Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nhận xét tình hình trẻ mắc một số bệnh truyền nhiễm ngoài diện tiêm chủng mở rộng điều trị ngoại trú tại Trạm y tế Phường Thuận Thành - Thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.57 KB, 45 trang )

-1-

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCG:

Bacille Calemtte – Guerin vaccine

CDD:

Children Dehydration Diseases

MMR:

Measles Mumps Rubella

ROR:

Rougeole Oreillon Rubeole

TCMR:

Tiêm chủng mở rộng

TW:

Trung ương

VZV:

Varicella Zoster virus



WHO:

World Health Organisation (Tổ chức Y tế thế giới)


-2-

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Định nghĩa một số bênh lây ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng ..3
1.2. Lịch sử một số bệnh lây ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng...... 4
1.3. Dịch tể của các bệnh lây ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng ..... 5
1.4. Tác nhân gây bệnh ............................................................................... 9
1.5. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................ 10
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 14
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu .................................................... 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 14
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 18
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.............................................. 18
3.2. Các loại bệnh trẻ bị mắc .................................................................... 20
3.3. Tình hình điều trị ngoại trú tại trạm Y tế........................................... 24
3.4. Tình hình trẽ mắc bệnh giữa hai cơ sở điều trị trong năm 2007 ....... 26
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 27
4.1. Tình hình dịch tể ................................................................................ 27
4.2. Phân bố bệnh theo giới và tuổi .......................................................... 27
4.3. Lâm sàng và điều trị .......................................................................... 33
KẾT LUẬN .................................................................................................. 35



-3-

KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


-4-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển sức khoẻ
của người dân vẫn còn bị đe doạ bởi các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng.
Trong nhiều thập niên trở lại đây, với nỗ lực của các Tổ chức y tế quốc tế,
tình hình sức khoẻ trẻ em ở các nước đang phát triển ngày càng được cải thiện.
Hàng năm có khoảng hơn 12 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết ở các nước
đang phát triển, trong đó 2/3 số tử vong này xảy ra trong năm đầu. Nguyên
nhân chủ yếu là do các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và một số bệnh
nhiễm khuẩn có thể phòng được bằng biện pháp tiêm chủng [22], [23],
[24] [26].
Trước tình hình đó, năm 1974 tổ chức y tế thế giới đã đề xướng thực
hiện chương trình tiêm chủng mở rộng với mục tiêu “Phổ cập tiêm chủng cho
trẻ em vào năm 1990”. Theo dự đoán của Tổ chức y tế thế giới nếu tiêm
chủng bảo vệ được cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới thì có thể cứu sống trên
3 triệu trẻ mỗi năm [20].
Việt Nam triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1960
nhưng chỉ một vài Vaccine như Sabin và BCG. Đầu năm 1982 chương trình
tiêm chủng mở rộng được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Từ đó đến nay

trở thành chương trình y tế quốc gia trọng điểm, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh,
giảm tử vong và di chứng 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em. Với các
loại Vaccine phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt, Lao.
Năm 2000 nước ta đã thanh toán được bệnh bại liệt trên toàn quốc, loại trừ
uốn ván Sơ sinh và bắt đầu khống chế Sởi. Trong vòng 5 năm trở lại đây Bộ
Y tế đã chỉ thị tiêm phòng thêm 2 bệnh: Viêm não Nhật bản B và Viêm gan
siêu vi B. Đây là 2 bệnh gây ra nhiều biến chứng trầm trọng cho trẻ em.


-5-

Dưới sự giúp đỡ của tổ chức y tế thế giới và chương trình tiêm chủng
mở rộng quốc gia, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bắt đầu triển khai thực hiện
chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1982. Từ đó đến nay hầu hết các
vùng cao, vùng sâu được tiến hành tiêm chủng một cách thường xuyên và có
định kỳ, nên tỷ lệ mắc các bệnh như: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, sởi, bại liệt,
lao ... đã giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên trong nhóm tiêm chủng này vẫn
có một số bệnh nhi bị mắc những bệnh truyền nhiễm ngoài diện tiêm chủng
mở rộng và được điều trị ngoại trú tại trạm y tế phường Thuận Thành Thành phố Huế. Bên cạnh đó một số bệnh chưa đủ điều kiện phòng ngừa
bằng Vaccine thì vẫn xảy ra thành dịch và diễn tiến lâm sàng đôi khi còn
đang phức tạp.
Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nhận xét tình hình trẻ
mắc một số bệnh truyền nhiễm ngoài diện tiêm chủng mở rộng điều trị
ngoại trú tại Trạm y tế Phường Thuận Thành - Thành phố Huế”
Với 2 mục tiêu.
- Khảo sát tình hình trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài diện tiêm
chủng mở rộng tại Phường Thuận Thành.
- So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 nhóm được điều trị tại Trạm Y tế
Phường Thuận Thành và phòng nhi lây Bệnh viện Trung ương Huế.



