Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tp cần thơ năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

VÕ LÊ KHƠI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TƯƠNG TÁC THUỐC
TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Võ Lê Khơi

VÕ LÊ KHƠI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TƯƠNG TÁC THUỐC
TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược Lý – Dược Lâm sàng
Mã số: 8720205


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS TRẦN ĐỖ HÙNG

CẦN THƠ, 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tồn bộ chương trình học và Luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám hiệu, các Phịng,
Khoa, Bộ mơn, cùng sự giảng dạy nhiệt tình của q Thầy (cơ) Trường Đại học
Tây Đơ. Tơi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp đó.
Tơi xin bày tỏ lịng trân trọng và cảm ơn đặc biệt đối với Thầy hướng dẫn
PGS. TS. BS Trần Đỗ Hùng. Thầy đã luôn dành cho tôi sự quan tâm, chỉ bảo tận
tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và các đồng nghiệp ở Khoa
Dược đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này .
Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những mặt cịn hạn
chế. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn học.
Cần Thơ, ngày

tháng
Học viên

VÕ LÊ KHÔI

năm 2021



ii

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
Đặt vấn đề: Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong điều trị và là
nguyên nhân chính gây ra các phản ứng bất lợi của thuốc, bao gồm: Xuất hiện
độc tính hoặc phản ứng có hại trong quá trình sử dụng, thất bại điều trị, thậm chí
có thể gây ra tử vong cho bệnh nhân. Đặc biệt trong trạng thái đa bệnh lý, đa
triệu chứng cần phải phồi hợp nhiều loại thuốc động thời thì người bệnh càng có
nguy cơ gặp tương tác thuốc hơn. Giảm được mức độ tương tác thuốc có hại sẽ
làm giảm nguy biến chứng và tử vong của bệnh nhân. Do đó, “Khảo sát tình
hình tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Cần Thơ năm 2020” được tiến hành với 2 mục tiêu sau: Xác định tỷ lệ, mức
độ tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú và tìm hiểu một số yếu tố liên quan
đến tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi
cứu mô tả cắt ngang trên 660 đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Cần Thơ năm 2020. Thời gian nghiên cứu từ 01/01/2020 đến 06/01/2020.
Số liệu được nhập bằng phần mềm Mocrosoft Excel 2013 và được lưu trữ và
phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 và Excel 2013
Kết quả: Tỷ lệ tương tác thuốc của các đơn thuốc ngoại trú là 52,2%. Các
phòng đều có đơn thuốc có tương tác thuốc. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc
cao nhất là phịng khám Nội với 93,6% trên tổng số đơn thuốc có tương tác
thuốc. Về Mức độ tương tác thuốc tương tác thuốc mức độ nặng 8,5%; tương tác
thuốc mức độ trung bình 63,3%; tương tác thuốc mức độ nhẹ 28,2%. Về các yếu
tố liên quan đến tương tác thuốc, TTT gặp ở tất cả các lứa tuổi, nhóm tuối có tỷ
lệ TTT cao nhất là từ 71 – 80 tuổi với tỷ lệ 67,6%. Bên cạnh đó, tương tác thuốc
ở bệnh nhân là Nam cao hơn với tỷ lệ là 54,8%. Những bệnh nhân mắc các bệnh
về tim, tăng huyết áp có tỷ lệ TTT cao hơn gấp so với những bệnh nhân mắc
những nhóm bệnh khác. Có 52,1% lượt bác sỹ chỉ định thuốc có tương tác
thuốc. Trình độ bác sỹ, tập huấn về TTT có liên quan đến tỷ lệ kê đơn thuốc có

tương tác. Các cặp tương tác thuốc ở mức độ nặng đáng chú ý như: Ofloxacin –
Methylprednisolon với tỷ lệ tương tác thuốc 0.7%, Losartan – Spironolacton với
tỷ lệ tương tác thuốc 0,7%, Atorvastatin – Itraconazol với tỷ lệ tương tác thuốc
1,4%, Clopidogrel – Omeprazol và Clopidogrel – Esomeprazol với tỷ lệ tương
tác thuốc lần lượt là 3% và 0.9%.


iii

ABSTRACT
Introduction: Drug interaction is a common problem in treatment and is
the main cause of adverse drug reactions, including: Occurrence of toxicity or
adverse reactions during use, treatment failure, even death. Especially in the
multi-pathological, multi-symptomatic state that requires a combination of
multiple drugs, patients are at a greater risk of drug interactions. Reducing the
level of harmful drug interactions will reduce the risk of complications and
mortality. Therefore, the thesis "Survey on drug interactions in outpatient
prescriptions at Can Tho General Hospital in 2020" was conducted with two
following objectives: Determining the percentage and level of drug interactions
in prescriptions of outpatient and investigating some factors related to drug
interactions in outpatient prescriptions.
Study design: Study design: This study used a retrospective cross-sectional
descriptive study on 660 outpatient prescriptions at Can Tho General Hospital in
2020. The study duration was from January 1, 2020 to January 6, 2020. Data
were writing to Microsoft Excel 2013 software, stored and analyzed by both
Excel 2013 and SPSS 20.0 statistical software.
Results: The drug interaction proportion of outpatient prescriptions was
52.2%. All rooms had prescriptions with drug interactions. The percentage of
prescriptions with the most drug interactions was those belonging to the Internal
Medicine Clinic with 93.6% of the total prescriptions. About the level of drug

interaction, major level accounted for 8.5%; moderate level was 63.3%; while
minor level was 28.2%. Regarding factors related to drug interactions,
interactions were found in all age groups, the group with the highest proportion
was from 71 to 80 years old (67.6%). Besides, drug interactions in male patients
were higher than female, with a percentage of 54.8%. Patients with heart
disease, hypertension had a higher percentage of interaction than those who
suffered from others disease groups. There were 52.1% of times that doctors
prescribed drugs with interactions. There was a relationship between physician
qualifications, interaction training and the proportion of interactions. Noticeable
pairs of drug interactions were: Ofloxacin – Methylprednisolone (0.7%),
Losartan – Spironolactone (0.7%), Atorvastatin - Itraconazole (1.4%),
Clopidogrel - Omeprazole and Clopidogrel - Esomeprazole with the percentage
of 3% and 0.9%, respectively.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi . Các số liệu ,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

