Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng báo an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.08 KB, 26 trang )

1
MỞ ĐẦU
Sau gần 30 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt
Nam đã khơng ngừng phát triển về lượng và chất. Với 4 loại hình báo chí (báo
in, báo nói, báo hình và báo điện tử) báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thơng
tin đa loại hình, đa phương tiện. Đến nay cả nước có 853 cơ quan báo chí (trong
đó 786 báo in; 67 đài phát thanh truyền hình; hơn 1.250 báo điện tử, trang tin
điện tử tổng hợp và mạng xã hội) và gần 17.000 Nhà báo được cấp thẻ.
Hầu hết các cơ quan báo chí đã bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, thực
hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước; thơng
tin nhanh nhạy, kịp thời, đầy đủ, tồn diện về mọi diễn biến của đời sống chính
trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn, đáp ứng tốt
quyền được thông tin của nhân dân. Đồng thời thực hiện tốt chức năng là diễn
đàn của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội,
kịp thời phát hiện và biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những điển
hình tiên tiến.
Tuy nhiên, khi mà sự phát triển không đi cùng với việc nâng cao năng lực
quản lý phù hợp đã làm cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập, thiếu ổn
định. Một số cơ quan báo chí và nhà báo thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt
chức năng tư tưởng, văn hóa, chưa thực hiện tốt tơn chỉ, mục đích. Trong thơng
tin tun truyền, cịn tình trạng thơng tin khơng trung thực, thiếu chính xác, giật
gân, câu khách đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc; làm lộ bí mật, lợi
ích quốc gia; chưa làm tốt công tác phát hiện, tuyên truyền về các điển hình tiên
tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước. Một số cơ
quan báo chí thực hiện nghiêm chỉnh tơn chỉ, mục đích nhưng lại chậm đổi mới
nội dung và hình thức, nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, do đó hiệu quả tun
truyền khơng cao.
Một số báo có xu hướng mở thêm ấn phẩm phụ, theo hướng xã hội hóa
nhưng chưa quản lý chặt chẽ nội dung và chất lượng nên dẫn tới tình trạng khai
thác thơng tin thiếu chọn lọc về văn hóa, thậm chí có sai lệch về chính trị. Còn



2
có những cán bộ, phóng viên ở một số cơ quan báo chí, văn phịng đại diện cơ
quan báo chí tại địa phương thiếu rèn luyện đạo đức, phẩm chất, vi phạm đạo
đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật. Khơng ít phóng viên lợi dụng
danh nghĩa nhà báo vào mục đích vụ lợi, đăng tin thiếu khách quan, gây sức ép
với doanh nghiệp. Hiện tượng sao chép tin, bài giữa các báo mà khơng xin phép,
khơng trích nguồn đang diễn ra khá phổ biến, khiến những cơ quan báo chí làm
việc nghiêm túc phải chịu thiệt thịi.
Báo An Giang cũng đang nằm trong xu hướng chung, với nhiều bất lợi
như thế. Chất lượng bài viết tuy có được nâng lên, với nhiều đề tài phong phú,
hấp dẫn, nhưng vẫn chưa thu hút độc giả như các tờ báo lớn. Nếu khơng có sự
thay đổi, nâng cao theo hướng mới thì “cái chết” là điều khơng thể tránh khỏi,
khi việc tự chủ tài chính đang tiến đến gần. Với những lý do trên, tôi chọn
nghiên cứu đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Báo An Giang".

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN
I. Sự ra đời và phát triển của báo in
1. Quan niệm về báo in
Báo in là một trong những loại hình của báo chí, là phương tiện truyền
thơng khơng thể thiếu của đời sống xã hội. Đến nay, có rất nhiều quan niệm khác
nhau về báo in. Theo Tiến sĩ Hà Huy Phượng, “Báo in là thuật ngữ chỉ một loại
hình báo chí định kỳ thơng tin thời sự các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã
hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in ấn để chuyển tải
thơng tin”. Báo in cịn được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải
các sự kiện vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ cơng chúng-nhóm
đối tượng nào đó với mục đích nhất định. Hay hiểu một cách đơn giản nhất,
“Báo in là một loại hình báo chí, chuyển tải nội dung các vấn đề, sự kiện bằng
văn bản, chữ viết, ký tự, hình ảnh thơng qua trang giấy cung cấp thông tin cho

độc giả”. PGS. TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển


3
tải nội dung thơng tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã
hội”.
Định kỳ của báo có nhiều loại khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ (2,3,4,5
ngày một số), hàng tuần, nửa tháng, hàng tháng và 2,3 tháng. Định kỳ của báo
chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo.
Báo in bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thơng tấn (theo Luật
báo chí).
2. Sự ra đời và phát triển của báo in
a) Trên thế giới
Sự ra đời của báo in vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ VII đánh dấu một
bước ngoặt lớn cho việc thông tin các sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong xã hội.
Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của công nghệ in đặc biệt là chiếc máy in của
Gutenburg cho phép chuyển tải các thông tin và kiến thức lên trên giấy. Trước
đó, đã xuất hiện các tờ bảng tin của người La Mã xuất hiện khoảng năm 59 trước
Công nguyên, hay những tờ truyền tin viết tay đầu thế kỷ thứ VIII ở Trung
Quốc.
Sự ra đời của báo in hiện đại vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII là hệ
quả tất yếu của các điều kiện lịch sử cụ thể lúc đó - xã hội Châu Âu đang bước
vào thời kỳ bản lề giữa xã hội phong kiến và xã hội tư bản chủ nghĩa. Sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, những cuộc cách mạng tư sản, những cải cách kinh
tế, những biến động chính trị xã hội Châu Âu. Trên nền xã hội ấy, nhu cầu thông
tin giao tiếp bùng nổ trở thành một đòi hỏi bức bách con người cần được biết
thơng tin đang xảy ra xung quanh để có cách xử lý kịp thời. Mặt khác, các thế
lực chính trị, xã hội cần công cụ để tuyên truyền, tổ chức lực lượng, các giáo sĩ,
chủ nghĩa thực dân mang “văn hóa báo chí” đi gieo giống khắp mọi nơi trên thế
giới nhằm phục vụ cho thế lực đế quốc. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, những tờ báo

