Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 48 trang )

-1-

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA
  



Nghiên cứu chiết tách và xác định các thành
phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc.






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC


SVTH: Huỳnh Thị Mai Anh
GVHD: Th.S Trần Đức Mạnh
-2-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong đời sống hiện nay, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên
ngày càng được ưa chuộng và các công trình nghiên cứu về chúng cũng không ngừng
phát triển. Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng các loại thuốc có
nguồn gốc thực vật sẽ ít gây ra các tác dụng phụ hơn do vậy, các loại thuốc có nguồn
gốc thiên nhiên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Hơn nữa, nước ta


là một nước nhiệt đới ẩm, do đó có nguồn động thực vật vô cùng phong phú là nền tảng
quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa các tài nguyên đó vào sử dụng một
cách tối ưu nhất.
Gấc là một giống cây trồng của vùng nhiệt đới nên rất phổ biến ở nước ta. Gấc
gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam bởi nó là một loại thực phẩm quen
thuộc dùng để chế biến món xôi gấc. Không những thế, gấc còn là một nguyên liệu quí
có rất nhiều công dụng chữa bệnh đã được ông cha ta đúc kết qua nhiều bài thuốc dân
gian và được lưu truyền đến ngày hôm nay. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu
khoa học trong nước và trên thế giới của các nhà khoa học về gấc lại càng góp phần
khẳng định những công dụng lớn lao của gấc đối với đời sống và y học. Trong cây gấc,
bộ phận được xem là có nhiều công dụng trong y học nhất chính là hạt gấc. Hạt gấc
còn được các thầy thuốc ví như mật gấu và được gọi bằng cái tên “mật gấu treo”. Thật
vậy, có tác dụng tốt ngang mật gấu, hạt gấc có thể chữa được rất nhiều bệnh như: chữa
sưng, đau khớp; trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương; chữa viêm tuyến
vú, sưng tấy; trị mụn nhọt, ghẻ lở…
Ở nước ta, vùng trong nhiều gấc nhất là vùng Bắc Bộ, còn lại hầu hết trên cả
nước nơi nào cũng có thể trồng được gấc nhờ đặc tính dễ phát triển của nó. Tuy vậy, tất
cả tiềm năng của gấc vẫn chưa được nhân dân ta khai thác triệt để, nhiều người dân vẫn
chỉ sử dụng gấc như một loại thực phẩm mà không hề tận dụng hết các công dụng chữa
bệnh hữu ích của phần hạt gấc.
-3-

Để góp phần vào nguồn tài liệu về cây gấc phục vụ nghiên cứu khoa học đồng
thời mở rộng kiến thức về gấc nói chung và hạt gấc nói riêng, tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của nhân hạt gấc.
- Khảo sát một số điều kiện chiết tách thích hợp.
- Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số cấu tử chính
trong dịch chiết nhân hạt gấc.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Nhân hạt gấc lấy từ quả gấc
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Quả gấc trồng và thu hoạch tại thành phố Đà Nẵng
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lý thuyết:
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài.
- Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.
b. Phƣơng pháp thực nghiệm:
- Phương pháp hóa học xác định một số chỉ số hóa lý của nguyên liệu.
- Phương pháp vật lý: quang phổ hấp thụ phân tử để khảo sát điều kiện chiết,
sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS xác định một số cấu tử chính trong dịch chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
a. Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp những thông tin khoa học về điều kiện chiết tách, xác định thành
phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc ở Đà Nẵng.
-4-

- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nhằm giúp cho việc ứng dụng hạt gấc ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn
trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.
- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của hạt gấc.
- Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên phục vụ cho công tác sau này.
6. Cấu trúc đề tài:
- Đề tài gồm trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội
dung đề tài gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu, gồm 21 trang

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, gồm 04 trang
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, gồm 20 trang







-5-

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Gấc:
1.1.1. Tên gọi và phân loại khoa học của cây Gấc:
Gấc có danh pháp hai phần là Momordica cochinchinensis.
Gấc là một loài thực vật dây leo thuộc Loài M. cochinchinensis, Chi Mướp đắng
(Momordica), Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae), Bộ Bầu bí (Cucurbitales).
1.1.1.1. Giới thiệu về Bộ Bầu bí (Cucurbitales):
Bộ Bầu bí là bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh hoa Hồng (rosids) của thực
vật hai lá mầm thật sự. Bộ này chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới, với một lượng rất
hữu hạn tại khu vực cận nhiệt đới và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay
cây thân gỗ còn chủ yếu là cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng
chú ý của bộ Cucurbitales là sự có mặt của hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các
cánh hoa nhọn và dày. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió.
Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và 129 chi. Các họ lớn nhất là
Begoniaceae với 1.400 loài trong 2-3 chi và họ Cucurbitaceae với 825-845 loài trong
118 chi.
Các họ lớn của bộ Cucurbitales chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế. Đặc
biệt, họ Cucurbitaceae chứa một số loài được biết đến nhiều như bầu (Lagenaria
siceraria), bí ngô (chi Cucurbita), mướp (chi Luffa), dưa hấu (Citrullus vulgaris), dưa

vàng (Cucumis melo) và dưa chuột (Cucumis sativus). Họ Begoniaceae (thu hải đường)
được biết đến vì có trên 130 loài được trồng làm cảnh.


