Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.46 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TỐ NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TỐ NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của chính tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng,
không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào cho đến thời điểm hiện nay. Những số liệu sử dụng trong mô hình là trung thực
được chính tác giả thu thập và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; các số liệu khác
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được thu thập từ các nguồn trích dẫn
khác nhau và đã ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP.HCM, ngày 12 tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Tố Nga


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Chương 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1. Lý do thực hiện nghiên cứu ..............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ...........................................................4
7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NHTM ...........................................................................................5
Giới thiệu chương 2.....................................................................................................5
2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng ngân hàng ...........................................................5
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ...........................................................................5
2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................5
2.1.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng ..........................................................6
2.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng..............................................7
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ........................................................9
2.2.1. Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô .........................................................................9
2.2.2. Nhóm các yếu tố đặc điểm của ngân hàng ...............................................10


2.3. Lược khảo các lý thuyết nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
...............................................................................................................................12
2.3.1. Xu hướng nghiên cứu các yếu tố đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng...........................................................................................................12
2.3.2. Xu hướng nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng ....................................................................................................................12
2.3.3. Xu hướng nghiên cứu các yếu tố đặc điểm ngân hàng và kinh tế vĩ mô
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ............................................................................13
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................17
Chương 3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ..............................................18
Giới thiệu chương 3...................................................................................................18
3.1. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam .............18
3.1.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng .....................................................................18

3.1.2. Tỷ lệ nợ xấu ..............................................................................................19
3.1.3. Dự phòng rủi ro tín dụng ..........................................................................21
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt
Nam ........................................................................................................................22
3.2.1. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân và rủi ro tín dụng .................23
3.2.2. Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng ...................................................24
3.2.3. Quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng.......................................................27
3.2.5. Tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng ........................................................28
3.2.6. Lạm phát và rủi ro tín dụng ......................................................................31
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................33
Chương 4. DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................33
Giới thiệu chương 4...................................................................................................33
4.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................34
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................34
4.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................35
4.3.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu ..................................................................35


4.3.2. Mô tả biến nghiên cứu ..............................................................................35
4.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................41
4.4.1. Thống kê mô tả .........................................................................................41
4.4.2. Ma trận hệ số tương quan .........................................................................42
4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến..........................................................................43
4.4.4. Kết quả hồi quy ........................................................................................43
4.4.5. Thảo luận kết quả .....................................................................................49
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................51
Chương 5.GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG
NHTM VIỆT NAM .................................................................................................51
Giới thiệu chương 5...................................................................................................51

5.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống các NHTM Việt Nam .......52
5.1.1. Đối với các NHTM ...................................................................................52
5.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................................53
5.1.3. Kiến nghị đối với Chính phủ ....................................................................54
5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ................................55
5.2.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................55
5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................56
Kết luận chương 5 .....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BCTN

: Báo cáo thường niên

CPI

: Chỉ số giá

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GLS


: Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát

LG

: Tăng trưởng tín dụng

LLR

: Dự phòng rủi ro tín dụng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NPL

: Nợ xấu

ROA

: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

REM

: Mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên


FEM

: Mô hình nhân tố tác động cố định

IR

: Lãi suất

SIZE

: Quy mô ngân hàng

VAMC

: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt từ các nghiên cứu trên thế giới các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu
của ngân hàng thương mại
Bảng 3.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn
2006 – 2015
Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
Bảng 3.3. Dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006
– 2015
Bảng 4.1. Danh sách 17 NHTM Việt Nam
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập
Bảng 4.4. Kiểm tra đa cộng tuyến

Bảng 4.5. Kết quả ước tính các nhân tố tác động theo Pooled OLS, FEM, REM
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman test
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm định Pooled OLS, FEM, REM, GLS
Bảng 4.8. Kết luận các giả thuyết thống kê


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Mối tương quan giữa ROA và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt Nam
trong giai đoạn 2006 – 2015
Hình 3.2. Mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng của 17
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
Hình 3.3. Mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng của 17 NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
Hình 3.4. Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng của 17 NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
Hình 3.5. Mối tương quan giữa lạm phát và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt
Nam trong giai đoạn 2006 – 2015