in mới bắt đầu được xuất bản có tính định kỳ, chủ yếu đưa tin về Châu Âu.
Tờ báo Relation ra đời ở Đức năm 1605 được coi là tờ báo đầu tiên trên
thế giới. Năm 1844, việc phát minh ra máy điện báo đã thay đổi ngành báo in.


4
Đến cuối thế kỷ XVIII, báo đã có nội dung thông tin phong phú, số lượng người
đọc nhiều hơn và báo chí cũng đề cập đến nhiều vấn đề mang tính thời sự, cách
mạng và chiếm được một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của con người.
Thế kỷ XIX là thời kỳ ngự trị của báo in, báo in đã có mặt khắp nơi trên
thế giới. Các thành phố cơng nghiệp lớn ra đời, trình độ văn hóa và đời sống của
con người được cải thiện kích thích nhu cầu thơng tin giao tiếp trong xã hội,
cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của báo in.
Thế kỷ XX, được coi là thời kỳ bùng nổ của báo chí với sự đa dạng của
các thể loại, loại hình báo chí được chia theo các lĩnh vực và lứa tuổi. Ở các
nước cơng nghiệp phát triển cứ 1.000 người dân thì tiêu thụ 400-500 nhật báo.
Tuy nhiên, đầu thế kỷ XXI nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời kỳ khó
khăn của báo in trên thế giới. Bởi chất lượng của tờ báo chưa đảm bảo, sự ra đời
và phát triển của các loại hình báo chí khác như phát thanh, truyền hình, báo
mạng điện tử. Hơn nữa một xu thế báo phát không đang diễn ra làm cho báo in
gặp nhiều vấn đề trong việc phát hành.
b) Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sự ra đời của tờ Gia Định Báo có thể coi là thời điểm khởi
đầu của lịch sử báo chí hiện đại. Trước đó, năm 1861 đã xuất hiện tờ công báo
của quân đội viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ in bằng tiếng Pháp.
Đầu thế kỷ XX, báo chí đã có mặt trên khắp ba miền đất nước. Tại Hà
Nội, ấn phẩm đầu tiên mang tính chất của một tờ báo cả về nội dung lẫn hình
thức là tờ Đại Việt Tân báo ra số 1 ngày 7/5/1905. Mặc dù báo chí ra đời muộn
nhưng do vai trị, chính trị quan trọng của nó, Hà Nội nhanh chóng trở thành
trung tâm hàng đầu của cả nước về nguồn tin, tác giả, tiêu thụ báo, đồng thời

cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan báo chí.
Ngày 21/6/1925, Tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng
lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu của nền báo
chí cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử, tờ Thanh Niên đã kết hợp giữa chủ
nghĩa yêu nước và tư tưởng cách mạng chủ nghĩa Mác-Lênin trong nội dung


5
tuyên truyền của mình, tổ chức lực lượng thức tỉnh quần chúng nhân dân chuẩn
bị cho những cuộc vận động xã hội, nhằm mục đích giải phóng dân tộc và thiết
lập chế độ Xã hội chủ nghĩa. Với tờ Thanh Niên, Nguyễn Ái Quốc khai sinh ra
nền báo chí cách mạng Việt Nam. Và ngày 21/6 được lấy là ngày báo chí Việt
Nam.
Trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, báo in công khai của nước
ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc với những tờ báo, tạp chí như:
Trung bắc tân văn, Đơng Dương tạp chí, Nam Phong,… Trong thời kỳ cách
mạng, báo chí có điều kiện phát triển, giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong việc
tuyên tryền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng,…
Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, cả nước thống nhất cùng xây dựng một
chế độ mới, báo chí nước ta có điều kiện và phát triển, đổi mới. Kỹ thuật in ấn
được cải tiến và khơng ngừng hồn thiện, từ in typo sang in ôpset và hiện đại là
máy tính điện tử ngày càng đóng vai trị quan trọng trong dây chuyền sản xuất
báo.
II. Đặc điểm của báo in
1. Ưu điểm của báo in
Báo in chuyển tải nội dung thơng tin thơng qua văn bản bao gồm chữ in,
hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,… Toàn bộ nội dung thông tin của báo in xuất
hiện đồng thời ngay trước mắt độc giả. Việc tiếp nhận thông tin của công chúng
đối với báo in chỉ qua thị giác-giác quan quan trọng nhất của con người trong
mối quan hệ với thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà báo in có những đặc điểm

sau:
Thứ nhất, người đọc hồn tồn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ
báo in. Việc tiếp nhận thơng tin thơng qua việc bố trí thời điểm đọc, cách đọc,
tốc độ đọc,… Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội dung
sâu sắc, phức tạp. Nhà báo có thể trình bày, lý giải các nội dung thơng tin có
logic rắc rối, với những mối quan hệ đan chéo, chồng chất lẫn nhau, với những
biểu hiện nhiều bình diện, nhiều tầng lớp khác nhau mà người đọc có thể hiểu,