VÕ LÊ KHÔI



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................................................. ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1 VAI TRÒ CỦA THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ..................................................3
1.2 TƯƠNG TÁC THUỐC ........................................................................................3
1.2.1 Khái niệm.........................................................................................................3
1.2.2 Phân loại tương tác thuốc ................................................................................4
1.2.3 Hậu quả của tương tác thuốc ...........................................................................8
1.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC............................. 9
1.3.1 Yếu tố liên quan đến thuốc ............................................................................10
1.3.2 Yếu tố liên quan đến bệnh nhân ....................................................................11
1.3.3 Các yếu tố thuộc về bác sỹ kê đơn thuốc.......................................................15
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC ............................. 16
1.5 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ: .....21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ..........................................................................23
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu: ....................................................................................23
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: ........................................................................................23

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu: ..............................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ......................................................................................23
2.2.2 Mẫu nghiên cứu: ............................................................................................ 23
2.2.3 Biến số nghiên cứu ........................................................................................24
2.2.4 Tỷ lệ, mức độ và một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc .....................28


vi
2.2.5 Phương pháp thu thập và đánh giá dữ liệu ....................................................31
2.3 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................32
2.4 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................ 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................33
3.1 TỶ LỆ, MỨC ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC
THUỐC .....................................................................................................................33
3.3.1 Tỷ lệ tương tác thuốc .....................................................................................33
3.1.2 Mức độ tương tác thuốc .................................................................................36
3.1.3 Các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc......................................................36
3.2 CÁC CẶP TTT MỨC ĐỘ NẶNG: ...................................................................41
3.3 CÁC CẶP TTT MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH ......................................................42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 46
4.1 TỶ LỆ, MỨC ĐỘ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC
THUỐC .....................................................................................................................46
4.1.1. Tỷ lệ tương tác thuốc ....................................................................................46
4.1.2. Mức độ tương tác thuốc ................................................................................48
4.1.3. Các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc.....................................................48
4.2 KẾT QUẢ TƯƠNG TÁC THUỐC ..................................................................50
4.2.1 Tỷ lệ tương tác thuốc .....................................................................................50
4.2.2 Tỷ lệ mức độ tương tác thuốc ........................................................................50
4.2.3 Các cặp tương tác thường gặp theo mức độ ..................................................51

KẾT LUẬN ..................................................................................................................55
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 57
PHỤ LỤC 1: ...................................................................................................................x
PHỤ LỤC 2: ..................................................................................................................xi


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc............................................................... 33
Bảng 3.2 Tỷ lệ tương tác thuốc theo số lượng thuốc sử dụng trong 1 đơn ...................33
Bảng 3.3 Tỷ lệ số lần tương tác thuốc trong một đơn thuốc .........................................34
Bảng 3.4 Tỷ lệ tương tác thuốc theo khoa phòng điều trị .............................................35
Bảng 3.5 Tỷ lệ tương tác thuốc theo mức độ ............................................................... 36
Bảng 3.6 Tỷ lệ tương tác thuốc theo nhóm tuổi bệnh nhân ..........................................36
Bảng 3.7 Tỷ lệ tương tác thuốc theo giới tính bệnh nhân .............................................37
Bảng 3.8 Tỷ lệ tương tác thuốc của các đơn thuốc mắc nhiều bệnh cùng lúc .............. 38
Bảng 3.9 Tỷ lệ tương tác thuốc theo nhóm bệnh lý mắc phải .......................................39
Bảng 3.10 Số lượt kê đơn của bác sỹ có tương tác thuốc..............................................39
Bảng 3.11 Liên quan giữa tương tác thuốc và trình độ bác sỹ ......................................40
Bảng 3.12 Liên quan giữa tương tác thuốc và tập huấn về tương tác thuốc .................40
Bảng 3.13 Tương tác thuốc giữa thuốc kháng sinh và các thuốc khác .........................41
Bảng 3.14 Tương tác thuốc giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và nhóm thuốc lợi tiểu .41
Bảng 3.15 Tương tác thuốc của nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu .......................41
Bảng 3.16 Tương tác thuốc của Clopidogrel với nhóm thuốc ức chế bom proton .......41
Bảng 3.17 Tương tác thuốc giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các thuốc khác .........42
Bảng 3.18 Tương tác thuốc giữa thuốc kháng sinh và các thuốc khác .........................43
Bảng 3.19 Tương tác thuốc giữa thuốc kháng viêm, giảm đau và các thuốc khác ......43
Bảng 3.20 Tương tác thuốc giữa nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu và các thuốc

khác ............................................................................................................................... 44
Bảng 2.21 Tương tác thuốc của một số thuốc khác ......................................................45


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đơn thuốc có tương tác thuốc ...................................................................33
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thuốc theo số lượng thuốc sử dụng trong 1 đơn .............................. 34
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số lần tương tác thuốc trong 1 đơn thuốc ........................................35
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tương tác thuốc theo khoa phòng điều trị ........................................35
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mức độ tương tác thuốc ...................................................................36
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tương tác thuốc theo giới tính bệnh nhân ........................................38
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tương tác thuốc của đơn thuốc mắc kèm nhiều bệnh cùng lúc ........38
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ tương tác thuốc theo bệnh lý mắc phải ............................................39
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ trình đồ bác sỹ kê đơn....................................................................40


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ Viết

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Angiotensin Converting Enzyme

