều hịa vốn trong nền kinh tế thơng qua hình thức
phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội để đáp ứng nhu
cầu về phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Hoạt động cho vay của Ngân hàng
bắt nguồn từ nhu cầu của nền kinh tế thị trường, khi mà một số cá nhân, tổ chức cần
vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong khi đó một số tổ chức
cá nhân khác lại tạm thời dư thừa một lượng vốn nhất định trong một thời gian cụ thể.
Chính vì vậy, Ngân hàng với vai trị là người trung gian đã đứng ra huy động vốn từ
những cá nhân, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi rồi thực hiện nghiệp vụ cho vay
đối với những cá nhân, doanh nghiệp khác đang cần vốn và hưởng lợi từ khoản chênh
lệch lãi suất.
Cùng với thời gian, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng đã thay đổi đáng kể,
nếu như trước đây các NHTM chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình chủ yếu cho
nhà nước và các doanh nghiệp lớn vay thì giờ đây hoạt động cho vay tiêu dùng ngày
càng được phát triển. Xuất phát từ mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng, thông
qua mối quan hệ này Ngân hàng thấy được từ cả phía người sản xuất lẫn người tiêu
dùng: các nhà sản xuất cần có sự hỗ trợ để tiêu thụ hàng hóa, cịn người tiêu dùng thì
cần nguồn tài trợ cho những nhu cầu tài chính của mình trong trường hợp mức thu
nhập của họ khơng đủ để có một cuộc sống đầy đủ ở thời điểm hiện tại. Từ đó, nghiệp
vụ cho vay tiêu dùng chính thức được ra đời và ngày càng phát triển theo xu thế chung
của nền kinh tế thế giới. Vậy (cho vay tiêu dùng (CVTD) là gì?
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2013), Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ
cho chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính
quan trọng giúp người tiêu dùng trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: Nhà ở,
phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả
năng về tài chính để hưởng thụ.
- Định nghĩa này nhằm phân biệt với các sản phẩm cho vay khác của Ngân hàng
như: cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đầu tư ... Có thể thấy do đối tượng

CVTD hướng đến là tất cả người dân có thu nhập trong xã hội nên phạm vi rất rộng và
thị trường còn rất tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều khoản lợi nhuận cao cho Ngân


3
hàng. Chính vì vậy, hoạt động CVTD ngày càng được các NHTM chú trọng và phát
triển.

1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
- Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình. Đối tượng cho vay của cho vay
tiêu dùng là các chi phí cần thiết cho việc tiêu dùng của cá nhân như: sửa chữa nhà ở
hoặc mua nhà mới, mua ơ tơ, nhu cầu thanh tốn….
- Mục đích vay nhằm phục phụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình khơng
phải xuất phát từ mục đích kinh doanh. Ngân hàng cho vay để hỗ trợ giải quyết một
phần vốn cho các vấn đề cá nhân như đầu tư mới phương tiện giao thông, đầu tư mới
chỗ ở…. Do đó việc mục đích đi vay tiêu dùng là phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của
từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay.
- Nhu cầu vay của khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất: Họ thường
quan tâm đến số tiền họ trả hàng tháng hơn là mức lãi suất mặc dù mức lãi suất có tác
động trực tiếp đến quy mô số tiền mà họ phải trả hàng tháng.
- Cho vay tiêu dùng là loại hình có độ rủi ro cao nhất trong danh mục tài sản của
Ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì khả năng thanh tốn của các món nợ vay hồn tồn phụ
thuộc vào tình hình tài chính của từng cá nhân và mỗi gia đình, nguồn tài chính này có
sự biến động bất thường và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Việc thanh tốn nợ có
thể bị gián đoạn hoặc khơng thể thu hồi nếu người cho vay bất ngờ gặp phải tình trạng
sức khoẻ khơng mong đợi như: ốm, bệnh tật, chết…
- Về lãi suất, do quy mô các khoản vay thường nhỏ, chi phí để cho vay cao do
cần nhiều người thực hiện, đồng thời rủi ro của các khoản vay này rất cao do khả năng
hoàn trả bị gián đoạn như đã nêu ở trên, kỳ hạn cho vay thường là trung hạn. Do vậy
lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại.

Ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức lãi
suất thực tế đối với cho vay tiêu dùng. Song phần lớn lãi suất được xác định dựa trên
lãi suất cơ bản cộng với phần lợi nhuận cận biên và phần bù đắp rủi ro, có thể đưa ra
cơng thức tính tổng qt như sau:
Lãi suất cho vay tiêu dùng = Chi phí huy động vốn + Rủi ro tổn thất dự kiến
+ Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn + Lợi nhuận cận biên.
Hiện nay, mỗi Ngân hàng thương mại có những phương pháp tính lãi riêng, song
nhìn chung, tập trung vào các phương pháp như: Phương pháp lãi đơn, phương pháp


4
lãi gộp, phương pháp tỷ lệ chiết khấu, phương pháp lãi suất biến đổi…
- Những khách hàng có việc làm, có thu nhập ổn định và có trình độ học vấn là
những tiêu chí quan trọng để Ngân hàng thương mại quyết định cho vay. Thường
những người có mức thu nhập cao, có trình độ học vấn cao thường có xu hướng vay
nhiều hơn so với những người có mức thu nhập thấp. Với họ, việc vay mượn được
xem là một công cụ để đạt được mức sống mong muốn hơn là một sự lựa chọn chỉ
được dùng trong tình trạng khẩn cấp.

1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng
Có nhiều tiêu chí để phân biệt một khoản vay, có thể phân biệt các khoản vay
theo mục đích, hình thức đảm bảo, kỳ hạn, phương pháp hoàn trả nguồn gốc.
- Căn cứ vào mục đích vay có thể phân biệt cho vay tiêu dùng thành 2 loại:
+ Cho vay tiêu dùng cư trú hay còn được gọi là cho vay mua nhà thế chấp là các
khoản cho vay nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của
cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của khoản cho vay này là thời gian dài và quy mơ là
lớn, mức lãi suất áp dụng có thể thả nổi hoặc được điều chỉnh theo mức lãi suất cơ sở
hoặc cố định.
+ Cho vay tiêu dùng không cư trú đó là các khoản cho vay nhằm phục phụ cho
nhu cầu cải thiện cuộc sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, học hành hoặc giải

trí… Đặc điểm của khoản cho vay này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấp hơn
cho vay tiêu dùng cư trú. Thường các khoản cho vay này thường áp dụng mức lãi
suất cố định nhưng hiện nay thì các khoản cho vay này đang dần được áp dụng mức lãi
suất thả nổi.
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả khoản vay:
+ Cho vay tiêu dùng trả một lần: Hình thức này áp dụng cho những khách hàng
có nhu cầu vay tiêu dùng không thường xuyên, thời hạn ngắn (tối đa 1 năm).
+ Cho vay tiêu dùng trả góp: Khoản nợ được hoàn trả làm nhiều lần theo thoả
thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. phương thức này thường dùng để tài trợ cho
việc mua sắm các vật dụng đắt tiền như ô tô, thuyền, trang trải các khoản nợ… thường
thì trong tổng khối lượng tiêu dùng do các Ngân hàng thương mại cung cấp thì hơn
80% được thực hiện trên cơ sở trả góp. Điều này xuất phát từ việc khả năng tài chính
của khách hàng khơng đủ để chi trả khoản vay một lần duy nhất thêm vào đó việc định
kỳ trả nợ vào mỗi tháng hay đến kỳ lương là thuận lợi hơn.


5
+ Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản vay trong đó Ngân hàng cho phép
khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hay các loại séc được phép thấu chi dựa trên tài
khoản vãng lai. Cũng có thể xếp loại cho vay qua thẻ vào một trong hai phương thức
trả một lần hoặc trả nhiều lần nhưng có một sự khác biệt là thẻ tín dụng cung cấp một
dịng tín dụng thường xun và quay vịng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi
nào mà khách hàng có nhu cầu. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của thanh tốn
khơng dùng tiền mặt thì việc sử dụng thẻ đang ngày càng trở nên phổ biến.
- Căn cứ vào hình thức có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại:
+ Cho vay gián tiếp (indirect consumer loan) là hình thức cho vay trong đó Ngân
hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã
cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này Ngân hàng cho vay thông qua các
doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng. Với loại hình này Ngân hàng sẽ tài trợ tín dụng cho các nhà sản xuất để họ bán