-6-

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ BỆNH LÂY NGOÀI CHƢƠNG TRÌNH
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG (TCMR)
1.1.1. Bệnh Dengue xuất huyết
Sốt Dengue và sốt dengue xuất huyết là bệnh nhiễm do virus Dengue
gây ra, lâm sàng gồm sốt cao đột ngột gây xuất huyết. Khác với sốt Dengue, sốt
Dengue xuất huyết là bệnh cảnh nặng có thể sốc và liên quan chặt chẽ và tăng
tính thấm thành mạch, hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Có thể tử vong nếu không
được điều trị thích hợp và kịp thời, có thể gây dịch lưu hành và dịch lớn.
1.1.2. Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh lỵ trực trùng là bệnh viêm đại tràng nhiễm khuẩn cấp tính do một
trong các chủng Shigella gây nên.
Biểu hiện bệnh thay đổi từ tiêu chảy mất nước nhẹ cho đến thể nặng
với đầy đủ các triệu chứng như đau bụng quặn, mót rặn, phân nhầy máu mủi,
sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc [2], [3], [18], [24].
1.1.3. Bệnh thuỷ đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất hay lây do một loại Varicella
zoster virus gây ra. Bệnh đặc trưng bằng sốt, nỗi ban kiểu nốt đậu ở da và
niêm mạc. Bệnh được RiChard Mortơn, bác sỹ người Anh thông báo lần đầu
năm 1694 và được gọi là Chickenpox [21], [25], [26].
1.1.4. Bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh nhiễm virus toàn thân cấp tính, đặc trưng bởi sưng
tuyến mang tai và các tuyến nước bọt khác do một loại Paramyxo virus gây
nên [6], [8], [16].



-7-

Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh chỉ mắc một lần.
Ngoài biểu hiện viêm tuyến nước bọt còn có thể viêm tinh hoàn, viêm tuỵ,
viêm màng não.
1.2 LỊCH SỬ MỘT SỐ BỆNH LÂY NGOÀI CHƢƠNG TRÌNH TIÊM
CHỦNG MỞ RỘNG (TCMR)
1.2.1. Bệnh Dengue xuất huyết
Hơn một thế kỷ trước đã có bệnh Dengue cổ điển với các dấu hiệu sốt
cao, đau cơ, đau khớp nhưng chưa có dấu hiệu xuất huyết, Dengue xuất huyết
(DXH) được nhận ra lần đầu tiên tại Philippines năm 1953 rồi ở Thái Lan
năm 1958 và rồi lan ra các nước vùng Đông Nam Á. Những vụ dịch này đã
gây ra một nỗi kinh hoàng do tính chất lâm sàng mới lạ của chúng. Nhưng rồi
người ta đã phân lập tác nhân gây bệnh là Virus Dengue. Trong khoảng 1953
- 1964, Dengue xuất huyết đã được báo có ở Ấn Độ, Malaysia, Philippines,
Thái Lan và Việt Nam. Thập niên 1970 - 1980, một số trường hợp Dengue
xuất huyết gia tăng mạnh lên và ghi nhận thêm ở một số quốc gia trong vùng
tây và nam Thái Bình Dương: Malaysia, các tỉnh phía nam Trung Quốc, quần
đảo Solômn, Cu Ba … Việt Nam, vụ dịch Dengue xuất huyết lớn nhất đầu
tiên đã xảy ra ở 19 tỉnh miền Bắc năm 1969 và ở miền Nam năm 1960 [1],
[11], [30].
1.2.2. Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh có từ thời cổ xưa. Hippocrat là người đầu tiên mô tả các triệu
chứng của bệnh. Mãi tới cuối thể kỷ thứ XIX (1888). Chan temesse A và
Widal lần đầu tiên phân lập vi khuẩn từ phân của 5 bệnh nhân từ đại tràng, từ
hạch mạc treo của một người lính chết vì lỵ. Sau đó năm 1898 Shiga K ở Nhật
đã phân lập được trực khuẩn Shiga, dần dần một số nhà nghiên cứu đã tìm ra
nhiều vi khuẩn lỵ khác, gọi theo tên của người phát hiện: Flexner (phân lập vi

khuẩn này ở người lính Mỹ tại Philippines 1900); Sonne (Đan Mạch 1915);