6
miễn là những nội dung đó là bổ ích, đáp ứng được yêu cầu chờ đợi của người
đọc.
Thứ hai, sự tiếp nhận thơng tin từ báo in là hồn tồn chủ động, vì vậy địi
hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí
não. Hơn nữa nguồn thơng tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và độ xác định
cao. Vì thế, nó làm tăng khả năng ghi nhớ, giúp người đọc có thể nhận thức sâu
sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện.
Ba là, việc lưu giữ báo in rất đơn giản và thuận lợi, phù hợp với thói quen
của người đọc. Do đó, báo in trở thành nguồn tư liệu quý giá đối với người đọc.
Nguồn tư liệu đó có thể được lưu giữ lâu dài nguyên bản hoặc lưu giữ riêng
những tin tức, bài vở được quan tâm, có thể trở thành dẫn liệu, minh chứng trong
các cơng trình nghiên cứu xã hội, lịch sử…
Thứ tư, báo in đa dạng về chủng loại. Phải nói rằng, khơng có loại hình
báo chí nào theo kịp được báo in về mặt này, bởi sự đa dạng của nó.
2. Hạn chế của báo in
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh đó, báo in vẫn còn một số hạn chế
nhất định:
Thứ nhất, báo in chỉ xuất hiện vào một thời điểm cụ thể và nhất định với
nội dung thông tin đề cập đến các vấn đề, sự kiện trong cả một chu kỳ xuất bản.
Thông tin về các vấn đề, sự kiện thời sự xảy ra trong chu kỳ, sau đó chỉ có thể

được đề cập trong sản phẩm được xuất bản vào thời điểm định kỳ sau. Vì thế,
trong báo in bao giờ cũng tồn tại một khoảng thời gian trống thơng tin, hay nói
cách khác, độ nhanh, tính cập nhật thời sự của báo bị hạn chế hơn so với phát
thanh và truyền hình.
Thứ hai, sự đơn điệu và khả năng giải mã thơng tin có thể làm cho việc
đọc báo in bị giảm sự hứng thú nếu nội dung thông tin không tạo được chú ý cần
thiết. Mặt khác, nó hạn chế phạm vi tác động của báo in vì chỉ có người biết chữ
mới có thể đọc báo. Riêng về mặt này, phát thanh và truyền hình có ưu thế hơn


7
hẳn so với báo in khi mà hầu như toàn bộ các thành viên của xã hội, bất kể trình
độ văn hóa như thế nào đều có thể tiếp nhận thông tin do chúng mang lại.
Thứ ba, việc phát hành báo in được thực hiện theo hình thức trao tay, vì
thế báo in đến với người đọc sớm hay muộn cịn phụ thuộc vào trình độ phát
triển giao thơng và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo. Đối với các
nước chậm phát triển, báo in chủ yếu chỉ được phát hành ở các thành phố, thị
trấn đông dân cư, thuận lợi về giao thông đi lại. Ở các địa phương xa trung tâm,
báo in thường đến muộn, tin tức trở thành lạc hậu. Vì thế, ở khu vực này, ảnh
hưởng của thông tin từ báo in rất hạn chế. Đối với những người đi công tác xa
theo những lộ trình đặc biệt, như đồn khảo sát địa chất, các đoàn thám hiểm địa
lý, phục vụ trên con tàu đại dương…, việc phát hành báo in hầu như không thể
thực hiện. Việc cung cấp thông tin cho những đối tượng này chủ yếu và thuận lợi
nhất là đài phát thanh.
Báo in đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lịng độc
giả. Hiện nay báo in đang cạnh tranh quyết liệt với các loại hình báo chí khác
như phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Với những hạn chế nêu trên, một
vài nhà nghiên cứu đã tuyên đốn rằng báo in sẽ bị phát thanh, truyền hình, báo
mạng điện tử thay thế hoàn toàn vào cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên tun đốn này
khơng đúng khi ở thế kỷ XXI báo in vẫn tồn tại song song với các loại hình báo

chí, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền báo chí Việt Nam nói riêng, báo chí
thế giới nói chung. Hơn nữa, nó là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế
toàn cầu và thế giới tri thức của con người. Cùng với sự phát triển vượt bậc của
khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, báo in đang phát huy những điểm mạnh
của mình và cố gắng khắc phục những hạn chế để tương lai xa hơn, báo in theo
kịp thông tin của thời đại, đáp ứng sự nhanh nhạy về thông tin và đứng vững
được trên nền thị trường báo chí.

Chương 2


8

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO AN GIANG
I. KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG VÀ BÁO AN GIANG
1. Khái quát về An Giang
An Giang có diện mạo và những đặc điểm riêng biệt so với các khu vực
khác trên đất nước. An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện
tích 3536.7 km², phía đơng và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây Bắc giáp
Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km², phía nam và Tây Nam giáp
tỉnh Kiên Giang, phía đơng nam giáp thành phố Cần Thơ. Một phần của An
Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Đây là tỉnh có dân số đơng nhất khu vực
đồng bằng sơng Cửu Long, diện tích lớn thứ 4 trong khu vực (sau tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau và Long An). Tháng 7/2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng
bằng sơng Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Long Xuyên và Châu Đốc).
Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sơng Hậu, có truyền thống văn hóa đặc sắc
của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh
khác. Thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới xinh đẹp, nổi tiếng với cụm di
tích và thắng cảnh ở núi Sam.
Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu, An Giang được xem là tỉnh có

tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch
sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản
cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
về vật liệu xây dựng.
2. Báo An Giang
2.1. Tổ chức Tịa soạn:
Báo An Giang hiện có 45 cán bộ, phóng viên, đa số đều tốt nghiệp Đại
học, được bố trí làm việc tại 4 phịng: Hành chính, Phóng viên và Bạn đọc, Thư
ký - Xuất bản và Phát hành. Ban biên tập có 2 người, gồm: Tổng Biên tập và
Phó Tổng biên tập.