1

Chương 1. GIỚI THIỆU
1. Lý do thực hiện nghiên cứu
Vấn đề rủi ro tín dụng của các ngân hàng đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn
xã hội. Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2009 là
2,5%, năm 2010 là 3%, năm 2011 là 3,3%, tăng cao nhất vào năm 2012 tăng lên
4,08%và đến cuối năm 2016 đạt 2.46%. Vấn đề nợ xấu của ngân hàng có thể liên
quan đến từ nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô, vi mô và các yếu tố đặc điểm của ngân
hàng. Chính vì vậy, nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng rất có ý
nghĩa trong bối cảnh mà rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải đối mặt

và là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn vừa
qua. Vấn đề nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng nhận diện được tác động
của các yếu tố đến rủi ro tín dụng nhằm kiểm soát tốt hơn hoạt động ngân hàng
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro tín dụng được thực hiện ở các
quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, gần đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về việc đánh
giá và phân tích vấn đề nợ xấu ảnh hưởng đến rủi ro tại các NHTM nhằm nhận diện
nợ xấu và đưa ra chính sách cải thiện tình hình. Tuy nhiên, khá nhiều các nghiên
cứu chỉ dừng lại ở mức đánh giá nợ xấu theo phương pháp phân tích định tính, phân
tích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu dựa trên bảng biểu, số liệu thống kê, số lượng các
nghiên cứu định lượng còn ít và khá đơn giản với dữ liệu và thông tin còn hạn chế.
Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính lý luận và thực tiễn như trên, với mong muốn
tìm hiểu, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ
thống ngân hàng nhằm đưa ra những kiến nghị, chính sách quản lý rủi ro tín dụng
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam, tôi đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ
thống các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
-

Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

-


Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến rủi ro tín dụng

-

Đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt
Nam?

-

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng là như thế nào?

-

Giải pháp nào để hạn chế các yếu tố này ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ
thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có nhiều cách thức và chỉ
tiêu đánh giá khác nhau như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, dự phòng rủi ro tín dụng.
Ở đây, tác giả chọn tỷ lệ nợ xấu làm biến đại diện cho đối tượng nghiên cứu là rủi
ro tín dụng theo như các nghiên cứu của các tác giả Sukrishnalall Pasha và Tarron
Khemraj (2009); Louzis và cộng sự (2010); Nabila Zribi và Younes Boujelbène

(2011), vì chỉ tiêu này cho thấy cụ thể nhất tình hình chất lượng tín dụng của ngân
hàng, phản ánh khả năng quản trị tín dụng trong khâu cấp tín dụng và thu hồi nợ
vay của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng trong 17 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2006 – 2015.


3

Phạm vi về không gian: Tác giả chọn chỉ nghiên cứu tại 17 NHTM Việt Namvì lý
do trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2015 có một số ngân hàng thực hiện tái cơ
cấu, một số ngân hàng khác không cung cấp đủ số liệu phục vụ nghiên cứu nên tác
giả không thể thu thập đầy đủ số liệu cho toàn bộ 35 NHTM Việt Nam trong giai
đoạn này.
Phạm vi về thời gian từ năm2006 – 2015. Thời gian nghiên cứu trong đề tài được
chọn bởi 2 lý do. Thứ nhất, dữ liệu nợ xấu trước năm 2006 không có đủ. Thứ hai,
trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2015 thì tình hình nợ xấu của hệ thống
NHTM Việt Nam có nhiều biến động liên tục. Do đó, tác giả chọn phạm vi thời
gian này để thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ
thống NHTM Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương
pháp định lượng cụ thể như sau:
Nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thống kê, mô tả số liệu của các yếu tố
nghiên cứu và thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. So sánh và phân
tích đối chiếu với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn, xác định các biến độc lập
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
Nghiên cứu định lượng thông qua mô hình hồi quy OLS (Pooled), mô hình Fix
Effects và mô hình Random Effects. Sau đó, kiểm định Hausman (Hausman test) để
lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Trong mô hình nghiên cứu, tác giả chọn biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPL). Các
biến độc lập bao gồm lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tăng trưởng tín dụng
(LG), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF).
Dữ liệu thuộc đặc điểm ngân hàng được thu thập từ Báo cáo thường niên, Báo cáo
tài chính đã được kiểm toán của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015.