-8-

Schmitz (Makêđôni 1917); một số tác giả Nga…và được gọi chung là
Shigella (1950) [5], [10], [23].
1.2.3. Bệnh thuỷ đậu
Bệnh thủy đậu đã bị nhầm lẫn với đậu mùa trong một thời gian dài,
Vogel đã đặt tên nó năm 1884, đến năm 1952 Weller và Stoddart mới chứng
minh rằng bệnh thủy đậu và bệnh zona đều do cùng một virus
Virus duy nhất cho thuỷ đậu và zona nay đã được mọi người công nhận
từ khi Weller phân lập được virus này năm 1952 qua nuôi cấy trên những
nguyên bào sợi của phôi người [21], [25], [26].
1.2.4. Bệnh quai bị
Quai bị được mô tả từ thế kỷ V, nhưng đến thế kỷ XIX mới được
Trousseau, Rillet và Barthez, Guisolle, Galliard nêu lên những nét chủ yếu về
lâm sàng và dịch tể. Năm 1934 Jonh son và Good pas ture phân lập được
virus nước bọt.
Từ năm 1945 và sau đó, Habel, Bevevidge, Lind, Anderson nuôi cấy
được virus quai bị trên phôi gà, năm 1967 ra đời Vaccin sống [6], [8], [27].
1.3. DỊCH TỄ CỦA CÁC BỆNH LÂY NGOÀI CHƢƠNG TRÌNH TIÊM
CHỦNG MỞ RỘNG (TCMR)
1.3.1. Dịch tễ bệnh Dengue xuất huyết
Bệnh xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11, đỉnh cao là tháng 7, 8, 9 và phù
hợp với qui luật phát triển của muỗi Ae. Aegypti
Tình hình sốt Dengue xuất huyết trên toàn cầu được tính từ năm 19561995 như sau:
+ 1956 - 1980: Có 1.547.760 trường hợp
+ 1981 - 1985: Có 1.304.305 trường hợp
+ 1986 - 1990: Có 1.776.140 trường hợp

+ 1991 - 1995: Có 1.704.050 trường hợp


-9-

Hiện nay tại Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á, Tây Thái
Bình Dương sốt xuất huyết gia tăng nghiêm trọng (WHO 1986-1997). Tại
khoa nhi Bệnh viện Trung ương Huế số bệnh nhân điểu trị được chẩn đoán
lâm sàng sốt Dengue xuất huyết dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới
theo thứ tự các năm như sau: Năm 1995 có 190 ca, năm 1996 có 427 ca, năm
1997 có 361 ca, năm 1998 có 1.844 ca, năm 2000 có 104 ca, năm 2001 có 608
ca và năm 2002 có 534 ca, năm 2006 có 233 ca, năm 2007 có 184 ca [20].
Những trường hợp sốt Dengue xuất huyết điển hình hay gặp có 4 triệu
chứng lâng sàng chính: Sốt cao, hiện tượng xuất huyết, gan lớn và thường có
suy tuần hoàn, về xét nghiệm có 2 đặc điểm là giảm tiểu cầu và đồng thời với
cô đặc máu. Tác nhân gây bệnh là Virus Dengue thuộc họ Flaviridae giống
FlaviVirus. Bệnh được truyền qua Vector trung gian là muỗi vằn Aedes
Aegypti. Ngoài ra còn có các loại muỗi Aedes khác như Aedes Alobopictus,
Aedes Polymesien sis [7], [11], [15], [30], [31].
1.3.2 Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh lỵ trực trùng là bệnh lưu hành tại các nước nhiệt đới và ôn đới.
Bệnh cao điểm vào mùa hè thu, ở điều kiện nóng ẩm vi khuẩn phát triển
thuận lợi.
* Trên thế giới:
Người ta ước tính có 140 triệu trường hợp mắc bệnh và gần 600.000
người tử vong hàng năm do lỵ trực trùng, đa số trẻ em dưới 5 tuổi [5],
[10], [12].
Vi khuẩn được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến tại các
nước đang phát triển, vệ sinh môi trường kém, đông đúc dễ làm lan truyền
bệnh từ người này sang người khác. Theo Thomas L.Hale, lỵ trực trùng gây

dịch tại các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường kém, bệnh
lỵ trực trùng chiếm 10-12% các bệnh đường ruột và khoảng 60% các trường
hợp ỉa phân máu ở trẻ nhỏ [29].