9
Các phịng trên được phân cơng những nhiệm vụ như sau:
- Phịng Hành chính: gồm 6 người làm nhiệm vụ chăm lo các hoạt động
hậu cần – tài vụ của báo như: Phát lương, chi trả nhuận bút, lái xe, tạp vụ, bảo
vệ…
- Phịng Phóng viên và Bạn đọc: gồm 23 người làm nhiệm vụ viết tin, bài,
chụp ảnh và xác minh, trả lời những thắc mắc, khiếu nại của bạn đọc (qua đơn,
thư khiếu nại hoặc bạn đọc trực tiếp đến Tồ soạn). Đồng thời viết tin, bài phịng
chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, phát hiện và phê phán những tồn
tại cần khắc phục trong xã hội. Từ 19-5-2008, phòng này đảm trách thêm nhiệm
vụ quản lý và vận hành bộ phận Báo An Giang điện tử.
- Phòng Thư ký - Xuất bản: gồm 8 người làm nhiệm vụ biên tập hoàn
chỉnh các tin, bài của phóng viên, cộng tác viên, nạp liệu vi tính, tổ chức trang
và ma-két 12 trang báo. Phịng này có 1 hoạ sĩ chuyên vẽ minh họa cho truyện
ngắn, thơ…
- Phòng Phát hành: gồm 5 người làm nhiệm vụ củng cố và mở rộng mạng

lưới phát hành báo An Giang, thu tiền phát hành và phát hành một số tờ báo của
Trung ương và TP. Hồ chí Minh cho độc giả dài hạn.
Ngồi ra, Báo An Giang cịn thành lập Ban Công tác Xã hội-Từ thiện gồm
3 thành viên do Tổng Biên tập làm Trưởng ban để thực hiện nhiệm vụ: Phát
hiện, rà soát, thăm hỏi, trao tiền, quà của bạn đọc; vận động các cơ quan, doanh
nghiệp, Mạnh Thường Quân ủng hộ tiền, vật chất nhằm trợ giúp các hồn cảnh
khó khăn, bất hạnh; những học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học nhưng khơng có
điều kiện đến trường…
2.2. Quy trình hoạt động của Tịa soạn Báo An Giang:
a. Đối với báo in:
Vào thứ 2 hàng tuần, trên cơ sở việc các phóng viên đăng ký đề tài, Ban
Biên tập Báo An Giang sẽ xây dựng kế hoạch xuất bản cụ thể cho 5 số báo; căn
cứ vào kế hoạch này (hay cịn gọi là Lịch báo tuần), các phóng viên thực hiện và
Thư ký Tòa soạn tổ chức trang, bộ phận ma-két bố trí tin, bài, ảnh trên 12 trang


10
báo theo đúng lịch báo… Sau khi bộ phận biên tập, Thư ký Tòa soạn tập hợp tin,
bài, ảnh và biên tập bước đầu sẽ chuyển giao toàn bộ cho Phó Tổng biên tập
kiểm tra, biên tập lần nữa, rồi chuyển cho bộ phận ma-két lên trang. Khi đã hình
thành ma-két từng trang sẽ chuyển cho Tổng Biên tập kiểm tra lần cuối và ký
duyệt in. Vào 5 giờ sáng các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, bộ phận phát
hành sẽ chuyển báo An Giang phát hành về các địa phương, đơn vị theo nhiều
phương thức khác nhau: Chuyển cho Bưu điện tỉnh, các xe đò đã hợp đồng đến
tận tòa soạn nhận, các xe Honda tỏa về các địa bàn khó đi bằng phương tiện xe
lớn, các đại lý đã đặt sẵn số lượng…
b. Đối với báo An Giang điện tử:
Mỗi sáng bộ phận này thực hiện nhiệm vụ cập nhật thông tin từ báo in; tin,

ảnh thời sự mới nhất trong tỉnh và cập nhật thơng tin trong nước, ngồi nước trên

mọi lĩnh vực… để phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả.
2.3. Về bố cục của Báo An Giang có thể khái quát như sau:
- Trang 1 (in 4 màu) và 2: Đăng tin, ảnh thời sự trong tỉnh. Trong đó,
trang 1 chọn đăng những tin, ảnh quan trọng nhất, mang tính thời sự nhất.
Chuyên mục “Vấn đề hôm nay” là những bài viết thuộc thể loại xã luận, suy
gẫm về những vấn đề thời sự nóng trong tỉnh, trong nước.
- Trang 3 (in 2 màu đỏ-đen): Trang chuyên đề các vấn đề “Tam nơng”.
Trang này có 1 bài viết về chủ đề trên kèm 1-2 ảnh minh họa, 1 chuyên mục
“Khuyến nông”: Giới thiệu những tiến bộ khoa học ứng dụng vào sản xuất nông
nghiệp, các loại thuốc trừ sâu hiệu quả trên cây lúa, cây màu, cách thức gieo
trồng, chăm sóc nông sản… với sự hợp tác của các chuyên viên của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An
Giang… Đồng thời, cịn có mục “Mua sắm” nhằm cập nhật nhanh thơng tin về
giá cả, tính năng các loại sản phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng…
- Trang 4 (in 2 màu đỏ-đen): Gồm bài phóng sự, bài phản ánh (kèm ảnh)
về các vấn đề kinh tế-xã hội cùng 3-4 tin thời sự nóng đang diễn ra trong nước.


