Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.24 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--------------

NGUYỄN LÂM KHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGÀNH NGHỀ THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--------------

NGUYỄN LÂM KHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGÀNH NGHỀ THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Minh Tiến

CẦN THƠ, 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng quý Thầy, Cô Khoa
Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Tây Đô. Trong thời gian qua, quý Thầy, Cô đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi học tập và nghiên cứu, tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tiếp theo tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Minh Tiến đã tận tình
hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Sau cùng, tơi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người
ln động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Cần Thơ, ngày……tháng ….. năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Lâm Khương


ii

TĨM TẮT
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam - chi nhánh TP Long Xuyên. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu
được thu thập từ 200 hồ sơ vay vốn ngành nghề thủy sản tại Agribank chi nhánh TP

Long Xuyên. Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã xác định được
các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong cho vay ngành nghề thủy tại Agribank chi nhánh
TP Long Xun. Kết quả phân tích của mơ hình Binary Logistic cho thấy các biến: số
thành viên có thu nhập, tỷ lệ bảo đảm, kinh nghiệm của khách hàng và kinh nghiệm
của cán bộ tín dụng có ý nghĩa thống kê và phù hợp với lý thuyết cũng như kỳ vọng.
Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị để hạn chế những rủi ro trong
cho vay ngành nghề thủy sản tại Agribank chi nhánh TP Long Xuyên.


iii

ABSTRACT
The main objective of the study is to analyze the factors affecting credit risk in
lending to the fisheries sector at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
- Long Xuyen City Branch. Data used in the study are collected from 200 loan
applications for the fisheries sector at Agribank Long Xuyen City branch. Combining
qualitative and quantitative research, the author has identified the factors affecting
risks in lending to the fishiers industry at Agribank Long Xuyen City branch. The
analysis results of the Binary Logistic model showed that the variables: number of
members with income, guarantee ratio, customer experience and experience of credit
officer are statistically significant and consistent with theory as well as expectations.
Since then, the author proposes a few solutions and recommendations to limit risks in
lending to the fishiers industry at Agribank Long Xuyen City branch.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp

nào khác
Cần Thơ, ngày……tháng ….. năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Lâm Khương


v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................ 3
1.4 Đối t

ng à h

i nghiên cứu ............................................................................... 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1. Ph

ng h

nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.1 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn ............................ 3

1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 4
1.6 Đóng gó

ới của luận ăn.......................................................................................... 4

1.7 Cấu trúc của luận ăn ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 6
2.1 Tổng quan ề rủi ro tín dụng ....................................................................................... 6
2.1.1 Khái niệm về tín dụng và rủi ro tín dụng ......................................................... 6
2.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản: .................. 8
2.1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng .................................................................................. 9
2.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................................. 10
2.1.5 Các hình thức của rủi ro tín dụng ................................................................... 11
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các tổ chức tín dụng............................ 12
2.1.7 Hậu quả của rủi ro tín dụng ............................................................................ 15
2.1.8 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng .............................................................. 17
2.2 L

c khảo c c nghiên cứu thực nghiệ

rủi ro tín dụng ngân hàng th

ng

trên thế giới ề c c yếu tố t c động đến

i ........................................................................... 22

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 22
2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................... 23

2.2.3 Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu.............................................................. 27
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 32


vi
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 32
3.2 Ph

ng h

thu thậ số liệu .................................................................................... 32

3.2.1 Mô tả mẫu điều tra.......................................................................................... 32
3.2.2 Tình hình chung của đối tượng nghiên cứu qua mẫu điều tra ........................ 33
3.3 Ph

ng h

nghiên cứu ........................................................................................... 33

3.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .............................................................. 33
3.3.2 Phương pháp phân tích ................................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 37
4.1 Kh i qu t tình hình ho t động của Agribank chi nh nh Thành Phố Long
Xuyên ................................................................................................................................... 37
4.1.1 Sơ lược về Agribank chi nhánh Thành Phố Long Xuyên. ............................. 37
4.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ......................................... 37
4.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ các phòng ban .................... 38
4.1.4 Các kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh ........................... 42