Thuốc ức chế men chuyển


Tắt
ACEI

Inhibitor
ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

ARBs

Angiotensin Receptor Blockers

Các thuốc khang thụ thể
Angiotensin

ASA

Acetyl Salicylic Acid

Acid Salicylic

CYP 450

Cytochrome P450

Cytochrome P450
Cơ sở dữ liệu


CSDL
G6PD

Glucose-6-phosphat dehydrogenase

G6PD

NSAIDS

Nonsteroidal Anti-inflammatory

Các thuốc kháng viêm

Drugs

khơng steroid
Tương tác thuốc

TTT
IMAO

Monoamin-oxydase

UM

Ultra rapid metabolizer

Chất chuyển hóa nhanh


EM

Extensive metabolizer

Chất chuyển hóa trung bình

IM

Intermediate metabolizer

Chất chuyển hóa kém


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả là một trong các chính sách quốc
gia về thuốc của Việt Nam. Từ năm 1996, Chính phủ đã ban hành Chính sách
Quốc gia về thuốc bao gồm hai mục tiêu: Đảm bảo cung ứng đủ thuốc đảm bảo
chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh.
Trong những năm gần đây, số lượng thuốc được sản xuất trong nước và
nhập khẩu vào nước ta gia tang với tốc độ rất cao, khiến dược phẩm trở thành
một trong những mặt hang đa dạng, phức tạp và khó quản lý nhất. Cùng với sự
phát triển này, tỷ lệ các tai biến và phản ứng không mong muốn do dung thuốc
cũng gia tăng một cách đáng lo ngại. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá đúng thực
trạng, tìm đúng nguyên nhân và có những giải pháp can thiệp hữu hiệu để tang
cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [10].
Hiện nay việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý đang là một trong những mối
quan tâm hang đầu của các bệnh viện, được Bộ Y tế quan tâm theo sát.

Tương tác thuốc (TTT) là vấn đề thường gặp trong điều trị và là nguyên
nhân chính gây ra các phản ứng bất lợi của thuốc, bao gồm: Xuất hiện độc tính
hoặc phản ứng có hại trong q trình sử dụng, thất bại điều trị, thậm chí có thể
gây ra tử vong cho bệnh nhân. Đặc biệt trong trạng thái đa bệnh lý, đa triệu
chứng cần phải phồi hợp nhiều loại thuốc động thời thì người bệnh càng có nguy
cơ gặp tương tác thuốc hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Orangization – WHO) số lượng
thuốc mà bệnh nhân dung ngày càng tăng thì vấn đề điều trị càng khó kiểm soát
và số tai biến liên quan đến thuốc cũng tăng do các nguyên nhân như tương tác
thuốc, dị ứng thuốc, thuốc kém chất lượng, nhằm lẫn về chỉ định… Do đó, việc
kê đơn được xem như hợp lý nếu số lượng thuốc kê ít, đúng và đủ theo chẩn
đốn [38].
Ngồi các kiến thức cơ bản về thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều,
tác dụng phụ… thì bác sỹ, dược sỹ bệnh viện cần phải có thêm kiến thức về TTT


2

và các phản ứng có hại (ADR), đây là một phần quan trọng giúp thuốc được sử
dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là
bệnh viện loại 1 trực thuộc trung ương, mỗi ngày tiếp nhận hơn 2000 lượt khám
ngoại trú với đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề và chuyên cao, tại đây số lượng
thuốc dùng để phục vụ công tác khám chữa bệnh khá lớn.
Từ thực tiễn trên, cùng với sự quan trọng của tương tác thuốc trong điều trị
và sử dụng thuốc bằng cách sử dụng các phần mềm tương tác đối với thuốc,
“Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện đa khoa TP Cần Thơ năm 2020” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ, mức độ tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc trong đơn thuốc

ngoại trú.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 VAI TRÒ CỦA THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
Trước khi thuốc ra đời, những trường hợp bệnh lý chỉ được điều trị dựa
trên những kinh nghiệm dân gian, hay những kinh nghiệm ghi lại từ các thế hệ
đi trước. Chỉ từ khi có sự ra đời của thuốc hiện đại thì con người mới có thể
kháng lại các loại bệnh, cũng như đề cao sự miễn dịch của cơ thể. Đây là một
thành tựu y học có ý nghĩa to lớn trong lịch sử loài người.
Thuốc là các chất hoặc hợp chất có tác dụng điều trị hoặc dự phòng bệnh
tật cho người và súc vật, hoặc dùng trong chẩn đốn bệnh ở lâm sàng, dùng để
khơi phục, điều chỉnh các chức phận của cơ quan. Thuốc có thể có nguồn gốc từ
thực vật (cây Canhkina, Ba gạc…), từ động vật (insulin chiết xuất từ tụy tạng
bò, lợn…), từ khoáng vật, kim loại (kaolin, thủy ngân, muối vàng…) hoặc là các
chất bán tổng hợp, tổng hợp hóa học (ampicillin, sulfamid…).
Đầu tiên, thuốc phải được nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định
được tác dụng. cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị, liều độc, tác dụng gây đột
biến, gây quái thai, gây ung thư… Những nghiên cứu này nhằm đảm bảo an toàn
đến mức tối đa cho người dùng thuốc.
1.2 TƯƠNG TÁC THUỐC
1.2.1 Khái niệm
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi dùng đồng thời hai hoặc nhiều
thuốc. Hậu quả của TTT có thể là tăng tác dụng (hiệp đồng), giảm tác dụng (đối
kháng) hoặc tạo ra một tác dụng khác [12].
TTT là hiện tượng thay đổi tác dụng của một thuốc khi được sử dụng đồng
thời với thuốc khác hoặc với thức ăn, đồ uống. Kết quả có thể là tăng hoặc giảm

tác dụng và độc tính của một thuốc hay cả hai, gây nguy hiểm cho bệnh nhân
hoặc làm mất hiệu quả điều trị, hoặc cũng có thể làm thay đổi các kết quả xét
nghiệm. đơi khi cịn xuất hiện những tác dụng dược lý mới khơng có khi sử
dụng riêng từng thuốc.