4

Dữ liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Báo cáo của NHNN và Báo cáo điều tra số
liệu thống kê của Tổng cục thống kê từ năm 2006 đến năm 2015.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung cơ sở lý luận về phương pháp nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam, cung cấp
thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng thương mại và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố đặc điểm
ngân hàng.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm 05 chương:
Chương 01: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM
Chương 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống
NHTM Việt Nam
Chương 4: Dữ liệu, phương pháp, mô hình và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NHTM
Giới thiệu chương 2
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Đồng thời tiếp cận các nghiên cứu thực tiễn trên thế
giới về vấn đề này và tổng hợp tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng trong các
nghiên cứu trước đây.
2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng ngân hàng
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo Basel (1999), rủi ro tín dụng được định nghĩa đơn giản nhất là khả năng người
đi vay ngân hàng không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ của mình theo các điều
khoản đã thỏa thuận.
Theo Philippe Jorion (2009), rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất nền kinh tế xuất phát
từ việc bên đối tác không thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã thỏa thuận. Rủi ro này
được đo lường bằng chi phí bỏ ra để có được dòng tiền thay thế nếu bên đối tác phá
sản.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là
tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Tóm lại, rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng với khách hàng, thể hiện qua việc người đi vay không trả được nợ hoặc trả nợ
cho người cho vay không theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Theo Trần Huy Hoàng (2011), nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro
tín dụng được phân chia thành hai loại là rủi ro giao dịch (transaction risk) và rủi ro
danh mục (portfolio risk):


6


-

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo
đảm và rủi ro nghiệp vụ.

• Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra
quyết định cho vay.
• Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong
hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
• Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử
lý các khoản cho vay có vấn đề.
-

Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân
chia thành hai loại là rủi ro nội tại (intrinsic risk) và rủi ro tập trung
(concentration risk)

• Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay
vốn.
• Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối
với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng
một ngành, một lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định;

hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
2.1.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng
Theo Trần Huy Hoàng (2011), các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro
tín dụng là:
2.1.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn


7

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ có nợ quá hạn
× 100%
Tổng dư nợ cho vay

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép
và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.
2.1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu
× 100%
Tổng dư nợ

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên mà không đòi được và
không được tái cơ cấu.
2.1.3.3. Dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
=


Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập
× 100%
Tổng dư nợ tín dụng

Theo Joan et. al (2009), dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản chi phí được ngân
hàng trích lập để bù đắp cho các khoản nợ xấu không thu hồi được. Sự gia tăng dự
phòng rủi ro tín dụng là dấu hiệu cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu
hồi các khoản vay và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng kém.
2.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
2.1.4.1. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
-

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

• Khách hàng có khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu, hệ thống
quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng yếu kém
dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát, ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ.
• Khách hàng cung cấp thông tin giả mạo, sai lệch về tình hình tài chính để chiếm
dụng vốn của ngân hàng, làm cho ngân hàng đánh giá sai về khả năng trả nợ và
cấp tín dụng sai lầm dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao.
-

Nguyên nhân từ phía ngân hàng


8

• Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện
cho vay (Trần Huy Hoàng, 2011).

• Đánh giá sai về tình trạng tín dụng hoặc tập trung cho vay quá nhiều vào một
nhóm khách hàng nhất định (Marrison, 2002)
• Thiếu thông tin về khách hàng, quy trình cho vay chưa chặt chẽ, thiếu nhất quán
trong cách tiếp cận xếp hạng rủi ro, chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định cho
vay (Njanike, 2009)
• Cán bộ tín dụng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực thẩm định rủi ro tín
dụng còn yếu dẫn đến gia tăng sai lầm trong quyết định cho vay (Berger và
Udell, 2004)
• Ngân hàng không đa dạng hóa danh mục cho vay, không phân tán rủi ro, không
thực hiện kiểm tra và giám sát chặt chẽ khoản vay, cạnh tranh giữa các ngân
hàng không lành mạnh (Santiago Fernández de Lis, 2000)
-