4.2 Thực tr ng n xấu của Agribank Chi nh nh TP Long Xuyên ............................ 48
4.2.1 Tình hình nợ xấu của Chi nhánh .................................................................... 48
4.2.2 Tình hình nợ xấu ngành thủy sản của Chi nhánh ........................................... 50
4.3. C c yếu tố ảnh h ởng đến n xấu t i Agribank Chi nh nh Thàng hố Long
Xuyên ................................................................................................................................... 51
4.3.1 Mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................ 51
4.3.2 Kết quả phân tích bằng mơ hình Binary Logistic ......................................... 54
CHƯƠNG : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 61
.1 Kết luận ......................................................................................................................... 61
.2 Khuyến nghị nhằ

h n chế rủi ro tín dụng trong cho ay ngành nghề thủy sản

t i Agribank chi nh nh Thành hố Long Xuyên. ........................................................ 62
5.2.1 Khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu ..................................................... 62
5.2.2 Khuyến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước........................................... 64
5.2.3 Khuyến nghị đối với Agribank Chi nhánh Tỉnh An Giang ............................ 65
5.2.4 Khuyến nghị đối với Khách hàng................................................................... 67
.3 C c h n chế à Đề xuất nghiên cứu tiế theo ......................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 69
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 73


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước ............................................................ 27
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích hồi quy.................... 29
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2017 - 2019 ............................................ 43
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2017 - 2019 .............................................. 44
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 .................................. 46

Bảng 4.4: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2017 - 2019 ....................................................... 48
Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2017 - 2019 ....................................................... 50
Bảng 4.6: Thống kê mô tả rủi ro cho vay của khách hàng thuộc ngành Thuỷ sản tại
Agribank Chi nhánh Thành phố Long Xuyên ............................................................... 51
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay đối với khách hàng
thuộc ngành Thuỷ sản tại Agribank Chi nhánh Thành phố Long Xuyên ..................... 52
Bảng 4.8: Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) ................................................... 55
Bảng 4.9: Kết quả hệ số tương quan (Corr) giữa các biến độc lập ............................... 55
Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay đối với khách hàng thuộc ngành
Thuỷ sản tại Agribank Chi nhánh Thành phố Long Xuyên .......................................... 56


viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Các hình thức của rủi ro tín dụng .................................................................. 11
Hình 2.2: Mơ hình đề xuất ............................................................................................. 28
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 32
Hình 4.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Chi nhánh .......................................................... 39


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam


Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng


NTTS

Ni trồng thủy sản

CBTD

Cán bộ tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

KKH

Khơng kỳ hạn

CKH

Có kỳ hạn


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động ngân hàng ngày nay được coi là xương sống của nền kinh tế, sự phát
triển của nó phản ánh đúng thực trạng kinh tế của mỗi quốc gia. Trong những năm gần
đây ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan và khẳng định là
một trung gian tài chính quan trọng khơng thể thiếu được của nền kinh tế thị trường.
Quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí vai trị của các

ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với nhiều
loại rủi ro trong suốt quá trình hoạt động, ở tất cả các sản phẩm, các lĩnh vực. Kinh
nghiệm cho thấy khó có thể tránh được hết rủi ro, mà việc chấp nhận rủi ro và có các
biện pháp giảm thiểu rủi ro để đạt được kết quả hoạt động tốt hơn nên được chú trọng.
Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang chịu tác động của những cuộc
khủng hoảng tài chính trên thế giới, và hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ, từ
năm 2011 đến năm 2014, nợ xấu của các ngân hàng kể cả ngân hàng thương mại nhà
nước và ngân hàng thương mại cổ phần tăng rất cao.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là đơn vị
cung cấp vốn tín dụng đáp ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp - nông
thôn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng gián tiếp kích thích tiết
kiệm và đẩy mạnh đầu tư của các thành phần kinh tế nói chung, góp phần tăng trưởng
kinh tế cho đất nước. Do thị trường hoạt động của Agribank khá rộng, đối tượng khách
hàng rất đa dạng thuộc tất cả các thành phần kinh tế, mà đặc biệt là các thành phần
kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đây là thị trường tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và là
nguyên nhân đe doạ đến chất lượng của hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Agribank
chi nhánh Thành phố Long Xuyên, An Giang là một trong những đơn vị trực thuộc của
Agribank nên cũng phải đối mặt với tình hình chung mà hệ thống gặp phải. Hoạt động
trên địa bàn với chủ lực là nông nghiệp và thủy sản, các sản phẩm điển hình như lúa và
cá tra trong vài năm trở lại đây gặp rất nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức
tạp của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,… cũng như chưa ổn định về giá và thị trường
tiêu thụ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sản xuất. Từ đó làm cho khả năng thanh


2
toán các khoản nợ vay của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn đơi khi khơng trả được
nợ dẫn đến tình hình nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên
trong những năm qua liên tục tăng và có nhiều dấu hiệu ảnh hưởng tới kết quả hoạt

động kinh doanh của ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu đạt đến mức 5%/năm và có xu hướng
tiếp tục tăng.
Trong tình hình đó, địi hỏi Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên phải
nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những
nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro. Để làm được điều đó, cần có những cải thiện trong
cách nhận diện và đề phòng rủi ro của những cán bộ trực tiếp cho vay, bên cạnh đó là
những quyết định cải thiện chất lượng tín dụng của các cấp lãnh đạo trong tình hình
trên.
Nhận thức được vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Long Xuyên” để từ đó nhận diện
các dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân, đề ra những giải pháp và khuyến nghị hữu ích cho
việc quản lý và phịng ngừa rủi ro tín dụng nhằm góp phần vào sự tăng trưởng kinh
doanh an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản tại Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên, từ
đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho
vay ngành nghề thủy sản tại Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên
trong 3 năm 2017 - 2019.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngành nghề thủy sản tại
Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên.
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với
ngành nghề thủy sản tại Agribank TP Long Xuyên trong những năm tới.


3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên trong
giai đoạn 3 năm từ 2017-2019 như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngành nghề thủy sản tại
Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên?
- Những giải pháp và khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngành
nghề thủy sản tại Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên trong những năm tới?
1.4 Đối t

ng à h

1.4.1 Đối t

i nghiên cứu

ng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản tại Agribank chi nhánh TP Long Xuyên.
- Khách thể nghiên cứu là các khách hàng cá nhân thuộc ngành nghề thủy sản tại
Agribank TP Long Xuyên.
- Đối tượng khảo sát: là các hồ sơ vay vốn hoạt động trong lĩnh vực ni trồng,
chế biến thủy sản cịn dư nợ đến thời điểm 31/12/2019.
1.4.2 Ph

i nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các khách hàng đang vay vốn là cá nhân, hộ sản xuất hoạt
động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản tại Agribank chi nhánh Thành phố
Long Xuyên.

- Phạm vi thời gian: thu thập số liệu kinh doanh của Agribank Chi nhánh TP
Long Xuyên trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019 để phân tích thực trang.
1. Ph

ng h

nghiên cứu

1. .1 C c h

ng h

nghiên cứu đ

c sử dụng trong luận ăn

a. Thống kê mô tả và so sánh.
Tác giả thu thập các số liệu từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của
Agribank chi nhánh TP Long Xuyên và số liệu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống
kê mô tả: điều tra, tổng hợp, phân tích so sánh,… thơng qua bảng biểu, đồ thị.
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến, thông qua các dữ liệu thứ cấp từ
các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh TP Long Xun từ
đó tác giả phân tích, so sánh đối chiếu để đánh giá thực trạng rủi tín dụng tại Agribank
chi nhánh TP Long Xuyên giai đoạn 2017 - 2019.
c. Phương pháp phân tích định lượng.