4

Bên cạnh với thuốc cịn có các TTT với thức ăn, đồ uống và TTT với trạng
thái bệnh lý.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc –
thuốc. Dựa vào cơ chế tương tác thường chia thành hai loại tương tác thuốc:
- Tương tác dược động học (Pharmacokinetic Interactions)
- Tương tác dược lực học (Pharmacodynamic Interactions)
1.2.2 Phân loại tương tác thuốc
- Dựa trên kết quả của tương tác: TTT thuốc – thuốc được chia làm 3
loại là TTT bất lợi, TTT có lợi, TTT vừa có lợi vừa có hại [12],[13],[23].
+ TTT bất lợi: Là hiện tượng khi phối hợp hai hay nhiều thuốc làm gia
tăng độc tính hay làm giảm hoặc mất hiệu quả điều trị của từng thuốc [12].
+ TTT có lợi: Là hiện tượng phối hợp hai hay nhiều thuốc đem lại tác
dụng hiệp đồng trong điều trị.
- Dựa trên cơ thế tương tác: TTT thuốc – thuốc được phân thành 2 loại
chính là tương tác dược động học và tương tác dược lực học [8],[12],[23].
Tương tác dược động học (Pharmacokinetic Interactions): Tương tác
dược động học là những tương tác làm thay đổi một hay nhiều thông số cơ bản
của các q trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Đây là loại
tương tác xảy ra trong giai đoạn lưu hành của thuốc trong cơ thể [10].
+ Tương tác dược động học trong quá trình hấp thu: Do thay đổi pH tại dạ
dày. Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học chủ yếu theo cơ chế khuếch tán
thụ động, do đó phụ thuộc vào hệ số phân bớ lipid/nước của thuốc. Những thuốc

tồn tại dưới dạng không bị ion hóa mới phân tán tốt trong mơi trường lipid nên
dễ dàng qua màng theo cơ chế này.
+ Tương tác dược động học trong quá trình phân bố [12]:
 Các tương tác đẩy nhau ra khỏi protein huyết tương
 Các tương tác do thay đổi tỷ lệ nước của dịch ngoại bào.
+ Tương tác dược động học trong quá trình chuyển hóa [13]:


5

Chuyển hóa thuốc ở gan có 2 pha, pha I bao gồm các phản ứng oxy hóa
khử, hydroxyl hóa. Pha II gồm các phản ứng liên hợp với các chất nội sinh
glucuronic acid, glycin, sulfat, methyl, glutathion.
Thuốc chuyển hóa ở pha I sẽ phân cực mạnh hơn do đã gắn một nguyên tử
oxy vừa được hoạt hóa nên chất chuyển hóa tăng tính ưa nước hơn, khó khuếch
tán qua màng, dễ thải trừ. Ở pha II thuốc liên hợp với acid glucuronic của cơ thể
tạo thành chất chuyển hóa có tính acid rõ rệt, rất tan trong nước.
Q trình chuyển hóa thuốc chủ yếu diễn ra ở gan, thành phần tham gia
chuyển hóa là hệ enzym cytochrom P450 ở gan (CYP450) đóng vai trị quan
trọng trong q trình chuyển hóa phần lớn các thuốc: CYP1A2, CYP2C9,
CYP2C19, CYP2D6, CYP2E1 và đặc biệt là CYP3A4. Các thuốc gây cảm ứng
hay ức chế enzym có thể thay đổi lượng thuốc chuyển hóa qua gan, kết quả làm
thay đổi sinh khả dụng cũng như độc tính của thuốc.
Thuốc gây cảm ứng enzym làm tăng khả năng chuyển hóa thuốc phối hợp
và của chính nó, hậu quả làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết tương, làm
giảm hoặc mất tác dụng dược lý, với những thuốc chỉ sau khi chuyển hóa mới có
tác dụng hoặc sản phẩm chuyển hóa gây độc tính thì cảm ứng enzym làm tăng
tác dụng hoặc tăng độc tính của thuốc.
Thuốc gây ức chế enzym
Cơ chế ức chế enzym cũng phức tạp khơng kém cơ chế cảm ứng. Sự ức chế

có thể không chọc lọc, do hiện tượng độc với gan (Ví dụ carbon tetraclorid)
hoặc do giảm tổng hợp enzym gan.
Những ức chế hay gặp nhất thường xảy ra ở các monooxygenase và đặc
biệt ở một số cytochrom P450 (Ví dụ IMAO)
Sự ức chế có thể cạnh tranh, khơng cạnh tranh, thậm chí hỗn hợp. Vấn đề
càng trở nên phức tạp khi người ta biết là một số sản phẩm của chuyển hóa, đặc
biệt các chất chuyển hóa hydroxyl hóa, có tác dụng ứng chế biến đổi sinh học
của chất mẹ hoặc một số cơ chất khác. Như vậy, sự ức chế enzym dẫn đến tăng
cường tác dụng thuốc bị ức chế, thể hiện ở tăng nửa đời của thuốc trong huyết
tương, và (hoặc) tăng độc tính.


6

Cimetidin là một chất ức chế đáng quan tâm, thuốc này làm tăng thời gian
tác dụng của diazepam do kéo dài nửa đời và giảm độ thanh thải. Cimetidin ức
chế hoạt tính của microsom, hoạt tính này chi phối các phản ứng khử alkyl và
hydroxyl hóa các benzodiazepin như diazepam, chlordiazepoxid, di-kali
chlorazepat, prazepam và pedazepam. Trái lại, các benzodiazepin khác như
oxazepam hay lorazepam do liên hợp với acid glycuronic (hiện tượng này khơng
chịu sự kiểm sốt của microsom gan) nên hoạt tính của chúng khơng bị thay đổi
khi dùng đồng thời với cimetidin. Cũng như vậy, cimetidin làm tăng nồng độ
của phenylhydantoin, theophylin, carbamazepin trong huyết tương. Do các thuốc
này có phạm vị điều trị hẹp nên cần theo dõi cẩn thận những phối hợp này, hoặc
nên tránh.
Sự ức chế enzym là một hiện tượng xảy ra sớm hơn nhiều so với sự cảm
ứng enzym. Sự ức chế enzym có thể xảy ra không chỉ ở tế bào gan, mà cịn cả
ở ruột. Cùng một thuốc có thể có tác dụng cảm ứng hoặc ức chế enzym tùy
theo liều lượng dùng và thời gian điều trị (ví dụ rượu), sự ức chế enzym có
thể đặc hiệu.