Nhóm nguyên nhân khách quan

Là những tác động ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng như thiên tai, hỏa
hoạn, thay đổi chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch vùng, ngành, hành
lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động thị trường trong và ngoài nước, quan hệ
cung cầu hàng hóa thay đổi,… khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài
chính không thể khắc phục được. Từ đó, doanh nghiệp dù cho có thiện chí nhưng
vẫn không thể trả nợ ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin tín dụng của một số ngân hàng thường có chất
lượng chưa cao, chưa chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do đó, nếu hệ thống thông tin
tín dụng không hiệu quả và đáng tin cậy sẽ dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn khi
cho vay.
2.1.4.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng
• Đối với ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho
vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều
này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì



9

vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và
có thể mất khả năng thanh toán. Điều này làm giảm lòng tin của người gởi tiền, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. (Trần Huy Hoàng, 2011)
• Đối với khách hàng
Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để
phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn 150% lãi suất trong hạn thì chi phí của
doanh nghiệp sẽ tăng lên. Uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm sút và không thể tiếp
cận nguồn vốn vay, mức tín nhiệm giảm thấp nên doanh nghiệp sẽ càng gặp khó
khăn trong tình hình tài chính. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng là
điều khó thể tránh khỏi, dẫn đến phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình
trạng phá sản cho khách hàng. (Trần Huy Hoàng, 2011).
• Đối với nền kinh tế
Hoạt động ngân hàng liên quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế.
Vì vậy, khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền sẽ
hoang mang lo sợ và ồ ạt rút tiền ở cả các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thốn
ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp do không có tiền trả lương cho công nhân, mua
nguyên vật liệu. Lúc này giá cả hàng hóa sẽ tăng, thất nghiệp cao, xã hội mất ổn
định, nền kinh tế sẽ bị suy thoái. Rủi ro tín dụng có thể châm ngòi cho một cơn
khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới. (Trần Huy Hoàng,
2011)
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
2.2.1. Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô
- Tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng tín dụng đã được nghiên cứu rất
nhiều trong các tài liệu có liên quan đến chu kỳ kinh tế và sự ổn định ngân hàng.

Các nghiên cứu thực nghiệm này đã tìm thấy tốc độ tăng trưởng GDP có quan hệ
ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Khi nền kinh tế đang phát triển, nợ xấu chỉ chiếm tỷ
trọng tương đối nhỏ bởi cá nhân và doanh nghiệp có đủ thu nhập và doanh thu để


10

thanh toán nợ đúng hạn. Ngân hàng tiếp tục mở rộng tín dụng mà không xem xét
khả năng thu hồi khoản vay. Khi nền kinh tế bị suy thoái, khả năng trả nợ của khách
hàng bị giảm, nợ xấu sẽ tăng lên và gây hậu quả bất lợi cho hệ thống ngân hàng
(Ahlem S. M. và cộng sự, 2013).
Louzis và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu tại 09 ngân hàng ở Hy Lạp và đưa ra
kết luận rằng trong giai đoạn kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút có
ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của cá nhân và doanh nghiệp, dẫn đến tỷ lệ nợ
xấu tăng cao.
Pasha S. và Khemraj T. (2009) cũng đưa ra kết luận tương tự khi thực hiện nghiên
cứu nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Guyana. Nhóm tác giả chỉ ramối quan hệ
ngược chiều giữa GDP và nợ xấu. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh,tỷ lệ các khoản
nợ xấu sẽ giảm xuống.
Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007) thực hiện nghiên cứu nợ xấu ở Ấn Độ, cũng
chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP là một trong các yếu tố kinh tế vĩ mô chính có
tác động mạnh đến rủi ro tín dụng.
- Lạm phát
Lạm phát cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và hoạt
động ngành ngân hàng. Mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và rủi ro tín dụng đã
được tìm thấy bởi một số tác giả trên thế giới. Gunsel (2011) đã thực hiện nghiên
cứu 24 ngân hàng ở Bắc Síp trong giai đoạn 1984 – 2008 và tìm thấy được lạm phát
có quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng. Tác giả lý luận rằng nền kinh tế có tỷ lệ
lạm phát cao sẽ khiến ngân hàng khó khăn trong việc đánh giá rủi ro tín dụng doanh
nghiệp, kết quả là chất lượng khách hàng vay giảm, dẫn đến nợ xấu tăng. Nkusu