4
Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số
(biến giải thích hay biến độc lập: independent variables) đến một biến số (biến kết quả

hay biến phụ thuộc: dependent variable) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị
được biết trước của các biến giải thích.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logit nhị thức để phân tích mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (biến giải thích) đến rủi ro tín
dụng (biến kết quả).
1. .2 Ph

ng h

thu thậ dữ liệu

- Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
trong giai đoạn năm 2017 đến 2019, báo cáo chi tiết về tình hình hoạt động tín dụng
của Agribank Chi nhánh TP Long Xuyên, các hồ sơ vay vốn của khách hàng trong lĩnh
vực thủy sản còn dư nợ đến ngày 31/12/2019, nhằm phân tích, đánh giá thực trạng rủi
ro tín dụng tại ngân hàng.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan, chính sách, thơng tư của NHNN, văn bản ban
hành của hệ thống Agribank để hiểu về quy trình thực hiện.
- Trao đổi với nhân viên ngân hàng nhằm hiểu thêm về tình hình hoạt động của
ngân hàng có những điểm nổi bật, cũng như những hạn chế gì cịn tồn tại.
- Ngồi ra đề tài cịn thơng qua sách, báo, tạp chí khoa học, website, các văn bản
pháp luật để tìm hiểu về cơ sở lý luận, đồng thời cũng có cái nhìn tổng quan hơn trong
tình hình hiện tại.
1.6 Đóng gó

ới của luận ăn

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về nợ xấu khi cho
khách hàng vay vốn, đồng thời giúp những khách hàng này phát huy hiệu quả sử
dụng vốn vay, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo Ngân hàng
hiểu được những yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khi cho vay đối với ngành
nghề thủy sản. Từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để gia tăng hiệu quả sử dụng
vốn vay và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
1.7 Cấu trúc của luận ăn
Luận văn được chia làm năm chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.


5
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.

Kết luận ch

ng 1

Chương này tác giả đã tập trung giới thiệu về các vấn đề nghiên cứu như trình
bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn, kết cấu của
luận văn. Đây được xem là nền tảng để thực hiện các chương tiếp theo của đề tài
nghiên cứu.


6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan ề rủi ro tín dụng

2.1.1 Kh i niệ

ề tín dụng à rủi ro tín dụng

a. Khái niệm về tín dụng:
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng
hóa. Tín dụng ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực kinh
tế, tín dụng có thể được hiểu là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên
chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng
thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn và tiền lãi đã thỏa thuận
(Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012).
Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hồn trả kèm theo lợi
tức, nó để thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả hai
bên cùng có lợi và mang tính thỏa thuận.
Tín dụng xuất hiện từ thời kỳ cổ đại và đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, trong đó, tín dụng ngân hàng là một hình thức tín
dụng vơ cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu
cầu tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, còn bên kia
là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng là bên cấp tín dụng cho
khách hàng dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản trong một khoảng thời gian đã thỏa
thuận, với cam kết hồn trả nợ đúng hạn. Điều đó có nghĩa quan hệ tín dụng phải thỏa
mãn hai đặc trưng cơ bản sau mới được coi là mối quan hệ tín dụng hồn hảo:
Một là quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lịng tin tưởng: Điều này có nghĩa người
ta chỉ cho vay khi người ta tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả
nợ. Đồng thời người cho vay cũng tin tưởng rằng người đi vay sử dụng lượng giá trị
vay mượn đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất
định. Đây là điều kiện đầu tiên để thiết lập mối quan hệ tín dụng.
Hai là tính thời hạn và hồn trả: Quan hệ tín dụng là q trình vận động tương
đối quyền sở hữu và quyền sử dụng quỹ tín dụng. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của

quan hệ tín dụng. Theo đó người cho vay chỉ chuyển giao quyền sử dụng quỹ tín dụng
tạm thời trong một thời gian cho người đi vay. Khi đến thời hạn nhất định theo thỏa


