Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế xã hội tại huyện Đại Từ Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.94 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài đang trở thành bộ phận chủ yếu, quan
trọng của quan hệ kinh tế thế giới. nó là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước
nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia phát triển và là đói hỏi khách quan
của quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Đối với các nước đang phát triển,
đầu tư nước ngời là một nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế, là một trong
những chỉ số căn bản đánh giá khả năng phát triển. Mở rộng hoạt động kinh tế đối
ngợi, phát triển ngoại thương, thực hiện tốt chương trình hang xuất khẩu thu hút đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam là những nhiệm vụ có tầm chiến lược quan trọng trước mắt
và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
Cùng với hoạt động thương mại quốc tế , hoạt động đầu tư nước ngoài ngày
càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng trào lưu có tính quy luật trong liên
kết kinh tế toàn cầu hiện nay. Sự phát triển của đầu tư nước ngoài bắt nguồn từ một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự
do hóa thương mại và đầu tư quốc tế.
- Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ và những
tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã thúc đẩy mạnh mẽ
quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước tạo nên sự chuyển dịch vốn giữa
các quốc gia.
- Sự thay đổi các yếu tố sản xuất, kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo
nên “lực đẩy” đối với đầu tư quốc tế.
- Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện công nghiệp hóa ở các nước đang phát
triển là rất lớn, tạo nên “ sức hút” mạnh mẽ với nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy thu hút đầu tư nói chung và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói
riêng là vô cùng quan trọng đối với các địa phương trong cả nước. Trong khuôn khổ
bài thảo luận này, nhóm e xin trình bày về “một số giải pháp chủ yếu về quản lý nhà
nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội của huyện
Đại Từ - Thái Nguyên”.
Nội dung thảo luận gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư nước ngoài


Chương II: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chính sách thu hút
vốn đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
Chương III: Giải pháp về quản lý nhà nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tại tỉnh Thái Nguyên.
1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Khái quát cơ bản
Khái niệm về vốn đầu tư
Vốn đầu tư là các khoản tiền được tích lũy của nhà nước, của các tổ chức kinh
tế, các công dân và các khoản tiền được huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử
dụng trong quá trình tái sản xuất, mở rộng nền kinh tế quốc dân.
Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về bản chat là quá trình thực hiện chuyển vốn
bằng tiền mặt (vốn đầu tư) thành vốn sản xuất ( hiện vật) tạo nên những yếu tố cơ bản
của sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt.
Khái niệm về vốn đầu tư nước ngoài
a) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư
nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn vào dự án đầu tư, cho phép họ có
thể giành quyền quản lý hoặc trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư.
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là một nguồn vốn lớn,
có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
b) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Porfolio Invesment - FPI)
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó các chủ đầu tư nước ngoài
đầu tư vốn nhưng không tham gia trực tiếp vào việc điều hành quản lý đối tượng đầu
tư. Nhà đầu tư thu được lợi nhuận thong qua thu nhập của chứng khoán hoặc lãi suất
của số tiền vay.
c) Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA)
Hỗ trợ chính thức ODA là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ bởi

vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp
với thời gian cho vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu
danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước
được đầu tư. Gọi là Chính thức vì nó thường là cho nhà nước vay.
2. Các hình thức đầu tư nước ngoài
2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
2.1.1 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự đầu tư của các công ty nhằm
xây dựng các cơ sở , chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở
đó. FDI có đặc điểm sau:
2
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng g óp một số tối thiểu vào vốn pháp
định, tùy theo luật doanh nghiệp của mỗi nướcđể giành quyền kiểm soát hoặc
tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
- Quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức vốn của các
bên trong tổng số vốn pháp định. Vốn góp càng cao nhà đầu tư càng có quyền
tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận và lỗ xảy ra được phân chia theo tỷ lệ
góp vốn của các bên trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế và các chi phí
khác cho nước nhận đầu tư.
- FDI được xây dựng thong qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại
toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn
tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.
2.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó
những hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, các hình thức đầu tư trên được áp
dụng ở mức độ khác nhau.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ nước sở
tại cần lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như: Khu chế xuất,
khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và đặc khu kinh tế
2.1.3 Ưu và nhược điểm của đầu tư trực tiếp
a) Ưu điểm
* Đối với nước chủ đầu tư (nước đi đầu tư)
- Vốn đầu tư thường được sử dụng với hiệu qủa cao vì trực tiếp quản lý và điều
hành dự án nên họ có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa
ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- Mở rộng (chiếm lĩnh) được thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên
liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và trên thế giới. Kéo dài chu kì sống của
công nghệ
- Giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khái thác được nguồn nguyên
liệu và lao động với giá cả thấp của nước sở tại. Từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế
cuả vốn FDI
3
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước sở tại vì
thông qua FDI mà chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình
nằm trong lòng các nước thi hành chính sách bảo hộ
- Tận dụng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của các quốc gia tiếp
nhận vốn dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cao
- Tăng quy mô GNP cho quốc gia
* Đối với nước nhận đầu tư
- Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn từ bên ngoài do không quy định mức
vốn góp tối đa mà chỉ quy định mức vốn góp tối thiểu
- Tạo điều kiện cho nước sở tại có thể tiếp nhận được kỹ thuật công nghệ và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
- Tăng cung vốn, giúp cho nước sở tại giải quyết những vấn đề khó khăn về