-10-

Ở các nước đang phát triển, các vụ dịch lớn là mối đe doạ cho ngành Y
tế. Tỷ lệ tử vong do lỵ có thể lên đến 15% và ngay cả điều trị đúng vẫn có 5%
tử vong. Hai chủng gây lỵ trực trùng phổ biến tại các nước đang phát triển là
S.dysenteriae và S.Flexneri, có nhiều vụ dịch xảy ra ở Châu Á, Châu Mỹ La
Tinh do S.dysenteriae type I. Vụ dịch ở Châu Mỹ La Tinh năm 1909 và 1973
có 500.000 người mắc bệnh, 20.000 nguời tử vong. Gần đây một loại dịch đã
xảy ra tại miền Đông, Trung, Nam Phi bao gồm Rwanda, Burundi, Malawi,
Zimbawe… tình trạng chính trị tại Burundi vào tháng 10-11 năm 1993 đã
khiến 650.000 người sang lánh nạn tại các nước láng giềng đã mang theo lỵ
gây ra một vụ dịch lớn do S.dysenteriae type Z gây tử vong cao [17], [18].
Có sự thay đổi cấu trúc bệnh biến đổi theo thời gian, tùy theo hoàn
cảnh kinh tế xã hội mỗi nước, mỗi khu vực, ở châu Âu, những năm 1930
S.Shiga chiếm ưu thế (50-80%); từ những năm 1940. Sflexneri chiếm ưu thế
(60-80%). Ngược lại ở nhiều nước Châu phi, Châu Á và Mỹ La Tinh.
S.flexneri và S.Shiga chiếm ưu thế [2], [3].
* Ở Việt Nam:
Shigella là căn nguyên phổ biến thứ 3 sau Rota virus và E.Coli, là tác
nhân quan trọng nhất gây bệnh lỵ. Hàng năm ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, Lai
Châu, Sơn La … vẫn thường có những vụ dịch lỵ trực trùng xảy ra. Theo
Trịnh Nam Liên (1977-1980) tử vong do lỵ là 10%, tại khoa lây Bệnh viện
Bạch mai Hà Nội [12]. Tại khoa nhi Bệnh viên TW Huế tử vong do lỵ trực
trùng là 7,9% vào năm 1980-1988: 5,9% năm 1985-1991 theo báo cáo của
Nguyễn Tấn Viên và cộng sự [23]. Trong những năm gần đây không thấy báo

cáo về bệnh nhân lỵ trực trùng tử vong.
Ở Việt Nam, trước năm 1968 nỗi lên S.flexneri (60-80%), từ năm 1970
- 1975, Shiga tăng dần (50-61%), tiếp đến là S.flexneri (35%); từ năm 1975
đến nay S.flexneri chiếm hàng đầu 76,6%, tiếp theo là S.Sonnei 11,5%,
S.dysenteriae 9,9%, S.boydic là 1,9% [24].


-11-

1.3.3. Bệnh thuỷ đậu
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi dân cư đông
đúc như nhà trẻ, trường học, khu tập thể... ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 3
triệu trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu. Bệnh thường xảy ra vào cuối đông, đầu
xuân, cao điểm là vào các tháng 3-5.
Bệnh chỉ xảy ra ở người, mọi lứa tuổi đều bị mắc bệnh nhưng 90%
bệnh nhân là trẻ em 1-14 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi và người lớn trên 19 tuổi
chỉ chiếm hơn 3% số bệnh nhân. Tuy nhiên ở các nước nhiệt đới tần suất bệnh
ở người lớn thường cao hơn [21].
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất hay lây, tác nhân gây bệnh là
Herper Varicellae hay Varicella zoster virus, thuộc họ Herpes virus. Đường
lây truyền chủ yếu là đường hô hấp qua trung gian những giọt nước bọt
[25], [26].
1.3.4. Bệnh quai bị
Bệnh thường xảy ra cuối mùa xuân, đặc biệt vào tháng 4 và 5, lây từ
người này sang người khác qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với
nước bọt. Bệnh thường dễ lây lan ở những nơi nhiều người như vườn trẻ,
trường học, doanh trại bộ đội.
Thời gian lây truyền: Nguy cơ lây truyền cao nhất từ 6 ngày trước khi
khởi phát và kéo dài đến 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Người ta phân
lập được Virus trong nước bọt 7 ngày đến 9 ngày sau khi khởi phát [6], [8],

dù cho thời kỳ lây nhiễm có khi ngắn hơn.
Đối tượng: Nam nhiều hơn nữ, bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi do
chúng còn được bảo vệ bởi các kháng thể từ mẹ. Đỉnh cao từ 10-19 tuổi (tuổi
thanh thiếu niên) ít gặp ở người cao tuổi.


-12-

1.4. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
1.4.1. Bệnh Dengue xuất huyết
Virus Dengue họ Flaviviridae, nhóm Arbo virus (do muỗi truyền) có 4
Týp huyết thanh: DEN I (D1), DEN 2 (D2), DEN 3 (D3), DEN 4 (D4). Cả 4
Týp này đều có thể gây bệnh sốt Dengue, sốt Dengue xuất huyết.
Các nghiên cứu cho thấy D2 có liên quan tới sốt Dengue xuất
huyết/Dengue xuất huyết có sốt, gần đây thì liên quan đến D3 [14], [28], [31].
Nhiễm virus Dengue lần đầu tạo miễn dịch bền vững suốt đời với týp
đã nhiễm. Ngoài ra nhiễm dịch chéo một phần với 3 týp còn lại và có tính bảo
vệ nhất thời (6 tháng). Như vậy nếu nhiễm lần 2 với một týp virus Dengue
khác (Nhiễm thứ phát) sẽ mắc bệnh.
1.4.2. Bệnh lỵ trực trùng
Shigella là loại trực khuẩn Gram (-) nhỏ, dài 1-3 m, rộng 0,3-0,6 m
không có bao, không sinh nha bào, không di động, thuộc họ Escherichiae gia
đình Entero bacteriacae, về tính kháng nguyên chúng có kháng nguyên thân O
là nội độc tố.
Dựa vào tính chất sinh hoá và đặc tính kháng nguyên O người ta chia
Shigella làm 4 nhóm chính và đặt tên như sau:
+ Nhóm A: S.dysenteriae có 10 týp huyết thanh, trong đó
S.dysenteriae týp Z (S.shiga). Có ngoại độc tố, nó khác những Shigella
khác ở ba đặc điểm quan trọng gây bệnh lỵ nặng hơn, kéo dài hơn và gây tử
vong nhiều hơn, kháng thuốc phổ biến hơn gây những vụ dịch lớn và kéo