Chất neostigmin ức chế các cholinestease huyết tương, nên cho phép loại
bỏ tác dụng của các cura không khử cực. Những chất ức chế monoamin –
oxydase (IMAO) tương tác với nhiều chất như các chất giống thần kinh giao
cảm, các thuốc giảm đau kiều morphin, các babituric. Các thuốc giảm đau kiểu
morphin làm tủy thượng thận giải phóng catecholamin vào tuần hồn. Như vậy
nguy cơ cơn tăng huyết áp tăng lên, vì catecholamin trong tuần hồn khơng bị
enzym MAO phá hủy sẽ tác động trên những thụ thể alpha khơng bị kích thích
(phong bế bởi các IMAO).
Một số chất ức chế chuyển hóa thuốc: Rượu, ở liều rất cao hay ở liều thấp
hơn nhưng dùng dài ngày có tác dụng như chất cảm ứng enzym.
Cloramphenicol, các estrogen, các chất estro – progestogen dùng đường uống,
diltiazem, disulfiram, cimetidin (và ở mức độ thấp hơn là ranitidin) valproat,
erythromycin, isoniazid, verapamil, các thuốc kháng nấm azol.
+ Tương tác dược động học trong quá trình thải trừ:


7

Các thuốc bị ảnh hưởng nhiều lần là những thuốc bài xuất chủ yếu qua thận
ở dạng cịn hoạt tính. TTT có thể làm thay đổi q trình bài xuất thuốc qua thận
theo co chế:
 Thay đổi pH của nước tiểu.
 Do ảnh hưởng cơ thế trao đổi chất ở ống thận.
Thuốc muốn qua màng tế bào ống thận phải được vận chuyển bởi chất
màng có bản chất là protein huyết tương. Các thuốc sử dụng cùng loại chất
màng sẽ cạnh tranh ở cùng chất vận chuyển, thuốc nào chiếm được chất vận sẽ
bị đào thài, làm cho thuốc kia quay trở lại dịch kẽ của cơ thể để tăng tích lũy,
làm tăng tác dụng và tăng độc tính [23].
Tương tác dược lực học (Pharmacodynamic Interactions): Tương tác dược
lực học là những tương tác xảy ra tại các thụ thể (receptor) của thuốc. Tương tác

có thể xảy ra trên cùng một thụ thể có tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ tương
tự nhau hoặc đối kháng nhau. Đây là loại tương tác đặc hiệu, các thuốc có cùng
cơ chế sẽ có cùng một kiểu tương tác dược lực học. Tương tác này không làm
biến đổi các thông số dược động học mà làm biến đổi khả năng đáp ứng của
bệnh nhân đối với thuốc [12].
Tương tác đối kháng: Có thể xảy ra do các thuốc tác dụng trên cùng một
loại receptor hoặc trên các receptor khác nhau, nhưng thể hiện tác dụng đối lập
trên cùng một cơ quan dẫn tới làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc dùng kèm.
Ví dụ: Atropin-pilocarpin, morphin-naloxon... Loại tương tác này thuờng được
sử dụng để giải độc, những trưởng hợp còn lại thuộc về loại chống chỉ định hoặc
tránh phối hợp [12].
Tuơng tác hiệp đồng: Tương tác xảy ra trên những thụ thể khác nhau
nhưng có cùng tác dụng. Đây là tương tác được khai thác nhiều trong điều trị để
làm tăng tác dụng, giảm liều và giảm độc tính của thuốc, tùy sự phối hợp có thể
tạo nên tác dụng hiệp đồng cộng hoặc hiệp đồng vượt mức, tận dụng các TTT có
lợi để đạt tương tác hiệp lực nhằm giảm bớt tác dụng phụ, tăng hiệu quá điều trị.
Tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính: Tương tác thuốc
- thuốc có tác dụng diều trị khác nhau nhưng lại có độc tính trên cùng một cơ


8

quan đích, hoặc phối hợp các thuốc cùng nhóm với nhau có cùng một kiểu
độc tính.
1.2.3 Hậu quả của tương tác thuốc
TTT là hiện tượng xảy ra phố biển trong điều trị. Có những tương tác làm
tăng hiệu quả điều trị, người thầy thuốc vận dụng tương tác đó để đem lại lợi ích
cho bệnh nhân nhưng bên cạnh đó có những tương tác gây ra hậu quả nghiêm
trọng. Ảnh hưởng của TTT trên bệnh nhân rất đa dạng, TTT có thể làm tăng
phản ứng bất lợi của thuốc, có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả điều trị, gây phản