-6-

1.1.1.2. Giới thiệu về Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae):
Họ bầu bí là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô,
mướp, mướp đắng. Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực
phẩm trên thế giới.
Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn
và sặc sỡ. Phần lớn các loài trong họ rất dễ bị tổn thương trước ấu trùng của một số loài
nhậy (một loài bướm đêm).
1.1.1.3. Giới thiệu về Chi Mƣớp đắng (Momordica):
Chi Mướp đắng là một chi của khoảng 80 loài cây thân thảo dạng dây leo sống
một năm hay lâu năm, thuộc về họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới châu Phi và miền nam châu Á.
Một số loài trong chi Mướp đắng được trồng để làm cây cảnh hay lấy quả có
nhiều cùi thịt, quả có dạng tròn, thuôn dài hay hình trụ, có màu từ da cam tới đỏ khi
chín, có gai hay bướu ở lớp vỏ.
1.1.2. Các đặc điểm sinh thái của cây Gấc:
Gấc là loài cây thân thảo dây leo, mỗi
năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc
cũ lên vào mùa xuân năm sau. Đây là một
loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái
và cây đực riêng biệt.
Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể
mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc.
Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân
ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm.

Hình 1.1. Hình ảnh cây gấc
-7-

Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt.
Quả hình tròn, màu xanh lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính
khoảng 15–20 cm, vỏ gấc có gai rậm.
Trong quả gấc thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt gấc màu nâu thẫm,
hình dẹp có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa, trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.
Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu
hoạch được một mùa tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 đến tháng 1).
1.1.3. Công dụng của Gấc:
1.1.3.1. Công dụng của Gấc trong đời sống:
Tại Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là
xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám
trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng áo hạt (màng hạt) và hạt của nó đánh
với một ít rượu để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem thổi thành xôi, giúp cho món xôi có
màu đỏ và thay đổi hương vị.
Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong
món củ niễng (còn gọi là lúa miêu - một loài cỏ sống lâu năm thuộc họ Hòa thảo) xào
rươi (trong dân gian còn được gọi là rồng đất thuộc một họ giun nhiều tơ), một món ăn
đặc biệt ở miền Bắc.
Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp thị ra ngoài khu vực châu Á trong dạng
nước ép trái cây bổ dưỡng do nó có chứa hàm lượng tương đối cao các chất dinh dưỡng
thực vật.
1.1.3.2. Công dụng của Gấc trong Y học:
Cơm gấc chứa chất dầu màu đỏ của lycopene được gọi là dầu gấc với thành
phần chủ yếu là β - Carotene (tiền sinh tố A) khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
β - Carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Do đó, nó có tác dụng
-8-


chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh do tiến trình ô-
xy hoá gây ra.
Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc,
giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về mắt như: nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng hà
đục thuỷ tinh thể. Ngoài ra, Vitamin A còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt,
mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể Đặc biệt, vitamin A là chất chống lão hoá
và ung thư.
Trong dầu gấc hàm lượng Lycopen, β - Carotene, Alphatocopherol…cao gấp 68
lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất
chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự
thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc
Có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ
nữ đang cho con bú) và bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng để
bôi lên vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non và liền sẹo.
Nhân hạt chứa chất dầu màu vàng nhạt, các chất dinh dưỡng như béo, đạm,
đường, tannin, chất xơ (cenllulose) và các men phosphtase, peroxidase, invetase
thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết…
Dầu gấc giúp hạ cholesterol và lipid máu, làm bền thành mạch, chống xơ vữa
động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho
tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai
biến, tăng cường tuổi thọ.
Ngoài ra nó còn có tác dụng phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc ADN
với những trường hợp bị nhiễm tia xạ, nhiễm chất độc dioxin. Bệnh nhân ung thư sau
điều trị phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, corticoid… dùng dầu gấc giúp phục hồi sức khỏe
nhanh chóng và ngăn chặn các nguy cơ gây ung thư.
-9-

Dầu gấc hỗ trợ phòng và chữa viêm gan, xơ gan và những thương tổn tiền ung
thư đặc biệt xơ gan có HbsAg(+) và nồng độ AFP cao đe doạ trở thành ung thư gan
nguyên phát.