kinh tế - xã hội ở trong nước như nạn thất nghiệp, lạm phát, nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn tài nguyên, khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động, từ đó góp phần
mở rộng tích luỹ và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế (tăng quy mô GDP), làm tăng
nguồn thu ngân sách thông qua thuế
b) Nhược điểm
* Đối với nước chủ đầu tư
- Có thể gặp rủi ro cao nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư
- Dễ để mất bản quyền sở hữu công nghệ, bí quyết sản xuất trong quá trình
chuyển giao dẫn tới có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám
- Có xu hướng bị suy thoái, tụt hậu về kinh tế của quốc gia
- Không khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
quốc gia
- Có thể làm thay đổi chính sách thuế của nước chủ nhà
- Phải gánh chịu nhiều khó khăn trong cán cân thanh toán và việc làm do hoạt
động của các công ty đa quốc gia
* Đối với nước nhận đầu tư
- Khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh
thổ.
- Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn đến sự du nhập của các loại công nghệ lạc
hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường với giá đắt làm thiệt hại lợi ích của nước sở
tại
- Có thể phải chịu sự thống trị của các công ty đa quốc gia
- Khi lãi suất trong nước quá thấp, các công ty đa quốc gia sẽ cho nước ngoài
vay tiền làm thất thoát vốn và phá vỡ các điều kiện tín dụng chặt chẽ của nước sở tại
4
- Có thể làm thay đổi thị hiếu của dân chúng sở tại
- Có thể gây ra sự lệ thuộc về kỹ thuật
- Gây ra hiện tượng ‘chảy máu chất xám’
2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI.
2.2.1 Đặc điểm của đầu tư gián tiếp

- Nhà đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối
tượng đầu tư, do vậy không kiểm soát được các hoạt động kinh doanh
- Nếu là vốn của tư nhân thì bị hạn chế về tỷ lệ góp vốn theo Luật đầu tư của
nước sở tại, thông thường từ 10% - 25% vốn pháp định
- Chủ đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay hoặc lợi
tức cổ phần
- Có độ rủi ro thấp
2.2.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau, với các
hình thức sau
- Viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại;
- Vay ưu đãi hoặc vay không ưu đãi;
- Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu
+ Đầu tư trái phiếu có nghĩa là nhà đầu tư mua trái phiếu của chính phủ hoặc
các công ty hàng đầu trong một nước phát hành. Thực chất của đầu tư trái phiếu là nhà
đầu tư cho một tổ chức hoặc quốc gia phát hành trái phiếu vay một lượng vốn nhất
định, sau đó nhận đủ giá trị danh nghĩa của trái phiếu vào một thời điểm nhất định cho
trước, cộng với phần lãi của vốn cho vay theo tỷ lệ lãi suất công bố trước.
+ Đầu tư cổ phiếu có nghĩa là các nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty theo
một tỷ lệ nhất định, tuỳ theo Luật đầu tư của từng nước quy định, thường là tỷ lệ thấp
từ 10% – 25% vốn pháp định. Thực chất của đầu tư cổ phiếu là người nắm cổ phiếu
trong tay đã thực sự trở thành chủ đầu tư và hưởng lợi tức cổ phần theo hiệu quả mà
công ty phát hành cổ phần đạt được (tức là phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp
cổ phần). Lợi tức cổ phần có thể cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất cho vay, thậm chí giá
trị của các cổ phần này cũng bị thả nổi tuỳ theo tình hình kinh doanh của công ty phát
hành.
2.2.3 Ưu và nhược điểm của đầu tư gián tiếp
a) Ưu điểm:
- Bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng vốn, do đó
vốn đầu tư được phân bổ hợp lý cho các vùng, các ngành, lĩnh vực

5
- Vốn đầu tư được phân tán trong vô số những người mua cổ phiếu, trái phiếu
và đưa đến các địa chỉ khác nhau. Chủ đầu tư có thể phân tán được rủi ro trong kinh
doanh
- Phần lớn là các khoản vốn ưu đãi và viện trợ nên thời gian sử dụng dài, lãi
suất thấp, khối lượng vốn lớn, nên thường được sử dụng đầu tư vào các công trình cần
nhiều vốn, thời gian dài như xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, các công trình
công cộng… để tạo điều kiện và môi trường nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
b) Nhược điểm:
- Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì tỷ lệ góp vốn của chủ đầu
tư nước ngoài bị khống chế ở mức độ góp vốn tối đa. Ngoài ra phạm vi đầu tư cũng bị
hạn chế do chủ đầu tư nước ngoài chỉ chọn các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh
để đầu tư
- Hiệu quả sử dụng vốn thường không cao do nước tiếp nhận vốn có toàn quyền
sử dụng, mà các nước này thường là các nước đang và kém phát triển nên kinh
nghiệm và trình độ sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế
- Dù là vốn ưu đãi nhưng vẫn phải trả nên dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài
quá lớn, thậm chí có nước không có khả năng trả nợ dẫn tới dễ bị các chủ nợ trói buộc
vào vòng ảnh hưởng chính trị của họ
- Hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến
2.3 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
2.3.1 Các hình thức của ODA
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn không phải hoàn lại cho nhà
tài trợ (cho không bên nhận)
- ODA cho vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi) là hình thức cung cấp vốn dưới dạng
cho vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi
- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu
đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại

yếu tố không hoàn lại đạt không dưới 25% tổng giá trị các khoản đó
2.3.2 Các phương thức cung cấp ODA
- Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách: gồm các khoản ODA được cung cấp
dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá để hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc ngân sách của nhà
nước
6
- Hỗ trợ chương trình: gồm các khoản ODA được cung cấp để thực hiện một
tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan nhằm đạt được một hoặc một số mục
tiêu thực hiện trong một thời gian nhất định tại các địa điểm cụ thể
- Hỗ trợ dự án: là các khoản ODA cung cấp để thực hiện dự án xây dựng cơ bản
bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, đào tạo cán
bộ
2.3.3 Các đối tác cung cấp ODA
1-Chính phủ nước ngoài
2- Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, bao gồm:
- Các tổ chức phát triển của liên hợp quốc như:
+ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc – UNDP
+ Quỹ nhi đồng liên hợp quốc – UNICEF
+ Chương trình lương thực thế giới – WFP
+ Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc – FAO
+ Quỹ dân số liên hợp quốc – UNFPA
+ Quỹ trang bị của liên hợp quốc – UNDCF
+ Tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc UNIDO
+ Tổ chức Y tế thế giới – WHO
+ Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - IAEA
+ Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của liên hợp quốc –
UNESCO
+ Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp – IFAD
+ Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF
- Liên minh Châu âu (EU)

- Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- Các tổ chức tài chính quốc tế
+ Ngân hàng phát triển Châu á – ADB
+ Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC
+ Ngân hàng đầu tư Bắc âu – NIB
+ Quỹ phát triển Bắc âu - NDF
+ Quỹ cô-oét
2.3.4 Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA
Nhìn chung ODA thường được sử dụng dựa trên kế hoạch phát triển của nước
tiếp nhận và gắn với tính chất của nguồn vốn cung cấp. Do phần lớn là các khoản vốn
ưu đãi và viện trợ nên thời gian sử dụng dài, lãi suất thấp, khối lượng vốn lớn, nên
7
thường được sử dụng đầu tư vào các công trình cần nhiều vốn, thời gian dài như xây
dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng… để tạo điều kiện và
môi trường nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1- Vốn ODA không hoàn lại thường được ưu tiên sử dụng cho những chương
trình, dự án thuộc các lĩnh vực sau:
+ Y tế, dân số và phát triển
+ Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực
+ Các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sạch sinh hoạt, phòng chống dịch
bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội)
+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai
+Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển
+ Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước
ở trung ương, địa phương và phát triển thể chế
+ Một số lĩnh vực khác theo quyết định của thủ tướng chính phủ
2-Vốn ODA vay thường được sử dụng cho các chương trình, dự án thuộc các
lĩnh vực:

+ Xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Giao thông vận tải, thông tin liên lạc
+ Năng lượng
+ Cơ sở hạ tầng xã hội (các công trình phúc lợi công cộng, y tế giáo dục và đào
tạo, cấp thoát nươc, bảo vệ môi trường sinh thái)
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán
+ Một số lĩnh vực khác theo quyết định của thủ tướng chính phủ
Tóm lại có thể phân biệt 3 hình thức đầu tưnhư sau:
FDI FPI ODA
Dài hạn Ngắn hạn và trung
hạn
Dài hạn
Mục đích kiếm lời Mục đích kiếm lời Mục đích phát triển
nền kinh tế, nâng cao phúc
lơi cho nước nhận đầu tư,
8
không vì lợi nhuận
Không mang tính
chất chính trị
Không mang tính
chất chính trị
Mang tính chất
chính trị
Thành lập các cơ sở
sản xuất kinh doanh
Mua các tài sản tài
chính
Cho chính phủ vay
với mức lãi suất thấp hoặc
không có lãi suất

Có quyền kiểm soát,
có trách nhiệm đối với
doanh nghiệp nhận đầu tư
Không có quyền
kiểm soát, không có trách
nhiệm với doanh nghiệp
nhận đầu tư
Không có quyền
kiểm soát với số vốn đã
đầu tư
Phải gánh chịu thuế
cho các doanh thu có được
từ hoạt động đầu tư
Phải chịu thuế Không chịu thuế
Có tính cố định nhà
đầu tư không thể đột ngột
rút vốn
Rất linh hoạt, nhà
đầu tư có thể tăng hoặc
giảm cũng như rút vốn tùy
theo mục đích của họ
Không thể rút vốn
thậm chí họ có thể từ bỏ
quyền rút vốn của họ vì
mục đích của hình thức đầu
tư này không vì lợi nhuận
3. Quan điểm về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiều người thường hiểu chính sách thu hút đầu tư một cách đơn giản là những
chủ trương, chế độ mà nhà nước ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư điều đó đúng như
chưa đủ. Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định

thì những chủ trương, chế độ đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.
- Chính sách thu hút được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của
nhiều người hoặc của xã hội từ việc thu hút được vốn đầu tư để phát triển khu vực đó.
Thước đo chính để đánh giá, so sánh lựa chọn chính sách phù hợp là lợi ích mang tính
xã hội mà chính sách đó mang lại. Đây cũng chính là lý do để các chính sách thu hút
được gọi là chính sách công. Trong thực tế có tình trạng một chính sách đem lại lợi ích
cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt hại.
Khi đó chính sách thu hút phải đứng trên lợi ích của đa số của xã hội để giải quyết vấn
đề.
- Chính sách thu hút là quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia. Trước
hết chính sách kinh tế - xã hội là sản phẩm của các đường lối chính trị quan hệ giữa
các quốc gia, do nhà nước với tư cách là người tổ chức và quản lý vốn đầu tư của toàn
xã hội xây dựng và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi. Nhưng qua đây không phải
chính sách chỉ do các tổ chức công của nhà nước thực hiện. Ngày nay trong quá trình
9
dân chủ hóa chính sách, vai trò của các tổ chức dân chúng và ngoài nhà nước ngày
càng tăng lên cao hơn.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư có phạm vi tác động lớn đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, thể hiện sự cần thiết của can thiệp nhà nước trong các lĩnh vực đó.
4. Một số yêu cầu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục đầu tư nhanh chóng không
rườm rà gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong
nước trong việc thực thi các dự án. Tích cực phòng chống tham nhũng hiệu quả, tạo
môi trường pháp luật cho các nhà đầu tư khi đầu tư trong nước.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để nguồn đầu tư của các
tổ chức vào trong nước có hiệu quả cao. Từ đó mới tạo được sự tin tưởng của các nhà
đầu tư vào lao động có tay nghề cao trong nước.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn và đặc biệt các nước trong
khu vực. Có thể xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các nước nhưng không nên lệ
thuộc quá nhiều vào các nước đối tác dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụ thuộc nhiều