dài hơn những chủng khác.
+ Nhóm B: S.flexneri, gồm 6 týp huyết thanh.
+ Nhóm C: S.boydii, gồm 15 týp huyết thanh.
+ Nhóm D: S.Sonnei, gồm có 1 týp huyết thanh.
Ngoài ra trực khuẩn Shigella còn được chia làm 40 týp huyết thanh.


-13-

Căn cứ vào cấu trúc của thành phần Polysaccharide trong cấu tạo chuỗi bên
của phân tử Lipo polysaccharide trên thành tế bào vi trùng [2], [3], [29].
1.4.3. Bệnh thủy đậu
Tác nhân gây bệnh là Herpes varicellae hay Varicella Zoster virus
(VZV) thuộc họ Herpes virus được phân lập năm 1952. Sở dĩ virus có tên như
trên vì khi người ta phân lập virus từ những bệnh nhân thuỷ đậu và bệnh
Zoma (Zoster) thì thấy chúng hoàn toàn giống nhau. Theo giả thuyết của
Hopesimpon đưa ra năm 1965 thì thuỷ đậu là đáp ứng miễn dịch tiên phát của
ký chủ đối với virus, còn bệnh zona là sự tái hoạt động của virus đã tồn tại
trong cơ thể ở dạng tiềm tàng ở các hạch của thần kinh cảm giác.
1.4.4. Bệnh quai bị
Nguyên nhân gây bệnh quai bị là Paramyxo Virus, Virus có một lớp lõi
hình xoắn ốc kín chuỗi RNA được bọc trong một lớp võ Lipid và Protein.
Virus quai bị có hai kháng nguyên:
+ Kháng nguyên S xuất phát từ màng nhân
+ Kháng nguyên V từ hemaglutimin bề mặt, kháng nguyên V gây bệnh
ngưng kết hồng cầu.
Quai bị lây theo đường hô hấp qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân
nói, ho, hắt hơi, thời gian lây 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai
cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý [22].
1.5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1.5.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh Dengue xuất huyết
- Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao, liên tục từ 2 đến 7 ngày
- Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi của
bệnh dưới nhiều hình thức.
+ Dấu hiệu dây thắt dương tính.
+ Xuất huyết tự nhiên ở da biểu hiện chấm xuất huyết ở cẳng chân,


-14-

cẳng tay, bụng, đùi, mạng sườn, bầm tím nơi tiêm chích. ở niêm mạc biểu
hiện chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu hoặc xuất
huyết tiêu hoá.
- Sưng hạch trên lồi cầu dọc theo cơ ức đòn chủm, ấn hạch hơi tức,
không đỏ đau, có khi sưng hạch bẹn, nách, hạch xuất hiện sớm.
- Gan to xuất hiện sớm trong khi sốt, sờ được đến 2-7 cm dưới bờ sườn,
gan mềm, ấn tức [19], [31].
- Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của
bệnh. Biểu hiện vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh
nhỏ, huyết áp tụt hoặc kẹp, tiểu ít.
Có thể xảy ra hiện tượng thoát huyết tương do tăng tính thấm thành
mạch biểu hiện: Tăng dung tích hồng cầu, tràn dịch màng phổi, màng bụng và
giảm protein máu.
1.5.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực trùng
- Thời kỳ ủ bệnh: Không có triệu chứng lâm sàng, thường kéo dài 1272 giờ, trung bình 1-5 ngày.
- Thời kỳ khởi phát: Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng không
đặc hiệu như sốt cao đột ngột, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn,
buồn nôn, kèm theo tiêu chảy và đau bụng.
- Thời kỳ toàn phát: Bệnh diễn biến với bệnh cảnh đầy đủ nhờ đi cầu
phân nhầy máu với đau bụng quặn dọc theo khung đại tràng, mót rặn, đi cầu

nhiều lần trong ngày từ 20-60 lần/ngày, phân ít, có nhầy máu về sau không có
chất phân.
Trong thời kỳ này bệnh nhân còn sốt nhưng nhẹ hơn, người mệt mỏi,
thể trạng suy sụp, mặt hốc hác, môi khô, lưỡi vàng bẩn.
- Thời kỳ lại sức: Thường sau 1-2 tuần, nếu không điều trị bệnh củng tự
cải thiện, ở thể nặng thời kỳ hồi sức kéo dài.