 Trong Đông y:
 Hạt gấc: có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc nên chỉ dùng ngoài da, dùng chữa các
chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ
nữ sưng vú. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.
 Hạt gấc mài với nước, với giấm hoặc giã nát trộn với rượu hoặc giấm để bôi ngoài
do giúp lành sẹo.
 Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ
nam.
 Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài da làm thuốc tiêu sưng tấy.
1.1.3.3. Công dụng của Gấc trong việc làm đẹp:
Y học dân gian từ lâu đã coi nghệ và dầu gấc là những thành phần chữa được
nhiều bệnh và đặc biệt tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ.
Curcumin là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ các chất phòng chống ung thư mới
hiệu lực, an toàn, không gây tác dụng phụ. Curcumin có khả năng loại bỏ các gốc tự do
và các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày cũng như do các loại
sốc thần kinh, thể lực… tạo nên. Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa
các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng
mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi
là quý giá còn có β-Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống oxy
hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hai loại củ, quả này rất gần gũi và sẵn có tại Việt Nam. Gần đây các nhà nghiên
cứu thực phẩm thế hệ mới đã áp dụng công nghệ hiện đại, kết hợp hai thành phần
Curcumin và β-Caroten với hàm lượng hợp lý tạo thành mỹ phẩm làm đẹp nội sinh
-10-

Cuminbeauty. Loại thực phẩm chức năng này chủ yếu giúp cho quá trình chuyển hóa
chất bên trong các tế bào làm đẹp làn da, mái tóc từ bên trong cơ thể. Hai tinh chất này
không chỉ giúp làm đẹp mà còn tăng cường sức khỏe.
 Phương pháp làm đẹp nội sinh mới:
Khác biệt với phương pháp làm đẹp từ bên ngoài bằng kem thoa dưỡng ẩm da

hay dưỡng tóc. Mỹ phẩm nội sinh được sử dụng theo cách uống bổ sung sau bữa ăn
hàng ngày. Một đòi hỏi khắt khe là những loại chế phẩm làm đẹp nội sinh này phải
chứa nguồn gốc thành phần 100% thiên nhiên, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng
phụ. Việc bổ trợ các viên nang chứa Curcumin và β-Caroten sử dụng qua đường uống,
giúp cho quá trình chuyển hoá tích cực bên trong cơ thể ở phụ nữ sau 30 tuổi.
Tinh chất quý giá chứa trong hai loại thực vật nhiệt đới này nếu được bổ sung
thường xuyên thì ngoài việc làm đẹp da và tóc, các thành phần Curcumin và β-Caroten
kết hợp với lượng vừa đủ có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh
tật hiệu quả như giải độc và bảo vệ gan. Đặc biệt là phòng chống ung thư vú và ung thư
tử cung có nguy cơ cao ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 45.
Đây sẽ là thế hệ thực phẩm tương lai dành cho phụ nữ hiện đại không chỉ phổ
biến ở Việt Nam mà phụ nữ ở trên khắp thế giới đều ưa thích bởi nó có tác dụng bổ trợ
tích cực đối với việc làm đẹp và sức khỏe. Thực phẩm thế hệ mới từ hai loại cây quả
này giúp cho người phụ nữ luôn tràn đầy sức sống, có được vẻ thanh xuân của làn da
và mái tóc cả khi đã bước vào tuổi trung niên.
1.1.4. Vài nét về Gấc tại Việt Nam:
Theo một số nghiên cứu, trái gấc ở miền Bắc Việt Nam có hàm lượng các chất
dinh dưỡng cao nhất. Màu da cam và đỏ sáng của gấc cho thấy sự tập trung cao các
chất chống oxy hoá mạnh, đặc biệt là β-Caroten và Lycopen.
-11-

Gấc là loại quả khá phổ biến tại Việt Nam và gắn liền với nhiều món ăn mang
đậm bản sắc dân tộc.
Gấc là nguyên liệu tạo màu và tạo nên hương vị thơm ngon cho món xôi gấc
trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam.

Hình 1.2. Xôi gấc Hình 1.3. Bánh gấc
Một món ăn khác được chế biến từ gấc là món bánh gấc đỏ thường dùng với ấm
trà thơm. Bánh gấc vừa đẹp mắt, vừa giàu vitamin A, lại được xem là món ăn đem lại
nhiều may mắn tài lộc nên rất được các gia đình truyền thống Hà Nội ưa dùng vào

ngày Tết.
1.1.5. Các công trình nghiên cứu về gấc trên thế giới và tại Việt Nam:
 Công trình nghiên cứu về gấc trên thế giới:
Sau khi đã nghiên cứu tác dụng tuyệt vời của trái gấc với những bệnh rối loạn
về mắt, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu tiếp tác dụng kỳ diệu của trái gấc với bệnh
ung thư.
-12-