vào nước đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Việc quy hoạch tổng thể
cần được minh bạch và công khai để các nhà đầu tư biết được rõ ràng yên tâm đầu tư
vào một khu vực trong nước.
- Nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước, bên cạnh đó tạo môi trường
trong sạch, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các lĩnh vực hiện tại
có khả năng thu hút cao như các ngành công nghiệp, dịch vụ
10
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA
TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Thái Nguyên
Đặc điểm về diều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a) Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc
Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các
tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái
Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung
Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí
địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt
Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa
ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
b) Điều kiện địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống
phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều
hang động và thung lũng nhỏ.
Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy
núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao

nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia
Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam. Phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ
Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương
là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan
tới tận khu đồng lầy Phúc Linh.
Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng
Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo
hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc
Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhaivà dãy núi Bắc Sơn cũng chạy
theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là
những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp
lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho
11
canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung
du miền núi khác.
c) Điều kiện khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái
Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
• Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
• Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam
huyện Võ Nhai.
• Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng
Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất
(tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố
Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và
3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương
đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung

bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào
tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông,
lâm nghiệp.
d) Đất đai thổ nhưỡng
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại
sau:
• Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình
thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích
hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng
kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương
thực cho nhân dân vùng cao.
• Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát
kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa
nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương ở từ độ cao
150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây
ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)
12
• Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân
bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ
thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán ) khó khăn cho việc canh tác.
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22%
diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự
nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và
41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
e) Sông ngòi thủy văn
Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai
nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn
Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành
ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra
khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có

một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể
nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không
thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông
này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra,
một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm
nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.
Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân
tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu
với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng
được dễ dàng.
Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ
nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện
tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ
được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện
hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm
quốc gia.
f) Tài nguên khoáng sản
Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so
sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái
Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than
đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu
13
có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây
dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các
loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông
của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram
khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ
còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể
bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.
Điều kiện về kinh tế

a) Kết cấu hạ tầng
Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ
37. Tuyến quốc lộ 3 vốn chỉ có 2 làn xe và hiện được cho là quá tải, tuyến đường này
đang được đầu tư để mở rộng song song với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà
Nội - Thái Nguyên với 4 làn xe dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đường cao tốc có
mặt đường rộng 34,5m và dài hơn 61 km có điểm đầu là Quốc lộ 1A mới thuộc xã
Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối là tuyến đường tránh thành phố Thái
Nguyên, tuyến đường này sẽ nằm về bên phải quốc lộ 3 cũ trừ đoạn từ xã Lương Sơn
(TPTN) đến tuyến đường tránh thành phố. Hiện tuyến đường đã được quy hoạch xây
dựng với chiều rộng 4 km. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng nằm trong Dự án
đường vành đai 5 Hà Nội, một tuyến đường đang được "nghiên cứu quy hoạch" và dự
kiến đi quan nhiều tỉnh thành phố lân cận thủ đô, cũng theo nghiên cứu thì sẽ có Hầm
Tam Đảo giữa hai tỉnh Thái Nguyên-Vĩnh Phúc trên tuyến đường này. Nếu dự án được
khởi công và hoàn thành sẽ giảm bớt thời gian di chuyển từ tỉnh Thái Nguyên tới Vĩnh
Phúc và một số tỉnh thành khác. Mặc dù từng được kỳ vọng là sẽ tiến hành khởi công
hầm vào dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội song cho đến nay dự án hầm
vẫn chưa được triển khai.
Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối
hai huyện Đại Từ và Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và
huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối
huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262. Thái
Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân
dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn
thành các tuyến đường đã được giảm xuống.
Toàn tỉnh Thái Nguyên có 3.422,7 km đường bộ. Trong đó đường do Trung
ương quản lý dài 80,1 km, chiếm 2,34%; đường do tỉnh quản lý dài 271 km, chiếm
7,91%; đường do huyện quản lý dài 759,6 km, chiếm 22,19%; đường do xã quản lý dài
14
2.312 km, chiếm 67,54%. Về chất lượng, đường cấp phối, đường đá dăm là 350,5 km,
chiếm 10%; đường nhựa và bê tông nhựa là 379,7 km, chiếm 11%; đường đất là

2.692,7 km, chiếm 79%. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều
có đường ô tô đến trung tâm.
Về đường sắt, tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều hay còn gọi là
tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng dài 33,5 km chỉ sử
dụng để chuyên chở khoáng sản. Tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá (Lạng Giang, Bắc
Giang) được xây dựng trong thời chiến tranh để nhận viện trợ của các nước XHCN
nay gần như bị bỏ không, cộng thêm hệ thống đường sắt nội bộ trong khu Gang Thép.
Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông
Cầu và sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm cảng Đa Phúcđang được
xây dựng tại huyện Phổ Yên và được mong đợi có thể kết nối đến cảng Hải Phòng.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới tất cả các huyện trong tỉnh
b) Tiềm năng du lich
Thái Nguyên từng là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2007 và có một số
điểm du lịch nổi bật:
• Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây
(giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Mặt hồ rộng 25 km² và có
đến 69 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến
nghỉ và tham quan.
• Khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam với diện tích 28.000
m², đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên.
• Khu du lịch hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi
đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km.
• Khu di tích lịch sử an toàn khu (ATK) huyện Định Hóa. Nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sinh sống nhiều năm trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
• Thác nước 7 tầng Khuôn Tát, nằm trong khu di tích lịch sử ATK.
• Các điểm đền chùa như đền Đuổm thờ Dương Tự Minh (Phú L-
ương); chùa Hang (Đồng Hỷ); chùa Phù Liễn; đền Xương Rồng (thành phố Thái
Nguyên).
• Khu di tích núi Văn, núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Dấu
tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa

binh của ông.
15
Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc
đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho
khách tham quan.
Năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 14 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ một đến 3 sao.,
trong đó có hai khách sạn có tiêu chuẩn ba sao là Khách sạn Dạ Hương II và Khách
sạn Thái Dương. Số cơ sở lưu trú, nhà hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh
tăng bình quân 15%/năm, hiện có 135 cơ sở, đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng từ
bình dân đến cao cấp với công suất phục vụ trên 3.000 lượt khách/ngày-đêm. Riêng 9
tháng đầu năm 2011, tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt 1.149.100 lượt người,
trong đó khách quốc tế đạt 18.360 lượt người, đạt 109% so với cùng kỳ năm trước,
khách lưu trú đạt 481.800 lượt người, tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch đạt 768 tỷ
đồng, công suất sử dụng buồng phòng đạt 67%.
c) Đặc điểm cơ bản về kinh tế
Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và
duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt
đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên
là Khu công nghiệp Sông Công và hiện tỉnh này đã được chính phủ Việt Nam chấp
thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông
Công II (250ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ
Yên (200ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyệnPhú Bình và
KCN Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực
trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công
nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công
nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện
tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²).
Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt
trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trước đó là 9,14% mỗi
năm. Trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình

quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản
là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông
lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công
nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ
sản chiếm 21,28%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt
22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ nghèo giảm
16
2,1% so với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự
án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt
3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
Thu nhập hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh Thái
Nguyên quản lí theo kết quả sơ bộ năm 2009 là 2.527.900 đồng, thấp hơn mức trung
bình cả nước cùng thời điểm là 2.867.100 đồng và của khu vực trung du miền núi phía
bắc là 2.983.200 đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành. sang 2012,
Thái Nguyên đã xếp ở vị trí thứ 17. Tháng 3 năm 2012, tập đoàn Samsung đã chính
thức tổ chức lễ khởi công "Khu Tổ hợp Công nghệ cao" tại huyện Phổ Yên với tổng số
vốn đầu tư bước đầu 2 tỷ Đô la Mỹ, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ có công suất thiết
kế đạt khoảng 100 triệu sản phẩm mỗi năm.
Điều kiện về văn hóa xã hội
a) Dân số
Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh
sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là:
Dân tộc Dân số
(người)
Tỷ lệ so với
tổng dân số
tỉnh

Dân số đô thị
(người)
Tỷ lệ so với
dân số dân
tộc
Tỷ lệ dân số
nông thôn so
với dân số dân
tộc (người)
Kinh
821.083 73,1% 249.305 30,4% 69,6%
Tày
123.197 11% 21.319 17,3% 82,7%
Nùng
63.816 5,7% 7.716 12,1% 87,9%
Sán dìu
44.134 3,9% 3.941 8,9% 91,1%
Sán
Chay
32.483 2,9% 1.101 3,4% 96,6%
Dao
25.360 2,3% 1.186 4,7% 95,3%
17
H’Mông
7.230 0,6% 237 0,03% 99,97%
Hoa
2.064 0,18% 712 34,5% 65,5%
b) Y tế
Theo thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y
tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cùng với 15 bệnh viện trực thuộc

sở y tế tỉnh, 13 phòng khám khu vực và 180 trạm y tế. Tổng số giường bệnh do Bộ y tế
quản lí là gần 1000 giường, Sở Y tế tỉnh quản lí là 3300 giường trong đó 2120 giường
tại các bệnh viện. Cũng trong năm 2010, Bộ Y tế quản lý 856 cán bộ của Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên - trong đó có 5 PGS-TS, 8 tiến sĩ, 14 bác sĩ chuyên
khoa II, 61 thạc sĩ, 40 bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa I; Sở y tế tỉnh Thái Nguyên quản
lí 771 bác sĩ, 564 y sĩ, 1392 y tá và 207 nữ hộ sinh. Sở y tế tỉnh Thái Nguyên cũng có
55 dược sĩ cao cấp, 223 dược sĩ trung cấp và 72 dược tá. Ngoài hệ thống bệnh viện
huyện và trung tâm y tế các huyện còn 1 số bệnh viện và trung tâm y tế khác trên địa
bàn.
c) Giáo dục
Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3
sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có Đại học Thái
Nguyên, đây là một trường đại học cấp vùng của khu vực trung du, miền núi phía bắc
và được thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm nhiều đơn vị thành viên
như: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y
dược, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh, Trường Đại học Khoa học, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Trường
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa Ngoại ngữ, Trung tâm học
liệu, Trung tâm giáo dục quốc phòng và một số đơn vị trực thuộc khác. Tổng số sinh
viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người. Ngoài
ra, Trường Đại học Việt Bắc, một trường đại học tư thục cũng đã được thành lập trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8 năm 2011.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có 10 trường cao đẳng khác
như: Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng thương mại - du lịch Thái
Nguyên, Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Cao đẳng
18
sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Trường Cao
đẳng cơ khí luyện kim, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Cao đẳng công nghiệp
Việt-Đức, Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp cùng nhiều cơ sở giáo dục bậc
cao đẳng nghề và trung cấp khác.