-15-

1.5.3. Triệu chứng lâm sàng bệnh thuỷ đậu
- Thời kỳ ủ bệnh: Thay đổi từ 10-21 ngày, trung bình 15 ngày
- Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đôi
khi có đau bụng nhẹ, có thể xuất hiện các nốt hồng ban, kích thước vài mm
nổi trên nền da bình thường. Thời kỳ này kéo dài khoảng 24 giờ trước khi trở
thành bọng nước.
- Thời kỳ toàn phát: Trên da mặt, đầu, niêm mạc, cổ, lưng nổi những
nốt đậu hình tròn hoặc hình giọt nước trên viền da màu hồng. Nốt đậu có
đường kính 3 -10 mm, lúc đầu chứa một chất dịch trong sau khoảng 24 giờ thì
hoá đục. Chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng ở
nhiều lứa tuổi khác nhau: Dạng phát ban, dạng nốt đậu trong, nốt đậu đục,
dạng đóng mày, các nốt đậu xuất hiện liên tục trong vòng 5 ngày đầu tiên, chi
dưới là nơi cuối cùng của nốt đậu.
Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, đường tiêu hoá,
tiết niệu, âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thở, tiểu rát ...
Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể có sốt nhẹ hoặc không sốt, số
lượng nốt đậu càng nhiều bệnh càng nặng.
- Thời kỳ hồi phục: Sau một tuần, hầu hết nốt đậu đóng mày khô và
rụng đi, không để lại sẹo.
Ở người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc thường tổn thương, đặc

biệt là bệnh nhân ung thư hệ bạch huyết, thời gian hồi phục dài gấp ba lần so
với người bình thường, tỷ lệ tử vong là 15% [21], [25], [26].
1.5.4. Triệu chứng lâm sàng bệnh quai bị
Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có
cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rát đau họng và đau góc hàm. Sau đó
tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng trong khoảng
1 tuần [8].


-16-

- Thời kỳ ủ bệnh: từ 14-24 ngày, trung bình 17-18 ngày ở trẻ nhỏ ít khi
biểu hiện các dấu hiệu tiền triệu. Có thể có sốt, đau cơ, đặc biệt là đau gáy,
nhức đầu khó chịu.
- Thời kỳ khởi bệnh: Đau hoặc sưng tấy một hoặc cả 2 tuyến mang tai.
Tuyến mang tai sưng theo kiểu lúc đầu sưng phồng chiếm đầy khoảng cách
giữa bờ sau hàm dưới và xương chủm, sau đó lan đến phía dưới và ra trước và
dừng lại ở xương gò má. Các mô sưng tấy đẩy dái tai ra phía trên và ra ngoài.
Hiện tượng sưng tấy kéo dài 3-7 ngày có khi lâu hơn [13].
Có 3 điểm đau của Rillet-Barthez [8], [16].
+ Mỏm chủm-khớp thái dương hàm-góc dưới của xương hàm.
+ Kết hợp với sưng tuyến mang tai có thể có.
+ Phù họng và vòm miệng cùng bên làm cho Amygdale bị đẩy về phía giữa.
+ Phù cấp diễn ở thanh quản
+ Lỗ Stenon sưng to
+ Hạch trước tai, góc hàm sưng to và đau
+ Sốt vừa phải
- Thời kỳ toàn phát:
Tuyến mang tai càng lúc càng sưng to, kèm theo sốt cao 38-390C. Da ở
tuyến mang tai ít khi đỏ, ấn vào có cảm giác đàn hồi. Đồng thời các tuyến

dưới hàm cũng sưng đau chiếm khoảng 10-15% và phát hiện lỗ của ống
Wharton thường viêm đỏ, có vài trường hợp tuyến dưới hàm và dưới cằm
sưng to, có khi lan ra trước ngực gây phù trước xương ức. Lưỡi gà có thể bị
sưng to.
- Thời kỳ hồi phục:
Sau một tuần tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, các triệu chứng đau
họng và khó nuốt sẽ biến mất.


-17-

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƢỢNG VÀ THờI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhi ngoài thời kỳ sơ sinh đến
15 tuổi bị mắc bệnh thuộc ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR)
được điều trị ngoại trú tại trạm Y tế phường Thuận Thành, Thành phố Huế
trong khoảng thời gian từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2008.
Một số đối tượng không đề cập trong diện nghiên cứu.
- Bệnh nhi sốt siêu vi hoặc sốt không rõ nguyên nhân.
- Một số bệnh nhi được trạm y tế chẩn đoán là sốt mò, mụn nhọt ngoài da,
apxe cơ.
- Bệnh nhi vàng da, vàng mắt
- Bệnh nhi bị viêm phổi do:
+ Vi khuẩn có điều trị kháng sinh
+ Virus chỉ điều trị triệu chứng
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thực hiện theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Những bệnh nhi được điều trị ngoại trú tại trạm Y tế phường Thuận
Thành Thành phố Huế lần lượt được chẩn đoán và điều trị dựa theo triệu
chứng lâm sàng.
- Các bệnh ngoài chương trình TCMR như:
+ Dengue xuất huyết
+ Lỵ trực trùng
+ Thủy đậu
+ Quai bị