(2011) cũng tìm thấy khi chỉ số lạm phát tăng cao sẽ làm nợ xấu tăng cao.
Khác với quan điểm trên, Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011) đã tìm thấy rủi
ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Tunisia có phụ thuộcvào lạm phát và khẳng
định lạm phát có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.
2.2.2. Nhóm các yếu tố đặc điểm của ngân hàng
- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân


11

Nghiên cứu của Nabila Zribi và Younes Boujelbene (2011) thực hiện kiểm định các
yếu tố tác động đến nợ xấu tại hệ thống ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 1995 – 2008 lại
tìm thấy bằng chứng cho rằng ROA có mối quan hệ thuận chiều với rủi ro tín dụng.
Nhóm tác giả kết luận rằng, các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất lại là các ngân
hàng có rủi ro lớn nhất.
- Tăng trưởng tín dụng
Trong số các yếu tố đặc điểm ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, tăng
trưởng tín dụng cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Nghiên cứu của
Gabriel Jiménez và Jesus Saurina (2006)cung cấp bằng chứng cho rằng tăng trưởng
tín dụng có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Trong thời kỳ bùng nổ tín dụng, người
vay có rủi ro cao có thể giành được khoản vay và tài sản thế chấp của họ có chất
lượng rất thấp. Cuối cùng, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai.
Khác với quan điểm trên, các nghiên cứu của Sukrishnalall Pasha và Tarron
Khemraj (2009), Louzis và cộng sự (2010) cho rằng tăng trưởng tín dụng có tác
động ngược chiều đến nợ xấu. Khi các NHTM tăng trưởng tín dụng nhanh, doanh
nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng, mở rộng được hoạt động kinh doanh, hiệu quả
kinh doanh cao hơn, dẫn đến khả năng thanh toán nợ vay cao, do đó khả năng ngân
hàng phải chịu các khoản nợ xấu sẽ thấp hơn.
Trong khi đó, Ahlem S. M. và cộng sự (2013) lại tìm thấy bằng chứng tăng trưởng
tín dụng không có tác động đến nợ xấu tại hệ thống ngân hàng của 3 nước Ý, Hy

Lạp và Tây Ban Nha.
- Quy mô ngân hàng
Trong khi Rajiv Ranjan và Sarat Chandra Dhal (2003) tìm thấy quy mô ngân hàng
có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, S Pasha và T Khemraj (2009); Nabila
Zribi và Younes Boujelbene (2011) lại tìm thấy quy mô ngân hàng không có ảnh
hưởng đến nợ xấu. Nhóm tác giả cho rằng không phải lúc nào các ngân hàng lớn
cũng sàng lọc khách hàng vay hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ.


12

2.3. Lược khảo các lý thuyết nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
Trên thế giới có ba xu hướng chính nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của hệ thống ngân hàng. Xu hướng thứ nhất là nghiên cứu các yếu tố đặc điểm
ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Xu hướng thứ hai là nghiên cứu các yếu
tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Xu hướng thứ ba là
nghiên cứu yếu tố đặc điểm ngân hàng và kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng ngân hàng.
2.3.1. Xu hướng nghiên cứu các yếu tố đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng
Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad (2004) kiểm tra các yếu tốảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng hồi giáo và ngân hàng thông
thường ở Malaysia trong giai đoạn 1996 – 2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy
mô tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín dụng của ngân hàng hồi giáo.
Jiménez, G., và J. Saurina (2006) sử dụng phương pháp ước lượng GMM để kiểm
định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Tây Ban
Nha giai đoạn 1984 – 2002. Kết quả cho thấy, tăng trưởng tín dụng có tác động
cùng chiều với nợ xấu.
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015) sử dụng phương pháp hồi