ứng có hại trên bệnh nhân [4],[49].
Ví dụ việc phối hợp ciprofloxacin với antacid, wafarin làm giảm hiệu quả
điều trị của ciprofloxacin, phối hợp simvastatin và clarithromycin làm tăng nguy
cơ xảy ra ADR của simvastatin, đặc biệt là tiêu cơ vân [9],[12],[14].
TTT bất lợi làm tăng nguy cơ nhập viện, tăng chi phí điều trị, tăng biến cố
bất lợi trong điều trị và kéo dài thời gian nằm viện. Ước tính khoảng 0,6% số
bệnh nhân nhập viện do gặp các ADR liên quan đến tương tác thuốc, khoảng
2,8% biến cố bắt lợi có thể phịng tránh được ở bệnh nhân nằm viện có liên quan
đến TTT bất lợi [6]. Tại Mỹ, Halmiton đã đánh giá thiệt hại về kinh tế do TTT
gây ra lên tới 1,3 tỷ đô la mỗi năm [22]. Nghiên cứu khác của Jankel trên 04
bệnh nhân điều trị bằng warfarin cho thấy thời gian nằm viện của nhóm bệnh
nhân có xuất hiện TTT trong bệnh án tăng lên đáng kể so với nhóm bệnh nhân
khơng có TTT [31]. Theo thống kê dịch tễ học cho thấy khoảng 4,4% đến 25%
ADR xuất hiện trên bệnh nhân liên quan đến TTT [43],[57]. Ước tính có tới 3%
tổng số bệnh nhân nhập viện là do TTT [35].
Phần lớn đơn thuốc có nguy cơ TTT khi sử dụng 5 thuốc trở lên. Một
nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những bệnh nhân trên 44 tuổi, nguy cơ TTT xảy ra
nhiều hơn.
TTT bất lợi không chỉ gây ra thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho bản thân
bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác như cán bộ y tế (phải
chịu trách nhiệm pháp lý), bệnh viện hoặc cơ sở điều trị (gia tăng chi phí điều
trị, giảm uy tín), cơng ty sản xuất hoặc kinh doanh dược phẩm (rút sản phẩm


9

khỏi thị trường). Chính vì thế, việc phát hiện và kiểm sốt TTT đóng vai trị rất
quan trọng trong điều trị, mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng khơng chỉ riêng
bệnh nhân.
Hậu quả của TTT còn phụ thuộc vào khoảng điều trị của từng loại thuốc.

Đối với một thuốc có khoảng điều trị hẹp như digoxin chỉ cần một thay đổi nhỏ
về nồng độ thuốc cũng có thể gây ra một tác động lớn trên lâm sàng. Ngược lại,
đối với một số thuốc có khoảng liều điều trị rộng, việc nồng độ tăng lên gấp đôi,
gấp ba cũng không để lại hậu quả trên lâm sàng, ví dụ kháng sinh ceftriaxon.
Vì vậy, hậu quả tương tác và hiệu quả điều trị trên bệnh nhân quyết định
mức độ ý nghĩa lâm sàng của một TTT [7],[26].
1.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC
Thực tế trên lâm sàng, có rất nhiều yếu tố làm tăng tần số xuất hiện tương
tác thuốc, người thầy thuốc phải đặc biệt cảnh giác khi phối hợp thuốc, cân nhắc
các yếu tố nguy cơ và cần cung cấp thông tin cho người bệnh về nguy cơ khi
dùng thuốc, những thay đổi trong chế độ ăn uống khi điều trị.
Hậu quả của TTT không phải lúc nào xảy ra và không phải lúc nào cũng
nguy hiểm. Chính vì thế, đơi khi chỉ cần chú ý thận trọng đặc biệt cũng đủ làm
giảm nguy cơ và hậu quả tương tác thuốc.
TTT rất phức tạp và chủ yếu là khơng thể đốn trước. Một tương tác được
biết đến có thể khơng xảy ra ở mỗi cá nhân. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng xảy ra tương tác đã biết. Những yếu tố này bao gồm sự khác biệt giữa
các cá nhân:
- Gen
- Sinh lý học
- Tuổi tác
- Lối sống ( chế độ ăn uống, tập thể dục)
- Bệnh tiềm ẩn
- Liều thuốc
- Thòi gian điều trị kết hợp


10

- Thời gian tương đối của hai thuốc (đôi khi, có thể tránh được sự tương tác

nếu hai loại thuốc được sử dụng ở những thời giảm khác nhau).
1.3.1 Yếu tố liên quan đến thuốc
Số lượng thuốc sử dụng trong một đơn thuốc
Theo số liệu khảo sát tại các hộ gia đình của NHANES (National Health
and Nutrition Examianation Survey – Chương trình Kiểm tra khảo sát quốc gia
về sức khỏe và dinh dưỡng do Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh
Hoa Kỳ thực hiện) từ 1999-2010 cho thấy: Từ 2001- 2010 bệnh nhân sử dụng
cùng một lúc từ 5 thuốc trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất và ngày càng gia tăng một
cách đều đặn, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng cùng lúc từ 5 thuốc trở lên cao nhất ở
người cao tuổi (> 65 tuổi) [54]. Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc làm gia
tăng nguy cơ TTT. Tỷ lệ TTT là 7% ở người sử dụng đơn thuốc có 6-10 loại
thuốc và đến 40% ở người sử dụng 16-20 loại thuốc [52].
Tần suất TTT 3-5% khi dùng vài thuốc và tới 20% khi dùng 10-20 thuốc
[13]. Số TTT tăng theo số thuốc phối hợp trong đơn thuốc, số TTT có ý nghĩa
lâm sàng tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng 2 thuốc lên 82% khi dùng 7 thuốc
[37]. Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng càng tăng thì bệnh nhân có nguy cơ cao
gặp phải TTT bất lợi.
Khảo sát đoàn hệ từ xu hướng kê đơn đồng trị liều dựa trên mối liên hệ dự
đoán trước về các tương tác giữa thuốc – thuốc dựa trên phần mềm tra tương tác
thuốc online Drugs.com tại Hoa Kỳ công bố năm 2015 cho thấy số lượng các
cảnh báo về TTT thuốc tăng tỷ lệ thuận với số lượng thuốc điều trị, tăng từ 3,3
cảnh báo TTT đối với bệnh nhân dùng 5 loại thuốc cùng lúc lên đến 13,7 cảnh
báo TTT đối với các bệnh nhân được kê đơn 10 loại thuốc. Như vậy thói quen
kê đơn nhiều thuốc để điều trị nhiều bệnh cùng một lúc, cũng như dùng nhiều
thuốc một lúc sẽ gia tăng nguy cơ TTT. Tỷ lệ tương tác có ý nghĩa trên lâm sàng
(từ trung bình đến nặng) tăng dần ở các đối tượng nghiên cứu từ 2,7 (5 thuốc);
4,3 (6 thuốc); 5,5 (7 thuốc); 7,5 (8 thuốc); 9,1 (9 thuốc); đến 11,5 (10 thuốc).
Các thuốc có khoảng điều trị hẹp: Một số nghiên cứu nhân thấy các
thuốc có khả năng điều trị hẹp có nguy cơ xảy ra TTT cao hơn các thuốc khác