Các nhà khoa học khám phá ra những tác dụng chống ôxy hoá của carotenoid
vào năm 1968, và chỉ hai năm sau, các nhà nghiên cứu tìm ra nhiều bệnh nhân ung thư
có mức độ carotenoid thấp trong máu của họ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
carotenoid kích thích hệ miễn dịch, bằng cách hoạt hoá những tế bào tiêu diệt tự nhiên,
giết chết các tế bào ung thư và một số tế bào bị nhiễm virut. Hai carotenoid, β-Caroten
và Lycopen thu hút nhiều sự chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu phòng chống ung thư.
Qua nghiên cứu cho thấy quả gấc chứa nhiều β-Caroten và Lycopen với hàm
lượng cao gấp 70 lần so với cà rốt và cà chua.
Lycopen, giống như những carotenoid khác, là một sắc tố hoà tan trong mỡ có
thể tìm thấy trong những thực vật nhất định. Nó tạo ra màu đỏ của quả gấc và cà chua.
Gấc có thể là nguồn giàu nhất chất Lycopen đặc biệt có lợi này.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, Lycopen có thể bảo vệ chống lại những
rối loạn nhất định, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt và bệnh nhồi máu cơ tim. Một
nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng, ăn những thực phẩm giàu Lycopen có thể
giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu đó cũng cho biết mối
quan hệ tương tự giữa Lycopen và bệnh ung thư phổi.
Các nhà nghiên cứu mới xem lại 72 nghiên cứu về Lycopen và tìm thấy 57 báo
cáo nói về giảm nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư khác nhau. Những tác dụng bảo vệ
của Lycopen, đặc biệt đáng kể đối với những bệnh ung thư tuyến tiền liệt và dạ dày.





-13-

 Công trình nghiên cứu và ứng dụng gấc tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu lớn và thành công nhất về gấc là công trình
nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Công Suất.
Bác sĩ Nguyễn Công Suất có thời gian
dài nghiên cứu dầu gấc cùng với các giáo sư,
bác sĩ trong nước và quốc tế. Ông đã sản xuất
thành công viên nang dầu gấc Vinaga và dầu
gấc G8 và là người đầu tiên biến gấc thành
sản phẩm thương mại bán cho thị trường Mỹ
và thế giới. Hiện tại, sản phẩm viên nang
VINAGA và dầu gấc G8 đã được bán rộng
rãi tại các nhà thuốc và siêu thị trên toàn
quốc, đáp ứng được nhu cầu "người Việt dùng hàng Việt". Hình 1.4. Viên dầu gấc
Năm 2011, công ty của ông đã sản xuất thành công sản phẩm dầu gấc viên nang
Vinaga-DHA, giúp trẻ em phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ cho sức khỏe con
người. Hy vọng, trái gấc Việt và những sản phẩm của nó sẽ giúp ích cho mọi gia đình
Việt trong việc phòng chữa bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng người Việt.
Ngoài ra, đáng kể đến là nghiên cứu thành công của giáo sư Nguyễn Văn Đàn -
nguyên Thứ trưởng Bộ Y Tế và các cộng sự ở Học viện Quân Y về việc dùng dầu gấc
để hạ cholesterols trong máu, phòng chữa các bệnh tim mạch và tiểu đường. Phó giáo
sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Kim - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng và Cục
trưởng Cục Thực phẩm - Bộ Y tế cũng đã bảo vệ thành công đề tài dùng dầu gấc phòng
chữa viêm loét dạ dày - tá tràng…


-14-


1.1.6. Giới thiệu về hạt gấc:
1.1.6.1. Đặc điểm của hạt gấc:
Hạt gấc nhìn giống con ba ba nên còn có tên gọi khác là mộc miết tử (con ba ba gỗ).
Hạt gần tròn, dẹt, giữa hơi phồng
lên, đường kính 2 ÷ 4cm, dày 0,5cm.
Vỏ hạt cứng, màu nâu đen, mép
có răng tù và rộng.
Phía trong vỏ cứng có màng mỏng
như nhung màu lục xám, trên mặt có
những vẹt dài nhỏ màu nâu.
Trong lớp màng là nhân hạt với
hai lá mầm màu trắng ngà ép vào nhau,
có chất dầu. Hình 1.5. Hạt gấc
Có mùi đặc biệt, có vị đắng.
Độ ẩm của hạt gấc không quá 10%
Hạt gấc có tính độc nên không sử dụng bằng đường uống, thường chỉ sử dụng
bôi ngoài da.
Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải
thì nguy hiểm.
1.1.6.2. Công dụng của hạt gấc:
Tác dụng của tinh dầu hạt gấc có tác dụng chẳng kém gì các loại mật gấu, nên
các lương y thường gọi đây là "mật gấu treo".
-15-

Chữa sưng, đau khớp: lấy khoảng 200g hạt gấc đã phơi khô, mài sạch lớp màng.
chặt làm đôi, ba ngâm với 400ml rượu trắng. Nếu nướng được hạt gấc bằng cặp nướng
chả, rồi cho vào cối giã nhỏ, ngâm rượu sẽ tốt hơn và dùng được ngay. Ngâm càng lâu
càng có tác dụng. Khi nào bị đau, đặc biệt là người già nhức tay chân bôi lên, xoa bóp đều.
Trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương: Dùng hạt gấc đốt vỏ cháy
thành than, nhưng nhân hạt chỉ vàng không cháy, giã nát, cứ khoảng 20 - 40 hạt cho