quy bình phương bé nhất (OLS) nghiên cứu rủi ro tín dụng của 32 NHTM VN trong
giai đoạn 2010 – 2013. Nghiên cứu đã tìm thấy tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân
hàng và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có quan hệ thuận chiều với
nợ xấu.
2.3.2. Xu hướng nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng
Vítor Castro (2013) sử dụng dữ liệu bảng động để nghiên cứu các yếu tố vĩ mô ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng ở 05 quốc gia châu Âu từ quý I năm 1997 đến
quý III năm 2011. Tác giả sử dụng kiểm định Pooled-OLS, Fixed-effects (FE),
Random effects (RE) và GMM. Kết quả cho thấy rằng tăng trưởng GDP có tác động
ngược chiều với rủi ro tín dụng.


13

Nkusu (2011) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng đơn kết hợp với mô hình VAR
để nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và các yếu tố vĩ môở 26 nước phát triển
trong giai đoạn 1998 – 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP
có tác động ngược chiều với nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát có tác động cùng
chiều với nợ xấu.
2.3.3. Xu hướng nghiên cứu các yếu tố đặc điểm ngân hàng và kinh tế vĩ mô
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Rajiv Ranjan và Sarat Chandra Dhal (2003) thực hiệnphân tích hồi quy dữ liệu
bảng kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng khu vực công ở
Ấn Độ trong giai đoạn 1990 – 2003. Kết quả cho thấy rằng, quy mô ngân hàng và
tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với nợ xấu.
Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009) sử dụng ước lượng Fixed effect
để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu ngân hàng Guyana trong giai đoạn
1994 – 2004. Kết quả cho thấy rằng, tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với
nợ xấu. Các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng rằng tăng trưởng tín dụng nhanh có

tác động cùng chiều với nợ xấu.
Louzis và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc
điểm ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Hy Lạp với từng
loại vay cụ thể gồm thế chấp, cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùngtừ quý I năm
2003 đến quý III năm 2009. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM.
Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP thực,ROA và ROE có tác động ngược
chiều đến nợ xấu.
Gunsel (2011) kiểm định các yếu tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng ngân hàng trong nền
kinh tế Bắc Síp giai đoạn 1984 – 2008 với mẫu gồm 24 ngân hàng. Bài nghiên cứu
sử dụng mô hình hồi quy chuẩn trong khung dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy rằng,
quy mô ngân hàng,tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro tín
dụng. Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với nợ xấu.
Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn 1995 – 2008. Dữ


14

liệu bảng được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân
hàng Tunisian, thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán và các báo cáo của
ngân hàng trung ương Tunisia. Nhóm tác giả sử dụng mô hình Fix effect, Random
effect, Hausman test. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ROA có mối quan hệ thuận
chiều với rủi ro tín dụng.
Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
nợ xấu ngân hàng của 03 nước (Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 2004 –
2008, những quốc gia có vấn đề sau khủng hoảng cho vay dưới chuẩn năm 2008 và
khủng hoảng nợ công. Kết quả cho thấy rằng, tốc độ tăng trưởng GDP, ROA có
quan hệ ngược chiều với nợ xấu.
Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng tại 26 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn

2005 – 2013. Nhóm tác giả đã tìm thấy GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro tín
dụng. Đối với các biến đặc điểm ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động
ngược chiều đến nợ xấu năm hiện tại, ROE có tác động ngược chiều với nợ xấu.
Bảng 2.1. Tóm tắt từ các nghiên cứu trên thế giới các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu
của ngân hàng thương mại
Tên tác giả

Nội dung nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

nghiên cứu
Nor Hayati

Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng Quy mô tổng tài sản có ảnh

Ahmad và

đến rủi ro tín dụng của hệ hưởng đáng kể đến rủi ro

Shahrul Nizam

thống ngân hàng hồi giáo và tín dụng của ngân hàng hồi

Ahmad (2004)

ngân hàng thông thường ở giáo.
Malaysia trong giai đoạn 1996
– 2002.