Năm 2009, Thái Nguyên có 441 trường phổ thông, trong đó có 227 trường tiểu
học, 181 trường trung học cơ sở, 33 trường trung học phổ thông. Số học sinh phổ
thông là 184.505 người với 6243 phòng học. Số giáo viên giảng dậy tại bậc phổ thông
là 10748 người
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên trong
những năm gần đây
2.1 Khái quát về những dự án đầu tư trên địa bàn
Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền
và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã được sự quan tâm
giúp đỡ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nên sự tăng trưởng kinh tế
liên tục đạt mức cao và thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài
lớn.Các dự án đầu tư được đăng ký và thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày
càng nhiều cả về số lượng và quy mô đầu tư. Tính đến 30/6/2010, trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên ước có 73 dự án được giới thiệu địa điểm, chấp thuận đầu tư và cấp giấy
chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5.500 tỷ đồng. Trong
đó, số dự án được cấp GCNĐT ước khoảng 17 dự án với số vốn đầu tư đăng ký
khoảng 1.000 tỷ đồng, được giới thiệu địa điểm, chấp thuận đầu tư là 56 dự án với vốn
đầu tư đăng ký 4.500 tỷ đồng. Số các dự án đầu tư có quy mô lớn cả về diện tích đất sử
dụng và vốn đăng ký tập trung nhiều vào lĩnh vực đầu tư khu du lịch sinh thái, đường
giao thông, khu đô thị. Việc nhiều nhà đầu tư tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực xây
dựng trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, khu dân cư đô thị, thể hiện sự đánh giá
cao của các nhà đầu tư về tương lai phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn. Các dự án
đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên với số lượng không nhiều; Tổng số dự án
FDI được cấp GCNĐT còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 6 năm 2010 ước
có 24 dự án, với tổng vốn đăng ký là 243 triệu USD; Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án
ước đạt 172,9 triệu USD tương ứng 71,15% vốn đầu tư; Riêng 6 tháng đầu năm 2010,
tổng vốn đầu tư thực hiện dự án ước đạt 8,035 triệu USD. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên có 16 dự án ODA đang thực hiện, ước giải ngân 6 tháng đạt 75 tỷ đồng
tương ứng 40% kế hoạch đề ra năm 2010; Dự kiến vốn đầu tư nước ngoài thực hiện
năm 2010 là 28 triệu USD. Về hoạt động tiếp xúc, sau một năm 2009 thành công với

gần 20 sự kiện đáng ghi nhận trong hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh thì năm 2010
19
được đánh giá là một năm Thái Nguyên đẩy mạnh việc triển khai các dự án đã ký kết
và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2010, UBND tỉnh đã tổ chức
hàng chục cuộc họp liên ngành để các nhà đầu tư báo cáo tiến độ triển khai và rà soát
công việc, tróng đó có một số dự án đáng chú ý như: Dự án Nhà hát ca múa dân gian
Việt Bắc; Dự án Bến xe Trung tâm Long Việt; Dự án Khách sạn Sông Cầu; Dự án
đường Bắc Sơn – Minh Cầu và khu dân cư; Dự án xây dựng khu đô thị Hồ Điều Hòa
Xương Rồng. Đây là những dự án quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế
của tỉnh trong năm 2010 và những năm tiếp theo. Trong những tháng đầu năm này,
tỉnh Thái Nguyễn đã tham gia và tổ chức một số sự kiện xúc tiến đầu tư như: Lễ khởi
công xây dựng cụm cảng Đa Phúc, Hội thảo xúc tiến đầu tư vào huyện Phú Bình được
tổ chức vào ngày 22/1/2010 đã thu hút được trên 100 nhà đầu tư, trao Giấy chứng nhận
đầu tư và chấp thuận đầu tư cho 03 dự án với tổng vốn đầu tư là 10.700 tỷ đồng; ký kết
hợp tác đầu tư với 06 nhà đầu tư cho 07 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.420 tỷ đồng.
Trong đó, sự kiện nổi bật nhất là tỉnh Thái Nguyên tham dự Triển lãm và diễn đàn
Quốc tế về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp và khu chiết xuất Việt Nam năm 2010
(VietIP - 2010) từ ngày 7-8 tháng 5 năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là
Triển lãm và Hội nghị quốc tế lớn nhất về thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp tại
Việt Nam. Tại Hội nghị, Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã tiếp xúc và giới thiệu tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh với các nhà đầu tư, đồng thời Trưởng ban Quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tổ chức
Kotra của Hàn Quốc trong lĩnh vực đầu tư vào các khu công nghiệp. Về công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng, trong năm 2009 trên địa bàn tỉnh có 189 dự án triển
khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó có 98 dự án đã cơ bản hoàn
thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ dự án,
với kinh phí bồi thường trên 301 tỷ đồng. Trong đó là các dự án trọng điểm sau: Dự
án Xây dựng Đường Cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 37
đoạn Cầu Ca - Phố Hương, Dự án xây dựng nhà máy may xuất khẩu Shinwon Hàn
Quốc, dự án Đường Quang Trung thành phố Thái Nguyên ;Còn lại 91 dự án đang

triển khai công tác bồi thường GPMB với giá trị đã lập phương án 1.126.748 triệu
đồng, phê duyệt và chi trả cho dân được 884.013 triệu đồng, khối lượng còn lại tiếp
tục triển khai thực hiện trong năm 2010. Lĩnh vực công nghiệp có nhiều dự án đầu tư
được thực hiện đã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết quả nổi bật phải nói đến
dự án đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp Shinwon tại thị xã Sông Công tỉnh Thái
Nguyên với diện tích bị thu hồi 80.000m
2
, vốn đầu tư trên 20 triệu USD. Dự án đã
được thực hiện giải phóng mặt bằng trong thời gian ngắn nhất từ trước tới nay (dự án
được chấp thuận đầu tư cuối tháng 9/2009, đã được khởi công vào đầu tháng 11/2009).
20
Danh mục dự án đầu tư 6 tháng đầu năm 2012
T
T
Tên dự án Chủ đầu tư
Địa
điểm thực
hiện dự án
1
xây dựng siêu thị và
văn phòng cho thuê
Công ty TNHH Phương
Nhung
phường
Gia Sàng,
TPTN
2
Dự án đầu tư khu
dân cư Phú Đại Cát
Cty TNHH thương mại