7
thuận người vay phải hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và về giá trị bao gồm hai phần:
Gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hồn trả lớn hơn lượng giá trị ban
đầu. Đó chính là giá trả cho quyền sử dụng quỹ tín dụng tạm thời.
Chính bởi vậy, nếu một trong hai đặc trưng cơ bản bị vi phạm thì sẽ dẫn tới rủi ro
tín dụng. Khi nói tới rủi ro tín dụng ngân hàng, khái niệm đơn giản nhất có thể hiểu đó
là khả năng mà một người đi vay ngân hàng sẽ khơng thực hiện được nghĩa vụ của
mình theo các điều khoản đã thỏa thuận (Basel Committee on Banking Supervision,
2002).
Theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì rủi ro tín dụng ngân
hàng được hiểu đó là là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả
năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết
Như vậy, có thể hiểu trong thị trường tài chính nói chung và trong hoạt động
ngân hàng nói riêng, rủi ro tín dụng là một khái niệm được dùng để xác định khả năng
tổn thất tài sản của người cho vay có thể phát sinh khi người vay vi phạm nguyên tắc
hồn trả trong mối quan hệ tín dụng đã được xác lập. Hành vi vi phạm ngun tắc
hồn trả có thể là hoặc người vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ đã cam kết. Và hành vi này sẽ dẫn tới một nguy cơ
chủ yếu đến người cho vay bao gồm khả năng mất vốn và lãi, gián đoạn lưu chuyển
tiền tệ và làm gia tăng chi phí các khoản phải thu.
Rủi ro tín dụng khơng chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn phát sinh ở các
nghiệp vụ khác như bảo lãnh, cầm cố chiết khấu, bao thanh toán… Tuy nhiên phạm vi
luận văn chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng trong cho vay.
b. Phân loại tín dụng
Theo thời h n cho ay

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số: 47/2010/QH12)
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử
dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động
của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm (trên 12 tháng
đến 60 tháng), được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định,


8
cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các cơng trình nhỏ có thời hạn thu hồi
vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm (trên 60 tháng), được
sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mơ
lớn.
Thường thì tín dụng ngắn hạn được dùng trong đầu tư sản xuất nơng nghiệp nơng
thơn, cịn tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần
vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.
Theo

ục đích tín dụng

Phân loại tín dụng có các mục đích cơ bản sau:
Tín dụng phục vụ như cầu đời sống: là loại tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
để thanh tốn các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình của
cá nhân đó;
Tín dụng phục vụ hoạt động kinh doanh: là loại tín dụng dành cho khách hàng cá
nhân, pháp nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh hợp pháp.
Theo h

ng thức cho vay


Tín dụng có bảo đảm: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có
tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và
bảo lãnh.
Tín dụng khơng có bảo đảm: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra
không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp, mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài
với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối
với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh
doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ đầy đủ và đúng hạn...
2.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản:
a. Khái niệm ngành nghề thủy sản:
Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản
khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong
hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy
sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng
nước tự nhiên khác (Khoản 1 Điều 3 Luật Thủy sản 2017)


9
Ðất để ni trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá,
sơng, ngịi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi
cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nơng nghiệp có mặt
nước được giao, cho th để ni trồng thủy sản. Hầu hết các thủy sản là động thực vật
hoang dã, nhưng nuôi trồng thủy sản đang gia tăng. Canh tác có thể thực hiện ở ngay
các vùng ven biển, chẳng hạn như với các trang trại hàu, nhưng hiện này vẫn thường
canh tác trong vùng nước nội địa, trong các hồ, ao, bể chứa và các hình thức khác.
Tại Agribank chi nhánh TP Long Xuyên, cho vay ngành nghề thủy sản chủ lực là
cho vay nuôi và chế cá tra, cá lóc, tơm, lươn, …
b. Rủi ro tín dụng trong cho vay ngành nghề thủy sản:

Hoạt động ngành nghề thủy sản ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát
triển nói chung đều có những rủi ro nhất định. Có thể xem xét các nguyên nhân dẫn
đến rủi ro trong hoạt động ngành nghề thủy sản như sau:
- Nguyên nhân nội tại: là nguyên nhân bên trong đối với từng hộ sản xuất do
trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức về con giống, vật ni, kiến thức về môi trường
sống vi sinh vật. Thiếu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng và chế
biến thủy sản.
- Nguyên nhân bất khả kháng: là nguyên nhân không thể lường trước được như
lũ lụt, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh gây bệnh trên diện rộng làm giảm hoặc thất thu sản
lượng nuôi trồng của hộ nông dân.
- Nguyên nhân biến động thị trường: là sự thay đổi, biến động tăng giá đầu vào
trong quá trình sản xuất, ni trồng như: con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc men, ….
và sự biến đổi giá cả đầu ra của sản phẩm.
- Nguyên nhân thay đổi cơ chế - chính sách nơng nghiệp: do sự thay đổi cơ chế
chính sách hỗ trợ vật ni và sự thay đổi quy hoạch của vùng, miền kinh tế.
2.1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng
Để chủ động phịng ngừa RRTD đạt hiệu quả, việc nhận biết các đặc điểm của
RRTD rất cần thiết và hữu ích. RRTD có những đặc điểm cơ bản sau (Nguyễn Trọng
Tài, 2012):
- RRTD mang tính tất yếu nó ln tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng.
Chấp nhận rủi ro là đương nhiên trong hoạt động ngân hàng. Các NHTM thường đánh
giá cơ hội kinh doanh trên mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận nhằm tìm ra cơ hội đạt được


10
lợi ích xứng đáng với rủi ro mà mình phải chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động và phát
triển tốt nếu như mức rủi ro là hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng
nguồn tài chính và năng lực tín dụng của mình.
- RRTD mang tính gián tiếp. Nó xảy ra sau khi NHTM giải ngân vốn vay và
trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do tình trạng thơng tin bất cân xứng

nên NHTM thường ở thế bị động. NHTM thường biết thông tin sau hoặc thơng tin
khơng chính xác về khách hàng và do đó thường có những ứng phó khơng kịp thời.
- RRTD mang tính đa dạng và phức tạp. Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng và
phức tạp trong nguyên nhân gây ra RRTD cũng như diễn biến, hậu quả khi nó xảy ra.
2.1.4 Phân lo i rủi ro tín dụng
Trần Huy Hồng (2011) cho biết căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD
được chia làm 2 loại: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
- Rủi ro giao dịch là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do hạn
chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao
dịch có 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến q trình đánh giá và phân tích tín dụng,
khi ngân hàng lựa chọn những phương án hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong
hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và
mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục là hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quản lý trong danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành 2 loại:
rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng mang tính riêng biệt
bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc
điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay vốn quá nhiều đối
với một số khách hàng. Cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, một


11
lĩnh vực kinh tế hoặc cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay

rủi ro cao.
2.1.5 Các hình thức của rủi ro tín dụng
RRTD có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ lãi và gốc (Trần Huy Hồng,
2011). Đó là việc khơng thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu được
vốn đúng hạn hoặc không thu đủ vốn. Tùy trường hợp mà ngân hàng hạch toán vào
các khoản mục theo dõi, thực hiện các bút toán khác nhau.
Rủi ro tín dụng

Khơng thu
được lãi đúng
hạn

Khơng thu
được vốn đúng
hạn

Lãi treo phát
sinh

Nợ q hạn
phát sinh

Khơng thu đủ
lãi

1. Lãi treo
đóng băng
2. Miễn giảm
lãi


Khơng thu đủ
vốn (Mất vốn)

1. Nợ khơng
có khả năng
thu hồi
2. Xóa nợ

Hình 2.1: Các hình thức của rủi ro tín dụng
(Nguồn: Trần Huy Hồng, 2011)