-18-

2.2.3. Các bƣớc tiến hành
- Xây dựng đề cương chi tiết
- Điều tra vấn đề TCMR của từng bệnh nhi cụ thể theo phiếu điều tra.
- Khám lâm sàng, theo dõi diễn biến lâm sàng của từng bệnh nhi và ghi
nhận chẩn đoán vào phiếu điều tra.
- Dựa trên phiếu điều tra chúng tôi tiến hành các bước:
Hỏi bà mẹ và nghiên cứu hồ sơ tại trạm y tế của bệnh nhi được chẩn
đoán theo các bước.
+ Dịch tễ học
+ Tình hình tiêm chủng
+ Triệu chứng và diễn biến lâm sàng
+ Kết quả điều trị
2.2.4. Phƣơng tiện nghiên cứu
- Nhiệt kế
- ống nghe
- Máy đo huyết áp

- Phiếu điều tra
- Hỏi bà mẹ, khám lâm sàng qua 4 bước: Nhìn, sờ, gỏ, nghe
- Tham khảo hồ sơ bệnh án tại trạm y tế
2.2.5. Cách tiến hành cụ thể
2.2.5.1. Bệnh Dengue xuất huyết
- Tìm hiểu nguồn lây
- Lâm sàng
+ Khám:

Mạch
Nhiệt độ
Huyết áp
Nhịp thở


-19-

+ Tìm các dấu hiệu xuất huyết tự nhiên hoặc làm dấu Laeet
+ Khám gan
+ Khám xem có hạch ở trên lồi cầu, cơ ức đòn chủm
2.2.5.2. Bệnh lỵ trực trùng
- Tìm hiểu nguồn lây
- Lâm sàng
+ Khám:

Mạch
Nhiệt độ
Huyết áp
Nhịp thở


+ Khám và nhìn tính chất của phân: Nhầy máu mủi, số lần đi cầu,
số lượng phân.
+ Tìm dấu hiệu đau quặn bụng
+ Tìm triệu chứng mót rặn.
2.2.5.3. Bệnh Thủy đậu.
- Tìm hiểu nguồn lây
- Lâm sàng
+ Đo nhiệt độ
+ Mạch
+ Khám: Ban thủy đậu
Hình dạng ban qua 4 lứa tuổi
Hình thái ban xuất hiện trên cơ thể
Phân biệt với ban của zona, mụn phỏng, ban dị ứng
2.2.5.4. Bệnh quai bị
- Tìm hiểu nguồn lây
- Lâm sàng
+ Đo nhiệt độ


-20-

+ Mạch
+ Khám tuyến mang tai một bên hoặc hai bên
+ Khám lỗ Sténon
+ Khám cơ quan sinh dục đối với trẻ em nam
+ Khám dấu hiệu màng não
+ Khám dấu hiệu nôn mửa
+ Khám bụng, Amygdales
2.2.6. Xử lý số liệu
- Thu thập số liệu bệnh nhi trong quá trình khám và điều trị tại trạm y tế

phường Thuận Thành, Thành phố Huế trong thời gian làm luận văn
- Phân tích và xử lý số liệu theo phương pháp y học thông thường và
một số dư kiện xử lý trên máy vi tính theo chương trình EpiInfo Version 6
- Chọn ý nghĩa thống kê: p= 0,05 giá trị có ý nghĩa thống kê khi độ tin
cậy p < 0,05, với p < 0,01 thì rất có giá trị thống kê, p > 0,05 thì không có ý
nghĩa thống kê.


-21-

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới
Bảng 3.1. Phân bố theo giới
Giới

n

%

Nam

129

62,62

Nữ


77

37,38

Chung

206

100,00

Ý nghĩa thống kê
p < 0,01

Nhận xét:
Trẻ nam có 129 trường hợp chiếm tỷ lệ 62,62%.
Trẻ nữ có 77 trường hợp chiếm tỷ lệ 37,38%.
Sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01).

37.38%
Nam
Nữ
62.62%

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới


-22-

3.1.2. Phân bố mắc bệnh theo giới và tuổi

Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi và giới
Nam

Giới
Tuổi

Nữ

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

< 1 tuổi

1

0,8

3


3,9

4

1,9

1 → 3 tuổi

32

24,8

18

23,4

50

24,3

3 → 6 tuổi

61

47,3

43

55,8


104

50,5

> 6 tuổi

35

27,1

13

16,9

48

23,3

Tổng

129

100,0

77

100,0

206


Tỷ lệ
60
%

55.8
47.3

50

Nam
Nữ

40
24.8

30

27.1
23.4
16.9

20
10

3.9

0.8

0
<1


1

3

3

6

>6

Độ
tuổi

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi và giới

Nhận xét:
Qua bảng 3.2. và đồ thị trên ta nhận thấy
- Độ tuổi từ 3- 6 tuổi nam nữ đều chiếm tỷ lệ cao nhất, nam chiếm
47,3%, nữ chiếm 55,8%.
- Độ tuổi < 1 tuổi chiếm tỷ lệ thấp: nam chiếm 0,8%, nữ chiếm 3,9%.