400 - 500 ml rượu vào ngâm dùng dần. Rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ tụ máu rất tốt.
Trị chai chân: Khi bị dị vật găm vào chân gây sừng hóa tế bào biểu bì của gan
bàn chân thì lấy nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) giã nát cho thêm một ít rượu trắng 35 -
40 độ. Bọc thuốc trong túi nylon, dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ bằng chỗ chai
chân, áp thuốc vào đó. Cứ hai ngày thay thuốc một lần. Làm liên tục khoảng 5 - 7 ngày
thì chỗ chai chân sẽ tự rụng ra.
Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Dùng hạt gấc giã nát với một ít rượu 30 - 40 độ, đắp lên
vùng tổn thương sẽ mau lành.
Trị chứng sốt rét: Hạt gấc, vảy con tê tê lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn.
Mỗi lần dùng 2 gram hòa với rượu đun ấm, uống lúc bụng đói.
Trị chứng trĩ: Lấy hạt gấc giã nát thêm một ít giấm thanh, gói thuốc vào vải
sạch, đắp vào hậu môn để qua đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Chữa viêm tuyến vú, sưng tấy: phụ nữ sau khi sinh đẻ dễ bị sưng, viêm tuyến vú
dẫn đến tắc sữa, đau nhức, dùng hạt gấc cho hiệu quả rất nhanh. Lấy 100g hạt gấc, bỏ
lớp vỏ đen cứng, lấy nhân mài vào vành tròn ở bát, đĩa; cho nửa thìa cà phê rượu vào
sẽ được một thứ hồ màu trắng, quánh. Sau đó bôi dung dịch vào vú đã sưng, làm như
vậy sau 03 lần sẽ khỏi.
-16-

Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi: Hớp 1 ngụm rượu ngâm hạt gấc
vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.
 Lưu ý: Mới đây, khoa dược đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa
học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp LD50
(liều dùng hạt gấc khi cho chuột uống sẽ làm 50% bị chết), rất quan trọng để người
bệnh và thầy thuốc lưu tâm khi sử dụng hạt gấc làm thuốc. Theo đó, dùng dưới liều
20g/kg không làm chuột chết, còn dùng trên 180g/kg tất cả chuột đều chết. LD50 tính
bằng phương pháp Behrens và Karber là 92,27g bột hạt gấc/kg.
1.2. Tổng quan về các phƣơng pháp:
1.2.1. Phƣơng pháp chiết:
1.2.1.1. Giới thiệu chung:

Chiết là dùng dung môi thích hợp có khả năng hoà tan chất đang cần
tách và tinh chế để tách chất đó ra khỏi môi trường rắn hoặc lỏng khác.
Thường người ta dùng một dung môi sôi thấp và ít tan trong nước (vì các chất
hữu cơ cần tinh chế thường ít tan trong nước), chất đó sẽ chuyển phần lớn lên
dung môi và ta có thể dùng phễu để tách riêng dung dịch thu được ra khỏi nước.
Bằng cách lặp đi lặp lại việc chiết một số lần, ta có thể tách hoàn toàn chất cần tinh chế
vào dung môi đã chọn, sau đó cất loại dung môi và cất lấy chất tinh khiết ở nhiệt độ và
áp suất thích hợp. Người ta cũng thường chiết một chất từ hỗn hợp rắn bằng một dung
môi hoặc hỗn hợp dung môi với một dụng cụ chuyên dùng đặc biệt gọi là bình
chiết Soxhlet.
Dung môi được đun nóng, cho bay hơi liên tục chảy vào bình chứa hỗn hợp cần
chiết tách (thường gói trong giấy lọc), nó sẽ hoà tan chất rắn cần tinh chế và
nhờ một ống xiphông, dung dịch chảy xuống bình cầu bên dưới, dung môi
nguyên chất lại tiếp tục được cất lên. Phương pháp này tiết kiệm được dung môi và
hiệu quả tương đối cao.

-17-

1.2.1.2. Kỹ thuật chiết Soxhlet:
Nguyên tắc: Chiết Soxhlet là một kiểu chiết liên tục đặc biệt thực hiện
nhờ một trang bị riêng của nó. Kiểu chiết này cũng như kiểu chiết lỏng- lỏng nên về
bản chất của sự chiết vẫn là định luật phân bố chất trong hai pha không trộn
vào nhau. Song ở đây pha mẫu là ở trạng thái lỏng, bột, hoặc dạng mảnh
hoặc dạng lá. Còn dung môichiết (chất hữu cơ) là dạng lỏng.
Ví dụ:chiết lấy dầu melton từ lá cây bạc hà bằ ng dung môi hữu
cơ n-hexan hay benzen. Chiết các thuốc trừ sâu hoặc bảo vệ thực vật trong mẫu rau
quả,mẫu đất bằng n- hexan. Vì thế đây là kiểu chiết của hệ chiết có thể là cả đồng thể
và dị thể, mà chất phân tích nằm trong mẫu rắn, bột, lá, sợi…
 Các trang thiết bị:
Trang thiết bị của kỹ thuật chiết Soxhlet gồm hai loại:

1. Hệ Soxhlet thường và đơn giản.
2. Hệ Soxhlet tự động (Auto- Soxhlet)
Cách chiết theo hệ (1) là đơn giản vận hành bằng tay, còn cách (2) là vậnhành
một cách tự động. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng để chiết tách chất hữu
cơ nằm trong pha rắn hay bột hay mảnh nhỏ, hay các vật liệu khô (lá cây), vì
thế nên nó là hệ chiết dị thể.
Kỹ thuật chiết này có ưu điểm là chiết triệt để, song các điều kiện
chiết phải nghiêm ngặt thì mới có kết quả tốt. Vì thế hệ thống vận hành chiết tự động
cho kết quả tốt hơn nhưng phải có hệ thống trang bị hoàn chỉnh. Nó thích hợp chiết các
chất hữu cơ từ các đối tượng mẫu khác nhau. Chất phân tích có trong mẫu rắn, bột,vật
mẫu xốp khô (lá cây)… kỹ thuật này được ứng dụng chủ yếu để tách các
hợpchất hữu cơ từ các mẫu cây lá, rau quả hoặc mẫu đất.




-18-

1.2.2. Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ UV – VIS:
1.2.2.1. Khái niệm:
Phương pháp quang phổ là phương pháp phân tích dựa trên việc nghiên cứu sự
tương tác của bức xạ ánh sáng trên chất khảo sát hoặc sự phát ra các bức xạ ánh sáng
dưới một tác động hóa lý nào đó.
Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến hay còn gọi là phương pháp quang
phổ hấp thụ là phương pháp đo quang dựa trên khả năng hấp thụ chọn lọc các bức xạ
rọi vào dung dịch chất nghiên cứu trong một dung môi nhất định.
Tùy theo bước sóng ánh sáng được chia thành từng vùng sóng:
Vùng tử ngoại 185nm ÷ 400nm
Vùng khả kiến 400nm ÷ 760nm
Các bước sóng cực đại hấp thụ đặc trưng cho từng chất hoặc tỉ lệ độ hấp thụ

giữa các bước sóng làm cơ sở cho việc định tính.
Độ hấp thụ của các bức xạ phụ thuộc vào nồng độ của chất nghiên cứu trong
dung dịch cần đo làm cơ sở của phép định lượng
1.2.2.2. Nguyên tắc:
Phương pháp quang phổ hấp thụ dựa trên Định luật Lambert – Beer: Chiếu một
chùm tia đơn sắc có cường độ I
0
qua lớp dung dịch có chiều dày l. Sau khi bị hấp thụ,
cường độ chùm tia còn lại I.
Độ truyền qua:
Độ hấp thụ: A = - lgT = lg
-19-

Độ hấp thụ A (Mật độ quang A) của dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ C của
dung dịch theo biểu thức: A = k.l.C
Trong đó, k là hệ số hấp thụ phụ thuộc vào cấu tạo của chất tan trong dung dịch
l là chiều dày lớp dung dịch
Khi C tính theo mol/l và l tính bằng cm ta có k = 
Do đó: A =  .l.C
 được gọi là hệ số hấp thụ phân tử đặc trưng cho bản chất của chất tan trong
dung dịch chỉ phụ thuộc vào bước sóng đơn sắc.
1.2.2.3. Điều kiện áp dụng định luật Lambert – Beer:
Ánh sáng phải đơn sắc.
Khoảng nồng độ phải thích hợp: do nhiều nguyên nhân vật lý (sự phản
xạ, sự khuyết tán ánh sáng), nguyên nhân hóa học (sự phân ly, ảnh hưởng của
lực ion) mà định luật Lambert – Beer chỉ đúng trong một giới hnj nồng độ.
Dung dịch phải trong suốt.
Chất thử phải bền trong dung dịch và bền dưới tác dụng của ánh sáng
UV-VIS
1.2.2.4. Cấu tạo máy quang phổ tử ngoại khả kiến:

Nguồn sáng: cung cấp bức xạ điện từ. Tạo ra các bức xạ có cường độ
không đổi trên toàn bộ khoảng bước sóng, độ nhiễu thấp và ổn định trong thời
gian dài.
Bộ phận tán sắc: có nhiệm vụ chọn từ nguồn bức xạ một bước sóng đặc
trưng. Có 2 loại: lăng kính và cách tử. Lăng kính tạo ra ánh sáng nhiều màu
-20-