Jiménez, G., và

Nghiên cứu về chu kỳ tín dụng, Tăng trưởng tín dụng có tác

J. Saurina (2006) rủi ro tín dụng và quy định về động cùng chiều với nợ
an toàn vốn tại hệ thống ngân xấu.
hàng Tây Ban Nha giai đoạn


15

1984 – 2002. Bài nghiên cứu
được sử dụng phương pháp ước
lượng GMM.
Nguyễn Minh

Nghiên cứu rủi ro tín dụng của Tăng trưởng tín dụng, quy

Kiều và Nguyễn

32 NHTM VN trong giai đoạn mô ngân hàng và tỷ lệ chi

Thị Ngọc Diệp

2010 – 2013. Nghiên cứu đã sử phí hoạt động trên thu nhập

(2015)

dụng phương pháp hồi quy hoạt động có quan hệ thuận
bình phương bé nhất (OLS)


chiều với nợ xấu

Vítor Castro

Sử dụng dữ liệu bảng động để Tăng trưởng GDP có tác

(2013)

nghiên cứu các yếu tố vĩ mô động ngược chiều với rủi
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ro tín dụng.
ngân hàng ở 05 quốc gia châu
Âu từ quý I năm 1997 đến quý
III năm 2011. Tác giả sử dụng
kiểm định Pooled-OLS, fixedeffects (FE), random effects
(RE) và GMM.

Nkusu (2011)

Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ Tốc độ tăng trưởng GDP có
xấu và các yếu tố vĩ mô ở 26 tác động ngược chiều với
nước phát triển trong giai đoạn nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp và
1998 – 2009.Tác giả sử dụng lạm phát có tác động cùng
mô hình hồi quy dữ liệu bảng chiều với nợ xấu.
đơn kết hợp với mô hình VAR.

Rajiv Ranjan và

Nghiên cứu các yếu tố ảnh Quy mô ngân hàng và tốc


Sarat Chandra

hưởng đến nợ xấu của các ngân độ tăng trưởng GDP có tác

Dhal (2003)

hàng khu vực công ở Ấn Độ động ngược chiều với nợ
trong giai đoạn 1990 – 2003.

Sukrishnalall

xấu.

Tác giả sử dụng ước lượng Tăng trưởng GDP có tác


16

Pasha và Tarron Fixed effect để kiểm định các động ngược chiều với nợ
Khemraj (2009)

yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu xấu. Tăng trưởng tín dụng
ngân hàng Guyana trong giai nhanh có tác động cùng
đoạn 1994 – 2004.

chiều với nợ xấu.

Louzis và cộng

Nghiên cứu sự tác động đến nợ Tốc độ tăng trưởng GDP


sự (2010)

xấu của ngân hàng Hy Lạp với thực, ROA và ROE có tác
từng loại vay cụ thể gồm thế động ngược chiều đến nợ
chấp, cho vay kinh doanh và xấu.
cho vay tiêu dùng từ QI/2003
đến QIII/2009. Tác giả sử dụng
phương pháp ước lượng GMM.

Gunsel (2011)

Kiểm định các yếu tố ảnh Quy mô ngân hàng, tốc độ
hưởng rủi ro tín dụng ngân tăng trưởng GDP có tác
hàng trong nền kinh tế Bắc Síp động ngược chiều đến nợ
giai đoạn 1984 – 2008 với mẫu xấu. Lạm phát có tác động
gồm 24 ngân hàng. Bài nghiên cùng chiều đến nợ xấu.
cứu sử dụng mô hình hồi quy
chuẩn trong khung dữ liệu
bảng.

Nabila Zribi và
Younes

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh ROA có mối quan hệ thuận
hưởng đến rủi ro tín dụng của chiều với rủi ro tín dụng.

Boujelbène

hệ thống ngân hàng ở Tunisia


(2011)

giai đoạn 1995 – 2008. Bài
nghiên cứu sử dụng mô hình
Fix

effect,

Random

effect,

Hausman test.
Ahlem Selma

Nghiên cứu các yếu tố ảnh Tốc độ tăng trưởng GDP,

Messai và Fathi

hưởng đến nợ xấu tại 85 ngân ROA có quan hệ ngược

Jouini (2013)

hàng của 03 nước (Ý, Hy Lạp chiều với nợ xấu.


×