và xây dựng Tấn Đức
Thị trấn
Bãi Bông huyện
Phổ Yên
3
Dự án đầu tư làng
sinh viên TBCO
Cty cổ phần tập đoàn
Tiến Bộ
Hoàng
Văn Thụ -
TPTN
4
Dự án đầu tư khu
dân cư Thành Đồng
Cty TM du lịch và đầu tư
Bắc Thăng Long

Đồng Tiến
huyện Phổ Yên
5
Điều chỉnh Dự án
đầu tư tổ hợp TMDV đa
chức năng thành dự án chợ
và KDC liền kề phường
Hương Sơn
Cty TNHH Cường Lan
Phường
Hương Sơn -
TPTN

6
Khu đô thị Thịnh
Quang và đường Việt Bắc –
TPTN
Liên danh cty CP Sơn
dầu khí Việt Nam, cty CPTM
địa ốc Thế Giới Lê, Cty CP
BĐS& hoá chất Á Châu, cty
CPTM Tân An Phú
TPTN
7
Dự án xây dựng tổ
hợp dịch vụ và văn phòng
công ty TNHH Vũ Tần
cty TNHH Vũ Tần

8
dự án đầu tư xây
dựng khu trồng và trưng bày
cây cảnh
Cty cổ phần đầu tư BMD tại khu
đất quy hoạch
cây xanh trong
khu tái định cư
đê Sông Cầu,
phường Túc
Duyên, TPTN
21
9
dự án đầu tư xây

dựng bãi đễ xe
nằm
giữa khu dân cư
số 4 và số 5,
phường Túc
Duyên, TPTN
1
0
dự án đầu tư xd nhà
văn hoá và các hạng mục
phụ trợ
tại lô đất
được QH là nhà
văn hoá của khu
dân cư số 7
phường Túc
Duyên, TPTN
1
1
lập QH chi tiết khu
dan cư phía Nam p. Tích
Lương-TN
Trung tâm phát triển quỹ
đất

1
2
XD dự án xây dựng
cây xăng,trạm dừng nghỉ và
dịch vụ

Cty CP Mỹ Long Thành
1
3
dự án Khu đô thị
sinh thái sân golf Long Sơn
công ty CP bất động sản
QNK và Công ty CP tập đoàn
T&T;

Lương Sơn,
TPTN (Khu vực
phía Nam)
1
4
Công ty CP thương mại
sông hồng Thủ Đô - chi nhánh
TN

Lương Sơn,
TPTN (Khu vực
phía Bắc)
1
5
Dự án đầu tư xây
dựng Khu tập thể Tân Trung
cho cán bộ Trung tâm
Trung tâm nghiên cứu
gia cầm Thụy Phương - Viện
chăn nuôi
Huyện

Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên
1
6
xây dựng kho chứa
phân bón khu vực huyện Đại
Từ với tổng vốn đầu tư
khoảng 8,459 tỷ đồng.
Công ty cổ phần vật tư
nông nghiệp Thái Nguyên
bãi san
Dốc Đỏ, xã
Tiên Hội, huyện
Đại Từ
1
7
Dự án đầu tư xây
dựng khu liên hợp trung tâm
hội chợ xúc tiến thương mại
ngành xây dựng kết hợp khu
nhà ở cao cấp
Công ty cổ phần
PICENZA Việt Nam

Đồng Bẩm -
Thái Nguyên
22
1
8
Dự án đầu tư xây

dựng xưởng nghiền xỉ luỵện
kim sản xuất vật liệu xây
dựng
Cty TNHH Hồng Hưng
Xã La
Hiên - Võ Nhai
–TN
1
9
dự án đầu tư nâng
cấp, cải tạo công trình bến
xe khách Đình Cả, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
theo hình thức BOT
Doanh nghiệp Xưởng
Anh
TT Đình
Cả, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái
Nguyên
2
0
dự án đầu tư Khu
liên hiệp nhà ở cho người có
thu nhập thấp – nhà ở công
nhân Khu công nghiệp tại
phường Mỏ Chè, thị xã
Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên
Công ty Cổ phần đầu tư

phát triển kỹ nghệ và xây dựng
Việt Nam

2
1
Dự án đầu tư xây
dựng các công trình phụ trợ
để xử lý tác động môi
trường và cung cấp nước
sinh hoạt sản xuất, bồi
thường hành lang an toàn
giao thông quốc lộ 37-Dự án
Núi Pháo
Cty TNHH khai thác chế
biến khoáng sản Núi Pháo
Xã Hà
Thượng - Đại
Từ - TN
2
2
Dự án đầu tư xây
dựng trang trại, trồng cây
dược liệu, cây cảnh, cây
bóng mát và phát triển chăn
nuôi tổng hợp.
Cty TNHH Thanh Hoà
Xã Tân
Thành - Phú
Bình - Thái
Nguyên

2
3
Dự án xây dựng mở
rộng nhà máy sản xuất thuốc
thú y
Cty CP thuốc thú y Đức
Hạnh Marphavet
xóm
Thanh Tân -
Trung Thành -
Phổ Yên – TN
2
4
Dự án xây dựng siêu
thị và văn phòng cho thuê
VNF1
Cty CP phân phối bán lẻ
VNF1
Phường
Trưng Vương –
TPTN
2
5
Dự án xây dựng nhà
máy linh kiện điện tử
Bujeon
Công ty TNHH Bujeon
Electronics
P. Tân
Lập, P. Phú Xá