11
- Trang 5 (in 2 màu đỏ-đen): Gồm 1 bài viết theo chuyên mục đã hợp
đồng với các cơ quan chức năng theo từng năm, được sắp xếp theo từng số báo,
(như: Khuyến Cơng, Thuế Nhà nước, Cơng đồn, Hải quan), chuyên mục “Cuộc
sống quanh ta” tập trung phản ánh gương người tốt việc tốt, những hoàn cảnh
thương tâm, những học sinh nghèo hiếu học… để bạn đọc hỗ trợ giúp đỡ.
- Trang 6 và 7 (4 màu): Đây là 2 trang mang tính giải trí (in 4 màu), gồm
các chuyên mục: “Việt Nam đất nước con người”, “Phóng sự ảnh” (số ra ngày
thứ sáu), “truyện ngắn”, “thơ”, giới thiệu “Gương mặt nghệ sĩ, diễn viên”,
chuyên mục “Thanh thiếu niên và học đường”, chun mục “Hơn nhân và gia
đình”, “Góc ảnh dành cho bạn” (chọn các ảnh mang tính nghệ thuật cao), chủ
yếu do các cộng tác viên là nhà văn hóa, nhà văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh trong nước

gởi cộng tác. Bên dưới liền trang có phóng sự nhiều kỳ do các phóng viên thực
hiện.
- Trang 8: Chuyên trang về pháp luật, gồm các bài viết có liên quan đến
pháp luật và công dân, trả lời những thắc mắc của bạn đọc, phản ánh những việc
làm khuất tất, oan sai của chính quyền địa phương đối với dân; tranh biếm họa;
thông tin hoạt động của Ban Công tác Xã hội- Từ thiện Báo An Giang.
- Trang 9: Gồm 3 nội dung sau: 1 bài viết về những vụ việc liên quan đến
lĩnh vực an ninh trật tự; 1 chuyên mục “Sức khoẻ cộng đồng”: Phản ánh về tình
hình bệnh tật và cách phòng ngừa, cảnh báo về các loại bệnh…và chuyên mục
“Thể thao”: Phản ánh các hoạt động thể dục thể thao trong tỉnh, trong nước và
thế giới.
- Trang 10 và 11: Tiếp trang và quảng cáo. Cập nhật giá vàng, giá ngoại
tệ và kết quả xổ số kiến thiết.
- Trang 12 (4 màu): Đăng các tin, ảnh thời sự quốc tế; trong đó có tin
ngắn có tít và tin vắn khơng tít. Và nửa trang quảng cáo.
2.4. Nội dung và kết quả tuyên truyền:
Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và là tiếng nói của nhân dân An Giang,
Báo An Giang thực hiện chức năng là cầu nối giữa Đảng và nhân dân qua việc


12
thường xuyên tuyên truyền những chủ trương, đường lối, những nhiệm vụ trọng
tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra. Bám sát nhiệm vụ chính trị của
Đảng bộ tỉnh, Báo kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn và động viên quần chúng
thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, song
song đó là phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng
nhân dân lao động trong cuộc sống hàng ngày.
Căn cứ vào nghị quyết, chương trình hành động và những định hướng
tuyên truyền của Đảng bộ địa phương, Báo An Giang nhanh chóng xây dựng kế
hoạch, nội dung tuyên truyền cụ thể từng quý, từng tháng và cả trên từng số báo

để khai thác diện rộng lẫn chiều sâu các vấn đề nổi cộm trên các lĩnh vực, trong
đó:
- Về kinh tế – xã hội: Báo An Giang đã tập trung phản ánh các hoạt động
xoay quanh lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất, lưu thông phân phối các sản
phẩm nông nghiệp; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản, hàng tiêu dùng
và xuất khẩu, song song với phát triển dịch vụ – du lịch địa phương. Đây là 3 thế
mạnh trọng yếu của tỉnh được Nghị quyết Đảng bộ xác định đang được quan tâm
khai thác đúng mức. Bằng cách chọn lọc thông tin, đầu tư nâng cao chất lượng
tin, bài qua nhiều thể loại, Báo đã thơng tin phổ biến những chủ trương, chính
sách, những giải pháp trước mắt và lâu dài của Đảng, Nhà nước có tác động lớn
đến yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hố đối với
3 chương trình trọng điểm trên .
Báo An Giang cịn giữ thường xun các chun mục Khuyến nơng,
Khuyến cơng, qua đó đã hướng dẫn người sản xuất áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất một cách có hiệu quả hay giới thiệu các mơ hình kinh
tế liên kết hợp tác sản xuất, trồng trọt kết hợp chăn ni, mơ hình kinh tế vườn,
đồi, rừng, chuyển đổi giống cây trồng và vật ni có chất lượng cao và kỹ thuật
chăm sóc cho năng suất, giá trị cao; chương trình du lịch xanh bảo vệ mơi
trường sinh thái…