11

cùng nhóm. Các thuốc nằm trong nhóm này là: Kháng sinh aminoglycosid
(amikacin, gentamicin, tobramycin…), Carbamazepin, phenobarbital, insulin,
thuốc điều trị đái tháo đường uống nhóm sulfonylure (glibenclamid, gliclazid,
glimeprid…), theophyllin, heaprin khơng phân đoạn, methotrexat, amiodaron,
digoxin, thuốc hạ lipid máu nhóm statin (atorvastatin, simvastatin…) [13],[37].
Một số thuốc khác cũng có nguy cơ cao xảy ra TTT do khoảng điều trị hẹp
là thuốc kháng acid, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men 3-hydroxy-3methylglutaryl-coenzym reductase, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men
chuyển angiotensin, ondansetron và thuốc bẹn H2… [31].
Thời gian sử dụng thuốc: Nguy cơ xuất hiện TTT tăng lên khi thời gian
điều trị tăng lên [19],[21],[32],[34],[46]. Những thuốc có thể kể đến trong danh
sách này là: kháng sinh aminoglycosid, digoxin, thuốc điều trị HIV, thuốc chống
đông, thuốc điều trị loạn nhịp tim (quinidin, lidocain, procainamid…), thuốc
điều trị động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic…) và thuốc điều trị
đái tháo đường (insulin, dẫn chất sulfonylure đường uống…).
Liều dùng và tính chất dược động học của thuốc: Nhiều TTT xảy ra phụ
thuộc nồng độ của thuốc trong máu, do đó liều dùng và tính chất dược động học
của thuốc quyết định đến việc xảy ra tương tác và hậu quả của tương tác đó.
1.3.2 Yếu tố liên quan đến bệnh nhân
Ở những đối tượng bệnh nhân đặc biệt: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ
có thai và cho con bú, bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận, bệnh nhân mắc
các bệnh chuyển hóa hoặc nội tiết…, các thơng số dược động học sẽ có những
khác biệt tương đối so với những người khỏe mạnh, dẫn đến nguy cơ xảy ra
TTT cao hơn. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là một yếu tố có nguy cơ xảy ra
tương tác thuốc. Những bệnh nhân có gen “chuyển hóa chậm” có tỷ lệ gặp phải
TTT thấp hơn so với những người mang gen “chuyển hóa nhanh” [5]. Trẻ sơ
sinh và trẻ dưới 1 tuổi có nhiều cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện về mặt
chức năng. Người cao tuổi có những biến đối sinh lý do sự lão hóa của các cơ

quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, thận, đồng thời người cao tuổi thường mắc
cùng lúc nhiều bệnh lý khác nhau. Phụ nữ có thai có nhiều biến đổi về mặt tâm


12

sinh lý, thuốc dùng cho mẹ lại có thế gây tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trên
thai nhi [8]. Bên cạnh đó, nữ giới, người béo phì, người suy dinh dưỡng cũng là
những đối tượng nhạy cảm với hiện tượng TTT [51].
Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trị quyết định tốc độ của enzym
trong q trình chuyển hóa thuốc.
Thiếu hụt enzym G6PD: G6PD (glucose-6-phosphat dehydrogenase) là
một enzyme quan trọng trong con đường pentose phosphat. Sự thiếu hụt men
dẫn đến việc sản xuất không đủ các thiol nội bào (glutathion) để bảo vệ các tế
bào trong quá trình oxy hóa. Trong đó tế bào hồng cầu nhạy cảm và chịu tác
động lớn nhất của sự thiếu hụt enzym G6PD, hồng cầu khơng có đủ G6PD rất
nhạy cảm và dễ vỡ do stress oxy hóa. Đặc biệt khi có thêm các tác nhân oxy hóa
mạnh bên ngồi tác động như nhiễm virus, vi khuẩn, một số thuốc giảm đau và
hạ sốt, các quinin trị sốt rét…bệnh nhân không thể tái tạo đủ lượng glutathion
bảo vệ tế bào hồng cầu dễ dẫn đến tình trạng tán huyết (hồng cầu vỡ hàng loạt).
Khi các tế bào bị vỡ quá mức thì nồng độ các thuốc liên kết protein mạnh trở
thành dạng tự do tăng cường công dụng cũng như tác dụng phụ và độc tính, tăng
cường độ của TTT có hại. Ví dụ: TTT giữa acetaminophen với phenytoin,
acetaminophen với phenobarbital tăng cường độ TTT độc gan, trong đó
phenytoin liên kết mạnh với protein (90%) [55].
Đột biến Enzym CYP2C19: Enzym CYP2C19 là một enzym đa hình có
hơn 25 alen, dựa trên các alen khác nhau, enzym được phân thành 4 kiểu hình
chính: Chất chuyển hóa cực nhanh (ultra rapid metabolizer - UM), chất chuyển
hóa mở rộng (extensive metabolizer - EM), Chất chuyển hóa trung gian
(intermediate metabolizer IM) và Chất chuyển hóa kém (poor metabolizer PM). Nếu bệnh nhân có đột biến trên enzym CYP2C19 là IM thì chuyển hóa

thuốc kém, sẽ làm TTT nặng và kéo dài hơn do làm tăng nồng độ của các thuộc
dùng chung, kéo dài thời gian chuyển hóa do thiếu enzym chuyển hóa và cạnh
tranh chuyển hóa qua các CYP khác. Ví dụ: Aspirin do tăng cường chuyển hóa
clopidogrel qua CYP2C19 thành dạng có hoạt tính, làm tăng nồng độ chất
chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel.