chịu hoặc bán dưới hình thức trả góp cho khách hàng.
Với hình thức cho vay này có những ưu điểm là:
• Các Ngân hàng thương mại dễ dàng phát triển và tăng doanh số cho vay.
• Các Ngân hàng thương mại sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay.
• Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động khác của Ngân hàng.
• Nếu Ngân hàng thương mại quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ thì hình
thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.
Nhược điểm
• Khi cho vay các Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà thông
qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hố dịch vụ.
• Thiếu sự kiểm sốt của Ngân hàng ( cả trước, trong và sau khi vay vốn) khi
doanh nghiệp thực hiện việc bán lẻ hàng hố, dịch vụ nhất là trong việc lựa chọn khách
hàng.
• Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ với hình thức cho vay này rất phức tạp.


6
(1)
(4)

NGÂN HÀNG

CƠNG TY BÁN LẺ

(5)

(6)

(2)

NGƯỜI TIÊU DÙNG

(3)

Hình 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp:
(Nguồn: Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng - Tác giả: Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu,
Lê Thị Hiệp Thương) [1]
• (1): Ngân hàng và cơng ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng,
Ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số
tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu…
• (2): Cơng ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hóa.
Thơng thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.
• (3): Cơng ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
• (4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho Ngân hàng.
• (5): Ngân hàng thanh tốn tiền cho cơng ty bán lẻ.
• (6): Người tiêu dùng thanh tốn tiền trả góp cho Ngân hàng.
Ưu điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp:
• Các NHTM dễ dàng phát triển và tăng doanh số cho vay.
• Ngân hàng sẽ cắt giảm được chi phí và tiết kiệm thời gian cho vay, như: Giảm chi
phí tiếp thị, quảng bá thương hiệu, tiết kiệm thời gian tìm kiếm khách hàng…
• Là điều kiện để các Ngân hàng thương mại phát triển quan hệ với các khách
hàng và phát triển các sản phẩm khác của Ngân hàng.
• Nhược điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp:
• Khi cho vay các Ngân hàng thương mại không tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng (Bên vay) mà thông qua công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Do đó các
khoản vay này có mức rủi ro cao hơn so với các khoản vay trực tiếp.
• Ngân hàng khó kiểm sốt được các khoản vay (cả trước, trong và sau khi
vay vốn).



7
• Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.
• Do những nhược điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp nên nhiều Ngân hàng
còn e dè với cho vay tiêu dùng gián tiếp. Còn Ngân hàng nào tham gia vào hoạt động
này đều có các cơ chế kiểm sốt tín dụng rất chặt chẽ. Các biện pháp kiểm sốt tín
dụng sử dụng trong cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thơng qua các
phương thức truy địi sau:
• Tài trợ truy địi tồn bộ: Theo phương thức này khi bán cho Ngân hàng các
khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, cơng ty bán lẻ cam kết sẽ thanh tốn cho
Ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng khơng thanh tốn
cho Ngân hàng.
• Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán
lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu khơng thanh tốn chỉ giới hạn trong
một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thỏa thuận giữa
Ngân hàng với công ty bán lẻ.
• Tài trợ miễn truy địi: Theo phương thức này sau khi bán các khoản nợ cho
Ngân hàng, cơng ty bán lẻ khơng cịn chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hồn
trả hay khơng. Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho Ngân hàng nên chi phí tài
trợ thường được các Ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các
khoản nợ được mua cũng được kén chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có những cơng ty bán lẻ
rất được Ngân hàng tin cậy mới được áp dụng phương thức này.
Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp theo phương thức miễn truy
đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng khơng trả nợ thì Ngân hàng
thường phải thụ đắc tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thõa thuận trước thì
Ngân hàng có thể bán trở lại cho cơng ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm
với tài sản đã được thụ đắc trong một thời hạn nhất định
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp (direct consumer loan) là Ngân hàng và khách
hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ.
Hình thức cho vay này có những ưu điểm là:
• Ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng

của cán bộ tín dụng, do đó các khoản vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho
vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ.
• Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoản vay,


×