13
Đối với chương trình phát triển cơng nghiệp phục vụ cho nông nghiệp,
Báo An Giang luôn chú ý khai thác các đề tài đầu từ công nghiệp chế biến , cơng
nghệ sau thu hoạch; cơ giới hố nơng nghiệp… tun tuyền tốt cho tiến trình
thực hiện cơng nghiệp hố nơng nghiệp và nông thôn tỉnh nhà.
- Về lĩnh vực văn hoá – xã hội: Báo thường xuyên tuyên truyền việc thực
hiện các chương trình trọng điểm như: Nước sạch và vệ sinh mơi trường, về
chương trình y tế, giáo dục, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống AIDS,
phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm; chương trình xố đói giảm nghèo,

chăm lo gia đình chính sách… Đăc biệt, là một tỉnh có trình độ dân trí cịn thấp
trong vùng đồng bằng sơng Cửu Long nên Báo An Giang tích cực tuyên truyền
phong trào khuyến học, hiến đất xây trường, xã hội hố giáo dục và nhất là
chương trình kiên cố hố trường lớp trong tồn tỉnh để thúc đẩy sự nghiệp giáo
dục phát triển.
Song song đó, Báo cịn mở chun mục: “Cuộc sống quanh ta” giới thiệu
gương người tốt việc tốt trên mọi lĩnh vực để cổ động cho phong trào thi đua
yêu nước, toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở từng khu dân cư; phản ánh các
hoạt động xung quanh việc xây dựng nếp sống văn minh-văn hoá mới ở cơ sở;
việc quy hoạch, chỉnh trang đô thị; việc đầu tư nâng cấp cầu, đường giao thông
nông thôn; các chính sách đầu tư nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo mối giao lưu kinh tế – văn hố và
rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nơng thơn. Ngồi ra, nhân các ngày lễ
lớn trong năm, Báo An Giang còn chọn lọc đăng tải nhiều tư liệu, những bài viết
phong phú phản ánh các hoạt động giáo dục truyền thống, phong trào thi đua ở
các địa phương.
- Về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và an ninh quốc phòng: Là
tờ báo của Đảng bộ, Báo An Giang đã tập trung cao cho chủ đề xây dựng Đảng,
chính quyền và cơng tác an ninh – chính trị – trật tự an tồn xã hội. Báo thường
xun có bài viết giới thiệu các điển hình cơ sở Đảng tiêu biểu; công tác vận
động quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương;


14
các tấm gương sáng của đảng viên, đoàn viên tận tuỵ vì dân phục vụ và nhất là
mối đồn kết gắn bó giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời, Báo cũng mạnh dạn
phê phán, góp ý các đơn vị, địa phương chưa làm tốt công tác này.
2.5. Về Báo An Giang điện tử:
Báo An Giang điện tử ra đời từ 19- 5- 2008. Bộ phận này có 4 người.
Nội dung tập trung phổ biến nhanh các chủ trương, chính sách của Đảng,

Nhà nước, cũng như các văn bản, quy phạm pháp luật của tỉnh An Giang. Giới
thiệu tổng thể tiềm năng và cơ hội dầu tư, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Thơng tin tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trên các lĩnh vực nông
nghiệp, cơng nghiệp, thương mại, du lịch, văn hóa, khoa học cơng nghệ, an ninh
quốc phịng… Các sự kiện nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời
sống và xã hội của cả nước, trên thế giới nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giao thơng, tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng thị
trường…
Báo An Giang điện tử gồm các đề mục chính:
+ Tin trong tỉnh
+ Tin trong nước.
+ Tin thế giới
+ Xã hội (bao gồm phóng sự, bài điều tra)
+ Giáo dục
+ Khoa học kỹ thuật
+ Sức khỏe cộng đồng
+ Thể thao
+ Vui lạ đó đây
+ Lao động- việc làm
+ Kinh tế
+ Phóng sự ảnh
Thơng tin cần biết:
+ Bảng giá chứng khoán


15
+ Dự báo thời tiết
+ Đường dây nóng Báo An Giang
+ Giá vàng
+ Tỷ giá ngoại tệ

Thông tin khác:
+ Giới thiệu Báo An Giang
+ Đăng ký nhận tin
+ Thăm dò ý kiến/ bình chọn
+ Liên hệ đặt báo
+ Liên hệ quảng cáo
+ Góp ý/ phản hồi/ gởi bài viết.
2.6. Ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của Báo An
Giang:
a.Ưu điểm:
Nội dung tờ báo luôn đi đúng tơn chỉ mục đích của tờ báo Đảng bộ tỉnh.
Các chun mục trên báo ln gắn chặt chẽ với tình hình thời sự trong tỉnh, gần
gũi với đời thường. Một số bài viết của cộng tác viên có tay nghề và của một số
phóng viên vững nghề nên thỉnh thoảng có những bài hay, gây tiếng vang đối
với bạn đọc, từ đó tăng được số lượng phát hành. Hình thức tờ báo luôn được cải
tiến theo hướng hiện đại, hấp dẫn. Đặc biệt có 4 trang in 4 màu (nhiều tờ báo
Đảng biện nay chưa in màu) nên khá bắt mắt bạn đọc. So với các tờ báo Đảng
khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, Báo An Giang nhìn sáng sủa hơn, mang tính
thẩm mỹ và hiện đại hơn.
b. Nhược điểm:
Về nội dung: Khơng thường xun có những bài viết hay, lay động lòng
người. Nội dung chưa thật phong phú, tính giải trí chưa cao; chưa mạnh dạn đi
sâu, điều tra kỹ, phản ánh quyết liệt và theo đuổi tới cùng các vụ việc tiêu cực.
Bên cạnh đó, do là báo Đảng, phục vụ mục đích chính trị là chủ yếu, nên Báo An


16
Giang không thể đăng tải các bài viết mang yếu tố chống tiêu cực, đặc biệt có
liên quan đến cán bộ nhà nước, hoặc đơn vị sự nghiệp, hành chính nhà nước.
Báo chỉ được thơng tin (tồn bộ hoặc 1 phần) nội dung tiêu cực khi được phép từ

Tỉnh ủy. Điều này đã làm cho Báo An Giang đi vào khn khổ, đơi khi phải hoạt
động “chính trị”.
Cách bố trí trang chưa thật sự hợp lý. Chuyên mục trên mỗi số báo nhiều,
nên làm nội dung tờ báo khô cứng.
Về hình thức: Tuy đã được in màu, nhưng kỹ thuật in chưa đồng đều, có
lúc tờ báo trơng khá đẹp, có lúc hình ảnh mờ nh, giấy ngả vàng. Ma-két chưa
thật sự hấp dẫn, chưa mạnh dạn phá cách, nhất là ở trang 1.
Số lượng trang báo cịn ít, chưa “đủ đất” để chuyển tải hết lượng thông tin
phong phú đến bạn đọc.

Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BÁO AN GIANG GIAI ĐOẠN
2013-2020
1. Đặc điểm tình hình, sự cần thiết phải thay đổi:
Đầu tháng 4-2010, báo An Giang đã tăng kỳ phát hành từ 4 lên 5 kỳ/
tuần (xuất bản liên tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần), số lượng phát hành vẫn
giữ vững ở mức 10.000 tờ/kỳ đến 100% Chi, Đảng bộ cơ sở và các nông dân
giỏi, các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh. Tuy nhiên, nếu
so với các tờ báo của Trung ương, của ngành và của TP. Hồ Chí Minh, như:
Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Pháp Luật, Công An Nhân Dân…thì cịn
thấp hơn rất nhiều. Với góc độ báo Đảng địa phương, tuy Báo An Giang có
số lượng phát hành cao nhất so với các tờ báo Đảng ở ĐBSCL cũng như cả
nước (trừ 2 tờ báo Đảng SGGP, Hà Nội Mới), nhưng nếu so với một tỉnh có
trên 2,5 triệu dân, trong đó có trên 44.400 đảng viên thì con số này cịn q
khiêm tốn… Số lượng phát hành chưa cao, quảng cáo lại khơng nhiều nên
chưa có thể tự hạch tốn kinh phí hoạt động qua việc bán báo và các nguồn


17
thu từ quảng cáo. Đó là chưa nói đến một thực trạng là chảy máu chất xám do

thu nhập vẫn cịn kém xa các tờ báo có số lượng phát hành cao, quảng cáo
nhiều… Một số phóng viên vững nghề và giỏi nghề khi có điều kiện (hay khi
thấy khơng thể phát triển làm lãnh đạo, do lý lịch gia đình, do bị kỷ luật…) là
sẵn sàng xin rời báo Đảng để “đầu quân” cho các báo có thu nhập cao hơn, để
có cuộc sống khá hơn. Ở Báo An Giang, theo thống kê trong 5 năm gần đây
đã có phóng viên giỏi nghề xin đều chuyển cơng tác về các báo, như: Thanh
Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động…
Do vậy, những người đang công tác tại Báo An Giang luôn trăn trở vấn
đề: Đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức để báo An
Giang là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi cán bộ, đảng viên và mọi
tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao số lượng phát hành, thu hút nhiều quảng
cáo nhằm tiến tới tự hạch tốn kinh phí hoạt động qua việc bán báo và các
nguồn thu từ quảng cáo.
2. Chỉ tiêu phát triển Báo An Giang giai đoạn 2011- 2015:
- Số lượng phát hành: Từ 15.000 đến 20.000 tờ/ kỳ (0, 8 đến 1,2% dân
số)
- Tăng số trang in từ 12 trang lên 16 trang.
- Mỗi kỳ phát hành có từ 6 đến 10 phụ trang quảng cáo, thông tin rao
mua, rao bán và những vấn đề gần gũi, thiết thực nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
- Doanh thu từ phát hành: 15 tỷ đồng.
- Doanh thu từ quảng cáo: 10 tỷ đồng
+ Báo in: 8,5 tỷ đồng
+ Báo điện tử: 1,5 tỷ đồng
3. Giải pháp thực hiện
3.1.Tổ chức bộ máy tòa soạn:
Thực hiện theo Quy định số 338- QĐ/TW của Ban Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cơ quan báo của Đảng bộ


18

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Báo An Giang sắp xếp lại tổ chức bộ
máy tòa soạn như sau:
* Ban Biên tập:
- Tổng Biên tập.
- 1 đến 2 Phó Tổng biên tập.
* Cơ cấu tổ chức gồm:
- Phòng Hành chính- Trị sự
- Phịng Thư ký tịa soạn
- Phịng Xây dựng Đảng- Nội chính
- Phịng Kinh tế
- Phịng Văn hóa- Xã hội
- Phòng Bạn đọc- Tư liệu
- Phòng Báo điện tử.
- Ban Công tác Xã hội- Từ thiện
- Biên chế: 50 CB, PV, CNV
Các phịng trên được phân cơng những nhiệm vụ như sau:
- Phịng Hành chính- Trị sự làm nhiệm vụ chăm lo các hoạt động hậu
cần – tài vụ của báo như: Phát lương, chi trả nhuận bút, lái xe, tạp vụ, bảo vệ…
Đặc biệt, làm nhiệm vụ củng cố và mở rộng mạng lưới phát hành báo An Giang,
nhất là ở các sạp báo tư nhân; thu tiền phát hành và phát hành một số tờ báo của
Trung ương và TP. Hồ chí Minh cho độc giả dài hạn.
- Phòng Thư ký - Xuất bản làm nhiệm vụ biên tập hồn chỉnh các tin,
bài của phóng viên, cộng tác viên, nạp liệu vi tính, tổ chức trang và ma-két các
trang báo. Đồng thời, chủ động đề xuất Ban Biên tập và phối hợp các phòng
chức năng liên quan thực hiện những tin, bài thời sự nhất theo từng số báo… để
làm sao mỗi số báo đều có “Bài đinh”.