13

Tuổi
Lão hóa là yếu tố nguy cơ chính phát triển các bệnh mãn tính. Trên thế
giới, ở các nước phát triển người cao tuổi là dân số > 65 tuổi và ở các nước đang
phát triển là dân số > 60 tuổi.
Người cao tuổi là đối tượng sử dụng dược phẩm chủ yếu trong dân số. Vì
vậy, họ cần sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh, như vậy nguy cơ TTT do
sử dụng nhiều thuốc cũng tăng lên [3].
Thay đổi sinh lý trong cơ thể theo tuổi tác bao gồm suy giảm chức năng
thận và giảm chuyển hóa ở gan, thay đổi nhu động đường tiêu hóa, tăng lượng
mỡ trong cơ thể và mất khối lượng cơ bắp và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng
khiến người cao tuổi dễ bị TTT hơn, những yếu tố này cũng quyết định cường
độ tương tác thuốc [47].
Người cao tuổi dễ mắc nhiều bệnh một lúc nên phải sử dụng đồng thời
nhiều thuốc. Những biến đổi bệnh lý đó dẫn đến thay đổi chuyển hóa của thuốc
trong cơ thể, làm thay đổi dược động học của thuốc đồng thời các tổn thương
mạn tính của q trình bệnh lý kéo dài cũng làm thay đổi đáp ứng thuốc của
bệnh nhân. Kết quả là nguy cơ TTT tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc
phối hợp. Những tình trạng và bệnh lý mắc kèm làm gia tăng nguy cơ TTT như:
Suy tim, suy mạch vành, tăng huyết áp, suy gan, viêm loét đường tiêu hóa, động
kinh, nghiện rượu, suy thận, tiểu đường, người bí tiểu, người đang sốt
cao...[13],[24].

Giới
Bệnh nhân nữ có nguy cơ phát triển các phản ứng có hại của thuốc hơn
nam giới do nhiều thông số dược động học, chẳng hạn như tỷ lệ hấp thụ thuốc
thấp hơn, giảm độ thanh thải của gan, tỷ lệ mỡ cơ thể nhiều hơn theo tuổi có thể
làm tăng thể tích phân bố, tăng sinh khả dụng đối với các thuốc thân lipid, bài
tiết axit dạ dày, lưu lượng máu qua đường tiêu hóa và thận và sự khác biệt về
miễn dịch là một số yếu tố có thể góp phần vào sự khác biệt liên quan đến giới
tính trong dược động học.


14

Khối lượng cơ thể lớn hơn ở nam giới dẫn đến sự thay đổi về thể tích phân
bố và tổng độ thanh thải của hầu hết các loại thuốc. Bên cạnh đó, sự khác biệt về
giới trong chuyển hóa, liên hợp và mức lọc thận, bài tiết, và tái hấp thu mạnh
hơn dẫn đến thanh thải thuốc nhanh hơn ở nam giới so với phụ nữ.
Cũng có sự khác biệt về dược lực học giữa nam và nữ, đặc biệt đối với
thuốc trợ tim và thuốc hướng tâm thần. Ví dụ, các thuốc chống loạn thần khác
nhau khi dùng cùng liều lượng hay có nồng độ trong huyết tương như nhau ở hai
giới, các thuốc này tỏ ra có hiệu quả hơn ở phụ nữ so với nam giới. Hơn nữa, với
một số loại thuốc chống loạn nhịp, ở phụ nữ có nguy cơ kéo dài thời gian bán
thải hơn so với nam giới, ngay cả khi nồng độ thuốc trong huyết thanh là như
nhau ở cả 2 giới.
Trong một nghiên cứu năm 2011 tại Sao Paulo, Brazil về sự khác biệt giới
tính, đa trị liệu và tiềm năng tương tác dược lý thuốc ở người già cho thấy trong
tổng số mẫu nghiên cứu có 90,4% bệnh nhân sử dụng thuốc là nữ giới. Dưới 80
tuổi nữ giới sử dụng nhiều thuốc hơn nam giới do đó TTT ở nữ giới dưới 80 tuổi
cũng cao hơn, trên 80 tuổi thì sự khác biệt về sử dụng thuốc giữa 2 giới chưa có
sự khác biệt rõ ràng. Nam giới trên 80 tuổi có xu hướng sử dụng nhiều thuốc
hơn nam giới các lứa tuổi khác [45].

Cụ thể hơn, về số lượng thuốc mà người cao tuổi sử dụng, phần lớn bệnh
nhân trong nghiên cứu sử dụng từ một đến ba loại thuốc (3,20 ± 2,61) và số
lượng thuốc trung bình mà phụ nữ 79 tuổi hoặc trẻ hơn sử dụng (3,58 ± 2,74)
cao hơn trung bình được sử dụng bởi nam giới (2,20 ± 2,02) trong cùng nhóm
tuổi (p <0,001). Tuy nhiên, ở nam giới số lượng thuốc được sử dụng tăng theo
tuổi (4,53 ± 3,23) (p = 0,010) [45]. Nghiên cứu của Mateti trên 600 đơn thuốc
của 88 bệnh nhân có TTT, tỷ lệ TTT ở phụ nữ cao hơn so với nam giới (56,82%
so với 43,18%) [35].
Điều này có thể giải thích rằng phụ nữ quan tâm đến sức khỏe của mình
hơn, họ thường tự tìm tịi, tham khảo các dịch vụ y tế thường xuyên hơn và sớm
hơn nam giới do đó phụ nữ quen với việc sử dụng thuốc và thường sử dụng
nhiều thuốc hơn. Ngoài ra, nhiều chương trình y tế được phát triển cho phụ nữ,


×