-23-

3.2. CÁC LOẠI BỆNH TRẺ BỊ MẮC
3.2.1. Phân bố bệnh theo giới
Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo giới
Giới


Nam

Bệnh

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n

%

SD-SDXH

59

45,7

31

40,2


90

43,7

Quai bị

8

6,2

3

3,9

11

5,3

Thuỷ đậu

24

18,6

22

28,6

46


22,3

Lỵ trực trùng

38

29,5

21

27,3

59

28,6

Tổng

129

100,0

77

100,0

206

100,0


Tỷ lệ
% 50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

45,7
40,2
29,5

28,6

27,3
Nam
Nữ

18,6
6,2

SD-DXH

3,9


Quai bị

Thủy đậu

Lỵ trực trùng

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh theo giới
Nhận xét:
- Bệnh SD-SDXH, cả 2 giới chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó nam chiếm
45,7%, nữ chiếm 40,2%.
- Bệnh quai bị, cả 2 giới chiếm tỷ lệ thấp, nam 6,2%, nữ 3,9%.
- Bệnh thuỷ đậu, nam chiếm 18,6%, nữ chiếm 28,6%.
- Bệnh Lỵ trực trùng, 2 giới chiếm tỷ lệ tương đương nhau, nam
chiếm 29,5%, nữ chiếm 27,3%.


-24-

3.2.2. Phân bố các loại bệnh theo tuổi
Bảng 3.4. Phân bố các loại bệnh theo tuổi
Giới

1 → 3 tuổi

< 1 tuổi

3 →6 tuổi

>6tuổi


Bệnh

n

%

n

%

n

%

n

%

SD-DXH

0

0

11

12,2

60


66,7

19

21,1

Quai bị

0

0

0

0

1

9,1

10

90,9

Thuỷ đậu

1

2,2


15

32,6

12

26,1

18

39,1

Lỵ trực trùng

3

5,1

24

40,7

31

52,5

1

1,7


Tỷ lệ
% 100

90,9

90

SD-DXH

80

Quai bị
Thuỷ đậu

70

66,7

Lỵ trực trùng

60

52,5

50

40,7

40


39,1

32,6
26,1

30

21,1

20

12,6

10
0

2,2
0

1,7

0

0
< 1 tuổi

9,1

5,1
1


3 tuổi

3

6 tuổi

> 6 tuổi

Độ tuổi

Biểu đồ 3.4. Phân bố các bệnh theo tuổi
Nhận xét:
- Nhóm < 1 tuổi chỉ có 2 loại bệnh, thuỷ đậu chiếm 2,2% và lỵ trực
trùng chiếm 5,1%.
- Nhóm bệnh 1 → 3 tuổi, lỵ trực trùng chiếm 40,7%, không có bệnh quai bị
- Nhóm > 3-6 tuổi có đủ 4 loại bệnh, trong đó DXH chiếm tỷ lệ cao
nhất 66,7%%, tiếp đến lỵ trực trùng chiếm 52,5%, thuỷ đậu chiếm 26,1%,
thấp nhất quai bị chiếm 9,1%.
- Nhóm > 6 tuổi có đủ 4 loại bệnh, quai bị chiếm tỷ lệ cao nhất 90,9%
thuỷ đậu chiếm 39,1% và thấp nhất lỵ trực trùng chiếm 1,7%.


-25Tỷ lệ 70
%
60

66,7

50

40
30

21,1
12,2

20
10

0

0
< 1 tuổi

1

3 tuổi

3

6 tuổi

> 6 tuổi

Nhóm
tuổi

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh SD-DXH theo tuổi
Nhận xét:
- Bệnh SD-DXH, tỷ lệ nhóm tuổi 3→6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất

(66,7%), nhóm > 6 tuổi chiếm 21,1% nhóm < 1 tuổi không có bệnh.
Tỷ lệ 100
%

90,9

80
60
40
20

9,1
0

0
0
< 1 tuổi

1

3 tuổi

3

6 tuổi

> 6 tuổi

Nhóm
tuổi


Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh quai bị theo tuổi
Nhận xét:
Nhóm tuổi > 6 tỷ lệ bệnh quai bị chiếm tỷ lệ cao nhất (90,9%)
Nhóm 3 → 6 tuổi chiếm 9,1%.
Nhóm < 1 tuổi và 1→3 tuổi không có bệnh quai bị


×