23
2
6
Trung tâm tổ chức sự
kiện khu du lịch, vui chơi
giải trí quốc tế và sân gôn
HTX Công nghiệp và
Vận tải Chiến Công
Khu du
lịch quốc gia
Hồ Núi Cốc
2
7
Điều chỉnh ranh giới
quy hoạch Khu đô thị Hưng
Long
CTy CP tư vấn thiết kế
và bất động sản Hà Nội
Phúc
Xuận – TPTN
2
8
Di chuyển nhà máy
cán Gia Sàng
Nhà máy cán Gia Sàng
Khu
công nghiệp
Điềm Thuỵ -
Phú Bình
2

9
Dự án đầu tư xây
dựngdự án xây dựng cửa
hàng xăng dầu
công ty CP Luyện Kim
Đen
xã Nam
Hoà - Đồng Hỷ
3
0
Dự án xây dựng nhà
xưởng kho bãi
cty TNHH bê tông Long
Giang
P.Phú
Xá, TP Thái
Nguyên
Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh có 30 dự án đầu tư nhưng chủ yếu vẫn
là các dự án đầu tư trong nước, số dự án đầu tư nước ngoài không nhiều. Tỉnh đến nay,
tỉnh Thái nguyên có 2 dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất là: Dư án Núi Pháo của công
ty trách nhiệm hữu hạn khai thác và chế biến khoáng sản tập đoàn Masan. Thứ hai là
dự án của công ty trách nhiệm hữu hạn Sam sung.
2.2 Một số dự án tiêu đầu tư nước ngoài tiêu biểu
2.2.1 Dự án Núi Pháo
Dự án Núi Pháo Vica bắt đầu triển khai từ năm 2004 với số vốn đầu tư ban đầu
gần 150 triệu USD. Dự án Núi Pháo là dự án lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực
khai khoáng của Việt Nam do công ty liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản Núi
Pháo - doanh nghiệp liên doanh giữa công ty Tiberon Minerals của Canada cùng hai
đối tác Việt Nam là công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên và công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu - đầu tư Thái Nguyên làm chủ đầu tư.

Theo cam kết tại giấy phép đầu tư, giai đoạn xây dựng cơ bản sẽ kết thúc vào năm
2008. Tuy nhiên, vào năm 2008, thay vì kết thúc dự án, các bên liên doanh tuyên bố
nâng lên mức 450 triệu USD thay vì mức 147 triệu USD như tại giấy phép đầu tư. Tuy
nhiên, sau tuyên bố tăng vốn, tiến độ dự án bị đình trệ dẫn tới việc chủ đầu tư có văn
bản đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép lùi thời gian xây dựng vào năm 2010.
Đến tháng 2/2010, Công ty quản lý quỹ sở hữu Công ty Tiberon Mineral vốn nắm giữ
75% vốn dự án, đã chuyển giao dự án khoáng sản Núi Pháo cho Tập đoàn Masan với
24
giá trị ước tính khoảng 250 - 300 triệu USD, đồng thời chính thức ra thông báo kết
thúc thỏa thuận trong thương vụ mua bán và rút lui khỏi dự án khai khoáng lớn nhất
của mình.
Theo kế hoạch trung tuần tháng 4, dự án mỏ đa kim Núi Pháo (Đại Từ, Thái
Nguyên) sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất. Dự án sẽ hoạt động trong vòng khoảng 20
năm, kể từ năm 2014 đơn vị sẽ đầu tư chế biến sâu trước khi xuất khẩu. Đây hiện tại là
dự án của Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo thuộc Công ty
Tài Nguyên Masan (Masan Resources). Công ty này là một thành viên của Tập đoàn
Masan.
Đến nay, Công ty Núi Pháo đã chi trên 8.500 tỷ đồng để phục vụ công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng, đầu tư nhà máy và thực hiện công tác an sinh xã hội.
Theo đánh giá của Masan, Núi Pháo là một trong những mỏ có trữ lượng
vonfram lớn nhất thế giới, khi đi vào sản xuất, Núi Pháo sẽ tạo ra doanh thu khoảng
400-500 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế, lãi và khấu hao khoảng 250-300 triệu USD
mỗi năm.
2.2.2 Dự án của công ty trách nhiệm hữu hạn Sam sung
Cách đây vài năm, Thái Nguyên vẫn còn giữ một vị trí rất khiêm tốn trên bản đồ
kinh tế cả nước.
Cho dù nằm kề Hà Nội và sở hữu rất nhiều tiềm năng từ khoáng sản, nông sản đến du
lịch, Thái Nguyên vẫn “bước chậm”. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-
2006 trước đó là 9,14% mỗi năm, những con số khá khiêm tốn so với nhiều tỉnh thành

khác.
Cho dù cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm
nghiệp, nhưng mọi việc vẫn cứ diễn ra khá “đều đều”. Trong khi Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
hay Hải Dương bứt tốc, những hạn chế về hạ tầng và thể chế đã níu chân Thái Nguyên
trong nhiều năm liền.
Tuy nhiên, sự có mặt của tập đoàn Samsung với việc khởi công xây dựng tổ hợp tại
khu công nghiệp Yên Bình vào tháng 3/2013 đã đem lại cho Thái Nguyên một diện
mạo mới. Cho đến nay, không có nhiều thông tin được tiết lộ quanh việc vì sao
Samsung lại chọn Thái Nguyên, nhưng có một điều chắc chắn là việc Thái Nguyên
kéo được Samsung về đã khiến nhiều tỉnh thành phải “ghen tỵ”.
25

×