như cầu vồng từ ánh sáng mặt trời. Cách tử tạo ra góc tán xạ tuyến tính không
phụ thuộc vào nhiệt độ.
Bộ phận đựng mẫu đo: cốc đo phải hoàn toàn trong suốt ở tất cả các
bước sóng. Có các loại cuvet đựng mẫu như: cuvet thủy tinh, cuvet plastic,
cuvet thạch anh và cuvet silica.
Detector: dùng để đo cường độ tia bức xạ, chuyển tín hiệu ánh sáng
thành tín hiệu điện.
1.2.3. Phƣơng pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS):
Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) là một phương pháp mạnh
mẽ với độ nhạy cao được sử dụng trong các nghiên cứu về thành phần các chất trong
hỗn hợp.
Bản chất GC-MS là sự kết hợp của Sắc ký khí (Gas Chromatography) và Khối
phổ (Mass Spectometry). Ngưỡng phát hiện của phương pháp này là 1 picogram
(0.000000000001 gram).
1.2.3.1. Sắc ký khí (GC):
Sắc ký khí là một trong những phương pháp quan trọng nhất hiện nay dùng để
tách, định lượng, xác định cấu trúc các chất, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
Pha động trong GC là chất khí nên chất phân tích cũng phải được hoá hơi để
đưa vào cột sắc ký, thường hoá hơi dưới 250
0
C.
Pha tĩnh có thể là chất rắn được nhồi vào cột hay 1 màng film mỏng bám lên

trên bề mặt chất mang trơ, hoặc có thể tạo thành một màng mỏng bám lên mặt trong
của thành cột (cột mao quản).
Tuỳ thuộc vào bản chất pha tĩnh chia thành hai loại sắc ký khí :
-21-

 Sắc ký khí rắn (gas solid chromatography – GSC): Chất phân tích được hấp phụ
trực tiếp trên pha tĩnh là các tiểu phân rắn.
 Sắc ký khí lỏng (gas liquid chromatography – GLC): Pha tĩnh là một chất lỏng
không bay hơi.
Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà không bị phân
huỷ hay là trong khi phân huỷ cho sản phẩm phân huỷ xác định dưới thể hơi.
Có 2 loại kĩ thuật phân tích:
 Giữ cho nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình phân tích, phương pháp này khó
tách hoàn toàn.
 Thay đổi nhiệt độ trong quá trình phân tích, phương pháp này tuy tốn thời gian
nhưng triệt để.








Nguyên tắc hoạt động:
 Nhờ có khí mang trong chứa trong bơm khí (hoặc máy phát khí), mẫu từ buồng bay
hơi được dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký xảy ra tại đây.
Sau khi rời khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi vào
detector, tại đó chúng được chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại
rồi chuyển sang bộ ghi, tích phân kế hoặc máy vi tính. Các tín hiệu được xử lí ở đó rồi

chuyển sang bộ phận in và lưu kết quả. Trên sắc ký đồ nhận được, sẽ có tín hiệu ứng
Hình 1.6. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí
-22-

với các cấu tử được tách gọi là peak. Thời gian lưu của peak là đại lượng đặc trưng cho
chất cần phân tích. Diện tích peak là thước đo định lượng cho từng chất trong hỗn hợp
cần nghiên cứu.








 Sắc ký đồ là tập hợp tất cả các peak, mỗi peak đại diện cho mỗi chất. Dựa vào thời
gian lưu ta có thể xác định được tên chất và đo diện tích mỗi peak ta xác định được
thành phần mỗi chất trong hỗn hợp.
1.2.3.2. Phƣơng pháp khối phổ (MS):
Nguyên tắc của phương pháp khối phổ là dựa vào chất nghiên cứu được ion hoá
trong pha khí hoặc pha ngưng tụ dưới chân không bằng những phương pháp thích hợp
thành những ion (ion phân tử, ion mảnh…) có số khối khác nhau, sau đó những ion này
được phân tách thành những dãy ion theo cùng số khối m (chính xác là theo cùng tỷ số
khối trên điện tích ion, m/e) và xác suất có mặt của mỗi dãy ion có cùng tỉ số m/e được
ghi lại trên đồ thị có trục tung là xác suất có mặt (hay cường độ), trục hoành là tỉ số
m/e gọi là khối phổ đồ.
Phổ khối lượng được ghi lại dưới dạng phổ vạch hay bảng, trong đó cường độ
các vạch được đo bằng phần trăm so với đỉnh có cường đọ cao nhất. Đỉnh ion phân tử
thường là đỉnh cao nhất, tương đương với khối lượng phân tử của hợp chất khảo sát.
Phổ khối lượng không những cho phép xác định chính xác phân tử lượng, mà căn

cứ vào các mảnh phân tử tạo thành, ta cũng suy ra được cấu trúc phân tử. Xác suất tạo
Hình 1.7. Hình ảnh sắc ký đồ
-23-

thành mảnh phụ thuộc vào cường độ liên kết trong phân tử cũng như vào khả năng bền
hoá các mảnh tạo thành nhờ các hiệu ứng khác nhau. Các mảnh có độ bền lớn sẽ ưu tiên
tạo thành, các liên kết yếu nhất dễ bị đứt nhất. Có những mảnh có khối lượng đặc trưng
gọi là mảnh chìa khoá, chúng cho phép phân tích các phổ khối lượng dễ dàng.
1.2.3.3. Phƣơng pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS):