19
- Phịng Xây dựng Đảng- Nội chính làm nhiệm vụ theo dõi, viết tin, bài,

ảnh về các vấn đề chính trị, pháp luật. Đồng thời viết tin, bài phòng chống tham
nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, phát hiện và phê phán những tồn tại cần khắc
phục trong xã hội.
- Phòng Kinh tế làm nhiệm vụ viết tin, bài, ảnh về các hoạt động kinh tế,
thị trường, nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong đời sống.
- Phịng Văn hóa- Xã hội làm nhiệm vụ viết tin, bài, ảnh về các hoạt
động văn hóa thể thao, các vấn đề về cuộc sống thường nhật.
- Phòng Bạn đọc- Tư liệu làm nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh, trả lời, viết
bài phản ánh những thắc mắc, khiếu nại của bạn đọc, vấn đề bạn đọc quan tâm
(qua đơn, thư khiếu nại hoặc bạn đọc trực tiếp đến Tịa soạn). Đồng thời làm
cơng tác cập nhật, lưu trữ tư liệu…
- Phòng Báo điện tử làm nhiệm vụ cập nhật thông tin thời sự trên tất cả
các lĩnh vực. Đồng thời, khai thác hiệu quả Media, tiến tới thực hiện các Video
clip thời sự, giải trí; quay phim, làm hậu kỳ; khai thác quảng cáo và thiết kế Web
cho các cơ quan, ban ngành, huyện, thị có nhu cầu và quản trị mạng để tạo
nguồn thu…
- Ban Công tác Xã hội- Từ thiện gồm 1 Trưởng ban (Tổng Biên tập), 1
Phó ban thường trực (chuyên trách) và 7 thành viên (kiêm nhiệm) làm nhiệm vụ
hỗ trợ, giúp đỡ các trường hợp khó khăn, ốm đau, bệnh tật, học sinh nghèo, học
giỏi khơng có điều kiện đến trường, có nguy cơ bỏ học… Thơng qua các hoạt
động này nhằm nâng cao thêm uy tín, thương hiệu Báo An Giang.
3.2. Đổi mới nội dung, hình thức Báo An Giang:
- Trang 1 (in 4 màu): Chọn đăng những tin tức, sự kiện nóng, mang tính
thời sự nhất, quan trọng nhất. Cụ thể, trang này có 1 bài “đinh” kèm ảnh lớn, nhỏ
gây ấn tượng, thu hút độc giả + đăng tin, ảnh thời sự trong tỉnh, trong nước, chủ
yếu giới thiệu tít, mào đầu rồi tiếp trang. Đặc biệt, giới thiệu những bài viết hay
của những trang trong và giới thiệu những bài hay của những số báo tới. Đồng


20

thời, duy trì Chun mục “ Vấn đề hơm nay” là những bài viết thuộc thể loại xã
luận, suy gẫm về những vấn đề thời sự nóng trong tỉnh, trong nước.
- Trang 2: Đây là trang tin tức, sự kiện: Đăng tin, ảnh thời sự trong tỉnh
(gồm tin ngắn và tin vắn).
- Trang 3 (in 2 màu đỏ- đen): Đây là trang chuyên đề về nông nghiệp,
gồm 1 bài viết về tình hình sản xuất nơng nghiệp, những sáng kiến, những mơ
hình, cách làm hay… kèm 1-2 ảnh minh họa; 1 chuyên mục “Khuyến nông”:
Giới thiệu những tiến bộ khoa học ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, các loại
thuốc trừ sâu hiệu quả trên cây lúa, cây màu, cách thức gieo trồng, chăm sóc
nơng sản… Đồng thời, đăng tin, ảnh về các hoạt động nông nghiệp + giá nông
sản (nếu có).
- Trang 4 + 5 (in 2 màu đỏ- đen): Gồm phóng sự, bài phản ánh (kèm
ảnh) về các vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm cùng tin, ảnh thời sự nóng
đang diễn ra trong tỉnh, trong nước. Ngồi ra, số thứ sáu hàng tuần có thêm
chun mục “Xây dựng nông thôn mới” theo chủ trương của Tỉnh ủy…
- Trang 6 (in 2 màu đỏ- đen): Trang chuyên đề về kinh tế gồm 1 bài viết
(kèm ảnh) + tin, ảnh cùng chủ đề + thông tin giá vàng, ngoại tệ, xổ số kiến
thiết…
- Trang 7: Trang chuyên đề Khoa học và cuộc sống gồm những phát
minh, sáng kiến; sức khỏe…
- Trang 8- 9 (in 4 màu): Trang chun đề về giải trí gồm: Văn hóa văn
nghệ các chuyên mục: “Việt Nam đất nước con người”, “Phóng sự ảnh” (số ra
ngày thứ sáu), “truyện ngắn”, “thơ”, giới thiệu “Gương mặt nghệ sĩ, diễn viên”
trong và ngoài nước, “ Hơn nhân gia đình”…
- Trang 10: Gồm 1 bài viết theo chuyên mục đã hợp đồng với các cơ
quan chức năng theo từng năm, được sắp xếp theo từng số báo, như: Khuyến
cơng, Thuế Nhà nước, Cơng đồn, Hải quan; chuyên mục “Cuộc sống quanh ta”
tập trung phản ánh gương người tốt việc tốt, những hoàn cảnh thương tâm,
những học sinh nghèo hiếu học… để bạn đọc hỗ trợ giúp đỡ.




×