Trường hợp 1: Khơng thu được lãi đúng hạn, nguy cơ RRTD ở mức thấp và chỉ
cần đưa vào mục lãi treo phát sinh. Nếu lãi đến kỳ trả mà khách hàng không đến trả
vượt quá 90 ngày thì ngân hàng cần thực hiện bút tốn xóa lãi, đồng thời theo dõi tài
khoản ngoại bảng đối với lãi vay quá hạn chưa thu được (tài khoản 941 hoặc 942).
Trường hợp 2: Không thu được vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn
phát sinh. Tuy nhiên khoản này vẫn chưa thể coi là khoản mất mát hồn tồn vì có thể
vì lý do nào đó, khách hàng chậm trả nợ gốc và được ngân hàng cho phép điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc. Trường hợp này, ngân hàng chỉ tiến hành chuyển
nhóm nợ có rủi ro thấp sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo quy định hiện hành về
phân loại nợ.


12
Trường hợp 3: Không thu đủ lãi, ngân hàng sẽ có những khoản mục lãi treo đóng
băng. Ngân hàng tiến hành xóa lãi trên tài khoản 941 hoặc 942, chuyển sang tài khoản
nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi - tài khoản 9712, ngoại trừ các trường
hợp ngân hàng miễn giảm lãi cho khách hàng khi khách hàng bị tổn thất về tài sản có
liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó khăn về tài chính.
Trường hợp 4: Khơng thu đủ vốn (mất vốn), khoản nợ quá hạn mà ngân hàng

không thể thu hồi được (do DN phá sản chẳng hạn) thì lúc này coi như ngân hàng gặp
RRTD ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ khơng có khả năng thu hồi. Ngân hàng
sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ và xử lý RRTD. Đối với khách hàng vay
vốn hội tụ đủ các điều kiện theo quy định về xóa nợ thì ngân hàng có thể xem xét xóa
nợ cho khách hàng, ngân hàng sẽ sử dụng nguồn tài trợ cho RRTD để xử lý xóa nợ gốc
theo thứ tự ưu tiên: dự phòng cụ thể, dự phịng chung, quỹ dự phịng tài chính hoặc
hạch tốn vào chi phí khác, đồng thời theo dõi số nợ gốc đã xóa trên tài khoản 9711.
2.1.6 C c yếu tố ảnh h ởng đến n xấu t i c c tổ chức tín dụng
a. Nhóm nhân tố vĩ mơ
Mơi trường kinh tế:
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính giữa khu vực tiết kiệm với khu vực
đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế có những ảnh
hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát ổn định, lãi suất cho vay ở
mức thấp so với khả năng sinh lời kỳ vọng của người đi vay, các thành phần trong nền
kinh tế sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm gia tăng nhu cầu vay vốn, các
NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng bởi năng lực tài chính của các khách hàng
vay vốn được nâng cao trong bối cảnh tình hình kinh tế thuận lợi. Điều này đồng nghĩa
với khả năng phát sinh nợ xấu giảm. Ngược lại, trong trường hợp kinh tế suy thoái,
lạm phát và lãi suất tăng cao là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM.
Khi đó, nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng.
Mơi trường pháp lý:
Mơi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn
bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí.
Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng
trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều


13
hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với

yêu cầu phát triển của nền kinh tế sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế.
Cụ thể, các cơ chế chính sách của Nhà nước bao gồm những gói kích thích kinh
tế, hỗ trợ lãi suất hoặc những thay đổi trong chính sách thuế hay các quy định về
ngành nghề, điều kiện kinh doanh là những tác nhân thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp/khách hàng vay vốn, ảnh hưởng đến nợ xấu của các
ngân hàng.
Môi trường tự nhiên
Hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh… là những nguyên nhân khách quan do sự biến đổi
của mơi trường thiên nhiên gây ra, nằm ngồi khả năng kiểm soát của ngân hàng và
khách hàng. Tuy nhiên, hậu quả của các hiện tượng thiên tai này ảnh hưởng nặng nề
đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, đặc biệt là
những ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dẫn đến nợ xấu phát sinh.
b. Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng thể hiện khẩu vị rủi ro của một ngân hàng, đóng vai trị định
hướng hoạt động tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 01 năm).
Nếu định hướng đúng đắn, thận trọng, phù hợp với năng lực quản trị rủi ro nội tại của
ngân hàng sẽ mang lại những kết quả tích cực. Ngược lại, chính sách tín dụng nóng
vội, quan điểm chấp nhận rủi ro lớn dễ dẫn đến nợ xấu gia tăng.
Để thu hút khách hàng và giành thị phần, đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ
và lợi nhuận được giao, một số TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng
nhanh. Vì vậy, họ dễ dàng bỏ qua một số bước trong quy trình tín dụng, đơn giản hóa
thủ tục cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn cấp tín dụng nhằm tối đa hóa việc thực hiện các
mục tiêu này. Trong khi đó, năng lực quản trị rủi ro của TCTD còn nhiều hạn chế, yếu
kém và chậm được cải thiện, dẫn đến khả năng nhận diện và phòng ngừa rủi ro tín
dụng khơng đầy đủ hoặc đánh giá thấp hơn thực tế.
Ngoài ra, các TCTD chưa chú trọng quản trị danh mục cho vay, một bộ phận
không nhỏ vốn tín dụng và nhiều TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn
nhiều rủi ro cao, chẳng hạn như bất động sản, chứng khoán. Khi các lĩnh vực này, đặc
biệt là thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu

cho vay lĩnh vực này tăng nhanh.


14
Kinh nghiệm, trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên ngân hàng
Năng lực phân tích và thẩm định tín dụng yếu kém thường khó phát hiện được
những khoản vay có vấn đề (nhất là đối với các ngành nghề địi hỏi hiểu biết chun
mơn cao) dễ dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Đơi khi cũng có thể quyết định
cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích nhưng ngân hàng khơng kịp thời phát hiện và ngăn chặn, dẫn
đến nảy sinh nợ xấu. Ngoài ra, năng lực quản lý điều hành lỏng lẻo của Ban lãnh đạo
ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nợ xấu, do vậy nếu đội ngũ
quản trị có trình độ chun mơn cao và nhiều kinh nghiệm sẽ hạn chế được nợ xấu.
Hoạt động kiểm tra, giám sát
Nhiệm vụ hoạt động kiểm tra và kiểm sốt là nhằm phát hiện sớm các bất
thường, từ đó kiến nghị các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro xảy ra. Tuy
nhiên, nếu hoạt động này quá yếu, lỏng lẻo, mang tính hình thức và khơng thực chất
thì khả năng phát sinh nợ xấu là điều khơng thể tránh khỏi.
Trên thực tế, không phải trường hợp nào cán bộ tín dụng cũng kiểm tra sau cho
vay đúng quy định nên các dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng
thường không được phát hiện sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời, chỉ khi khách
hàng khơng trả được nợ thì ngân hàng mới phát hiện ra. Khi đó, nợ xấu đã phát sinh và
khả năng thu hồi sẽ phức tạp hơn.
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng
Nhân viên có đạo đức tốt sẽ chấp hành tốt các quy định của phát luật và của ngân
hàng trong hoạt động tín dụng, khơng để phát sinh nợ xấu. Nhưng một khi cán bộ ngân
hàng suy giảm phẩm chất đạo đức, không tuân thủ đúng quy định, quy trình tín dụng,
cấu kết với khách hàng để che giấu sự thật hoặc cố ý làm sai lệch các thơng tin thẩm
định nhằm trục lợi bất chính cho bản thân, đặc biệt trong trường hợp hoạt động cho
vay giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp có quan hệ với nhau càng tiềm ẩn nguy

cơ nợ xấu.
c. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
Năng lực quản lý kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp đầu tư đa ngành - những ngành nghề này khơng phải ngành
kinh doanh chính và có độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán… vượt quá khả


×