Phương pháp GC – MS dựa trên cơ sở “nối ghép” máy sắc ký khí (GC) với máy
phổ khối lượng (MS) (hình 1.9).
 Sắc ký khí (GC): phân tách hỗn hợp hóa chất thành một mạch theo từng chất tinh khiết
 Khối phổ (MS): xác định định tính và định lượng
Việc liên kết hai kĩ thuật đó đã tạo ra một công cụ mạnh mẽ để tách biệt và nhận
biết các hợp chất. Nhờ có sự liên kết chặt chẽ này người ta có thể thu được phổ khối
lượng đủ chấp nhận đối với tất cả các hợp phần mà sắc ký lỏng tách ra được, kể cả
những hợp phần với khối lượng chỉ cỡ vài picogam và có mặt trong vài giây.
Hình 1.8. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ

-24-

Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ có thể nhận dạng cấu trúc hóa
học độc nhất của nó. Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu
trúc của các chất đã biết. Nếu không tìm được chất tương ứng trong thư viện ,ta thu
được một dữ liệu mới và đóng góp vào thư viện cấu trúc sau khi tiến hành thêm các
biện pháp để xác định được chính xác loại hợp chất mới này.
1.2.3.4. Nguyên tắc:
Nguyên tắc của phương pháp khối phổ là dựa vào chất nghiên cứu được ion hóa
trong pha khí hoặc pha ngưng tụ dưới chân không cao bằng những phương pháp thích
hợpthành những ion (ion phân tử, ion mảnh…) có số khối khác nhau, sau đó những ion
này phân tách thành những dãy ion theo cùng số khối m (chính xác là theo cùng tỉ số
m/e) được ghi lại trên đồ thị có trục tung là trục xác suất có mặt (hay cường độ vạch),
trục hoành là tỉ số m/e gọi là khối phổ đồ.
Phổ khối lượng được ghi lại dưới dạng phổ vạch hay bảng, trong đó cường độ
cao nhất goi là đỉnh cơ sở. Đỉnh ion phân tử thường là đỉnh cao nhất, tương đương với
khối lượng phân tử của hợp chất khảo sát.
Phổ khối lượng không những cho phép xác định chính xác phân tử lượng mà căn
cứ vào các mảnh tạo thành, ta cũng suy đán được cấu trúc phân tử. Xác định mảnh tạo
thành phụ thuộc vào cường độ liên kết tương ứng trong phân tử cũng vào như khả năng
bền hóa các mảnh tạo thành nhờ các hiệu ứng khác nhau. Các mảnh có độ bền lớn sẽ ưu
tiên tạo thành, các liên kết yếu nhất dễ bị đứt nhất. Những mảnh có khối lượng đặc trưng
gọi là mảnh chìa khóa, chúng cho phép phân tích các phổ khối lượng dễ dàng.
1.2.3.5. Cấu tạo của máy đo sắc kí khối phổ (Máy GC-MS):
Cấu tạo mấy GC-MS gồm 2 phần: thiết bị sắc kí khí và thiết bị khối phổ được
ghép với nhau qua bộ kết nối với mục đích loại bớt khí mang như N
2
, He để giảm áp
suất của dòng kí mang và phân tử mẫu chất đi vào buồng ion hóa của khối phổ. Phần
thiết bị sắc kí dùng mao quản, phần khối phổ sử dụng buồng ion hóa với bộ tách từ cực

và detector khối phổ.
-25-

CHƢƠNG II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị, dụng cụ:
2.1.1. Nguyên liệu:
Hạt gấc thu nhận tại địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
2.1.2. Hóa chất:
Dung môi dùng để chiết tách các hợp chất hóa học có hạt gấc phải cá một số đặc
điểm sau:
 Phải có tính hòa tan chọn lọc, hòa tan tốt nhiều chất có trong hạt gấc nhất
 Không tác dụng với cấu tử của chất cần tách
 Không bị biến đổi thành phần khi bảo quản
 Là loại dung môi thông dụng, tránh dùng các loại dung môi độc hại đối với môi
trường và sức khỏe
 Dung môi có thể dễ dàng tách ra được sau quá trình chiết để thu hồi dung môi và
nâng cao hàm lượng các chất có trong dịch chiết. Sau khi tách không để lại mùi vị
lạ và làm bẩn sản phẩm
Khảo sát chọn dung môi từ các loại dung môi sau:
 Etanol 96
0

 n – Hexan
 ete dầu hỏa
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ:
Bộ chiết soxhlet, máy quang phổ hấp thụ UV-VIS (Trung tâm kĩ thuật đo lường
chất lượng II, số 2 – Ngô Quyền – Đà Nẵng), máy đo sắc ký khí ghép phổ GS – MS
(Trung tâm kĩ thuật đo lường chất lượng II, số 2 – Ngô Quyền – Đà Nẵng).

×